You are on page 1of 13

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA CHỌN HSG KHỐI 12 NĂM HỌC 2021-2022

TRƯỜNG THCS & THPT NGHI SƠN Tên môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút;
Mã đề thi: 132 (50 câu trắc nghiệm)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)


Cho biết nguyên tử khối các nguyên tố: H=1; Li=7; C=12; N=40; O=16; Na=23; Mg=24;
Al=27; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80;
Rb=85,5; Ag=108; Ba=137.

Câu 1: Cho hỗn hợp gồm Al và Fe vào dung dịch chứa FeCl3 và CuCl2, sau khi kết thúc phản ứng thu
được dung dịch X và chất rắn Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung
dịch HNO3 dư, thấy thoát ra khí không màu hóa nâu ngoài không khí. Cho Y vào dung dịch HCl dư, thì Y
chỉ tan một phần. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Chất rắn Y gồm các kim loại Fe, Cu.
B. Cho dung dịch NaOH dư vào X (không có oxi), thu được một kết tủa duy nhất.
C. Dung dịch X chứa tối đa ba muối.
D. Kết tủa Z gồm Ag và AgCl.
Câu 2: Dung dịch X có 0,1 mol K+; 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Na+; 0,2 mol Cl- và a mol Y-. Cô cạn dung
dịch X thu được m gam muối khan. Ion Y- và giá trị của m là
- -
A. OH- và 30,3. B. NO3 và 42,9. C. NO3 và 23,1. D. OH- và 20,3.
Câu 3: Axit malic là hợp chất hữu cơ tạp chức, có mạch cacbon không phân nhánh, là nguyên nhân chính
gây nên vị chua của quả táo. Biết rằng 1 mol axit malic phản ứng được với tối đa 2 mol NaHCO3. Công
thức của axit malic là
A. HOOC-CH(OH)-CH2-COOH. B. HOOC-CH(CH3)-CH2-COOH.
C. CH3OOC-CH(OH)-COOH. D. HOOC-CH(OH)-CH(OH)-CHO.
Câu 4: X, Y, Z là 3 este đều no, mạch hở và không phân nhánh. Đốt cháy 0,115 mol hỗn hợp E chứa X,
Y, Z thu được 10,304 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác đun nóng 22,34 gam E cần dùng 300 ml dung dịch
NaOH 1M, thu được hỗn hợp muối và hỗn hợp F chứa các ancol. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư
thấy khối lượng bình tăng 13,7 gam. Lấy hỗn hợp muối nung với vôi tôi xút thu được một khí duy nhất có
khối lượng m gam. Giá trị của m là
A. 0,81. B. 0,44. C. 0,54. D. 1,08.
Câu 5: Hỗn hợp X gồm metan, etilen, propin, vinylaxetilen và hiđro. Dẫn X qua Ni nung nóng, sau phản
ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với khí nitơ đioxit là 1. Biết 5,6 lít hỗn hợp Y (đktc) làm
mất màu vừa đủ 72 gam brom trong dung dịch. Hỏi 5,6 lít hỗn hợp X (đktc) làm mất màu vừa đủ bao
nhiêu gam brom trong dung dịch?
A. 56 gam. B. 48 gam. C. 60 gam. D. 96 gam.
Câu 6: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 loãng.
(2) Cho hơi ancol etylic đi qua bột CuO nung nóng.
(3) Nhỏ vài giọt dung dịch Br2 vào dung dịch anilin.
(4) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng.
(5) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(6) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
(7) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
(8) Cho hơi nước đi qua than nung đỏ.
Trang 1/13 - Mã đề thi 132
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa-khử là:
A. 8. B. 7. C. 6. D. 5.
Câu 7: Cho ba hiđrocacbon mạch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ < 62) có cùng số nguyên tử cacbon trong
phân tử, đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. X, Y và Z đều có mạch cacbon không phân nhánh.
B. Chất Y có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử hiđro.
C. 1 mol X phản ứng tối đa với 4 mol H2 (Ni, t°).
D. Chất Z có tên gọi là vinyl axetilen.
Câu 8: Cho 15 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư, đến phản ứng hoàn toàn thu
được dung dịch X và 4,48 lít khí duy nhất NO (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được 109,8 gam muối
khan. % số mol của Al trong hỗn hợp ban đầu là
A. 6,67%. B. 64%. C. 36%. D. 33,33%.
Câu 9: Khi cho Cu vào ống nghiệm đựng dung dịch HNO3 loãng có hiện tượng gì xảy ra?
A. Xuất hiện dung dịch màu xanh, có khí không màu bay ra và hóa nâu trong không khí.
B. Dung dịch không màu, khí màu nâu xuất hiện trên miệng ống nghiệm.
C. Xuất hiện dung dịch màu xanh, có khí màu nâu bay ra.
D. Xuất hiện dung dịch màu xanh.
Câu 10: Hòa tan 30,376 gam hỗn hợp X gồm FeCl2; Mg; Al; Fe(NO3)2 trong 680 ml dung dịch HCl
1,6M, sau phản ứng thu được 2,1504 lít khí NO (đktc) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch
AgNO3 dư, sau phản ứng thấy có 1,256 mol AgNO3 phản ứng; thu được 0,3584 lít khí NO (đktc), dung
dịch Z và có 178,816 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Mg trong X có giá trị gần nhất với:
A. 14,2%. B. 15,2%. C. 10,7%. D. 17,8%.
Câu 11: Dùng nước rửa tay khô là một trong những cách để phòng chống Covid-19. Thành phần hóa học
của nước rửa tay khô thường bao gồm chất E, nước tinh khiết, chất giữ ẩm, chất tạo hương, chất diệt
khuẩn. Chất E được dùng thay xăng làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong. Ở nước ta đã tiến hành pha E
vào xăng truyền thống với tỉ lệ 5% để được xăng E5. Chất E là
A. glucozơ. B. metanol. C. etanol. D. axit axetic.
Câu 12: Hòa tan 46g hỗn hợp gồm Ba và 2 kim loại kiềm A, B thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước thu được
dd D và 11,2 lít khí (đktc). Nếu thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dd D thì sau phản ứng vẫn còn dư ion Ba2+.
Nếu thêm 0,21 mol Na2SO4 vào dd D thì sau phản ứng còn dư Na2SO4. Vậy 2 kim loại kiềm là?
A. Li và Na. B. Na và K. C. K và Rb. D. Rb và Cs.
Câu 13: Ba dung dịch A, B, C thỏa mãn:
– A tác dụng với B thu được kết tủa X, cho X vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy thoát ra khí
không màu hóa nâu ngoài không khí, đồng thời thu được kết tủa Y.
– B tác dụng với C thấy khí thoát ra, đồng thời thu được kết tủa.
– A tác dụng C thu được kết tủa Z, cho Z vào dung dịch HCl dư, thấy khí không màu thoát ra.
A, B, C lần lượt là các dung dịch:
A. FeCl2, AgNO3, Ba(OH)2. B. NaHSO4, Ba(HCO3)2, Fe(NO3)3.
C. FeSO4, Ba(OH)2, (NH4)2CO3. D. CuSO4, Ba(OH)2, Na2CO3.
Câu 14: Cho các phát biểu sau:
(1) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH, thu được natri axetat và anđehit axetic.
(2) Tất cả các peptit đều bị thủy phân
(3) Ở điều kiện thường, anilin là chất khí.
(4) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.
(5) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.
(6) Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure.
(7) Liên kết peptit là liên kết –CO–NH– giữa hai đơn vị -aminoaxit.
(8) Các dung dịch glyxin, alanin và lysin đều không làm đổi màu quỳ tím.
Số phát biểu ĐÚNG là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 6.
Trang 2/13 - Mã đề thi 132
Câu 15: Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau vào nước, thu được dung dịch Z. Tiến
hành các thí nghiệm:
– Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào Vml dung dịch Z thu được n1 mol kết tủa.
– Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NH3 dư vào Vml dung dịch Z, thu được n2 mol kết tủa.
– Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào Vml dung dịch Z thu được n3 mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 < n2 < n3. Hai chất X, Y lần lượt là
A. Al(NO3)3, Fe(NO3)2. B. NaCl, FeCl2.
C. FeCl2, FeCl3. D. FeCl2, Al(NO3)3.
Câu 16: M là hỗn hợp 3 ancol đơn chức X, Y và Z có số nguyên tử cacbon liên tiếp nhau, đều mạch hở
(MX < MY < MZ); X, Y no, Z không no (có 1 liên kết C=C). Chia M thành 3 phần bằng nhau:
- Đốt cháy hoàn toàn phần I được 45,024 lít CO2 (đktc) và 46,44 gam H2O.
- Phần II làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 16 gam Br2.
- Đun nóng phần III với H 2SO4 đặc ở 140oC thu được 18,752 gam hỗn hợp 6 ete (T). Đốt
cháy hoàn toàn T thu được 1,106 mol CO2 và 1,252 mol H2O.
Hiệu suất tạo ete của X, Y và Z lần lượt là:
A. 50%; 40%; 35%. B. 50%; 60%; 40%.
C. 60%; 40%; 35%. D. 60%; 50%; 35%.
Câu 17: Trong các kim loại sau đây, kim loại có tính khử mạnh nhất là:
A. Fe.
B. Cu.
C. Ag.
D. Mg.
Câu 18: Cho các phát biểu sau:
(a) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
(b) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen.
(c) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một.
(d) Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2.
(e) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.
(f) Trong công nghiệp, phương pháp hiện đại nhất để điều chế CH 3CHO là oxi hóa C2H4 có
mặt chất xúc tác.
Số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
o
Câu 19: Trong một bình kín chứa 10 lít N2 và 10 lít H2 ở nhiệt độ 0 C và 10 atm. Sau phản ứng tổng hợp
NH3, lại đưa bình về 0oC. Nếu áp suất trong bình sau phản ứng là 9 atm thì phần trăm các khí tham gia
phản ứng là
A. N2: 20%; H2: 40%. B. N2: 10%; H2: 30%.
C. N2: 20%; H2: 20%. D. N2: 30%; H2: 20%.
Câu 20: Có 4 mẩu kim loại: Ba, Mg, Fe, Ag nếu chỉ dùng dd H2SO4 loãng thì nhận biết những kim loại
nào:
A. Ba, Fe. B. Ag, Ba. C. Ag, Mg, Ba. D. 4 kim loại.
Câu 21: Cho m gam dung dịch saccarozơ (chưa rõ nồng độ) hòa tan vừa hết 9,8 gam Cu(OH)2. Đem thủy
phân hoàn toàn saccarozơ trong m gam dung dịch đó (xúc tác axit), sau đó cho sản phẩm thủy phân tác
dụng với AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thì thu được bao nhiêu gam Ag?
A. 86,4 gam. B. 43,2 gam. C. 64,8 gam. D. 21,6 gam.
Câu 22: Cho một lượng dư Mg vào 500 ml dung dịch gồm H2SO4 1M và NaNO3 0,4M. Sau khi kết thúc
các phản ứng thu được Mg dư, dung dịch Y chứa m gam muối và thấy chỉ bay ra 2,24 lít khí NO (đkc).
Giá trị của m là:

Trang 3/13 - Mã đề thi 132


A. 64,84. B. 71,28. C. 61,32. D. 65,52.
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 2,54 gam este A (không chứa nhóm chức khác) mạch hở, được tạo ra từ một
axit cacboxylic đơn chức và ancol no, thu được 2,688 lít khí CO2 (đktc) và 1,26 gam nước. Cho 0,1 mol A
tác dụng vừa đủ với 200ml NaOH 1,5M tạo ra m gam muối và ancol. Giá trị của m là
A. 30,0. B. 28,8. C. 28,2. D. 32,2.
Câu 24: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đun nóng dung dịch Ca(HCO3)2.
(b) Nhiệt phân NaNO3 ở nhiệt độ cao.
(c) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
(d) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3.
(e) Cho dung dịch NaAlO2 vào dung dịch NH4Cl.
(g) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch Na2S.
Số thí nghiệm có thể tạo thành chất khí sau phản ứng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 25: Cho m gam hỗn hợp X gồm Na và K (tỉ lệ mol 1: 1) vào 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm
Al2(SO4)3 0,5M và H2SO4 1M sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y
tác dụng với 1,5 lít dung dịch HCl 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 23,4 gam kết tủa. Giá
trị nhỏ nhất của m là
A. 130,2 gam. B. 74,4 gam. C. 27,9 gam. D. 105,4 gam.
Câu 26: Cho 3,94 gam hỗn hợp X gồm C, P, S vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư. Sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp hai khí trong đó có 0,90 mol khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) và
dung dịch Y. Đem dung dịch Y tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 4,66 gam một chất kết tủa. Mặt
khác, khi đốt cháy hoàn toàn 3,94 gam hỗn hợp X trong oxi dư, lấy toàn bộ khí tạo thành hấp thụ hết vào
dung dịch chứa 0,1 mol KOH và 0,15 mol NaOH thu được dung dịch chứa m gam chất tan. Giá trị của m

A. 16,18. B. 20,68. C. 16,15. D. 15,64.
Câu 27: Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ C2H5OH (H2SO4 đặc, 170ºC) thường lẫn các oxit như
SO2, CO2. Dung dịch dùng để làm sạch etilen là
A. dung dịch Na2CO3 dư. B. dung dịch Ca(OH)2 dư.
C. dung dịch KMnO4 loãng dư. D. dung dịch brom dư.
Câu 28: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Nhỏ dung dịch Na2CO3 tới dư vào dung dịch Al(NO3)3.
(2) Cho dung dịch FeCl2 tác dụng với dung dịch H2S.
(3) Cho KOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(4) Cho Na2S2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng ở nhiệt độ thường.
(5) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch CaCl2 sau đó đun nóng.
(6) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch HF.
Số thí nghiệm thu được kết tủa là:
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Câu 29: Hai hiđrocacbon X và Y đều có công thức phân tử C6H6, X có mạch cacbon không nhánh. X làm
mất màu dung dịch nước brom và dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường. Y không tác dụng với 2 dung
dịch trên ở điều kiện thường nhưng tác dụng được với H2 dư tạo ra Z có công thức phân tử C6H12. X tác
dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư tạo ra C6H4Ag2. X và Y là:
A. Hex-1,4-điin và benzen. B. Hex-1,4-điin và toluen.
C. Hex-1,5-điin và benzen. D. Benzen và Hex-1,5-điin.

Trang 4/13 - Mã đề thi 132


Câu 30: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl và với dung dịch NaOH là
A. NaHCO3, MgO, Ca(HCO3)2
B. NaHCO3, ZnO, Mg(OH)2.
C. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Al2O3
D. NaHCO3, MgO, Ca(HCO3)2.
Câu 31: Cho các chất: Ba; K2O; Ba(OH)2; NaHCO3; BaCO3; Ba(HCO3)2; BaCl2. Số chất tác dụng được
với dung dịch NaHSO4 vừa tạo ra chất khí và chất kết tủa là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 32: Cho các phát biểu sau:
(1) C4H11N có 4 đồng phân amin bậc I, còn C4H8 có 6 đồng phân.
(2) Để chứng minh cấu tạo glucozơ ở dạng mạch hở, ta có thể thực hiện phản ứng lên men rượu
cho glucozơ tạo thành C2H5OH.
(3) Hợp chất A có công thức C8H8O2, khi tác dụng với dung dịch KOH được hai muối. Số đồng
phân cấu tạo phù hợp với giả thiết trên là 3.
(4) Trong 4 axit: CH3COOH; CH3-CH2-COOH; Cl-CH2-COOH; C6H5OH thì axit mạnh nhất là
CH3-CH2-COOH.
(5) Cao su Buna-S được điều chế bằng phản ứng đồng trùng ngưng của stiren và butađien.
(6) 1 mol anđehit B mạch hở phản ứng tối đa với 2 mol H2 (t°, Ni) được chất E; cho E tác dụng
với K dư thấy số mol H2 sinh ra bằng số mol E phản ứng. Vậy B là anđehit no hai chức.
(7) Trong 5 chất: axeton, axit etanoic, etanol, metyl fomat chất có nhiệt độ sôi cao nhất là metyl
fomat.
(8) Isopren tác dụng với HBr cho tối đa 4 sản phẩm cộng là những đồng phân cấu tạo khác
nhau.
Số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn a mol một este no, đơn chức mạch hở X, cần b mol O2, tạo ra c mol hỗn hợp
CO2 và H2O. Biết c = 2(b – a). Số đồng phân este của X là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 34: Nguyên nhân gây nên tính bazơ của amin là:
A. Do amin tan nhiều trong H2O.
B. Do phân tử amin bị phân cực mạnh.
C. Do nguyên tử N có độ âm điện lớn nên cặp electron chung của nguyên tử N và H bị hút về phía N.
D. Do nguyên tử N còn cặp eletron tự do nên phân tử amin có thể nhận proton.
Câu 35: Hiện tượng “ma trơi” ở các đầm lầy, nghĩa địa được giải thích như thế nào?
A. Xác chết thối rữa giải phóng P trắng. P trắng bị oxi bởi oxi không khí, giải phóng năng lượng dưới
dạng ánh sáng.
B. Xác chết thối rữa giải phóng H3PO4. Axit này tự bốc cháy ngoài không khí.
C. Xác chết thối rữa giải phóng NH3. Chất này tự bốc cháy ngoài không khí.
D. Xác chết thối rữa giải phóng photphin PH3 và một lượng nhỏ điphotphin P2H4. P2H4 dễ cháy kéo theo
PH3 cháy.
Câu 36: Trong các phát biểu sau:
(1) Xenlulozơ tan được trong nước.
(2) Xenlulozơ tan trong benzen và ete.
(3) Xenlulozơ tan trong dung dịch axit sunfuric nóng.
(4) Xenlulozơ là nguyên liệu để điều chế thuốc nổ.
(5) Xenlulozơ là nguyên liệu để điều chế tơ axetat, tơ visco.
Trang 5/13 - Mã đề thi 132
(6) Xenlulozơ trinitrat dùng để sản xuất tơ sợi.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 37: Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ
bên.
Cho các nhận xét sau:
(a) CuO từ màu đen chuyển sang
màu đỏ.
(b) Nên đun nóng ống đựng CuO
trước khi dẫn C2H5OH qua.
(c) Kết tủa thu được trong cốc có
màu vàng.
(d) Thí nghiệm trên dùng để điều chế và thử tính chất của axetilen.
(e) Khi tháo dụng cụ, nên tháo ống dẫn ra khỏi dung dịch AgNO3/NH3 rồi mới tắt đèn cồn.
(g) Các phản ứng chính xảy ra trong thí nghiệm trên đều là phản ứng oxi hóa – khử.
Số nhận xét đúng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 38: Phát biểu nào sai?
A. Nilon-6 thuộc loại poliamit.
B. Tơ capron, tơ enang, tơ visco và nilon 6-6 là tơ tổng hợp.
C. Tơ tằm, bông, tinh bột là polime thiên nhiên.
D. Chất dẻo là những vật liệu bi biến dạng dưới tác dụng của nhiệt độ, áp suất và giữ nguyên sự biến
dạng ấy khi thôi tác dụng.
Câu 39: Có 5 dung dịch A, B, C, D, E, mỗi dung dịch chứa một trong các chất: glucozơ; saccarozơ;
anilin; axit glutamic; peptit Ala-Gly-Val. Để xác định chất tan trong các dung dịch, tiến hành các bước thí
nghiệm theo bảng sau:
Thuốc thử A B C D E
Bước 1 quỳ tím hóa đỏ
Bước 2 dd Br2/H2O mất màu kết tủa trắng
Bước 3 Cu(OH)2/OH– dd xanh lam dd màu tím
Các chất A, B, C, D, E lần lượt là
A. glucozơ, axit glutamic, anilin, saccarozơ, peptit.
B. glucozơ, axit glutamic, anilin, peptit, saccarozơ.
C. glucozơ, peptit, anilin, saccarozơ, axit glutamic.
D. anilin, saccarozơ, peptit, axit glutamic, glucozơ.
Câu 40: Hòa tan phenol và anilin trong ankylbenzen được dung dịch X. Sục khí hiđro clorua vào 100 ml
dung dịch X thì thu được 1,295 gam kết tủa. Nhỏ từ từ nước brom vào 100 ml dung dịch X và lắc kĩ cho
đến khi ngừng tạo kết tủa trắng thì hết 300 gam nước brom 3,2%. Nồng độ mol của anilin và phenol trong
dung dịch X lần lượt là
A. 0,1 M và 0,1 M. B. 0,2 M và 0,1 M.
C. 0,1 M và 0,3 M. D. 0,2 M và 0,3 M.
Câu 41: Dẫn 26,88 lít (đktc) hỗn hợp X gồm hơi nước và khí cacbonic qua than nung đỏ thu được a mol
hỗn hợp khí Y gồm CO, H2, CO2; trong đó có V1 lít (đktc) CO2. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 vào dung dịch
có chứa 0,06b mol Ca(OH)2, khối lượng kết tủa tạo ra phụ thuộc vào thể tích khí CO 2 được ghi ở bảng
sau:
Thể tích khí CO2 ở
đktc (lít) V V + 8,96 V1
Trang 6/13 - Mã đề thi 132
Khối lượng kết tủa
(gam) 5b 3b 2b
Giá trị của a có thể là
A. 1,28. B. 1,40. C. 1,36. D. 1,48.
Câu 42: Hỗn hợp E chứa 3 peptit X, Y, Z (MX < MY < MZ) đều mạch hở có tổng số nguyên tử oxi là 14
và số mol của X chiếm 50% số mol của hỗn hợp E. Đốt cháy x gam hỗn hợp E cần dùng 51,408 lít khí O2
ở đktc, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch KOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng 121,86 gam; đồng thời
có một khí duy nhất thoát ra. Mặt khác đun nóng x gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung
dịch chỉ chứa 0,72 mol muối của A và 0,18 mol muối của B (A, B là hai α-aminoaxit no, trong phân tử
chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Phần trăm khối lượng của Y có trong hỗn hợp E là:
A. 20,5%. B. 24,6%. C. 13,7%. D. 43,07%.
Câu 43: Kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất trong tất cả các kim loại vì:
(1)Trong cùng 1 chu kỳ, kim loại kiềm có bán kính lớn nhất.
(2)Kim loại kiềm có Z nhỏ nhất so với các nguyên tố thuô ̣c cùng chu kỳ.
(3)Chỉ cần mất 1 điê ̣n tử là kim loại kiềm đạt đến cấu hình khí trơ.
(4)Kim loại kiềm là kim loại nhẹ nhất.
Chọn phát biểu đúng.
A. Chỉ có 1, 2, 3. B. Chỉ có 3, 4. C. Chỉ có 3. D. Chỉ có 1, 2.
Câu 44: Tiến hành thí nghiệm sau:
Bước 1: Rót vào ống nghiệm 1 và 2, mỗi ống khoảng 3 ml dung dịch H2SO4 loãng cùng nồng
độ và cho vào mỗi ống một mẩu kẽm như nhau. Quan sát bọt khí thoát ra.
Bước 2: Nhỏ thêm 2 – 3 giọt dung dịch CuSO4 vào ống 2. So sánh tốc độ bọt khí thoát ra ở 2
ống.
Cho các phát biểu sau:
(a) Bọt khí thoát ra ở ống 2 nhanh hơn so với ống 1.
(b) Ống 1 chỉ xảy ra ăn mòn hoá học còn ống 2 chỉ xảy ra ăn mòn điện hoá.
(c) Bọt khí thoát ra ở 2 ống tốc độ là như nhau.
(d) Ở cả hai ống nghiệm, Zn đều bị oxi hoá thành Zn2+.
(e) Ở bước 1, nếu thay kim loại kẽm bằng kim loại sắt thì hiện tượng vẫn xảy ra tương tự.
(g) Ở bước 2, nếu thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch MgSO4 thì hiện tượng vẫn xảy ra
tương tự.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 45: Chất X có công thức C6H10O5 .Khi cho X tác dụng với NaHCO 3 hoặc với Na thì số mol khí sinh
ra luôn bằng số mol X đã phản ứng. Thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:
(1) X + 2NaOH → 2Y + H2O
(2) Y + HCl → Z + NaCl
(3) Z → T + H2O
Tên gọi của T là
A. Axit metacrylic. B. Axit acrylic.
C. Axit axetic. D. Axit propionic.
Câu 46: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH 3NH2, NH3, C6H5OH (phenol),
C6H5NH2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng bên.
Chất X Y Z T

Nhiệt độ sôi (oC) 182 184 -6,7 -33,4

pH (dung dịch nồng độ 0,001M) 6,48 7,82 10,81 10,12

Trang 7/13 - Mã đề thi 132


Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Z, T làm xanh quỳ tím ẩm.
B. X, Y tạo kết tủa trắng với nước brom.
C. Phân biệt dung dịch X với dung dịch Y bằng quỳ tím.
D. X có tính axit; Y, Z, T có tính bazơ.
Câu 47: Hỗn hợp E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no có một
liên kết đôi C=C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn m gam E thu được 18,92 gam khí CO2 và 5,76 gam
nước. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 46,6 gam E bằng 200 gam dung dịch NaOH 12% rồi cô cạn dung
dịch thu được phần hơi Z có chứa chất hữu cơ T. Dẫn toàn bộ Z vào bình đựng Na, sau phản ứng khối
lượng bình tăng 188 gam đồng thời thoát ra 15,68 lít khí H2 (đktc). Biết tỉ khối của T so với O2 là 1. Phần
trăm số mol của Y trong hỗn hợp E là
A. 46,35%. B. 37,5%. C. 53,65%. D. 62,5%.
Câu 48: Hỗn hợp X gồm ancol propylic, ancol metylic, etylen glicol và sobitol. Khi cho m gam X tác
dụng với Na dư thì thu được 5,6 lít H2 (đktc). Nếu đốt cháy m gam X cần vừa đủ 25,76 lít khí O2(ở đktc),
sau phản ứng thu được 21,6 gam H2O. Phần trăm khối lượng của ancol propylic trong hỗn hợp X có giá
trị gần nhất với:
A. 71%. B. 62%. C. 32%. D. 46%.
Câu 49: Hỗn hợp X chứa 2 hiđrocacbon là đồng đẳng liên tiếp có phân tử khối trung bình là 31,6. Cho
6,32 gam X lội qua 200 gam dung dịch (gồm nước và chất xúc tác thích hợp), thu được dung dịch Y và
thấy thoát ra V lít hỗn hợp khí khô Z (đktc), tỉ khối của hỗn hợp Z so với H2 là 16,5. Biết rằng các phản
ứng chỉ tạo ra sản phẩm chính và dung dịch Y chứa anđehit có nồng độ 1,3046%. Giá trị của V là:
A. 2,24 lít. B. 3,316 lít. C. 2,688 lít. D. 3,36 lít.
Câu 50: Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong
điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành 2 phần. Phần 1: Cho tác dụng với dung
dịch NaOH dư thu được 1,68 lít H2 (đktc) và còn lại 5,04 gam chất rắn không tan. Phần 2: Cho tác dụng
với dung dịch HNO3 0,8 M loãng dư thấy thể tích dung dịch HNO3 đã phản ứng là 2,25 lít, sau phản ứng
thu được 2,52 lít NO (đktc) và dung dịch chứa 122,7 gam muối. Giá trị của m là:
A. 41,88. B. 36,645. C. 34,0275. D. 26,175.
----------- HẾT ----------

ĐÁP ÁN CHI TIẾT MÃ ĐỀ 132


Trang 8/13 - Mã đề thi 132
Câu 1: Chọn đáp án C
Z+ HNO3 Khí NO nên Z gồm AgCl và Ag X chứa Fe2+
Y + HCl dư thấy tan được một phần nên Y gồm Fe và Cu. Vậy X chứa AlCl3 và FeCl2
Câu 2: Chọn đáp án B
Bảo toàn điện tích trong dung dịch: nY = 0,1 + 0,2. 2 + 0,1 – 0,2 = 0,4 mol
Đáp số cho ta hai ion Y- là  và , nhưng loại  vì nó không thể tồn tại trong cùng 1 dung dịch với ion
mmuối = 0,1. 39 + 0,2. 24 + 0,1. 23 + 0,2. 35,5 + 0,4. 62 = 42,9 g
Câu 3: Chọn đán án A
1 mol X tác dụng với 2 mol NaHCO3 => số nhóm –COOH trong X là 2
Câu 4: Chọn đáp án C
nNaOH= 0,3 mol nH2 = 0,15 mol mF = m tăng + mH2 = 14
Bảo toàn khối lượng m muối = 20,34
Phản ứng vôi tôi xút sẽ thay thế COONa bằng H nên
m khí = 20,34-0,3.67 + 0,3.1 = 0,54(g)
Câu 5: Chọn đáp án C
*Xét phản ứng của Y và Br2: nY = 0,25 mol; nBr2 = 72 : 160 = 0,45 mol
Đặt CTPT của Y là CnH2n+2- 2k
CnH2n+2-2k  + kBr2 → CnH2n+2-2kBr2k
     0,25  → 0,25k = 0,45 → k = 1,8
Do MY = MNO2 = 46 nên 14n + 2 - 2k = 46 → n = 3,4 → Y là C3,4H5,2
*Do các hidrocacbon trong X đều có 4H nên công thức chung của hidrocacbon trong X là C3,4H4 có độ bất
bão hòa là:k=2,4
Giả sử 0,25 mol hỗn hợp X chứa x mol C3,4H4 và y mol H2
=> x + y = 0,25 (1)
C3,4H4 + 0,6H2 → C3,4H5,2
     x            →           x         (mol)
BTKL: mC3,4H4 + mH2 = mC3,4H5,2 => 44,8x + 2y = 46.x (2)
Giải hệ (1) và (2) được: x = 0,15625 và y = 0,09375
Khi X + Br2: C3,4H4       +    2,4Br2  →   C3,4H4Br4,8        
                   0,15625    →      0,375  mol
→ mBr2 = 0,375.160 = 60 gam                    
Câu 6: Chọn đáp án B
Trừ (5) còn lại là oxh – khử
Câu 7: Chọn đáp án D

X, Y, Z chỉ có thể là C4
X: CH≡C-C≡CH
Y: CH≡C-C=CH2
Z: CH≡C-C-CH3
Câu 8: Chọn đáp án D
Giải thích các bước giải:
Phản ứng có thể tạo NH4NO3.
Đặt: nAl = x; nMg = y; nNH4NO3 = z (mol)
+ m hh = 27x + 24y = 15 (1)
+ m muối = mAl(NO3)3 + mMg(NO3)2 + mNH4NO3 => 213x + 148y + 80z = 109,8 (2)
+ BT electron: 3nAl + 2nMg = 3nNO + 8nNH4NO3
=> 3x + 2y = 3.0,2 + 8z (3)
Giải (1) (2) (3) => x = 0,2; y = 0,4; z = 0,1
=> %nAl = 0,2/(0,2+0,4) = 33,33%

Câu 10: Chọn đáp án B


Kết tủa gồm AgCl (u) và Ag (v)
nAgNO3 = u + v = 1,256
Trang 9/13 - Mã đề thi 132
m↓ = 143,5u + 108v = 178,816
—> u = 1,216 và v = 0,04
nHCl = 1,088. Bảo toàn Cl —> nFeCl2 = 0,064
nNO lần sau = 0,016 —> nH+ dư = 0,064
nNO lần đầu = 0,096
—> 1,088 – 0,064 = 0,096.4 + 10nNH4+
—> nNH4+ = 0,064
Bảo toàn N —> nFe(NO3)2 = (0,096 + 0,064)/2 = 0,08
Trong X, đặt nMg = a và nAl = b
mX = 24a + 27b + 0,064.127 + 0,08.180 = 30,376
Bảo toàn electron:
2a + 3b + 0,064 + 0,08 = 3nNO tổng + 8nNH4+ + nAg
—> a = 0,192 và b = 0,12
—> %Mg = 15,17%

Câu 12: Chọn đáp án B


số mol H2 = 11,2/22,4 = 0,5 mol
Gọi công thức trung bình 2 kim loại kiềm: M
 Phương trình phản ứng là:
Ba  +  H2O   →  Ba(OH)2  +  H2      (1)
x                         x                x                                
M  +  H2O    →   MOH  +  1/2H2                                (2)
 y                         y            y/2
Ba(OH)2  +  Na2SO4    →  BaSO4  +  2NaOH       (3)
 x                   x
Từ (1) và (2) suy ra: x  +  y/2 = 0,5   (a)
Ta có:   137x +  My  =  46        (b)
Từ (3) suy ra:  0,18 < x < 0,21      (c)
Từ (a) và (c) suy ra: x = 0,18   →  y = 0,64
x = 0,21   →   y = 0,58
Từ (b) suy ra: x = 0,18, y = 0,54  →   M = 33,34
 x  = 0,21, y = 0,58   →  M = 29,7
Na = 23  <  29,7  < M < 33,34 , K = 39
Hai kim loại kiềm là; Na và K
Câu 13: Chọn đáp án C
Các phản ứng:
            FeSO4 + Ba(OH)2 → Fe(OH)2 + BaSO4
            Fe(OH)2 + HNO3 → Fe2(SO4)3 + NO + H2O; Chất rắn Y là BaSO4.
            Ba(OH)2 + (NH4)2CO3 → BaCO3 + 2NH3 + 2H2O
            FeSO4 + (NH4)2CO3 → FeCO3 + (NH4)2SO4
            FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + CO2 + H2O
Câu 16: Chọn đáp án B
Đốt phần 1 => nCO2 = 2,01 và nH2O = 2,58
nX + nY = nH2O - nCO2 = 0,57
nZ = nBr2 = 0,1
=> nM = 0,67 =>Số C = 3
Vậy M chứa:
X là C2H5OH: 0,1 mol
Y là C3H7OH: 0,47 mol
Z là C4H7OH: 0,1 mol (Số C = 3 nên nX = nZ)
Đặt x, y, z là số mol X, Y, Z đã phản ứng
=> n ete = nH2O = n ancol pư / 2 = (x + y + z)/2
Bảo toàn khối lượng:
46x + 60y + 72z = 18,752 + 18(x + y + z)/2 (1 )
Đốt T thu được:
nCO2 = 2x + 3y + 4z= 1,106 (2)
Trang 10/13 - Mã đề thi 132
nH2O = 3x + 4y + 4z - (x + y + z)/2 = 1,252 (3)
Giải hệ (1)(2)(3):
x= 0,05 => H(X) = 50%
y = 0,282 => H(Y) = 60%
z = 0,04 => H(Z) = 40%
Câu 19: Chọn đáp án B

Câu 21: Chọn đáp án A

Câu 22: Chọn đáp án D


Vì Mg dư mà chỉ sinh ra khí NO nên H+ tham gia phản ứng hết.
Ta có:
3Mg + 8H+ + 2NO3- → 3Mg2+ + 2NO + 4H2O.
0,4 0,1 ← 0,1
+) n(NO) = 0,1 mol; n(H+) = 1 mol.
Thấy n(H+) > 4.n(NO) ⇒ có NH4+
4Mg + 10H+ + NO3- → 4Mg2+ + NH4+ + 3H2O.
(1- 0,4)→ 0,06 0,06.
Bảo toàn e: 2n(Mg) =3.n(NO) + 8.n(NH4+) ⇒ n(Mg) = 0,39.
⇒ m(muối) = m(Na+) + m(SO42-) + m(NO3-) + m(NH4+) + m(Mg2+)
= 0,2.23 + 0,5.96 + (0,2 - 0,1 - 0,06).62 + 0,06.18 + 0,39.24 = 65,52 gam.

Câu 23: Chọn đáp án C


0,1 mol A phản ứn vừa đủ với 0,3 mol NaOH → A tạo bới ancol 3 chức và axit đơn chức
→nancol = 0,1 mol và ancol có CTPT là CnH2n+2O3 : 0,1 mol → nCO2 = 0,3 = 0,1n → n = 3
A + O2 → 0,12 mol CO2 + 0,07 mol H2O
Bảo toàn khối lượng có mO2 = mCO2 + mH2O –mA = 4 g → nO2 = 0,125 mol
Bảo toàn O có
nO(A) = 0,12.2 + 0,07 -0,125.2 = 0,06 mol → nA = 0,06 : 6 = 0,01 mol
A có số C = 12 và có số H = 14 → A là (C2H3COO)3C3H5
-> khối lượng muối

Trang 11/13 - Mã đề thi 132


Câu 26: Chọn đáp án A
Gọi a,b.c lần lượt là số mol của C, P, S ta có:
BTS: nBaSO4 = 0,02 = nS
-> 12a+31b+ 0,02.32= 3,94
Bte: 4a+5b+0,02.6= 0,9
-> a=0,12 , b = 0,06
Khí là CO2 = 0,12mol, SO2= 0,02 mol

BTKL: 0,12.44 + 0,02. 64+ 0,1. 56+ 0,15. 40= mct + 0,11. 18

-> mct = 16,18

Câu 40: Chọn đáp án A


n(anilin) = 1,295 : 129,5 = 0,01 mol
m(Br2) = 300. 3,2% = 9,6 g → n(Br2) = 0,06 mol
n(anilin) + n(phenol) = n(Br2) : 3 =0,02 mol
→ n(phenol) = 0,01 mol
Vậy C(anilin) = C(phenol) = 0,1M
Câu 40: Chọn đáp án C
Quy đổi E thành C2H3ON (0,36+ 0,09) = 0,45, CH2(a) và H2O(b)
nO2= 0,45.2,25 +1,5a= 1,1475
mCO2 + mH2O= 44(0,45.2 + a) + 18(0,45.1,5 + a + b) = 60,93
-> a= 0,09 , b = =0,2
m muối = 0,36M1+ 0,09M2 = 0,47.57 + 14a + 0,45.40
-> 4M1+ M2 = 499
-> M1= 97(GlyNa) và M2= 111(AlaNa) là nghiệm duy nhất
Tổng số O =14 -> Tổng số N =11
Số N trung bình= 0,45/b = 2,25 -> X là đipeptit
Đặt k là số N trung bình của Y và Z
nX= nY+ nZ = 0,1 (1)
-> k= 2,5
Y cũng là đipeptit
Từ tổng N -> Z là heptapeptit
nN=2nX+ 2nY + 7nZ = 0,45 (2)
-> nX= 0,1, nY= 0,09, nZ=0,01
-> %Z = 13,67%
Câu 47: Chọn đáp án A
Quy đổi 46,6 gam E thành:
HCOOCH3: a mol
(COOH)2: b mol
CH2: c mol
H2: d mol
mE = 60a + 90b + 14c + 2d = 46,6 (1)
Trong dung dịch NaOH chứa nNaOH = 0,6 và nH2O = 88/9 mol
—> Phần hơi Z chứa CH3OH (a mol) và H2O (2b + 88/9) mol
Δm bình = 32a + 18(2b + 88/9) – 0,275.2 = 188,85 (2)
Do mỗi chất đều có 1 nối đôi C=C nên: a + b = -d (3)
nCO2 = 0,43 và nH2O = 0,32 —> 32nCO2 = 43nH2O nên:
32(2a + 2b + c) = 43(2a + b + c + d) (4)
(1)(2)(3)(4) —> a = 0,25; b = 0,15; c = 1,35; e = -0,4
Đặt u, v là số CH2 trong X, Y —> 0,25u + 0,15v = 1,35
—> 5u + 3v = 27
Do u ≥ 2 và v ≥ 2 nên u = 3 và v = 4 là nghiệm duy nhất.
X là C3H5-COO-CH3 (0,25)
Y là C4H6(COOH)2 (0,15) —> %Y = 46,35%
Câu 48: Chọn đáp án D
Trang 12/13 - Mã đề thi 132
Hỗn hợp trong X gồm: C3H8O; CH4O; C2H6O2; C6H14O6.
+ Gọi CT chung của X là: CnH2n+2Ox.
+ Cứ 1 OH cho ½ H2, với n(H2) = 0,25 mol → n(OH) = 2. n(H2) = 0,5 mol.
+ BTNT (O): n(CO2) = [2 n(O2) + n(OH trong X) – n(H2O)] : 2 = 0,8 mol
+ Nhận thấy, các chất CH4O; C2H6O2; C6H14O6. Có CT chung là CnH2n+2On.
→ n (CO2) – n(O trong X) = 2n(C3H8O) → n(C3H8O) = 0,15 mol
→ m(C3H8O) = 9 (g)
+ Ta có: m(X) = m(C) + m(H) + m(O) = 0,8. 12 + 1,2. 2 + 0,5. 16 = 20 (g)
→ % m = 9. 100% : 20= 45%
Câu 49: Chọn đáp án C
Vì Y chứa Andehit => X gồm 2 ankin
Lại có Khối lượng phân tử trung bình của X là 31,6g
=> 2 chất trong X là C2H2 và C3H4
Gọi số mol 2 chất lần lượt là x và y mol
=> mX = 26x + 40y = 6,32 = 31,6.(x + y)
=> x = 0,12 mol ; y = 0,08 mol
Do MZ = 33 => chắc chắn có a mol C2H2 và b mol C3H4 phản ứng
=> mdd sau = 200 + 26a + 40b
=> V= 2,688(l)

Trang 13/13 - Mã đề thi 132

You might also like