You are on page 1of 7

Công ước bảo vệ tài nguyên và môi trường VN tham gia

1, Công ước Vienna về bảo vệ tầng Ozon


1.1. Giới thiệu:
Sau ba năm đàm phán căng thẳng dưới sự điều phối của UNEP (Chương trình Môi trường
Liên hợp quốc - United Nations Environment Programme), Công ước Viên về bảo vệ tầng
Ozone đã được thông qua vào tháng 3-1985 tại Viên, Áo. Công ước gồm 21 điều, thúc đẩy
các bên để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trước tiên hãy bảo vệ tầng Ozone.
1.2. Nội dung:
Các bên ký Công ước này,
Nhận thấy: tác động tai hại tiềm tàng đến sức khoẻ con người và môi trường qua tầng ôzôn.
Nhắc lại: những điều khoản thích hợp của tuyên bố của Hội nghị Liên Hợp Quốc về môi
trường của con người và đặc biệt là nguyên tắc 21, trong đó nói rằng "Phù hợp với Hiến
chương Liên Hợp Quốc và những nguyên tắc luật pháp quốc tế. Các nước có toàn quyền khai
thác tài nguyên của mình theo các chính sách mm của mình và có trách nhiệm bảo đảm rằng
các hoạt động trong phạm vi pháp luật hoặc kiểm soát của mình không gây tổn hại cho mm
của các nước khác hoặc của các khu vực bên ngoài giới hạn chủ quyền quốc gia".
Tính đến: các hoàn cảnh và những nhu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển.
Chú ý: đến công tác và các nghiên cứu tiến hành trong các tổ chức quốc tế cũng như quốc gia
và đặc biệt là kết hoạch hành động thế giới về tầng ôzôn của Chương trình mm Liên Hợp
Quốc.
Cũng chú ý: đến những biện pháp phòng ngừa để bảo vệ tâng ôzôn đã được tiến hành ở các
quốc gia và quốc tế.
Biết rằng các biện pháp bảo vệ tâng ôzôn khỏi bị thay đổi do các hoạt động của con người đòi
hỏi phải có sự hợp tác và hành động quốc tế và phải dựa trên những sự xem xét khoa học về
kỹ thuật thích hợp.
Cũng biết rằng nhu cầu cần tiếp tục nghiên cứu và quan trắc có hệ thống để phát triển hơn
nữa hiểu biết khoa học và tầng ôzôn và những ảnh hưởng có thể có do sự biến đổi của nó.
Quyết định; bảo vệ sức khoẻ con người và mm trước những ảnh hưởng có hại do sự biến đổi
của tầng ôzôn.
Công ước gồm 21 điều
Ðiều 1. Các định nghĩa
Ðối với những mục của Công ước này:
"Tầng ôzôn" có nghĩa là tầng ôzôn khí quyển bên trên tầng biên hành tinh.
"Những ảnh hưởng có hại" nghĩa là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh khối.
Bao gồm những biến đổi trong khí hậu có ảnh hưởng tai hại đến sức khoẻ con người hoặc đến
thành phần khả năng phục hồi và sức sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và cơ quan quản
lý, hoặc các vật chất có ích cho nhân loại.
"Các kỹ thuật hoặc thiết bị thay thế" nghĩa là các kỹ thuật hoặc thiết bị mà khi sử dụng có thể
giảm hoặc khử có hiệu quả việc phát ra các chất cơ hoặc để có những ảnh hưởng có hại đến
tầng ôzôn.
"Các chất thay thế" là các chất làm giảm, khử hoặc tránh những ảnh hưởng có hại đến tầng
ôzôn.
"Các bên" là các bên của Công ước này, trừ khi có giải thích khác trong văn bản.
"Tổ chức hợp nhất kinh tế khu vực" là tổ chức bao gồm các quốc gia có chủ quyền của một
khu vực, có thẩm quyền về các vấn đề trong Công ước này hoặc các Nghị định thư của nó và
đã được uỷ quyền thích đáng phù hợp với các thủ tục nội bộ để ký, phê chuẩn, thừa nhận, tán
thành hoặc tham gia vào các văn kiện liên quan.
"Các Nghị định thư" là các Nghị định thư của Công ước này.
Ðiều 2. Những nghĩa vụ chung
Ðiều 3. Nghiên cứu và quan trắc có hệ thống
Ðiều 4. Hợp tác trong các lĩnh vực pháp lý, khoa học và kỹ thuật
Ðiều 5. Truyền bá thông tin
Ðiều 6. Hội nghị của các bên
Ðiều 7. Ban thư ký
Ðiều 8. Việc nhận các nghị định thư
Ðiều 9. Việc sửa đổi Công ước hay các nghị định thư
Ðiều 10. Thông qua và sửa đổi các phụ lục
Ðiều 11. Dàn xếp các tranh cãi
Ðiều 12. Ký
Ðiều 13. Phê chuẩn, chấp thuận hoặc tán thành
Ðiều 14. Gia nhập
Ðiều 15. Quyền bỏ phiếu
Ðiều 16. Mối quan hệ giữa Công ước và các nghị định thư của Công ước
Ðiều 17. Việc bắt đầu có hiệu lực
Ðiều 18. Các bảo lưu
Ðiều 19. Rút khỏi Công ước
Ðiều 20. Ban lưu trữ
Ðiều 21. Các văn bản xác thực
1.3. Việt Nam và công ước Vienna về bảo vệ tầng ozone
Việt Nam tham gia ngày 26/4/1994, là một trong những nước sớm gia nhập Công ước Vienna
về bảo vệ tầng Ozon và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ozon.
Trải qua 26 năm tham gia vào Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal, Việt Nam đã có
nhiều bước đột phá trong việc chủ động xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên
quan, tạo hành lang pháp lý cho toàn xã hội tham gia vào công cuộc bảo vệ “lá chắn” của
hành tinh:
- Một trong những bước tiến mạnh mẽ là việc luật hóa các quy định về bảo vệ tầng ô-zôn.
Cụ thể, đó là các quy định về bảo vệ tầng ô-zôn dự kiến sẽ đưa vào Luật Bảo vệ môi
trường sửa đổi 2020. Tiếp theo đó là việc ban hành các Nghị định cụ thể hóa các quy định
của Luật về lộ trình, phương thức giảm phát thải khí nhà kính và quản lý, loại trừ các chất
làm suy giảm tầng ô-zôn, chất gây hiệu ứng nhà kính, cũng như các chế tài nghiêm minh
để răn đe các hành vi vi phạm.
- Ngoài ra, Bộ TN&MT còn đề xuất không cấp phép thành lập mới các doanh nghiệp sản
xuất thiết bị sử dụng HCFC; hạn chế cấp phép mở rộng sản xuất, nâng cao công suất của
các doanh nghiệp hiện đang sử dụng HCFC.
- Đồng thời, cần giảm sử dụng HCFC cho dịch vụ sửa chữa thiết bị làm lạnh; hạn chế lắp
mới các thiết bị làm lạnh sử dụng HCFC trong ngành thủy sản. Trước đó, Bộ Công
Thương và Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-
BTN&MT quy định về hạn ngạch nhập khẩu cũng như thủ tục nhập khẩu của các chất
HCFC theo quy định của Nghị định thư Montreal.
- Gần đây nhất là Thông tư 05/2020/TT-BCT của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư trên, trong đó có điều chỉnh hạn ngạch nhập khẩu các chất HCFC
theo lộ trình quản lý, loại trừ của Việt Nam và bổ sung quy định về cấp phép nhập khẩu
và xuất khẩu đối với các chất HFC. Hai văn bản pháp luật nêu trên là tiền đề quan trọng
để Việt Nam xây dựng thông tin dữ liệu về hoạt động xuất, nhập khẩu, tính toán mức tiêu
thụ cơ sở các chất HFC gây suy giảm tầng ô-zôn tại Việt Nam.
- Đúng lộ trình, năm 2010, chúng ta đã loại trừ hoàn toàn 500 tấn CFC, 3,8 tấn Halon, đồng
thời chính thức cấm nhập khẩu các chất CFC, Halon và CTC từ ngay thời điểm này. Theo
các chuyên gia môi trường, quá trình loại trừ các chất HCFC có thể kéo dài đến năm
2030, tuy nhiên, nếu nhận được hỗ trợ đầy đủ về tài chính và công nghệ từ các tổ chức
quốc tế, chúng ta có thể hoàn thành sớm hơn, vào năm 2025. Việt Nam đang từng bước
xây dựng lộ trình quản lý, loại trừ các chất HFC, hướng đến không gia tăng lượng tiêu thụ
các chất HFC từ năm 2024 tại Việt Nam và loại trừ 80% lượng tiêu thụ các chất HFC vào
năm 2045. Đơn cử, cuối năm 2019, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT và Tổng Cục Giáo
dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH đã ký kết Biên bản hợp tác về việc phối hợp tổ chức
hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong lĩnh vực
làm lạnh và điều hòa không khí.
- Doanh nghiệp của Việt Nam đã và đang chủ động thích nghi, chuyển đổi công nghệ với
cam kết loại bỏ các chất HCFC phù hợp với chính sách, chủ trương của đất nước. Với
nguồn lực hạn chế, các doanh nghiệp mong muốn có sự đồng hành của các cơ quan chức
năng để hướng dẫn, hỗ trợ họ vượt qua giai đoạn chuyển đổi.
Cụ thể, một khảo sát năm 2017 cho biết, có đến 54% số doanh nghiệp được khảo sát sẵn
sàng chuyển đổi công nghệ theo quy định, 33% đồng ý chuyển đổi nếu được hỗ trợ về
kinh phí và tư vấn kỹ thuật; 82% số doanh nghiệp đồng ý thực hiện theo lộ trình cắt giảm.
Đại diện nhiều doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ từ Dự án trên cho biết, việc cải tạo,
chuyển đổi là không khó, bởi có sự đồng hành, hỗ trợ về cả mặt tài chính và kỹ thuật.
Theo đó, các doanh nghiệp nhận thức được rằng việc chuyển đổi sang công nghệ sản xuất
hiện đại, cải tiến phương pháp sản xuất theo hướng bảo vệ môi trường, nâng cao trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp góp phần thúc đẩy uy tín, hình ảnh của họ trên thị trường.
Đồng thời, việc chuyển đổi này có thể giúp doanh nghiệp mở rộng ra quốc tế, tiếp cận thị
trường thuộc nhóm các nước phát triển. Bên cạnh đó, những nhà đầu tư, tổ chức tín dụng,
ngân hàng đa quốc gia đều có những quy định chặt chẽ về thẩm định tác động môi trường
của bất kỳ dự án, công ty nào trước khi bỏ tiền vào.
2, Công ước chống sa mạc hóa Liên Hợp Quốc, 1992
2.1. Giới thiệu:
Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh về
môi trường và phát triển tại Rio de Janeiro, Brazin vào tháng 6 năm 1992.
Sau hơn một năm tham khảo ý kiến đóng góp của hơn 1.000 nước trên thế giới, cuối cùng
Công ước đã được hoàn chỉnh vào tháng 6 năm 1994. Công ước được mở cho các nước ký tại
Pari vào ngày 14-15 tháng 10 năm 1994.
• Mục tiêu của Công ước
- Xây dựng các chương trình quốc gia, tiểu vùng và vùng để phòng chống khô hạn và sa mạc
hoá
- Kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ tài chính cho việc chống sa mạc hoá
- Trao đổi thông tin, kỹ thuật và đào tạo về chống sa mạc hoá
- Ngăn chặn hậu quả sa mạc hoá dẫn đến di cư ồ ạt, các loài động thực vật bị tiệt chủng, khí
hậu thay đổi v.v...
- Hiện trạng về sa mạc hoá
Việc suy thoái nghiêm trọng đất đai và có nhiều vùng khô hạn đang đe doạ hơn 900 triệu
người dân ở khoảng 100 nước, chiếm 25 % diện tích đất đai của hành tinh chúng ta.
Theo báo cáo của chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc, nguyên nhân dẫn đến tình
trạng sa mạc hoá là do chăn thả bừa bãi, canh tác quá mức, hệ thống tưới tiêu lạc hậu, mất
rừng dẫn đến thay đổi khí hậu.
Nghiêm trọng nhất là ở Châu Phi, nơi có tới 66% đất đai là sa mạc hoặc đất đai khô cằn, và
có tới 73 % đất canh tác nông nghiệp đã bị nghèo kiệt. Khoảng 800 triệu người dân sống ở
những vùng khô cằn lâm vào cảnh thiếu đói.
2.2. Các bên tham gia Công ước Chống Sa mạc hoá của Liên Hợp quốc:
- Nhận thức rất rõ về nguy cơ sa mạc hoá
- Thấy rằng sa mạc hoá là vấn đề có qui mô toàn cầu ảnh hưởng đến mọi vùng trên trái đất,
cộng đồng thế giới cần phải có hành động chung để chống sa mạc hoá
- Nhận thức rõ rằng sa mạc hoá là do nhiều nhân tố tác động như lý học, sinh học, chính trị,
xã hội, kinh tế gây ra
- Nhận thức rõ tăng trưởng kinh tế bền vững, phát triển xã hội và xoá đói giảm nghèo là mục
tiêu ưu tiên của các nước đang phát triển bị sa mạc hoá
- Thấy rằng sa mạc hoá và khô hạn làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững và an ninh
lương thực
- Đánh giá cao nỗ lực của các nước và các tổ chức quốc tế trong việc chống sa mạc hoá, hạn
hán và thực thi kế hoạch hành động chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc, tuy nhiên các
nước cần phải nỗ lực hơn nữa.
- Các nước nhất trí tuân thủ theo quyết định của Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc về
môi trường và phát triển tại Rio de Janeiro Brazin, ở Chương 12 liên quan đến chống sa mạc
hoá.
- Khẳng định lại cam kết của các nước phát triển giúp các nước bị sa mạc hoá tuân thủ theo
nghị quyết của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc số 47/188 về chống sa mạc hoá và hạn hán, đặc
biệt tại các nước Châu Phi.
- Theo tuyên bố Rio, nguyên tắc số 2 và luật quốc tế, các nước có quyền khai thác nguồn tài
nguyên của mình theo chính sách môi trường và phát triển của nước mình nhưng không làm
ảnh hưởng đến môi trường ngoài phạm vi của nước mình.
- Các nước phải có trách nhiệm chống sa mạc hoá và hạn hán theo chương trình mà mỗi nước
đưa ra.
- Khẳng định tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong việc chống sa mạc hoá.
- Khẳng định tầm quan trọng trong việc giúp các nước đang phát triển bị hạn hán và sa mạc
hoá - nơi không có nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện được những cam kết của mình
trong Công ước.
- Các bên bày tỏ lo ngại ảnh hưởng của sa mạc hoá và hạn hán tại vùng Trung á. Khẳng định
sự tham gia tích cực trong các chương trình chống sa mạc hoá.
- Nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa sa mạc hoá và các vấn đề khác liên quan đến môi trường
có tính toàn cầu mà cộng đồng quốc tế và mỗi quốc gia đều quan tâm.
- Khẳng định vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong việc chống sa mạc hoá.
- Khẳng định việc đóng góp chống sa mạc hoá sẽ giúp thực hiện được các mục tiêu của Công
ước về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc, Công ước về đa dạng sinh học và các công ước
khác về môi trường.
- Nhận thức rõ rằng chiến lược chống sa mạc hoá chỉ có thể đạt được kết quả tốt nhất nếu như
có các tổ chức theo dõi, đánh giá liên tục, thường xuyên, có tính hệ thống và khoa học.
- Khẳnh định sự cần thiết phải tăng cường hợp tác quốc tế để thực hiện có hiệu quả các
chương trình và kế hoạch hành động của các quốc gia.
Quyết định thực hiện các biện pháp cần thiết để phòng chống sa mạc hoá và giảm thiểu ảnh
hưởng của hạn hán vì lợi ích của thế hệ hôm nay và mai sau.
2.3 Việt Nam và Công ước chống sa mạc hóa Liên Hợp Quốc, 1992 :
- Để thực hiện trách nhiệm thành viên và yêu cầu của Công ước UNCCD, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành
động quốc gia phòng chống sa mạc hoá giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại
Quyết định số 204/2006/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2006; Đề án xác định mục tiêu tự
nguyện cân bằng suy thoái đất quốc gia (LDN) giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2030 tại Quyết
định số 5081/QĐ-BNN-TCLN ngày 06 tháng 12 năm 2017.
- Hiện nay, Tổng cục Lâm nghiệp đang xây dựng Kế hoạch Khô hạn quốc gia và sẽ điều
chỉnh, cập nhật Chương trình hành động quốc gia về phòng chống sa mạc hoá giai đoạn
2021– 2025, tầm nhìn 2030.
- Để thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết trong khuôn khổ Công ước, Việt Nam đã xây dựng và
triển khai Chương trình hành động quốc gia về phòng chống sa mạc hoá giai đoạn 2006 -
2010 và định hướng đến năm 2020 với nhiều nô ̣i dung. Một số hoạt động và kết quả chính
của việc thực hiện Chương trình hành động cụ thể như sau:
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên rừng và tài nguyên nước để
phòng, chống sa mạc hoá; Nâng cao nhận thức, đào tạo nguồn nhân lực và tăng cường cơ sở
vật chất kỹ thuật, cơ sở nghiên cứu phục vụ công tác phòng, chống sa mạc hoá; Điều tra,
đánh giá thực trạng sa mạc hoá và nghiên cứu xác định nguyên nhân chủ yếu gây sa mạc hoá,
đề xuất giải pháp phòng, chống sa mạc hoá tại Việt Nam;
- Tổ chức các hoạt động kinh tế, chuyển giao công nghệ bảo vệ, quản lý và phát triển tài
nguyên đất, tài nguyên rừng và tài nguyên nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói,
giảm nghèo vùng đất liên quan sa mạc hoá; Hợp tác quốc tế để thực hiện Công ước chống sa
mạc hoá.
- Bên cạnh đó, Việt Nam thực hiện đầy đủ các trách nhiệm thành viên và hưởng ứng kêu gọi
đề xuất của Ban thư ký như trách nhiệm báo cáo, tham gia đầy đủ các phiên họp Công ước,
thực hiện các sáng kiến do Tổng Thư ký Công ước phát động. Các hoạt động cụ thể mà Việt
Nam đã tổ chức thực hiện từ khi tham gia Công ước đến nay bao gồm:
Báo cáo định kỳ 2 năm (mẫu do Ban Thư ký của Công ước hướng dẫn).
Xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia chống sa mạc hoá.
Xây dựng và thực hiện mục tiêu cân bằng suy thoái đất (LDN).
Xây dựng và thực hiện Kế hoạch Khô hạn quốc gia (NDP).
Tham gia đầy đủ các cuộc họp các thành viên của Công ước (COP).
Tham gia các cuộc họp của Hội đồng khoa học của Công ước (CST).
Đóng góp niên liễm hàng năm cho Ban thư ký Công ước.
* Những khó khăn:
- Bên cạnh đó, cũng còn những khó khăn và thách thức chủ yếu, trước hết đó khó khăn về
nguồn lực tài chính, mặc dù Chương trình hành đô ̣ng quốc gia về phòng chống sa mạc hóa đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với yêu cầu tham gia của nhiều Bộ và cơ quan từ trung
ương đến địa phương, tuy nhiên nguồn ngân sách cho triển khai thực hiện Chương trình
không được bố trí, cũng như các Bộ, ngành và địa phương chưa quan tâm nên nhiều nội dung
của Chương trình không được thực hiện mô ̣t cách toàn diê ̣n và đầy đủ.
- Nguồn lực để thực hiện các hoạt động của Chương trình là rất hạn chế, chủ yếu dựa vào
nguồn tài chính hỗ trợ quốc tế và sự lồng ghép với các chương trình hoạt động khác do Bộ
Nông nghiê ̣p và Phát triển nông thôn thực hiện.
- Nhâ ̣n thức của cấp quản lý và người dân còn hạn chế do thông tin liên quan đến Chương
trình hành đô ̣ng quốc gia về chống sa mạc hóa chưa được phổ biến rộng rãi và chưa có các
chương trình truyền thông cụ thể đến các địa phương. Do vâ ̣y, việc triển khai thực hiện và
hiê ̣u quả đạt được còn hạn chế.
- Khái niệm sa mạc hoá trước đây được hiểu chưa thực sự đúng ngay cả các cơ quan Liên hợp
quốc dẫn đến nhận thức về vấn đề này là chưa đầy đủ. Hiện nay Công ước đã mở rộng hoạt
động của mình sang việc phòng chống suy thoái, thoái hoá đất (trước đây chỉ quan tâm đến
khô hạn).
- Nguồn lực nhân lực và tài chính hạn chế, thực tế hiê ̣n nay cho thấy, viê ̣c triển khai các hoạt
đô ̣ng để thực thi các nghĩa vụ trong khuôn khổ Công ước còn chưa thực sự nghiêm túc và
hiê ̣u quả do hạn chế về nguồn lực (tài chính và nhân lực), đă ̣c biê ̣t là nguồn lực về tài chính.
Lực lượng cán bô ̣ được bố trí tham gia các hoạt đô ̣ng thực thi Công ước không đủ, làm viê ̣c
theo chế đô ̣ kiêm nhiê ̣m đã và đang ảnh hưởng tới hiê ̣u quả thực thi Công ước này ở Viê ̣t
Nam.

You might also like