You are on page 1of 308

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


----------------

ĐỖ ĐỨC TÀI

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG


ĐẾN SỰ KHÁC BIỆT VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ
QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI

Chuyên ngành: Kế toán (Kế toán, kiểm toán và phân tích)


Mã số: 9340301

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:


1. PGS.TS. TRẦN MẠNH DŨNG
2. PGS.TS. ĐINH THỊ MAI

HÀ NỘI - 2018
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật.
Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2018

Người hướng dẫn Tác giả luận án

PGS.TS. Trần Mạnh Dũng Đỗ Đức Tài


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................................. viii
MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................................... 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu quốc tế ............................................................................6
1.1.1. Sự khác biệt về báo cáo tài chính ......................................................................6
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về báo cáo tài chính................................13
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước ............................................................19
1.2.1. Sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế .....................19
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế .......................................................................................................................24
1.3. Khoảng trống nghiên cứu ..................................................................................31
Kết luận Chương 1 ................................................................................................................33
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ KHÁC BIỆT VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ ..................................34
2.1. Giới thiệu về báo cáo tài chính .........................................................................34
2.1.1. Khái niệm ........................................................................................................34
2.1.2. Mục đích ..........................................................................................................34
2.1.3. Vai trò ..............................................................................................................35
2.1.4. Nội dung ..........................................................................................................35
2.2. Báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam .....................................36
2.2.1. Quá trình phát triển của hệ thống BCTC tại Việt Nam ...................................36
2.2.2. Mục đích, yêu cầu và nguyên tắc soạn thảo BCTC ........................................38
2.2.3. Kết cấu và nội dung hệ thống BCTC ..............................................................38
2.3. Báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế .........................................39
2.3.1. Chuẩn mực kế toán đối với báo cáo tài chính .................................................39
2.3.2. BCTC của doanh nghiệp FDI theo chuẩn mực kế toán quốc tế ......................44
2.4. Sự khác biệt về báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế..46
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về báo cáo tài chính giữa chuẩn
mực kế toán Việt Nam và quốc tế ............................................................................48
iii

2.5.1. Nhân tố kinh tế ................................................................................................48


2.5.2. Nhân tố pháp lý ...............................................................................................51
2.5.3. Nhân tố văn hóa ..............................................................................................53
2.5.4. Nhân tố chính trị..............................................................................................54
2.5.5. Nhân tố kỹ thuật nghiệp vụ .............................................................................55
2.5.6. Nhân tố điều kiện tổ chức thực hiện ...............................................................56
2.5.7. Nhân tố giáo dục, tính chuyên nghiệp.............................................................56
2.5.8. Nhân tố chuẩn mực kế toán quốc tế ................................................................57
2.6. Cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu ...........................................57
2.6.1. Lý thuyết ngẫu nhiên .......................................................................................57
2.6.2. Lý thuyết Kế toán và Kiểm soát ......................................................................58
2.6.3. Lý thuyết thông tin hữu ích .............................................................................58
2.6.4. Lý thuyết hành vi quản lý................................................................................59
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................61
3.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu ........................................61
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................61
3.1.2. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................61
3.2. Thu thập dữ liệu .................................................................................................65
3.2.1. Thu thập dữ liệu và nội dung khảo sát ............................................................65
3.2.2. Mô tả mẫu .......................................................................................................67
3.2.3. Phỏng vấn điều tra ...........................................................................................68
3.2.4. Điều tra chọn mẫu ...........................................................................................74
3.3. Mô hình nghiên cứu ...........................................................................................74
3.4. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................80
3.4.1. Đánh giá về sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế .........80
3.4.2. Giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI
theo chuẩn mực KTVN và quốc tế ............................................................................81
Kết luận Chương 3 ................................................................................................................87
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................88
4.1. Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam .......................................................................88
4.1.1. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................88
4.1.2. Vai trò của khu vực FDI..................................................................................89
4.1.3. Cơ cấu FDI tại Việt Nam ................................................................................89
4.1.4. Khái quát về doanh nghiệp FDI ......................................................................91
4.1.5. Những thuận lợi và khó khăn đối với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam..........93
4.2. Kết quả nghiên cứu định tính ...........................................................................96
iv

4.2.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng ........................................................................96


4.2.2. Kết quả phỏng vấn chuyên gia ........................................................................99
4.2.3. Tổng hợp kết quả nghiên cứu định tính ........................................................101
4.2.4. Đánh giá sự phù hợp kết quả nghiên cứu định tính về các nhân tố ảnh hưởng đến
sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế ......................102
4.3. Kết quả nghiên cứu định lượng ......................................................................103
4.3.1. Thống kê mô tả về kết quả khảo sát bằng bảng câu hỏi ...............................103
4.3.2. Kết quả đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN
FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế ..................................................................109
4.3.3. Kết quả phân tích các nhân tố khám phá ......................................................111
4.3.4. Sự khác biệt về BCTC của doanh nghiệp FDI theo chuẩn mực kế toán Việt
Nam và quốc tế ........................................................................................................112
4.3.5. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ...............................................128
4.3.6. Phân tích hồi quy tuyến tính .........................................................................130
Kết luận Chương 4 ..............................................................................................................135
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...............................................................136
5.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu ......................................................................136
5.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của doanh nghiệp FDI theo
chuẩn mực KTVN và quốc tế ..................................................................................136
5.1.2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của
DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế ...........................................................137
5.1.3. Kết luận nghiên cứu thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về
BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế .........................................138
5.2. Các khuyến nghị nhằm tăng cường sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt
Nam và quốc tế về báo cáo tài chính của các doanh nghiệp FDI .......................138
5.2.1. Khuyến nghị theo các nhân tố ảnh hưởng .....................................................139
5.2.2. Các khuyến nghị đối với các đối tượng liên quan đến BCTC ......................141
5.3. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................148
5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................148
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ..........................................................................149
KẾT LUẬN ..........................................................................................................................150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt Đầy đủ tiếng Việt Đầy đủ tiếng Anh/ tiếng Pháp
ANC Cơ quan chuẩn mực kế toán Pháp Agence National de la
Comptabilité
APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á,Thái Asia-Pacific Economic
Bình Dương Cooperation
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Association of Southeast Asian
Nations
BCTC Báo cáo tài chính Financial Statements
BKS Ban kiểm soát
CĐKT Cân đối kế toán
CLTT Chất lượng thông tin
CMKT Chuẩn mực kế toán
CNC Hội đồng Kế toán quốc gia Pháp Conseil National de la
Comptabilité
CRC Ủy ban quy định kế toán Pháp Comité de la Réglementation
Comptable
CSKT Chính sách kế toán
CSRC Ủy ban Chứng khoán Trung quốc Chinese Security Regulatory
Commission
ĐH Đại học
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
EC Ủy ban châu Âu European Commission
EPS Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu Earning Per Share
EU Liên minh Châu Âu European Union
FASB Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Financial Accounting Standard
Mỹ Board
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment
FED Cục dự trữ liên bang Mỹ Federal Reserve System
FV Giá trị hợp lý Fair Value
GAAP Các nguyên tắc kế toán được thừa nhận Generally Accepted Accounting
Principles
GCNĐT Giấy chứng nhận đầu tư
vi

Từ viết tắt Đầy đủ tiếng Việt Đầy đủ tiếng Anh/ tiếng Pháp
GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product
HĐQT Hội đồng quản trị
IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế International Accounting Standard
IASB Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế International Accounting Standard
Board
IASC Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế International Accounting Standard
Committee
IFAC Liên đoàn kế toán quốc tế International Federation of
Accountants
IFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế International Financial Reporting
Standard
IFRS Khuôn mẫu chung về IFRS The Conceptual Framework for
Framework Financial Reporting
KSNB Kiểm soát nội bộ
KTT Kế toán trưởng
KTVN Kế toán Việt Nam
NVV Nhỏ và vừa
PCG Tổng hoạch đồ kế toán Pháp
PMKT Phần mềm kế toán
SEC Ủy ban chứng khoán Mỹ Securities and Exchange
Commission
SFAS Chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ Statements of Financial
Accounting Standards
SPSS Phần mềm phân tích thống kê Statistical Package for the Social
Sciences
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ Tài sản cố định
TTCK Thị trường chứng khoán
VAA Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam Vietnam Association of
Accountants and Auditors
VACPA Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Vietnam Association of
Nam Certified Public Accountants
VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam Vietnamese Accounting Standard
WTO Tổ chức Thương mại thế giới World Trade Organization
vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Thống kê mẫu khảo sát định lượng ............................................................68


Bảng 3.2. Phiếu phỏng vấn .........................................................................................68
Bảng 3.3: Tổng hợp các nhân tố từ các nghiên cứu trước ..........................................82
Bảng 4.1: Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam từ 1988 - 2016 (triệu đôla) ...88
Bảng 4.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo
chuẩn mực KTVN và quốc tế ...................................................................102
Bảng 4.3: Thống kê theo đối tượng khảo sát ............................................................103
Bảng 4.4: Thống kê theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh các đơn vị được khảo sát ..104
Bảng 4.5: Thống kê theo thời gian hoạt động các đơn vị được khảo sát ..................104
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định KMO, Bartlett’s Test KMO and Bartlett's Test .........111
Bảng 4.7: Thống kê mô tả theo công ty kiểm toán về trình bày BCTC ...................123
Bảng 4.8: Thống kê mô tả theo công ty kiểm toán về khoản mục trên BCTC .........125
Bảng 4.9: Ma trận tương quan của các nhân tố ........................................................128
Bảng 4.10: Kiểm định mức độ giải thích của mô hình Model Summaryb..................130
Bảng 4.11: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (phân tích phương sai - ANOVA)..131
Bảng 4.12: Kiểm định tương quan từng phần của hệ số hồi quy Coefficientsa ..........132
Bảng 5.1: Kết quả kiểm định các giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác
biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế ...............136
Bảng 5.2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI
theo chuẩn mực KTVN và quốc tế ...........................................................137
viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu định tính .....................................................................62


Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu định lượng ..................................................................64
Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu của luận án ...................................................................75
Hình 4.1: FDI theo ngành năm 2016 (tỷ đôla) ..............................................................89
Hình 4.2: Nhóm các đối tác có vốn FDI đứng đầu tại Việt Nam (1988-2016) .............90
Hình 4.3: Sơ đồ khảo sát chuyên gia ...........................................................................101
1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Các vụ bê bối về tài chính và kế toán dẫn đến sự sụp đổ của các tập đoàn kinh
tế hàng đầu thế giới trong những năm qua càng khẳng định rõ hơn rằng BCTC trung
thực và hợp lý là điều kiện cần thiết cho sự ổn định và tăng trưởng của tài chính toàn
cầu. Do vậy yêu cầu xây dựng thể chế và năng lực kỹ thuật để cải thiện chất lượng
BCTC là thực sự cần thiết.
Trong những năm gần đây, có rất nhiều thay đổi quan trọng trong công tác kế toán
và lập BCTC. Trên phạm vi quốc tế, các tổ chức ban hành CMKT quốc tế đang trong quá
trình bổ sung, sửa đổi, xây dựng trên cơ sở nền kinh tế thị trường phát triển cao, theo hướng
cố gắng hài hòa GAAP của Mỹ và các chuẩn mực quốc tế về lập và trình bày BCTC. EU
yêu cầu các tổ chức niêm yết của các nước là thành viên EU áp dụng CMKT quốc tế, các
quốc gia ban hành chuẩn mực theo hướng gần với IFRS (Hà Thị Ngọc Hà, 2016).
Cho đến nay, Việt Nam đã ban hành được 26 VAS theo 5 đợt từ năm 2001 đến
năm 2005 và phần nào theo thiên hướng quốc tế. Tuy nhiên, các VAS đến nay được
đánh giá là không còn phù hợp hoặc chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế
tại Việt Nam, cũng như chưa phù hợp với IAS/IFRS.
Bên cạnh đó, mặc dù có nhiều thay đổi về các nội dung của chế độ kế toán qua
ba phiên bản, về cơ bản Chế độ kế toán bao gồm: chứng từ kế toán, tài khoản kế toán,
sổ sách kế toán và BCTC. Việc cùng tồn tại song song VAS và Chế độ kế toán là một
đặc thù của kế toán Việt Nam. Trần Văn Hợi (2016) khẳng định rằng tính đồng bộ,
tính phù hợp của luật kế toán 2015 với VAS và chế độ kế toán hiện hành chưa cao.
Sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN (thước đo về kế toán của Việt Nam) bao gồm
VAS, chế độ kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan như thông tư hướng
dẫn, quy định ... về kế toán và IAS/IFRS cũng đã được đề cập qua các công trình nghiên
cứu của các tác giả, tiêu biểu là: chuẩn mực KTVN hiện nay vẫn bộc lộ nhiều điểm khác
biệt với IAS/IFRS và biểu hiện như: chuẩn mực KTVN chưa có quy định đầy đủ đánh giá
lại tài sản và nợ phải trả theo FV tại thời điểm báo cáo; VAS 21 không quy định trình bày
báo cáo biến động vốn chủ sở hữu thành một báo cáo riêng biệt như IAS1; VAS 3 chỉ cho
phép đánh giá lại TSCĐ là bất động sản, nhà xưởng và thiết bị trong trường hợp có quyết
định của Nhà nước, đưa tài sản đi góp vốn liên doanh, liên kết, chia tách, sáp nhập DN và
không ghi nhận phần tổn thất tài sản hàng năm… (Võ Thị Quý và Nguyễn Thị Liên
Hương, 2010). Những khác biệt về nguyên tắc chung, sự không tuân thủ theo chuẩn mực
2

cho mục đích trình bày trung thực và hợp lý, việc áp dụng nguyên tắc FV, các thành phần
của BCTC, kỳ BCTC, đồng tiền chức năng); những khác biệt trên từng chuẩn mực cụ thể
(Hàng tồn kho, ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá, hợp đồng xây dựng, TSCĐ vô hình, bất
động sản đầu tư, lợi thế thương mại từ việc hợp nhất kinh doanh, giai đoạn phát triển của
DN, thuế TNDN) và những IAS/IFRS chưa được ban hành thành những VAS tương
đương (Hà Xuân Thạch và Nguyễn Ngọc Hiệp, 2011). Sự khác biệt về BCTC theo chuẩn
mực KTVN và quốc tế gồm hai nội dung đó là: Khác biệt về trình bày BCTC và khác biệt
về các khoản mục trên BCTC (Deloitte, 2016).
Trong những năm qua, DN FDI tăng trưởng nhanh cả về số lượng, quy mô và kết
quả sản xuất kinh doanh. Hầu hết các DN FDI sản xuất kinh doanh năng động, ổn định và
hiệu quả. DN FDI đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước
như giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động; đóng góp lớn cho ngân sách
Nhà nước; nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam…
(Nguyễn Thành Chung, 2016). Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát và các chuyên gia, do có
sự khác biệt lớn về chuẩn mực KTVN và quốc tế trong đó có quy định về BCTC, tại các
DN FDI kế toán lập song hành hai bộ BCTC, một bộ báo cáo theo chuẩn mực KTVN và
một bộ báo cáo tuân thủ IAS/IFRS hoặc tuân thủ quy định, chế độ kế toán theo công ty
mẹ (Trần Mạnh Dũng, 2016). Đối với BCTC theo IAS/IFRS, có DN tự lập nhưng cũng có
những DN ký hợp đồng thuê công ty kiểm toán độc lập cung cấp dịch vụ lập BCTC. Như
vậy, quả là vẫn tồn tại những khó khăn đối với kế toán tại DN FDI. Mặt khác, giữa hai bộ
BCTC này có sự khác biệt nhất định. Làm rõ sự khác biệt giữa hai bộ báo cáo này cũng
như lý giải sâu sắc vì sao có sự khác biệt này là cần thiết.
Mặc dù vẫn biết rằng có sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc
tế của các DN FDI hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và điều này phần nào làm cản trở
đến nhiều vấn đề như tính so sánh của BCTC theo chuẩn mực KTVN, tăng gánh nặng
chi phí trong việc chuyển đổi BCTC, thuê mướn lập BCTC theo IAS/IFRS; ảnh hưởng
đến việc cung cấp thông tin theo cả chuẩn mực KTVN và quốc tế của bộ phận kế toán;
ảnh hưởng đến môi trường pháp lý trong đó có môi trường pháp lý về kế toán... Vậy sự
khác biệt này cần phải lý giải qua việc tìm hiểu lý do cũng như các nhân tố ảnh hưởng
đến sự khác biệt này. Theo tìm hiểu của tác giả thì chưa có công trình nào thực hiện
nghiên cứu một cách toàn diện về các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC
giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế của DN FDI trong ngữ cảnh của Việt Nam.
Xuất phát từ sự cần thiết này, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến sự khác biệt về báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam
và quốc tế của các doanh nghiệp FDI” làm luận án tiến sĩ của mình.
3

2. Mục tiêu nghiên cứu


Nghiên cứu này được thực hiện nhằm làm rõ sự khác biệt về BCTC và mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến sự khác biệt về BCTC tại các DN FDI theo chuẩn mực KTVN
và quốc tế. Qua đó đưa ra các khuyến nghị nhằm giảm bớt sự khác biệt về BCTC theo
chuẩn mực KTVN và quốc tế.
Để làm rõ mục tiêu tổng quát trên, nghiên cứu này hướng tới các mục tiêu cụ
thể sau:
+ Hệ thống và làm rõ nội dung cơ bản của BCTC và xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và chuẩn
mực kế toán quốc tế.
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự khác biệt về BCTC của
các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế.
+ Đưa ra các khuyến nghị nhằm giảm bớt khoảng cách về sự khác biệt và tăng
cường sự hòa hợp giữa BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế.

3. Câu hỏi nghiên cứu


Để thỏa mãn các mục tiêu nghiên cứu trên, công trình này được thực hiện nhằm
trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của các DN theo
chuẩn mực KTVN và chuẩn mực kế toán quốc tế?
Câu 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự khác biệt về BCTC của DN
FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế như thế nào?
Câu 3: Các khuyến nghị nào cần đưa ra nhằm giảm bớt khoảng cách khác biệt
về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về sự khác biệt và các nhân tố ảnh hưởng đến
sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế tại các DN FDI. Trong đó,
chuẩn mực KTVN (thước đo về kế toán của Việt Nam) bao gồm VAS, chế độ kế toán
Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan như thông tư hướng dẫn, quy định
hướng dẫn ... về kế toán. CMKT quốc tế là IAS/IFRS.
Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về không gian:
Chuẩn mực KTVN và chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành, đang có hiệu lực
và có liên quan đến DN FDI.
4

Chuẩn mực KTVN hàm ý bao gồm các VAS về trình bày BCTC đó là: VAS 1,
VAS 21, VAS 24, VAS 27, VAS 30; các chuẩn mực về các khoản mục trên BCTC:
VAS 2, VAS 17, VAS 3, VAS 6, VAS 14, VAS 16, VAS 18, VAS 4; chế độ kế toán
DN hiện nay (TT số 200/2014/TT-BTC, TT số 133/2016/TT-BTC...) và các quy định
pháp lý có liên quan như thông tư, quy định hướng dẫn ... về kế toán tại Việt Nam
(Deloitte 2016).
Chuẩn mực kế toán quốc tế được lựa chọn nghiên cứu bao gồm các chuẩn mực
về trình bày BCTC: Khuôn khổ chung, IAS 1, IAS 7, IAS 33, IAS 34, IFRS 1, IFRS 7,
IFRS 8; các chuẩn mực về các khoản mục trên BCTC: IAS 2, IAS 12, IAS 16, IAS 17,
IAS 18, IAS 19, IAS 20, IAS 23, IAS 32, IAS 37, IAS 38, IAS 39, IFRS 9, IFRS 13,
IFRS 14, IFRS 15 (Deloitte 2016).
Các DN được nghiên cứu là toàn bộ các DN FDI hoạt động kinh doanh tại Việt
Nam là thành viên của công ty đa quốc gia, lập BCTC theo chuẩn mực KTVN và
IAS/IFRS. Các DN FDI đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, các DN FDI kinh doanh
lĩnh vực ngân hàng, tài chính; các DN FDI hoạt động độc lập tại Việt Nam không lập
BCTC theo IAS/IFRS và DN FDI mà công ty mẹ lập BCTC theo CMKT nước họ,
khác với IAS/IFRS không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này.
+ Phạm vi về thời gian:
Luận án tập trung nghiên cứu chuẩn mực KTVN được ban hành từ năm 2001
đến nay, IAS/IFRS được ban hành và sửa đổi từ 2003 đến nay. Nghiên cứu sử dụng
BCTC và thông tin được các DN cung cấp từ năm 2014-2017 của các DN trong phạm
vi khảo sát. Dữ liệu được thu thập từ Tổng cục Thống kê, Tổng cục thuế, websites của
các DN FDI.
+ Phạm vi về nội dung:
Sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế được
tập trung phân tích và đo lường theo khía cạnh: (i) khác biệt về trình bày BCTC và (ii)
khác biệt về các khoản mục trên BCTC.
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế được thực hiện thông qua phân tích định tính, phân tích định lượng,
sử dụng phân tích hồi quy tương quan. Dựa vào kết quả nghiên cứu này, tác giả đưa ra
các khuyến nghị nhằm giảm sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế về BCTC,
tăng cường sự hòa hợp giữa chuẩn mực KTVN và chuẩn mực kế toán quốc tế trong lập
và trình bày BCTC; qua đó góp phần thúc đẩy việc thu hút vốn đầu tư FDI ...
5

5. Đóng góp mới của luận án


Nghiên cứu này được thực hiện có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn; và có
những đóng góp sau:
- Về lý luận: Luận án đã tổng hợp các lý luận liên quan đến BCTC theo chuẩn
mực KTVN và quốc tế, sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế, các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn
mực KTVN và quốc tế. Trên cơ sở đó, kết hợp với nghiên cứu thực trạng, tác giả đã
phát triển lý luận này trong bối cảnh thực tiễn trong các DN FDI tại Việt Nam bằng
việc ứng dụng một số cơ sở lý thuyết vào đề tài nghiên cứu.
- Về thực tiễn: Sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế bao gồm sự khác biệt trình bày BCTC và khoản mục trên BCTC, được phân
tích và đo lường bằng thống kê mô tả, kiểm định sự khác biệt (T-test). Kết quả là có sự
khác nhau về đánh giá sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế giữa kế toán tại DN FDI với kiểm toán viên tại các công ty kiểm toán độc lập.
Luận án trình bày và kiểm định 8 giả thuyết về ảnh hưởng của 8 nhân tố đến sự khác
biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. Kết quả là cả 8 nhân tố
có tác động thuận chiều. Sau đó tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính và kết quả
phương trình hồi quy chuẩn hóa: KB = 0,208 x KT + 0,314 x HTCT + 0,237 x VH +
0,165 x DKTC + 0,157 x GD + 0,107 x HTPL + 0,062 x KTNV.
Từ kết quả phỏng vấn, khảo sát và kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các
khuyến nghị nhằm giảm sự khác về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế, giảm chi phí chuyển đổi BCTC, tăng khả năng so sánh của BCTC theo chuẩn
mực KTVN và nâng cao chất lượng thông tin cung cấp từ BCTC theo cả chuẩn mực
KTVN và quốc tế, bao gồm các khuyến nghị theo nhân tố ảnh hưởng và các khuyến
nghị đối với DN FDI, người làm kế toán, Bộ Tài chính ...
6. Kết cấu của đề tài
Luận án được thực hiện theo cấu trúc gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về báo cáo tài chính doanh nghiệp và các nhân tố
ảnh hưởng đến sự khác biệt về báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt
Nam và quốc tế
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
6

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan nghiên cứu quốc tế


1.1.1. Sự khác biệt về báo cáo tài chính
Các nghiên cứu tập trung vào ba khía cạnh: (i) Mức độ hòa hợp của IAS/IFRS,
mức độ hội tụ kế toán; (ii) sự khác biệt về BCTC; (iii) thực trạng BCTC của một số
nước và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện BCTC.
Mức độ hòa hợp của IAS/IFRS, mức độ hội tụ kế toán
Tay và Parker (1990) đưa ra một mô hình giải thích khái niệm “hòa hợp”, theo
đó hai dạng hòa hợp là “quy định” (de jure) và “thực tế” (de facto). Với dạng thứ nhất,
sự hòa hợp diễn ra trên các quy định kế toán của tổ chức lập quy. Trong khi đó, dạng
thứ hai là việc áp dụng trên thực tế của các công ty. Garrido và cộng sự (2002) nghiên
cứu hòa hợp quy định bằng cách so sánh mức độ cho phép lựa chọn các phương pháp
kế toán của IAS qua các giai đoạn A (1973 - 1988), B (1989 - 1995) và C (1995 về sau);
với kết quả là: IASC đã thực hiện được một tiến trình hòa hợp đáng kể thông qua các
IAS được ban hành và chỉnh sửa, bổ sung. Kết quả của hai nghiên cứu này khá tương
đồng, song các nghiên cứu đều được thực hiện trong giai đoạn kinh tế thế giới chưa phát
triển mạnh, mặt khác các nghiên cứu còn hạn chế về phương pháp nghiên cứu.
Hòa hợp kế toán thực tế đã được Nobes (1990), Vandertas (1992) và Lainez
(1999) nghiên cứu. Nobes (1990) nghiên cứu BCTC của 200 công ty đa quốc gia niêm
yết tại Hoa Kỳ về các quy định của IAS 3, 4 và 22; kết quả là có ít hơn 50% công ty
được khảo sát tuân thủ quy định. Vandertas (1992) nghiên cứu BCTC của 154 công ty
niêm yết châu Âu trong thời gian 1978 - 1988 về kế toán thuế TNDN hoãn lại; tác giả
khẳng định có sự tăng lên của sự hòa hợp, nhất là đối với BCTC hợp nhất và các nội
dung chỉnh hợp trong thuyết minh. Trong khi đó, Lainez (1999) nghiên cứu BCTC của
31 công ty niêm yết tại Tây Ban Nha năm 1995; kết quả là mức độ hòa hợp trung bình
đối với phương pháp chuẩn và ở mức khá đối với phương pháp thay thế. Mặc dù kết
quả nghiên cứu của 3 nghiên cứu trên là khá giống nhau, tuy nhiên nghiên cứu của
Lainez (1999) có mẫu nghiên cứu nhỏ.
Robert (2002) phân tích những ảnh hưởng của sự đổi mới kế toán, sự lựa chọn
của tiêu chuẩn kế toán quốc tế. Bello (2003) xem xét liệu các tiêu chuẩn kế toán hoặc
các yếu tố thể chế là yếu tố quyết định chính của sự khác biệt về giá trị thích hợp của các
số liệu kế toán giữa các nước. Mục đích của nghiên cứu này là để điều tra thực nghiệm
các mối quan hệ giữa số liệu kế toán và giá trị thị trường để xác định xem có sự khác
7

biệt về giá trị của số liệu kế toán ở Saudi Arabia và Kuwait. Tác giả xác định rõ các
CMKT là các yếu tố quyết định chính đối với giá trị của số liệu kế toán giữa các nước.
Gulam (2002), tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của thông tin kế toán khác
biệt đến những nhà phân tích chứng khoán / tài chính chuyên nghiệp, những người mà
đóng một vài trò quan trọng trong thị trường vốn. Chủ đề thực nghiệm trong nghiên
cứu này được chia ra thành hai nhóm. Một nhóm được trình bày với thông tin tài chính
và kế toán của một công ty đa quốc gia ở châu Âu, được điều chỉnh bởi những chuẩn
mực tính toán quốc tế và nhóm khác được trình bày với thông tin tài chính và kế toán
của cùng công ty được điều chỉnh bởi GAAP của Mỹ. Như vậy, tác giả cho rằng, có
mối liên hệ giữa thông tin kế toán với nhân tố kinh tế (thị trường vốn).
Theo khảo sát của Baker và Barbu (2007) giai đoạn từ những năm 1960 đến
2004 có 214 bài báo đề cập đến quá trình hòa hợp kế toán quốc tế của 66 tạp chí. Các
bài báo này tập trung vào những nội dung cơ bản như tranh luận về sự thống nhất
trong kế toán, những nhân tố ảnh hưởng đến môi trường kế toán, so sánh CMKT quốc
gia với nhau và với IAS/IFRS, quá trình hòa hợp kế toán quốc tế... Trong đó, các
nghiên cứu về hòa hợp kế toán bắt đầu phát triển từ năm 1973 sau khi IASC được
thành lập. Tuy nhiên phải đến cuối thế kỷ 20, những nghiên cứu về việc áp dụng các
chuẩn mực quốc tế tại các quốc gia cụ thể mới được công bố nhiều, mặc dù tập trung
vào một số quốc gia được quan tâm như Đức, Trung Quốc, Nhật…
IASB sử dụng thuật ngữ “hội tụ” thay thế cho thuật ngữ “hòa hợp” trong mục
tiêu hoạt động của mình. Zeff (2007) giải thích IASB chuyển sang sử dụng khái niệm
hội tụ nhằm gia tăng tính so sánh của các chuẩn mực ở một mức chất lượng cao.
Zhang & Wu (2010) cho rằng hòa hợp và hội tụ không đối lập với nhau, cả hai thuật
ngữ này phản ảnh quá trình phát triển của CMKT ở những mức độ khác nhau. Từ năm
2005, EU đã chấp thuận áp dụng các IAS/IFRS. Sau đó, các thị trường mới nổi như
Trung Quốc, Ấn Độ… tiếp tục được quan sát tỉ mỉ bởi các nghiên cứu trong giai đoạn
này (Peng và cộng sự, 2008; Verriest và cộng sự, 2011; Ramanna, 2011). Nhiều quốc
gia châu Á khác cũng được xem xét về mức độ và cách thức hội tụ như Malaysia
(Laili, 2008), Indonesia (Lasmin, 2011a), Singapore (Carlin và cộng sự,
2010)…Nguyen &Tran (2012) đề cập đến những khó khăn của việc tồn tại song song
hệ thống CMKT và chế độ kế toán trong quá trình hòa hợp kế toán quốc tế. Lisa
(2012) nghiên cứu nhận định của các đối tượng khác nhau về hệ thống kế toán Việt
Nam sau khi có một số chuẩn mực KTVN ra đời.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu khác tập trung vào xem xét mối quan hệ giữa quá
trình đổi mới kinh tế Việt Nam và cải cách kế toán Việt Nam để nhận định các kết quả
8

đạt được cũng như trở ngại của quá trình hòa hợp kế toán (Nguyen & Tran, 2012,
Nguyen & Richard, 2011). Song các nghiên cứu này được thực hiện với quy mô mẫu
khá nhỏ, được thực hiện trong thời điểm kinh tế Việt Nam và phát triển của khoa học
công nghệ chưa phát triển mạnh như hiên nay.
Ngoài các nghiên cứu là bài báo, một số nghiên cứu là luận án cũng đề cập đến
vấn đề này: Hui (1993) thảo luận về việc hoà hợp của IAS/IFRS, đó là một trong trong
những vấn đề khó khăn nhất trong kế toán chuyên nghiệp. Tác giả phân tích trường
hợp thực tế cải cách kế toán của Trung Quốc về sự hòa hợp của IAS/IFRS. Tác giả cho
rằng, kinh tế thế giới có nhiều biến động, do vậy cần một IAS/IFRS được thừa nhận
bởi tất cả các nước trên thế giới. Tác giả kết luận: Hòa hợp của IAS/IFRS có được sự
thành công cần một quá trình lâu dài, bởi vì cần nhiều thời gian để thay đổi các tiêu
chuẩn kế toán trong từng quốc gia, nó có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và tính
chuyên nghiệp giữa các quốc gia là khác nhau. IASC sẽ cố gắng để đạt được mục tiêu
hòa hợp của IAS/IFRS vì lợi ích to lớn cho xã hội con người. Nền kinh tế thế giới và
chính trị hội tụ vào trong một mô hình chung sẽ thúc đẩy sự hòa hợp của IAS/IFRS.
Chunyan (2001) khảo sát tác động của IAS/IFRS về đo lường và khai báo thông tin.
Tác giả khẳng định, việc áp dụng IAS/IFRS ở một mức độ nào đó làm thay đổi thực
hành đo lường kế toán của DN. Có sự khác biệt đáng kể trong đo lường kế toán giữa
IAS/IFRS và GAAP của quốc gia đó. Kết quả cũng cho thấy rằng việc áp dụng
IAS/IFRS đã cải thiện sự hài hoà, hội tụ … trong đo lường kế toán. Mặc dù vẫn có
những khác biệt đáng kể trong đo lường kế toán, sử dụng IAS/IFRS giữa các nước,
mức chênh lệch nhiều hơn so với đo lường sử dụng GAAP của quốc gia đó. Kết quả
nghiên cứu cho thấy khá giống với các nghiên cứu trước, song các nghiên cứu này có
hạn chế về phương pháp nghiên cứu và được thực hiện tại thời điểm nền kinh tế Trung
Quốc chưa phát triển mạnh.
Michael (2011) phân tích tác động của IFRS và môi trường thể chế đến kế toán
so sánh được và các thông tin liên quan. Các chỉ tiêu được xác định bằng cách so sánh,
chẳng hạn như so sánh thu nhập của DN thông qua thu nhập do kế toán cung cấp.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu chỉ sử dụng IFRS thì không thể đạt được sự hiệu quả
như mong muốn của các nhà quản lý, các nhà đầu tư… Thay vào đó, giống như tất cả
các tiêu chuẩn kế toán, IFRS yêu cầu có sự hỗ trợ của các tổ chức khi đó mới đáp ứng
được kỳ vọng đặt ra cũng như quá trình thực hiện là đáng tin cậy.
Pham và cộng sự (2011) đánh giá mức độ hòa hợp của chuẩn mực KTVN với
IAS/IFRS, xem xét mức độ hội tụ trên cơ sở các quy định (de jure) của các chuẩn mực
KTVN với IAS/IFRS. Kết quả là mức độ hội tụ về mặt đo lường là 75,8%, mức độ
trình bày thông tin là 61,9%. Bằng việc khảo sát 200 BCTC năm 2010 của các DN
9

niêm yết trên TTCK Việt Nam, Pham (2012) cho rằng trong giai đoạn 2001-2005,
mức độ hội tụ trên cơ sở các quy định (de Jure) của chuẩn mực KTVN so với IAS/IFRS
ban hành cho đến năm 2003 đạt 84%. Tuy nhiên, khi mà IAS/IFRS được sửa đổi, bổ
sung, còn chuẩn mực KTVN chưa kịp cập nhật thì mức độ hội tụ này giảm xuống còn
62%. Đồng thời, tác giả cũng cho thấy về mặt hội tụ thực tế (de facto) thì các DN tuân
thủ chuẩn mực KTVN đạt 80% trong khi đó mức độ tuân thủ IAS/IFRS là 67%.
Sự khác biệt về báo cáo tài chính
Krzywda và Schroeder (2007) đã phân tích BCTC của 225 công ty được niêm yết
trên TTCK Warsaw từ năm 2001 đến 2004, nghiên cứu khác biệt giữa CMKT Balan và
IFRS. Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa BCTC theo CMKT Ba Lan và IFRS có sự khác
biệt về bất động sản, đất đai và công cụ, lợi thế thương mại, ghi nhận và đo lường doanh
thu, chi phí, công cụ tài chính, tài sản vô hình, hợp nhất kinh doanh, thuê và đầu tư bất
động sản... ghi nhận giá trị sổ sách của tài sản ròng của năm 2004 tính theo kế toán Balan
thấp hơn trung bình từ 6% đến 9% trong khi đó thu nhập tính thuế giảm 35%.
Devalle và Magarini (2010) nghiên cứu điển hình 5 công ty ở Đức, Anh và Ý. Bằng
việc thu thập số liệu BCTC của các công ty từ 2002 đến 2007 đã vận dụng IFRS, các tác giả
kết luận: BCTC tăng giá trị ở Đức nhưng giảm giá trị ở Anh và Ý, khi vận dụng IFRS ảnh
hưởng đến số liệu trên BCTC là do những khác biệt với CMKT quốc tế ở mỗi quốc gia.
Katerina (2010) nghiên cứu ảnh hưởng đến BCTC khi chuyển đổi BCTC từ
CMKT quốc gia sang IFRS cho các công ty ở Cộng hòa Séc. lý do chuyển đổi và
những khác biệt trọng yếu giữa CMKT của Cộng hòa Séc và IFRS cũng như những
vấn đề liên quan đến chuyển đổi BCTC sang IFRS. Kết quả nghiên cứu cho thấy
chuyển đổi BCTC sang IFRS ảnh hưởng đến thông tin trên BCTC là do khác biệt giữa
hai hệ thống CMKT và liên quan đến tình hình tài chính của công ty.
Beuselinck và cộng sự (2010) phân tích 1.904 công ty vận dụng IFRS ở 14
nước Châu Âu từ năm 2003- 2007. Nghiên cứu cho thấy những khác biệt lớn của
CMKT quốc gia đối với IFRS, hiệu quả của vận dụng IFRS ảnh hưởng đến giá cổ
phiếu và đóng vai trò quan trọng tạo ra môi trường thông tin cho các công ty. Vận
dụng IFRS làm tăng khả năng phân tích và góp phần cung cấp thông tin đến giá cổ
phiếu. Nhóm tác giả đã phân tích tăng, giảm giá cổ phiếu khi lần đầu vận dụng IFRS
và thời gian sau khi vận dụng IFRS.
Tại Canada, sau ngày 01/01/2011, tất cả các công ty bắt buộc vận dụng IFRS.
Tuy nhiên, đối với các công ty Canada niêm yết trên TTCK Mỹ thì TTCK Mỹ cho
phép các công ty sử dụng BCTC theo CMKT của Mỹ. Như vậy, các công ty Canada
niêm yết trên TTCK Mỹ có thể lập BCTC theo IFRS hoặc theo GAAP của Mỹ, quyết
định lập BCTC theo chuẩn mực nào là do quyết định của người lập (Tomaszewski,
10

2014a). Các tác giả cũng cho rằng, sự khác biệt của IFRS và CMKT của Mỹ ảnh
hưởng đến số liệu BCTC.
Dritsas và Petrakos (2014) phân tích các chỉ số thanh khoản, chỉ số lợi nhuận,
chỉ số cấu trúc tài chính và khảo sát BCTC (lập theo GAAP của Hy Lạp và IFRS) của
80 CTNY trên thị trường Hy Lạp với những ngành nghề khác nhau như: xây dựng, y
tế, truyền thông, kỹ thuật… Tác giả khẳng định, những khác biệt trọng yếu được ghi
nhận ở những khía cạnh khác nhau của BCTC như là Tài sản thuần / Nợ phải trả hay
Tài sản thuần / TSCĐ được lập theo IFRS thấp hơn nhiều so với GAAP của Hy Lạp,
ngược lại Doanh thu / Phải thu khách hàng của IFRS cho kết quả cao hơn GAAP của
Hy Lạp. Như vậy, những khác biệt trọng yếu giữa CMKT của Hy Lạp và IFRS được
thể hiện trên BCTC, ảnh hưởng trọng yếu đến số liệu của BCTC.
Bradbury và Kim (2017) phân tích ảnh hưởng của chuẩn mực IAS 12 “thuế thu
nhập” và các tình huống khi vận dụng IAS 12. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khoản phải
trả thuế thu nhập hoãn lại tăng lên do đánh giá tài sản theo IFRS và IAS 12 yêu cầu ghi
nhận khoản khác biệt tạm thời. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại cũng tăng do ghi nhận theo
IAS 12. Như vậy, những khác biệt này ảnh hưởng đến bảng cân đối kế toán và ảnh hưởng
đến thu nhập toàn diện khác cùng với ảnh hưởng của thuế, IAS 12 cũng yêu cầu trong
trình bày BCTC là không cho phép cấn trừ tài sản và phải trả thuế thu nhập hoãn lại.
Thực trạng BCTC của một số nước và các giải pháp nhằm hoàn thiện BCTC
Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến BCTC, cũng như
việc áp dụng IAS/IFRS đối với hệ thống BCTC tại các quốc gia.
Các nghiên cứu về việc áp dụng IAS/IFRS đối với hệ thống BCTC tại các quốc
gia: Francis và cộng sự (2005) chỉ ra rằng sự hòa hợp kế toán tạo điều kiện thúc đẩy
hoạt động mua bán và sáp nhập tại các quốc gia, đặc biệt là sau quá trình áp dụng
IAS/IFRS tại EU từ năm 2005. Ball (2006) cho rằng sử dụng IAS/IFRS có thể giúp cải
thiện tính so sánh của thông tin BCTC và do đó giảm chi phí và rủi ro sử dụng thông
tin của các nhà đầu tư. Jones và Belkaoui (2010) khẳng định, việc sử dụng IAS/IFRS
có nhiều lợi ích: (i) các nước sử dụng IAS/IFRS có thể tiết kiệm chi phí soạn thảo
chuẩn mực và nhanh chóng hòa nhập vào IAS/IFRS, (ii) hệ thống chuẩn mực được
chấp nhận và có thể áp dụng trên toàn cầu cần thiết cho sự quốc tế hóa nền kinh tế thế
giới với mức độ ngày càng gia tăng, (iii) sự hội nhập về kế toán giúp cho các công ty
huy động vốn trên thị trường quốc tế. Lee và Fargher (2010) cho thấy có mối quan hệ
giữa việc chấp nhận IFRS với sự gia tăng đầu tư đa quốc gia của các nhà đầu tư Úc.
Các nhà lập qui cho rằng quá trình hội tụ sẽ giúp cải thiện khả năng so sánh của
thông tin tài chính, giảm chi phí cho người sử dụng, người lập BCTC và kiểm toán viên
và do đó, sẽ nâng cao hiệu quả của thị trường vốn quốc tế (Herz và Petrone, 2005 và
11

Tweedie và Seidenstein, 2005). Armstrong (2010) theo dõi phản ứng của TTCK châu
Âu đối với các thông tin về việc áp dụng IFRS. Kết quả chung cho thấy các nhà đầu tư
hy vọng vào quá trình hội tụ giúp nâng cao CLTT, giảm tính bất đối xứng thông tin,
tăng cường tính tuân thủ và hội tụ. Mặc dù vậy, các tác giả cũng ghi nhận phản ứng tiêu
cực của các nhà đầu tư từ các quốc gia theo hệ thống điển luật. Lasmin (2011b) xem xét
liệu quá trình hội tụ kế toán có thúc đẩy gia tăng dòng FDI cũng như thương mại quốc tế
vào các nước đang phát triển hay không. Nghiên cứu này cho thấy tại các quốc gia đang
phát triển chấp nhận IFRS, không có sự gia tăng về đầu tư và thương mại quốc tế. Tác
giả cho rằng vì IFRS được xây dựng bởi các quốc gia phát triển trong khi các quốc gia
đang phát triển có môi trường kinh tế, xã hội và chính trị khác hẳn.
Jenice (2006) cho rằng IAS/IFRS về cơ bản được xây dựng theo mô hình
Anglo-America. Vì vậy, có thể không phù hợp với các nước đang phát triển do có sự
khác biệt về văn hóa và môi trường kinh tế với các nước phát triển. Các chuyên gia
khẳng định IAS/IFRS dựa trên nguyên tắc (principles-based accounting), có tính linh
hoạt cao, nên có thể khó vận dụng vào các nước đang phát triển. Chẳng hạn, do thiếu
một thị trường phát triển, các nước đang phát triển khó có thể áp dụng phương pháp
dựa trên thị trường (market - base) để ước tính FV. Ngoài ra, chuyên gia kinh tế
Volcker - cựu chủ tịch FED cho rằng, trong thế giới toàn cầu hóa nhanh chóng, các
giao dịch kinh tế phải được hạch toán cùng tính chất dù ở các vùng quốc gia, lãnh thổ
khác nhau, các công ty và các nhà đầu tư sẽ có lợi khi các BCTC, CMKT đồng nhất từ
quốc gia này sang quốc gia khác. Khi một bộ CMKT chất lượng cao được áp dụng ở
mọi nơi trên thế giới, chi phí tiếp cận thị trường vốn có thể được giảm đi, khả năng so
sánh của các thông tin tài chính và CLTT cung cấp cho các nhà đầu tư tăng lên, giảm
thiểu rủi ro đầu tư, tăng hiệu quả thị trường. Những ưu thế về lợi ích mang lại của việc
sử dụng IAS/IFRS, những yêu cầu của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế
cộng với nỗ lực của IASB, đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hài hòa và hội nhập với các
IAS/IFRS của nhiều quốc gia trên thế giới.
Ball (2006) giải thích do vấn đề sử dụng FV của IFRS, sự phức tạp và tính xét
đoán cao của FV không được chấp nhận bởi nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, mặc dù quá
trình toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, TTCK và hệ thống luật pháp vẫn phụ thuộc vào
đặc điểm của mỗi quốc gia trong khi IFRS bản thân nó thiếu tính bắt buộc tuân thủ.
Về phương diện nâng cao chất lượng của BCTC, Christensen và cộng sự (2008)
ghi nhận sự cải thiện chất lượng trong việc giảm sai lệch lợi nhuận và tăng tính kịp
thời của thông tin của các công ty Đức. Tuy nhiên, kết quả này chỉ đạt được ở những
công ty tự nguyện áp dụng IFRS trước khi bị bắt buộc. Điều này cho thấy tác dụng cải
thiện BCTC chỉ diễn ra khi DN ý thức được sự cần thiết của quá trình hội tụ.
12

Tuy nhiên, các DN ở các quốc gia khi áp dụng IAS/IFRS cũng gặp không ít
khó khăn, trở ngại. Một trong những khó khăn đó là phải có đội ngũ nhân viên kế toán
có trình độ và chi phí. Đó là một trong những vấn đề không hề đơn giản vì IAS/IFRS
được xem là khá phức tạp đối với cả các nước phát triển. Để áp dụng IAS/IFRS, DN
phải bỏ ra chi phí ban đầu khá lớn, xây dựng lại hệ thống thu thập, kiểm tra, xử lý,
trình bày và cũng cấp các thông tin tài chính.
Lasmin (2011a) cho rằng việc hội tụ trên thực tế đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ
lực hơn là việc đơn thuần tuân thủ trên quy định, điều này đặc biệt đúng với các quốc
gia đang phát triển.
Ehoff và Fischer (2013) cho rằng việc chấp nhận hoàn toàn IFRS có thể khiến
tổ chức lập quy của quốc gia lo ngại sẽ không kiểm soát được các CMKT, và do đó
không hoàn thành được vai trò bảo vệ nhà đầu tư của mình.
Chất lượng thông tin BCTC
Jonas và Blanchet (2000) xây dựng các thuộc tính để tạo nên 11 đặc tính
CLTT BCTC theo FASB.
Maines và cộng sự (2003) sử dụng các phương pháp để đánh giá về đặc tính
đáng tin cậy của thông tin BCTC bao gồm: (a) so sánh các số liệu kế toán với CMKT,
(b) xem xét vấn đề công bố lại các thông tin kế toán, (c) so sánh các ước tính kế toán
và nhận biết dòng tiền trong tương lai, (d) thông qua việc sử dụng các thông tin kế
toán để nhận biết sự đáng tin cậy của những thông tin này. Mục đích của nghiên cứu
này nhằm giúp cho các nhà xây dựng chuẩn mực, người sử dụng xác định những thuộc
tính góp phần tăng độ “đáng tin cậy” của thông tin BCTC.
Ahmed và cộng sự (2006), Ali và cộng sự (2009) cho rằng những đất nước
thuộc nền kinh tế mới nổi muốn gia tăng nguồn vốn từ nước ngoài cần phải tăng
cường cải thiện chất lượng BCTC của DN. Trong nghiên cứu, tác giả tập trung xem
xét việc tuân thủ vào 14 CMKT (hầu hết tương đồng với IAS) ở Ấn Độ, Pakistan và
Bangladesh với số lượng mẫu là 566 của 3 quốc gia. Các chuẩn mực được lựa chọn
liên quan đến các nội dung thông tin đến nhà đầu tư về “chất lượng báo cáo của những
quốc gia này”. Họ sử dụng danh mục công bố bắt buộc gồm 131 nội dung theo yêu cầu
của 14 CMKT nói trên để đo lường tính tuân thủ. Phát hiện của nhóm tác giả trong
nghiên cứu này cho thấy: cả 3 quốc gia mức tuân thủ cao trong các nội dung về khấu
hao, hàng tồn kho, TSCĐ. Trong 3 quốc gia thì Pakistan là quốc gia được đánh giá là
nước có tính tuân thủ cao nhất. Ngoài ra tác giả còn cho thấy các biến độc lập như: quy
mô công ty, những công ty đa quốc gia và khả năng sinh lời có quan hệ tích cực với
mức độ công bố bắt buộc, trong khi đó đòn bẩy tài chính và công ty kiểm toán độc lập
không có liên quan gì đến mức độ công bố. Điều đáng chú ý là họ đã phát hiện mức độ
13

tuân thủ công bố cao những yếu tố bắt buộc công bố theo Luật DN của mỗi quốc gia
bên cạnh các IAS/IFRS.
Lyle (2008) đánh giá CLTT BCTC thông qua chuỗi cung ứng BCTC. Theo tác
giả, chuỗi cung ứng BCTC liên quan đến nhiều người, nhiều quy trình thông qua quá
trình lập, xác nhận, kiểm tra và sử dụng BCTC. Tất cả chuỗi quá trình đạt được chất
lượng cao sẽ tạo ra BCTC có chất lượng cao.
Beest và cộng sự (2009) tiến hành thu thập dữ liệu từ 231 BCTC của các công
ty niêm yết ở các sàn chứng khoán ở Mỹ, Anh và Hà Lan trong giai đoạn 2005-2007,
sử dụng BCTC để đánh giá 21 chỉ tiêu chất lượng chi tiết. Tác giả đánh giá định lượng
các đặc điểm chất lượng của BCTC dựa trên các đặc điểm cơ bản và các đặc điểm bổ
sung theo khuôn mẫu lý thuyết IFRS; xây dựng thang đo cho các đặc điểm chất lượng:
tính thích hợp, trình bày trung thực, có thể so sánh được, kịp thời, có thể hiểu được.
Smaili và Labelle (2009) xem xét BCTC của 107 công ty tại Canada trong vấn
đề không tuân thủ theo 14 yêu cầu của Ủy ban chứng khoán Otario (OSC).
Bằng việc lựa chọn các công ty có công bố lại BCTC trong giai đoạn thời gian
nghiên cứu tại Trung Quốc, Zhizhong và Juan (2011) cho rằng thông qua BCTC công
bố lại cho thấy dấu hiệu rõ ràng là BCTC đã công bố trước đây là không trung thực,
thể hiện chất lượng BCTC thấp.
Beest và cộng sự (2009) đo lường chất lượng BCTC của Anh và Mỹ bằng
phương pháp “hoạt động hóa” (operationalize) các đặc tính chất lượng để đánh giá
những thông tin tài chính và phi tài chính nhằm xác định tính hữu ích của chúng.
Terzungwe (2013) lấy kết quả thống kê từ 100 bảng khảo sát và phân tích
thống kê về ý kiến đã được cung cấp để nghiên cứu ý kiến về chất lượng BCTC ở
Nigeria của các đối tượng liên quan đến BCTC.
Như vậy, CLTT trên BCTC có mối quan hệ với các quy định, CSKT tại các
quốc gia cũng như CMKT quốc tế. Kết quả của các nghiên cứu trên có nhiều điểm
tương đồng, tuy nhiên một số nghiên cứu được thực hiện còn hạn chế về quy mô mẫu
và được thực hiện tại thời điểm kinh tế các nước chưa phát triển mạnh.

1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về báo cáo tài chính
Từ những năm 1970 đến nay, hầu hết các nghiên cứu đều đề cập đến các nhân
tố: Kinh tế, văn hóa, chính trị, pháp lý, toàn cầu hóa, kỹ thuật nghiệp vụ và điều kiện
tổ chức ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống kế toán quốc gia nói chung và sự
khác biệt về BCTC nói riêng. Năm 1977, Hiệp hội Kế toán Mỹ đã đưa ra 8 thông số
quan trọng được xem là yếu tố đặc trưng ảnh hưởng đến kế toán nói chung trong đó
bao gồm BCTC, đó là: hệ thống chính trị; hệ thống kinh tế; giai đoạn phát triển kinh
14

tế; mục đích của BCTC; nguồn gốc hoặc thẩm quyền biên soạn CMKT; giáo dục và
đào tạo; việc thực thi đạo đức và chuẩn mực; và người sử dụng dịch vụ.
Danh mục 12 yếu tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát phát triển
hệ thống kế toán đã được Choi và Muller (1984) nghiên cứu bao gồm: hệ thống pháp
luật; hệ thống chính trị; bản chất của quyền sở hữu kinh doanh; sự khác nhau về quy
mô và hoạt động của các công ty; môi trường xã hội; mức độ phức tạp của hoạt động
kinh doanh; trình độ dự báo kinh doanh; sự hiện diện của pháp luật kế toán; tốc độ đổi
mới kinh doanh; giai đoạn phát triển kinh tế; mô hình tăng trưởng của nền kinh tế; và
thực trạng giáo dục chuyên nghiệp.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt trong việc lập và trình bày BCTC cũng
như sự phát triển của hệ thống kế toán quốc gia bao gồm các nhân tố môi trường như
văn hoá, kinh tế, giáo dục và pháp lý (Gray, 1988, Perera, 1989, Doupnik & Salter,
1995, Zarzeski, 1996; Jaggi & Low, 2000). Một số nghiên cứu khác phân tích sâu việc
áp dụng hệ thống kế toán quốc gia trong quá trình lập và trình bày BCTC cho thấy các
nhân tố như văn hóa tổ chức và các thuộc tính cá nhân của kế toán viên (trình độ
chuyên môn, nhiệm vụ được giao, kinh nghiệm làm việc) có ảnh hưởng quan trọng đến
BCTC (Libby & Luft, 1993, Bonner, 1994, Doupnik & Salter, 1995; Nobes, 1998).
Nghiên cứu của Hopwood (2000) đề cập đến sự hiểu biết về thực hành kế toán tài
chính. Tác giả cho rằng những nhân tố tác động đến sự khác biệt về kế toán tại các quốc
gia chưa được các nghiên cứu trước trình bày và phân tích đầy đủ. Theo tác giả, các nhân
tố góp phần ảnh hưởng đến sự khác biệt về kế toán tại các quốc gia đó là cơ sở hạ tầng;
văn hóa; pháp lý; hệ thống kinh tế xã hội và chính trị; sự khác biệt về nhận thức của bản
thân người làm kế toán. Hệ thống BCTC của một quốc gia bị ảnh hưởng bởi môi trường
địa phương, có xu hướng phản ánh áp lực và chịu ảnh hưởng bởi văn hoá, kinh tế, thể chế
và chuyên môn của người làm kế toán. Do đó, tính phổ biến và tính đồng bộ hoàn chỉnh
của BCTC có thể không xảy ra ngay cả sau khi áp dụng IFRS. Trong nghiên cứu này, tác
giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp để tổng hợp, phân tích và đo lường mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố đến sự khác biệt về BCTC. Kết quả nghiên cứu khá tương
đồng với các nghiên cứu khác. Tuy nhiên, nghiên cứu này thực hiện từ những năm 2000
khi mà nền kinh tế chưa phát triển mạnh như hiện nay.
Chamisa (2000); Ampofo & Sellani (2005) cho thấy sự tương đồng ngày càng
tăng giữa IFRS với các CSKT ở cả các nước phát triển và đang phát triển trong vài
thập kỷ qua. Mặc dù mục tiêu của IASB là cung cấp các tiêu chuẩn chất lượng phù
hợp cho việc sử dụng trên toàn thế giới, tuy nhiên, tình hình kinh tế và xã hội của mỗi
quốc gia đã khiến hầu hết các quốc gia đặt ra các chính sách riêng của mình hoặc là áp
dụng IFRSs với những sửa đổi, bổ sung.
15

Radebaugh & Gray (2002); Archambault & Archambault (2003) chỉ ra sự đa


dạng về ứng dụng và thực hành kế toán giữa các khu vực khác nhau trên thế giới. Từ
đó ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC giữa các quốc gia.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt trong việc áp dụng IAS/IFRS tại các
quốc gia được phân tích theo phạm vi qui mô (vi mô và vĩ mô) đó là yếu tố môi trường
và cá nhân kế toán viên. Các yếu tố môi trường bao gồm: bản chất của quyền sở hữu
DN và hệ thống tài chính (Zysman, 1983); hệ thống thuế (Radebaugh & Gray, 2002);
lạm phát (Nobes, 1998); thời gian và qui mô của hệ thống kế toán (Chow, Harrison,
McKinnon, & Wu, 2002); giai đoạn phát triển kinh tế (Radebaugh & Gray, 2002); hệ
thống pháp lý (Doupnik & Salter, 1995); lịch sử, địa lý, ngôn ngữ, tác động của học
thuyết, hệ thống chính trị, bối cảnh xã hội, và rủi ro (Nobes, 1998). Đặc điểm cá nhân
của kế toán viên bao gồm: kinh nghiệm, hiểu biết và khả năng (Libby & Luft, 1993;
Bonner, 1994; Trotman, 1996).
Các yếu tố môi trường (bản chất của quyền sở hữu DN, hệ thống tài chính và
thuế…); các giai đoạn phát triển kinh tế; hệ thống pháp luật và văn hoá ảnh hưởng đến
việc thực hành kế toán tại các quốc gia (Nobes, 1983, 1998; Radebaugh & Gray, 2002,
Rahman và cộng sự, 2002). Kết quả nghiên cứu của các tác giả tương đồng với các
nghiên cứu trước. Bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, các tảc giả phân tích chi tiết
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Ví dụ, hệ thống kinh tế ảnh hưởng đến cách thức
các DN và nhà đầu tư liên hệ với nhau như thế nào; ảnh hưởng đến việc trình bày thông
tin trên BCTC. Thông tin kế toán được trình bày có liên quan đến kinh tế, lạm phát và
thị trường vốn (Nobes, 1983, 1998; Archambault & Archambault, 2003). Hệ thống pháp
luật có ảnh hưởng đến BCTC và thực hành kế toán (Salter & Doupnik, 1992). Có sự
khác biệt đáng kể về mức độ thông tin được trình bày trong BCTC giữa các quốc gia
theo hệ thống thông luật so với các quốc gia theo hệ thống điển luật (Doupnik & Salter,
1995; Ball và cộng sự, 2000; Jaggi & Low, 2000). Văn hoá là chương trình tập thể của
tâm trí, được chấp nhận rộng rãi, có ảnh hưởng lớn đối với thực hành kế toán tại các
quốc gia (Hofstede, 1980). Gray (1988), sau khi áp dụng lý thuyết của Hofstede (1980)
vào văn hoá kế toán, tác giả khẳng định nền văn hoá là một trong những nhân tố ảnh
hưởng đến sự khác biệt về kế toán giữa các quốc gia và khu vực nói chung và BCTC nói
riêng. Nghiên cứu về ảnh hưởng của văn hoá tới sự khác biệt này cũng tập trung vào
việc kiểm tra sự khác biệt về hành vi của người làm kế toán giữa các quốc gia (Soeters
& Schreuder, 1988; Schultz & Lopez, 2001; Doupnik & Richter, 2003, 2004; Patel,
2003). Tuy nhiên, nghiên cứu này được thực hiện từ trước năm 2002, với khoảng cách
về thời gian khá dài so với thời điểm hiện tại, do đó cần được kiểm chứng lại tại Việt
Nam với nhưng đặc điểm về kinh tế, xã hội riêng.
16

Boolaky (2003), trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước như nghiên cứu của
Hofstede (1984), Gray (1988), Nobes (1998)... sử dụng phương pháp thử nghiệm đa thức
trên hai nhóm quốc gia có và không có TTCK, đồng thời áp dụng mô hình Political,
Economic, Social, Cultural (PESC) để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến CMKT trong
Cộng đồng phát triển Nam Phi (SADC). Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều nhân tố ảnh
hưởng đến hệ thống kế toán và thực hành trong một đất nước mà khi phân tích chặt chẽ,
có thể được nhóm lại thành các nhân tố: Chính trị và pháp lý; kinh tế; xã hội và văn hóa.
Từ đó, các tác giả khẳng định rằng các nhà hoạch định chính sách cần xem xét
các nhân tố chính trị và pháp lý; kinh tế; xã hội và văn hóa khi phát triển CMKT của
một quốc gia hay khi vận dụng CMKT quốc tế mà nó có ảnh hưởng đến lập và trình
bày BCTC của các DN.
Ouda (2004) nghiên cứu việc áp dụng kế toán dồn tích ở khu vực công đối với
các nước đang phát triển. Tác giả cho rằng, việc cải cách hệ thống kế toán công tại các
nước đang phát triển có những hạn chế nhất định bắt nguồn từ những nguyên nhân như
việc thâm hụt ngân sách, những yếu kém trong quản lý tài chính công dẫn đến tình
trạng tham nhũng, tỷ lệ lạm phát cao, những hạn chế về trình độ chuyên môn cũng như
nguồn lực về tài chính để thực hiện. Do đó, tác giả đã đề xuất mô hình các nhân tố
giúp các nước đang phát triển thực hiện cải cách kế toán trên cơ sở dồn tích.
Ding và cộng sự (2005) chứng minh rằng yếu tố văn hóa có có ảnh hưởng đáng
kể đến sự khác biệt giữa CMKT quốc gia và quốc tế. Zhang (2005), dựa trên nghiên
cứu các lý thuyết bao gồm lý thuyết Mueller (1967), Cộng đồng kế toán Mỹ (1977),
Nobes (1990), Belkaoui (1985), Gray (1988), Radebaugh và Gray (1997)… về những
nguyên nhân của sự khác biệt trong hệ thống kế toán ở mỗi quốc gia và nghiên cứu
thực trạng quá trình phát triển của hệ thống kế toán Trung Quốc giai đoạn (1949 -
2005), tác giả đã phân chia các giai đoạn phát triển của hệ thống kế toán Trung Quốc
và chỉ ra những nhân tố tác động ảnh hưởng đến hệ thống kế toán qua từng giai đoạn
lịch sử. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phát triển kế toán của Trung Quốc chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ bởi các nhân tố khác nhau bao gồm: chính trị, quốc tế, kinh tế, văn
hóa, luật pháp, giáo dục và tính chuyên nghiệp.
Môi trường kinh doanh tại những công ty đa quốc gia phức tạp hơn những công ty
trong nước. Tính toàn cầu của kinh tế thị trường và thị trường tài chính yêu cầu một môi
trường kinh tế mà ở đó những quy định đồng nhất cho việc lập BCTC sẽ mang lại lợi ích
cho nhà đầu tư, chủ nợ, nhà phân tích tài chính, kế toán và kiểm toán, đồng nhất của CMKT
giúp cho việc so sánh BCTC ở những công ty ở khác quốc gia (Smith và Runyan, 2007).
Chand và cộng sự (2008) trình bày các nhân tố tạo ra sự khác biệt trong thực
hành BCTC ở những quốc gia Nam Thái Bình Dương trong giai đoạn hội tụ. Phạm vi
17

về không gian của nghiên cứu này bao gồm 4 quốc gia ở khu vực nam Thái Bình
Dương: Úc, New Zealand, Papua New Guinea và Fiji. 4 quốc gia này áp dụng IFRS ở
các mức độ khác nhau: áp dụng toàn bộ IFRSs (Papua New Guinea), áp dụng có sửa
đổi (Australia và New Zealand) và áp dụng có chọn lọc (Fiji). Bằng việc sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính, các tác giả chỉ ra 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến
quá trình hội tụ kế toán nói chung và thực hành BCTC nói riêng đó là: (i) bản chất của
quyền sở hữu DN và hệ thống tài chính, (ii) văn hóa và (iii) trình độ giáo dục kế toán
và kinh nghiệm của các kế toán viên chuyên nghiệp ở mỗi nước. Ngoài ra, nghiên cứu
này xem xét những nhân tố nào ảnh hưởng đến tính so sánh của BCTC. Từ đó, các tác
giả cho rằng khả năng so sánh trong BCTC có thể khó đạt được ở các quốc gia trên thế
giới thậm chí sau khi áp dụng IFRSs. Vì vậy, các nhà quản lý quốc gia và quốc tế cần
hành động để giảm những khác biệt về kế toán nói chung, BCTC nói riêng giữa các
quốc gia để đạt được mục tiêu hội tụ kế toán. Mặc dù kết quả của nghiên cứu này có
nhiều nét tương đồng với các nghiên cứu trước, tuy nhiên nghiên cứu này còn tồn tại
những hạn chế về phương pháp nghiên cứu, thực hiện trong điều kiện kinh tế đặc thù
của 4 quốc gia, trong giai đoạn 2008.
8 nhân tố gây ảnh hưởng đáng kể lên sự phát triển của kế toán được Choi và
Meek (2011) đề cập gồm: Các nguồn lực tài chính; hệ thống luật pháp; thuế; kinh tế -
chính trị; lạm phát; trình độ phát triển kinh tế, trình độ giáo dục; và nền văn hoá.
Ramanna (2011) phân tích yếu tố chính trị của quá trình hội tụ quốc tế thông qua phân
tích tại Canada, Trung Quốc và Ấn Độ. Theo Ramanna, mỗi quốc gia có chiến lược khác
nhau trong quá trình hội tụ tùy theo vị thế chính trị của mình. Các quốc gia có vị thế chính
trị mạnh sẽ tìm cách tác động vào IASB để hội tụ theo cách thuận lợi cho quốc gia họ.
Olajumoke (2012) nghiên cứu ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến BCTC, với các
mục tiêu như: Mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và BCTC; xác định các vấn đề gặp phải
về BCTC của tổ chức do quá trình toàn cầu hoá; các khuyến nghị về BCTC cho các
vấn đề đã được xác định của toàn cầu hoá. Với phương pháp nghiên cứu định lượng,
tác giả sử dụng thống kê mô tả, phân tích tương quan (phương trình hệ số tương quan)
để thiết lập, kiểm tra và phân tích ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến BCTC là tích cực
hay không tích cực bằng cách kiểm định giả thuyết: Toàn cầu hoá có tác động tích cực
đến BCTC. Các đại diện thể chế của toàn cầu hóa được tác giả trình bày bao gồm:
Nhóm ngân hàng thế giới (ngân hàng thế giới; tổ chức hợp tác và phát triển quốc tế;
tổng công ty tài chính quốc tế); quỹ tiền tệ quốc tế; tổ chức thương mại quốc tế và
công ty đa quốc gia. Tác giả kết luận toàn cầu hoá có tác động tích cực đến BCTC.
Song phạm vi nghiên cứu của nghiên cứu này là lĩnh vực ngân hàng (Zenith Bank
PLC), mẫu nghiên cứu nhỏ (phỏng vấn, khảo sát 16 đối tượng).
18

Shima và Yang (2012) khẳng định: Những quốc gia có trình độ giáo dục cao sẽ
dễ dàng và ít tốn kém hơn cho vận dụng IFRS, cần phải tích cực đào tạo kiến thức
IFRS để dễ dàng hơn cho việc chuyển đổi BCTC sang IFRS.
Madawaki (2012) nghiên cứu vận dụng IFRS ở Nigeria, tác giả kết luận: Việc
chuyển đổi và lập BCTC theo IFRS sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, giảm chi phí
cho công ty chuyển đổi BCTC theo IFRS, tạo điều kiện thuận lợi cho các CTNY trên
TTCK khu vực và thế giới.
Horton và cộng sự (2013) phân tích những khác biệt tuyệt đối của những công ty
vận dụng CMKT quốc gia và IFRS của năm 2013. Kết quả cho thấy việc công ty có bắt
buộc vận dụng IFRS đã cải thiện thông tin trên thị trường tài chính và kết quả là môi
trường thông tin tăng lên cả chất lượng thông tin và tính so sánh số liệu trên BCTC.
Zakari (2014) nghiên cứu tại Libya, tác giả chỉ rõ: Việc thiếu các kỹ năng về kế
toán chuyên nghiệp của người làm kế toán là một trong những thách thức khi vận dụng
IFRS ở những nước đang phát triển.
Gray và cộng sự (2015) phân tích hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty
niêm yết tại 14 nước thành viên của Liên minh châu Âu trong giai đoạn 2000-2010
nhằm đánh giá mức độ liên kết giữa văn hoá quốc gia và sự khác biệt giữa các quốc
gia trong thực tiễn quản trị lợi nhuận do việc bắt buộc vận dụng IFRS. Kết quả nghiên
cứu cho thấy khuynh hướng tham gia vào quản trị lợi nhuận vẫn tiếp tục sau khi các
công ty vận dụng IFRS và những yếu tố văn hoá này vẫn còn ảnh hưởng trong việc
giải thích sự khác nhau về mức độ quản trị lợi nhuận giữa các quốc gia.
Istratea (2015) phân tích BCTC của các CTNY ở Châu Âu năm 2008, phân tích
100 yếu tố trên BCTC của các CTNY khi chuyển đổi BCTC sang IFRS ở Rumania để
nghiên cứu về trình độ nhân lực cho công tác chuyển đổi IAS / IFRS. Kết quả nghiên
cứu là: việc vận dụng IFRS ở những nước không sử dụng tiếng anh gặp rất nhiều khó
khăn trong việc chuyển đổi; khó khăn về ngôn ngữ là một trong những thách thức khi
chuyển đổi BCTC sang IFRS; từ đó tác giả khuyển nghị cần cải thiện chuyển đổi từ
ngữ, công thức và câu từ cho các danh mục trên BCTC.
Khác biệt giữa chuẩn mực kế toán quốc gia của Ấn Độ và IFRS ảnh hưởng đến
việc lập, trình bày và công tác chuyển đổi BCTC sang IFRS (Uzma, 2016). Các tác giả
cũng cho thấy quản trị doanh nghiệp, ghi nhận giá trị hợp lý và những vấn đề khác liên
quan đến môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC sang IFRS.
Neel (2017) phân tích 1,861 công ty lần đầu vận dụng IFRS tại 23 quốc gia
trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2008, kiểm định mối quan hệ giữa ảnh hưởng
kinh tế của việc bắt buộc vận dụng IFRS vào năm 2005 và sự thay đổi trọng yếu của
cấu trúc hệ thống tài khoản, so sánh kế toán và chất lượng BCTC. Kết quả nghiên cứu
19

cho thấy vận dụng IFRS cải thiện so sánh kế toán giữa các quốc gia, tăng tính thanh
khoản cổ phiếu, tăng mức độ chính xác dự báo sau khi vận dụng IFRS, mang lại lợi ích
cho các công ty từ khi bắt buộc vận dụng IFRS năm 2005.
Nhìn chung, các nghiên cứu trước đây trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác
biệt ở cấp quốc gia về thực hành kế toán nói chung và thực hành BCTC nói riêng ở cấp
độ vĩ mô (nhân tố chính trị, pháp luật, văn hoá và kinh tế…) hoặc ở cấp độ vi mô (nhân
tố thuộc về các DN, các ngành công nghiệp và văn hoá của tổ chức) hoặc liên quan đến
sự khác biệt về thuộc tính của người kế toán (kinh nghiệm, trình độ học vấn, khả năng
và động lực). Các nghiên cứu đã phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự khác biệt
về BCTC của quốc gia với IAS/IFRS. Song các nghiên cứu này còn những hạn chế nhất
định về phạm vi nghiên cứu, mẫu nghiên cứu; nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực
nghiệm để trình bày, phân tích và tổng hợp một cách đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến
sự khác biệt ở cấp quốc gia về thực hành kế toán nói chung và BCTC nói riêng. Ngoài
ra, phần lớn các nghiên cứu này tập trung vào giai đoạn tiền hội tụ đã lỗi thời, bất chấp
những nỗ lực gần đây về hội tụ cũng như sự phát triển và cập nhật của IAS/IFRS.
Từ đó, tác giả tổng hợp các nghiên cứu điển hình nước ngoài về những nhân tố
ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC [Phụ lục số 1].
Từ những tài liệu thu thập được, kết hợp với việc nghiên cứu và xác định nhân
tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC, tác giả thiết lập bảng tổng hợp các nhân tố
[phụ lục số 2]:

1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước


1.2.1. Sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế
Sự hòa hợp của chuẩn mực KTVN với IAS/IFRS, mức độ hội tụ của kế toán
Sự hòa hợp của chuẩn mực KTVN với IAS/IFRS, mức độ hội tụ của kế toán và
các giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán, xây dựng CSKT, trong đó có liên quan đến
trình bày BCTC và các khoản mục trên BCTC cũng đã được một số tác giả nghiên
cứu: Trần Thị Giang Tân (1999) trình bày tổng quan về hệ thống kế toán và IAS/IFRS
và sự hòa hợp của chuẩn mực, trình bày thực trạng của kế toán DN Việt Nam và vận
dụng IAS/IFRS cũng như phương hướng hoàn thiện. Qui trình soạn thảo và ban hành
CMKT chưa chuyên nghiệp (Adam và Đỗ Thùy Linh, 2005), hệ thống chuẩn mực
KTVN vẫn còn những khoảng cách, đặc biệt là đối với khu vực dịch vụ tài chính, các
vấn đề về đánh giá và thuyết minh (World Bank, 2006). Một số nghiên cứu xem xét
thực trạng và đưa ra các giải pháp cho quá trình hòa hợp/hội tụ kế toán Việt Nam (Vũ
Hữu Đức và Trình Quốc Việt, 2008; Đoàn Xuân Tiên, 2008; Đặng Thái Hùng, 2008).
20

Tăng Thị Thanh Thủy (2009) đề xuất hoàn thiện hệ thống chuẩn mực KTVN theo
thông lệ quốc tế trên cơ sở những đặc điểm của Việt Nam.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu thực nghiệm bước đầu đánh giá hệ thống kế toán Việt
Nam cũng như mức độ hội tụ của các chuẩn mực KTVN. Phạm Hoài Hương (2010) đo
lường mức độ hài hòa của chuẩn mực KTVN với IAS/IFRS liên quan đến 10 CMKT chủ
yếu có ảnh hưởng quan trọng đến BCTC, kết quả phân tích cho thấy mức độ hài hòa bình
quân là 68%. Mức độ hài hòa về mặt đo lường (81,2%) cao hơn nhiều so với mức độ hài
hòa về mặt khai báo thông tin (57%). Từ đó, còn tồn tại một khoảng cách đáng kể giữa
chuẩn mực KTVN và quốc tế đặc biệt là vấn đề khai báo thông tin. Ngoài ra, một số
nghiên cứu trong các luận án, luận văn cũng đã đề cập đến các giải pháp và một số đề xuất
định hướng hội tụ cho Việt Nam. Lê Thị Thúy Loan (2005) trình bày tổng quan về chuẩn
mực KTVN qua đó đề xuất giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực KTVN.
Trần Quốc Thịnh (2013) đề xuất định hướng xây dựng hệ thống chuẩn mực báo cáo Việt
Nam đáp ứng xu thế hội tụ IAS/IFRS. Trần Hồng Vân (2014) kiểm định các giả thuyết về
sự hòa hợp giữa chuẩn mực KTVN với quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC hợp
nhất. Mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế ở các thời kỳ là khác nhau: Năm
2003 là 47,6%; năm 2008 là 26,32%; năm 2011 là 26,32%.
Trong số các công trình nghiên cứu trên, ngoài nghiên cứu của Phạm Hoài Hương
(2010), Trần Quốc Thịnh (2013), Trần Hồng Vân (2014), các nghiên cứu còn lại còn
hạn chế về phương pháp nghiên cứu, mẫu nghiên cứu. Mặt khác có nghiên cứu được
thực hiện tại thời điểm chuẩn mực KTVN chưa có nhiều đổi mới, kinh tế Việt Nam
chưa phát triển mạnh như hiện nay.
Sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế
Một số công trình nghiên cứu về sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế
trong đó bao gồm các CSKT, sự phát triển của kế toán tại Việt Nam trong đó bao gồm các
quy định về trình bày BCTC, các khoản mục trên BCTC... đã được nghiên cứu. Lê Mạnh
Hùng (2007) cho rằng giữa VAS 15 và IAS 11 về hợp đồng xây dựng có những sự khác
biệt về: Khác biệt trong cách ghi nhận doanh thu và chi phí hợp đồng xây dựng; khác biệt
trong việc ghi nhận các khoản lỗ ước tính và khác biệt trong việc trình bày thông tin hợp
đồng xây dựng trên BCTC. Trương Thị Thủy, Chúc Anh Tú (2008) cho rằng về mặt số
lượng, hệ thống 26 VAS so với quốc tế vẫn còn thiếu 9 chuẩn mực-tính đến thời điểm cuối
năm 2007, vì thời gian tới chắc chắn IFRS sẽ còn thay đổi và cập nhật. Ngoài ra, các tác giả
còn khẳng định VAS vẫn còn tồn tại những khoảng cách khác biệt với IAS/IFRS về quy
định trong nội dung các chuẩn mực như: Quy trình ban hành; các quy định hạch toán chi tiết
cụ thể đi kèm với các quy định cho mục đích, giả định báo cáo thuế; nhóm chuẩn mực về tài
21

sản; về chuẩn mực trình bày BCTC; về nhóm chuẩn mực về đầu tư; về chuẩn mực công cụ
tài chính; nhóm các CMKT chưa được ban hành.
Nguyễn Thị Phương Thảo (2010) nghiên cứu về tầm quan trọng của hòa hợp kế
toán quốc tế, những thuận lợi và khó khăn, những mức độ khác biệt khi hòa hợp kế toán
quốc tế và nghiên cứu thực tế hệ thống CMKT Việt Nam với hệ thống CMKT quốc tế để
để đánh giá việc vận dụng IFRS vào môi trường kế toán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu
cho thấy: (i) vai trò của Bộ Tài chính ảnh hưởng đến quy trình hòa hợp, được thể hiện sự
ra đời của VAS, so sánh VAS và IAS; (ii) người làm kế toán Việt Nam hướng đến hòa
hợp trong đó đề cập đến thái độ, ứng xử và những cần thiết khi hòa hợp kế toán quốc tế,
thực tế vận dụng và xử lý kế toán ở một số công ty hướng đến hòa hợp, (iii) để Việt Nam
hòa hợp kế toán quốc tế, các công ty cần thấy được tầm quan trọng của việc hòa hợp này,
cần sắp xếp đào tạo và tạo cơ hội cho nhân viên học tập ở nước ngoài.
Nguyễn Thị Kim Oanh (2010) hệ thống hóa các CMKT quốc tế, so sánh điểm
giống và khác nhau của hai hệ thống chuẩn mực về BCTC hợp nhất, phân tích thực
trạng lập và trình bày BCTC hợp nhất ở Việt Nam, đồng thời đưa ra những giao dịch
thực tế phát sinh tại doanh nghiệp mà chuẩn mực hay thông tư chưa đề cập đến hoặc
chưa rõ. Các khuyến nghị được tác giả đưa ra đối với các cơ quan chức năng để hoàn
thiện các văn bản quy định về BCTC hợp nhất trong thời gian tới.
Trần Xuân Nam (2011) cho rằng, so với IAS/IFRS Framework thì trong VAS01
không có nguyên tắc thực chất hơn hình thức (substance over form); chuẩn mực
KTVN chưa có chuẩn mực giảm giá trị tài sản; những quy định của VAS về tính và
trình bày EPS pha loãng, điều chỉnh hồi tố EPS khi trả cổ tức bằng cổ phiếu, thưởng cổ
phiếu còn rất thiếu…
Trần Hải Long (2012) nghiên cứu những điểm tương đồng và khác biệt giữa
IAS-02 với VAS-02 trên các khía cạnh những quy định chung, nội dung chuẩn mực
(cách xác định giá trị hàng tồn kho, về phương pháp tính giá hàng tồn kho, về lập dự
phòng giảm giá hàng tồn kho, ghi nhận chi phí và quy định về trình bày thông tin hàng
tồn kho trên BCTC) . Nhiều nội dung trong chuẩn mực số 01-Chuẩn mực chung vẫn
chưa được cập nhật theo thiên hướng và thông lệ quốc tế hoặc vẫn đang trong quá
trình thực hiện việc cập nhật (Trần Mạnh Dũng và Nguyễn Thị Xuân Hồng, 2015).
Võ Thị Quý và Nguyễn Thị Liên Hương (2010) tiến hành nghiên cứu trên cơ
sở so sánh và phân tích chuẩn mực KTVN và IAS/IFRS trên một số khía cạnh liên
quan đến các thông tin kế toán được sử dụng trong quá trình ra quyết định của nhà
đầu tư. Nhóm tác giả khẳng định, sự khác biệt giữa các chuẩn mực KTVN so với
IAS/IFRS có thể vô hình chung làm đẹp cho các số liệu trong BCTC nhưng mặt
22

khác lại làm sai lệch quyết định của nhà đầu tư. VAS hiện nay vẫn bộc lộ nhiều
điểm khác biệt với IAS/IFRS và biểu hiện như sau: VAS chưa có quy định cho
phép đánh giá lại tài sản và nợ phải trả theo FV tại thời điểm báo cáo; VAS 21
không quy định trình bày báo cáo biến động vốn chủ sở hữu thành một báo cáo
riêng biệt như IAS1; VAS 3 chỉ cho phép đánh giá lại TSCĐ là bất động sản, nhà
xưởng và thiết bị trong trường hợp có quyết định của Nhà nước, đưa tài sản đi góp
vốn liên doanh, liên kết, chia tách, sáp nhập DN và không ghi nhận phần tổn thất
tài sản hàng năm…(Lê Hoàng Phúc, 2011).
Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể bị chuyển hướng sang nước khác chỉ
vì lý do các nhà đầu tư cảm thấy khó hiểu BCTC do các DN Việt Nam lập có sự khác
biệt với BCTC thường sử dụng tại quốc gia mà họ đầu tư hoặc ngược lại các công ty cổ
phần Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn kém chi phí khi niêm yết chứng khoán ở
các nước khác để thu hút vốn (Hà Xuân Thạch, Nguyễn Ngọc Hiệp, 2011). Nhóm tác
giả còn khẳng định, thực trạng ở nước ta hiện nay có sự khác biệt giữa VAS và IFRS,
những khác biệt chủ yếu giữa các chuẩn mực đó là: Những khác biệt về nguyên tắc
chung (hệ thống BCTC, sự không tuân thủ theo chuẩn mực cho mục đích trình bày trung
thực và hợp lý, việc áp dụng nguyên tắc FV, các thành phần của BCTC, kỳ BCTC, đồng
tiền chức năng); những khác biệt trên từng chuẩn mực cụ thể (Hàng tồn kho, ảnh hưởng
của chênh lệch tỷ giá, hợp đồng xây dựng, tài sản vô hình, bất động sản đầu tư, lợi thế
thương mại từ việc hợp nhất kinh doanh, giai đoạn phát triển của DN, thuế TNDN), và
những IAS/IFRS chưa được ban hành những VAS tương đương.
Từ khi xây dựng và ban hành VAS17 cho đến nay vẫn chưa có sự cập nhật nội
dung mới (Phan Thị Anh Đào, 2011). Hà Thị Ngọc Hà (2013) cho rằng để phù hợp với
IAS/IFRS số 23 – chi phí đi vay và các CMKT khác có liên quan, Bộ Tài chính cần bổ
sung, sửa đổi VAS 16 “chi phí đi vay”.
Việt Nam vẫn trong quá trình tiếp tục nghiên cứu và ban hành thêm các CMKT
cho đầy đủ và phù hợp với IAS/IFRS để nhằm mục đích tạo điều kiện cho hội nhập
quốc tế và chuẩn hóa việc áp dụng cho các tổ chức DN (Vũ Mạnh Chiến và Lê Như
Tuyền, 2014). Các tác giả cũng nhấn mạnh việc nghiên cứu, biên soạn và ban hành các
chuẩn mực KTVN tiếp theo gặp rất nhiều khó khăn do có nhiều tranh luận trái chiều về
việc thừa nhận áp dụng toàn bộ hay ở một mức độ nào đó các IAS/IFRS, đặc biệt khía
cạnh liên quan đến FV cũng như các công cụ tài chính trong thời gian gần đây thực sự
rất đáng được quan tâm. Tuy nhiên, các tác giả cũng cho rằng điểm khác lớn nhất với
IAS/IFRS là hệ thống IAS/IFRS đề xuất các lựa chọn mà kế toán DN phải vận dụng nó.
Chuẩn mực KTVN chưa có quy định rõ ràng, đồng nhất về FV, trong khi đó phương
23

pháp xác định FV bao gồm 3 phương pháp: Phương pháp tiếp cận thị trường, phương
pháp tiếp cận chi phí và phương pháp tiếp cận thu nhập (Đặng Ngọc Hùng, 2016).
Theo Nguyễn Công Phương (2017), những khác biệt cơ bản của hệ thống kế
toán hiện hành so với hệ thống kế toán theo IFRS bao gồm: Mục tiêu của hệ thống kế
toán Việt Nam nhấn mạnh đến yếu tố kinh tế vĩ mô của thông tin kế toán; cùng tồn tại
chuẩn mực và chế độ kế toán; duy trì nguyên tắc giá gốc cùng với ứng dụng từng phần
nguyên tắc thận trọng cũng là một đặc thù của hệ thống kế toán hiện hành; ảnh hưởng
ngự trị của thuế đối với kế toán cũng là một truyền thống của thực tế kế toán Việt Nam.
Cũng theo Nguyễn Công Phương (2017), IFRS được xem là CMKT dựa vào
nguyên tắc (principles-based), trong khi kế toán Việt Nam dựa vào quy tắc (rules-
based) hơn là dựa vào nguyên tắc là do nguyên tắc - Tôn trọng bản chất hơn hình thức
(Substance over form) ít được áp dụng, mặc dù nguyên tắc tôn trọng bản chất hơn hình
thức trong Chế độ kế toán (TT200/2014/TT-BTC) được xem là một sự thay đổi lớn về
cách tiếp cận để soạn thảo chế độ kế toán. Tuy nhiên, thói quen dựa vào hình thức
pháp lý của giao dịch cùng với hướng dẫn chi tiết cụ thể của văn bản pháp lý đối với
các giao dịch làm cho nguyên tắc này cần một thời gian dài mới có thể đi vào thực
tiễn. Bên cạnh đó, hệ thống tài khoản chi tiết, thống nhất, hướng dẫn rất cụ thể về ghi
chép trên tài khoản và chế độ BCTC chuẩn tắc (theo khuôn mẫu, quy định chi tiết).
Mặt khác một phần lớn dung lượng của chế độ kế toán dành cho những quy định về
lập BCTC, theo đó quy định/hướng dẫn chi tiết biểu mẫu, cách thức lập các chỉ tiêu
trong BCTC. Mặc dù theo thiên hướng ban hành các quy định về kế toán tại Việt Nam
đang dần hướng tới dựa trên các nguyên tắc.
Ta và cộng sự (2018) đánh giá sự hòa hợp giữa chuẩn mực KTVN với
IAS/IFRS về lập và trình bày BCTC hợp nhất. Kết quả cho thấy, mức độ hòa hợp của
chuẩn mực KTVN với IAS/IFRS về lập và trình bày BCTC hợp nhất là thấp và mức
độ hòa hợp này cũng giảm trong thời gian tới.
Như vậy, kết quả các nghiên cứu trên có nhiều điểm giống nhau: trình bày sự
khác biệt giữa chuẩn mực KTVN với IAS/IFRS trong đó bao gồm BCTC. Song, các
nghiên cứu trên chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để phân tích và
phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp.
Điều kiện để Việt Nam áp dụng IAS/IFRS
Theo Lê Hoàng Phúc (2011), việc áp dụng IAS/IFRS không phải là hoàn toàn
dễ dàng đối với các DN ở các quốc gia. Một trong những thách thức đó là phải có đội
ngũ nhân viên kế toán và chi phí. Điều này không phải là vấn đề đơn giản vì IAS/IFRS
24

được xem là khá phức tạp ngay cả đối với các nước phát triển. Để áp dụng IAS/IFRS
đơn vị phải bỏ ra chi phí ban đầu khá lớn, xây dựng lại hệ thống thu nhập, xử lý và
trình bày các thông tin tài chính. Ngoài ra, phương pháp xây dựng IAS/IFRS về cơ bản
là theo mô hình Anglo-America, do đó có thể không phù hợp với các nước đang phát
triển vì có sự khác biệt lớn về văn hóa và môi trường kinh tế giữa các nước phát triển
và các nước đang phát triển.
Theo Lê Hoàng Phúc (2011); IAS/IFRS dựa trên nguyên tắc (principle – based
IAS/IFRS) có tính linh hoạt cao nên có thể khó vận dụng vào hoàn cảnh các nước đang
phát triển, vốn thiếu một thị trường phát triển để có thể áp dụng phương pháp dựa trên
thị trường (market – base) để ước tính FV.
Khó khăn chủ yếu khi áp dụng IAS 12 đối với ngành công nghệ thông tin là
nội dung ghi nhận tài sản thuế hoãn lại trên BCTC, nội dung bổ sung của IAS12 gần
đây (có hiệu lực từ 01/01/2012) cũng tồn tại một số vướng mắc khi áp dụng (Đỗ Thị
Lan Hương, 2013; Thái Bá Công, 2014).
Đoàn Nguyễn Trang Phương (2013) cho rằng việc có thể hiểu được và áp dụng
đúng đắn nội dung trong IAS19 trong điều kiện kinh tế không tương xứng giữa Việt
Nam và các nước phát triển là khá khó khăn và là một nội dung còn khá mới mẻ, đặc
biệt là các ước tính kế toán phức tạp đòi hỏi phải có năng lực và chuyên môn của các
chuyên gia tính toán đòi hỏi chi phí quản lý cao.
Việt Nam có điều kiện để áp dụng IAS/IFRS như thế nào? Việt Nam áp dụng
IAS/IFRS ở mức nào? Việc áp dụng IAS/IFRS trong đó bao gồm trình bày BCTC và
các khoản mục trên BCTC. Bằng việc phân tích đặc điểm kinh tế, chính trị, pháp luật,
tài chính và nghề nghiệp kế toán ở Việt Nam để đánh giá những thuận lợi và khó khăn
đối với việc vận dụng IAS/IFRS đối với CMKT nói chung và đối với BCTC nói riêng;
Phạm Hoài Hương (2014) khẳng định: Môi trường Việt Nam có nhiều yếu tố khó khăn
hơn là thuận lợi đối với việc áp dụng IAS/IFRS. Phạm Hoài Hương (2014) cũng trình
bày những kiến nghị Việt Nam cần phải có cách tiếp cận với IAS/IFRS phù hợp với
điều kiện cụ thể trong ngữ cảnh của Việt Nam.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế
Trong nội dung phần này, tác giả tổng hợp các nghiên cứu về các nhân tố tác
động đến chất lượng của BCTC; và các nhân tố tác động đến chuẩn mực KTVN nói
chung và BCTC nói riêng.
Các nhân tố tác động đến chất lượng BCTC
25

Nguyễn Thị Phương Hồng và Nguyễn Thị Kim Oanh (2014) nghiên cứu về các
nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT tại các DN Việt Nam. Kết quả cho thấy
việc áp dụng các CSKT khác nhau sẽ mang lại những thông tin khác nhau được trình
bày trên BCTC, lựa chọn CSKT phù hợp theo chuẩn mực, “quản trị” lợi nhuận, mang
lại những thông tin có lợi nhất cho các nhà quản lý.
Nguyễn Trọng Nguyên (2015) phát hiện ra các nhân tố bao gồm tính độc lập
của HĐQT, mức độ chuyên môn kế toán tài chính của HĐQT, số lượng cuộc họp, mức
độ chuyên môn kế toán tài chính và tồn tại KSNB có ảnh hưởng thuận chiều đến chất
lượng BCTC; 2 nhân tố sự kiêm nhiệm 2 chức danh chủ tịch HĐQT và tính độc lập
của BKS không ảnh hưởng đến chất lượng BCTC.
Nguyễn Thị Phương Hồng (2016) cho rằng thực trạng chất lượng về BCTC
đánh giá thông qua chất lượng lợi nhuận của các công ty niêm yết trên TTCK Việt
Nam chưa cao. Theo tác giả Hồng có 17 nhân tố có tác động đến chất lượng BCTC và
được chia thành bốn nhóm: Cơ cấu sở hữu vốn, quản trị công ty, cơ cấu vốn, đặc điểm
thị trường và hiệu quả công ty.
Phạm Quốc Thuần (2016) khẳng định 10 nhân tố tác động đến CLTT BCTC
phù hợp với các DN tại Việt Nam bằng nghiên cứu định tính lẫn định lượng đó là các
nhân tố bên trong DN gồm Hỗ trợ từ phía nhà quản trị, Năng lực nhân viên kế toán,
Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên, Hiệu quả của hệ thống KSNB, Hành vi quản trị lợi
nhuận, chất lượng PMKT; các nhân tố bên ngoài như: Áp lực từ thuế, Kiểm toán độc
lập... Qua phân tích hồi qui, tác giả đã xác định mô hình hồi qui tuyến tính tối ưu với 8
nhân tố tác động đến CLTT BCTC đó là Kiểm toán độc lập, Hành vi quản trị lợi
nhuận, Áp lực từ thuế, Hỗ trợ từ phía nhà quản trị, Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên,
chất lượng PMKT, Hiệu quả của hệ thống KSNB và Năng lực nhân viên kế toán. Tác
giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp để phân tích mức độ tác động khác nhau
của các nhân tố đến CLTT BCTC.
Kết quả của các nghiên cứu trên là khá tương đồng, tuy nhiên các nghiên cứu
còn hạn chế về phạm vi nghiên cứu, mẫu nghiên cứu.
Các nhân tố tác động đến chuẩn mực KTVN nói chung, BCTC nói riêng
Lê Mạnh Hùng (2007) cho rằng sự khác biệt giữa VAS15 với IAS11 về hơp
đồng xây dựng là xuất phát từ đặc điểm nền kinh tế Việt Nam, nền kinh tế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước nên sự ảnh hưởng của Thuế đến kế toán là rất lớn. Lê
Hoàng Phúc (2011) cho rằng hai nguyên nhân của những sự khác biệt giữa VAS và
IAS đó là: Nguyên nhân trực tiếp (VAS về cơ bản được soạn thảo dựa trên các
26

IAS/IFRS tương ứng được ban hành đến cuối năm 2003, nhưng sau đó không được
cập nhật sửa đổi của IAS liên quan và IFRS mới được ban hành sau năm 2003.
IAS/IFRS ngày càng hướng tới đo lường tài sản dựa trên cơ sở FV nhằm đảm bảo tính
liên quan của thông tin kế toán đối với các đối tượng sử dụng, trong khi đó giá gốc vẫn
là cơ sở đo lường chủ yếu được quy định bởi VAS. IAS/IFRS cho phép sử dụng xét
đoán và ước tính nhiều hơn so với VAS, dẫn đến IAS/IFRS yêu cầu khai báo thông tin
liên quan đến sử dụng xét đoán và ước tính nhiều hơn); nguyên nhân thuộc về môi
trường kế toán (Văn hóa của người Việt Nam là tránh rủi ro và sự không chắc chắn.
Thị trường vốn của Việt Nam là một trong những thị trường non trẻ, mới hình thành
hơn 10 năm. Việt nam là một nước theo hướng điển chế luật (code law) hay luật thành
văn (civil law) khác với các nước theo hướng thông luật). Tuy nhiên, nghiên cứu này
còn hạn chế về phương pháp nghiên cứu, mặt khác nghiên cứu này được thực hiện tại
thời điểm chuẩn mực KTVN chưa có sự thay đổi và kinh tế Việt Nam, khoa học công
nghệ chưa phát triển như hiện nay.
Đoàn Nguyễn Trang Phương (2013) cho rằng các DN sẽ có tâm lý ngại khó và
đây cũng là một rào cản lớn trong việc áp dụng IAS19 ở Việt Nam. Ngoài ra, môi
trường pháp lý, môi trường kinh tế cũng như điều kiện xã hội của Việt Nam vẫn còn
tạo ra một số điểm khó khăn cho việc hình thành quỹ lợi ích xác định, cũng như khó
khả thi cho sự vận dụng IAS19-Lợi ích nhân viên. Phạm Hoài Hương (2014) phân
tích đặc điểm của hệ thống kinh tế, chính trị, pháp luật, tài chính và nghề nghiệp kế
toán của Việt Nam để tìm ra những thuận lợi, khó khăn đối với việc áp dụng
IAS/IFRS trong môi trường Việt Nam. Theo Phạm Hoài Hương (2014), Việt Nam là
một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất. Nền kinh tế ngày một cởi
mở, đặc biệt là khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, đánh dấu một bước ngoặt
quan trọng trong việc hội nhập với nền kinh tế thế giới. Ở Việt Nam, Chính Phủ can
thiệp sâu vào mọi lĩnh vực, kể cả kế toán. Chuẩn mực và chế độ kế toán đều được Bộ
Tài chính soạn thảo và ban hành; các tổ chức nghề nghiệp kế toán không đóng vai trò
quan trọng trong quá trình này (Nguyen, Hooper & Sinclair, 2012). Hệ thống pháp
luật ở Việt Nam là hệ thống bộ luật. Hệ thống kế toán Việt Nam chú trọng việc ban
hành chế độ kế toán cụ thể (rule – based system), ít cần đến xét đoán nghề nghiệp
của kế toán viên. Hệ thống ngân hàng đóng vai trò chủ đạo trên thị trường tài chính ở
Việt Nam trong khi thị trường vốn vẫn còn non trẻ (Lyung, 2009). VAA không đóng
vai trò chủ đạo trong quá trình soạn thảo CMKT cũng như thực hành kế toán
(Nguyen, Hooper & Sinclair, 2012). Đào tạo đại học kế toán ở Việt Nam hướng
người học trở thành người ghi sổ kế toán hơn là trở thành kế toán viên thực thụ
(Nguyen, Hooper & Sinclair, 2012).
27

Nguyễn Thị Thu Phương (2014) phân tích và hệ thống hóa cơ sở lý luận liên
quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam. Kết quả nghiên
cứu cho thấy rằng nhân tố văn hóa và tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế thế giới ảnh
hưởng mạnh đến việc áp dụng IFRS, nhân tố thị trường vốn và pháp luật là 2 nhân tố
tác động đến áp dụng IFRS ở Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra những kiến nghị các cơ
quan thẩm quyền, doanh nghiệp và các đối tượng khác để cải thiện IFRS tại Việt Nam.
Trong các nghiên cứu của các tác giả Vũ Hữu Đức (1999), Tăng Thị Thanh
Thủy (2009), Trịnh Quốc Việt (2009), Phạm Thị Thanh Hà (2009), Trần Quốc Thịnh
(2013), Lê Hoàng Phúc (2014). Mỗi tác giả có những quan điểm về các nhân tố ảnh
hưởng khác nhau nhưng 4 nhân tố kinh tế, chính trị, pháp lý, văn hóa đều được các tác
giả lập luận là các nhân tố tác động đến BCTC, trong đó tiêu biểu hơn cả là nghiên cứu
của Trần Quốc Thịnh (2013) và Lê Hoàng Phúc (2014). Bằng phương pháp nghiên
cứu định tính, các tác giả phân tích và trình bày ảnh hưởng của 4 nhân tố này tới sự
khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. Kết quả nghiên cứu của hai tác
giả là tương đồng với các nghiên cứu quốc tế. Song hai nghiên cứu này chưa thực hiện
việc đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự khác biệt về BCTC theo
chuẩn mực KTVN và quốc tế. Mặt khác, hai nghiên cứu này được thực hiện với phạm
vi nghiên cứu và quy mô mẫu còn nhỏ.
Kế thừa nghiên cứu của Lê Hoàng Phúc (2014) và điều kiện cụ thể thực tế hiện
nay, luận án đi sâu phân tích và tổng hợp sự tác động của các nhân tố đó cụ thể như sau:

Nhân tố kinh tế
Tổng hợp về bức tranh kinh tế của Việt Nam đó là nền kinh tế có quy mô và trình
độ phát triển còn thấp; tỷ lệ lạm phát được kiểm soát ổn định 01 con số; nguồn cung cấp
vốn cho DN Việt Nam từ nhiều nguồn khác nhau như TTCK, NSNN, vay ngân hàng,
FDI…Trong đó, FDI ngày càng tăng mạnh. Điều này dẫn đến yêu cầu tuân thủ các luật
định đối với hệ thống kế toán và CLTT kế toán. CLTT kế toán sẽ hướng đến việc bảo
đảm lợi ích của các đối tượng sử dụng trong đó có người cho vay. Cùng với đó, sự ra
tăng của FDI, sự ra đời và phát triển của của TTCK cùng với sự phát triển của các tập
đoàn kinh tế, các công ty niêm yết, với quy mô mức độ phức tạp của hoạt động kinh
doanh tăng lên đáng kể, đã tạo ra những yêu cầu nhất định trong việc biên soạn, trình
bày, công bố và chuyển đổi BCTC DN Việt Nam sang IAS/IFRS.
Bên cạnh đó, môi trường kinh tế tác động đến việc ghi nhận, đo lường và trình
bày BCTC nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin cho các đối tượng sử dụng khác
nhau như nhà đầu tư, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, chủ nợ, ngân hàng...
28

Nhân tố chính trị


Tại đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng đã xác định, Việt Nam cần tăng cường tiềm
lực và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực
lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, góp phần
ổn định kinh tế vĩ mô.
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam hoạt động theo cơ chế kinh tế hàng hóa, kinh
tế thị trường định hướng XHCN. Nhà nước còn can thiệp vào nền kinh tế, đã làm giảm
tính bức thiết về yêu cầu phải có một hệ thống kế toán và BCTC tối ưu cho nền kinh tế
hàng hóa, kinh tế thị trường.

Trong những năm gần đây, các cơ quan Nhà nước như Quốc hội, Chính phủ, bộ
Tài Chính đã ban hành, sửa đổi, bổ sung hệ thống chuẩn mực KTVN, phản ảnh nguyện
vọng, ý trí và quyết tâm của Nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế, phát triển kinh tế.

Nhân tố pháp lý
Nhân tố pháp lý tác động đến hệ thống BCTC DN Việt Nam được phân tích cụ
thể đó là: Hệ thống pháp luật và vai trò của hội nghề nghiệp.
+ Hệ thống pháp luật
Khuôn khổ pháp luật về kế toán DN luôn gắn liền với với yêu cầu và trình độ
phát triển của nền kinh tế trong mỗi thời kỳ. Đồng thời, cũng luôn được hoàn thiện và
hội nhập với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu trong nền kinh tế quốc dân, góp phần
thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội đất nước (Trần Văn Hợi 2016). Hệ thống
kế toán Việt Nam được xây dựng theo định hướng tuân thủ pháp luật. Quá trình soạn
thảo, trình bày BCTC và công bố thông tin được đặt trong khuôn khổ pháp lý chặt chẽ
và được phân thành các cấp pháp lý, bao gồm:
- Luật Kế toán và Nghị định hướng dẫn Luật Kế toán;
- CMKT;
- Chế độ kế toán
- Các quy định, thông tư hướng dẫn.
Từ đó, ảnh hưởng đến việc ghi nhận, đo lường và trình bày BCTC, các khoản
mục trên BCTC.
+ Vai trò của Hội nghề nghiệp
29

VAA là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của những người làm nghề kế toán và
kiểm toán tại Việt Nam. VAA thực hiện nhiều nhiệm vụ: Tổ chức bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ kế toán; quản lý thống nhất danh sách người hành nghề kế toán và
danh sách DN dịch vụ kế toán; thực hiện kiểm tra tuân thủ pháp luật về kế toán; tổ
chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng; cử cán bộ chuyên môn
tham gia Hội đồng quốc gia về kế toán, các ban soạn thảo chuẩn mực, chế độ kế toán
khi có yêu cầu của Bộ Tài chính... (Bộ Tài chính, 2005).
VACPA là tổ chức nghề nghiệp của những kiểm toán viên hành nghề và các
DN kiểm toán ở Việt Nam. VACPA thực hiện các nhiệm vụ: tổ chức bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ nghề nghiệp kế toán, kiểm toán; quản lý thống nhất danh sách
kiểm toán viên hành nghề và danh sách DN kiểm toán; thực hiện kiểm tra tuân thủ
pháp luật về kế toán, kiểm toán, chất lượng dịch vụ trong các DN kiểm toán...
Tóm lại một cách tổng quát thì chuẩn mực KTVN có định hướng “tuân thủ luật
pháp”, do đó, việc lập, trình bày BCTC và cung cấp thông tin được đặt trong một
khuôn khổ pháp lý khá chặt chẽ. Hội nghề nghiệp có vai trò nhất định trong sự phát
triển của hệ thống kế toán - kiểm toán Việt Nam, tuy nhiên, tính độc lập và vị thế của
hội nghề nghiệp vẫn còn ở mức khiêm tốn.
Nhân tố văn hóa
Áp dụng lý thuyết của Gray (1988) về mối quan hệ giữa các giá trị văn hóa và
các giá trị kế toán cho thấy, trong hệ thống kế toán Việt Nam, tính chất nhất quán, thận
trọng và bảo mật được đề cao, trong khi hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, phát
triển nghề nghiệp, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thì được đề cập ở mức độ thấp.
Chứng tỏ, hệ thống kế toán Việt Nam nói chung và BCTC nói riêng có khuynh hướng
nhấn mạnh đến sự tuân thủ các quy định; tiếp cận thận trọng đối với các sự kiện không
chắc chắn, hạn chế những vấn đề mang tính xét đoán; giới hạn cung cấp thông tin
trong phạm vi nhà quản lý hoặc cung cấp vốn; tuân thủ các quy định pháp lý và chịu
sự kiểm soát từ phía Nhà nước.
Hofstede (2013) trình bày về sự sự tương đồng và khác biệt về văn hóa giữa các
quốc gia với 5 yếu tố văn hóa cơ bản là: Chủ nghĩa cá nhân (IDV), né tránh những vấn
đề chưa rõ ràng (UAV), nam tính (MAS), khoảng cách quyền lực (PD) và định hướng
dài hạn (LTO). Trong đó, yếu tố khoảng cách quyền lực phản ánh mức độ xã hội có
thể chấp nhận sự bất bình đẳng bên trong và giữa các định chế và tổ chức, nói cách
khác, con người dễ chấp nhận các thứ bậc và các thứ bậc này được giải thích bằng
quyền lực và truyền thống. Yếu tố định hướng dài hạn phản ánh sự coi trọng tính kiên
30

trì, sắp xếp các mối quan hệ theo địa vị và tôn trọng sự sắp xếp này. Yếu tố chủ nghĩa
cá nhân cho thấy con người thường liên kết thành những nhóm quan hệ khá chặt chẽ,
trong đó họ thường được bảo vệ để đổi lấy lòng trung thành.
Hiện nay, chưa có những nghiên cứu sâu, rộng và cụ thể về sự tác động của văn
hóa đến hệ thống kế toán và BCTC Việt Nam, nhưng có thể khẳng định văn hóa Việt
Nam là là một trong những nhân tố tác động đến kế toán nói chung và BCTC nói riêng
nhưng nó không quyết định tính chất của hệ thống kế toán và BCTC DN Việt Nam.
Ngoài các nhân tố trên, Lê Hoàng Phúc (2014) còn cho rằng quá trình toàn cầu
hóa cũng là một trong các nhân tố tác động đến BCTC: Quá trình hòa hợp khu vực và
quốc tế trong những năm gần đây cũng có những tác động đáng kể đến hệ thống kế
toán và BCTC của các quốc gia. Kết quả của tiến trình toàn cầu hóa là sự gia tăng tính
phụ thuộc của các quốc gia trong các luồng đầu tư và thương mại quốc tế, các quyết
định về phân bổ nguồn lực, giá cả, các giao dịch quốc tế.
Bên cạnh đó, Việt Nam chính thức gia nhập WTO từ tháng 11/2006, tính đến
nay đã hơn 10 năm. Đến cuối năm 2015, Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế
ASEAN (AEC). Năm 2016, Việt Nam chính thức ký TPP… Việt Nam có mối quan hệ
chính trị, kinh tế với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế. Nền kinh tế nước ta nói chung
và hệ thống kế toán nói riêng đã có nhiều đổi mới, cải cách theo hướng hội nhập khu
vực và quốc tế. Càng về sau thì ranh giới của các quan điểm về soạn thảo và trình bày
BCTC trên thế giới ngày càng thu hẹp, khi nền kinh tế và trình độ quản lý kinh tế đã
phát triển ở mức cao hơn, thì sự hài hòa với chuẩn mực và thông lệ quốc tế sẽ trở
thành một yêu cầu mang tính tất yếu, tạo ra tiếng nói chung về kế toán.
Để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán, tăng
cường khả năng cạnh tranh trên thị trường tài chính quốc tế, vấn đề then chốt đối với
hệ thống kế toán và BCTC Việt Nam là phải xây dựng một hệ thống kế toán và BCTC
hòa hợp với các thông lệ và IAS/IFRS (Đường Nguyễn Hưng, 2012). Không thể sửa
đổi, bổ sung các CMKT hiện hữu nữa, vì vừa mất thời gian và công sức, mà Việt Nam
cần tuyên bố tuân thủ theo IAS/IFRS theo lộ trình phù hợp (Trần Văn Hợi, 2016).
Trong nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng CMKT công
trong Việt Nam trong điều kiện vận dụng CMKT công quốc tế (IPSAS), Cao Thị Cẩm
Vân (2016) đã đề xuất mô hình hồi quy bội với biến phụ thuộc là các Yêu cầu về việc
xây dựng CMKT công và các biến độc lập là các nhân tố ảnh hưởng bao gồm: Hệ
thống pháp lý, Kỹ thuật nghiệp vụ, Hệ thống chính trị, Điều kiện tổ chức, Kinh tế,
Quốc tế, Văn hóa.
31

1.3. Khoảng trống nghiên cứu


Thông qua việc tổng hợp các công trình nghiên cứu quốc tế và trong nước liên
quan đến chủ đề nghiên cứu, tác giả nhận thấy còn xuất hiện khoảng trống (gap) như sau:
Đối với các nghiên cứu quốc tế
Một số nghiên cứu liên quan đến BCTC cũng như việc áp dụng IAS/IFRS đối
với hệ thống BCTC tại các quốc gia. Thông qua phân tích thực nghiệm, một số tác giả
đã tổng hợp, phân tích và xây dựng được mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc cải
cách hệ thống kế toán nói chung và BCTC nói riêng tại quốc gia mình. Tuy nhiên, các
nghiên cứu này được thực hiện tại mỗi quốc gia với hệ thống pháp lý, chính trị, kinh
tế, văn hóa, điều kiện tổ chức và trình độ nguồn nhân lực cũng như nhiều yếu tố đặc
thù khác tại mỗi quốc gia… Tuy nhiên, hầu như chưa có một nghiên cứu có hệ thống
liên quan trực tiếp đến việc đánh giá, đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt
về BCTC tại DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế trong điều kiện ở các nước
đang phát triển, trong đó có Việt Nam; đặc biệt khi mà Việt Nam lại là nước XHCN.
Đối với các nghiên cứu trong nước
Một số nghiên cứu trong nước đã đánh giá sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN
và quốc tế; đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính hữu ích
của hệ thống BCTC DN, trên cơ sở vận dụng và hòa hợp với IAS/IFRS. Hai nghiên
cứu gần đây về BCTC đó là: Trần Quốc Thịnh (2013) hướng đến xem xét tiến trình
hội tụ hơn là nghiên cứu về nhân tố nên luận án không đi sâu vào phân tích từng nhân
tố mà chỉ hệ thống lại trên cơ sở thừa nhận sự phong phú và phức tạp của các nhân tố.
Việc nhận thức về sự đa dạng trên và nguồn gốc của chúng giúp cho việc phân tích
những thuận lợi, khó khăn hoặc giải pháp cần thiết trong việc hội tụ kế toán quốc tế.
Bên cạnh đó, mặc dù Trần Quốc Thịnh (2013) đo lường sự khác biệt giữa chuẩn mực
KTVN và quốc tế về BCTC bằng cách đo lường thông qua nhận thức, hiểu biết của
người được hỏi về sự khác biệt của các chỉ tiêu, khoản mục trên BCTC, đo lường sự
khác biệt thông qua phỏng vấn...Tuy nhiên, mẫu khảo sát còn khá nhỏ, kết quả nghiên
cứu định lượng chưa được đầy đủ và cụ thể. Nghiên cứu của Lê Hoàng Phúc (2014) là
xác lập quan điểm, phương hướng, đề xuất các giải pháp ngắn hạn, giải pháp dài hạn
hoàn thiện hệ thống BCTC DN Việt Nam trên cơ sở vận dụng IAS/IFRS, nâng cao
tính hữu ích của BCTC, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Ngoài ra, nghiên cứu của
Cao Thị Cẩm Vân (2016) đã xây dựng được mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc
xây dựng CMKT công Việt Nam theo hướng vận dụng IPSAS.
Các công trình nghiên cứu trên đã tổng hợp, phân tích về sự hài hòa, khác biệt
giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế nói chung trong đó bao gồm khác biệt về BCTC,
32

với phương pháp nghiên cứu phù hợp, đa dạng. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa đề cập
cụ thể đến khác biệt về BCTC của DN FDI tại Việt Nam theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế. Nghiên cứu này sẽ góp phần làm tăng độ tin cậy kết quả của các nghiên cứu
trước đồng thời nhấn mạnh việc phân tích và đo lường sự khác biệt về BCTC của DN
FDI tại Việt Nam theo chuẩn mực KTVN và quốc tế.
Như vậy, các nhà nghiên cứu tại Việt Nam cũng đã bước đầu quan tâm đến việc
nghiên cứu các chủ đề liên quan đến BCTC. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đã
thực hiện chỉ dừng lại ở việc phân tích các nội dung cơ bản liên quan đến BCTC, chỉ
có một vài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến BCTC nhưng chỉ ở mức độ công
bố thông tin, chất lượng BCTC. Việc đo lường theo đặc điểm chất lượng và các nhân
tố được phân tích, kiểm định chưa được quan tâm nhiều hoặc có nghiên cứu cũng đã
phân tích nhân tố ảnh hưởng nhưng tập trung vào tính minh bạch của BCTC. Đó cũng
là những đặc thù của BCTC theo chuẩn mực KTVN.
Tóm lại, tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài cho thấy, nhiều nghiên cứu đã đưa ra
mô hình về những nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kế toán nói chung và BCTC nói riêng,
chỉ ra những điều kiện cần thiết để thực hiện và trình bày những đặc điểm về BCTC tại
quốc gia đó. Tuy nhiên, với những đặc thù về thể chế chính trị, pháp lý, kinh tế, văn hóa,
điều kiện tổ chức và kể cả trình độ nguồn nhân lực của mỗi quốc gia khác nhau nên không
thể áp dụng hoàn toàn tại Việt Nam. Trong khi đó, đánh giá các nghiên cứu trong nước, có
thể thấy chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào đánh giá, đo lường sự khác biệt về BCTC theo
chuẩn mực KTVN và quốc tế; phân tích, đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt
về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế.
Kế thừa các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này tập trung vào: (i) Làm rõ sự khác
biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế: Đo lường sự khác biệt
về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế bằng phương pháp gián tiếp, đó là: Đo lường
thông qua nhận thức, hiểu biết của người được hỏi về sự khác biệt về trình bày BCTC,
khoản mục trên BCTC, đo lường sự khác biệt thông qua phỏng vấn, minh họa sự khác biệt
này bằng nghiên cứu điển hình (case study) ... Sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo
chuẩn mực KTVN và quốc tế được xác định thông qua thang đo Likert 5 điểm: Từ 1
“không khác biệt” đến 5 “rất khác biệt” và dựa vào nhiều thuộc tính (thang đo) trong biến
phụ thuộc. (ii) Xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm phân tích, đo lường, kiểm định ảnh
hưởng của các nhân tố đến sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN
và quốc tế. (iii) Đề xuất các khuyến nghị nhằm giảm bớt sự khác biệt, tăng cường sự hòa
hợp giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế về BCTC của các DN FDI.
33

Kết luận Chương 1


Hệ thống kế toán trong đó bao gồm BCTC của các quốc gia rất đa dạng, xuất
phát từ những đặc điểm riêng về kinh tế, pháp lý, văn hóa và chính trị. Luận án sẽ đi
sâu vào phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI
ở Việt Nam theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. Để thực hiện điều này, qua nghiên
tổng quan, tác giả nhận thấy nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến BCTC được
nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm. Phần lớn các nghiên cứu tập trung vào các
vấn đề cụ thể như sau:
+ Phân tích, tổng hợp, đánh giá về BCTC DN từ đó đưa ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện hệ thống BCTC DN.
+ Phân tích, đo lường sự hòa hợp CMKT quốc gia với IAS/IFRS, đánh giá và
tổng hợp mức độ hội tụ với IAS/IFRS đối với từng quốc gia.
+ Phát hiện các nhân tố tác động đến hệ thống kế toán nói chung và BCTC nói riêng.
+ Đánh giá, đo lường mức độ tác động của từng nhân tố, phân tích nguyên nhân
và đề xuất các giải pháp.
Ngoài ra, các nghiên cứu còn tập trung phân tích thực trạng hệ thống kế toán
quốc gia, chỉ ra những hạn chế và khác biệt so với IAS/IFRS. Tại Việt Nam, các
nghiên cứu còn đề cập đến vấn đề cần phải giảm khoảng cách, giảm sự khác biệt giữa
chuẩn mực KTVN và quốc tế. Khoảng trống từ các nghiên cứu được xác định là với
những khác biệt về thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp lý… để vận dụng các mô
hình nghiên cứu những nhân tố của các tác giả thì cần thiết có sự xem xét đánh giá
trong bối cảnh thực tiễn tại Việt Nam. Hơn nữa, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào
liên quan đến việc phát hiện những nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC tại
các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế.
Việc phân tích và đánh giá các công trình nghiên cứu được tác giả trình bày
trong hai mục: Tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và tổng quan các
công trình nghiên cứu trong nước trên cơ sở chọn lọc các công trình nghiên cứu tiêu
biểu đã công bố. Có thể kết luận rằng, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác
biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế vẫn còn là một vấn đề
mới mẻ mang tính thời sự. Từ những nhận xét này tác giả đề xuất hướng nghiên cứu
của luận án được thực hiện ở các chương tiếp theo.
34

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH


DOANH NGHIỆP VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ KHÁC
BIỆT VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN
VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ

2.1. Giới thiệu về báo cáo tài chính


2.1.1. Khái niệm
Theo IASB (2012); BCTC là sản phẩm của kế toán tài chính, là đầu ra của hệ
thống thông tin kế toán, phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết
quả tài chính của DN. BCTC cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, kết quả tài
chính và các luồng tiền của DN, đáp ứng yêu cầu của số đông những người sử dụng
trong việc đưa ra các quyết định kinh tế, nó cũng cho thấy kết quả quản lý của Ban
Giám đốc đối với các nguồn lực được giao phó cho họ.
BCTC trình bày thông tin về: Tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi
phí, lãi hoặc lỗ, khoản góp vốn của chủ sở hữu và phân phối cho chủ sở hữu, các dòng tiền.
Hệ thống BCTC của DN theo kế toán Việt Nam bao gồm: (a) Bảng CĐKT; (b)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; (c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; và (d) Thuyết minh
BCTC. Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu được trình bày ở phần thuyết minh BCTC.
Hệ thống BCTC của DN theo IAS/IFRS bao gồm: (a) Báo cáo tình hình tài
chính; (b) Báo cáo thu nhập toàn diện; (c) Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu; (d) Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ; và (e) Thuyết minh BCTC; (f) Thông tin so sánh với các kỳ trước;
(g) Báo cáo tình hình tài chính tại thời điểm đầu của kỳ so sánh gần nhất khi đơn vị áp
dụng hồi tố CSKT hoặc thực hiện việc điều chỉnh hồi tố đối với một số khoản mục trên
BCTC hoặc khi đơn vị thực hiện phân loại lại các khoản mục trên BCTC.
2.1.2. Mục đích
Mục đích của BCTC là “cung cấp thông tin tài chính hữu ích về DN cho các
nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác trong việc đưa ra
quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho DN” (IASB, 2010a).
Theo IAS 1- Trình bày BCTC, mục đích của BCTC là cung cấp các thông tin
về tình hình tài chính, kết quả tài chính và các luồng tiền của DN, đáp ứng yêu cầu của
số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. BCTC cũng
báo cáo kết quả đạt được trên cương vị quản lý của ban giám đốc đối với các nguồn
lực được giao phó. Để đáp ứng mục tiêu này, BCTC trình bày thông tin về: tài sản, nợ
phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí, khoản góp vốn và phân phối cho chủ sở
hữu, lưu chuyển tiền tệ, cùng với những thông tin thuyết minh.
35

Theo FASB, mục đích của BCTC là nền tảng của IFRS Framework. FASB
cũng xác định mục đích của BCTC là cung cấp thông tin tài chính hữu ích về DN cho
các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác trong việc đưa
ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho DN.
Như vậy, mục đích của BCTC theo IASB và FASB là hoàn toàn tương đồng
với nhau.
2.1.3. Vai trò
Theo IASB và FASB, các đối tượng sử dụng BCTC bao gồm nhà đầu tư hiện tại
và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác và một số đối tượng khác liên quan đến
việc ra các quyết định kinh tế. Như vậy, vai trò của BCTC được xem xét thông qua mục
đích và lợi ích mang lại của việc sử dụng thông tin của các đối tượng. Tuy nhiên, BCTC
không thể cung cấp tất cả thông tin mà nhà đầu tư, người cho vay và chủ nợ khác cần.
Những người sử dụng cần phải xem xét thông tin cần thiết từ các nguồn khác, chẳng
hạn, điều kiện và triển vọng của nền kinh tế, sự kiện, môi trường chính trị, công nghệ,
tương lai DN. BCTC không được thiết kế để trình bày thông tin về giá trị DN nhưng
chúng cung cấp thông tin giúp nhà đầu tư, người cho vay và các chủ nợ khác ước tính
giá trị DN (IASB, 2010a).
IFRS Framework cũng lưu ý rằng, các bên liên quan khác như cơ quan quản lý, tổ
chức, công chúng không phải là những nhà đầu tư, chủ nợ cũng có thể tìm thấy thông tin hữu
ích trên BCTC, mặc dù BCTC không phục vụ trực tiếp cho những nhóm đối tượng này.
Khi tiếp cận vai trò của BCTC dưới góc độ yêu cầu pháp lý của việc cung cấp
thông tin, thì vai trò của BCTC được thể hiện thông qua trách nhiệm của DN trong
việc soạn thảo BCTC và công bố thông tin. Chẳng hạn, các nội dung trình bày trên
BCTC nộp cho cơ quan thống kê, thuế vụ có xu hướng khuôn mẫu, thiếu linh hoạt, đủ
đáp ứng yêu cầu pháp lý có liên quan. Ngoài ra, vai trò của BCTC đối với người sử
dụng còn bị chi phối bởi quy mô, đặc điểm của DN. Chẳng hạn, đối với các DN nhỏ,
vai trò của BCTC hướng đến người quản lý DN nhiều hơn, mục đích công bố thông tin
nhằm tìm kiếm vốn đầu tư hay nhà tài trợ thường hạn chế…
2.1.4. Nội dung
Theo IAS 1 (2012) - Trình bày BCTC, một hệ thống BCTC đầy đủ gồm:
(1) Báo cáo tình hình tài chính (Statement of financial position);
(2) Báo cáo thu nhập toàn diện (Comprehensive income statement);
(3) Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (Statement of changes in equity);
(4) Báo cáo lưu chuyển tiền (Statement of cash flow);
36

(5) Thuyết minh BCTC (Notes to the financial statements);


(6) Báo cáo tình hình tài chính tại thời điểm bắt đầu của kỳ so sánh gần nhất khi
DN áp dụng hồi tố CSKT hoặc thực hiện việc điều chỉnh hồi tố đối với một số khoản
mục trên BCTC, hoặc khi DN thực hiện phân loại lại các khoản mục trên BCTC.
IAS 1 (2012) đưa ra 8 đặc tính cơ bản của BCTC, bao gồm: trình bày hợp lý và
phù hợp với IFRS; hoạt động liên tục; cơ sở kế toán dồn tích; trọng yếu và tập hợp; bù
trừ; tần suất báo cáo; thông tin so sánh; trình bày nhất quán.
Kết cấu và nội dung của các BCTC quy định tại IAS 1 (2012) [Phụ lục số 3]
2.2. Báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam
2.2.1. Quá trình phát triển của hệ thống BCTC tại Việt Nam
Giai đoạn trước năm 1995
Nền kinh tế nước nhà vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp từ
trước những năm 1986. Hệ thống kế toán là công cụ của nhà nước tập trung cho mục
tiêu quản lý các DN quốc doanh, đơn vị hành chính sự nghiệp, hợp tác xã với việc ban
hành các chế độ kế toán và văn bản hướng dẫn liên quan đến kiểm tra. Các báo cáo kế
toán tại các DN cung cấp thông tin phản ánh chủ yếu tình hình thực hiện kế hoạch
được giao nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát của các cơ quan nhà nước.
Năm 1986, chế độ Báo cáo thống kê - kế toán định kỳ được ban hành. Quy
định 09 mẫu báo cáo kế toán định kỳ mà các xí nghiệp phải lập và nộp cho các cơ
quan quản lý của nhà nước.
Từ năm 1987 đến năm 1995, các chính sách quản lý vĩ mô được đổi mới, nền
kinh tế hàng hóa, đa dạng hóa thành phần kinh tế được từng bước hình thành dưới sự
chỉ đạo của Nhà nước. Trong giai đoạn này, sự thay đổi của kế toán là sự ra đời của
Pháp lệnh kế toán thống kê năm 1988 và Chế độ báo cáo kế toán định kỳ theo Quyết
định số 224/TC-CĐKT năm 1990.
Giai đoạn từ năm 1995 đến nay
Chuẩn mực KTVN nói chung và hệ thống BCTC nói riêng đã có nhiều cải cách
mang tính lột xác để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường và quá trình
hội nhập:
Năm 1995, Chế độ kế toán DN ban hành theo quyết định số 1141-
TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995, chế độ BCTC DN ban hành theo QĐ số
167/2000/QĐ-BTC năm 2000 sửa đổi, bổ sung. Hệ thống BCTC bao gồm 4 mẫu biểu:
- Bảng CĐKT, mẫu B01 – DN;
- Kết quả hoạt động kinh doanh, mẫu B02 – DN;
37

- Lưu chuyển tiền tệ, mẫu B03 – DN;


- Thuyết minh BCTC, mẫu B09 – DN.
Bên cạnh đó, chế độ kế toán DN vừa và nhỏ cũng được ban hành theo Quyết
định số 1171 -TC/QĐ/CĐKT năm 1996, được sửa đổi, bổ sung bằng Quyết định số
144/2001/QĐ-BTC năm 2001, sau đó được thay thế bằng Quyết định số 48/2006/QĐ-
BTC năm 2006 và mới nhất được thay thế bằng TT 133/2016/TT-BTC để hướng dẫn
chế độ kế toán DN nhỏ và vừa.
Năm 2003, Quốc hội ban hành luật Kế toán số 03/2003/QH11, luật này được thay
thế bởi Luật Kế toán số 88/2015/QH13. Luật kế toán ra đời tạo khung pháp lý cho hoạt
động kế toán ở nước ta trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế.
Hệ thống chuẩn mực KTVN tiếp tục được cải cách theo hướng phù hợp với
kinh tế thị trường, hài hoà, phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm đáp ứng sự phát triển
của nền kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Điểm nhấn cho quá
trình này là sự ra đời của hệ thống chuẩn mực KTVN, bắt đầu từ năm 2001. Theo đó,
mục đích của BCTC được xác định là “cung cấp các thông tin về tình hình tài chính,
tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một DN, đáp ứng cho số đông người sử
dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế” (Bộ Tài chính, 2003).
Sự ra đời của 26 VAS cùng với các hướng dẫn thực hiện chuẩn mực, được
tổng kết trong Chế độ kế toán DN ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/3/2006 và được thay thế bằng TT 200/2014/TT-BTC là những biểu hiện cụ thể của
xu hướng hài hòa với chuẩn mực và thông lệ quốc tế của hệ thống kế toán Việt Nam
nói chung và hệ thống BCTC DN nói riêng.
Từ năm 1995 đến nay, quá trình cải cách hệ thống kế toán nói chung và hệ thống
BCTC DN nói riêng ở Việt Nam là rất lớn, đạt được những thành quả đáng kể. Việc
soạn thảo, trình bày BCTC được đặt trong khuôn khổ pháp lý thống nhất và tương đối
ổn định. Hệ thống kế toán và BCTC đã có những phát triển vượt bậc. BCTC cung cấp
thông tin không chỉ phục vụ cho Nhà nước mà còn phục vụ cho các nhà đầu tư, các ngân
hàng, chủ nợ, đối tác và công chúng; thông tin về luồng tiền trở thành một thông tin
quan trọng trên BCTC thể hiện tiềm lực về tài chính của DN; các đối tượng và giao dịch
phức tạp của nền kinh tế thị trường được phản ánh khá đầy đủ trên BCTC v.v…
Tuy nhiên, chuẩn mực KTVN vẫn chưa thực sự phát huy được vai trò của
mình; BCTC của giai đoạn này vẫn thiếu tính đồng bộ, còn nhiều tồn tại. Nhiều nội
dung chưa phù hợp với thông lệ quốc tế; thông tin trên BCTC vẫn chưa thực sự hữu
ích và được xem trọng, DN FDI vẫn phải lập hai bộ BCTC song hành… Những vấn đề
38

này cần được nghiên cứu đánh giá một cách hệ thống nhằm xác định quan điểm khoa
học, phương hướng và giải pháp phù hợp cho con đường phát triển và hoàn thiện hệ
thống BCTC DN trong điều kiện hiện nay.

2.2.2. Mục đích, yêu cầu và nguyên tắc soạn thảo BCTC
Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc lập và trình bày, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố
của BCTC được quy định chủ yếu tại VAS 1- Chuẩn mực chung; VAS 21 – Trình bày
BCTC; VAS 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và TT 200/2014/TT-BTC [Phụ lục số 4].

2.2.3. Kết cấu và nội dung hệ thống BCTC


Theo quy định của chuẩn mực KTVN, hệ thống BCTC gồm BCTC năm và
BCTC giữa niên độ (TT 200/2014/TT-BTC). Những chỉ tiêu không có số liệu được
miễn trình bày trên BCTC, DN chủ động đánh lại số thứ tự các chỉ tiêu của BCTC theo
nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.
1. BCTC năm gồm:
- Bảng CĐKT Mẫu số B 01 – DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 – DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 – DN
- Bản thuyết minh BCTC Mẫu số B 09 – DN
2. BCTC giữa niên độ:
a) BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm:
- Bảng CĐKT giữa niên độ Mẫu số B 01a – DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ Mẫu số B 02a – DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ Mẫu số B 03a – DN
- Bản thuyết minh BCTC chọn lọc Mẫu số B 09a – DN

b) BCTC giữa niên độ dạng tóm lược, gồm:


- Bảng CĐKT giữa niên độ Mẫu số B 01b – DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ Mẫu số B 02b – DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ Mẫu số B 03b – DN
- Bản thuyết minh BCTC chọn lọc Mẫu số B 09a – DN
Quy định chung BCTC, nội dung và phương pháp lập BCTC [phụ lục số 5]
39

2.3. Báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế
2.3.1. Chuẩn mực kế toán đối với báo cáo tài chính
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 41 IAS được ban hành, sửa đổi, bổ sung [phụ
lục số 6]. Trong đó, có những chuẩn mực đã được thay thế như IAS 3 được thay thế vào
năm 1989 bởi IAS 27 và IAS 28; IAS 5 được thay thế bởi IAS 1 năm 1998; IAS 9 được
thay thế bởi IAS 38 năm 1999; IAS 12 được thay thế bởi IAS 1 năm 1998; IAS 14 được
thay thế bởi IFRS 8 năm 2009; IAS 22 được thay thế bởi IFRS 3 năm 2004; IAS 25 được
thay thế bởi IAS 39 và IAS 40 năm 2001; IAS 30 được thay thế bởi IFRS 7 năm 2007;
IAS 35 được thay thế bởi IFRS 5 năm 2005; IAS 39 được thay thế bởi IFRS 9 năm 2018.
Có chuẩn mực đã được thu hồi như IAS 4, IAS 6, IAS 15 và có những chuẩn mực sẽ được
thay thế trong tương lai như: IAS 18, IAS 10 sẽ được thay thế bởi IFRS 15 từ 2018.
IFRS có hiệu lực từ 1/1/2005 và hiện tại có khoảng 130 nước áp dụng. 17
IFRS tính đến thời điểm hiện tại đã được ban hành [phụ lục số 6].
Các chuyên gia khẳng định: IFRS là những quy tắc kế toán quốc tế được sử dụng
cho việc lập và trình bày BCTC của DN. IFRS được sáng lập và phát triển bởi IASB.
Mục tiêu của CMKT nói chung là thúc đẩy việc phân bổ nguồn vốn hiệu quả
bằng cách giảm chi phí giao dịch và thông tin giữa đơn vị nhận đầu tư và nhà đầu tư
vốn. IASB khẳng định rằng IFRS hoàn thành sẽ cung cấp thông tin minh bạch, so sánh
và có trách nhiệm với các thị trường tài chính toàn cầu, từ đó làm giảm sự không đối
xứng giữa CLTT và chi phí giao dịch để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư và chủ nợ
đưa ra quyết định phân bổ nguồn vốn hiệu quả hơn.
Tầm quan trọng của CMKT toàn cầu đối với cộng đồng quốc tế được ủng hộ
bởi một số tổ chức toàn cầu nổi bật bao gồm Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc
tế, Tổ chức Quốc tế Uỷ ban Chứng khoán, IFAC và khối G20. Có khoảng 94% các
nước trên thế giới đã công khai tuyên bố cam kết hỗ trợ bộ CMKT toàn cầu và khoảng
83% các nước trên thế giới yêu cầu sử dụng IFRS. EU tập hợp các quốc gia hình thành
một nền kinh tế tổng hợp, là khối lớn đầu tiên trong các nước công nghiệp phát triển
sử dụng IFRS trong năm 2005, từ đó dẫn đến việc áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
IASB hoạt động dựa trên lý thuyết mà IFRS là cần thiết vì đối tượng nhận đầu
tư và các nhà đầu tư luôn tìm kiếm cơ hội đầu tư ở mức giá tốt nhất với mức độ rủi ro
nhất định, không phân biệt ranh giới quốc gia. Tính đến nay, có khoảng 130 quốc gia
sử dụng IFRS nhưng đa số các nguồn tài trợ từ các nước trong EU. Ngoài ra, hai quốc
gia có những đóng góp lớn nhất cho IFRS là Hoa Kỳ và Nhật Bản nhưng hai nước này
lại chưa bắt buộc sử dụng IFRS. Vì vậy, các nhà phê bình cho rằng nguồn tài trợ
40

không đại diện đầy đủ cho các quốc gia trên toàn cầu sử dụng IFRS và một số ít các
quốc gia giàu có đang ở vị trí có những ảnh hưởng rất lớn đến CMKT toàn cầu được
tạo ra. Tính đến nay, IASB đã ban hành 17 IFRS và nhiều IAS được chỉnh sửa, bổ sung.
IFRS Framework cũng được ban hành mới năm 2010. Thuật ngữ IFRS được sử dụng
theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các chuẩn mực do IASB ban hành (IFRS, 2016). Sự ra
đời của IFRS tác động đáng kể đến kế toán tại các quốc gia trong đó có Việt Nam.
CMKT dựa trên các nguyên tắc được áp dụng, được coi là sự thay đổi lớn
trong kế toán trong việc đưa ra các nguyên tắc cho những người hành nghề thực hiện.
Theo đó, các mục tiêu quan trọng được đặt ra để bảo đảm lập BCTC đúng đắn. Nhiều
ví dụ được đưa ra để hướng dẫn và giải thích các mục tiêu. Lợi ích cơ bản của kế toán
dựa trên các nguyên tắc đó là các hướng dẫn rõ ràng có thể mang tính thực tế cho đa
dạng các trường hợp. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng có thể thiếu những hướng
dẫn cụ thể nên có thể tạo ra thông tin tài chính không nhất quán mà nó sẽ gây khó khăn
trong việc so sánh dữ liệu giữa các DN với nhau.
Có thể khẳng định việc áp dụng IAS/IFRS mở ra một thời kỳ mới làm thay đổi
cách thức ghi nhận, đo lường và trình bày BCTC, loại trừ sự bất đồng trong CMKT, là
một trong những điều kiện để các DN và tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên
tắc kế toán thống nhất trong soạn thảo và trình bày BCTC. IAS/IFRS được chấp nhận
như chuẩn mực lập BCTC cho các công ty tìm kiếm sự thừa nhận trên TTCK thế giới
cũng như quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế.
Khi nghiên cứu về IFRS chúng ta cần biết khái niệm, mục đích của IFRS,
GAAP và khái niệm về khuôn mẫu kế toán (Conceptual Framework) [Phụ lục số 7].
CMKT đối với BCTC được hiểu rõ hơn khi được minh họa một vài ngữ cảnh để
làm minh chứng đó là: Hoa Kỳ, Pháp và EU, Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam
Á; từ đó nhằm thỏa mãn tính đa dạng với các nước trên thế giới thuộc châu Mỹ, châu Âu
và châu Á. Ngoài ra, đối với Hoa Kỳ, kế toán tuân thủ US GAAP – có sự khác biệt với
IFRS. Tại Pháp, tồn tại song song PCG áp dụng cho BCTC riêng, và IAS/IFRS dụng cho
BCTC hợp nhất của những công ty đại chúng. EU áp dụng nguyên bản IAS/IFRS nhưng
không chấp nhận toàn bộ IAS/IFRS mà phê duyệt từng chuẩn mực để áp dụng. Trung
Quốc là một trong những quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới, hệ thống kế toán phát
triển, hệ thống CMKT DN Trung Quốc về cơ bản là phù hợp với IFRS.
Đối với Hoa Kỳ
Chủ tịch FASB, Robert (2005) phát biểu: “Sẽ không là chuẩn mực quốc tế nếu
như thị trường vốn lớn nhất trên thế giới là Mỹ lại không là một phần của sự phát triển
41

ấy”. Điều đó chứng tỏ IASB sẽ vấp phải một trong những thách thức lớn nhất là đưa
các BCTC lập theo IFRS vào thị trường tài chính Mỹ, một quốc gia có các TTCK lớn
nhất thế giới và sự phát triển cao của hệ thống CMKT. SEC và FASB là hai đối tác chủ
yếu với IASB trên con đường đi tìm một bộ CMKT chất lượng cao toàn cầu.
Năm 2002, với sự ủng hộ của SEC, thỏa thuận Norwalk (Norwalk Agreement)
được ký kết giữa IASB và FASB xác định sự hợp tác giữa hai tổ chức nhằm xây dựng
một bộ IAS/IFRS chất lượng cao toàn cầu.
Với những nỗ lực của IASB và FASB, đến tháng 1/2007, tại cuộc họp của
FASB, SEC đã chấp nhận quy định mới là cho phép các công ty nuớc ngoài niêm yết
được lập BCTC theo IFRS của IASB mà không cần chỉnh hợp theo GAAP của Mỹ.
Quy định mới này đã được ban hành ngày 21 /12/2007 và có hiệu lực vào ngày
4/3/2008. Sau đó, vào ngày 27/8/2008, SEC đã công bố một đề xuất cho lộ trình thực
hiện IFRS để lấy ý kiến rộng rãi. Năm 2010, SEC phát hành báo cáo đánh giá ảnh
hưởng của việc sử dụng IFRSs đối với hệ thống BCTC Mỹ. Từ năm 2011, tại Hoa Kỳ,
các câu hỏi liên quan đến IFRS có trong kỳ thi CPA (Certified Public Accountant)
thống nhất (AICPA, 2012). Báo cáo tiến độ tháng 4/2012 cho thấy so với kế hoạch đã
điều chỉnh năm 2008, có 10/12 dự án ngắn hạn và 6/8 dự án dài hạn được hoàn thành.
Các dự án hoàn thành được hai bên cùng điều chỉnh vào hệ thống chuẩn mực của mình
(FASB & IASB, 2012). Theo lộ trình này, về cơ bản SEC ủng hộ việc hướng đến một
hệ thống CMKT chất lượng cao chung cho toàn thế giới, trong đó dự kiến tất cả các
công ty niêm yết của Mỹ sẽ bắt buộc tuân thủ IFRS kể từ năm 2015 với những điều
kiện nhất định và được khuyến khích cho phép áp dụng từ năm 2010.
So với quy định của IASB, Hệ thống BCTC thường niên của Mỹ (đối với DN
lớn) có thêm: Báo cáo quản lý; Báo cáo thảo luận và phân tích kết quả hoạt động và
tình hình tài chính; Công bố CSKT có ảnh hưởng quan trọng đến BCTC; Báo cáo so
sánh dữ liệu tài chính (chọn lọc) trong 5 hoặc 10 năm. Đến nay, quá trình hòa hợp giữa
GAAP của Mỹ với IAS/IFRS tuy còn chịu ảnh hưởng của nhiều vấn đề kỹ thuật cũng
như ảnh hưởng bởi quan hệ chính trị với IASB và với các quốc gia khác, nhưng những
trở ngại trong việc hội tụ của Mỹ có thể từng bước được cải thiện theo hướng thống
nhất (IFRS, 2012).
Pháp và EU
Pháp là một trong những quốc gia châu Âu có vị thế về kinh tế và chính trị trên
thế giới. Trung tâm của hệ thống kế toán Pháp là PCG, một hệ thống kế toán thống
nhất. Trong giai đoạn 2002 - 2004, căn cứ các quy định của EU về thúc đẩy quá trình
42

hội nhập với IAS/IFRS, hệ thống kế toán Pháp được điều chỉnh thông qua các quy
định của CRC. Từ năm 2005, các công ty niêm yết của Pháp lập BCTC hợp nhất theo
IAS/IFRS. Năm 2009, ANC được thành lập, với chức năng chính là thiết lập CMKT
dưới hình thức các quy định cho khu vực tư nhân, và tham gia các hoạt động của tổ
chức kế toán quốc tế, bao gồm việc chấp nhận các IAS/IFRS tại châu Âu (ANC,
2010). Từ năm 2011, tại Pháp, tồn tại song song PCG áp dụng cho BCTC riêng, và
IAS/IFRS dụng cho BCTC hợp nhất của những công ty đại chúng.
Đối với EU, Ngày 13/2/2001, EC chấp nhận một đề nghị về việc yêu cầu các
công ty niêm yết của EU phải lập BCTC hợp nhất theo IAS/IFRS kể từ năm 2005 (đạo
luật được Nghị viện phê chuẩn vào ngày 19/07/2002 và được công bố thành luật vào
ngày 11/09/2002). Quy định này cho phép các công ty không niêm yết cũng áp dụng
IAS/IFRS. Ủy ban chứng khoán châu Âu đã thông qua một chuẩn mực bao gồm 21
nguyên tắc nhằm phát triển và thực hiện một cách tiếp cận chung để thực thi IFRS vào
năm 2003 (Choi and Meek, 2011).
EU đã luôn tạo ra mối quan hệ với IASB và đóng một vai trò tích cực trong quá
trình thiết lập các IAS/IFRS. Với việc yêu cầu các công ty niêm yết lập BCTC hợp
nhất theo IAS/IFRS được sự ủng hộ và tán thành mạnh mẽ, hơn 7.000 công ty niêm
yết đã thực hiện yêu cầu này từ ngày 1/1/2005. Tuy nhiên, do còn một số vấn đề chưa
thống nhất giữa EU và IASB nên EU đã không chấp nhận toàn bộ các IAS/IFRS và
yêu cầu các công ty niêm yết chỉ sử dụng những IFRS nào đã được sự chấp nhận của
EU. Khi tiến hành nghiên cứu độc lập tại 5 quốc gia Úc, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và
Anh, Kvaal and Nobe (2009) cho rằng việc áp dụng IAS/IFRS trong thực tế còn những
khác biệt giữa các quốc gia khác nhau.
Như vậy, EU áp dụng nguyên bản IAS/IFRS nhưng không chấp nhận toàn bộ
IAS/IFRS mà phê duyệt từng chuẩn mực để áp dụng. Hiện nay EU và IASB vẫn tiếp
tục các cuộc thảo luận để giải quyết những vấn đề còn tồn tại giữa hai bên nhằm đạt
đến sự thống nhất.
Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á
Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển rất nhanh chóng,
là nước có nền kinh tế lớn đứng thứ hai thế giới. Hệ thống pháp luật của Trung Quốc dựa
trên điển luật, thiên về phía kiểm soát của Nhà nước. Hệ thống kế toán và BCTC DN
Trung quốc hiện nay được quy định bởi Luật Kế toán và các quy định của CSRC.
Luật Kế toán của Trung quốc được ban hành lần đầu năm 1995 và được sửa
đổi năm 2000, quy định các nguyên tắc kế toán áp dụng, chi phối tất cả các loại hình
43

DN, tổ chức trong nền kinh tế, nó “đưa ra những nguyên tắc kế toán chung, xác định
vai trò của chính quyền, và những chủ đề, nội dung hạch toán kế toán” (Choi and
Meek, 2011). CSRC được thành lập vào năm 1992, là cơ quan ban hành các quy định,
yêu cầu về việc công bố thông tin đối với các DN niêm yết. Năm 1998, Ủy ban CMKT
được thành lập, trực thuộc Bộ Tài chính, phục vụ cho việc phát triển các chuẩn mực.
Năm 2003, ủy ban CMKT được tái cấu trúc, bao gồm 26 thành viên do Bộ Tài chính
chỉ định từ các cơ quan nhà nước, giới học giả, các tổ chức nghề nghiệp và cộng đồng
DN. Tuy nhiên, quyết định ban hành CMKT vẫn thuộc về Bộ Tài chính.
Vào tháng 6/2005, Trung Quốc đã đồng ý với IASB một kế hoạch hành động để
đạt tới một hệ thống CMKT chất lượng cao. Tháng 11 /2005, Ủy ban CMKT Trung
Quốc và IASB đã tổ chức thành công một cuộc họp về vấn đề hội tụ CMKT. Năm
2006, Trung Quốc đã quyết định kết hợp IFRS vào hệ thống luật pháp của mình và đã
ban hành một hệ thống CMKT DN Trung Quốc, về cơ bản là phù hợp với IFRS trong
những nguyên tắc chủ yếu về soạn thảo và trình bày BCTC.
Năm 2010, Bộ Tài chính đã ban hành lộ trình tiếp tục hội tụ hệ thống CMKT
Trung quốc với IAS/IFRS. Hiện nay, các công ty niêm yết áp dụng theo hệ thống
chuẩn mực kế toán doanh nghiệp Trung Quốc, vốn đang hòa hợp với IAS/IFRS trong
một lộ trình do nhà nước quản lý. Trong khi đó, các DN không niêm yết của Trung
quốc vẫn áp dụng hệ thống kế toán DN được ban hành năm 2001. Hệ thống BCTC
định kỳ của Trung Quốc tương tự quy định của IASB, bao gồm: Báo cáo tình hình tài
chính; Báo cáo lợi nhuận; Báo cáo lưu chuyển tiền; Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu;
Thuyết minh BCTC. Phương thức hòa hợp với IAS/IFRS của Trung Quốc phản ảnh sự
lựa chọn của Trung quốc trong bối cảnh vừa phải đáp ứng xu thế toàn cầu hóa vừa
đảm bảo những yêu cầu riêng của nền kinh tế cũng như sự quản lý của Nhà nước.
Tại hầu hết các quốc gia Đông Nam Á có điều kiện kinh tế- xã hội có mức độ
tương đồng nhất định với Việt Nam, như Philippines, Thái Lan, Indonesia … cũng có
lộ trình cho việc áp dụng IAS/IFRS đối với soạn thảo và trình bày BCTC.
Philippines quyết định chấp nhận toàn bộ IAS/IFRS và hầu như không điều
chỉnh từ năm 2005. Hội đồng Chuẩn mực BCTC Philippines (FRSC) thành lập Ủy ban
để ban hành các hướng dẫn áp dụng chuẩn mực BCTC (FRSC, 2012).
Tại Thái Lan, đến năm 2008, Liên đoàn kế toán Thái Lan (FAP) đã ban hành
29 CMKT, dựa phần lớn trên nền tảng IAS/IFRS (World Bank, 2008). Năm 2010,
Thái Lan công bố 2 giai đoạn hội nhập với IAS/IFRS. Theo đó, giai đoạn 1 sẽ điều
chỉnh các chuẩn mực hiện hành hòa hợp với IAS/IFRS và ban hành mới 04 chuẩn
44

mực. Giai đoạn 2, sẽ rà soát điều chỉnh các chuẩn mực mới ban hành và ban hành thêm
04 chuẩn mực mới để hình thành bộ CMKT hòa hợp gần như hoàn toàn với IAS/IFRS.
Tại Indonesia, Hội đồng CMKT Indonesia (DSAK) ban hành các CMKT, áp
dụng cho các công ty niêm yết, ngân hàng và các DN khác, kể cả DN nhà nước. Năm
2008, Indonesia công bố kế hoạch hòa hợp với IAS/IFRS đến năm 2012. Tuy nhiên,
do những trở ngại nhất định, tính đến tháng 3/2010, chỉ mới có 68% chuẩn mực đã phù
hợp với IAS/IFRS.
Tóm lại, sự ra đời và phát triển của IFRS đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hài
hòa và hội tụ kế toán quốc tế. Đến nay, đã có hơn 130 quốc gia trên thế giới thực hiện
việc yêu cầu (bắt buộc) hoặc cho phép (không bắt buộc) các công ty niêm yết trên
TTCK của họ sử dụng IAS/IFRS khi lập và trình bày BCTC .

2.3.2. BCTC của doanh nghiệp FDI theo chuẩn mực kế toán quốc tế
Hiện tại, DN FDI hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đang lập 2 bộ BCTC: Một
bộ tuân thủ chuẩn mực KTVN và một bộ tuân theo IAS/IFRS hoặc tuân theo chuẩn
mực mà công ty mẹ áp dụng. Bộ BCTC tuân thủ chuẩn mực KTVN được bộ phận kế
toán của các DN FDI lập, còn bộ BCTC tuân theo IAS/IFRS hoặc tuân theo chuẩn
mực mà công ty mẹ áp dụng do bộ phận kế toán của các DN FDI lập hoặc do công ty
kiểm toán có uy tín lập trên cơ sở ký hợp động với công ty mẹ.
Theo IAS 1 – Trình bày BCTC, hệ thống BCTC của DN gồm: Báo cáo tình
hình tài chính; báo cáo thu nhập toàn diện; báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu; báo cáo
lưu chuyển tiền tệ; và thuyết minh BCTC.
Đối với tài sản, nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn: DN có thể trình bày riêng biệt
các tài sản và nợ phải trả thành ngắn hạn và dài hạn. Trường hợp đơn vị không trình
bày riêng biệt các tài sản và công nợ ngắn hạn và dài hạn, các tài sản và nợ phải trả
được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần nếu việc trình bày này cung cấp thông
tin phù hợp và đáng tin cậy hơn.
Đối với ngày đáo hạn của các tài sản và công nợ: DN cần trình bày ngày đáo
hạn của cả tài sản và công nợ để đánh giá tính thanh khoản và khả năng thanh toán của
đơn vị.
Mẫu biểu Báo cáo tình hình tài chính: Không đưa ra Báo cáo tình hình tài
chính mẫu hoặc trình tự trình bày các khoản mục.
Trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh/Báo cáo thu nhập toàn diện:
DN phải trình bày các khoản mục thu nhập và chi phí ghi nhận trong kỳ:
45

(a) Trong một báo cáo tổng hợp các khoản thu nhập; hoặc
(b) Trong 2 loại báo cáo: Báo cáo trình bày lỗ/lãi (Báo cáo Kết quả hoạt động
kinh doanh riêng); Báo cáo trình bày các khoản lỗ/lãi và các khoản thu nhập
khác (báo cáo tổng hợp các khoản thu nhập).
Bản sửa đổi của IAS1 – Trình bày BCTC yêu cầu đơn vị tập hợp các khoản
mục trình bày trong báo cáo thu nhập toàn diện các khoản thu nhập dựa trên khả năng
có thể phân loại sang lãi/lỗ trong kỳ (cụ thể bao gồm các khoản được phân loại và các
khoản không được phân loại) và Bản sửa đổi cũng yêu cầu trình bày riêng khoản thuế
liên quan đến các khoản mục trước thuế đã được trình bày (áp dụng cho cả lựa chọn
trình bày Báo cáo tổng hợp các khoản thu nhập trước hay sau thuế).
Đơn vị cần trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh/Báo cáo tổng hợp
các khoản thu nhập theo chức năng của chi phí hoặc theo bản chất của chi phí, tùy
thuộc vào cách trình bày nào cung cấp thông tin hợp lý và đáng tin cậy hơn.
Thuyết minh cổ tức: Thông tin này có thể trình bày trong Thuyết minh BCTC
hoặc trên báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu.
Thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu: Đơn vị phải trình bày những thông tin phản
ánh sự thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu:
- Lãi hoặc lỗ thuần của niên độ;
- Các nghiệp vụ giao dịch về vốn với các chủ sở hữu và việc phân phối lợi
nhuận cho các chủ sở hữu;
- Số dư của khoản mục lãi, lỗ luỹ kế vào thời điểm đầu và cuối niên độ, và
những biến động trong niên độ; và
- Đối chiếu giữa giá trị ghi sổ của mỗi loại vốn góp, thặng dư vốn cổ phần, các
khoản dự phòng vào đầu niên độ và cuối niên độ và trình bày riêng biệt từng sự biến động.
Theo IAS 7 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Khái niệm “tương đương tiền”: thường không bao gồm các khoản đầu tư vốn
trừ khi, về bản chất, các khoản đầu tư vốn này là các khoản tương đương tiền. Các
khoản vay Ngân hàng được xem là hoạt động tài chính. Các khoản thấu chi cũng được
xem là tương đương tiền nếu các khoản thấu chi này là một bộ phận không thể tách rời
của chính sách quản lý tiền của đơn vị.
Tỷ giá hối đoái được sử dụng cho dòng tiền từ các giao dịch bằng ngoại tệ và
dòng tiền của một công ty con nước ngoài: Sử dụng tỷ giá tại ngày lập Báo cáo lưu
46

chuyển tiền tệ. Có thể sử dụng tỷ giá trung bình xấp xỉ bằng tỷ giá thực tế như tỷ giá
bình quân gia quyền trong kỳ.
Lãi và cổ tức: Luồng tiền từ lãi và cổ tức thu được và trả phải được trình bày
riêng biệt. Mỗi loại nên được phân loại vào hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư
hay hoạt động tài chính nhất quán giữa các kỳ.

2.4. Sự khác biệt về báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và
quốc tế
DN FDI tại Việt Nam trước hết phải tuân thủ hệ thống kế toán Việt Nam. DN
FDI thường sử dụng phần mềm kế toán của công ty mẹ, hạch toán theo công ty mẹ,
sau đó chuyển đổi báo cáo theo hệ thống kế toán Việt Nam hoặc hạch toán theo chế độ
kế toán Việt Nam, sau đó chuyển đổi sang báo cáo theo yêu cầu của công ty mẹ.
BCTC tại các DN FDI bắt buộc phải kiểm toán. DN FDI phải lập các báo cáo thống kê
theo quy định. Ngoài ra, DN FDI thường mở 3 tài khoản ngân hàng bao gồm: Tài
khoản vốn, tài khoản hoạt động USD và tài khoản hoạt động VND, DN FDI được
hưởng ưu đãi thuế như miễn thuế vô thời hạn, miễn thuế có thời hạn, giảm thuế có thời
hạn, thuế suất ưu đãi…
Tại các DN FDI, hai bộ BCTC được lập song hành, một bộ theo chuẩn mực
KTVN và một bộ tuân thủ IAS/IFRS hoặc kế toán tại công ty mẹ. Trong đó, chuẩn
mực KTVN (thước đo của kế toán) bao gồm các VAS về trình bày BCTC đó là:
VAS1, VAS21, VAS24, VAS27, VAS30; chế độ kế toán DN hiện nay (TT
200/2014/TT-BTC...) và các văn bản pháp luật về kế toán như thông tư hướng dẫn, quy
định... IAS/IFRS bao gồm các chuẩn mực về trình bày BCTC: Khuôn khổ chung, IAS 1,
IAS 7, IAS 33, IAS 34, IFRS 1, IFRS 7, IFRS 8 (Deloitte, 2016). Giữa chuẩn mực
KTVN và quốc tế có những sự khác biệt nhất định về trình bày BCTC:
Khuôn khổ chung và VAS 1: Khác biệt về việc áp dụng các quy định chung của
IAS/IFRS, khái niệm về vốn và duy trì vốn.
IAS 21 và VAS 21: Khác biệt về hệ thống BCTC; phân biệt tài sản, nợ phải trả
ngắn hạn và dài hạn; ngày đáo hạn của các tài sản và công nợ, mẫu biểu bảng CĐKT,
trình bày Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh/Báo cáo thu nhập toàn diện, thuyết
minh cổ tức, thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu.
IAS 7 và VAS 24: Khác biệt về khái niệm “tương đương tiền”, phân loại các
luồng tiền, tỷ giá hối đoái được sử dụng cho dòng tiền từ các giao dịch bằng ngoại tệ và
dòng tiền của một công ty con nước ngoài, lãi và cổ tức; các luồng tiền đầu tư vào các
công ty con, công ty liên doanh, liên kết.
47

IAS 34 và VAS 27: Khác biệt về đối tượng phải phát hành BCTC giữa niên độ,
thời điểm yêu cầu phát hành BCTC giữa niên độ, nội dung của BCTC giữa niên độ.
IFRS 1: Việt Nam chưa có chuẩn mực tương đương
Sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế về trình bày BCTC được trình
bày chi tiết tại [phụ lục số 8].
Bên cạnh đó, còn có sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN và IAS/IFRS về các
khoản mục trên BCTC của DN (DN) FDI tại Việt Nam. Trong đó, chuẩn mực KTVN
bao gồm các VAS về các khoản mục trên BCTC: VAS 2, VAS 3, VAS 6, VAS 14,
VAS 16, VAS 18, VAS 4; chế độ kế toán DN hiện nay (TT 200/2014/TT-BTC,...) và
các văn bản pháp lý về kế toán như thông tư hướng dẫn, quy định... IAS/IFRS bao
gồm các chuẩn mực về các khoản mục trên BCTC: IAS 2, IAS 16, IAS 17, IAS 18,
IAS 23, IAS 37, IAS 38, IFRS 15... (Deloitte, 2016):
Hàng tồn kho (IAS 2 và VAS 2): Khác biệt về một số trường hợp là hàng tồn
kho, phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho, ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho
bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được.
TSCĐ hữu hính (IAS 16 và VAS 3): Khác biệt về ghi nhận TSCĐ hữu hình, xác
định giá trị ban đầu, xác định giá trị sau khi nhận ban đầu, xác định các chênh lệch đánh
giá lại, chênh lệch đánh giá lại tài sản, khấu hao, sự suy giảm giá trị tài sản.
Thuê tài sản ( IAS 17 và VAS 6): Khác biệt về phạm vi, phương pháp kế toán
trong BCTC của bên thuê – thuê hoạt động, phương pháp kế toán trong BCTC của bên
cho thuê – thuê tài chính, phương pháp kế toán trong BCTC của bên cho thuê – thuê
hoạt động, sự suy giảm giá trị tài sản, trình bày BCTC đối với bên thuê.
Doanh thu (IAS 18 và VAS 14): Khác biệt về xác định doanh thu, thu nhập khác.
Doanh thu (IFRS 15 và VAS 14): Khác biệt về mục tiêu, phạm vi, các nguyên tắc
cốt lõi, các bước ghi nhận doanh thu từ hợp đồng với khách hàng, các giao dịch cụ thể,
các hướng dẫn khác.
Chi phí đi vay (IAS 23 và VAS 26): Khác biệt về định nghĩa chi phí đi vay,
chênh lệch cao hơn giữa giá trị ghi sổ của tài sản và giá trị có thể thu hồi được.
TSCĐ vô hình (IAS 38 và VAS 4): Khác biệt về ghi nhận và xác định giá trị, xác
định nguyên giá TSCĐ vô hình trong trường hợp cụ thể, xác định giá trị sau ghi nhận
ban đầu, chi phí trước hoạt động, xác định thời gian hữu dụng của TSCĐ vô hình, giá trị
còn lại có thể thu hồi trừ tổn thất tài sản.
48

Sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế về khoản mục trên BCTC được
trình bày chi tiết tại [Phụ lục số 9].

2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về báo cáo tài chính giữa
chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế
Dựa trên tổng hợp các nghiên cứu cả trong và ngoài nước, tác giả tổng hợp
thành nhóm các nhân tố gồm: (i) nhân tố kinh tế; (ii) nhân tố chính trị, (iii) nhân tố
pháp lý, (iv) nhân tố văn hóa, (v) nhân tố quốc tế, (vi) nhân tố điều kiện tổ chức thực
hiện, (vii) nhân tố kỹ thuật nghiệp vụ; (viii) giáo dục, tính chuyên nghiệp. Các nhân tố
này ảnh hưởng đến IAS/IFRS, kế toán tại các quốc gia nói chung trong đó có Việt
Nam. BCTC là một trong những sản phẩm đầu ra của kế toán, vì vậy, nó có ảnh hưởng
đến BCTC. Ngoài ra, tại các DN FDI, bộ phận kế toán lập song hành hai bộ BCTC,
một bộ theo chuẩn mực KTVN và một bộ tuân thủ IAS/IFRS hoặc kế toán tại công ty
mẹ, do đó các nhân tố này ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế.
2.5.1. Nhân tố kinh tế
Theo Zhang (2005), môi trường kinh tế có ảnh hưởng quan trọng đối với sự
phát triển của kế toán. Các nhân tố kinh tế chủ yếu tác động đến hệ thống kế toán và
BCTC bao gồm: Lạm phát; đặc điểm và giai đoạn phát triển của nền kinh tế và nguồn
cung ứng tài chính.
Lạm phát là một trong những nhân tố tác động đến hệ thống kế toán và BCTC
của các quốc gia. Zhang (2005) cho rằng: Tại các quốc gia có lạm phát cao, ảnh hưởng
lũy kế của nó qua nhiều năm có thể làm cho các thông tin kế toán trở nên vô nghĩa, trừ
khi nó được điều chỉnh phù hợp. Một số chuyên gia khẳng định: Lạm phát là một nhân
tố bên ngoài khó kiểm soát, gây ảnh hưởng may rủi đến BCTC, mức độ ảnh hưởng
thay đổi giữa các công ty. Tweedie & Whittington (1984) trình bày: Lạm phát ảnh
hưởng đến hệ thống kế toán quốc gia thông qua việc phát triển hay không các phương
pháp kế toán đối phó với sự thay đổi lớn về chỉ số giá.
Đặc điểm và giai đoạn phát triển của nền kinh tế tác động đến hệ thống kế toán
và BCTC.
Enthoven (1965) và Yapa (1995) cùng nhận định: Một nền kinh tế phát triển sẽ
đòi hỏi công cụ kế toán hữu hiệu nhằm tạo niềm tin cho giao dịch và sử dụng vốn hiệu
quả. Theo Jaggi và Lowf (2000): Môi trường kinh doanh của một quốc gia sẽ có ảnh
hưởng đến các công bố tài chính thông qua nhiều nhân tố: thị trường vốn, quyền sở
hữu công ty.
49

Belkaoui (1985) và Zhang (2005) cùng cho rằng: Mức độ phát triển của xuất
khẩu và nhập khẩu có thể có một tác động tích cực đến sự phát triển của kế toán.
Nguồn cung ứng tài chính tác động đến hệ thống kế toán và BCTC
Nguồn cung ứng tài chính sẽ quyết định đối tượng chủ yếu sử dụng thông tin tài
chính và do vậy, quyết định đặc điểm của thông tin tài chính được cung cấp. Tại các
nước mà nguồn cung ứng tài chính chủ yếu là thị trường vốn (như Mỹ, Anh, Úc…),
nơi mà các công ty cổ phần chiếm vị trí chủ yếu trong nền kinh tế, TTCK là nơi cung
cấp vốn chủ yếu cho DN, hệ thống kế toán hướng đến việc công bố thông tin nhiều
hơn, kiểm toán và trình bày hợp lý (Nobes & Parker, 1995). Sự đầy đủ của thông tin
tài chính giúp nhà đầu tư có thể dựa vào các BCTC để đưa ra quyết định kinh tế mà ít
khi phải thu thập thêm các thông tin khác (Nobes, 1998).
Trường hợp tại Nhật Bản là một trong những minh chứng khẳng định ảnh
hưởng của nguồn cung ứng vốn đến hệ thống kế toán và BCTC: Sự phát triển nhanh
chóng của TTCK và sự giảm dần vai trò của ngân hàng trong cung ứng vốn đã làm cho
hệ thống kế toán của Nhật Bản có những thay đổi đáng kể theo hướng xích lại gần với
việc trình bày trung thực, hợp lý và đầy đủ (Nobes và Parker, 1995).
Radebaugh và Gray (1997) cho rằng, nếu các quốc gia có TTCK phát triển, vốn
được huy động từ các cổ đông, hình thức sở hữu chủ yếu là tư nhân hoặc nước ngoài,
sự trung thực, hợp lý và cung cấp đầy đủ thông tin của BCTC để phản ánh thực trạng
tình hình tài chính của DN là một yêu cầu đặt ra đối với kế toán. Để đảm bảo những
yêu cầu này, việc trình bày thông tin trên BCTC đôi khi phải vượt qua các quy định về
pháp lý để phản ánh đúng bản chất của sự kiện. Ngược lại, các quốc gia có nguồn cung
cấp tài chính chủ yếu là Nhà nước, ngân hàng, khả năng tiếp cận với thông tin tài
chính là rất cao. Chính vì thế, họ thường không đòi hỏi cao về sự đầy đủ và trung thực,
hợp lý của thông tin mà sự tuân thủ theo luật định là các yêu cầu đối với kế toán khi
lập và trình bày BCTC. Từ đó cho thấy, cấu trúc của thị trường vốn ảnh hưởng đến
bản chất của CMKT ở các nước khác nhau.
Robert (1998) cho rằng hệ thống kế toán cũng phát triển theo định hướng phù
hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế quốc gia. Ví dụ hệ thống kế toán của Úc
trước đây rất gần với Anh do mối quan hệ thuộc địa trong quá khứ nhưng càng ngày
càng tách biệt do những giao dịch thương mại tăng lên của Úc với Hoa Kỳ và các quốc
gia Đông Nam Á.
Nghiên cứu của Boolaky (2003) cho thấy các loại hình kinh tế của quốc gia và
nhu cầu của người sử dụng thông tin có ảnh hưởng đáng kể đến CMKT:
50

Các loại hình kinh tế: Nghiên cứu của Boolaky (2003) cho thấy các loại hình
kinh tế của quốc gia có ảnh hưởng đáng kể đến CMKT. Chẳng hạn, trong một nền
kinh tế kế hoạch hóa không có động cơ thương mại bởi vì các hoạt động được thực
hiện không vì mục tiêu lợi nhuận, vì vậy người dùng không quan tâm để biết lợi nhuận
thực tế, lúc này nhu cầu cung cấp thông tin chủ yếu là thông tin về tiền mặt. Tuy
nhiên, khi một quốc gia chuyển từ hệ thống kinh tế kế hoạch hóa sang hệ thống kinh tế
mở, các loại hình kinh doanh cũng sẽ thay đổi, thị trường vốn sẽ phát triển, theo đó
cần thiết phải phát triển các CMKT để đáp ứng yêu cầu đổi mới, thậm chí khi cổ phiếu
của các công ty niêm yết được niêm yết trên thị trường quốc tế thì các CMKT càng
phải được xem xét để chuyển đổi phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngoài ra, việc thay đổi
từ nền kinh tế đóng sang hướng hội nhập quốc tế đòi hỏi sự đổi mới cơ chế quản lý tài
chính, hiển nhiên các CMKT của quốc gia cũng phải thay đổi theo hướng vận dụng
các chuẩn mực quốc tế đã được sự thừa nhận rộng rãi của thế giới.
Nhu cầu của người sử dụng thông tin: Trong điều kiện kinh tế phát triển số
lượng DN gia tăng, TTCK trở thành trung tâm để đầu tư, khi đó nhu cầu về thông tin
sẽ gia tăng. Giả định rằng có một mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và nhu cầu thông
tin thì các CMKT cũng cần thay đổi để đáp ứng những nhu cầu đó (Boolaky, 2003).
Các chuyên gia cho rằng trình độ phát triển kinh tế được cho là ảnh hưởng nhất
định đến hệ thống kế toán. Trình độ phát triển kinh tế phụ thuộc vào các điều kiện kinh
tế của quốc gia đó, chẳng hạn các nước phát triển giao dịch thông qua thương mại điện
tử,... đòi hỏi những thay đổi trong nhu cầu của xã hội, theo đó các CMKT sẽ phải
chuyển đổi phù hợp với yêu cầu thực tế. Ngoài ra, khi nền kinh tế phát triển, các công
cụ quản lý tài chính trước đây của Chính phủ chắc chắn sẽ không còn phù hợp, trường
hợp này việc phát triển chuẩn mực hoặc vận dụng chuẩn mực quốc tế sẽ dễ dàng hơn.
Toàn cầu hóa
Trong “Thế giới phẳng”, đã chỉ rõ: toàn cầu hóa đã thúc đẩy việc phát triển các
quá trình kinh doanh được tiêu chuẩn hóa. Còn cựu chủ tịch FED Paul Volcker thì cho
rằng, trong thế giới toàn cầu hóa nhanh chóng, các giao dịch kinh tế phải được hạch
toán cùng tính chất dù ở các vùng quốc gia lãnh thổ khác nhau.
Như vậy, quá trình toàn cầu đã dẫn đến nhu cầu phải có một tiêu chuẩn thống
nhất trình bày và công bố thông tin về BCTC. Kết quả tất yếu của yêu cầu này là quá
trình hòa hợp và hội tụ kế toán giữa các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, có nhiều tổ
chức tham gia vào việc đề xuất các IAS/IFRS và thúc đẩy hòa hợp kế toán quốc tế, trong
đó có một số tổ chức giữ vai trò quan trọng như: IASB, EC (Lê Hoàng Phúc, 2014).
51

2.5.2. Nhân tố pháp lý


Các nhà nghiên cứu tiên phong trong việc phát hiện các nhân tố môi trường ảnh
hưởng đến kế toán: Mueller (1967), Radebaugh và Gray (1997)... đã chứng minh hệ
thống luật pháp của một quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp đến kế toán và là nguồn gốc
chính hình thành các quy tắc kế toán của quốc gia đó.
Ngoài các giá trị văn hóa, các yếu tố thể chế, chẳng hạn như hệ thống pháp luật,
sẽ có ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ thống kế toán (Gray, 1988).
Doupnik và Taylor (1985) đã nghiên cứu tác động của hệ thống pháp luật trên
sự phát triển của hệ thống kế toán tại các quốc gia khác nhau và đưa ra giả thuyết rằng
sự khác biệt về hệ thống pháp luật của các nước khác nhau có thể giải thích sự khác
biệt trong sự phát triển của hệ thống kế toán. Các nhân tố chủ yếu của môi trường pháp
lý tác động đến hệ thống kế toán bao gồm: hệ thống pháp luật; vai trò của Nhà nước và
tổ chức nghề nghiệp; và pháp luật về thuế.
Nobes và Parker (1995) cho rằng hệ thống pháp luật được xem là một yếu tố tác
động lớn đến hệ thống kế toán. Các quốc gia thuộc nhóm thông luật (common law)
thường ít ban hành những quy định chi tiết về kế toán hơn các quốc gia thuộc hệ thống
điển luật.
Hệ thống pháp luật:
Jaggi và Lowf (2000) thì cho rằng ở các nước mà hệ thống pháp luật dựa trên
thông luật, mức độ cao của sự bảo hộ pháp luật đối với nhà đầu tư và chủ nợ cũng như đặc
điểm của công ty, đã tạo ra nhu cầu cao hơn của người sử dụng thông tin trên BCTC.
Theo Zhang (2005), hệ thống pháp luật tại các quốc gia, một cách chung nhất,
có thể được phân thành 2 loại: hệ thống pháp luật dựa dựa trên thông luật (common
law) và hệ thống pháp luật dựa trên điển luật (codified law).
Thông luật dựa trên những phán quyết theo tập quán của tòa án. Hệ thống này
hình thành ban đầu ở Anh và sau đó lan sang nhiều nước chịu ảnh hưởng của Anh như
Mỹ, Úc, Canada… Thông luật về cơ bản không hướng đến việc xây dựng những bộ
quy tắc chung; luật công ty thường không đưa ra các quy tắc cụ thể và chi tiết về việc
lập và trình bày BCTC.
Ngoài ra, một số chuyên gia phát hiện ra rằng các nước Anglo – Saxon theo hệ
thống thông luật như Hoa Kỳ và Canada, Mỹ, Úc, Ấn độ,… các nghiệp vụ kế toán chủ
yếu là tự điều chỉnh. Ngược lại, hệ thống luật La Mã quy định chặt chẽ về nội dung và
hướng dẫn chi tiết thi hành trong tất cả các tình huống phát sinh như tại Châu Âu và các
52

quốc gia chịu ảnh hưởng khác. Ở các quốc gia này, Chính phủ thực hiện nhiều vai trò
thay vì giao phó chúng cho một cơ quan độc lập. Vì thế, theo hệ thống thông luật,
nguyên tắc kế toán được thiết lập bởi các tổ chức nghề nghiệp tư nhân và không quy
định trực tiếp trong các văn bản luật. BCTC được thiết kế chủ yếu là các chỉ số hiệu suất
phục vụ cho quyết định đầu tư, khi cần được công bố BCTC sẽ được điều chỉnh cho
mục đích tính thuế để nộp cho Chính phủ. Những quy định này cho phép sự thích ứng
dễ dàng khi thiết lập một chuẩn mực chung hay khi vận dụng một IAS/IFRS. Trong khi
đó, các quốc gia theo hệ thống luật La Mã chế độ kế toán và các hướng dẫn thực hiện do
các cơ quan Nhà nước tiến hành, được quy định chặt chẽ trong các bộ luật và những văn
bản pháp lý dưới luật. BCTC công bố được sử dụng làm căn cứ để tính thuế, việc ghi
chép phản ánh nghiệp vụ của kế toán phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về thuế
và kế toán. Chính vì thế, các quốc gia này rất khó khăn để áp dụng.
Điển luật là hệ thống pháp luật có nền tảng từ hệ thống pháp luật của Pháp,
Đức, hiện được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc điểm của nó là
sử dụng luật thành văn, dưới dạng các văn bản quy phạm pháp luật. Trong lĩnh vực kế
toán, việc soạn thảo và trình bày BCTC được quy định chi tiết trong các đạo luật,
thường là Luật Công ty hay Luật Thương mại. Chẳng hạn, tại Pháp, các quy định về kế
toán chủ yếu được ban hành dưới dạng một hệ thống kế toán thống nhất bao gồm các
tài khoản kế toán thống nhất, thường được gọi là PCG. Ở nhiều quốc gia như Đức,
Pháp, Việt Nam…, cơ sở, nguyên tắc kế toán được quy chiếu vào chế độ kế toán quốc
gia; Nhà nước có vai trò kiểm soát kế toán về phương pháp đo lường, đánh giá, soạn
thảo và trình bày báo cáo, bao gồm cả phương phép ghi chép số liệu, phương pháp lập
và trình bày BCTC.
Vai trò của Nhà nước và tổ chức nghề nghiệp
Tổ chức nghề nghiệp được nhiều tác giả như Nobes và Parker (1995), Robert
(1998), … xem như một nhân tố có tác động đến hệ thống kế toán quốc gia. Tuy
nhiên, một số tác giả coi đây là một yếu tố về văn hóa (Gray, 1988).
Pháp luật về thuế
Hệ thống thuế và quan hệ giữa thuế và kế toán là một nhân tố tác động đáng kể
đến hệ thống kế toán. Robert (1998) chia thành ba nhóm quốc gia: nhóm có hệ thống
kế toán và hệ thống thuế hoàn toàn độc lập như Hoa Kỳ, Anh; nhóm có hệ thống kế
toán và hệ thống thuế chung một hệ thống, trong đó hệ thống thuế quy định chi tiết và
kế toán phải theo các quy định của thuế, ví dụ như Pháp, Đức và nhóm có hệ thống
53

thuế đơn giản được dựa trên thông tin của hệ thống kế toán như các quốc gia đang phát
triển trong khối thịnh vượng chung.
Tại Tây Ban Nha, sau một thời gian dài luật thuế chi phối kế toán thì từ sau
cuộc cải cách năm 1989, chúng đã trở nên độc lập với nhau hơn (Choi và Meek, 2011).

2.5.3. Nhân tố văn hóa


Những năm 1978, nhóm nhân tố văn hóa được phát triển với nghiên cứu của
Belkaoui (1985), trong đó yếu tố ngôn ngữ được sử dụng để phân tích (Baker và Barbu,
2007). Môi trường văn hóa có ảnh hưởng lên chuẩn mực và thông tin kế toán (Jaggi và
Lowf, 2000). Hofstede (2012) cho rằng, hệ thống kế toán thay đổi dọc theo dòng văn
hóa dân tộc. Năm yếu tố văn hóa quan trọng để giải thích sự tương đồng và khác biệt về
văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới được Hofstede (1984) đưa ra bao gồm: chủ nghĩa
cá nhân (Individualism - Idv)/tập thể; khoảng cách quyền lực (Power distance Pd); sự
tránh né/không né tránh những vấn đề chưa rõ ràng (Uncertainty avoidance - Uav); nam
tính/nữ tính (Masculinity - Mas) và định hướng dài hạn (Long-term orientation - Lto).
Lý thuyết các chiều văn hóa của Hofstede cũng chỉ ra khi chủ nghĩa cá nhân được đề
cao nhu cầu về một hệ thống thông tin trung thực, đáng tin cậy. Khi đó, kế toán có xu
hướng linh hoạt dễ dàng phát triển chuẩn mực hoặc vận dụng IAS/IFRS hơn.
Trên cơ sở đó, bốn giá trị kế toán có liên quan đến năm yếu tố trên được Gray
(1988) đã đưa ra bao gồm: phát triển nghề nghiệp và kiểm soát theo luật định; thống
nhất và linh hoạt; thận trọng và lạc quan; và bảo mật và công khai. Gray cũng đã lập
luận và mô tả tác động của các giá trị văn hóa đến giá trị kế toán.
Tác động của nhân tố văn hóa đến kế đề cập ở Bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1: Tác động của nhân tố văn hóa đến kế toán và BCTC

Các giá trị kế toán


Các giá trị văn hóa Phát triển
Thống nhất Thận trọng Bảo mật
nghề nghiệp
Chủ nghĩa cá nhân Tăng Giảm Giảm Giảm
Khoảng cách quyền lực Giảm Tăng Không Tăng
Tránh né vấn đề chưa rõ ràng Giảm Tăng Tăng Tăng
Nam tính Tăng Không Giảm Giảm
Định hướng dài hạn Giảm Không Tăng Tăng

Nguồn: Gray và cộng sự (2001)


54

Lý thuyết của Hofstede và Gray về ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa đến hệ
thống kế toán và BCTC các quốc gia đã được nghiên cứu thực nghiệm. Jaggi và Lowf
(2000) chỉ ra rằng lý thuyết của Gray đã không thể giải thích mối quan hệ giữa kế toán
và giá trị văn hóa một cách hoàn toàn thỏa đáng. Các giá trị văn hóa dân tộc ít có ảnh
hưởng đáng kể, trực tiếp trên các thuyết minh tài chính của các công ty tại các quốc
gia thông luật. Vũ Hữu Đức (2010) khẳng định không có bằng chứng thuyết phục cho
thấy mối quan hệ giữa văn hóa và tính thận trọng.
Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, giữa các giá trị văn hóa với vấn đề
công bố thông tin có mối mối quan hệ nhất quán với lý thuyết của Gray. Một số tác giả
đã tìm kiếm mối liên hệ giữa các giá trị xã hội và kế toán bằng cách nghiên cứu mười
ba nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, xác nhận dấu hiệu về mối liên hệ
giữa các giá trị xã hội và kế toán. Nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả sau này chỉ
ra rằng mô hình của Gray có một sức mạnh giải thích đáng kể, cũng như đã cung cấp
một lý thuyết khả thi để có thể giải thích sự khác biệt giữa các quốc gia trong cấu trúc
và thực hành kế toán. Chow (1995) đã áp dụng mô hình Hofstede-Gray với trường hợp
của Trung Quốc, và cho rằng với tình trạng hiện tại của nghề kế toán, đo lường và
công bố thông tin ở Trung Quốc, sự phát triển của hệ thống kế toán sẽ bị hạn chế bởi
ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc…
Khác biệt trong sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ: Những khác biệt về ngôn ngữ
cũng có những ảnh hưởng nhất định đối với kế toán của mỗi quốc gia với IAS/IFRS,
chẳng hạn nhiều thuật ngữ sử dụng trong IAS/IFRS không dễ dàng để vận dụng được
cho tất cả các nước. Do đó, khi chuyển ngữ để giảm sự khác biệt giữa kế toán quốc gia
với IAS/IFRS đòi hỏi phải có chuyên gia dịch thuật đảm bảo dễ hiểu.

2.5.4. Nhân tố chính trị


Nhân tố chính trị liên quan đến vai trò của Nhà nước. Một số tác giả đề cập đến
nhân tố này dưới dạng các thể chế chính trị trong đó Nhà nước can thiệp nhiều hay ít
vào nền kinh tế (Robert, 1998). Một số khác nhìn nhận chúng như một sự liên quan
chặt chẽ trong mối quan hệ chính trị - kinh tế như quan hệ giữa Hoa Kỳ với Canada và
Mexico hoặc giữa Anh với các thuộc địa cũ (Tymothy và Hector, 2007). Trong những
năm gần đây, nhân tố chính trị được nhắc tới dưới dạng các chính sách của quốc gia
trong tiến trình hội tụ quốc tế nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia. Zeff (2007) phân tích
quan hệ chính trị giữa EU, Hoa Kỳ và IASB trong việc ra quyết định về hội tụ kế toán.
Ramanna (2011) phân tích cách thức ba quốc gia Canada, Trung quốc và Ấn độ trong
55

việc lựa chọn chiến lược tiếp cận và ghi nhận chiến lược này phụ thuộc vào quan hệ
sức mạnh giữa quốc gia với IASB.
Quyền lực chính trị: Có nhiều nhân tố chính trị liên quan có thể ảnh hưởng đến
hệ thống kế toán và sự phát triển của các CMKT tại một quốc gia. Trước hết, có thể
nói đó là quyền lực chính trị, trong quá khứ một số tác giả đã cho thấy các quốc gia mà
trước đây là thuộc địa của các nước khác, thường có nguyên tắc tương tự như nước
cầm quyền của họ. Ví dụ Singapore và Malaysia đã chọn hệ thống kế toán của Anh,
nhưng Indonesia đã loại bỏ hệ thống kế toán của Hà Lan và vận dụng mô hình kế toán
của Mỹ. Như vậy, các quốc gia thuộc địa sẽ dễ chấp nhận việc thay đổi chuẩn mực hay
vận dụng chuẩn mực quốc tế từ các quốc gia thống trị. Ngoài ra, kế thừa lý thuyết các
chiều văn hóa của Boolaky (2003), Hofstede (2013) cho rằng một quốc gia có khoảng
cách quyền lực lớn, tránh rủi ro ở mức độ cao sẽ rất bảo thủ trong việc lập BCTC hay
cung cấp thông tin ra bên ngoài.

2.5.5. Nhân tố kỹ thuật nghiệp vụ


Hiện nay, chuẩn mực KTVN đang áp dụng kế toán trên cơ sở dồn tích, đã có
những quy định kế toán các hoạt động tại các DN. Mặc dù tồn tại song hành CMKT và
chế độ kế toán bên cạnh luật kế toán. Tuy nhiên, chế độ kế toán được các DN vận
dụng là chủ yếu.
Chế độ kế toán trình bày chi tiết các quy tắc, quy định chi tiết thể hiện tính pháp
lý và tính đồng nhất cao, áp dụng có tính bắt buộc. Để đạt được mức độ đồng nhất, chế
độ kế toán có những đặc điểm như có một hệ thống tài khoản kế toán thống nhất, hệ
thống chứng từ và sổ kế toán và chế độ BCTC chuẩn tắc (theo khuôn mẫu, quy định
chi tiết cách lập) có thể áp dụng cho mọi loại hình DN không phân biệt về hình thức sở
hữu và lĩnh vực hoạt động. Để hướng dẫn thực hành công tác kế toán, chế độ kế toán
cũng giải thích chi tiết ghi chép trên từng tài khoản cho từng giao dịch kinh tế phát
sinh và hướng dẫn chi tiết cách thức lập các chỉ tiêu trong BCTC. Bên cạnh đó, chế độ
kế toán cũng hướng dẫn cách thức đo lường cơ bản (ví dụ như mức trích lập dự phòng
phải thu khó đòi) (Nguyễn Công Phương, 2017).
Chế độ kế toán tập trung vào ghi chép trên tài khoản các giao dịch kinh tế, ít
chú trọng đến trình bày và cung cấp thông tin. Do chế độ kế toán trình bày những
hướng dẫn chi tiết liên quan đến một số lượng lớn các giao dịch được nhận diện trong
nền kinh tế, nhà kế toán ít khi phải phân tích, xét đoán các giao dịch để vận dụng mà
chỉ việc tuân theo hướng dẫn chi tiết để thực hiện. Điều này cản trở đến sự phát triển
kỹ năng phân tích, xét đoán của các nhà kế toán, tạo nên sức ỳ trong công tác kế toán,
56

làm cho kế toán trở thành một công cụ nặng tính pháp lý hơn là một công cụ được vận
dụng linh hoạt phù hợp với bối cảnh và đặc thù của DN (Nguyễn Công Phương, 2017).

2.5.6. Nhân tố điều kiện tổ chức thực hiện


Cấu trúc DN cũng được xem là một nhân tố có ảnh hưởng đến kế toán. Khi quy
mô kinh doanh và mức độ phức tạp của hoạt động DN tăng lên, hệ thống kế toán đòi
hỏi phát triển những công cụ tương ứng (Robert, 1998). BCTC tập đoàn, hợp nhất kinh
doanh, công cụ tài chính… là những ví dụ chứng minh cho luận điểm trên.
Theo Boolaky (2003), Hamis (2012): chi phí thực hiện cũng có ảnh hưởng
đến sự khác biệt về kế toán nói chung và BCTC nói riêng giữa quốc gia với
IAS/IFRS. Đối với các nước phát triển, điều kiện về công nghệ thông tin, về trình
độ nguồn nhân lực, chưa kể thị trường vốn phát triển đã tạo nhiều điều kiện thuận
lợi cho quá trình thực hiện để giảm sự khác biệt. Trong khi đó, các nước đang phát
triển do nguồn kinh phí hạn hẹp, nhiều ưu tiên khác có thể mang lại lợi ích kinh tế
lớn hơn là sửa đổi, bổ sung các CMKT.

2.5.7. Nhân tố giáo dục, tính chuyên nghiệp


Hiện nay, chương trình đào tạo kế toán của các trường đại học ở Việt Nam
vẫn khá đa dạng và có những khác biệt nhất định do tính tự chủ cao trong việc xây
dựng chương trình đào tạo của các trường, do chất lượng đầu vào và chuẩn đầu ra
cùng với định hướng chiến lược phát triển có sự khác nhau giữa các trường. Bên
cạnh đó, các DN dịch vụ kế toán, kiểm toán cũng có chương trình đào tạo đa dạng,
khác biệt do tính cạnh tranh trong kinh doanh… Yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống kế
toán nói chung và BCTC nói riêng do sự thiếu sót, không đồng bộ trong đào tạo và
rèn luyện kế toán đã tồn tại trong thời gian khá dài, đặc biệt là các nước đang phát
triển (Juchau, 1978; Perera, 1989). Khi trình độ và kinh nghiệm kế toán của một
quốc gia còn thấp thì những người làm kế toán ở quốc gia đó không thể được giao
nhiệm vụ thực hiện những công việc đòi hỏi phải ra quyết định chắc chắn, đặc biệt
trong những vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn kế toán phức tạp (Perera, 1989).
Không thể phủ nhận rằng, trình độ đào tạo trung bình ở các nước đang phát triển
vùng Nam Thái Bình Dương có một khoảng cách đáng kể so với Australia và New
Zealand (Chand và cộng sự, 2008). Các tác giả cũng cho rằng trình độ và kinh
nghiệm hành nghề kế toán của mỗi người kế toán là nhân tố quan trọng dẫn đến sự
khác biệt trong áp dụng CMKT trên thế giới từ đó ảnh hưởng đến sự khác biệt giữa
kế toán tại quốc gia với IAS/IFRS trong đó bao gồm BCTC.
57

Kinh nghiệm và mức độ chuyên nghiệp của người làm kế toán đặc biệt quan
trọng khi xem xét đánh giá nghề nghiệp, nó phụ thuộc vào quá trình đào tạo (Solomon
& Trotman, 2003). Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến cá nhân người làm kế toán bao
gồm trình độ học vấn, sự hiểu biết và khả năng; kinh nghiệm, sự phức tạp của công
việc, độ tuổi và giới tính (Libby & Luft, 1993, Bonner, 1994, Doupnik & Salter, 1995;
Nobes, 1998).

2.5.8. Nhân tố chuẩn mực kế toán quốc tế


Tính đến nay đã có 41 IAS và 17 IFRS được soạn thảo, ban hành và có khoảng
trên 130 quốc gia trên thế giới áp dụng 28 IAS và 17 IFRS, có quốc gia áp dụng một
phần nhưng cũng có những quốc gia áp dụng hoàn toàn.
Các VAS được soạn thảo từ những năm 2001 đến 2005, dựa trên IAS/IFRS.
Tuy nhiên, các IAS/IFRS đã được thay đổi, cập nhật liên tục thì VAS chưa có gì thay
đổi. Mặc dù chế độ kế toán cũng như luật kế toán cùng tồn tại đồng hành với VAS
nhưng chuẩn mực KTVN vẫn còn nhiều bất cập.

2.6. Cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu


2.6.1. Lý thuyết ngẫu nhiên
Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency Theory) đã được các tác giả Otley (1980);
Ferreira và Otley (2005) phân tích và kết luận: không có một hệ thống quản trị hiệu
quả duy nhất nào là phù hợp cho tất cả các tổ chức và phù hợp cho mọi hoàn cảnh bởi
lẽ những đặc điểm riêng biệt của hệ thống và hiệu quả của nó sẽ phụ thuộc vào những
đặc thù riêng của tổ chức và những tác nhân thuộc về ngữ cảnh. Trong lĩnh vực kế
toán, lý thuyết này được nhiều nghiên cứu sử dụng để lý giải mối quan hệ giữa các
nhân tố như quy mô doanh nghiệp, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán
độc lập, trình độ của nhân viên… đến hiệu quả của công tác kế toán trong các doanh
nghiệp (Ahmad & Mohamed Zabri, 2015).
Vận dụng lý thuyết vào nội dung nghiên cứu của luận án
Lý thuyết này giúp cho tác giả có thêm ý tưởng về tác động của các nhân tố như
kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp lý... đến sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế, tạo cơ sở cho việc thiết kế nội dung của các cuộc phỏng vấn, nội
dung khảo sát...
Mỗi quốc gia đều có đặc thù riêng về vùng lãnh thổ, kinh tế, chính trị, văn hóa,
pháp lý ... Đây chính là những nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC nói riêng
và kế toán nói chung của mỗi quốc gia so với quốc tế.
58

2.6.2. Lý thuyết Kế toán và Kiểm soát


Lý thuyết Kế toán và Kiểm soát (Theory of Accounting and Control) được đề
xuất bởi Sunder (1997). Trên cơ sở phát triển lý thuyết Tổ chức của Simon (1945),
Sunder tiếp cận với lý thuyết hợp đồng với công ty – một lý thuyết đã được phổ biến
rộng rãi trong các tổ chức khoa học và kinh tế vi mô, ông cho rằng công ty là một tập
hợp các hợp đồng giữa các đại lý. Ông phân loại các đại lý thành 6 nhóm khác nhau
theo tính năng và những lợi ích mà họ mong đợi bao gồm: khách hàng, nhân viên,
kiểm toán viên, các chủ nợ, cổ đông và Chính phủ. Nhiệm vụ của người quản lý là sử
dụng các nguồn lực để duy trì cân bằng các mối quan hệ thông qua phân bổ lợi ích. Để
phân bổ lợi ích, công ty căn cứ vào các tiêu thức như đo lường sự đóng góp của từng
đại lý thông qua thương lượng,…Tuy nhiên, thông tin về chi phí sẽ không được chia sẻ
cho toàn bộ các đại lý một cách chi tiết, hay nói cách khác là sự mất cân xứng về thông
tin, đặc biệt khi thông tin này được phản ánh trên BCTC sự giới hạn về kiến thức của
các đại lý cũng không thể hiểu được một cách đầy đủ, vì thế đại lý không có cơ sở để
tin cậy thông tin được cung cấp.
Để giải quyết sự mất cân xứng về thông tin, các đại lý mong đợi sự tiêu chuẩn
hóa trong quá trình thực hiện của công ty để tạo mức độ tin cậy từ nguồn thông tin
cung cấp của công ty.
Ứng dụng nội dung lý thuyết này vào đề tài nghiên cứu: Một công ty sẽ thực
hiện hợp đồng với các đại lý như các nhà đầu tư, nhà cung cấp, cổ đông, khách
hàng…Các bên liên quan có quyền lợi về tài chính của công ty, họ sử dụng BCTC của
công ty như một nguồn thông tin chung để dự đoán thời gian, số lượng cũng như mức
độ lợi ích mà họ có khả năng thu được từ công ty. Tuy nhiên, sự khác biệt về BCTC
theo chuẩn mực KTVN và quốc tế sẽ làm bất đối xứng thông tin giữa các bên liên
quan và các cơ quan quản lý ngân sách của Chính phủ. Chính vì thế, cần giảm sự khác
biệt giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế về BCTC nhằm nâng cao tính so sánh của
BCTC theo chuẩn mực KTVN, đảm bảo nguồn thu ngân sách của Chính phủ từ phía
các công ty.

2.6.3. Lý thuyết thông tin hữu ích


Vào những năm 1960, lý thuyết thông tin hữu ích ra đời đã mở đầu giai đoạn
định hướng vào việc sử dụng thông tin kế toán hữu ích để phục vụ ra quyết định phù
hợp. Lý thuyết này được xem là lý thuyết nền tảng để xây dựng các IAS/IFRS. Vào
năm 1973, lý thuyết này được xem xét một cách rộng rãi tại Mỹ với mục tiêu của
BCTC là cung cấp thông tin hữu ích để ra quyết định. Mặt khác, lý thuyết này hướng
59

đến tính hữu ích thông tin cho người sử dụng hơn là đáp ứng theo yêu cầu của luật
pháp. Thông qua định hướng ra quyết định phù hợp, trọng tâm đã dịch chuyển từ các
nguyên tắc kế toán sang kết quả của quá trình kế toán mà ở đó thông tin được cung
cấp. Giả thiết cho việc chấp nhận cách tiếp cận ra quyết định trên cơ sở thông tin hữu
ích của kế toán là về mặt lý thuyết, các BCTC không được lập chuẩn xác mà yêu cầu
đặt ra là chúng hữu ích hơn. Nguyễn Hữu Ánh (2013) cho rằng cách tiếp cận bắt đầu
với câu hỏi các BCTC được lập như thế nào trên cơ sở giá phí lịch sử sẽ có thể tạo nên
sự hữu ích hơn; do vậy, ra quyết định phù hợp là khởi nguồn của tranh luận về FV và
các phương pháp định giá khác sẽ được kết hợp như thế nào trong BCTC và tranh luận
đó vẫn đang tiếp diễn đến ngày hôm nay.
Vận dụng lý thuyết vào nội dung nghiên cứu của luận án: Theo lý thuyết
thông tin hữu ích, thông tin BCTC được xem là quá trình cung cấp thông tin thích hợp
cho các đối tượng sử dụng với các mục đích khác nhau. Vì vậy, tính hữu ích của thông
tin được đánh giá qua khả năng đáp ứng cho các đối tượng sử dụng trong quá trình ra
quyết định. Áp dụng lý thuyết thông tin hữu ích có vai trò quan trọng trong việc đánh
giá CLTT BCTC mà các DN FDI công bố. Trong các DN FDI, nhà quản lý là người
cung cấp thông tin, người sử dụng thông tin BCTC thì rất đa dạng như khách hàng,
nhà cung cấp, các tổ chức tín dụng, cơ quan thuế, nhà đầu tư... Vì vậy, nhà quản lý DN
FDI cần phải cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng một các phù hợp.
Do đó, ngoài những thông tin bắt buộc, nhà quản quản lý cần cung cấp thông tin tự
nguyện bao gồm các diễn giải để thông tin thật sự hữu ích đối với người sử dụng. Tuy
nhiên, tại nhiều DN FDI tồn tại song hành hai bộ BCTC: Một bộ theo chuẩn mực
KTVN và một bộ tuân thủ IAS/IFRS hoặc kế toán tại công ty mẹ. Muốn vậy, cần phải
giảm sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế về BCTC của DN FDI để thông
tin thật sự hữu ích đối với người sử dụng.\

2.6.4. Lý thuyết hành vi quản lý


Lý thuyết hành vi quản lý được đề xuất bởi Simon (1945) với các nội dung chính:
- Cốt lõi của quản lý là ra quyết định (quyết sách). Quyết sách quản lý gồm các
việc: hoạch định kế hoạch, lựa chọn phương án hành động, thiết lập cơ cấu tổ chức,
phân định trách nhiệm và quyền hạn, so sánh tình hình thực tế với kế hoạch, lựa chọn
phương pháp kiểm tra, quán xuyến các mặt kế hoạch, tổ chức và điều khiển đối với
mọi cấp quản lý và mọi mặt của quá trình quản lý.
60

- Quyết sách được cấu thành qua 4 giai đoạn có liên hệ với nhau: thu thập và phân
tích thông tin kinh tế – xã hội; thiết kế các phương án hành động để lựa chọn; lựa chọn
một phương án khả thi; thẩm tra đánh giá phương án đã chọn để bổ sung hoàn thiện.
- Thông qua một hệ thống mục tiêu – phương tiện để thống nhất hoạt động.
Đó là sự kết hợp giữa người và máy (điện tử) để hoạch định quyết sách; có thể khắc phục
tình trạng thiếu tri thức và thông tin bằng mạng thông tin nhiều kênh theo hai chiều.
- Lựa chọn phương thức tập quyền hay phân quyền trong việc ra quyết sách với
chức trách và quyền hạn rõ ràng.
Vận dụng lý thuyết vào nội dung nghiên cứu của luận án
Qua thuyết hành vi quản lý của Simon cho thấy: DN FDI cần thiết lập cơ cấu
giám sát hành vi lập và công bố thông tin BCTC. Để đạt được điều này, DN FDI cần
xác lập mục tiêu rõ ràng bao gồm những thông tin BCTC nào được cho là hữu ích đối
với người ra quyết định và qua đó thiết lập hệ thống KSNB. Mục tiêu này là cơ sở để
các bộ phận giám sát đánh giá và thông qua đó đo lường sự cẩn trọng của nhà quản lý
trong quá trình lập và công bố thông tin BCTC. Tuy nhiên, tại nhiều DN FDI tồn tại
song hành hai bộ BCTC: Một bộ theo chuẩn mực KTVN và một bộ tuân thủ IAS/IFRS
hoặc kế toán tại công ty mẹ. Như vậy, càng giảm sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN
và quốc tế về BCTC thì quá trình lập và công bố thông tin BCTC càng thuận lợi, ngoài
ra còn tăng khả năng so sánh đối với BCTC theo chuẩn mực KTVN.

Kết luận Chương 2


Nội dung chính của chương này giúp cho người đọc nắm được toàn bộ cơ sở lý
luận về BCTC, BCTC nói chung và BCTC của DN FDI nói riêng. Giới thiệu về BCTC
bao gồm khái niệm, mục đích, vai trò và nội dung BCTC; BCTC của một số nước như
Mỹ, Pháp và EU, Trung Quốc; BCTC theo chuẩn mực KTVN, BCTC theo IAS/IFRS
và sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế đã được trình bày cụ thể.
Ngoài ra, tác giả còn trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC theo
chuẩn mực KTVN và quốc tế, các lý thuyết nền làm cơ sở để giải thích ảnh hưởng của
các nhân tố đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế.
Dựa trên hệ thống cơ sở lý thuyết đã được xây dựng và các lý thuyết nền làm nền tảng,
đồng thời với việc tìm hiểu các đặc điểm đặc thù của nền kinh tế Việt Nam có tác động
đến BCTC của các DN FDI, tác giả đã từng bước đề xuất các nhân tố để xây dựng mô
hình nghiên cứu ở các chương tiếp theo.
61

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu


3.1.1. Phương pháp nghiên cứu
Theo Creswell (2003), có ba phương pháp nghiên cứu được sử dụng phổ biến
là định tính, định lượng và hỗn hợp. Luận án sử dụng phương pháp hỗn hợp (kết hợp
cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng) xuất phát từ mục tiêu
nghiên cứu. Jonhson và cộng sự (2007) cho rằng phương pháp hỗn hợp thường thể
hiện ở một số dạng như: hỗn hợp về phương pháp thu thập dữ liệu, hỗn hợp về lý
thuyết, hỗn hợp về phương pháp luận nghiên cứu. Creswell và Clark (2011) khẳng
định, phương pháp hỗn hợp có thể giúp nhà nghiên cứu tận dụng ưu điểm của cả hai
phương pháp định tính và định lượng, khám phá và giải thích bản chất của hiện
tượng nghiên cứu từ nhiều khía cạnh đa dạng, từ đó các kết luận nghiên cứu có tính
logic hơn. Creswell (2007) cho rằng, nghiên cứu có dữ liệu liên quan đến quan điểm,
kinh nghiệm và cảm nhận của cá nhân hoặc cần tìm hiểu về một lĩnh vực ít phổ biến
hoặc phát triển giải thích về một hiện tượng thì áp dụng phương pháp định tính là
hợp lý.
Luận án khám phá những kiến thức mới, quan điểm mới đánh giá sự khác biệt
về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế trong bối cảnh đặc thù của
Việt Nam dựa trên nhận thức của các chuyên gia như đại diện cơ quan ban hành
KTVN; hội nghề nghiệp; nhà nghiên cứu, giảng dạy; kế toán trưởng, kế toán tổng
hợp các DN FDI và kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập… Bên cạnh đó, luận
án áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để đo lường sự ảnh hưởng của các
nhân tố đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế...
Vì vậy, phối hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để thu thập và
phân tích dữ liệu sẽ dẫn đến thông tin thu thập và kết quả phân tích đáng tin cậy và
hữu ích hơn.

3.1.2. Quy trình nghiên cứu


Quy trình nghiên cứu định tính
Hình 3.1 dưới đây là các bước thực hiện của quy trình nghiên cứu định tính:
62

Tổng hợp, phân


Bảng Chọn Phân tích tích, so sánh để
câu hỏi mẫu Thu thập
dữ liệu tìm ra quan
phỏng nghiên dữ liệu điểm mới
vấn cứu

Phỏng Mô tả
vấn thử hiện tượng

Phỏng Phân loại,


vấn nhóm các
chính hiện tượng
thức giống nhau

Kết nối các


hiện tượng

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu định tính


Nội dung của các bước thực hiện quy trình nghiên cứu định tính được trình bày
cụ thể tại [phụ lục số 10a].
Tác giả sử dụng những phương pháp cụ thể sau đây: (i) Phương pháp tiếp cận hệ
thống, (ii) phương pháp quan sát thực địa, (iii) phương pháp phân tích, phương pháp tổng
hợp, phương pháp so sánh, phương pháp tư duy; (iv) phương pháp lý luận khách quan:
Phương pháp tiếp cận hệ thống: Với mục tiêu khám phá sự khác biệt về BCTC
của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự
khác biệt này và từ đó đưa ra hướng giải quyết sự khác biệt đó…, tác giả tiến hành tìm
hiểu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, tiếp cận thực tế hệ thống Luật,
nghị định, các chế độ kế toán và các văn bản pháp lý liên quan đến kế toán DN nói
chung, BCTC nói riêng cùng với các phương pháp, kỹ thuật nghiệp vụ đang được vận
dụng trong kế toán DN, đồng thời nghiên cứu các lý thuyết nền tảng liên quan, kinh
nghiệm thực tế áp dụng IAS/IFRS về BCTC của các quốc gia làm bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam.
Phương pháp quan sát thực địa: Quan sát thực địa được thực hiện tại Công ty
Cổ phần Charoen Pokphand Việt Nam (chi nhánh Xuân Mai) – Công ty Sản xuất
thức ăn chăn nuôi và các sản phẩm từ chăn nuôi như lợn, gà, trứng… Mục đích của
63

quan sát thực địa nhằm đánh giá, phân tích phương pháp làm việc, kinh nghiệm của
kế toán; cách ghi nhận, đo lường các khoản mục trên BCTC, cũng như trình bày
BCTC; sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế; các nhân tố ảnh
hưởng đến sự khác biệt này …Song song với quá trình quan sát, tác giả tiếp tục thực
hiện phỏng vấn sâu kế toán trưởng, phó phòng kế toán để thu thập thông tin về
BCTC, sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế, các nhân tố ảnh
hưởng đến của sự khác biệt và cách thức giải quyết sự khác biệt này. Thông qua việc
quan sát thực địa BCTC tại một số DN FDI, qua trao đổi với kế toán trưởng DN FDI
đó, kết quả là nôi dung ghi nhận và đánh giá về hàng tồn kho, thuế TNDN, TSCĐ hữu
hình, thuê tài sản, doanh thu, chi phí đi vay, TSCĐ vô hình, dự phòng và nợ tiềm tàng
có sự khác biệt rõ rệt giữa hai bộ BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. Các khoản
nợ phải trả không khác biệt hoặc khác biệt không đáng kể.
Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh,
phương pháp tư duy: Được sử dụng kết hợp theo từng nội dung và mục tiêu cụ thể của
luận án. Theo đó, phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để hệ thống hóa cơ
sở lý luận, đưa ra nhận xét về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. Phương pháp
so sánh được sử dụng để đối chiếu chuẩn mực KTVN với IAS/IFRS, BCTC theo quy
định của Việt Nam với BCTC theo quy định của IAS/IFRS, giữa thực trạng chuẩn mực
KTVN nói chung, BCTC nói riêng với những yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế.
Phương pháp tư duy được sử dụng phối hợp với phương pháp chuyên gia, phương
pháp tổng hợp để xác định vấn đề cần giải quyết. Phương pháp này còn được tác giả
áp dụng nhằm tổng hợp các nhân tố đã phát hiện từ quá trình nghiên cứu các tài liệu
trong và ngoài nước. Từ những tài liệu tổng hợp, tác giả tiến hành so sánh và đánh giá
sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế, các nhân tố ảnh
hưởng đến sự khác biệt này từ đó đưa ra các khuyến nghị để tăng cường sự hòa hợp
giữa chuẩn mực KTVN với quốc tế về BCTC của DN FDI. Bên cạnh đó, tác giả cũng
xem xét ý kiến của các chuyên gia trong các cuộc hội thảo về tăng cường sự hòa hợp
giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế.
Phương pháp lý luận khách quan: Đây là phương pháp được tác giả sử dụng để
lập luận, các quan điểm của cá nhân, cùng với sự kết hợp với những quan điểm của các
nghiên cứu khác có tính chất bên ngoài để cùng đưa ra những nhận định chung về một
vấn đề cụ thể trong nghiên cứu.
Quy trình phân tích dữ liệu định tính
Theo Miles và Huberman (1994), phân tích dữ liệu định tính thường bao gồm 3
quá trình đồng thời, tác động qua lại với nhau trong quá trình phân tích:
+ Rút giảm dữ liệu: Là tóm tắt và đơn giản hóa dữ liệu, tập trung vào một số nội
dung chọn lọc của dữ liệu
+ Trình bày dữ liệu: là gắn kết những dữ liệu đã tóm tắt, chọn lọc
+ Rút ra và minh chứng các kết luận
64

Creswell (2003) đã xây dựng quy trình chung trong phân tích dữ liệu định tính
bao gồm 5 bước. Tuy nhiên, Creswell (2003) cũng đề nghị nhà nghiên cứu cần phải
điều chỉnh quy trình chung cho thích hợp với từng phương pháp nghiên cứu định tính
riêng biệt được lựa chọn hữu ích trong bối cảnh nghiên cứu. Do đó, trong luận án này,
quy trình phân tích dữ liệu thực hiện dựa trên quy trình chung của Creswell (2003) và
được điều chỉnh cụ thể để đảm bảo kết quả nghiên cứu đạt sự tin cậy và có giá trị. Quy
trình phân tích cụ thể được trình bày tại [phụ lục số 10b].
Quy trình nghiên cứu định lượng
Quy trình nghiên cứu định lượng được thực hiện như hình 3.2 dưới đây:

Mục tiêu Bảng câu Chọn Thu thập Phân tích Kết luận
nghiên hỏi mẫu dữ liệu dữ liệu
cứu nghiên
cứu

Thống kê mô tả
Kiểm tra

Phân tích
Điều tra sơ Cronbach’s Alpha
bộ

Phân tích nhân tố


EFA
Bảng câu hỏi
hoàn chỉnh

Hệ số tải nhân tố
Factor Loading

Kiểm định sự khác


biệt (T-test,
ANOVA)

Hồi quy tuyến tính


đa biến

Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu định lượng


Giải thích quy trình nghiên cứu định lượng được trình bày cụ thể tại [Phụ lục
số 10c]:
65

Tác giả sử dụng công cụ thống kê để kiểm định giả thuyết. Các công cụ để kiểm
định giả thuyết gồm kiểm định tham số và kiểm định phi tham số. Hoàng Trọng và Chu
Nguyễn Mộng Ngọc (2010) cho rằng, kiểm định phi tham số không bằng kiểm định
tham số vì bỏ qua một số thông tin có giá trị dẫn đến khả năng tìm ra những sai biệt thật
sự kém hơn. Tuy nhiên, kiểm định phi tham số thích hợp trong các trường hợp tổng thể
không có phân phối bình thường, dữ liệu định danh và thứ bậc. Trong nghiên cứu này,
tác giả sử dụng các phương pháp cụ thể như: (i) Phương pháp thống kê mô tả, (ii) phân
tích Cronbach’s Alpha, (iii) phân tích nhân tố EFA, (iv) hệ số tải nhân tố Factor
Loading và (v) kiểm định sự khác biệt. Nội dung của các phương pháp này được trình
bày tại [phụ lục số 11].
3.2. Thu thập dữ liệu
3.2.1. Thu thập dữ liệu và nội dung khảo sát
Sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế; những
nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN
và quốc tế được tác giả tiến hành xây dựng thang đo nháp dựa vào nghiên cứu trước có
liên quan, nghiên cứu thực trạng và quan điểm cá nhân tác giả. Sau đó, tác giả tiến
hành phỏng vấn các chuyên gia về kế toán, kiểm toán để hiệu chỉnh thang đo, rồi xây
dựng thang đo chính thức. Bảng khảo sát được thiết kế với những thang đo chính thức
này và những ý kiến của đối tượng được khảo sát để tăng cường sự hòa hợp giữa
chuẩn mực KTVN và quốc tế về BCTC của DN FDI sao cho vừa giữ được bản sắc
riêng của chuẩn mực KTVN vừa phù hợp với IAS/IFRS trong thời gian tới được thiết
kế và được gửi tới các đối tượng khảo sát bao gồm kế toán trưởng, kế toán tổng hợp
của DN FDI; kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập. Phương pháp thu thập dữ
liệu được thông qua cách phát trực tiếp (tại các lớp học về cập nhật kiến thức kiểm
toán, lớp học về quyết toán thuế…), gửi email và gửi bảng câu hỏi online, thông qua
công cụ Google Document. Ngoài ra, còn được thu thập bằng nhiều cách như phỏng
vấn trực diện, phỏng vấn qua điện thoại…
Nội dung khảo sát
“Các nội dung được khảo sát gắn liền với mục tiêu cụ thể thứ 2 và thứ 3 trang 3,
mục 2. Mục tiêu nghiên cứu.
Dựa vào đối tượng và phạm vi khảo sát, nội dung khảo sát tập trung vào BCTC
theo chuẩn mực KTVN và quốc tế trong các DN FDI. Cụ thể là tập trung khảo sát về:
- Sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
66

- Nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn
mực KTVN và quốc tế ;
- Cách thức giải quyết để làm giảm sự khác biệt nhằm tăng cường sự hòa hợp
giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế về BCTC của DN FDI.
Cấu trúc bảng câu hỏi khảo sát:
Saunders và French (2009) cho rằng, để thiết kế các câu hỏi nghiên cứu, thông
thường nhà nghiên cứu sẽ thực hiện bằng cách dùng các câu hỏi đã có trong bảng câu
hỏi khác hoặc điều chỉnh các câu hỏi đã sử dụng trong các bảng câu hỏi khác hay tự
phát triển câu hỏi riêng. Nghiên cứu này sử dụng bảng câu hỏi được xây dựng từ
những nội dung về BCTC, sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế,
nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt này… đã được lược khảo trong phần tổng quan
nghiên cứu. Một số câu hỏi được sử dụng từ các nghiên cứu tương tự của Zhang
(2005), Cao Thị Cẩm Vân (2016)… và chỉnh sửa lại cho phù hợp với bối cảnh, đặc
điểm và mục tiêu nghiên cứu của đề tài qua thảo luận với các chuyên gia. Bảng câu hỏi
gồm các phần sau:
Phần 1: Thông tin chung về DN
Phần này bao gồm những câu hỏi thông tin chung của DN FDI, công ty kiểm
toán độc lập được khảo sát như tổng số nhân viên, vốn điều lệ, quy mô DN, lĩnh vực
sản xuất kinh doanh, thời gian hoạt động…
Phần 2: Thông tin của người trả lời
Phần này bao gồm những câu hỏi thông tin của người trả lời như giới tính, vị trí
công việc, số năm công tác…
Phần 3: Các nội dung phỏng vấn, khảo sát
+ Sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
Phần này cung cấp những câu hỏi nhằm khảo sát nhận thức của đối tượng khảo
sát về mức độ khác biệt của chuẩn mực KTVN và quốc tế về trình bày và các khoản
mục trên BCTC.
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế
Phần này cung cấp những câu hỏi nhằm khảo sát nhận thức của đối tượng khảo
sát về các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế.
67

+ Khuyến nghị về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
Phần này xin ý kiến người trả lời về những khuyến nghị để giảm khoảng cách
sự khác biệt, tăng cường sự hòa hợp giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế về BCTC
trong DN FDI.
Khảo sát bằng bảng câu hỏi được xem là một phương thức hiệu quả để thu
thập dữ liệu (Ploybut, 2012). Nghiên cứu này sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát
qua bảng câu hỏi vì mục tiêu của nghiên cứu muốn đề cập đến sự khác biệt về BCTC
của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế, các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác
biệt này từ một mẫu khảo sát có quy mô lớn nhất định. Trước khi khảo sát chính thức,
bảng câu hỏi cũng đã được thực hiện kiểm tra thử lần đầu và phỏng vấn thử để đảm
bảo việc khảo sát thu được dữ liệu thích hợp cho phân tích định lượng.

3.2.2. Mô tả mẫu
Xác định các DN FDI trong tổng thể mẫu nghiên cứu, tác giả đã tìm kiếm thông
tin qua các kênh khác nhau và từ mạng internet.
Phiếu khảo sát định lượng được gửi tới các đối tượng đã được xác định trong
chương phương pháp nghiên cứu. Phiếu khảo sát được gửi đến các DN FDI và các
công ty kiểm toán độc lập để khảo sát về vấn đề nghiên cứu. Đối tượng làm kế toán tại
DN FDI bao gồm kế toán tổng hợp, kế toán trưởng. Đối tượng này vận dụng chuẩn
mực KTVN và quốc tế để lập BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. Tác giả chọn
công ty kiểm toán độc lập với đối tượng là kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán là do kiểm
toán tại công ty kiểm toán độc lập có chuyên môn, nghiệp vụ về vấn đề nghiên cứu,
nhiều DN FDI ký hợp đồng với công ty kiểm toán độc lập về thuê lập BCTC theo
IAS/IFRS; kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập có am hiểu về BCTC theo
chuẩn mực KTVN và quốc tế và tiến hành kiểm toán tại các DN FDI. Ngoài ra, đối
tượng này vận dụng chuẩn mực KTVN và quốc tế để kiểm toán BCTC tại các DN
FDI. Bên cạnh đó, nhiều đối tượng trong các công ty kiểm toán độc lập còn tham gia
xây dựng, hoàn thiện chuẩn mực KTVN.
Mẫu khảo sát là các DN FDI tại Việt Nam, bao gồm cả DN FDI đã niêm yết và chưa
niêm yết, đa dạng về quy mô (lớn, vừa, nhỏ), lĩnh vực kinh doanh (trừ kinh doanh về tài
chính, ngân hàng), hình thức pháp lý… như đã trình bày trong phạm vi nghiên cứu.
Theo Hair và cộng sự (2006), tối thiểu cỡ mẫu phải đạt 100-150. Theo Gorsuch
(1983) cho rằng, phân tích nhân tố cần ít nhất 200 quan sát. Để đảm bảo tính tin cậy,
tác giả đã phát ra 450 phiếu khảo sát cho kế toán trưởng, kế toán tổng hợp của DN
FDI; kiểm toán viên tại các công ty kiểm toán độc lập. Kết quả thu được từ phía các
68

DN FDI là 165 phiếu khảo sát và từ các công ty kiểm toán độc lập là 140 phiếu. Do
đó, số lượng quan sát còn lại để đưa vào phân tích mô hình là 305 phiếu, đạt tỷ lệ
67,7%, trong đó 100% đối tượng điều tra là kế toán trưởng, kế toán tổng hợp DN FDI;
75% là kiểm toán viên các công ty kiểm toán độc lập. Các đối tượng điều tra chủ yếu
có kinh nghiệm trên 5 năm (90%) và có trình độ từ cử nhân trở lên (100%). Điều này
cũng cho thấy, các đối tượng điều tra đều là các đối tượng có kinh nghiệm và trình độ
cao, đảm bảo độ tin cậy và chất lượng của các câu trả lời khảo sát.
Bảng 3.1: Thống kê mẫu khảo sát định lượng
STT Vị trí công tác Phiếu khảo sát thu về Phiếu khảo sát đã làm sạch
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
1 Kế toán DN FDI 224 57,9% 165 54,1%
2 Kiểm toán 163 42,1 140 45,9%
Tổng cộng 387 100% 305 100%
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả

3.2.3. Phỏng vấn điều tra


Bảng câu hỏi phỏng vấn
Bảng câu hỏi phỏng vấn được xây dựng từ mục tiêu nghiên cứu, tổng quan
nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và kết quả trao đổi, phỏng vấn chuyên gia. Một số câu hỏi
phỏng vấn được sử dụng từ các nghiên cứu của Zhang (2005), Trần Quốc Thịnh
(2013), Lê Hoàng Phúc (2014), Cao Thị Cẩm Vân (2016)… và được bổ sung, chỉnh
sửa lại cho phù hợp với bối cảnh, đặc điểm và mục tiêu nghiên cứu của luận án.
Bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức được thiết kế và chỉnh sửa nhiều lần tại
bảng 3.2 như sau:
Bảng 3.2. Phiếu phỏng vấn
PHIẾU PHỎNG VẤN
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ KHÁC BIỆT VỀ BCTC (BCTC)
THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ CỦA CÁC DN FDI

A. THÔNG TIN CHUNG


Xin ông (bà) cho biết một số thông tin cá nhân:
1. Họ và tên: …………………………………………………………………………..
2. Email liên lạc: ………………………………………………………………………..
3. Nghề nghiệp: ………………………………………………………………………..
4. Đơn vị công tác: ……………………………………………………………………..
5. Vị trí công tác: ………………………………………………………………………..
69

B. NỘI DUNG PHỎNG VẤN

Phần 1: Phỏng vấn bán cấu trúc

Theo ông (bà) thì BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế có sự khác
biệt không? Các nhân tố sau đây có ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI
theo chuẩn mực KTVN và quốc tế không?

Nhân tố Thang đo Có Không


Sự khác Các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản về những khái niệm làm cơ
biệt về sở cho việc lập và trình bày BCTC cho đối tượng sử dụng bên
BCTC ngoài theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
của DN Các yếu tố của BCTC được thể hiện trong những khái niệm làm
cơ sở cho việc lập và trình bày BCTC cho đối tượng sử dụng
FDI theo
bên ngoài theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
chuẩn
Ghi nhận các yếu tố của BCTC được thể hiện trong những khái
mực
niệm làm cơ sở cho việc lập và trình bày BCTC cho đối tượng
KTVN và
sử dụng bên ngoài theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
quốc tế Trình bày - công bố thuộc nội dung trình bày BCTC theo
chuẩn mực KTVN và quốc tế
Trình bày - công bố thuộc nội dung BCTC giữa niên độ theo
chuẩn mực KTVN và quốc tế
Trình bày - công bố thuộc nội dung lãi trên cổ phiếu theo
chuẩn mực KTVN và quốc tế
Trình bày - công bố thuộc nội dung báo cáo lưu chuyển tiền tệ
theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
Nội dung ghi nhận hàng tồn kho theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế
Nội dung đánh giá hàng tồn kho theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế
Nội dung ghi nhận thuế TNDN theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
Nội dung đánh giá thuế TNDN theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
Nội dung ghi nhận TSCĐ hữu hình theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế
Nội dung đánh giá TSCĐ hữu hình theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế
Nội dung ghi nhận thuê tài sản theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
Nội dung đánh giá thuê tài sản theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
Nội dung ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
Nội dung đánh giá doanh thu theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
Nội dung ghi nhận chi phí đi vay theo chuẩn mực KTVN và
70

quốc tế
Nội dung đánh giá chi phí đi vay theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế
Nội dung ghi nhận TSCĐ vô hình theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế
Nội dung đánh giá TSCĐ vô hình theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế
Nội dung ghi nhận các khoản dự phòng và nợ tiềm tàng theo
chuẩn mực KTVN và quốc tế
Nội dung đánh giá các khoản dự phòng và nợ tiềm tàng theo
chuẩn mực KTVN và quốc tế
Kinh tế Khu vực kinh tế Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế
Chính sách kinh tế của Việt Nam có sự khác biệt với các nước
khác
DN FDI tại Việt Nam với nhiều ngành nghề kinh doanh khác
nhau
Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam còn thấp so với các
nước trong khu vực
Kế toán IAS/IFRS cần điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế,
quốc tế chính trị tại Việt Nam
IAS/IFRS vẫn đang trong lộ trình thay đổi cho phù hợp
IFRS mang lại lợi ích cho chủ đầu tư, các tổ chức đầu tư cũng
như công ty tuân thủ IFRS
Pháp luật Kế toán ở các DN quan tâm nhiều đến các vấn đề về thuế
Các quy định hiện tại về lĩnh vực kế toán DN thiếu sự nhất
quán
Thiếu cơ sở pháp lý cho hoạt động kế toán DN
Kỹ thuật Kế toán có thói quen làm kế toán dựa vào những hướng dẫn cụ
nghiệp vụ thể bao gồm cả định khoản kế toán được quy định trong chế độ
kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán DN hiện nay còn nhiều bất cập
Hệ thống chứng từ sử dụng của các DN chưa thống nhất về chỉ
tiêu, nội dung và còn bất cập
Chính trị Chính phủ can thiệp sâu vào lĩnh vực kế toán
Quốc hội ban hành Luật kế toán, bộ Tài chính ban hành CMKT,
chế độ kế toán
Các thủ tục hành chính liên quan đến kế toán đối với khối DN
FDI còn rườm rà
Còn tồn tại nhiều hạn chế khác đối với cơ quan quản lý Nhà
nước về kế toán
71

Điều kiện Nguồn kinh phí để triển khai sửa đổi, bổ sung VAS cũ, ban
thực hiện hành VAS mới còn hạn hẹp
Nguồn lực có chất lượng để đáp ứng sự đổi mới còn hạn chế và
chưa sẵn sàng
Thiếu đội ngũ kế toán viên đạt tiêu chuẩn của các nước phát
triển
Giáo dục Các chương trình đào tạo về kế toán nhằm theo kịp IAS/IFRS
chưa được chú trọng, đổi mới
Đào tạo đại học kế toán ở Việt Nam hướng người học trở thành
người ghi sổ kế toán hơn là trở thành kế toán viên thực thụ
Sự hạn chế về trình độ học vấn và hiểu biết của kế toán
Kế toán còn thiếu kinh nghiệm làm việc và năng lực
chuyên môn
Văn hóa Sự khác biệt về ngôn ngữ của Việt Nam với các nước
Chưa đủ kỹ năng về tiếng Anh
Quan điểm không thích minh bạch, công khai, chia sẻ thông tin

Phần 2: Phỏng vấn sâu


1. Ông / bà nhận xét như thế nào về BCTC của DN FDI xét theo khía cạnh sự
khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế?
2. Ông / bà nhận xét như thế nào về thực trạng khác biệt về BCTC của DN FDI
theo chuẩn mực KTVN và quốc tế hiện nay?
3. Theo ông / bà, ngoài các nhân tố trên, còn nhân tố nào khác ảnh hưởng đến
sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế?
4. Theo Ông/Bà, còn tiêu chí nào ngoài các thang đo trên dùng để đo lường sự
khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế?
Các nội dung chính trong bảng câu hỏi đều giống nhau cho các đối tượng phỏng
vấn. Nội dung của các câu hỏi phỏng vấn tập trung vào sự khác biệt về BCTC của DN
FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế bao gồm các nội dung về hàng tồn kho, thuế
TNDN, TSCĐ hữu hình, thuê tài sản, doanh thu, chi phí đi vay, TSCĐ vô hình, dự
phòng và nợ tiềm tàng. Các khoản mục này quan trọng đối với DN FDI vì các DN FDI
hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, chế biến… Các DN FDI này
quan tâm nhiều đến chi phí, lợi nhuận, đầu tư thêm TSCĐ để sản xuất ra sản phẩm,
hàng hóa để bán trên thị trường. Ngoài ra, nội dung của các câu hỏi phỏng vấn về các
nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt này và khuyến nghị về BCTC của DN FDI theo
chuẩn mực KTVN và quốc tế.
72

Thực hiện phương pháp này, tác giả lựa chọn các chuyên gia, các nhà nghiên
cứu xây dựng chuẩn mực KTVN đồng thời am hiểu về IAS/IFRS. Quá trình phỏng vấn
được tác giả sử dụng chủ yếu là phỏng vấn bán cấu trúc và phỏng vấn sâu. Nội dung
phỏng vấn tập trung vào các nội dung: Sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo
chuẩn mực KTVN và quốc tế, các nhân tố ảnh hưởng tới sự khác biệt về BCTC theo
chuẩn mực KTVN và quốc tế và cách thức giải quyết sự khác biệt nhằm tăng cường sự
hòa hợp giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế về BCTC của DN FDI. Nội dung cuộc
phỏng vấn sẽ củng cố những nhận thức của tác giả để có sự nhìn nhận đúng đắn về sự
khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế, các nhân tố
của sự khác biệt này và cách giải quyết. Từ kết quả phỏng vấn và việc tham khảo các
nghiên cứu trước có liên quan đã làm sáng tỏ hơn sự khác biệt về BCTC của các DN
FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế, các nhân tố của sự khác biệt này để từ đó đưa
ra các khuyến nghị nhằm giảm sự khác biệt, tăng cường sự hòa hợp giữa chuẩn mực
KTVN và quốc tế về BCTC của DN FDI. Tuy nhiên, để kết quả nghiên cứu mang tính
thuyết phục và có độ tin cậy cao hơn, tác giả tiếp tục xây dựng bảng câu hỏi và mở
rộng đối tượng phỏng vấn nhằm khẳng định lại quan điểm, từ đó giúp tác giả đưa ra
những khuyến nghị hữu ích. Đối tượng phỏng vấn trưởng, phó phòng kế toán các DN
FDI thuộc mẫu nghiên cứu, giảng viên tham gia giảng dạy, kiểm toán viên và những
cá nhân có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Phương pháp phỏng vấn được tác giả sử
dụng là phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại.
Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc là phỏng vấn dựa theo danh mục các câu
hỏi hoặc các chủ đề cần đề cập đến. Phỏng vấn bán cấu trúc áp dụng là phỏng vấn sâu
và nghiên cứu trường hợp. Quá trình phỏng vấn được tiến hành qua 5 bước: (i) Chọn
mẫu để phỏng vấn; (ii) lập kế hoạch, thời gian thực hiện cuộc phỏng vấn; (iii) soạn
thảo bản phỏng vấn bán cấu trúc; (iv) thực hiện phỏng vấn; (v) phương pháp phân tích
thông tin phỏng vấn - gỡ băng. Nội dung 5 bước của quá trình phỏng vấn này như sau:
+ Bước 1: Chọn mẫu để phỏng vấn
Những DN được chọn vào mẫu là những DN có ngành nghề kinh doanh khác
nhau. Các DN được lựa chọn phỏng vấn bao gồm: Chi nhánh công ty TNHH quốc tế
Ulinever Việt Nam tại Hà Nội, Công ty Charoen Pokphand Việt Nam chi nhánh Xuân
Mai, Công ty TNHH Nestle Việt Nam … Tại công ty Charoen Pokphand Việt Nam,
nghiên cứu tiếp tục chọn bộ phận nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, bộ phận nhà
máy sản xuất gà con, bộ phận sản xuất kinh doanh gà thịt, trứng. Phương pháp chọn
mẫu là phương pháp phi ngẫu nhiên.
73

Đối tượng được phỏng vấn được chia thành các nhóm: Nhóm kế toán gồm
chuyên viên kế toán, kế toán tổng hợp và kế toán trưởng, nhóm các nhà quản trị bao
gồm ban giám đốc, trưởng, phó phòng (sử dụng BCTC). Mục đích của việc chia nhóm
để thực hiện phỏng vấn cá nhân bán cấu trúc, phỏng vấn sâu.
+ Bước 2: Lập kế hoạch, thời gian thực hiện cuộc phỏng vấn
Trong thời gian phỏng vấn, với mục đích có thêm cơ hội quan sát thực địa cũng
như tiếp cận được nguồn tài liệu bằng văn bản, tác giả đã cố gắng dàn xếp và kết quả là
hầu hết các cuộc phỏng vấn thực hiện tại nơi làm việc của đối tượng được trả lời. Ngoài
ra, để có thời gian xem xét, đánh giá và bổ sung cho các câu hỏi phỏng vấn cho lần
phỏng vấn tiếp theo, tác giả sắp xếp các cuộc phỏng vấn cách nhau, tác giả thực hiện
phỏng vấn cho từng nhóm đối tượng, xong nhóm này mới phỏng vấn sang nhóm khác.
+ Bước 3: Soạn thảo bản phỏng vấn bán cấu trúc
Cơ sở để soạn thảo bản hướng dẫn phỏng vấn bán cấu trúc là khung lý thuyết về
BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế và tổng quan những nghiên cứu
có liên quan đến đề tài đã được trình bày ở các chương trước của luận án. Sau khi soạn
thảo xong, bản hướng dẫn phỏng vấn sẽ được gửi đến đối tượng trả lời trước khi cuộc
phỏng vấn được tiến hành khoảng 10 ngày. Khi đó, đối tượng phỏng vấn sẽ chuẩn bị
tốt hơn, thu xếp được thời gian, nắm rõ được mục đích phỏng vấn, yêu cầu trả lời… và
kết quả là thông tin thu được từ cuộc phỏng vấn sẽ cụ thể, chính xác và đúng trọng
tâm. Trong quá trình phỏng vấn, bản hướng dẫn phỏng vấn được chuẩn bị trước sẽ có
tác dụng đảm bảo cuộc phỏng vấn đi đúng hướng, không lan man. Sau khi thực hiện
phỏng vấn một đối tượng, bản hướng dẫn phỏng vấn sẽ được điều chỉnh, bổ sung để
gửi cho các đối tượng tham gia phỏng vấn tiếp theo với mục tiêu thu thập được thông
tin phù hợp, cần thiết cho mục đích nghiên cứu của luận án.
+ Bước 4: Thực hiện phỏng vấn
Trước khi tiến hành phỏng vấn, người phỏng vấn cần giải thích rõ mục đích
phỏng vấn là để thu thập thông tin phục vụ mục đích nghiên cứu. Sau đó, thỏa thuận
với người được phỏng vấn về việc ghi âm cuộc phỏng vấn. Băng ghi âm sẽ giúp người
phỏng vấn thu thập thông tin đầy đủ bằng lời, tuy nhiên những thông tin liên quan đến
tâm lý, trạng thái và tinh thần của người trả lời thì băng ghi âm không ghi nhận được
và không cung cấp được. Vì vậy, tác giả sử dụng bản ghi chép phỏng vấn nguyên mẫu
để ghi nhận thông tin về cuộc phỏng vấn.
+ Bước 5: Phương pháp phân tích thông tin phỏng vấn – gỡ băng
74

Trong quá trình phỏng vấn, ngoài những nôi dung đã hiểu rõ thì có thể còn một
số vấn đề chưa rõ hoặc có ý tưởng mới phát hiện được khi nghe lại. Vì vậy, thông tin từ
cuộc phỏng vấn cần được cập nhật vào máy vi tính và tiến hành phân tích ngay. Những
vấn đề chưa rõ cần được trao đổi với người được phỏng vấn qua điện thoại hoặc email.
Bảng thống kê thông tin phỏng vấn được lập để phục vụ quá trình phân tích thông tin
phỏng vấn. Sau mỗi cuộc phỏng vấn, thông tin sẽ được cập nhật vào bảng, đồng thời sẽ
rút ra một số kết luận sơ bộ. Dữ liệu sẽ được tập hợp theo các câu hỏi nghiên cứu tương
ứng với từng DN nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

3.2.4. Điều tra chọn mẫu


Tác giả sử dụng kết hợp hai phương pháp chọn mẫu phổ biến hiện nay là
phương pháp chọn mẫu mở rộng dần và phương pháp chọn mẫu phần tử tới hạn
(Critical case). Nội dung của hai phương pháp này được trình bày tại [phụ lục số 12].
Như vậy, luận án sử dụng đồng thời cả hai phương pháp nghiên cứu là định
tính và định lượng. Luận án tập trung vào nghiên cứu sự khác biệt về BCTC của các
DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế, các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác về
BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm tăng
cường sự hòa hợp giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế về BCTC của DN FDI. Mẫu
được lựa chọn là những BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế tại các DN nghiên
cứu. Ngoài ra, mẫu được lựa chọn còn bao gồm trưởng, phó phòng kế toán …của các
DN nghiên cứu, kiểm toán viên tại các công ty kiểm toán độc lập, các chuyên gia, các
giảng viên kế toán trong lĩnh vực kế toán tài chính... Các câu hỏi khảo sát được phát
triển để đánh giá sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế, để kiểm tra
các giả thuyết các nhân tố ảnh hưởng tới sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm tăng cường sự hòa hợp giữa
chuẩn mực KTVN và quốc tế về BCTC của DN FDI. Các giả thuyết được xây dựng và
phát triển. Xây dựng các biến độc lập và kết quả quyết định của giới phân tích đã được
xác định là biến phụ thuộc.

3.3. Mô hình nghiên cứu


Thông qua việc xây dựng mô hình phân tích nhân tố EFA bằng phương pháp
thành phần chính cho từng nhân tố ảnh hưởng trước khi thực hiện hồi quy để tránh
tình trạng xảy ra đa cộng tuyến làm cho ước lượng hồi quy thiếu đi tính chính xác.
Có thể khái quát mô hình các nhân tố tác động đến sự khác biệt về BCTC của các
DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế là kết quả của quá trình phân tích nhân tố
EFA như sau:
75

KT

HTPL

VH

Sự khác biệt về BCTC của


HTCT các DN FDI theo chuẩn
mực KTVN và quốc tế

KTNV

DKTC

GD

QT

Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu của luận án


(Nguồn: Phát triển của tác giả)

Giải thích mô hình và mô tả các biến


Các biến độc lập: kinh tế (KT); Hệ thống pháp lý (HTPL), Văn hóa (VH), Hệ
thống chính trị (HTCT); Kỹ thuật nghiệp vụ (KTNV), Điều kiện tổ chức (ĐKTC); giáo
dục, tính chuyên nghiệp (GD) và chuẩn mực kế toán quốc tế (QT); biến phụ thuộc: sự
khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế (KB) là các biến
tiềm ẩn được xây dựng từ các biến đo lường cho mỗi một nhân tố thông qua quá trình
phân tích nhân tố EFA cho mỗi nhân tố đó. Tác giả đề xuất một mô hình hồi quy bội
với biến phụ thuộc là KB và các biến độc lập là các nhân tố ảnh hưởng bao gồm: KT;
HTPL, VH, HTCT; KTNV, ĐKTC; GD và QT.
Các biến độc lập này sẽ được đo lường bởi các biến quan sát căn cứ vào thang đo
mà tác giả đã xây dựng được từ việc kế thừa các nghiên cứu trước và quá trình phỏng vấn
76

các chuyên gia. Tác giả kỳ vọng rằng, khi các nhân tố này được cải thiện sẽ giảm được
khoảng cách, tăng cường sự hòa hợp giữa chuẩn mực KTVN với IAS/IFRS.
Mô hình hồi quy bội đề xuất như sau:
KB = α +β1xKT + β2xHTPL+ β3xVH + β4xHTCT + β5xKTNV + β6xDKTC
+ β7xGD + β8xQT
Mô hình hồi quy bội được giải thích với nội dung của: (i) hệ số hồi quy; (ii)
biến phụ thuộc và (iii) các biến độc lập.
Hệ số hổi quy: β1, β2... β8 là các hệ số hồi quy
Biến phụ thuộc: Sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế.
Thang đo của biến phụ thuộc được xây dựng dựa vào kết quả các nghiên cứu
trước, sự góp ý của các chuyên gia và được phát triển bởi quan điểm cá nhân:
Các nghiên cứu của Lê Thị Thúy Loan (2005), Nguyễn Thị Kim Cúc (2009),
Phạm Hoài Hương (2010), Pham và cộng sự (2011); Nguyen và Gong (2012) và
Deloitte (2016) đối chiếu, so sánh, đo lường theo phương pháp trực tiếp từng chuẩn
mực KTVN với IAS/IFRS, nhằm mục đánh giá mức độ khác biệt chung và những
điểm khác biệt cụ thể. Những nghiên cứu trên không lưu ý tầm quan trọng của mối
khác biệt.
Thông qua việc phỏng vấn chuyên gia, một số chuyên gia cho rằng đo lường
sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế được thực hiện bằng cách
thu thập dữ liệu gồm BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và BCTC của
DN FDI theo IAS/IFRS, sau đó tính toán và so sánh từng chỉ tiêu trên BCTC mà tiêu
biểu là nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh như ROA, ROE, ROS; tiếp đến là xây
dựng bảng khảo sát bằng thang đo Likert 5 điểm hỏi về sự khác biệt giữa chuẩn mực
KTVN và quốc tế về BCTC với các nội dung có liên quan đến các chỉ số tài chính; rồi
thu thập phiếu khảo sát và phân tích... từ đó kết luận có sự khác biệt về BCTC theo
chuẩn mực KTVN và quốc tế và giải thích sự khác biệt này. Tuy nhiên, theo phương
pháp này thường gặp khó khăn trong việc thu thập dữ liệu vì có thể thu thập được
BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN, còn BCTC của DN FDI theo IAS/IFRS
thì rất khó thu thập do yêu cầu bảo mật thông tin vì cạnh tranh, thị trường, sản phẩm...
Khi đó, kết quả nghiên cứu có độ tin cậy không cao.
Kế thừa nghiên cứu của Trần Quốc Thịnh (2013); Trần Mạnh Dũng và Đỗ
Đức Tài (2017); Đỗ Đức Tài và cộng sự (2017); Do & Tran (2017); Do và cộng sự
77

(2017)..., nghiên cứu này đo lường sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế bằng cách: (i) thu thập, phân tích BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế từ
việc quan sát thực địa tại một số DN FDI; (ii) sử dụng phương pháp gián tiếp, đó là:
Đo lường thông qua nhận thức, hiểu biết của người được hỏi về sự khác biệt về trình
bày BCTC, các khoản mục trên BCTC, đo lường sự khác biệt thông qua phỏng vấn...
Theo hướng này thì dễ thực hiện hơn vì quy mô phiếu điều tra, khảo sát lớn và dễ thực
hiện. Biến phụ thuộc (sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế) được xác định thông qua thang đo Likert 5 điểm: Từ 1 “không khác biệt” đến
5 “rất khác biệt” và dựa vào nhiều thuộc tính trong biến phụ thuộc. Khi có kết quả sẽ
xác định được giá trị bình quân về sự khác biệt của trình bày BCTC và các khoản mục
trên BCTC. Do nghiên cứu này xem xét dưới chuẩn mực KTVN và quốc tế nên chênh
lệch được xác định là chênh lệch về nhận thức giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế. Sự
khác biệt về BCTC của DN FDI giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế được đo lường bởi
các nội dung chủ yếu về trình bày BCTC và các khoản mục trên BCTC thông qua
thống kê mô tả, kiểm định T-Test và ANOVA.
Thứ nhất: Sự khác biệt về trình bày BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế được xem xét qua các nội dung sau:
+ Những khái niệm làm cơ sở cho việc lập và trình bày BCTC cho đối tượng sử
dụng bên ngoài bao gồm: Các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản; các yếu tố của BCTC;
ghi nhận các yếu tố của BCTC
+ Trình bày BCTC: Trình bày - công bố
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Trình bày - công bố
+ BCTC giữa niên độ: Trình bày - công bố
+ Lãi trên cổ phiếu: Nội dung ghi nhận, nội dung đánh giá, trình bày – công bố
Những khái niệm làm cơ sở cho việc lập và trình bày BCTC cho đối tượng sử dụng
bên ngoài (TB1) (gồm 3 thuộc tính thành phần), trình bày BCTC (TB2) (gồm 1 thuộc
tính thành phần), báo cáo lưu chuyển tiền tệ (TB3) (gồm 1 thuộc tính thành phần),
BCTC giữa niên độ (TB4) (gồm 1 thuộc tính thành phần) và lãi trên cổ phiếu (TB5)
(gồm 3 thuộc tính thành phần) (Trần Quốc Thịnh, 2013).
Thứ hai: Sự khác biệt về khoản mục trên BCTC bao gồm ghi nhận, đo đường và trình
bày của một số khoản mục trên BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
như sau:
+ Hàng tồn kho: Nội dung ghi nhận, nội dung đánh giá, trình bày – công bố
78

+ Thuế thu nhập DN: Nội dung ghi nhận, nội dung đánh giá, trình bày – công bố
+ TSCĐ hữu hình: Nội dung ghi nhận, nội dung đánh giá, trình bày – công bố
+ TSCĐ vô hình: Nội dung ghi nhận, nội dung đánh giá, trình bày – công bố
+ Thuê tài sản: Nội dung ghi nhận, nội dung đánh giá, trình bày – công bố
+ Doanh thu: Nội dung ghi nhận, nội dung đánh giá, trình bày – công bố
+ Chi phí đi vay: Nội dung ghi nhận, nội dung đánh giá, trình bày – công bố
+ Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng: Nội dung ghi nhận, nội dung
đánh giá, trình bày – công bố
Các khoản mục trên BCTC được ký hiệu như sau: Hàng tồn kho (KM1), thuế
TNDN (KM2), TSCĐ hữu hình (KM3), TSCĐ vô hình (KM4), thuê tài sản (KM5),
doanh thu (KM6), chi phí đi vay (KM7) và các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm
tàng (KM8). Mỗi nhóm bao gồm 3 thuộc tính thành phần: Nội dung ghi nhận (1), nội
dung đánh giá (2) và trình bày công bố (3).
Các biến độc lập gồm
KT: Kinh tế gồm các thuộc tính sau:
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập với kinh tế thế giới, khu vực kinh tế
Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, thị trường vốn nước ta còn non
trẻ, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, Nhà đầu tư Việt Nam khi ra quyết
định ít dựa trên việc phân tích BCTC, Chính sách kinh tế của Việt Nam có sự khác biệt
với các nước khác, DN FDI tại Việt Nam với nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau,
lạm phát tại Việt Nam khá cao, tác động của quá trình toàn cầu hóa; Sự tác động từ quỹ
tiền tệ thế giới, ngân hàng thế giới, tổ chức thương mại thế giới và các công ty đa quốc
gia tại Việt Nam; Vốn hóa TTCK Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực.
HTPL: Hệ thống pháp lý bao gồm các thuộc tính sau:
Việc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư theo chuẩn mực KTVN còn nhiều hạn
chế, kế toán ở các DN quan tâm nhiều đến các vấn đề về thuế, Chuẩn mực KTVN ít
cần đến xét đoán nghề nghiệp của kế toán viên, thiếu cơ sở pháp lý cho hoạt động kế
toán DN, các quy định hiện tại về lĩnh vực kế toán DN thiếu sự nhất quán; các quy
định hiện tại về lĩnh vực kế toán DN không rõ ràng, còn chung chung; hướng dẫn, hỗ
trợ DN rất ít; DN phải tự nghiên cứu để thực hiện, sai sót DN phải gánh chịu; DN FDI
chịu sự chi phối bởi hệ thống pháp luật Việt Nam về kế toán, pháp luật thuế có ảnh
hưởng đáng kể.
79

VH: Văn hóa bao gồm các biến sau:


Vai trò của tổ chức hội nghề nghiệp còn nhiều hạn chế; sự khác biệt về ngôn
ngữ của Việt Nam với các nước; chưa đủ kỹ năng về tiếng Anh; quan điểm không
thích minh bạch, công khai, chia sẻ thông tin; thiếu trách nhiệm với công việc, tìm
cách né tránh; văn hóa DN của các doanh nghiệp khá đa dạng.
HTCT: Hệ thống chính trị gồm các thuộc tính sau:
Chính phủ can thiệp sâu vào lĩnh vực kế toán, Quốc hội ban hành Luật kế toán,
bộ Tài chính ban hành CMKT, chế độ kế toán; hạn chế của hệ thống chính trị các cấp
như tham nhũng, lãng phí làm cản trở sự phát triển của kinh tế, xã hội; thông tin về
BCTC DN FDI chưa được công khai đầy đủ và kịp thời, các thủ tục hành chính liên
quan đến kế toán đối với khối DN FDI còn rườm rà, bộ máy quản lý các cấp cồng
kềnh, chưa tinh gọn; còn tồn tại nhiều hạn chế khác đối với cơ quan quản lý Nhà nước
về kế toán; phương pháp quản lý của cơ quan Nhà nước chưa phù hợp, chưa đi vào
thực tế, chưa “ngấm” vào người thực hiện.
KTNV: Kỹ thuật nghiệp vụ bao gồm các thuộc tính sau:
Có quá nhiều văn bản về chuẩn mực KTVN (luật kế toán, chế độ kế toán,
VAS…) nhưng chưa đồng nhất, gây khó khăn cho việc vận dụng lập và trình bày
BCTC; Chuẩn mực KTVN quy định biểu mẫu cụ thể về BCTC; Kế toán có thói quen
làm kế toán dựa vào những hướng dẫn cụ thể bao gồm cả định khoản kế toán được quy
định trong chế độ kế toán; hệ thống tài khoản kế toán DN hiện nay còn nhiều bất cập; hệ
thống chứng từ sử dụng của các DN chưa thống nhất về chỉ tiêu, nội dung và còn bất
cập; Quy trình soạn thảo, thẩm định và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về kế
toán, các VAS mới chưa thực hiện kịp thời; Lộ trình cải cách tài chính tại Việt Nam còn
chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập; Các quy định về quản lý tài chính hiện nay
chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới; VAS chỉ cho phép ghi nhận tài sản theo giá gốc
ĐKTC: Điều kiện tổ chức bao gồm các thuộc tính sau:
Nguồn kinh phí để triển khai sửa đổi, bổ sung VAS cũ, ban hành VAS mới còn
hạn hẹp; chưa có sự phân định nhiệm vụ rõ ràng cho từng ban ngành có liên quan; khả
năng ứng dụng công nghệ thông tin còn bị giới hạn; còn tồn tại mâu thuẫn giữa các cơ
quan quản lý Nhà nước; Kế toán thiếu thông tin về DN FDI để tham khảo và học hỏi ;
nguồn lực có chất lượng để đáp ứng sự đổi mới còn hạn chế và chưa sẵn sàng; thiếu
đội ngũ kế toán viên đạt tiêu chuẩn của các nước phát triển
GD: Giáo dục, tính chuyên nghiệp bao gồm các thuộc tính sau:
80

Sự giới hạn về khả năng của một bộ phận người làm kế toán tại DN FDI nên chưa
bắt kịp với yêu cầu đổi mới; nhiều người làm kế toán tại DN FDI mang nặng tư tưởng bảo
thủ, ngại đổi mới; Sự hạn chế về trình độ học vấn và hiểu biết của kế toán; Các chương
trình đào tạo về kế toán nhằm theo kịp IAS/IFRS chưa được chú trọng, đổi mới; thiếu
nguồn lực kế toán được qua đào tạo bài bản, có năng lực; đào tạo đại học kế toán ở Việt
Nam hướng người học trở thành người ghi sổ kế toán hơn là trở thành kế toán viên thực
thụ; thời gian gắn bó lâu dài với công việc kế toán tại DN FDI thường ngắn.
QT: Chuẩn mực kế toán quốc tế bao gồm các thuộc tính sau:
IAS/IFRS cần điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, chính trị tại Việt
Nam; Chuẩn mực KTVN được xây dựng dựa trên cơ sở các quy định của chuẩn mực
kế toán quốc tế nhưng chưa được cập nhật thường xuyên; IFRS không chỉ quy định về
việc lập BCTC mà còn tạo nhiều ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của DN; IFRS
mang lại lợi ích cho chủ đầu tư, các tổ chức đầu tư cũng như công ty tuân thủ IFRS;
Các điều kiện để vận dụng IAS/IFRS còn nhiều bất cập; IAS/IFRS vẫn đang trong lộ
trình thay đổi cho phù hợp
Thang đo của các biến độc lập: Thang đo của các biến này cũng dựa vào kết
quả các nghiên cứu trước và được tác giả phát triển, mở rộng. Sử dụng kiểm định hồi
quy tuyến tính đa nhân tố để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự khác
biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế.
KT: kinh tế, HTPL: Hệ thống pháp lý, VH: Văn hóa, HTCT: Hệ thống chính trị,
KTNV: Kỹ thuật nghiệp vụ, ĐKTC: Điều kiện tổ chức, GD: Giáo dục, tính chuyên
nghiệp, QT: chuẩn mực kế toán quốc tế: Sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đánh giá
mức độ ảnh hưởng từ mức 1 “không ảnh hưởng” đến mức 5 “rất ảnh hưởng” của các
nhân tố tới sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế.

3.4. Giả thuyết nghiên cứu


Trong phần này, tác giả trình bày theo hai nội dung, đó là: (i) Đánh giá về sự
khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế, (ii) thiết lập các giả thuyết về
các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN
và quốc tế.

3.4.1. Đánh giá về sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
Chuẩn mực KTVN hàm ý bao gồm các VAS về trình bày BCTC đó là: VAS1,
VAS21, VAS24, VAS27, VAS30; các chuẩn mực về các khoản mục trên BCTC: VAS
2, VAS 17, VAS 3, VAS 6, VAS 14, VAS 16, VAS 18, VAS 4; luật kế toán, chế độ kế
81

toán DN hiện nay (TT 200/2014/TT-BTC, TT133/2106/TT-BTC...) và các văn bản


pháp lý về kế toán như thông tư, quy định hướng dẫn...
IAS/IFRS được lựa chọn nghiên cứu bao gồm các chuẩn mực về trình bày
BCTC: Khuôn khổ chung, IAS 1, IAS 7, IAS 33, IAS 34, IFRS 1, IFRS 7, IFRS 8; các
chuẩn mực về các khoản mục trên BCTC: IAS 2, IAS 12, IAS 16, IAS 17, IAS 18,
IAS 19, IAS 20, IAS 23, IAS 32, IAS 37, IAS 38, IAS 39, IFRS 9, IFRS 14, IFRS 15...
Thời gian ban hành các VAS nói trên là trong khoảng thời gian từ năm 2001
đến nay, nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung. Luật kế toán được ban hành năm 2003 và
đã được sửa đổi, bổ sung năm 2015. Chế độ kế toán DN được ban hành năm 2006,
được sửa đổi bổ sung năm 2014, 2016. Trong khi đó, IAS/IFRS đã được sửa đổi, bổ
sung nhiều lần từ thời điểm ban hành, các nội dung liên quan về BCTC được chi tiết
hơn, cụ thể hơn. Một số các nghiên cứu liên quan cũng đề cập đến nội dung này: Tính
đồng bộ, tính phù hợp của luật kế toán 2015 với CMKT và chế độ kế toán hiện hành
chưa cao, chúng ta còn thiếu một số chuẩn mực so với quốc tế (Trần Văn Hợi, 2016);
việc tồn tại song hành CMKT và chế độ kế toán là một trong những nguyên nhân dẫn
đến tính thực tiễn của CMKT chưa cao, cả CMKT và TT 200 vừa mới ban hành đều
chưa cập nhật bổ sung hết các loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong nền kinh tế (Đinh
Thị Kim Xuyến, 2016); luật kế toán còn nhiều hạn chế khi so sánh với các yêu cầu đặt
ra (Phạm Đức Cường, 2016); mục tiêu quan trọng của IASB là phát triển một bộ
CMKT duy nhất có chất lượng cao, dễ hiểu và có thể áp dụng trên toàn cầu, và thúc
đẩy việc sử dụng nghiêm túc các chuẩn mực này (Choi và Meek, 2011)... Với lập luận
trên, đánh giá về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế, nhằm trả lời
một phần câu hỏi nghiên cứu số (2): “Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự khác
biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế như thế nào?”

3.4.2. Giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN
FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
Sau khi xác định được sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế, tác giả tiếp tục tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt
này. Kế thừa các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài, đặc biệt là nghiên cứu
của Zhang (2005), Boolaky (2003), Ouda (2004), Chand (2008); Cao Thị Cẩm Vân
(2016)... tác giả tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN
FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế tại bảng 3.3 như sau:
82

Bảng 3.3: Tổng hợp các nhân tố từ các nghiên cứu trước

Tên
Nội dung nhân tố Tác giả
nhân tố
Hệ thống Quyền lực chính trị Hamisi (2012); Ouda (2004); Brusca
chính trị và cộng sự (2013); Aboagye (2007);
Mbaya (2014);
Trình độ nguồn nhân lực Hamisi (2012); Ouda (2004); Bello
(2013); Aboagye (2007); Karia (2007);
James (2006); Mbaya (2014); Lê Thị
Nha Trang (2012)
Quy trình soạn thảo văn bản chưa hoàn Brusca và cộng sự (2013); Ijeoma và
thiện Oghoghomeh (2014), Mbaya (2014);
Lê Thị Nha Trang (2012)
Tình trạng tham ô Hamisi (2012); Cao Thị Cẩm Vân (2016)
Xung đột lợi ích Bello (2013
Sự giới hạn năng lực, trình độ của một Cao Thị Cẩm Vân (2016)
bộ phận cán bộ nên chưa bắt kịp yêu cầu
đổi mới
Nhiều người làm kế toán mang nặng tư Cao Thị Cẩm Vân (2016)
tưởng bảo thủ ngại đổi mới
Các thủ tục hành chính còn mang tính Cao Thị Cẩm Vân (2016)
quan liêu, rườm rà
Quy trình soạn thảo thẩm định và ban Cao Thị Cẩm Vân (2016)
hành văn bản quy phạm pháp luật chưa
hoàn thiện
Kinh tế Hệ thống cung cấp tài chính Boolaky. (2003)
Các loại hình kinh tế Boolaky. (2003)
Trình độ phát triển kinh tế Zhang (2005)
Sự khác biệt về chính sách kinh tế giữa Cao Thị Cẩm Vân (2016)
các quốc gia
Phát sinh nhiều hoạt động kinh tế đa dạng Cao Thị Cẩm Vân (2016)
Hệ thống Sự yếu kém trong cơ chế quản lý Irina (2013); Bello (2013); Boolaky
pháp lý (2003); Lê Thị Nha Trang (2012)
Luật Kế toán dựa trên kế toán DN Christiaens và cộng sự (2013)
Sự chi phối bởi hệ thống luật Zhang (2005)
Chưa có quy định rõ đối tượng chịu sự Cao Thị Cẩm Vân (2016)
chi phối của CMKT công hay kế toán DN
Các từ ngữ, thuật ngữ sử dụng trong các quy Cao Thị Cẩm Vân (2016)
định về quản lý tài chính chưa thống nhất
83

Tên
Nội dung nhân tố Tác giả
nhân tố
Văn hóa Khó khăn chuyển đổi ngôn ngữ Chand và cộng sự (2008)
Các nhân tố thay đổi Hamisi (2012); Ouda (2004)
Quốc tế Yêu cầu đổi mới để hội nhập Brusca và các cộng sự, 2013; Ijeoma.
N.B, Oghoghomeh.T. 2014; Aboagye
(2007)
Sự khác biệt về hoàn cảnh kinh tế - chính Hamisi (2012); Ouda (2004); Bello
trị (2013); Aboagye (2007); Karia (2007)
Thông tin cung cấp qua BCTC nhiều Ouda (2004), Hamisi K.S (2012) ;
khác biệt Brusca và cộng sự, 2013; Karia
(2007); Aboagye (2007); Mbaya
(2014); Lê Thị Nha Trang (2012)
Tính hợp pháp của IFRS Chand và cộng sự (2008)
Khó khăn để đọc hiểu và vận dụng IFRS Chand và cộng sự (2008)
Điều kiện vật chất để Phạm Hoài Hương (2014)
áp dụng IFRS
Xu hướng thế giới áp dụng IFRS Deloitte (2016)
Sự ra đời của IFRS Deloitte (2016)
Kỹ thuật Khó khăn để chuyển đổi sang kế toán dồn Christiaens và cộng sự (2013), Bello
nghiệp vụ tích (2013); Harun Harun, (2012); Karia
(2007); Aboagye (2007);
Sự thống trị của kế toán DN Brusca và cộng sự (2013);
Nhu cầu của người sử dụng thông tin Zhang (2005)
Điều kiện Điều phối và tư vấn Ouda (2004), Hamisi (2012)
tổ chức Hạn chế về chuyên gia, cần trợ giúp từ Ouda (2004), Hamisi K.S (2012);
nước ngoài Mbaya (2014)
Cải cách chương trình đào tạo, Hamisi (2012); Ouda (2004); Bello
Nâng cao trình độ nguồn nhân lực (2013); Aboagye (2007); Karia
(2007);
Hạn chế trong ứng dụng CNTT Ouda (2004), Hamisi K.S (2012) ;
Brusca và cộng sự (2013); Karia
(2007); Aboagye (2007); Mbaya
(2014); Lê Thị Nha Trang (2012)
Chưa thiết lập được mối quan hệ thông Cao Thị Cẩm Vân (2016)
tin giữa hệ thống thông tin tài chính,
thông tin kế toán
Chưa có sự phân định nhiệm vụ rõ ràng Cao Thị Cẩm Vân (2016)
cho từng ban ngành cụ thể
84

Bằng việc kế thừa các nghiên cứu trước có liên quan, qua các lần phỏng vấn các
chuyên gia kế toán, kiểm toán... tác giả xác định được 8 nhân tố đó là: Kinh tế; Hệ
thống pháp lý; Văn hóa; Hệ thống chính trị; Kỹ thuật nghiệp vụ; Điều kiện tổ chức
thực hiện; Giáo dục, tính chuyên nghiệp; Chuẩn mực kế toán quốc tế.
Để khẳng định những nhân tố nào trong 8 nhân tố trên ảnh hưởng đến sự khác
biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế, tác giả kiểm định giả
thuyết H1 đến H8. Kết quả kiểm định giả thuyết này sẽ trả lời cho phần còn lại của câu
hỏi nghiên cứu số (2): “Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự khác biệt về BCTC
của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế như thế nào?”
Nhân tố kinh tế (KT)
Trình độ phát triển kinh tế; các loại hình kinh tế của quốc gia; hệ thống cung cấp
tài chính; Vốn hóa TTCK Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực; Sự tác
động từ quỹ tiền tệ thế giới, ngân hàng thế giới, tổ chức thương mại thế giới và các công
ty đa quốc gia tại Việt Nam; chuẩn mực KTVN hiện nay về BCTC chưa phù hợp với
thông lệ quốc tế; Chính sách kinh tế của Việt Nam có sự khác biệt với các nước khác;
DN FDI tại Việt Nam với nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau; kinh tế thị trường
chuyển đổi; đặc thù về chính sách quản lý kinh tế, phát triển kinh tế đang có bước
chuyển đổi dần dần... đều chi phối hệ thống kế toán, đó là những thuộc tính cơ bản của
nhân tố kinh tế.
Nhân tố hệ thống pháp lý (HTPL)
Tác giả đề cập đến các thuộc tính (attributes) của hệ thống pháp lý đó là: Sự chi
phối bởi hệ thống luật; luật kế toán hiện hành có những hạn chế; cơ chế quản lý còn
yếu kém; các quy định ban hành cho hoạt động kế toán DN chưa thống nhất; thiếu cơ
sở pháp lý cho hoạt động kế toán DN; các từ ngữ, thuật ngữ sử dụng trong các quy
định liên quan về chuẩn mực KTVN chưa thống nhất; pháp luật thuế có ảnh hưởng
đáng kể... Để xác định hệ thống pháp lý có tác động đến sự khác biệt trong lập BCTC
của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế hay không.
Nhân tố văn hóa (VH)
Khác biệt về ngôn ngữ là một trong những thuộc tính được đề cập trong nhân
tố văn hóa. Ngoài ra nhân tố văn hóa còn đề cập đến nhận thức về IAS/IFRS; thay
đổi quan điểm; vai trò của Nhà nước và tổ chức hội nghề nghiệp còn hiều hạn chế;
môi trường văn hóa ảnh hưởng đến chuẩn mực và thông tin kế toán; các giá trị văn
hóa ảnh hưởng đến các giá trị kế toán (phát triển nghề nghiệp, thống nhất, thận trọng
và bảo mật)…
85

Nhân tố hệ thống chính trị (HTCT)


Khi xem xét hệ thống chính trị tác động đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI
theo chuẩn mực KTVN và quốc tế, tác giả đề cập đến các thuộc tính (attributes) như:
Quyền lực chính trị; thông tin về BCTC DN FDI chưa được công khai đầy đủ, kịp
thời; các thủ tục hành chính liên quan đến kế toán đối với khối DN FDI còn rườm rà,
quy trình soạn thảo thẩm định và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về KT, các
VAS mới, sửa đổi bổ sung CMKT Việt Nam chưa hoàn thiện; những tồn tại đối với cơ
quan quản lý Nhà nước về kế toán...
Nhân tố kỹ thuật nghiệp vụ (KTNV)
Các thuộc tính (attributes) thuộc nhóm nhân tố kỹ thuật nghiệp vụ bao gồm:
Khó khăn khi chuyển đổi thực hiện các nghiệp vụ theo IAS/IFRS; nhu cầu của các đối
tượng sử dụng thông tin; BCTC chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý tài chính; Có sự
khác biệt nhất định giữa luật kế toán, chế độ kế toán, VAS… gây khó khăn cho việc
vận dụng lập và trình bày BCTCT; Hệ thống tài khoản kế toán DN hiện nay còn nhiều
bất cập; Hệ thống chứng từ sử dụng của các DN chưa thống nhất về chỉ tiêu, nội dung
và còn bất cập.
Nhân tố điều kiện tổ chức (ĐKTC)
Có thể kể đến các thuộc tính (attributes) thuộc về nhân tố điều kiện tổ chức đó
là: Lộ trình và sự giám sát chặt chẽ; chi phí thực hiện để triển khai, sửa đổi, bổ sung
VAS cũ, ban hành VAS mới nhằm tăng cường sự hòa hợp giữa chuẩn mực KTVN với
quốc tế; chuyên gia, sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế có liên quan; cải cách chương
trình đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực kế toán, ứng dụng công nghệ thông tin còn
nhiều bất cập...
Nhân tố giáo dục, tính chuyên nghiệp (GD)
Các thuộc tính (attributes) thuộc nhóm nhân tố này bao gồm: Sự giới hạn về
khả năng của một bộ phận người làm kế toán tại DN FDI nên chưa bắt kịp với yêu cầu
đổi mới; Nhiều người làm kế toán tại DN FDI mang nặng tư tưởng bảo thủ, ngại đổi
mới; Sự hạn chế về trình; Các chương trình đào tạo về kế toán nhằm theo kịp
IAS/IFRS chưa được chú trọng, đổi mới.
Nhân tố Chuẩn mực kế toán quốc tế (QT)
Khi xem xét nhân tố Chuẩn mực kế toán quốc tế tác động đến sự khác biệt về
BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế, tác giả đề cập đến các thuộc
tính (attributes) như: Sự ra đời của IAS/IFRS; xu hướng thế giới áp dụng IAS/IFRS,
86

IAS/IFRS cần điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, chính trị tại Việt Nam;
Chuẩn mực KTVN được xây dựng dựa trên cơ sở các quy định của IAS/IFRS nhưng
chưa được cập nhật thường xuyên; IFRS không chỉ quy định về lập BCTC mà còn tạo
nhiều ảnh hưởng đến các hoạt động của DN; cần phải thay đổi để hội nhập quốc tế,
hạn chế về trình độ nhân lực để nghiên cứu sâu về IAS/IFRS, điều kiện vật chất chưa
đáp ứng khi vận dụng IAS/IFRS, thông tin do BCTC cung cấp còn nhiều khác biệt,
phù hợp với xu hướng cải cách kế toán trên thế gới, IAS/IFRS còn đang trong lộ trình
thay đổi.
Tác giả đưa ra các giả thuyết H1 đến H8 như sau:
Giả Hướng
Nội dung giả thuyết
thuyết biến động
H1 Kinh tế có tác động thuận chiều đến sự khác biệt về BCTC của +
các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
H2 Hệ thống pháp lý có tác động thuận chiều đến sự khác biệt về +
BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
H3 Văn hóa có tác động thuận chiều đến sự khác biệt về BCTC +
của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
H4 Hệ thống chính trị có tác động thuận chiều đến sự khác biệt về +
BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
H5 Kỹ thuật nghiệp vụ có tác động thuận chiều đến sự khác biệt +
về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
H6 Điều kiện tổ chức thực hiện có tác động thuận chiều đến sự +
khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN &
quốc tế
H7 Giáo dục, tính chuyên nghiệp có tác động thuận chiều đến sự +
khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế
H8 Chuẩn mực kế toán quốc tế có tác động thuận chiều đến sự +
khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế.
87

Kết luận Chương 3


Phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng
được tác giả đã sử dụng đồng thời để nhận diện và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng
đến sự sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. Thực
hiện nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh, tư duy, tiếp cận hệ thống, thống kê mô tả nhằm mô tả, khái quát hóa lý thuyết
liên quan đến nội dung luận án và phân tích, nhận xét để quyết định lựa chọn các nhân
tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC trong các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm định các nhân tố
tác động đến sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc
tế. Để xử lý số liệu và phân tích, tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS với công cụ phân
tích EFA, hồi quy tuyến tính đa biến... nhằm kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và kết
quả của mô hình.
Ngoài ra, chương này còn trình bày quy trình nghiên cứu để trả lời cho các câu
hỏi nghiên cứu đã đề cập. Trình bày các bước của quá trình thiết kế bảng câu hỏi, chọn
mẫu, thu thập dữ liệu. Sau cùng là trình bày mô hình nghiên cứu của luận án, các giả
thuyết nghiên cứu.
88

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam


4.1.1. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung
sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước nhằm mục đích kích thích phát
triển kinh tế, kiềm chế lạm phát và đuổi kịp với các nước khác trong khu vực nhanh
chóng. Kể từ khi đổi mới nền kinh tế và đặc biệt với sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài
được ban hành ngày 29-12-1987, Việt Nam đã đạt được những kết quả khá quan trọng
trong việc thu hút dòng vốn FDI. Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2016) dòng
vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đã gia tăng một cách ngoạn mục từ 341,7 triệu USD năm
1988 lên 15.100 triệu USD vào cuối năm 2016 (tăng hơn 44,2 lần). Trong năm 2015, cả
nước có 2.120 dự án ĐTNN mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 16,34 tỷ
USD, bằng 99% so với cùng kỳ năm 2014. Ngoài ra, có 918 lượt dự án điều chỉnh vốn
đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 7,77 tỷ USD, tăng 43,5% so với cùng kỳ năm
2014. Vốn thực hiện trong 12 tháng năm 2015, ước tính các dự án FDI đã giải ngân được
14,5 tỷ USD, tăng 17,4% với cùng kỳ năm 2014. Trong năm 2016, đã có 2.556 dự án FDI
được cấp phép mới, với số vốn đăng ký đạt hơn 15,1 tỷ USD, tăng 27% về số dự án và
giảm 2,5% về vốn đăng ký so với năm 2015. Tính chung tổng vốn đăng ký của các dự án
cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần trong năm 2016
đạt hơn 24,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm trước. Vốn FDI thực hiện năm 2016 ước tính
đạt 15,8 tỷ USD, tăng 9%, đạt mức giải ngân vốn FDI cao nhất từ trước đến nay. Bảng 4.1
thể hiện xu hướng dòng chảy FDI vào Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2016.
Bảng 4.1: Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam từ 1988 - 2016 (triệu đôla)
Tổng 1988- 1997- 2001- 2006- 2011-
Chỉ tiêu 2114 2015 2016
số 1996 2000 2005 2010 2013

Số dự án 24.339 1.992 1.352 3.935 6.533 4.008 1.843 2.120 2.556

Vốn đăng ký 307.839 28.694,3 16.094,9 20.720,2 148.071,2 46.238,7 16.500 16.340 15.180

Vốn thực
153.292 9.231,8 10.230,8 13.852,8 44.630,1 32.546,7 12.500 14.500 15.800
hiện

(Nguồn: Tổng Cục Thống kê, 2016)


Với số liệu được thể hiện trên bảng 4.1, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam được phân tích cụ thể [Phụ lục số 13].
89

4.1.2. Vai trò của khu vực FDI


Vai trò của khu vực FDI ngày càng lớn, thể hiện ở các nội dung sau: (i) đóng
góp vào tăng trưởng kinh tế; (ii) tạo việc làm và cải thiện năng suất lao động; (iii) thúc
đẩy đầu tư; (iv) đóng góp vào thu NSNN. Bốn nội dung về vai trò của khu vực FDI
được phân tích cụ thể ở Phụ lục số 13a.

4.1.3. Cơ cấu FDI tại Việt Nam


4.1.3.1. Cơ cấu theo ngành kinh tế
Trong những năm đầu, dòng vốn FDI vào Việt Nam tập trung vào các ngành
sản xuất thay thế nhập khẩu (dầu mỏ, xây dựng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc,…)
để phục vụ thị trường nội địa đang được bảo hộ. Tuy nhiên, từ năm 2006 cho đến nay đã
xuất hiện nhiều dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ (sản xuất
thép, điện tử, sản phẩm công nghệ…) và dịch vụ (kinh doanh bất động sản, dịch vụ lưu
trú và ăn uống …). Quy mô vốn đầu tư đăng ký trung bình của 1 dự án trong năm 2016
khoảng 6 triệu đôla, chỉ có 1 dự án có quy mô trên 1 tỷ USD là Dự án LG Display Hải
Phòng. Năm 2016, khu vực chế biến, chế tạo được xác định chiếm tỷ trọng vượt trội,
khoảng 40% trong tổng số dự án FDI đăng ký tại Việt Nam (1.020/2.556) nhưng số vốn
đăng ký cũng như mức độ giải ngân còn thấp. Điều này cho thấy đầu tư vào khu vực này
còn gặp nhiều khó khăn và đem lại nguồn lợi ít hơn so với đầu tư vào dịch vụ, khai thác
và bất động sản. Do đó, cần phải xem lại chính sách và các biện pháp ưu đãi để khuyến
khích vốn FDI đổ vào khu vực chế biến, qua đó nâng cao năng suất và đem lại tác động
lan toả cho nền kinh tế.

Hình 4.1: FDI theo ngành năm 2016 (tỷ đôla)


(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2016)
90

Mặt khác, các chính sách của Chính phủ Việt Nam cũng có thể có tác động lên
cơ cấu FDI theo ngành. Đã có nhiều ý kiến cho rằng cần phải xem xét lại các dòng vốn
FDI được ưu tiên hiện nay vào lĩnh vực bất động sản vì nhiều lý do, từ việc làm mất
đất nông nghiệp tới việc gây ra bong bóng giá đất. Ngoài ra, việc tăng cường thu hút
dòng vốn FDI vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp vẫn chưa được sự quan tâm xác
đáng từ phía Nhà nước khi vẫn chưa có các chính sách ưu đãi đặc biệt đối với lĩnh vực
còn nhiều khó khăn này, kết quả là tính đến cuối năm 2016 ngành nông, lâm, ngư
nghiệp chỉ thu hút được 3,58 tỷ USD, chiếm tỷ trọng thấp với 1,22% trong tổng vốn
đăng ký cả nước. Một vấn đề đang được thảo luận hiện nay là việc tập trung vào các
dự án tạo ra giá trị gia tăng trong nước cao hoặc có hàm lượng công nghệ cao. Trong
thời gian gần đây, thành phố Hồ Chí Minh đã hạn chế việc cấp phép cho các dự án
FDI thâm dụng lao động trình độ thấp. Tuy vậy, việc dịch chuyển các dự án FDI trong
ngành chế biến chế tạo từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục. Ví dụ như tại
thời điểm hiện tại, rất nhiều DN Hàn Quốc đang tìm kiếm những địa điểm có tính cạnh
tranh cao hơn để thay thế cho một số địa điểm tại Trung Quốc, và các nước ASEAN tỏ
ra có ưu thế nhờ vào vị trí địa lý và văn hóa, trong số đó Việt Nam hoàn toàn có khả
năng là một trong những nước được lợi nhiều nhất từ xu thế này.
4.1.3.2. Cơ cấu theo đối tác đầu tư
Các nhà đầu tư đến từ 95 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cam kết đầu tư tại Việt
Nam. Hầu hết trong số đó đến từ Châu Á, Châu Âu và Hoa Kỳ. Tính lũy kế đến ngày
31/12/2016, Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới, vốn tăng thêm
và góp vốn, mua cổ phần là 7 tỷ USD, chiếm 28,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Nhật Bản đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp
vốn mua cổ phần là 2,58 tỷ USD, chiếm 10,62% tổng vốn đầu tư đăng ký; Singapore
đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ
phần là 2,41 tỷ USD, chiếm 9,9% tổng vốn đầu tư.

28.800%
Hàn Quốc
50.680% Nhật Bản
10.620% Singapore
9.900% Các nước khác

Hình 4.2: Nhóm các đối tác có vốn FDI đứng đầu tại Việt Nam (1988-2016)
(Nguồn: Tổng Cục thống kê, 2016)
91

4.1.4. Khái quát về doanh nghiệp FDI


Một số đặc điểm về kết quả chủ yếu của các DN FDI giai đoạn 2000-2016 được
Tổng cục Thống kê (2016) cung cấp như sau:
DN FDI tăng trưởng nhanh cả về số lượng, quy mô và kết quả kinh doanh
Khu vực FDI tăng trưởng ổn định ở hầu hết các lĩnh vực. Tổng số DN FDI
trên phạm vi toàn quốc thời điểm 31/12/2016 là 14.586 DN, trong đó đang hoạt động
là 13.724 DN gấp khoảng 9 lần năm 2000, giai đoạn 2010-2016 tăng 12.209 DN,
tăng xấp xỉ 80,6%. Trong đó, DN 100% vốn nước ngoài là 11.736 DN (chiếm 80,5 %
toàn bộ DN FDI) gấp khoảng 13,7 lần năm 2000, giai đoạn 2000 - 2016 tăng 10.878
DN, tăng xấp xỉ 126,8%. DN liên doanh là 2.850 DN (chiếm 19,5% số DN FDI) gấp
khoảng 4,3 lần năm 2000, giai đoạn 2000-2016 tăng 2.176 DN. Số DN FDI đang
hoạt động thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng là 8.124 DN, chiếm tỷ lệ cao nhất
với 59,2%. Tiếp đến là khu vực dịch vụ với 5.482 DN, chiếm 39,9%, trong khi số
DN FDI hoạt động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ có 118 DN,
chiếm khoảng 0,86%.
Lao động làm việc trong các DN FDI tại thời điểm 31/12/2016 khoảng 4,1 triệu
người, gấp hơn 10 lần năm 2000, trong đó DN 100% vốn nước ngoài chiếm khoảng
91,97% (năm 2000 là 70,2%), DN liên doanh với nước ngoài chiếm 8,03% (năm 2000
là 29,8%), bình quân mỗi năm thu hút thêm 217,65 nghìn lao động, góp phần đáng kể
vào giải quyết việc làm của nền kinh tế. Khu vực công nghiệp và xây dựng hiện thu
hút lao động khu vực FDI đạt tỷ lệ cao nhất với khoảng 91,4%.
Tổng số vốn của khu vực DN FDI sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh
thời điểm 31/12/2016 là 5.020 nghìn tỷ đồng, gấp khoảng 21 lần năm 2000. Trong đó
vốn FDI đầu tư vào khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 64,9%; tiếp đến là khu
vực dịch vụ 34,8% và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 2,8%.
Doanh thu thuần năm 2016 của khu vực DN FDI là 4.881 nghìn tỷ đồng, gấp
khoảng 30,13 lần năm 2000. Theo đó, khu vực công nghiệp và xây dựng có số doanh
thu FDI cao nhất với 83,9%, tiếp đến là khu vực dịch vụ 15,8% và thấp nhất là khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 0,3%.
Lợi nhuận trước thuế năm 2016 của khu vực FDI đạt 327,708 nghìn tỷ
đồng, gấp 15,2 lần năm 2000.
Đóng góp vào NSNN của khu vực này năm 2016 là 249,738 nghìn tỷ đồng,
gấp khoảng 10,5 lần năm 2000.
92

DN FDI chủ yếu tập trung vào khu vực công nghiệp và xây dựng
Công nghiệp và xây dựng là khu vực các DN FDI đầu tư nhiều nhất. Khu vực
này năm 2016 chiếm tới 59,2% tổng số DN FDI; 91,4% số lao động; 82% thu nhập
của người lao động; 64,9% nguồn vốn; 83,9% doanh thu; 86,5% lợi nhuận và 80,3%
nộp NSNN.
Khu vực FDI là khu vực sản xuất kinh doanh năng động, ổn định và hiệu quả
Chỉ số quay vòng vốn (tính bằng doanh thu trên vốn) của khu vực FDI cao hơn
các khu vực còn lại, chỉ số này của khu vực FDI năm 2016 đạt 0,92 lần (năm 2000 là
0,7 lần), trong khi khu vực DN ngoài nhà nước là 0,73 lần và thấp nhất là các DNNN
chỉ có 0,54 lần. Hiệu suất sinh lợi trên vốn và trên doanh thu của khu vực FDI cao hơn
nhiều so với các khu vực còn lại, cụ thể hiệu suất sinh lời trên vốn và trên doanh thu
của khu vực FDI năm 2016 đạt 7,7% và 8,2% trong khi khu vực DNNN đạt 3,6% và
6,4%, thấp nhất là khu vực DN ngoài nhà nước với 0,86% và 1,4%. Thu nhập bình
quân một lao động một tháng năm 2016 đạt 7,2 triệu đồng, cao hơn mức 5,2 triệu đồng
của khu vực DN ngoài nhà nước.
Quy mô đầu tư phát triển nhanh, khu vực FDI đóng góp ngày càng lớn cho
sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước
Mặc dù khu vực DN FDI chiếm tỷ trọng không cao trong toàn bộ khu vực DN
về các chỉ tiêu như số DN, lao động, vốn và doanh thu, nhưng khu vực này lại chiếm
tỷ trọng cao về lợi nhuận và nộp NSNN. Năm 2016, các DN FDI chiếm tới 46,2% tổng
lợi nhuận và 34,2% tổng số nộp NSNN của toàn bộ khu vực DN.
Do tăng trưởng nhanh hơn các khu vực kinh tế khác nên khu vực FDI đóng góp
tỷ trọng ngày càng cao vào GDP. Năm 1995 tỷ lệ đóng góp vào GDP của khu vực FDI
chỉ đạt 6,3%, tăng lên 15,2% năm 2000 và 19,6% năm 2013.
Một số hạn chế của các DN FDI
Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, khu vực DN FDI thời gian qua vẫn
bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, đó là:
Thứ nhất, các DN FDI chủ yếu tập trung vào hoạt động gia công, lắp ráp,
nguyên vật liệu chủ yếu nhập ngoại nên giá trị gia tăng chưa cao, điển hình là các hoạt
động lắp ráp ô tô, xe máy, điện - điện tử, may mặc, da giầy, trong khi Việt Nam là một
nước có thế mạnh về nông nghiệp thì tỷ trọng vốn đầu tư của các DN FDI vào SXKD
ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản rất thấp, năm 2000 chiếm 0,6% tổng vốn FDI
giảm xuống còn 0,3% năm 2013, năm 2016 là 2,8%.
Thứ hai, kỳ vọng rất lớn của Việt Nam là các DN FDI sẽ góp phần tích cực nhất
vào việc chuyển giao công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng cho
93

các nhà quản lý DN của Việt Nam. Đồng thời với kỳ vọng phát triển nhanh chóng các
ngành có công nghệ cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng, giúp đẩy mạnh tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên các kỳ vọng trên hầu như còn khá lâu
mới đạt mục tiêu. Tỷ lệ DN 100% vốn nước ngoài thời điểm 31/12/2016 chiếm 80,5%
(còn lại 19,5% là DN liên doanh với nước ngoài), trong khi tỷ lệ này năm 2000 chỉ có
56% cho thấy mô hình liên doanh không hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, hoặc
khi mới thành lập là liên doanh để tận dụng các điều kiện thuận lợi của các đối tác
trong nước về đất, miễn giảm thuế, cơ sở hạ tầng và các ưu đãi khác, dần dần mua lại
toàn bộ cổ phần để trở thành DN 100% vốn nước ngoài. Các DN FDI hiện nay chủ yếu
tập trung vào hoạt động ở các ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều lao động phổ thông có
chi phí nhân công thấp. Mặc dù đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã được khoảng 30
năm, nhưng chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo, khai thác dầu
khí, gia công, lắp ráp với các trang thiết bị, dây chuyền công nghệ trung bình hoặc đã
lạc hậu.
Thứ ba, Việt Nam đã và đang áp dụng các qui định về môi trường dành cho các
nước đã và đang phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn không ít các DN FDI không thực hiện
hoặc thực hiện không đầy đủ các cam kết khi đăng ký kinh doanh về đầu tư trang thiết
bị và xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.
Trong khoảng 30 năm đổi mới, khu vực FDI đã có những đóng góp quan trọng
trong tiến trình phát triển của nền kinh tế nước ta và khu vực này vẫn tiếp tục có vai
trò quan trọng trong giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động; nâng cao
khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trong thời gian tới,
Chính phủ cần tiếp tục rà soát môi trường đầu tư, tạo yếu tố minh bạch và ổn định cho
các nhà đầu tư nước ngoài để Việt Nam tiếp tục là điểm đến của các nhà đầu tư.
4.1.5. Những thuận lợi và khó khăn đối với doanh nghiệp FDI tại Việt
Nam
Thuận lợi
Theo tác giả An Ngọc (2016), DN FDI hoạt động tại Việt Nam đang có nhiều
thuận lợi đó là:
Được sự quan tâm chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, bộ ngành và địa
phương trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút vốn FDI. Các chính sách
tạo thuận lợi cho DN như Luật Đầu tư, Luật DN, Luật Kinh doanh bất động sản…
Xu thế đầu tư của thế giới vào khu vực châu Á và ASEAN cũng đang ngày
càng tăng. Đặc biệt là xu hướng chuyển dịch của các nhà đầu tư nước ngoài từ Trung
Quốc và Thái Lan sang các nước ASEAN. Trong đó Việt Nam được đánh giá là điểm
đến đầu tư hấp dẫn.
94

Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với hơn 90% các dòng thuế suất được giảm
về 0%, được xem là lợi thế lớn cho nhà đầu tư để bỏ vốn vào Việt Nam.
Nhiều dự án cơ sở hạ tầng đang được xây dựng như năng lượng, điện, đường
xá… sẽ góp phần hoàn thiện hơn điều kiện vật chất, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.
Theo đánh giá của tổ chức quốc tế, Việt Nam được đánh giá có môi trường đầu
tư khá tốt, khi đứng thứ 9 về mức độ hấp dẫn đầu tư, tăng 2 bậc so với năm 2013.
Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng trưởng ổn định.
Theo Hạ Thị Thu Thủy (2016), các yếu tố thuận lợi cho hoạt động DN như: Các
yếu tố kinh tế vĩ mô được giữ ổn định, lạm phát ở mức thấp, lãi suất thấp và biến động
tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt đã có tác động tốt đến hoạt động của khối DN. Thêm
vào đó, môi trường kinh doanh đã được cải thiện mạnh mẽ, tương đồng các nước
ASEAN. Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện các giải
pháp về tín dụng, đặc biệt cho các DN xuất khẩu và DN nông, lâm, thuỷ sản. Hoạt động
sản xuất kinh doanh của DN cũng gặp nhiều thuận lợi khi chi phí nguyên liệu đầu vào
giảm, lãi suất giảm do lạm phát giảm và chi phí sản xuất giảm do giá dầu giảm. Việt
Nam đã ký kết các hiệp định đối tác song phương và đa phương với Lào, Hàn Quốc,
Liên minh kinh tế Á - Âu, kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương, Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức có hiệu lực. Đây là điều kiện thuận lợi để
DN Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Khó khăn
Cũng theo tác giả An Ngọc (2016), DN FDI hoạt động tại Việt Nam gặp phải
những khó khăn như:
Luật Đầu tư và Luật DN đã có hiệu lực, nhưng một số nghị định hướng dẫn vẫn
chưa được ban hành, khiến cho nhà đầu tư có tâm lý chờ hướng dẫn được ban hành
đầy đủ mới có quyết định đầu tư chính thức. Những khoảng cách giữa chính sách và
thực thi cũng đang là rào cản cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó là điều kiện cơ sở hạ tầng
chưa đáp ứng được, nguồn nhân lực qua đào tạo thiếu và yếu; công nghiệp phụ trợ manh
mún, chưa đáp ứn nhu cầu; cạnh tranh gay gắt giữa các nước trong thu hút FDI…
Bên cạnh đó, Hạ Thị Thu Thủy (2016) cho rằng một số khó khăn, vướng mắc
đó là: Kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động đã có ảnh hưởng không nhỏ đến
kinh tế Việt Nam. DN xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là DN xuất khẩu trong ngành
nông, lâm, thuỷ sản cũng chịu nhiều sức ép cạnh tranh do nguồn cung các nước xuất
khẩu dồi dào, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường như từ Thái Lan, Ấn Độ;
giá dầu thô giảm kéo theo chính sách duy trì giá trị đồng nội tệ thấp để thúc đẩy xuất
khẩu của nhiều quốc gia, đồng thời dẫn đến hạn chế nhập khẩu,…Mặc dù hàng loạt
95

các chính sách được ban hành nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN nhưng vẫn còn một số vướng
mắc trong việc triển khai chính sách. Cụ thể: các văn bản hướng dẫn thi hành Luật DN
2014 và Luật Đầu tư 2014 được ban hành chậm; thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà
và chưa được thực thi thống nhất trên cả nước; chi phí không chính thức chiếm một
phần không nhỏ trong chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của DN;…
Ngoài ra, tại các DN FDI còn gặp những khó khăn nhất định về lập và trình bày
BCTC. Có sự khác biệt giữa hai bộ BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế (ví dụ
như tại công ty A – [phụ lục số 13b]). Đối với BCTC tuân thủ theo IAS/IFRS hoặc kế
toán tại công ty mẹ, nhiều DN FDI phát sinh chi phí thuê các các công ty kiểm toán
độc lập cung cấp. Đối với BCTC tuân thủ chuẩn mực KTVN, những khó khăn mà DN
FDI thường gặp đó là: kế toán còn tồn tại nhiều sai sót khi thực hiện việc quản lý, ghi
nhận doanh thu, thu nhập, chi phí cũng như trong quá trình xử lý kế toán... (Trần Huy
Hoàng, 2016). Sở dĩ phát sinh nhiều sai sót là do:
Có sự khác biệt về việc ghi nhận doanh thu, chi phí theo chuẩn mực KTVN với
pháp luật thuế nên rất dễ làm cho kế toán nhầm lẫn, dẫn đến kế toán xác định sai
doanh thu, chi phí kế toán và doanh thu, chi phí thuế. Kết quả là DN FDI thường bị xử
phạt về thuế sau mỗi đợt thanh kiểm tra bởi các cơ quan chức năng Nhà nước.
Kế toán chưa được đào tạo cẩn thận, đầy đủ từ khi ngồi trên ghế các trường đại
học, cao đẳng cho đến khi ra trường đi làm về sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN với
pháp luật thuế. Vì vậy, khi thực hiện công việc kế toán, kế toán tại DN FDI có suy
nghĩ sợ bị cơ quan Thuế phạt nên thực hiện công việc kế toán theo chính sách pháp
luật thuế dẫn đến bị sai về chế đô kế toán hoặc ngược lại khi thực hiện quyết toán thuế
thì kế toán tại DN FDI căn cứ vào chế độ kế toán dẫn đến bị sai phạm về chính sách
pháp luật thuế, khi đó DN cũng bị phạt về sai phạm. Bên cạnh đó, kế toán tại các DN
FDI đa phần là thiếu trải nghiệm trong việc áp dụng chính sách pháp luật chuyên
ngành và pháp luật thuế khi thực hiện công việc kế toán tại DN.
Chính sách pháp luật thuế có sự thay đổi liên tục, thay đổi nhiều và còn có
những nội dung khó hiểu vì vậy kế toán tại DN FDI chưa nắm bắt được kịp thời và đầy
đủ nên khi thực hiện khó tránh khỏi những sai sót.
Kế toán thường sử dụng số liệu kế toán được xác định theo chuẩn mực KTVN
cung cấp thông tin cho Ban Giám đốc để ra các quyết định đầu tư, sản xuất kinh doanh
nhưng khi quyết toán thuế và tài chính với các cơ quan Nhà nước lại không lưu ý đến
những chính sách pháp luật thuế và pháp luật chuyên ngành liên quan đến việc quản
96

lý, ghi nhận và xử lý chi phí sản xuất kinh doanh của DN như bộ luật dân sự, luật DN,
luật thương mại, luật đầu tư, luật lao động.
Kế toán nhiều khi quá quan tâm đến cách cơ quan thanh tra (thuế vụ, kiểm toán,
thanh tra) xuất toán chi phí dẫn đến không dám chi các khoản chi phí thực tế có phát
sinh cho hoạt động sản xuất kinh doanh đúng với chuẩn mực KTVN và bỏ ra ngoài sổ
sách dẫn đến sai lệch số liệu trong BCTC, làm cho BCTC không trung thực (BCTC
rởm) dẫn đến vi phạm chuẩn mực KTVN cũng như pháp luật có liên quan.
Các chính sách quản lý về chi phí của Nhà nước quá bó hẹp và thực trạng sử
dụng tiền mặt trong thanh toán hay cơ chế chính sách còn nhiều mặt hạn chế cũng như
các chính sách cũng luôn thay đổi, đa dạng ở nhiều các văn bản dưới luật nên các nhà
quản lý DN không thể biết hết được và thường hay để xảy ra các sai phạm.
4.2. Kết quả nghiên cứu định tính
Bảng câu hỏi làm cơ sở cho nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ
liệu khảo sát, đánh giá và kiểm định mô hình là một trong những mục tiêu quan trọng
nhất và cuối cùng của giai đoạn nghiên cứu định tính. Tác giả sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính để nghiên cứu sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế,
các nhân tổ ảnh hưởng đến sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế về BCTC
của DN FDI. Kết quả thu được là cơ sở để tác giả nhận diện các nhân tố ảnh hưởng
đến sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế về BCTC trong các DN FDI. Bên
cạnh đó, phương pháp này cũng được sử dụng nhằm đi sâu nghiên cứu thực trạng tại
Việt Nam, qua đó hình thành bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt
giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế về BCTC trong các DN FDI để làm cơ sở cho việc
xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ. Kết hợp với việc tác giả thực hiện các cuộc phỏng vấn
với chuyên gia (đại diện cơ quan ban hành chuẩn mực KTVN, hiệp hội nghề nghiệp,
kiểm toán tại công ty kiểm toán độc lập, kế toán trưởng DN FDI, giảng viên Kế toán)
tham khảo ý kiến để hình thành Bảng câu hỏi chính thức.
4.2.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng
Thông qua việc thu thập, phân tích BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế từ
quá trình quan sát thực địa tại một số DN FDI, cho thấy có sự khác biệt về trình bày và
nhiều khoản mục trên BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế.
Qua tổng hợp các công trình nghiên cứu, tác giả đã lập bảng tổng hợp các nhân
tố ảnh hưởng đến sự khác biệt giữa kế toán tại các quốc gia với IAS/IFRS [bảng 3.3].
Tuy nhiên, các nghiên cứu này được thực hiện tại nhiều quốc gia với bối cảnh nền
kinh tế, chính trị, điều kiện… khác biệt nhau, chưa thật sự là các nhân tố ảnh hưởng
phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam. Do đó, các nhân tố này cần phải được
97

xem xét trong bối cảnh thực trạng tại Việt Nam, vì thế tác giả thực hiện cuộc phỏng
vấn với chuyên gia – những người tham gia trong quá trình xây dựng và vận dụng
chuẩn mực KTVN để có cơ sở đánh giá.
Đối với nhân tố “kinh tế” tác giả nhận thấy cần làm rõ những yêu cầu từ nền
kinh tế tác động đến sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế. Bởi vì, hội nhập
kinh tế thế giới đòi hỏi phải đổi mới các công cụ quản lý tài chính, theo đó thông tin
cung cấp phải tin cậy, có khả năng so sánh và được quốc tế thừa nhận. Như vậy, kinh
tế có những ảnh hưởng nhất định đến sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế
về BCTC của DN FDI.
Nhân tố “hệ thống pháp lý”: Cũng như các quốc gia trên thế giới, Việt Nam
có hệ thống pháp lý riêng. Hệ thống pháp lý quy định thống nhất cho mọi hoạt động
nói chung và hoạt động kế toán nói riêng. Pháp luật thuế là một trong những nội dung
được kế toán DN quan tâm hàng đầu, tuy nhiên vẫn còn đó những tồn tại trong pháp
luật thuế nói riêng và hệ thống pháp lý nói chung như quy định về lĩnh vực kế toán DN
không rõ ràng, còn chung chung; ít có sự hỗ trợ các DN vận dụng; có sự khác biệt về
việc ghi nhận doanh thu, chi phí theo chuẩn mực KTVN với chính sách pháp luật thuế
nên rất dễ làm cho kế toán nhầm lẫn, dẫn đến kế toán xác định sai doanh thu, chi phí
kế toán và doanh thu, chi phí thuế; kế toán tại các DN đa phần là thiếu trải nghiệm
trong việc áp dụng chính sách pháp luật chuyên ngành và pháp luật thuế khi thực hiện
công việc kế toán tại DN (Trần Huy Hoàng, 2016). Ngoài ra, chính sách pháp luật thuế
có sự thay đổi liên tục, thay đổi nhiều và còn có những nội dung khó hiểu vì vậy kế
toán chưa nắm bắt được kịp thời và đầy đủ nên khi thực hiện khó tránh khỏi những sai
sót... Như vậy, tác giả muốn làm rõ ảnh hưởng của hệ thống pháp lý đến sự khác biệt
giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế.
Nhân tố “văn hóa”: IAS/IFRS về cơ bản được xây dựng theo mô hình
Anglo-America (PratherKinsey, 2006). Vì vậy, có thể không phù hợp với các nước
đang phát triển do có sự khác biệt về văn hóa và môi trường kinh tế với các nước phát
triển. Các nghiên cứu sau này cũng khẳng định nhân tố văn hóa là một trong các nhân
tố mà các nhà hoạch định chính sách cần xem xét khi phát triển CMKT của một quốc
gia hay vận dụng IAS/IFRS. Việt Nam có nền văn hóa với bản sắc riêng, sử dụng ngôn
ngữ riêng, do vậy đa số nguồn nhân lực về kế toán chưa đủ trình độ tiếng Anh để hiểu
đúng và đầy đủ về IAS/IFRS. Hơn nữa, quan điểm không thích minh bạch, công khai,
chia sẻ thông tin dường như luôn tồn tại trong lĩnh vực kế toán. Ngoài ra, văn hóa DN
của các doanh nghiệp khá đa dạng … Vì vậy, tác giả muốn làm rõ ảnh hưởng của nhân
tố văn hóa đến sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế về BCTC của DN FDI.
98

Nhân tố “hệ thống chính trị”: Nhân tố chính trị là một trong số 8 nhân tố ảnh
hưởng đến kế toán nói chung, BCTC nói riêng đã được nhiều nghiên cứu trước đây
đề cập. Cùng với môi trường kinh tế, xã hội thì Việt Nam có môi trường chính trị
khác biệt so với nhiều quốc gia trên Thế Giới, đặc biệt là với các nước phát triển –
nơi xây dựng IAS/IFRS. Quốc hội ban hành Luật kế toán, bộ Tài chính ban hành
CMKT, chế độ kế toán còn tổ chức nghề nghiệp kế toán hầu như chưa đóng vai trò
quan trọng nào trong việc soạn thảo chuẩn mực KTVN… Như vậy, phải chăng hệ
thống chính trị có những ảnh hưởng nhất định đến sự khác biệt giữa chuẩn mực
KTVN và quốc tế.
Nhân tố “kỹ thuật nghiệp vụ”: Nhiều chuyên gia cho rằng, mức độ áp dụng
IAS/IFRS của các nước là khác nhau. Có quốc gia vận dụng hoàn toàn nhưng có
quốc gia chỉ vận dụng một phần. Tại Việt Nam, về cơ bản chuẩn mực KTVN được
ban hành dựa vào IAS/IFRS. Tuy nhiên, chuẩn mực KTVN khá đa dạng như luật kế
toán, chế độ kế toán, VAS…nhưng chưa đồng nhất, gây ra nhiều khó khăn cho DN.
Mặt khác, kế toán có thói quen làm kế toán dựa vào những hướng dẫn cụ thể bao
gồm cả định khoản kế toán được quy định trong chế độ kế toán. Ngoài ra, hệ thống
tài khoản kế toán còn nhiều bất cập… Chính vì vậy, tác giả muốn làm rõ ảnh hưởng
của nhân tố kỹ thuật nghiệp vụ đến sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế
về BCTC tại các DN FDI.
Nhân tố “điều kiện tổ chức thực hiện”: Việt Nam là quốc gia đang phát triển,
còn đó những khó khăn về kinh tế. Điều kiện ở Việt Nam để tổ chức thực hiện, vận
dụng IAS/IFRS tương đối khác biệt so với các nước trên thế giới: Nguồn lực có chất
lượng để đáp ứng sự đổi mới còn hạn chế và chưa sẵn sàng; chưa có sự phân định
nhiệm vụ rõ ràng cho từng ban ngành có liên quan mà còn tình trạng quản lý chồng
chéo, trùng lặp; nguồn kinh phí để triển khai sửa đổi, bổ sung VAS cũ, ban hành
VAS mới còn hạn hẹp …Do đó, tác giả muốn làm rõ ảnh hưởng của nhân tố điều
kiện tổ chức thực hiện đến sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế về BCTC
của DN FDI.
Nhân tố “giáo dục, tính chuyên nghiệp”: Hiện nay, môi trường giáo dục, đào
tạo kế toán tại Việt Nam chủ yếu là tại các trường đại học, cao đẳng và các tổ chức đào
tạo kế toán ngắn hạn. Tuy nhiên, theo ý kiến các chuyên gia, tại các trường đại học,
việc đào tạo kế toán vẫn còn nhiều tồn tại như: Việc xây dựng mục tiêu đào tạo và
chuẩn đầu ra còn mang nặng tính hình thức; chương trình đào tạo được xây dựng chưa
thật sự khoa học, nặng tính lắp ghép và chứa đựng nhiều khối kiến thức không phục vụ
trực tiếp cho việc phát triển chiều sâu của khối kiến thức chuyên ngành; cơ sở vật chất
99

phục vụ đào tạo còn thiếu thốn. Ngoài ra, nhiều người làm kế toán tại DN FDI mang
nặng tư tưởng bảo thủ, ngại đổi mới; sự hạn chế về trình độ học vấn và hiểu biết của
kế toán… Chính vì vậy, tác giả muốn làm rõ ảnh hưởng của nhân tố giáo dục, tính
chuyên nghiệp đến sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế.
Nhân tố “Chuẩn mực kế toán quốc tế”: Hiện nay, có khoảng trên 130 quốc gia
trên thế giới áp dụng IAS/IFRS. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu trước, ở mỗi quốc gia
có nhiều mức độ vận dụng IAS/IFRS khác nhau, xuất phát từ đặc điểm kinh tế, chính
trị, những khác biệt về ngôn ngữ hoặc những điều kiện thực tiễn khác. Do đó, tác giả
muốn làm rõ ảnh hưởng của IAS/IFRS như thế nào đến sự khác biệt giữa chuẩn mực
KTVN và quốc tế về BCTC của DN FDI.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế về
BCTC trong các DN FDI chủ yếu nhằm đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
+ Hạn chế những khác biệt giữa chuẩn mực KTVN so với các nguyên tắc và
thông lệ quốc tế
+ Đáp ứng việc tiếp cận IAS/IFRS
+ Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu quản lý
+ Tích hợp hệ thống thông tin cho khu vực kế toán DN
+ Đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện khi chỉnh sửa, bổ sung
+ Hoàn thiện hệ thống BCTC DN
+ Thực hiện một chế độ kế toán thống nhất cho các DN
Từ kết quả tổng hợp các nhân tố trước, tác giả tiến hành xây dựng bảng tổng
hợp các nhân tố dự thảo [Phụ lục số 14].

4.2.2. Kết quả phỏng vấn chuyên gia


4.2.2.1. Kết quả phỏng vấn bán cấu trúc
Từ bảng tổng hợp nhân tố do tác giả tự xây dựng, tác giả đã thực hiện cuộc
phỏng vấn các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kế toán DN để củng cố nhận định
ban đầu của mình về những nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của các DN
FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế, đồng thời tham khảo ý kiến chuyên gia để xây
dựng Bảng câu hỏi chính thức.
- Bảng câu hỏi phỏng vấn [Bảng 3.2 - Phiếu phỏng vấn – Phần 1: Phỏng vấn
bán cấu trúc].
100

4.2.2.2. Kết quả phỏng vấn sâu


Phương pháp thực hiện
Nghiên cứu định tính được tác giả thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn,
trước hết là phỏng vấn bán cấu trúc sau đó là phỏng vấn sâu với các chuyên gia trên cơ
sở dàn bài thảo luận với các câu hỏi cụ thể. Mục đích phỏng vấn sâu nhằm định hình
các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN
và quốc tế. Cuộc phỏng vấn được tiến hành lần lượt đối với từng đối tượng tại các thời
điểm khác nhau. Nếu người được phỏng vấn tiếp theo không bổ sung được nhân tố
mới nào khác so với người đã phỏng vấn trước thì tác giả có thể dừng lại và sử dụng
các nhân tố khám phá để đề xuất mô hình nghiên cứu cho những phát hiện mới này.
Đối tượng khảo sát, phỏng vấn là các chuyên gia có trình độ và nhiều kinh
nghiệm trong lĩnh vực kế toán DN FDI thuộc 5 nhóm đối tượng: Kế toán trưởng DN
FDI; kiểm toán viên tại các công ty kiểm toán độc lập; cơ quan quản lý nhà nước về kế
toán DN; hiệp hội nghề nghiệp; các nhà nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực kế
toán, kiểm toán. [phụ lục số 15: Danh sách chuyên gia được phỏng vấn trong nghiên
cứu định tính].
Câu trả lời của chuyên gia được ghi âm kết hợp với ghi chép sau đó được sắp
xếp lại, lập thành phiếu phỏng vấn chuyên gia được đánh số thứ tự và mã hóa theo
từng nhóm. Các bảng phỏng vấn chuyên gia được tổng hợp theo nhóm để sử dụng vào
việc rút trích nhân tố và được lưu hồ sơ.
Quy trình thực hiện
Trên cơ sở danh sách 20 chuyên gia có trình độ và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh
vực kế toán DN FDI và kiểm toán đã được lựa chọn, sau khi trao đổi qua điện thoại về
mục tiêu, phương pháp nghiên cứu và mục đích của cuộc phỏng vấn. Có 12 chuyên gia
đồng ý tham gia việc khảo sát qua việc phỏng vấn tay đôi theo thời gian và địa điểm
thích hợp. Sau khi phỏng vấn chuyên gia thứ 12, tác giả thu được khá nhiều dữ liệu
cho việc phân tích đối với các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN
FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. Các dữ liệu thu được từ các cuộc thảo luận tay
đôi được ghi chép, mã hóa theo 2 cấp độ từ thấp đến cao: Các yếu tố cấu thành nhân tố
(cấp độ 2), nhân tố (cấp độ 1).
* Đề cương và câu hỏi khảo sát sâu chuyên gia
Đề cương thảo luận với chuyên gia, được tác giả tiến hành hiệu chỉnh sau khi
được góp ý của các chuyên gia và xây dựng thành câu hỏi thảo luận sâu nhằm mục
đích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn
mực KTVN và quốc tế. [Bảng 3.2, phần 2: phỏng vấn sâu].
101

* Thực hiện khảo sát:


Việc khảo sát được thực hiện qua 5 bước sau, nội dung cụ thể được trình bày tại
[phụ lục số 15a].
Quá trình khảo sát chuyên gia được thể hiện qua Hình 4.3 như sau:

Nhân tố
9

0 Chuyên gia
CG1.1-CG1.4 CG2.1-CG2.3 CG3 CG4 CG5.1-CG5.3 .

Hình 4.3: Sơ đồ khảo sát chuyên gia


Nguồn: Tác giả xử lý
* Tổng hợp các thang đo mới của các nhân tố [Phụ lục số 16]
4.2.3. Tổng hợp kết quả nghiên cứu định tính
Thông qua phỏng vấn các chuyên gia thuộc 5 nhóm đối tượng như: Kế toán
trưởng DN FDI; kiểm toán viên tại các công ty kiểm toán độc lập; cơ quan quản lý nhà
nước về kế toán DN; hiệp hội nghề nghiệp; các nhà nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh
vực kế toán, kiểm toán, tác giả đã thu được các dữ liệu đáp ứng mục tiêu nghiên cứu
định tính theo phương pháp phân tích dạng thức của King (2004) và quy trình phân
tích của Creswell (2003). Qua đó, các biến rút trích được hình thành qua việc tổng hợp
kết quả của các nghiên cứu trước và quá trình rút trích từ ý kiến thảo luận với các
Chuyên gia. Các khái niệm và các yếu tố rút trích đạt được sự thống nhất theo các
nhóm đối tượng được khảo sát. Nội dung các nhân tố và các yếu tố đo lường từ kết quả
nghiên cứu định tính các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI
theo chuẩn mực KTVN và quốc tế được thể hiện trong [phụ lục số 17].
102

Các nhân tố thu được trong nghiên cứu định tính đã được phân loại, so sánh
với các nghiên cứu trước, tuy chưa phát hiện được nhân tố mới hoàn toàn nhưng các
thang đo đối với từng nhân tố đã được phát hiện mới. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự
khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế được thể hiện qua
bảng 4.2:
Bảng 4.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC
của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
TT Ký hiệu Tên nhân tố Tính chất nhân tố
1 KT Kinh tế Kế thừa
2 HTPL Hệ thống pháp lý Kế thừa
3 HTCT Hệ thống chính trị Kế thừa
4 VH Văn hóa Kế thừa
5 KTNV Kỹ thuật nghiệp vụ Kế thừa
6 ĐKTC Điều kiện tổ chức thực hiện Kế thừa
7 GD Giáo dục, tính chuyên nghiệp Kế thừa
8 QT Chuẩn mực kế toán quốc tế Kế thừa
Nguồn: Tác giả tổng hợp
4.2.4. Đánh giá sự phù hợp kết quả nghiên cứu định tính về các nhân tố ảnh
hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
Ngoài việc lấy ý kiến các chuyên gia thông qua thảo luận bằng đề cương đã
chuẩn bị trước, để tăng thêm tính thuyết phục và đảm bảo tính khách quan của kết quả
nghiên cứu định tính, tác giả đã tổ chức lấy ý kiến bằng bảng câu hỏi về mức độ đánh
giá với các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế thông qua thang đo Likert 5 bậc với lựa chọn số 1 là không ảnh
hưởng và lựa chọn số 5 là rất ảnh hưởng. [Phụ lục số 18]. Các đối tượng khảo sát được
mở rộng ra với yêu cầu thấp hơn về trình độ và kinh nghiệm, bao gồm kế toán trưởng,
kế toán tổng hợp DN FDI, kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán các công ty kiểm toán độc
lập. Tác giả thu về và làm sạch 305 phiếu với kết quả cụ thể như sau:
Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của các chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng đến
sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế [Phụ lục số 19].
Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của đối tượng khảo sát về sự khác biệt về
BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế [Phụ lục số 20].
103

Kết quả thống kê từ khảo sát cho thấy, mức độ đánh giá về các nhân tố ảnh
hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI chuẩn mực KTVN và quốc tế với thang
đo từ mức 3 trở lên đều đạt trên 85% trở lên, cụ thể: Các ý kiến đánh giá về các nhân
tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc
tế được sắp xếp từ cao xuống thấp như sau: (1): Hệ thống chính trị, (2): Văn hóa, (3):
kinh tế, (4): điều kiện tổ chức thực hiện, (5): Giáo dục và tính chuyên nghiệp, (6): Hệ
thống pháp lý, (7): Kỹ thuật nghiệp vụ, (8): Chuẩn mực kế toán quốc tế.
Đối với tiêu chí sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN
và quốc tế, các chuyên gia được khảo sát đánh giá từ mức 3 trở lên đạt trên 90%.
4.3. Kết quả nghiên cứu định lượng
Trong phần này, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu theo những nội dung sau:
(i) Thống kê mô tả về kết quả khảo sát bằng bảng câu hỏi
(ii) Kết quả đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của
DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế;
(iii) Kết quả phân tích các nhân tố khám phá;
(iv) Sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế;
(v) Phân tích hồi quy tuyến tính.

4.3.1. Thống kê mô tả về kết quả khảo sát bằng bảng câu hỏi
Sau khi thu thập toàn bộ bảng câu hỏi, làm sạch và tiến hành nhập liệu vào phần
mềm thống kê SPSS 20.0, kết quả tác giả thu được như sau:
4.3.1.1. Mô tả về các biến khảo sát
Theo đối tượng khảo sát
Theo kết quả thống kê, trong 305 phiếu khảo sát thu về và được làm sạch có
165 phiếu khảo sát bởi đối tượng làm kế toán tại DN FDI, 140 phiếu khảo sát bởi đối
tượng kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập.
Bảng 4.3: Thống kê theo đối tượng khảo sát
Valid Cumulative
Frequency Percent
Phân loại Percent (% percent (%
(tần số) (%)
hợp lệ) lũy kế)
Valid Kế toán DN FDI 165 54,1 54,1 54,1
Kiểm toán 140 45,9 45,9 100,0
Tổng cộng 305 100,0 100,0
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả
104

Theo lĩnh vực kinh doanh của đơn vị được khảo sát
Trong 305 phiếu khảo sát thu về và làm sạch, có 22,3% thuộc lĩnh vực công
nghiệp và xây dựng; 18,0% thuộc lĩnh vực thương mại và dịch vụ (không bao gồm
dịch vụ kiểm toán); 13,8% thuộc lĩnh vực nông, lâm và thủy sản và 45,9% thuộc lĩnh
vực dịch vụ kiểm toán.
Bảng 4.4: Thống kê theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh các đơn vị được khảo sát
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent percent (%
(tần số) (%)
(% hợp lệ) lũy kế)
Valid Công nghiệp và XD 68 22,3 22,3 22,3
Thương mại, dịch vụ 55 18,0 18,0 40,3
Nông, lâm, thủy sản 42 13,8 13,8 54,1
Dịch vụ kiểm toán 140 45,9 45,9 100,0
Tổng cộng 305 100,0 100,0
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả
Theo thời gian hoạt động của các đơn vị được khảo sát
Trong 305 phiếu khảo sát thu về và làm sạch, có 5,9% thuộc các đơn vị có thời
gian hoạt động dưới 5 năm; 18,4% thuộc các đơn vị có thời gian hoạt động từ 5 đến 10
năm; 75,7% thuộc các đơn vị có thời gian hoạt động trên 10 năm.
Bảng 4.5: Thống kê theo thời gian hoạt động các đơn vị được khảo sát
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent percent (%
(tần số) (%)
(% hợp lệ) lũy kế)
Valid Dưới 5 năm 18 5,9 5,9 5,9
Từ 5 đến 10 năm 56 18,4 18,4 24,3
Trên 10 năm 231 75,7 75,7 100,0
Tổng cộng 305 100,0 100,0
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả

4.3.1.2. Thống kê mô tả với các biến trong từng nhóm nhân tố


Thống kê mô tả nhóm “Kinh tế”: Phụ lục số 21
Phụ lục số 21 cho thấy mức độ mà người được hỏi đồng ý với bảng câu hỏi đưa
ra về nhóm nhân tố “Kinh tế” ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo
chuẩn mực KTVN và quốc tế. Theo kết quả khảo sát, đa số người hỏi đồng ý rằng
nhân tố A5 “Chính sách kinh tế của Việt Nam có sự khác biệt với các nước khác” là
105

một trong những nhân tố được đánh giá cao nhất ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC
của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế, tương ứng với giá trị trung bình là
3,75 và độ lệch chuẩn là 0,711. Tuy nhiên, những người này còn đang phân vân đối
với nhân tố A7 “lạm phát tại Việt Nam khá cao” với giá trị trung bình là 3,59 và độ
lệch chuẩn là 0,842. Kết quả khảo sát các nhân tố còn lại như sau:
+ A1 “Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập với kinh tế thế giới” tương
ứng với giá trị trung bình là 3,66 và độ lệch chuẩn là 0,761.
+ A2 “Khu vực kinh tế Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế”
tương ứng với giá trị trung bình là 3,66 và độ lệch chuẩn là 0,739.
+ A3 “Thị trường vốn nước ta còn non trẻ, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư
nước ngoài” tương ứng với giá trị trung bình là 3,65 và độ lệch chuẩn là 0,764.
+ A4 “Nhà đầu tư Việt Nam khi ra quyết định ít dựa trên việc phân tích BCTC”
tương ứng với giá trị trung bình là 3,68 và độ lệch chuẩn là 0,758.
+ A6 “DN FDI tại Việt Nam với nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau”
tương ứng với giá trị trung bình là 3,64 và độ lệch chuẩn là 0,766.
+ A8 “Tác động của quá trình toàn cầu hóa” tương ứng với giá trị trung bình là
3,72 và độ lệch chuẩn là 0,755.
+ A9 “Sự tác động từ quỹ tiền tệ thế giới, ngân hàng thế giới, tổ chức thương
mại thế giới và các công ty đa quốc gia tại Việt Nam” tương ứng với giá trị trung bình
là 3,75 và độ lệch chuẩn là 0,731.
+ A10 “Vốn hóa thị trường còn thấp so với các nước trong khu vực” tương ứng
với giá trị trung bình là 3,72 và độ lệch chuẩn là 0,715.
Thống kê mô tả nhóm “chuẩn mức kế toán quốc tế”: Phụ lục số 22
Phụ lục số 22 cho thấy mức độ mà các đối tượng được khảo sát đồng ý với bảng
câu hỏi đưa ra về nhóm nhân tố “Chuẩn mực kế toán quốc tế” ảnh hưởng đến sự khác biệt
về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. Kết quả khảo sát cho thấy có
hai nhân tố mà đối tượng được khảo sát phân vân đó là: (1) Nhân tố B1 “IAS/IFRS cần
điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, chính trị tại Việt Nam” với giá trị trung
bình là 3,24, độ lệch chuẩn là 0,887. (2) Nhân tố B3 “IFRS không chỉ quy định về việc
lập BCTC mà còn tạo nhiều ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của DN” với giá trị trung
bình là 3,29 và độ lệch chuẩn là 0,793. Kết quả khảo sát các nhân tố còn lại như sau:
+ B2 “Chuẩn mực KTVN được xây dựng dựa trên cơ sở các quy định của
chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng chưa được cập nhật thường xuyên” tương ứng với
giá trị trung bình là 3,4 và độ lệch chuẩn là 0,741.
+ B4 “IFRS mang lại lợi ích cho chủ đầu tư, các tổ chức đầu tư cũng như công
ty tuân thủ IFRS” tương ứng với giá trị trung bình là 3,36 và độ lệch chuẩn là 0,779.
106

+ B5 “Các điều kiện để vận dụng IAS/IFRS còn nhiều bất cập” tương ứng với
giá trị trung bình là 3,33 và độ lệch chuẩn là 0,765.
+ B6 “IAS/IFRS vẫn đang trong lộ trình thay đổi cho phù hợp” tương ứng với
giá trị trung bình là 3,34 và độ lệch chuẩn là 0,685.
Thống kê mô tả nhóm “Hệ thống pháp lý”: Phụ lục số 23
Phụ lục số 23 cho thấy mức độ mà các đối tượng được khảo sát đồng ý với bảng
câu hỏi đưa ra về nhóm nhân tố “Hệ thống pháp lý” ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC
của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. Kết quả khảo sát cho thấy nhân tố C8
“DN phải tự nghiên cứu để thực hiện, sai sót DN phải gánh chịu” tương ứng với giá trị
trung bình là 4,11, độ lệch chuẩn 0,703 là một trong những nhân tố được đánh giá cao
nhất ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc
tế. Còn lại các nhân tố có mức độ ảnh hưởng khá đồng đều nhau, cụ thể:
+ C1 “Việc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư theo chuẩn mực KTVN còn
nhiều hạn chế” với giá trị trung bình 3,98, độ lệch chuẩn 0,666.
+ C2 “Kế toán ở các DN quan tâm nhiều đến các vấn đề về thuế” với giá trị
trung bình 4,05, độ lệch chuẩn 0,694.
+ C3 “Chuẩn mực KTVN ít cần đến xét đoán nghề nghiệp của kế toán viên” với
giá trị trung bình 3,98, độ lệch chuẩn 0,767.
+ C4 “Thiếu cơ sở pháp lý cho hoạt động kế toán DN” với giá trị trung bình
4,02, độ lệch chuẩn 0,782.
+ C5 “Các quy định hiện tại về lĩnh vực kế toán DN thiếu sự nhất quán” với giá
trị trung bình 4,00, độ lệch chuẩn 0,695.
+ C6 “Các quy định hiện tại về lĩnh vực kế toán DN không rõ ràng, còn chung
chung” với giá trị trung bình 4,01, độ lệch chuẩn 0,725.
+ C7 “Hướng dẫn, hỗ trợ DN rất ít” với giá trị trung bình 3,99, độ lệch chuẩn 0,725.
+ C9 “DN FDI chịu sự chi phối bởi hệ thống pháp luật Việt Nam về kế toán”
với giá trị trung bình 3,98, độ lệch chuẩn 0,765.
+ C10 “Pháp luật thuế có ảnh hưởng đáng kể” với giá trị trung bình 4,07, độ
lệch chuẩn 0,68.
Thống kê mô tả nhóm “Kỹ thuật nghiệp vụ”: Phụ lục số 24
Phụ lục số 24 cho thấy mức độ mà các đối tượng được khảo sát đồng ý với bảng
câu hỏi đưa ra về nhóm nhân tố “Kỹ thuật nghiệp vụ” ảnh hưởng đến sự khác biệt về
BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. Kết quả khảo sát cho thấy hai
nhân tố: (1) D3 “Kế toán có thói quen làm kế toán dựa vào những hướng dẫn cụ thể
bao gồm cả định khoản kế toán được quy định trong chế độ kế toán” tương ứng với giá
trị trung bình là 3,72, độ lệch chuẩn 0,931; (2) D1 “Có quá nhiều văn bản về chuẩn
107

mực KTVN (luật kế toán, chế độ kế toán, VAS…) nhưng chưa đồng nhất, gây khó
khăn cho việc vận dụng lập và trình bày BCTC” tương ứng với giá trị trung bình là
3,72, độ lệch chuẩn 0,955; là hai trong những nhân tố được đánh giá cao nhất ảnh
hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế.
Nhân tố D7 “Lộ trình cải cách tài chính tại Việt Nam còn chậm, chưa đáp ứng được
yêu cầu hội nhập” tương ứng với giá trì trung bình 3,42; độ lệch chuẩn 0,839 là nhân
tố mà đối tượng khảo sát tỏ ra phân vân. Còn lại các nhân tố có mức độ ảnh hưởng khá
đồng đều nhau, cụ thể như sau:
+ D2 “Chuẩn mực KTVN quy định biểu mẫu cụ thể về BCTC” có giá trị trung
bình 3,51 và độ lêch chuẩn 0,893.
+ D4 “Hệ thống tài khoản kế toán DN hiện nay còn nhiều bất cập” có giá trị
trung bình 3,53 và độ lêch chuẩn 0,885.
+ D5 “Hệ thống chứng từ sử dụng của các DN chưa thống nhất về chỉ tiêu, nội
dung và còn bất cập” có giá trị trung bình 3,50 và độ lêch chuẩn 0,859.
+ D6: “Quy trình soạn thảo, thẩm định và ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật về kế toán, các VAS mới chưa thực hiện kịp thời” có giá trị trung bình 3,51 và độ
lêch chuẩn 0,95.
+ D8 “Các quy định về quản lý tài chính hiện nay chưa phù hợp với yêu cầu đổi
mới” có giá trị trung bình 3,55 và độ lêch chuẩn 0,869.
+ D9 “VAS chỉ cho phép ghi nhận tài sản theo giá gốc” có giá trị trung bình
3,71 và độ lêch chuẩn 0,860.
Thống kê mô tả nhóm “Hệ thống chính trị”: Phụ lục số 25
Phụ lục số 25 cho thấy mức độ mà các đối tượng được khảo sát đồng ý với bảng
câu hỏi đưa ra về nhóm nhân tố “Hệ thống chính trị” ảnh hưởng đến sự khác biệt về
BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. Kết quả khảo sát cho thấy nhân
tố: E8 “Phương pháp quản lý của cơ quan Nhà nước chưa phù hợp, chưa đi vào thực
tế, chưa “ngấm” vào người thực hiện” tương ứng với giá trị trung bình là 3,63, độ lệch
chuẩn 0,805; là một trong những nhân tố được đánh giá cao nhất ảnh hưởng đến sự
khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. Nhân tố E1
“Chính phủ can thiệp sâu vào lĩnh vực kế toán” tương ứng với giá trì trung bình 3,25;
độ lệch chuẩn 0,738 là nhân tố mà đối tượng khảo sát cho rằng có ảnh hưởng ít nhất.
Còn lại các nhân tố có mức độ ảnh hưởng, cụ thể như sau:
+ E2 “Quốc hội ban hành Luật kế toán, bộ Tài chính ban hành CMKT, chế độ
kế toán” với giá trị trung bình là 3,6 và độ lệch chuẩn là 0,724.
+ E3 “Hạn chế của hệ thống chính trị các cấp như tham nhũng, lãng phí làm cản
trở sự phát triển của kinh tế, xã hội” với giá trị trung bình là 3,3 và độ lệch chuẩn là 0,814.
108

+ E4 “Thông tin về BCTC DN FDI chưa được công khai đầy đủ và kịp thời”
với giá trị trung bình là 3,52 và độ lệch chuẩn là 0,752.
+ E5 “Các thủ tục hành chính liên quan đến kế toán đối với khối DN FDI còn
rườm rà” với giá trị trung bình là 3,52 và độ lệch chuẩn là 0,774.
+ E6 “Bộ máy quản lý các cấp cồng kềnh, chưa tinh gọn” với giá trị trung bình
là 3,6 và độ lệch chuẩn là 0,798.
+ E7 “Còn tồn tại nhiều hạn chế khác đối với cơ quan quản lý Nhà nước về kế
toán” với giá trị trung bình là 3,6 và độ lệch chuẩn là 0,777.
Thống kê mô tả nhóm “Điều kiện tổ chức thực hiện”: Phụ lục số 26
Phụ lục số 26 cho thấy mức độ mà các đối tượng được khảo sát đồng ý với bảng
câu hỏi đưa ra về nhóm nhân tố “Điều kiện tổ chức thực hiện” ảnh hưởng đến sự khác
biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. Kết quả khảo sát cho
thấy hai nhân tố: (1): F4 “Còn tồn tại mâu thuẫn giữa các cơ quan quản lý Nhà nước”
tương ứng với giá trị trung bình là 3,86, độ lệch chuẩn 0,723; (2): F5 “Kế toán thiếu
thông tin về DN FDI để tham khảo và học hỏi ” tương ứng với giá trị trung bình là
3,86, độ lệch chuẩn 0,777 là hai trong những nhân tố được đánh giá cao nhất ảnh
hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. Còn
lại các nhân tố có mức độ ảnh hưởng là tương đối như nhau, cụ thể như sau:
+ F1 “Nguồn kinh phí để triển khai sửa đổi, bổ sung VAS cũ, ban hành VAS
mới còn hạn hẹp” với giá trị trung bình 3,71; độ lệch chuẩn 0,771.
+ F2 “Chưa có sự phân định nhiệm vụ rõ ràng cho từng ban ngành có liên
quan” với giá trị trung bình 3,67; độ lệch chuẩn 0,724.
+ F3 “Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin còn bị giới hạn” với giá trị trung
bình 3,72; độ lệch chuẩn 0,720.
+ F6 “Nguồn lực có chất lượng để đáp ứng sự đổi mới còn hạn chế và chưa sẵn
sàng” với giá trị trung bình 3,77; độ lệch chuẩn 0,753.
+ F7 “Thiếu đội ngũ kế toán viên đạt tiêu chuẩn của các nước phát triển” với
giá trị trung bình 3,79; độ lệch chuẩn 0,815.
Thống kê mô tả nhóm “Giáo dục, tính chuyên nghiệp”: Phụ lục số 27
Phụ lục số 27 cho thấy mức độ mà các đối tượng được khảo sát đồng ý với bảng
câu hỏi đưa ra về nhóm nhân tố “Giáo dục, tính chuyên nghiệp” ảnh hưởng đến sự
khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. Kết quả khảo sát
cho thấy nhân tố: G6 “Đào tạo đại học kế toán ở Việt Nam hướng người học trở thành
người ghi sổ kế toán hơn là trở thành kế toán viên thực thụ” tương ứng với giá trị trung
bình là 3,96, độ lệch chuẩn 0,796; là một trong những nhân tố được đánh giá cao hơn
các nhân tố còn lại đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và
109

quốc tế. Tiếp đến là nhân tố G4 “Các chương trình đào tạo về kế toán nhằm theo kịp
IAS/IFRS chưa được chú trọng, đổi mới” tương ứng với giá trị trung bình là 3,9, độ
lệch chuẩn 0,673. Còn lại các nhân tố có mức độ ảnh hưởng cụ thể như sau:
+ G1 “Sự giới hạn về khả năng của một bộ phận người làm kế toán tại DN FDI
nên chưa bắt kịp với yêu cầu đổi mới” giá trị trung bình là 3,75, độ lệch chuẩn 0,728.
+ G2 “Nhiều người làm kế toán tại DN FDI mang nặng tư tưởng bảo thủ, ngại
đổi mới” giá trị trung bình là 3,61, độ lệch chuẩn 0,736.
+ G3 “Sự hạn chế về trình độ học vấn và hiểu biết của kế toán” giá trị trung
bình là 3,77, độ lệch chuẩn 0,727.
+ G5 “Kế toán còn thiếu kinh nghiệm làm việc và năng lực chuyên môn” giá trị
trung bình là 3,81, độ lệch chuẩn 0,719
+ G7 “Thời gian gắn bó lâu dài với công việc kế toán tại DN FDI thường ngắn”
giá trị trung bình là 3,7, độ lệch chuẩn 0,751.
Thống kê mô tả nhóm nhân tố “Văn hóa”: Phụ lục số 28
Phụ lục số 28 cho thấy mức độ mà các đối tượng được khảo sát đồng ý với bảng
câu hỏi đưa ra về nhóm nhân tố “Văn hóa” ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của
DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. Kết quả khảo sát cho thấy nhân tố: J6
“văn hóa DN của các doanh nghiệp khá đa dạng” tương ứng với giá trị trung bình là
3,8, độ lệch chuẩn 0,878; là một trong những nhân tố được đánh giá cao ảnh hưởng
mạnh hơn các nhân tố còn lại đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế. Trong khi đó nhân tố J2 “Sự khác biệt về ngôn ngữ của Việt Nam
với các nước” tương ứng với giá trị trung bình là 3,57, độ lệch chuẩn 0,812 được đánh
giá là một trong những nhân tố có ảnh hưởng ít nhất. Còn lại các nhân tố có mức độ
ảnh hưởng cụ thể như sau:
+ J1: “Vai trò của tổ chức hội nghề nghiệp còn nhiều hạn chế” có giá trị trung
bình là 3,62, độ lệch chuẩn 0,734.
+ J3: “Chưa đủ kỹ năng về tiếng Anh” giá trị trung bình là 3,78, độ lệch chuẩn
0,848.
J4: “Quan điểm không thích minh bạch, công khai, chia sẻ thông tin” giá trị
trung bình là 3,75, độ lệch chuẩn 0,456.
+ J5: “Thiếu trách nhiệm với công việc, tìm cách né tránh” giá trị trung bình là
3,63, độ lệch chuẩn 0,805.
4.3.2. Kết quả đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của
DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
Trong mục này, tác giả thực hiện (i) đánh giá độ tin cậy thang đo và dữ liệu
khảo sát, (ii) phân tích Cronbach’s Alpha.
4.3.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo và dữ liệu khảo sát
110

Biến phụ thuộc “Sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế”:
Kết quả đánh giá thang đo sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế [Phụ lục số 29]
Thành phần nhân tố “Sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế” có 13 nhóm biến quan sát, có 3 nhóm biến quan sát trong đó mỗi
nhóm có một biến thành phần còn lại 10 nhóm trong đó mỗi nhóm có 3 biến thành
phần. Với các nhóm biến chỉ có 1 biến thành phần thì không thể kiểm tra độ tin cậy
bằng hệ số Cronbach’s Alpha được [Phụ lục số 30]. Còn lại các nhóm biến quan sát,
biến thành phần đều có hệ số tương quan biến lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha
lớn hơn 0,6. Như vậy, tất cả các nhóm biến quan sát, biến thành phần đều đạt độ tin
cậy và có ý nghĩa (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Thành phần nhân tố “Kinh tế”
Thành phần nhân tố “kinh tế” có 10 biến quan sát, Cronbach’s Alpha tổng
nhóm là 0,907. Các biến quan sát đều có hệ số tương quan lớn hơn 0,3 và có hệ số
Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6. Do đó, tất cả các biến đều có độ tin cậy và có ý nghĩa
(chi tiết tại Phụ lục số 31).
Thành phần nhân tố “Chuẩn mực kế toán quốc tế”
Thành phần nhân tố “Chuẩn mực kế toán quốc tế” có 06 biến quan sát,
Cronbach’s Alpha tổng nhóm là 0,838. Các biến quan sát đều có hệ số tương quan lớn
hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6. Do đó, tất cả các biến đều có độ tin
cậy và có ý nghĩa (chi tiết tại Phụ lục số 32).
Thành phần nhân tố “Hệ thống pháp lý”
Thành phần nhân tố “Hệ thống pháp lý” có 10 biến quan sát, Cronbach’s Alpha
tổng nhóm là 0,892. Các biến quan sát đều có hệ số tương quan lớn hơn 0,3 và có hệ
số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6. Do đó, tất cả các biến đều có độ tin cậy và có ý
nghĩa (chi tiết tại Phụ lục số 33).
Thành phần nhân tố “Kỹ thuật nghiệp vụ”
Thành phần nhân tố “Kỹ thuật nghiệp vụ” có 09 biến quan sát, Cronbach’s
Alpha tổng nhóm là 0,925. Các biến quan sát đều có hệ số tương quan lớn hơn 0,3 và
có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6. Do đó, tất cả các biến đều có độ tin cậy và có
ý nghĩa (chi tiết tại Phụ lục số 34).
Thành phần nhân tố “Hệ thống chính trị”
Thành phần nhân tố “Hệ thống chính trị” có 08 biến quan sát, Cronbach’s
Alpha tổng nhóm là 0,904. Các biến quan sát đều có hệ số tương quan lớn hơn 0,3 và
có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6. Do đó, tất cả các biến đều có độ tin cậy và có
ý nghĩa (chi tiết tại Phụ lục số 35).
111

Thành phần nhân tố “Điều kiện tổ chức thực hiện”


Thành phần nhân tố “Điều kiện tổ chức thực hiện” có 07 biến quan sát,
Cronbach’s Alpha tổng nhóm là 0,919. Các biến quan sát đều có hệ số tương quan lớn
hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6. Do đó, tất cả các biến đều có độ tin
cậy và có ý nghĩa (chi tiết tại Phụ lục số 36).
Thành phần nhân tố “Giáo dục, tính chuyên nghiệp”
Thành phần nhân tố “Giáo dục tính chuyên nghiệp” có 07 biến quan sát,
Cronbach’s Alpha tổng nhóm là 0,890. Các biến quan sát đều có hệ số tương quan lớn
hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6. Do đó, tất cả các biến đều có độ tin
cậy và có ý nghĩa (chi tiết tại Phụ lục số 37).
Thành phần nhân tố “Văn hóa”
Thành phần nhân tố “Văn hóa” có 06 biến quan sát, Cronbach’s Alpha tổng
nhóm là 0,904. Các biến quan sát đều có hệ số tương quan lớn hơn 0,3 và có hệ số
Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6. Do đó, tất cả các biến đều có độ tin cậy và có ý nghĩa
(chi tiết tại Phụ lục số 38).
4.3.2.2. Kết luận phân tích Cronbach’s Alpha
Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo và dữ liệu khảo sát cho thấy, các nhân tố
đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 và các biến quan sát đều có hệ số tương
quan lơn hơn 0,3. Do đó, tất cả các nhân tố với các biến đều có độ tin cậy và có ý
nghĩa (chi tiết tại Phụ lục số 39].
4.3.3. Kết quả phân tích các nhân tố khám phá
Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha, 63 biến thành phần thuộc 8 nhân tố được
đưa vào để phân tích nhân tố. Phân tích nhân tố nhằm nhóm gọn các biến quan sát ban
đầu thành những nhân tố mới có ý nghĩa, đồng thời phát hiện cấu trúc tiềm ẩn giữa các
khái niệm nghiên cứu (nhân tố ban đầu) theo dữ liệu thực tế nhằm hình thành những
nhân tố mới có ý nghĩa sát với thực tế nghiên cứu.
Phân tích tính thích hợp của EFA
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định KMO, Bartlett’s Test KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,910
Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 16.718,545
Sphericity Df 1.953
Sig. 0,000
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả
Hệ số KMO = 0,910, thỏa mãn điều kiện: 0,5 < KMO < 1, phân tích nhân tố
khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế.
112

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy: Giá trị của kiểm định 0,910
Approx. Chi-Square: Giá trị kiểm định Chi-Square
Df: Số bậc tự do
Sig: Mức ý nghĩa của kiểm định KMO
Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện
Kiểm định Barlett có Sig.=0,000 <= 0,05, nghĩa là nhân tố đại diện và các biến
quan sát có tương quan tuyến tính với nhau, chứng tỏ các biến trong tổng thể có mối
liên quan với nhau.
Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố
Cột Cumulative (Phụ lục số 40) cho biết trị số phương sai trích là 68,580%, điều
này có nghĩa là các biến quan sát giải thích được 68,580% sự thay đổi của các nhân tố.
Chứng tỏ dữ liệu nghiên cứu phân tích khám phá nhân tố là phù hợp. Phụ lục số 40,
dòng 8, cho thấy có 8 nhân tố có giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 (xem Phụ lục số 40).
Kết quả của mô hình EFA
Sử dụng phương pháp xoay nguyên góc (Varimax) các nhân tố. Kết quả các lần
xoay nhân tố được thể hiện ở [Phụ lục số 41]: Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế theo
mức độ giảm dần.
Ma trận nhân tố xoay
Kết quả từ phụ lục số 42 cho thấy, hệ số nhân tố tải ≥ 0,5, chứng tỏ tất cả các
biến thành phần của các nhân tố đều có xu hướng hội tụ (Hair & cộng sự, 2010).
Như vậy, qua các phân tích chất lượng thang đo và các phân tích của mô hình EFA,
nhận diện có 8 thang đo đại diện cho các nhân tố tác động đến sự khác biệt về BCTC
của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế; và 1 thang đo đại diện cho sự khác
biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế với 15 biến đặc trưng.
Dựa vào nội dung các biến, các nhân tố vẫn được giữ nguyên như ban đầu.
4.3.4. Sự khác biệt về BCTC của doanh nghiệp FDI theo chuẩn mực kế toán
Việt Nam và quốc tế
Liên quan đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế, như đã trình bày trong phần cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu, tác giả
trình bày chi tiết hai sự khác biệt đó là: (i) khác biệt về trình bày BCTC và (ii) khác
biệt về các khoản mục trên BCTC. Cũng trong phần này, tác giả trình bày (iii) sự khác
biệt về BCTC theo ngành kinh tế; (iv) sự khác biệt về BCTC theo Big 4 và Non Big 4
auditors tại Việt Nam.
113

4.3.4.1. Khác biệt về trình bày BCTC


Sự khác biệt về trình bày BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
được nghiên cứu này tiến hành khảo sát, phân tích bằng kết quả thống kê mô tả và
kiểm định T-test. Nghiên cứu thực hiện kiểm định Independent Samples Test với các
biến có hai giá trị, nhằm thực hiện kiểm định sự khác biệt trung bình trên SPSS với hai
nhóm đối tượng khảo sát là kế toán tại DN FDI và kiểm toán viên tại công ty kiểm
toán độc lập. Ý nghĩa của kiểm định sự khác biệt trung bình là xác định xem có sự
khác biệt trung bình biến định lượng đối với các giá trị khác nhau của một biến định
tính hay không. Trường hợp này là có sự khác nhau về đánh giá sự khác biệt về BCTC
của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế giữa kế toán tại DN FDI với kiểm toán
viên tại các công ty kiểm toán độc lập hay không.
Kết quả thống kê mô tả và phân tích phương sai về sự khác biệt về trình
bày BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế [Phụ lục số 43]
Kết quả kiểm định về sự khác biệt về trình bày BCTC của DN FDI theo
chuẩn mực KTVN và quốc tế [Phụ lục số 44]
Kết quả từ Phụ lục số 43 và Phụ lục số 44 cho biết các đối tượng khảo sát đều
đánh giá có sự khác biệt đáng kể về trình bày BCTC của DN FDI theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế, cụ thể như sau:
Những khái niệm làm cơ sở cho việc lập và trình bày BCTC cho đối tượng
sử dụng bên ngoài
+ “Các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản”: Điểm bình quân theo thang đo Likert
của K1 là 3,13; của K2 là 4,06. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định
về sự khác nhau của phương sai “Các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản:” giữa K1 và K2 <
0,05, phản ánh có sự khác nhau về phương sai của hai mẫu K1 và K2. Kết quả kiểm
định T-test về sự khác nhau trong đánh giá bình quân “nội dung ghi nhận” giữa K1 và
K2 < 0,05, phản ánh có sự khác nhau và có ý nghĩa thống kê.
+ “Các yếu tố của BCTC”: Điểm bình quân theo thang đo Likert của K1 là
3,03; của K2 là 4,39. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định về sự
khác nhau của phương sai “nội dung đánh giá” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự
khác nhau về phương sai của hai mẫu K1 và K2. Kết quả kiểm định T-test về sự khác
nhau trong đánh giá bình quân “các yếu tố của BCTC” giữa K1 và K2 < 0,05, phản
ánh có sự khác nhau và có ý nghĩa thống kê.
+ “Ghi nhận các yếu tố của BCTC”: Điểm bình quân theo thang đo Likert của
K1 là 3,16; của K2 là 4,01. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định về
sự khác nhau của phương sai “Ghi nhận các yếu tố của BCTC” giữa K1 và K2 < 0,05,
phản ánh có sự khác nhau về phương sai của hai mẫu K1 và K2. Kết quả kiểm định T-
114

test về sự khác nhau trong đánh giá bình quân “trình bày, công bố” giữa K1 và K2 <
0,05, phản ánh có sự khác nhau và có ý nghĩa thống kê.
Trình bày BCTC
+ Trình bày, công bố: Điểm bình quân theo thang đo Likert của K1 là 3,07; của
K2 là 4,06. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định về sự khác nhau
của phương sai “Trình bày, công bố” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự khác nhau
về phương sai của hai mẫu K1 và K2. Kết quả kiểm định T-test về sự khác nhau trong
đánh giá bình quân “trình bày, công bố” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự khác
nhau và có ý nghĩa thống kê.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Trình bày, công bố: Điểm bình quân theo thang đo Likert của K1 là 2,92; của
K2 là 3,89. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định về sự khác nhau
của phương sai “Trình bày, công bố” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự khác nhau
về phương sai của hai mẫu K1 và K2. Kết quả kiểm định T-test về sự khác nhau trong
đánh giá bình quân “trình bày, công bố” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự khác
nhau và có ý nghĩa thống kê.
BCTC giữa niên độ
+ Trình bày, công bố: Điểm bình quân theo thang đo Likert của K1 là 2,89; của
K2 là 3,86. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định về sự khác nhau
của phương sai “Trình bày, công bố” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự khác nhau
về phương sai của hai mẫu K1 và K2. Kết quả kiểm định T-test về sự khác nhau trong
đánh giá bình quân “trình bày, công bố” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự khác
nhau và có ý nghĩa thống kê.
Lãi trên cổ phiếu
+ “Nội dung ghi nhận”: Điểm bình quân theo thang đo Likert của K1 là 2,72;
của K2 là 4,03. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định về sự khác
nhau của phương sai “nội dung ghi nhận” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự khác
nhau về phương sai của hai mẫu K1 và K2. Kết quả kiểm định T-test về sự khác nhau
trong đánh giá bình quân “nội dung ghi nhận” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự
khác nhau và có ý nghĩa thống kê.
+ “Nội dung đánh giá”: Điểm bình quân theo thang đo Likert của K1 là 2,9; của
K2 là 4,1. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định về sự khác nhau của
phương sai “nội dung đánh giá” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự khác nhau về
phương sai của hai mẫu K1 và K2. Kết quả kiểm định T-test về sự khác nhau trong
đánh giá bình quân “nội dung đánh giá” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự khác
nhau và có ý nghĩa thống kê.
115

+ Trình bày, công bố: Điểm bình quân theo thang đo Likert của K1 là 2,78; của
K2 là 4,1. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định về sự khác nhau của
phương sai “Trình bày, công bố” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự khác nhau về
phương sai của hai mẫu K1 và K2. Kết quả kiểm định T-test về sự khác nhau trong
đánh giá bình quân “trình bày, công bố” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự khác
nhau và có ý nghĩa thống kê.
4.3.4.2. Khác biệt về các khoản mục trên BCTC
Sự khác biệt về khoản mục trên BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế được nghiên cứu này tiến hành khảo sát, phân tích và đo lường bằng kết quả
thống kê mô tả, so sánh về đánh giá sự khác biệt giữa hai nhóm đối tượng khảo sát
bằng kiểm định Independent T-test trong SPSS20.
Kết quả thống kê mô tả và phân tích phương sai về sự khác biệt về khoản
mục trên BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế [Phụ lục số 45].
Kết quả kiểm định về sự khác biệt về khoản mục trên BCTC của DN FDI
theo chuẩn mực KTVN và quốc tế [Phụ lục số 46]
Kết quả từ Phụ lục số 45 và Phụ lục số 46 cho biết các đối tượng khảo sát đều
đánh giá có sự khác biệt đáng kể về khoản mục trên BCTC của DN FDI theo chuẩn
mực KTVN và quốc tế, cụ thể như sau:
Hàng tồn kho
+ “Nội dung ghi nhận”: Điểm bình quân theo thang đo Likert của K1 là 2,43;
của K2 là 3,8. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định về sự khác nhau
của phương sai “nội dung ghi nhận” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự khác nhau
về phương sai của hai mẫu K1 và K2. Kết quả kiểm định T-test về sự khác nhau trong
đánh giá bình quân “nội dung ghi nhận” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự khác
nhau và có ý nghĩa thống kê.
+ “Nội dung đánh giá”: Điểm bình quân theo thang đo Likert của K1 là 2,58;
của K2 là 4,09. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định về sự khác
nhau của phương sai “nội dung đánh giá” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự khác
nhau về phương sai của hai mẫu K1 và K2. Kết quả kiểm định T-test về sự khác nhau
trong đánh giá bình quân “nội dung đánh giá” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự
khác nhau và có ý nghĩa thống kê.
+ Trình bày, công bố: Điểm bình quân theo thang đo Likert của K1 là 2,73; của
K2 là 4,01. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định về sự khác nhau
của phương sai “Trình bày, công bố” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự khác nhau
về phương sai của hai mẫu K1 và K2. Kết quả kiểm định T-test về sự khác nhau trong
116

đánh giá bình quân “trình bày, công bố” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự khác
nhau và có ý nghĩa thống kê.
Thuế TNDN
+ “Nội dung ghi nhận”: Điểm bình quân theo thang đo Likert của K1 là 2,73;
của K2 là 3,39. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định về sự khác
nhau của phương sai “nội dung ghi nhận” giữa K1 và K2 > 0,05, phản ánh không có sự
khác nhau về phương sai của hai mẫu K1 và K2. Kết quả kiểm định T-test về sự khác
nhau trong đánh giá bình quân “nội dung ghi nhận” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có
sự khác nhau và có ý nghĩa thống kê.
+ “Nội dung đánh giá”: Điểm bình quân theo thang đo Likert của K1 là 2,75;
của K2 là 3,33. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định về sự khác
nhau của phương sai “nội dung đánh giá” giữa K1 và K2 > 0,05, phản ánh không có sự
khác nhau về phương sai của hai mẫu K1 và K2. Kết quả kiểm định T-test về sự khác
nhau trong đánh giá bình quân “nội dung đánh giá” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có
sự khác nhau và có ý nghĩa thống kê.
+ Trình bày, công bố: Điểm bình quân theo thang đo Likert của K1 là 2,67; của
K2 là 3,35. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định về sự khác nhau
của phương sai “Trình bày, công bố” giữa K1 và K2 > 0,05, phản ánh không có sự
khác nhau về phương sai của hai mẫu K1 và K2. Kết quả kiểm định T-test về sự khác
nhau trong đánh giá bình quân “trình bày, công bố” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh
có sự khác nhau và có ý nghĩa thống kê.
Tài sản cố định hữu hình
+ “Nội dung ghi nhận”: Điểm bình quân theo thang đo Likert của K1 là 2,21;
của K2 là 3,05. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định về sự khác
nhau của phương sai “nội dung ghi nhận” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự khác
nhau về phương sai của hai mẫu K1 và K2. Kết quả kiểm định T-test về sự khác nhau
trong đánh giá bình quân “nội dung ghi nhận” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự
khác nhau và có ý nghĩa thống kê.
+ “Nội dung đánh giá”: Điểm bình quân theo thang đo Likert của K1 là 2,21;
của K2 là 3,05. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định về sự khác
nhau của phương sai “nội dung đánh giá” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự khác
nhau về phương sai của hai mẫu K1 và K2. Kết quả kiểm định T-test về sự khác nhau
trong đánh giá bình quân “nội dung đánh giá” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự
khác nhau và có ý nghĩa thống kê.
117

+ Trình bày, công bố: Điểm bình quân theo thang đo Likert của K1 là 2,29; của
K2 là 2,94. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định về sự khác nhau
của phương sai “Trình bày, công bố” giữa K1 và K2 > 0,05, phản ánh không có sự
khác nhau về phương sai của hai mẫu K1 và K2. Kết quả kiểm định T-test về sự khác
nhau trong đánh giá bình quân “trình bày, công bố” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh
có sự khác nhau và có ý nghĩa thống kê.
Tài sản cố định vô hình
+ “Nội dung ghi nhận”: Điểm bình quân theo thang đo Likert của K1 là 2,62;
của K2 là 3,38. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định về sự khác
nhau của phương sai “nội dung ghi nhận” giữa K1 và K2 > 0,05, phản ánh không có sự
khác nhau về phương sai của hai mẫu K1 và K2. Kết quả kiểm định T-test về sự khác
nhau trong đánh giá bình quân “nội dung ghi nhận” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có
sự khác nhau và có ý nghĩa thống kê.
+ “Nội dung đánh giá”: Điểm bình quân theo thang đo Likert của K1 là 2,69;
của K2 là 3,48. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định về sự khác
nhau của phương sai “nội dung đánh giá” giữa K1 và K2 > 0,05, phản ánh không có sự
khác nhau về phương sai của hai mẫu K1 và K2. Kết quả kiểm định T-test về sự khác
nhau trong đánh giá bình quân “nội dung đánh giá” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có
sự khác nhau và có ý nghĩa thống kê.
+ Trình bày, công bố: Điểm bình quân theo thang đo Likert của K1 là 2,62; của
K2 là 3,42. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định về sự khác nhau
của phương sai “Trình bày, công bố” giữa K1 và K2 > 0,05, phản ánh không có sự
khác nhau về phương sai của hai mẫu K1 và K2. Kết quả kiểm định T-test về sự khác
nhau trong đánh giá bình quân “trình bày, công bố” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh
có sự khác nhau và có ý nghĩa thống kê.
Thuê tài sản
+ “Nội dung ghi nhận”: Điểm bình quân theo thang đo Likert của K1 là 2,73;
của K2 là 3,65. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định về sự khác
nhau của phương sai “nội dung ghi nhận” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự khác
nhau về phương sai của hai mẫu K1 và K2. Kết quả kiểm định T-test về sự khác nhau
trong đánh giá bình quân “nội dung ghi nhận” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự
khác nhau và có ý nghĩa thống kê.
+ “Nội dung đánh giá”: Điểm bình quân theo thang đo Likert của K1 là 2,97;
của K2 là 4,09. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định về sự khác
nhau của phương sai “nội dung đánh giá” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự khác
nhau về phương sai của hai mẫu K1 và K2. Kết quả kiểm định T-test về sự khác nhau
118

trong đánh giá bình quân “nội dung đánh giá” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự
khác nhau và có ý nghĩa thống kê.
+ Trình bày, công bố: Điểm bình quân theo thang đo Likert của K1 là 3,02; của
K2 là 4,06. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định về sự khác nhau
của phương sai “Trình bày, công bố” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự khác nhau
về phương sai của hai mẫu K1 và K2. Kết quả kiểm định T-test về sự khác nhau trong
đánh giá bình quân “trình bày, công bố” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự khác
nhau và có ý nghĩa thống kê.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
+ “Nội dung ghi nhận”: Điểm bình quân theo thang đo Likert của K1 là 2,43;
của K2 là 3,06. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định về sự khác
nhau của phương sai “nội dung ghi nhận” giữa K1 và K2 > 0,05, phản ánh không có sự
khác nhau về phương sai của hai mẫu K1 và K2. Kết quả kiểm định T-test về sự khác
nhau trong đánh giá bình quân “nội dung ghi nhận” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có
sự khác nhau và có ý nghĩa thống kê.
+ “Nội dung đánh giá”: Điểm bình quân theo thang đo Likert của K1 là 2,59;
của K2 là 2,91. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định về sự khác
nhau của phương sai “nội dung đánh giá” giữa K1 và K2 > 0,05, phản ánh không có sự
khác nhau về phương sai của hai mẫu K1 và K2. Kết quả kiểm định T-test về sự khác
nhau trong đánh giá bình quân “nội dung đánh giá” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có
sự khác nhau và có ý nghĩa thống kê.
+ Trình bày, công bố: Điểm bình quân theo thang đo Likert của K1 là 2,55; của
K2 là 2,99. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định về sự khác nhau
của phương sai “Trình bày, công bố” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự khác nhau
về phương sai của hai mẫu K1 và K2. Kết quả kiểm định T-test về sự khác nhau trong
đánh giá bình quân “trình bày, công bố” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự khác
nhau và có ý nghĩa thống kê.
Chi phí đi vay
+ “Nội dung ghi nhận”: Điểm bình quân theo thang đo Likert của K1 là 2,44;
của K2 là 3,08. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định về sự khác
nhau của phương sai “nội dung ghi nhận” giữa K1 và K2 > 0,05, phản ánh không có sự
khác nhau về phương sai của hai mẫu K1 và K2. Kết quả kiểm định T-test về sự khác
nhau trong đánh giá bình quân “nội dung ghi nhận” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có
sự khác nhau và có ý nghĩa thống kê.
+ “Nội dung đánh giá”: Điểm bình quân theo thang đo Likert của K1 là 2,56;
của K2 là 2,92. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định về sự khác
119

nhau của phương sai “nội dung đánh giá” giữa K1 và K2 > 0,05, phản ánh không có sự
khác nhau về phương sai của hai mẫu K1 và K2. Kết quả kiểm định T-test về sự khác
nhau trong đánh giá bình quân “nội dung đánh giá” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có
sự khác nhau và có ý nghĩa thống kê.
+ Trình bày, công bố: Điểm bình quân theo thang đo Likert của K1 là 2,83; của
K2 là 4,05. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định về sự khác nhau
của phương sai “Trình bày, công bố” giữa K1 và K2 > 0,05, phản ánh không có sự
khác nhau về phương sai của hai mẫu K1 và K2. Kết quả kiểm định T-test về sự khác
nhau trong đánh giá bình quân “trình bày, công bố” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh
có sự khác nhau và có ý nghĩa thống kê.
Các khoản dự phòng tài sản và nợ tiềm tàng
+ “Nội dung ghi nhận”: Điểm bình quân theo thang đo Likert của K1 là 2,83;
của K2 là 4,05. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định về sự khác
nhau của phương sai “nội dung ghi nhận” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự khác
nhau về phương sai của hai mẫu K1 và K2. Kết quả kiểm định T-test về sự khác nhau
trong đánh giá bình quân “nội dung ghi nhận” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự
khác nhau và có ý nghĩa thống kê.
+ “Nội dung đánh giá”: Điểm bình quân theo thang đo Likert của K1 là 2,92;
của K2 là 3,84. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định về sự khác
nhau của phương sai “nội dung đánh giá” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự khác
nhau về phương sai của hai mẫu K1 và K2. Kết quả kiểm định T-test về sự khác nhau
trong đánh giá bình quân “nội dung đánh giá” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự
khác nhau và có ý nghĩa thống kê.
+ Trình bày, công bố: Điểm bình quân theo thang đo Likert của K1 là 3,05; của
K2 là 3,86. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định về sự khác nhau
của phương sai “Trình bày, công bố” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự khác nhau
về phương sai của hai mẫu K1 và K2. Kết quả kiểm định T-test về sự khác nhau trong
đánh giá bình quân “trình bày, công bố” giữa K1 và K2 < 0,05, phản ánh có sự khác
nhau và có ý nghĩa thống kê.
Giải thích kết quả
Như vậy, có thể khẳng định rằng, có sự khác biệt đáng kể về BCTC của DN
FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. Điều này được giải thích cụ thể như:
(i) Tính phù hợp giữa chuẩn mực KTVN và IASs/ IFRSs là rất khiêm tốn. Trần
Văn Hợi (2016) khẳng định: Tính đồng bộ, tính phù hợp của luật kế toán 2015 với
CMKT và chế độ kế toán hiện hành chưa cao. Chế độ kế toán DN (TT200/2014/TT-
BTC) được sửa đổi, bổ sung, ban hành có hiệu lực trước khi sửa đổi Luật kế toán. Vì
120

thế, nhiều nội dung chưa được cụ thể hóa, chi tiết và đồng bộ theo Luật Kế toán 2015.
Bên cạnh đó, độ trễ của thực thi Luật kế toán dài đến 01/7/2017 có hiệu lực. Hệ thống
26 VAS ban hành từ 2001-2005, áp dụng đến nay đã lạc hậu. Đinh Thị Kim Xuyến
(2016) viết: Việc tồn tại song hành CMKT và chế độ kế toán là một trong những
nguyên nhân dẫn đến tính thực tiễn của CMKT chưa cao. CMKT tồn tại nhằm đảm
bảo tính hài hòa với IAS/IFRS, trong khi chế độ kế toán DN giúp Nhà nước kiểm soát
nền kinh tế. CMKT phản ánh sự ảnh hưởng của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế,
trong khi chế độ kế toán DN thể hiện đặc thù quốc gia. Việc tồn tại song hành như vậy
với các mục tiêu riêng biệt cũng đã phát sinh những xung khắc.
Nguyễn Công Phương (2017) cho rằng, mặc dù có nhiều thay đổi về các nội
dung của chế độ kế toán qua ba phiên bản, về cơ bản Chế độ kế toán bao gồm bốn nội
dung lớn: chứng từ, tài khoản, sổ kế toán và BCTC; việc cùng tồn tại song song
CMKT và Chế độ kế toán là một đặc thù của hệ thống chuẩn mực KTVN.
Phạm Đức Cường (2016) cho rằng, Luật kế toán còn nhiều hạn chế khi so sánh
với các yêu cầu đặt ra. Luật kế toán của Việt Nam mới đề cập đến BCTC nhưng chưa
đề cập đầy đủ về BCTC hợp nhất, mức độ đề cập thì còn sơ sài. Luật kế toán chưa quy
định những nội dung liên quan đến chuyển đổi BCTC từ công ty con hoạt động ở nước
ngoài về Việt Nam vào cuối niên độ, phục vụ cho việc hợp nhất BCTC trước khi công
khai báo cáo cho những người sử dụng. Luật kế toán chưa đề cập đầy đủ đến kế toán
các công cụ tài chính phái sinh. Luật kế toán chưa quy định các nội dung liên quan đến
kế toán môi trường, các vấn đề xã hội và phát triển bền vững. Luật kế toán mới chỉ đề
cập ở mức độ sơ sài về kế toán với điều kiện máy tính. Luật kế toán cần quy định
những nội dung liên quan đến việc kiểm soát nội bộ, kiểm soát việc phân quyền
nghiệp vụ, trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ và tài liệu kế toán điện tử. Luật kế toán
chưa có chế tài xử lý vi phạm một cách đầy đủ, chi tiết và do vậy nó sẽ thiếu tính răn
đe các trường hợp sai phạm kế toán phát sinh. Luật kế toán cần phải quy định rõ hình
phạt đối với kế toán viên, giám đốc DN theo các mức phạt một cách cụ thể để tăng
cường tính răn đe. Luật kế toán chưa quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan
liên quan trong việc ban hành và áp dụng luật vào thực tiễn. Cần có quy định cụ thể
trách nhiệm Chính phủ, Bộ Tài chính, các tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức đào tạo.
Luật kế toán thiếu tính liên thông với các luật khác như luật DN, luật Tài nguyên và
Môi trường, Luật kiểm toán, luật thuế…
(ii) Sử dụng phán xét nghề nghiệp: IAS/IFRS cho phép kế toán viên linh hoạt
trong việc phán xét nghề nghiệp (như lựa chọn các phương phương pháp ước tính …).
IFRS cho phép áp dụng các phương pháp thay thế…Trong khi đó, chuẩn mực KTVN
yêu cầu áp dụng thống nhất hệ thống tài khoản (TT200, 2014). Kế toán Việt Nam hạn
121

chế việc áp dụng những xét đoán riêng và các phương pháp kế toán, cho phép áp dụng
duy nhất một phương pháp.
Sự khác biệt này chứng tỏ chuẩn mực KTVN được đánh giá là không phù hợp,
hay chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của nền kinh tế Việt Nam hiện
nay, chưa phù hợp với IAS và IFRS. Mặc dù chuẩn mực KTVN đã có những điều
chỉnh về chế độ kế toán và luật kế toán nhưng các chuẩn mực KTVN chưa được cập
nhật, điều chỉnh. Trong khi đó, hệ thống IAS/IFRS đã được IASC và IASB nhiều lần
điều chỉnh, thay thế, cập nhật và ban hành mới. Đến thời điểm hiện nay, có 45
IAS/IFRS đang hoặc sắp có hiệu lực. Mặt khác, Việt Nam chưa ban hành các chuẩn
mực BCTC cho các DN nói chung, DN nhỏ và vừa nói riêng. Sự khác biệt lớn giữa
chuẩn mực KTVN và IASs/IFRSs là một trong những nguyên nhân lớn nhất tạo ra
những khó khăn cho các DN (Trần Quốc Thịnh, 2013). Trần Văn Hợi (2016) khẳng
định: So với quốc tế, thì chúng ta còn thiếu một số chuẩn mực như: CMKT về tìm
kiếm, thăm dò và xác định giá trị các nguồn tài nguyên khoáng sản (IFRS 06); CMKT
về khoản trợ cấp và hỗ trợ của chính phủ (IAS 20); CMKT về tổn thất tài sản (IAS
36); CMKT về nông nghiệp (IAS 41); CMKT về tài sản dài hạn nắm giữ để bán và
hoạt động kinh doanh bị chấm dứt (IFRS 5); CMKT về xác định FV (IFRS 13) và các
CMKT quốc tế về công cụ tài chính.
4.3.4.3. Sự khác biệt về BCTC theo ngành kinh tế
Nghiên cứu này thực hiện khảo sát các đối tượng là kế toán trưởng, kế toán
tổng hợp làm việc tại các DN FDI với nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Các lĩnh
vực kinh doanh tại các DN FDI tập trung ở 3 nhóm đó là: Công nghiệp và xây dựng;
Thương mại và dịch vụ; và Nông, lâm và thủy sản. Nghiên cứu sử dụng phân tích
ANOVA (ANOVA 1 chiều – One-way ANOVA) để so sánh mức độ đánh giá sự khác
biệt về BCTC của DN FDI của kế toán trưởng, kế toán tổng hợp làm việc tại 3 nhóm
DN FDI với ngành nghề kinh doanh khác nhau. Phân tích phương sai một yếu tố
(Onewway ANOVA) dùng để kiểm định giả thuyết trung bình bằng nhau của các
nhóm mẫu với khả năng sai lầm chỉ là 5%. Trong trường hợp này, đó là phân tích sự
khác biệt giữa các thuộc tính ngành nghề sản xuất kinh doanh của DN đối với nhân tố
phụ thuộc là sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế.
Đánh giá sự khác biệt về trình bày BCTC
Phân tích ANOVA về sự khác biệt về trình bày BCTC [Phụ lục số 47]
Kết quả từ phụ lục số 47 cho biết, Sig của các nội dung về trình bày BCTC đều
lớn hơn 0,05 (> 0,05); kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả
đánh giá của kế toán trưởng, kế toán tổng hợp làm việc tại 3 nhóm DN FDI với ngành
nghề kinh doanh khác nhau. Điều này được giải thích là các DN FDI đều vận dụng
122

quy định của chuẩn mực KTVN và quốc tế để lập và trình bày BCTC. Quá trình thực
hành cũng như điều kiện làm việc và kinh nghiệm xử lý của kế toán tại DN FDI là khá
giống nhau. Bên cạnh đó, mục đích lập và cung cấp thông tin từ BCTC của các DN
FDI đều khá đang dạng, cho nhiều đối tượng sử dụng.
Đánh giá sự khác biệt về các khoản mục trên BCTC
Phân tích ANOVA về sự khác biệt về các khoản mục trên BCTC [Phụ lục số 48]
Kết quả từ phụ lục số 48 cho biết, Sig các nội dung của khoản mục trên BCTC
đều lớn hơn 0,05 (> 0,05); kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết
quả đánh giá của kế toán trưởng, kế toán tổng hợp làm việc tại 3 nhóm DN FDI với
ngành nghề kinh doanh khác nhau. Nguyên nhân là do các khoản mục trên BCTC đều
được đo lường, ghi nhận và trình bày công bố theo quy định của chuẩn mực KTVN và
quốc tế. Các khoản mục trên đều phát sinh tại các DN FDI mặc dù ngành nghề kinh
doanh là khác nhau. Hơn nữa, mức độ vận dụng chuẩn mực KTVN và quốc tế của kế
toán tại các DN FDI là khá tương đồng do môi trường phát triển của kế toán, khả năng
thực hành cũng như hoàn cảnh kinh tế xã hội là tương tự nhau.
Tuy nhiên, hiện tại, trong số hơn 600.000 DN hoạt động ở Việt Nam thì chỉ có
DN có vốn đầu tư nước ngoài (nhưng không phải tất cả) và công ty niêm yết hoặc
công ty đa quốc gia đã áp dụng IFRS. Nhưng việc áp dụng thành công các chuẩn mực
BCTC theo thông lệ quốc tế luôn là một thách thức lớn đối với các DN và đặc biệt là
các DN hoạt động trong lĩnh vực dầu khí và mức độ áp dụng các IFRS ở các DN cũng
khác biệt. Ví dụ, dầu khí là một trong những ngành công nghiệp mang tính toàn cầu
nhất thế giới, đặc trưng của ngành này là đầu tư ban đầu lớn, có nhiều rủi ro và cần
đầu tư dài hạn. Vì vậy, kế toán cho ngành yêu cầu cần có các xét đoán phức tạp, đặc
biệt khi có nhiều CSKT có thể lựa chọn. Hiện tại, theo thông lệ kế toán quốc tế, có hai
phương pháp kế toán áp dụng cho giai đoạn thăm dò dầu khí (phương pháp chi phí
toàn bộ và theo tỷ lệ thành công). Các IFRS có những hướng dẫn để DN quyết định
khi nào chi phí phát sinh sẽ được ghi nhận vào kết quả kinh doanh, khi nào được ghi
nhận vốn hóa trên báo cáo tình hình tài chính…Các công ty đa quốc gia tại Việt Nam
là một trong số các DN áp dụng thành công IFRS hơn các DN còn lại… Các công ty
đa quốc gia có định hướng phát triển, hướng dẫn áp dụng IFRS nhằm đảm bảo sự
thống nhất và ổn định trong công ty (Lennox,1999). Các công ty đa quốc gia đều có
chuyên gia kế toán chuyên nghiệp là người nước ngoài nhằm xây dựng hệ thống kế
toán để áp dụng các tiêu chuẩn của IFRSs phù hợp với nhu cầu của công ty.
4.3.4.4. Sự khác biệt về BCTC theo Big 4 và Non Big 4 Auditors tại Việt Nam
Nghiên cứu này thực hiện khảo sát các đối tượng là kiểm toán viên, trợ lý kiểm
toán làm việc tại các công ty kiểm toán độc lập thuộc nhóm công ty Big 4 và Non Big
123

4. Nghiên cứu sử dụng kiểm định T-test để so sánh mức độ đánh giá sự khác biệt về
BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế giữa kiểm toán viên làm việc
tại công ty kiểm toán độc lập Big 4 với kiểm toán viên làm việc tại công ty kiểm toán
độc lập Non Big 4.
Bảng 4.7: Thống kê mô tả theo công ty kiểm toán về trình bày BCTC
Mean (giá Std. Deviation Std. Error
N (số công
Đối tượng khảo sát trị bình (độ lệch tiêu Mean (sai số
ty khảo sát)
quân) chuẩn) bình quân)
TB1 Big 4 33 4,31 ,407 ,070
Non Big 4 107 3,96 ,597 ,057
TB2 Big 4 33 3,52 ,712 ,124
Non Big 4 107 3,59 ,846 ,082
TB3 Big 4 33 3,36 ,653 ,114
Non Big 4 107 3,54 ,717 ,069
TB4 Big 4 33 3,58 ,663 ,115
Non Big 4 107 3,57 ,766 ,074
TB5 Big 4 33 4,04 ,518 ,090
Non Big 4 107 4,08 ,747 ,072

Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả


+ Đánh giá sự khác biệt về trình bày BCTC đối với nội dung TB1 của kiểm
toán viên tại công ty Big 4 bình quân là 4,31 trong khi đó của Non Big 4 là 3,96.
+ Đánh giá sự khác biệt về trình bày BCTC đối với nội dung TB2 của kiểm
toán viên tại công ty Big 4 bình quân là 3,52 trong khi đó của Non Big 4 là 3,59.
+ Đánh giá sự khác biệt về trình bày BCTC đối với nội dung TB3 của kiểm
toán viên tại công ty Big 4 bình quân là 3,36 trong khi đó của Non Big 4 là 3,54.
+ Đánh giá sự khác biệt về trình bày BCTC đối với nội dung TB4 của kiểm
toán viên tại công ty Big 4 bình quân là 3,58 trong khi đó của Non Big 4 là 3,57.
+ Đánh giá sự khác biệt về trình bày BCTC đối với nội dung TB5 của kiểm
toán viên tại công ty Big 4 bình quân là 4,04 trong khi đó của Non Big 4 là 4,08.
Như vậy, có sự khác biệt về số bình quân đối với mức độ đánh giá sự khác
biệt về trình bày BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế giữa kiểm toán
viên tại Big 4 với kiểm toán viên tại No Big 4 đó là đối với TB1.
Kiểm định 2 mẫu độc lập về trình bày BCTC [Phụ lục số 49]
Kết quả từ Phụ lục số 49 cho biết:
+ Khác biệt về trình bày BCTC đối với nội dung TB1: Sig Levene's Test =0,444
> 0,05; chứng tỏ mức độ đánh giá sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực
124

KTVN và quốc tế giữa hai đối tượng kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm toán viên tại
Non Big 4 là không khác nhau.
Giá trị Sig T test (Sig. (2-tailed)) = 0,002 < 0,05; như vậy, có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê mức độ đánh giá sự khác biệt về BCTC (TB1) của DN FDI theo chuẩn
mực KTVN và quốc tế giữa đối tượng là kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm toán viên
tại Non Big 4.
+ Khác biệt về trình bày BCTC đối với nội dung TB2: Sig Levene's Test =0,466
> 0,05; chứng tỏ mức độ đánh giá sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế giữa hai đối tượng kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm toán viên tại
Non Big 4 là không khác nhau.
Giá trị Sig T test (Sig. (2-tailed)) = 0,652 > 0,05; như vậy, không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê mức độ đánh giá sự khác biệt về BCTC (TB2) của DN FDI
theo chuẩn mực KTVN và quốc tế giữa đối tượng là kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm
toán viên tại Non Big 4.
+ Khác biệt về trình bày BCTC đối với nội dung TB3: Sig Levene's Test =0,332
> 0,05; chứng tỏ mức độ đánh giá sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế giữa hai đối tượng kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm toán viên tại
Non Big 4 là không khác nhau.
Giá trị Sig T test (Sig. (2-tailed)) = 0,205 > 0,05; như vậy, không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê mức độ đánh giá sự khác biệt về BCTC (TB3) của DN FDI
theo chuẩn mực KTVN và quốc tế giữa đối tượng là kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm
toán viên tại Non Big 4.
+ Khác biệt về trình bày BCTC đối với nội dung TB4: Sig Levene's Test =0,370
> 0,05; chứng tỏ mức độ đánh giá sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế giữa hai đối tượng kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm toán viên tại
Non Big 4 là không khác nhau.
Giá trị Sig T test (Sig. (2-tailed)) = 0,970 > 0,05; như vậy, không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê mức độ đánh giá sự khác biệt về BCTC (TB4) của DN FDI
theo chuẩn mực KTVN và quốc tế giữa đối tượng là kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm
toán viên tại Non Big 4.
+ Khác biệt về trình bày BCTC đối với nội dung TB5: Sig Levene's Test =0,205
> 0,05; chứng tỏ mức độ đánh giá sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế giữa hai đối tượng kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm toán viên tại
Non Big 4 là không khác nhau.
125

Giá trị Sig T test (Sig. (2-tailed)) = 0,738 > 0,05; như vậy, không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê mức độ đánh giá sự khác biệt về BCTC (TB5) của DN FDI
theo chuẩn mực KTVN và quốc tế giữa đối tượng là kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm
toán viên tại Non Big 4.
Bảng 4.8: Thống kê mô tả theo công ty kiểm toán về khoản mục trên BCTC
Số công ty Giá trị Độ lệch Sai số bình
Đối tượng khảo sát
khảo sát bình quân tiêu chuẩn quân
KM1 Big 4 33 4,2222 ,38790 ,06752
Non Big 4 107 3,8910 ,54326 ,05252
KM2 Big 4 33 3,8182 ,63514 ,11056
Non Big 4 107 3,5202 ,57948 ,05602
KM3 Big 4 33 3,9192 ,45667 ,07950
Non Big 4 107 2,8069 1,16107 ,11225
KM4 Big 4 33 2,8485 1,09953 ,19140
Non Big 4 107 3,6044 1,00118 ,09679
KM5 Big 4 33 3,8586 ,64566 ,11240
Non Big 4 107 3,9564 ,64928 ,06277
KM6 Big 4 33 2,8182 ,96498 ,16798
Non Big 4 107 3,0405 ,97850 ,09460
KM7 Big 4 33 2,4343 ,85588 ,14899
Non Big 4 107 3,1028 1,11725 ,10801
KM8 Big 4 33 3,9495 ,74125 ,12904
Non Big 4 107 3,9097 ,77914 ,07532
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả
+ Đánh giá sự khác biệt về khoản mục trên BCTC đối với nội dung KM1 của kiểm
toán viên tại công ty Big 4 bình quân là 4,2222 trong khi đó của Non Big 4 là 3,8910.
+ Đánh giá sự khác biệt về khoản mục trên BCTC đối với nội dung KM2 của kiểm
toán viên tại công ty Big 4 bình quân là 3,8182 trong khi đó của Non Big 4 là 3,5202.
+ Đánh giá sự khác biệt về khoản mục trên BCTC đối với nội dung KM3 của kiểm
toán viên tại công ty Big 4 bình quân là 3,9192 trong khi đó của Non Big 4 là 2,8069.
+ Đánh giá sự khác biệt về khoản mục trên BCTC đối với nội dung KM4 của kiểm
toán viên tại công ty Big 4 bình quân là 2,8485 trong khi đó của Non Big 4 là 3,6044.
+ Đánh giá sự khác biệt về khoản mục trên BCTC đối với nội dung KM5 của kiểm
toán viên tại công ty Big 4 bình quân là 3,8586 trong khi đó của Non Big 4 là 3,9564.
+ Đánh giá sự khác biệt về khoản mục trên BCTC đối với nội dung KM6 của kiểm
toán viên tại công ty Big 4 bình quân là 2,8182 trong khi đó của Non Big 4 là 3,0405.
126

+ Đánh giá sự khác biệt về khoản mục trên BCTC đối với nội dung KM7 của kiểm
toán viên tại công ty Big 4 bình quân là 2,4343 trong khi đó của Non Big 4 là 3,1028.
+ Đánh giá sự khác biệt về khoản mục trên BCTC đối với nội dung KM5 của kiểm
toán viên tại công ty Big 4 bình quân là 3,9495 trong khi đó của Non Big 4 là 3,9097.
Như vậy, có sự khác biệt về số bình quân đối với mức độ đánh giá sự khác
biệt về khoản mục trên BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế giữa
kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm toán viên tại No Big 4 đó là đối với KM3.
Kiểm định 2 mẫu độc lập về khoản mục trên BCTC [Phụ lục số 50]
Kết quả từ Phụ lục số 50 cho biết:
+ Khác biệt về khoản mục BCTC đối với KM1: Sig Levene's Test =0,313 >
0,05; chứng tỏ mức độ đánh giá sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế của hai đối tượng kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm toán viên tại
Non Big 4 là không khác nhau.
Giá trị Sig T test (Sig. (2-tailed)) = 0,001 < 0,05; như vậy, có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
của đối tượng là kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm toán viên tại Non Big 4.
+ Khác biệt về khoản mục BCTC đối với KM2: Sig Levene's Test =0,328 >
0,05; chứng tỏ mức độ đánh giá về sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế của hai đối tượng kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm toán viên tại
Non Big 4 là không khác nhau.
Giá trị Sig T test (Sig. (2-tailed)) = 0,013 < 0,05; như vậy, có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
của đối tượng là kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm toán viên tại Non Big 4.
+ Khác biệt về khoản mục BCTC đối với KM3: Sig Levene's Test =0,000 <
0,05; chứng tỏ mức độ đánh giá sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế của hai đối tượng kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm toán viên tại
Non Big 4 là khác nhau.
Giá trị Sig T test (Sig. (2-tailed)) = 0,000 < 0,05; như vậy, có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
của đối tượng là kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm toán viên tại Non Big 4.
+ Khác biệt về khoản mục BCTC đối với KM4: Sig Levene's Test =0,143 >
0,05; chứng tỏ mức độ đánh giá sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế của hai đối tượng kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm toán viên tại
Non Big 4 là không khác nhau.
Giá trị Sig T test (Sig. (2-tailed)) = 0,000 < 0,05; như vậy, có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
của đối tượng là kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm toán viên tại Non Big 4.
127

+ Khác biệt về khoản mục BCTC đối với KM5: Sig Levene's Test =0,805 >
0,05; chứng tỏ mức độ đánh giá sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế của hai đối tượng kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm toán viên tại
Non Big 4 là không khác nhau.
Giá trị Sig T test (Sig. (2-tailed)) = 0,950 > 0,05; như vậy, không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế của đối tượng là kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm toán viên tại Non Big 4.
+ Khác biệt về khoản mục BCTC đối với KM6 Sig Levene's Test =0,907 >
0,05; chứng tỏ mức độ đánh giá sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế của hai đối tượng kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm toán viên tại
Non Big 4 là không khác nhau.
Giá trị Sig T test (Sig. (2-tailed)) = 0,254 > 0,05; như vậy, không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế của đối tượng là kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm toán viên tại Non Big 4.
+ Khác biệt về khoản mục BCTC đối với KM7: Sig Levene's Test =0,121 >
0,05; chứng tỏ mức độ đánh giá sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế của hai đối tượng kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm toán viên tại
Non Big 4 là không khác nhau.
Giá trị Sig T test (Sig. (2-tailed)) = 0,002 < 0,05; như vậy, có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
của đối tượng là kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm toán viên tại Non Big 4.
+ Khác biệt về khoản mục BCTC đối với KM8 Sig Levene's Test =0,801 >
0,05; chứng tỏ mức độ đánh giá sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế của hai đối tượng kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm toán viên tại
Non Big 4 là không khác nhau.
Giá trị Sig T test (Sig. (2-tailed)) = 0,796 > 0,05; như vậy, không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế của đối tượng là kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm toán viên tại Non Big 4.
Giải thích kết quả nghiên cứu đánh giá sự khác biệt về BCTC của DN FDI
theo chuẩn mực KTVN và quốc tế giữa kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm toán viên
tại Non Big 4.
Kết quả phân tích ở trên cho thấy, đánh giá sự khác biệt về BCTC của DN FDI
theo chuẩn mực KTVN và quốc tế giữa kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm toán viên tại
Non Big 4 có những điểm tương đồng và khác biệt. Điều này được giải thích: (i)
Nhóm công ty Big 4 có những đặc điểm, quy mô, phương pháp làm việc, kỹ thuật hỗ
trợ trong công việc… khác với nhóm công ty Non Big 4; (ii) Sự khác biệt về văn hóa
DN giữa hai nhóm DN này là khá rõ ràng: Bằng chứng từ các nghiên cứu đi trước về
128

sự khác biệt trong văn hóa DN của các công ty kế toán, kiểm toán, chỉ ra có rất nhiều
điểm tương đồng trong văn hóa DN của các công ty kế toán, kiểm toán lớn (Patel,
2003). Tuy nhiên, văn hóa DN ở các công ty kiểm toán nhỏ thì khá đa dạng và có nét
đặc thù riêng. (iii) Quy trình chung thực hiện kiểm toán BCTC của hai nhóm công ty
này là tương tự nhau; kinh nghiệm của kiểm toán viên giữa hai nhóm công ty này cũng
có sự chênh lệch nhưng không đồng đều…

4.3.5. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Ma trận tương quan của các nhân tố
Bảng 4.9: Ma trận tương quan của các nhân tố
Khác
A B C D E F G J
biệt
Pearson Correlation
1 .720** .571** .700** .525** .692** .537** .664** .631**
Sự (hệ số tương quan)
khác Sig. (2-tailed) (Kiểm
,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
biệt định hai phía)
N (Tổng số quan sát) 305 305 305 305 305 305 305 305 305
A Pearson Correlation .720** 1 .501** .635 **
.469** .496** .359** .565** .468**
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
N 305 305 305 305 305 305 305 305 305
B Pearson Correlation .571** .501 **
1 .525 **
.466** .417** .347** .439** .459**
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
N 305 305 305 305 305 305 305 305 305
C Pearson Correlation .700** .635 **
.525** 1 .440** .465** .414** .505** .589**
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
N 305 305 305 305 305 305 305 305 305
D Pearson Correlation .525** .469 **
.466** .440 **
1 .293** .305** .522** .393**
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
N 305 305 305 305 305 305 305 305 305
E Pearson Correlation .692** .496 **
.417** .465 **
.293** 1 .324** .480** .326**
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
N 305 305 305 305 305 305 305 305 305
F Pearson Correlation .537** .359 **
.347** .414 **
.305** .324 **
1 .392** .294**
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
N 305 305 305 305 305 305 305 305 305
G Pearson Correlation .664** .565 **
.439** .505 **
.522** .480 **
.392** 1 .368**
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
N 305 305 305 305 305 305 305 305 305
J Pearson Correlation .631** .468 **
.459** .589 **
.393** .326 **
.294** .368 **
1
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
N 305 305 305 305 305 305 305 305 305
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả
129

Kết quả của bảng 4.9 cho thấy, 8 nhân tố là “kinh tế” (A), “Chuẩn mực kế toán
quốc tế” (B), “hệ thống pháp lý” (C), “kỹ thuật nghiệp vụ” (D), “hệ thống chính trị”
(E), “điều kiện tổ chức thực hiện” (F), “giáo dục, tính chuyên nghiệp” (G), văn hóa (J)
có mối tương quan chặt chẽ đối với sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn
mực KTVN và quốc tế.
+ Đối với nhân tố “Kinh tế” hệ số tương quan của nhân tố này với sự khác biệt
về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế là 0,720; phản ánh mối quan
hệ cùng chiều, mức ý nghĩa của kiểm định bằng 0,000 <0,05; phản ánh mối quan hệ
này có ý nghĩa thống kê.
+ Đối với nhân tố “Chuẩn mực kế toán quốc tế” hệ số tương quan của nhân tố
này với sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế là
0,571; phản ánh mối quan hệ cùng chiều, mức ý nghĩa của kiểm định bằng 0,000
<0,05; phản ánh mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê.
+ Đối với nhân tố “hệ thống pháp lý” hệ số tương quan của nhân tố này với sự
khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế là 0,700; phản ánh
mối quan hệ cùng chiều, mức ý nghĩa của kiểm định bằng 0,000 <0,05; phản ánh mối
quan hệ này có ý nghĩa thống kê.
+ Đối với nhân tố “kỹ thuật nghiệp vụ” hệ số tương quan của nhân tố này với sự
khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế là 0,525; phản ánh
mối quan hệ cùng chiều, mức ý nghĩa của kiểm định bằng 0,000 <0,05; phản ánh mối
quan hệ này có ý nghĩa thống kê.
+ Đối với nhân tố “hệ thống chính trị” hệ số tương quan của nhân tố này với sự
khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế là 0,692; phản ánh
mối quan hệ cùng chiều, mức ý nghĩa của kiểm định bằng 0,000 <0,05; phản ánh mối
quan hệ này có ý nghĩa thống kê.
+ Đối với nhân tố “điều kiện tổ chức thực hiện” hệ số tương quan của nhân tố
này với sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế là
0,537; phản ánh mối quan hệ cùng chiều, mức ý nghĩa của kiểm định bằng 0,000
<0,05; phản ánh mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê.
+ Đối với nhân tố “giáo dục, tính chuyên nghiệp” hệ số tương quan của nhân tố
này với sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế là
0,664; phản ánh mối quan hệ cùng chiều, mức ý nghĩa của kiểm định bằng 0,000
<0,05; phản ánh mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê.
+ Đối với nhân tố “văn hóa” hệ số tương quan của nhân tố này với sự khác biệt
về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế là 0,631; phản ánh mối quan
130

hệ cùng chiều, mức ý nghĩa của kiểm định bằng 0,000 <0,05; phản ánh mối quan hệ
này có ý nghĩa thống kê.
4.3.6. Phân tích hồi quy tuyến tính
Để nhận diện các nhân tố tác động đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo
chuẩn mực KTVN và quốc tế, mô hình tương quan tổng thể có dạng:
KB = α +β1xKT + β2xHTPL+ β3xVH + β4xHTCT + β5xKTNV + β6xDKTC +
β7xGD + β8xQT
Trong đó:
α: Hằng số trong phương trình hồi quy
β1, β2, ... β8: Hệ số hồi quy
KB: Sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
KT: Kinh tế (X1); HTPL: Hệ thống pháp lý (X2); VH: Văn hóa (X3); HTCT: Hệ
thống chính trị (X4); KTNV: Kỹ thuật nghiệp vụ (X5); DKTC: Điều kiện tổ chức thực
hiện (X6); GD: Giáo dục, tính chuyên nghiệp (X7); QT: Chuẩn mực kế toán quốc tế (X8).
Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Mức độ giải thích của mô hình
Bảng 4.10: Kiểm định mức độ giải thích của mô hình Model Summaryb
Std. Error Durbin-
R Adjusted R
Model R Square of the Watson
(Hệ số Square
(Mô hình (Hệ số giải Estimate (Hệ số
tương (Hệ số giải thích
hồi quy) thích) (Sai số ước Durbin-
quan) điều chỉnh)
lượng) Watson)
1 ,720a ,519 ,517 11,462
2 ,817b ,667 ,665 9,544
3 ,866c ,750 ,748 8,284
4 ,888d ,789 ,786 7,637
5 ,900e ,810 ,807 7,251
6 ,903f ,816 ,812 7,154
7 ,905g ,818 ,814 7,117 1,360
a. Predictors: (Constant), KT, HTCT, VH, DKTC, GD, HTPL, KTNV
b. Dependent Variable: KB
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả
Bảng 4.10 cho thấy, R2 hiệu chỉnh (Adjusted R2) là 0,814. Như vậy, trong 100%
sự biến động của biến phụ thuộc (sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế) thì có 81,4% sự biến động là do tác động từ 7 biến độc lập, còn lại
131

18,6% là do sai số ngẫu nhiên hoặc các yếu tố khác ngoài mô hình. Kết quả này là phù
hợp với lý thuyết: R2 hiệu chỉnh (Adjusted R2) < 0,5 thì các biến độc lập không giải
thích được cho mô hình nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Ngoài ra, các nghiên cứu tương tự về mức độ giải thích (tác động) của biến độc lập đối
với sự biên động của biến phụ thuộc cũng có R2 hiệu chỉnh lớn hơn 0,5 như Hồ Tuấn Vũ
(2016) với R2 hiệu chỉnh là 0,709; Cao Thị Cẩm Vân (2016) với R2 hiệu chỉnh 0,864…
Mức độ phù hợp (kiểm định F)
Bảng 4.11: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
(phân tích phương sai - ANOVA)
Anovaa
Sum of Mean F
Df Sig. (Mức
Model Squares Square (Giá trị
(Số bậc ý nghĩa
(Mô hình hồi quy) (Tổng bình (Trung bình kiểm
tự do) kiểm định)
phương) bình phương) định F)
1 Regression (hồi quy) 42.912,809 1 42.912,809 326,625 ,000b
Residual (phần dư) 39.808,909 303 131,383
Total (Tổng) 82.721,718 304
2 Regression 55.212,559 2 27.606,280 303,066 ,000c
Residual 27.509,159 302 91,090
Total 82.721,718 304
3 Regression 62.066,323 3 20.688,774 301,486 ,000d
Residual 20.655,395 301 68,623
Total 82.721,718 304
4 Regression 65.226,346 4 16.306,587 279,615 ,000e
Residual 17.495,372 300 58,318
Total 82.721,718 304
5 Regression 67.000,948 5 13.400,190 254,864 ,000f
Residual 15.720,770 299 52,578
Total 82.721,718 304
6 Regression 67.469,130 6 11.244,855 219,698 ,000g
Residual 15.252,588 298 51,183
Total 82.721,718 304
7 Regression 67.677,778 7 9.668,254 190,872 ,000h
Residual 15.043,940 297 50,653
Total 82.721,718 304
a. Dependent Variable: KB
b. Predictors: (Constant), KT, HTCT, VH, DKTC, GD, HTPL, KTNV
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả
Bảng 4.11 cho thấy, Sig<0,01, có thể kết luận rằng mô hình đưa ra phù hợp với
dữ liệu thực tế. Hay nói cách khác, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến
phụ thuộc với mức độ tin cậy 99%.
132

Kiểm định sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính
Từ kết quả ở bảng 4.10, ta có 1< d =1,36 < 3, như vậy ta có thể kết luận các
phần dư là độc lập với nhau và tính độc lập của phần dư đã được bảo đảm (Hoàng
Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Kiểm định tương quan từng phần của hệ số hồi quy (hồi quy mô hình)
Bảng 4.12: Kiểm định tương quan từng phần của hệ số hồi quy Coefficientsa
Unstandardized Standardized
Collinearity
Coefficients (hệ Coefficients Sig.
T Statistics (đo lường
số hồi quy chưa (hệ số hồi quy (Mức
(Giá đa cộng tuyến)
Model chuẩn hóa) chuẩn hóa) ý
trị
(Các biến trong nghĩa VIF
kiểm Tolerance
mô hình) kiểm (Hệ số
Std. định (Tự
B Beta định phóng đại
Error T) tương
T) phương
quan)
sai)
(Constant) -109,823 3,747 -29,309 ,000
Kinh tế 6,152 1,058 ,208 5,814 ,000 ,479 2,086
Hệ thống chính trị 9,803 ,944 ,314 10,380 ,000 ,668 1,498
Văn hóa 5,906 ,780 ,237 7,569 ,000 ,623 1,605
Điều kiện tổ chức 4,406 ,751 ,165 5,870 ,000 ,772 1,296
Giáo dục 4,552 ,981 ,157 4,641 ,000 ,533 1,875
Hệ thống pháp lý 3,453 1,192 ,107 2,897 ,004 ,445 2,245
Kỹ thuật nghiệp vụ 1,347 ,664 ,062 2,030 ,043 ,652 1,534
a. Dependent Variable: KB
b. Predictors: (Constant), KT, HTCT, VH, DKTC, GD, HTPL, KTNV
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả
Bảng 4.12, cột mức ý nghĩa (Sig.) cho thấy: Tất cả các biến đều có Sig.<0,05.
Như vậy, kinh tế (X1), hệ thống pháp lý (X2), văn hóa (X3), hệ thống chính trị (X4),
kỹ thuật nghiệp vụ (X5), điều kiện tổ chức thực hiện (X6), giáo dục, tính chuyên
nghiệp (X7) tương quan có ý nghĩa với sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn
mực KTVN và quốc tế với độ tin cậy 95%.
Riêng nhân tố “Chuẩn mực kế toán quốc tế” (X8) không được chấp nhận
(accept) đối với mô hình này vì nó có tương quan với các biến độc lập như nhân tố kỹ
thuật nghiệp vụ, hệ thống pháp lý, điều kiện tổ chức thực hiện. Ngoài ra, nội dung giải
thích cho nhân tố này được trình bày cụ thể ở phụ lục số 51.
Theo kết quả bảng 4.12 thì tất cả các giá trị VIF < 2: Hiện tượng đa cộng tuyến
giữa các biến độc lập ảnh hưởng không đáng kể đến mô hình. Như vậy mô hình hồi
133

quy tuyến tính được xây dựng theo phương trình ở trên là không vi phạm các giả định
cần thiết trong hồi quy tuyến tính.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn
mực KTVN và quốc tế được thể hiện qua phương trình hồi quy chuẩn hóa như sau:
KB = 0,208xKT + 0,314xHTCT + 0,237xVH + 0,165xDKTC + 0,157xGD +
0,107xHTPL + 0,062xKTNV
Giải thích kết quả:
Cách trình bày phương trình hồi quy chuẩn hóa như trên tương tự với các nghiên
cứu của Cao Thị Cẩm Vân (2016), Lại Thị Thu Thủy và Phạm Đức Hiếu (2017)...
Kết quả phương trình hồi quy chuẩn hóa như trên được giải thích thông qua
việc phân tích các nội dung của 7 nhân tố: Hệ thống chính trị, văn hóa, kinh tế, điều
kiện tổ chức, giáo dục tính chuyên nghiệp, hệ thống pháp lý và kỹ thuật nghiệp vụ.
Hệ thống chính trị
Qua ý kiến chuyên gia và kết quả nghiên cứu cho thấy, do ảnh hưởng từ đặc
điểm của nền kinh tế nên kế toán các DN nói chung và DN FDI nói riêng chủ yếu tập
trung vào kế toán thuế, chưa phục vụ đầy đủ việc cung cấp thông tin cho các đối tượng
sử dụng, đặc biệt là thông tin về BCTC của DN FDI chưa được công khai đầy đủ và
kịp thời. Những yếu kém về quản lý tài chính và sự thiếu trách nhiệm, hạn chế về trình
độ chuyên môn của một lực lượng cán bộ đã gây ra tình trạng cửa quyền, gây ra khó
khăn cho các DN FDI. Bên cạnh đó, còn có nhiều hạn chế trong quy trình soạn thảo và
ban hành các văn bản pháp lý, nhiều văn bản thiếu tính ổn định, chồng chéo thậm chí
mâu thuẫn trong hướng dẫn thực hiện, những sửa đổi liên tục gây bất ổn và khó khăn
trong quá trình thực hiện … đặc biệt là lĩnh vực kế toán. Ngoài ra, những bất cập về
các thủ tục hành chính tại các cơ quan nhà nước như cơ quan Thuế, Hải Quan, quản lý
thị trường…cũng là một trong những lo ngại của DN FDI. Thêm vào đó, các thủ tục
liên quan đến vay vốn của các DN FDI đối với ngân hàng trong nước cũng còn nhiều
bất cập…
Như vậy, hệ thống chính trị đã tạo ra những bất cập trong việc quản lý tài
chính, kế toán đối với các DN FDI. Để giảm thiểu sự khác biệt về BCTC của DN
FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế cần có sự nhìn nhận, sửa đổi và bổ sung
chuẩn mực KTVN ngày càng giảm sự khác biệt với IAS/IFRS nhưng vẫn đáp ứng
được các yêu cầu cung cấp thông tin công khai, minh bạch cho đối tượng sử dụng
thông tin.
Văn hóa
Trong những năm qua, đã có nhiều đổi mới trong cơ chế quản lý tài chính
nhưng việc công khai hóa thông tin vẫn chưa được chú trọng. Vai trò của hội nghề
134

nghiệp còn rất nhiều hạn chế, chưa có ảnh hưởng đến hệ thống kế toán tại các DN.
Chuẩn mực KTVN dựa trên nền tảng của IAS/IFRS để biên soạn, sửa đổi, bổ sung.
Tuy nhiên, sự khác biệt về ngôn ngữ và đặc biệt là tiếng Anh còn thiếu do đó mỗi
người dịch một quan điểm, không thống nhất. Ngoài ra, khi vận dụng nếu có sai sót thì
người làm kế toán thậm chí tìm cách né tránh, không minh bạch, công khai. Người làm
kế toán còn hời hợt với công việc, có tư tưởng so sánh DN này với DN khác để chuyển
việc. Có thể nói, đây là một trong những nguyên nhân làm cho chuẩn mực KTVN có
nhiều khác biệt so với IAS/IFRS. Ngoài ra, bộ máy hành chính cồng kềnh, làm việc
thiếu chuyên nghiệp... tác động đến tư tưởng của người làm kế toán chỉ muốn làm việc
đối phó, có tư tưởng chống đối ăn xổi ở thì, không lâu dài. Mặt khác, văn hóa DN
tượng trưng cho giá trị chia sẻ và niềm tin, có tác động lên các phán đoán, đánh giá
(Patel, 2003).
Kinh tế
Như đã phân tích ở trên, hiện nay, còn tồn tại nhiều hệ thống văn bản về kế
toán. Từ đó, người làm kế toán gặp khó khăn trong quá trình vận dụng, thực hiện. Điều
này dẫn đến hậu quả là hệ thống BCTC có thể khác nhau giữa các DN về nội dung
thông tin các khoản mục cũng như cách trình bày các chỉ tiêu kinh tế. Ngoài ra, các
quy định về quản lý tài chính hiện nay ở Việt Nam không phù hợp với yêu cầu đổi
mới, lộ trình cải cách quản lý tài chính còn rất chậm… Ngoài ra, kế toán DN vẫn phải
cung cấp thông tin, phát triển theo sự phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh đó, kinh tế
càng hội nhập thì càng yêu cầu về các tiêu chí đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế trong đó có
kế toán. Tuy nhiên, trong khi IAS/IFRS được bổ sung, cập nhật liên tục thì chuẩn mực
KTVN lại chưa được cập nhật đầy đủ, phù hợp với IAS/IFRS. Hơn nữa, chưa có sự
đồng bộ trong việc cải cách chuẩn mực KTVN... Do đó, đây là một trong những lý do
làm cho chuẩn mực KTVN đã khác biệt thì càng khác biệt so với IAS/IFRS khi mà
nền kinh tế hội nhập với kinh tế thế giới.
Các nhân tố khác: Nội dung giải thích cụ thể, chi tiết tại phụ lục số 52.
135

Kết luận Chương 4


Trong chương này, tác giả chỉ rõ thực trạng của các DN FDI nói chung, thực
trạng về sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. Mặc
dù đã có những thay đổi về thu hút đầu tư nước ngoài, những thay đổi đối với chuẩn
mực KTVN… tuy nhiên, sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế cũng như chuẩn mực KTVN vẫn cần phải khắc phục.
Bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (kết hợp phương pháp nghiên cứu định
tính và định lượng), tác giả đã chỉ ra mô hình và các thang đo được sử dụng trong
nghiên cứu là có ý nghĩa. Kết quả nghiên cứu nêu rõ có 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự
khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. Mỗi một nhân
tố có mức độ ảnh hưởng khác nhau và được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp như
sau: Hệ thống chính trị, văn hóa, kinh tế, điều kiện tổ chức thực hiện; giáo dục, tính
chuyên nghiệp; hệ thống pháp lý, kỹ thuật nghiệp vụ.
Kết quả của chương này là căn cứ để tác giả kết luận; đưa ra các định hướng
và khuyến nghị nhằm giảm sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế về BCTC
của DN FDI, tăng cường sự hòa hợp nhằm giúp cho các DN FDI thuận tiện hơn trong
việc lập BCTC ở chương 5.
136

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu


Quá trình ban hành, sửa đổi và bổ sung chuẩn mực KTVN tiến tới giảm sự khác
biệt, tăng sự hài hòa với IAS/IFRS nhằm nâng cao CLTT tài chính, gia tăng độ tin cậy
của thông tin khu vực DN nói chung và DN FDI nói riêng là một trong những yêu cầu
quan trọng để thúc đẩy hội nhập kinh tế của Việt Nam cũng như góp phần vào việc thu
hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Những năm gần đây, chuẩn mực KTVN đã có
nhiều thay đổi và ngày càng đáp ứng được yêu cầu quản lý tài chính nhờ những nỗ lực
không ngừng trong việc cải tiến, sửa đổi bổ sung hệ thống chuẩn mực KTVN phù hợp
và hòa hợp với IAS/IFRS. Việc hoàn thiện chuẩn mực KTVN đã được Bộ Tài chính
xác định là một trong những nội dung quan trọng trong việc cải cách và phát triển tài
chính, kế toán. Lộ trình cụ thể cho quá trình này cũng đã được đề xuất, tuy nhiên trong
quá trình thực hiện cũng gặp không ít khó khăn, thách thức làm cho chuẩn mực KTVN
vẫn còn nhiều điểm khác biệt với IAS/IFRS đặc biệt là khác biệt về BCTC của DN
FDI. Do đó, nghiên cứu tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của
các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế.
5.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của doanh nghiệp
FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
Kết quả kiểm định giả thuyết
Kết quả kiểm định giả thuyết, các biến độc lập: Kinh tế (X1), hệ thống pháp lý
(X2), văn hóa (X3), hệ thống chính trị (X4), kỹ thuật nghiệp vụ (X5), điều kiện tổ chức
thực hiện (X6); giáo dục, tính chuyên nghiệp (X7), chuẩn mực kế toán quốc tế (X8) đều
tác động có ý nghĩa thống kê (do Sig.<0,05) đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo
chuẩn mực KTVN và quốc tế. Giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7, H8 của mô hình
nghiên cứu được chấp nhận.
Bảng 5.1: Kết quả kiểm định các giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến sự
khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
TT Giả thuyết Kết quả

1 H1: Có sự tác động dương của Kinh tế đến sự khác biệt về BCTC Chấp nhận giả thuyết
của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
2 H1: Có sự tác động dương của hệ thống pháp lý đến sự khác Chấp nhận giả thuyết
biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
3 H3: Có sự tác động dương của văn hóa đến sự khác biệt về BCTC Chấp nhận giả thuyết
của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
137

TT Giả thuyết Kết quả

4 H4: Có sự tác động dương của hệ thống chính trị đến sự khác Chấp nhận giả thuyết
biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
5 H5: Có sự tác động dương của kỹ thuật nghiệp vụ đến sự khác Chấp nhận giả thuyết
biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
6 H6: Có sự tác động dương của điều kiện tổ chức thực hiện đến Chấp nhận giả thuyết
sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế
7 H7: Có sự tác động dương của giáo dục, tính chuyên nghiệp Chấp nhận giả thuyết
đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN
và quốc tế
8 H8: Có sự tác động dương của chuẩn mực kế toán quốc tế đến Chấp nhận giả thuyết
sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế

5.1.2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về
BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
Hệ số hồi quy chuẩn hóa (Standardized coefficient)
Hệ số này xác định vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập có ý nghĩa thống kê.
Các hệ số hồi quy chuẩn hóa được thể hiện ở bảng 5.2.
Bảng 5.2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự khác biệt về BCTC của DN
FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
TT Biến độc lập Giá trị Thứ tự ảnh hưởng

1 Hệ thống chính trị (X4) 0,314 1


2 Văn hóa (X3) 0,237 2
3 Kinh tế (X1) 0,208 3
4 Điều kiện tổ chức thực hiện (X6) 0,165 4
5 Giáo dục, tính chuyên nghiệp (X7) 0,157 5
6 Hệ thống pháp lý (X2) 0,107 6
7 Kỹ thuật nghiệp vụ (X5) 0,062 7

Kết quả bảng 5.2 cho thấy: Đóng góp của từng biến theo thứ tự tầm quan trọng
giảm dần là: Biến X4 đóng góp 25%; biến X3 đóng góp 19%; biến X1 đóng góp
16,6%; biến X6 đóng góp 13,2%, biến X7 đóng góp 12,6%; biến X2 đóng góp 8,6%
và biến X5 đóng góp 5%.
Thông qua kết quả ở trên, có thể khẳng định rằng các nhân tố ảnh hưởng đến sự
khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế theo thứ tự tầm
quan trọng là: Hệ thống chính trị, Văn hóa, Kinh tế, Điều kiện tổ chức thực hiện, Giáo
dục, tính chuyên nghiệp, Hệ thống pháp lý, Kỹ thuật nghiệp vụ.
138

5.1.3. Kết luận nghiên cứu thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác
biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
Nghiên cứu các tài liệu, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về những
nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kế toán nói chung và việc ban hành, soạn thảo, sửa
đổi, bổ sung CMKT nói riêng. Đồng thời ảnh hưởng đến đặc thù riêng về kế toán cũng
như sự khác biệt giữa kế toán quốc gia với IAS/IFRS. Ngoài ra là sự ảnh hưởng đến
việc áp dụng IAS/IFRS của các quốc gia. Từ đó, tổng hợp các nhân tố ảnh đến sự khác
biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế tại Việt Nam. Ngoài
ra, tác giả đi sâu nghiên cứu IAS/IFRS, kinh nghiệm áp dụng IAS/IFRS của các quốc
gia cũng như nghiên cứu về chuẩn mực KTVN, BCTC, sự hài hòa của chuẩn mực
KTVN với IAS/IFRS … nhằm phát hiện khoảng trống (gap) nghiên cứu của các
nghiên cứu trước, từ đó để tiếp tục nghiên cứu.
Khảo sát, phân tích và đo lường thực trạng sự khác biệt về BCTC của DN FDI
theo chuẩn mực KTVN và quốc tế: Có sự khác biệt đáng kể về trình bày BCTC (bao
gồm 5 thuộc tính thành phần) và khoản mục BCTC (bao gồm 8 thuộc tính thành phần);
không có sự khác biệt về kết quả đánh giá giữa các đối tượng khảo sát theo ngành kinh
tế; kết quả đánh giá của đối tượng khảo sát làm việc tại Big 4 và Non Big 4 auditors tại
Việt Nam là có sự khác biệt đối với một số thuộc tính thành phần về BCTC.
Khảo sát, phân tích và đo lường thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác
biệt bao gồm kinh tế; hệ thống pháp lý, văn hóa; hệ thống chính trị; điều kiện tổ chức
thực hiện; kỹ thuật nghiệp vụ; giáo dục, tính chuyên nghiệp và chuẩn mực kế toán
quốc tế.
5.2. Các khuyến nghị nhằm tăng cường sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán
Việt Nam và quốc tế về báo cáo tài chính của các doanh nghiệp FDI
Nghiên cứu trình bày các khuyến nghị nhằm giảm khoảng cách sự khác biệt về
BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế, cụ thể tập trung vào các khía cạnh: (i) Có
được BCTC có sự tương đồng lớn giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế; (ii) thông tin
trên BCTC theo chuẩn mực KTVN thuận tiện trong việc so sánh với BCTC theo
IAS/IFRS; (iii) giảm gánh nặng cho DN FDI, đặc biệt là bộ phận kế toán trong việc
cung cấp thông tin cả theo chuẩn mực KTVN và quốc tế mà có sự khác biệt lớn; (iv)
giảm chi phí trong việc chuyển đổi từ BCTC theo chuẩn mực KTVN sang BCTC theo
IAS/IFRS, giảm chi phí thuê mướn lập BCTC theo IAS/IFRS tại nhiều DN FDI; (v)
góp phần thay đổi môi trường pháp lý thuận lợi trong đó có môi trường pháp lý về kế
toán phù hợp với IAS/IFRS, từ đó góp phần thu hút dòng vốn FDI.
Nghiên cứu của Cao Thị Cẩm Vân (2016), Hồ Tuấn Vũ (2016), Phạm Quốc Thuần
(2016) … trình bày khuyến nghị theo hướng các nhân tố ảnh hưởng. Nghiên cứu này
139

dựa vào kết quả cách trình bày của các nghiên cứu trên. Ngoài ra, nghiên cứu còn trình
bày các khuyến nghị đối với từng đối tượng có liên quan đến BCTC.
5.2.1. Khuyến nghị theo các nhân tố ảnh hưởng
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu về thứ tự mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, tác
giả trình bày các khuyến nghị theo nhân tố ảnh hưởng bao gồm: (i) Khuyến nghị đối
với nhân tố chính trị; (ii) khuyến nghị đối với nhân tố văn hóa; (iii) khuyến nghị đối
với nhân tố kinh tế; (iv) khuyến nghị đối với nhân tố điều kiện tổ chức thực hiện; (v)
khuyến nghị đối với nhân tố giáo dục, tính chuyên nghiệp; (vi) khuyến nghị đối với
nhân tố hệ thống pháp lý và (vii) khuyến nghị đối với nhân tố kỹ thuật nghiệp vụ. Các
khuyến nghị cũng dựa trên các thuộc tính trong từng nhân tố ảnh hưởng và các khuyến
nghị này cũng có mối quan hệ đến các khuyến nghị đối với từng đối tượng có liên
quan đến BCTC. Cụ thể là:
Đối với nhân tố hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị cần giảm sự can thiệp của Chính phủ vào lĩnh vực kế toán;
xóa bỏ tình trạng tham nhũng, lãng phí làm cản trở sự phát triển của kinh tế, xã hội; cải
thiện các thủ tục hành chính liên quan đến kế toán đối với khối DN FDI; tinh gọn bộ
máy quản lý các cấp; thay đổi phương pháp quản lý của cơ quan Nhà nước cho phù
hợp, đi vào thực tế và “ngấm” vào người thực hiện; khắc phục nhiều hạn chế khác đối
với cơ quan quản lý Nhà nước về kế toán.
Như vậy, hệ thống chính trị phải làm như thế nào? Việt Nam không thể sử dụng
nguyên bản IAS/IFRS mà cần phải xây dựng một hệ thống CMKT vừa phù hợp với
IAS/IFRS vừa thích hợp với môi trường Việt Nam. Một mặt Việt Nam cần khắc phục
những trở ngại về môi trường đối với việc vận dụng IAS/IFRS ở mức có thể, chẳng
hạn như: Cần thiết lập một nền kinh tế thị trường, đích thực; tăng cường hơn nữa vai
trò của kinh tế tư nhân; giảm bớt sự can thiệp của Chính phủ vào quá trình soạn thảo
và ban hành CMKT; cần chọn cách tiếp cận với IAS/IFRS phù hợp với điều kiện cụ
thể của Việt Nam. Trước mắt, Việt Nam chỉ nên lựa chọn và vận dụng những vấn đề
của IAS/IFRS phù hợp với Việt Nam, những vấn đề còn lại thì điều chỉnh từ IAS/IFRS
hoặc tự soạn thảo cho phù hợp với môi trường Việt Nam. Đồng thời, với việc khắc
phục những bất lợi cho việc áp dụng IAS/IFRS, Việt Nam có thể từng bước thay thế
VAS bởi những IAS/IFRS phù hợp (Phạm Hoài Hương, 2014, tr.43).
Tiếp tục đổi mới bộ máy hệ thống chính trị các cấp theo hướng tinh gọn, nâng
cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy
phải gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức; xác định rõ quan hệ giữa tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách; quyền hạn
140

đi đôi với trách nhiệm và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Hoàn thiện và thực
hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn ngừa sự lạm quyền, vi phạm kỷ luật, kỷ
cương. Bên cạnh đó, tinh giảm tổ chức, bộ máy gắn với tiếp tục phân định rõ chức năng,
nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các tổ chức. Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của
bộ máy chính trị các cấp phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu, nhiệm vụ mới.
Đối với nhân tố văn hóa
Cần nâng cao vai trò tổ chức hội nghề nghiệp kế toán (Lê Mạnh Hùng, 2007).
Giảm sự khác biệt về ngôn ngữ của Việt Nam với các nước đặc biệt là những quốc gia
có lượng vốn đầu tư vào nước ta lớn. Có các biện pháp đẩy lùi những hạn chế về văn
hóa của người làm kế toán nói riêng đó là không thích minh bạch, công khai, chia sẻ
thông tin; thiếu trách nhiệm với công việc, tìm cách né tránh.
Các tổ chức nghề nghiệp kế toán như VAA cần được giao trách nhiệm nhiều
hơn trong việc tham gia vào việc xây dựng các văn bản pháp luật áp dụng trong lĩnh
vực kế toán nói chung và kế toán DN nói riêng. Bên cạnh đó, trao quyền chủ động cho
các tổ chức nghề nghiệp kế toán về việc tham gia phản biện góp ý những vướng mắc
trong quá trình thực thi pháp luật, hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành luật pháp và
tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của hội viên.
Vai trò của các tổ chức nghề nghiệp rất quan trọng trong việc bổ sung, chỉnh sửa
chuẩn mực KTVN. Kinh nghiệm chuyên môn đã được công nhận, các tổ chức nghề
nghiệp có trách nhiệm tham mưu, tư vấn cho Bộ Tài chính trong quá trình nghiên cứu,
soạn thảo, chỉnh sửa chuẩn mực KTVN. Ngoài ra, các tổ chức nghề nghiệp cũng tham gia
vào chuẩn hóa đội ngũ nhân sự kế toán DN góp phần hoàn thiện hệ thống kế toán DN.
Việc nâng cao trình độ tiếng Anh nói chung và ngôn ngữ của quốc gia có đầu tư
tại Việt Nam cần thực hiện vừa cấp bách, vừa lâu dài. Người làm kế toán cần phải đi
học thêm ngoại ngữ, khi đó cần có sự hỗ trợ về chi phí và hỗ trợ về giảm khối lượng
công việc của DN.
Đối với nhân tố hệ thống pháp lý
Hệ thống pháp lý cần có những điều chỉnh nhằm tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ
DN; giảm việc DN phải tự nghiên cứu để thực hiện, sai sót DN phải gánh chịu; các
giải pháp về thuế thúc đẩy doanh nghiệp phát triển cần được thực hiện đầy đủ, kịp thời
để giảm sự ảnh hưởng đáng kể của pháp luật thuế và kế toán ở các DN giảm sự quan
tâm nhiều đến các vấn đề về thuế, khi đó sẽ tăng cường việc cung cấp thông tin cho
nhà đầu tư theo chuẩn mực KTVN.
Hệ thống pháp lý đảm bảo tính ổn định và khả thi của các quy định hiện tại về
lĩnh vực kế toán trong các DN nói chung và DN FDI nói riêng: Trên cơ sở luật ban
141

hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời để đảm bảo tính ổn định của các quy định
về kế toán, tạo điều kiện cho các DN thực hiện, cần rà soát các văn bản ban hành trong
lĩnh vực kế toán DN, khắc phục sự chồng chéo về nội dung giữa các quy định. Trước
mắt, cần hoàn thiện các quy định về lập và trình bày BCTC nhằm khắc phục những tồn
tại về lập và trình bày BCTC hiện nay.
Soạn thảo và ban hành luật tài chính DN: Với mục đích chuẩn hóa các hoạt
động thuộc khu vực DN (khu vực tư), luật tài chính DN phải đảm bảo thống nhất với
những quy định của luật DN cũng như một số luật có liên quan đến DN và cơ chế quản
lý tài chính hiện nay ở Việt Nam.
Giảm dần sự ảnh hưởng của Thuế đối với Kế Toán bằng cách dần đưa VAS 17-
“Thuế TNDN vào thực tế”, để các DN hiểu rõ và sử dụng tốt chuẩn mực này (Lê
Mạnh Hùng, 2007).
Việt Nam đã xác định và lựa chọn xu hướng vận dụng IAS12 khi xây dựng
chuẩn mực KTVN về thuế thu nhập (VAS17) theo cách có chọn lọc nội dung. Đây là
một sự lựa chọn hợp lý và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam khi xây dựng
VAS17. Điều này thể hiện ở chỗ IAS12 được đầu tư xây dựng rất công phu bởi sự góp
sức của nhiều chuyên gia đến từ các nước phát triển trên thế giới và IAS12 được vận
dụng thành công ở nhiều quốc gia. Với vị trí là một nước đang phát triển thì việc học
hỏi những vấn đề đã thành thông lệ là hết sức cần thiết giúp chúng ta tiết kiệm được
chi phí nghiên cứu cũng như rút ngắn thời gian trong việc xây dựng CMKT thuế thu
nhập cho riêng mình (Phan Thị Anh Đào, 2011, tr.26)
Khuyến nghị đối với các nhân tố còn lại, được trình bày chi tiết tại Phụ lục số 53.
5.2.2. Các khuyến nghị đối với các đối tượng liên quan đến BCTC
Mục tiêu của sự thu hẹp khoảng cách giữa chuẩn mực KTVN với IAS/IFRS là để
nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, tạo ra một môi trường pháp lý lành mạnh,
minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế và từ đó tạo điều kiện cho các DN FDI mở
rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam cũng như thu hút thêm vốn FDI. Để từng bước
làm giảm sự khác biệt, tăng cường sự hòa hợp giữa chuẩn mực KTVN với quốc tế về
BCTC của các DN FDI cũng như khắc phục nhiều tồn tại về kế toán tại các DN FDI thì
cần phải có giải pháp đồng bộ ở nhiều phía bao gồm: (i) đối với người làm kế toán; (ii)
đối với DN FDI; (iii) đối với Bộ Tài Chính; (iv) đối với cơ quan Nhà nước; (v) đối với
các trường đại học. Các khuyến nghị này cũng có mối quan hệ nhất định đối với các
khuyến nghị theo nhân tố ảnh hưởng và cũng được dựa vào kết quả nghiên cứu, cụ thể:
Về phía người làm kế toán
Cần phát triển khả năng của một bộ phận người làm kế toán tại DN FDI để bắt
kịp với yêu cầu đổi mới; nâng cao trình độ học vấn và hiểu biết của kế toán; hoàn thiện
142

thêm kinh nghiệm làm việc và năng lực chuyên môn. Mặt khác, cần nâng cao nguồn
lực có chất lượng để đáp ứng sự đổi mới để giảm thiểu hạn chế và chưa sẵn sàng đối
với nguồn nhân lực cũ…Vì vậy, để giảm sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN và quốc
tế về BCTC của DN FDI, cần thực hiện các công việc cụ thể như sau:
Người làm kế toán phải có định hướng tốt về nghề nghiệp kế toán ngay từ khi
còn ngồi ghế nhà trường đại học, cao đẳng để có ý thức về nghề này và rèn luyện
chuyên môn vững vàng khi ra trường.
Người làm kế toán phải học tập thêm để nâng cao trình độ, nắm vững các chính
sách, pháp luật về kế toán (cả các CMKT trong nước và các IAS/IFRS) để hạch toán,
trình bày BCTC đạt kết quả cao. Kế toán tại các DN FDI dưới hình thức công ty cổ
phần niêm yết bên cạnh sử dụng chuẩn mực KTVN cần phải được đào tạo, cập nhật
IAS/IFRS.
Người làm kế toán để giỏi được với nghề này còn phải nắm rất vững các chính
sách, pháp luật về thuế; các pháp luật chuyên ngành liên quan đến công tác tài chính,
kế toán và thuế để từ đó kế toán hạch toán và quyết toán tài chính, quyết toán thuế đạt
yêu cầu của các cơ quan thanh kiểm tra của Nhà nước tránh bị sai và bị xử phạt rất
nhiều như hiện nay.
Người làm kế toán ngoài việc có kiến thức sâu rộng thì một phần không thể
thiếu đó chính là các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc...thì khi thực hiện nghề kế
toán mới thành công trong thực tế được và mới thể hiện được tính chuyên nghiệp của
kế toán Việt Nam.
Các biện pháp trên đối với người làm kế toán có liên quan mật thiết đối với các
tổ chức như DN FDI, trường đại học... Bởi vì, không có sự phối hợp của các tổ chức
thì bản thân người làm kế toán không thể hoàn thành được.
Đối với các DN FDI
Các DN FDI cần có những biện pháp cụ thể theo hướng nên làm gì, làm như thế
nào để góp phần giảm sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế.
Văn hóa: DN FDI cần xây dựng và cải tiến văn hóa doanh nghiệp. Các quy
định, nội quy của DN cần được xây dựng theo hướng vừa đồng nhất với các DN FDI
trong ngành vừa có đặc điểm riêng, vừa phù hợp với quy trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp và mục tiêu của doanh nghiệp.
Điều kiện tổ chức thực hiện: DN FDI cần phát triển nguồn lực kế toán cả về số
lượng và chất lượng:
Các DN hỗ trợ kinh phí cho việc đào tạo, đào tạo lại các nhân viên kế toán để
làm được việc theo đặc thù DN mình; tạo điều kiện cho kế toán học tập nâng cao ở
trong nước và thậm chí cả ở nước ngoài để có được các kiến thức sâu rộng phục vụ
143

DN được tốt hơn trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Việc làm này phải
được thực hiện thường xuyên để nhân sự kế toán tại các DN FDI theo kịp những thay
đổi của cơ chế quản lý.
DN tổ chức một cách thường xuyên thi sát hạch, cọ sát kiến thức về chính sách
pháp luật, chế độ kế toán, về xử lý kinh nghiệm thực tế các nghiệp vụ phát sinh tại DN
theo từng thời kỳ để đảm bảo kế toán DN phải luôn vững vàng chuyên môn làm việc
hiệu quả tránh sai sót cho DN.
DN FDI cần xây dựng và thực hiện kế hoạch về đầu tư trang thiết bị về công
nghệ thông tin nhằm nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin tại DN, khi đó
khắc phục được sự ảnh hưởng của thuộc tính “khả năng ứng dụng công nghệ thông tin
còn bị giới hạn”
Bên cạnh đó, thực hiện chế độ ưu đãi cho các chuyên gia, nhân sự kế toán có
trình độ và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán tại DN FDI.
Chuẩn mực kế toán quốc tế: DN FDI cần hiểu rõ và vận dụng đúng IAS/IFRS
Tại sao các DN FDI cần phải tiếp cận và từng bước áp dụng IFRS? Lợi ích mang
lại khi sử dụng là gì?... Các DN cần thấy rằng khi tiếp cận và dần đưa IFRS vào sử dụng
thì khi lập các BCTC và thủ tục kiểm toán đồng nhất từ quốc gia này sang quốc gia
khác. Với một hệ thống chuẩn mực được áp dụng trên thế giới sẽ tiết kiệm được chi phí
tiếp cận vốn, thông tin được công bố cho các nhà đầu tư ở một quốc gia là phù hợp và có
ý nghĩa đối với các nhà đầu tư ở những quốc gia khác nhau, thuận lợi cho việc vốn hóa
quốc tế. Mặt khác, việc áp dụng IFRS không những mang lại lợi ích đối với chủ đầu tư
và các tổ chức đầu tư mà còn mang lại lợi ích đối với các DN tuân thủ IFRS. Các chủ
đầu tư có thể nhìn nhận các hoạt động tài chính với tính minh bạch cao hơn, từ đó có thể
so sánh tình trạng hoạt động cũng như hiệu suất giữa các DN một cách chính xác hơn,
kết quả là họ có thể đưa ra quyết định đầu tư tốt hơn dựa vào các số liệu thực tế. Nếu
DN có thể truyền tải một cái nhìn đầy triển vọng, thì sẽ có nhiều cơ hội hơn để thu hút
các nhà đầu tư và đơn vị cho vay vốn. Đối với các DN, có thể đánh giá các hoạt động và
tình hình tài chính một cách chính xác hơn, đồng thời thiết lập các bước nhằm nâng cao
hiệu suất. DN cũng có thể có được cái nhìn sâu hơn về hoạt động của các đối thủ cạnh
trang, khách hàng và các đối tác khi chuyển đổi sang IFRS.
Đánh giá đầy đủ về ảnh hưởng của việc vận dụng IAS/IFRS để lên kế hoạch
toàn diện ở các DN FDI, đặc biệt với loại hình công ty cổ phần niêm yết. Kế hoạch
toàn diện bao gồm các bước: Đánh giá, kế hoạch, thực hiện và giám sát.
+ Đánh giá: Ảnh hưởng và chiến lược dài hạn đối với áp dụng BCTC theo
IFRS. Đánh giá ảnh hưởng tiềm tàng của IFRS lên môi trường kế toán và hệ thống báo
cáo. Xác định sự khác nhau cơ bản và đánh giá chiến lược dài hạn đối với áp dụng
BCTC theo IFRS.
144

+ Kế hoạch: Thiết lập kế hoạch chi tiết thực hiện. Lên kế hoạch về nguồn lực,
phân công vai trò và trách nhiệm. Thành lập ban tư vấn trong dự án chuyển đổi. Xác
định nhu cầu đào tạo, lên kế hoạch cho từng giai đoạn và kết quả mong đợi cho từng
giai đoạn và tập hợp một nhóm dự án.
+ Thực hiện: Chuẩn bị và thực hiện; thực hiện đánh giá các lợi ích và khó khăn;
phân tích chi tiết sự khác nhau giữa VAS và IFRS; hình thành các công cụ đảm bảo
cho sự chuyển đổi và tuân thủ liên tục, phát triển tài liệu và thực hiện tập huấn.
+ Giám sát: Việc thực hiện và tuân thủ: Xây dựng quy trình kế toán và báo cáo
IFRS hoàn thiện; lồng hệ thống báo cáo theo IFRS vào hệ thống BCTC sẵn có; phát
triển thủ tục và quy trình cho việc lập BCTC theo IFRS và giám sát sự tuân thủ theo
yêu cầu của báo cáo.
Đối với Bộ Tài chính
Một trong những chức năng của Bộ Tài chính là quản lý Nhà nước về kế toán,
kiểm toán độc lập... Các VAS, chế độ kế toán... được ban hành bởi Bộ Tài chính là
một trong các thuộc tính của nhân tố “chính trị”. Các khuyến nghị đối với Bộ Tài
chính cũng được dựa vào kết quả nghiên cứu và có mối quan hệ với các khuyến nghị
đối với DN, người làm kế toán, trường đại học... Cụ thể như sau:
Cần phân tích những khác biệt thực tế giữa chuẩn mực KTVN với IAS/IFRS để
cùng với các bộ ngành liên quan có hướng điều chỉnh hợp lý các chuẩn mực nhằm
giúp cho các DN FDI với hình thức công ty cổ phần chuẩn bị niêm yết cổ phiếu trên
TTCK quốc tế dễ dàng hơn khi lập và chuyển đổi hệ thống BCTC từ chuẩn mực
KTVN sang IFRS đáp ứng yêu cầu công bố thông tin tài chính của thị TTCK quốc tế.
Đối với những chuẩn mực KTVN đã được ban hành nhưng chưa phù hợp với
điều kiện thực tế ở Việt Nam, Bộ Tài chính cần phải đánh giá cụ thể những khó khăn
mà các DN FDI đang thực hiện, từ đó đưa ra những văn bản hướng dẫn rõ ràng nhằm
giúp các DN thuận lợi hơn khi áp dụng chuẩn mực nhưng đồng thời cũng tuân thủ quy
định của các cơ quan quản lý nhà nước.
Những chuẩn mực thật sự cần thiết và phù hợp trong điều kiện nền kinh tế Việt
Nam hiện nay như chuẩn mực phúc lợi cho nhân viên, hoạt động kinh doanh trong
ngành nông nghiệp … Bộ Tài chính cần nghiên cứu và ban hành cho kịp thời. Thực tế
từ các DN FDI với hình thức công ty cổ phần niêm yết Việt Nam còn một số nghiệp
vụ kế toán chưa được quy định cụ thể gây khó khăn cho công tác lập BCTC. Bộ Tài
chính cần nghiên cứu và kết hợp với các bộ ngành liên quan để ban hành các chuẩn
mực hay thông tư hướng dẫn cụ thể.
Học hỏi việc xây dựng CMKT và việc hội nhập IAS/IFRS tại một số nước trên
thế giới để dần vận dụng vào thực tế của Việt Nam hiện nay. Đánh giá toàn diện về
145

ảnh hưởng của việc vận dụng IFRS để lên kế hoạch chi tiết ở cấp quản lý nhà nước. Bộ
Tài chính xây dựng chế độ kế toán Việt Nam không nặng về định khoản chi tiết mà
nên xây dựng chính sách pháp luật về kế toán theo các nguyên tắc để cho kế toán Việt
Nam chủ động tư duy phù hợp với thực tế tại mỗi loại hình DN mà không trái với các
nguyên tắc chung của chuẩn mực KTVN. Bộ Tài chính từng bước đưa các IAS/IFRS
vào trong chế độ kế toán Việt Nam để các DN lựa chọn áp dụng (không bắt buộc tất cả
các DN phải áp dụng nhưng nhiều DN phải áp dụng cho phù hợp với luật chơi toàn cầu).
Đối với cơ quan Nhà nước
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế của các DN FDI đã được đo lường và phân tích trong kết quả nghiên
cứu của luận án. Mỗi nhân tố gồm một số thuộc tính nhất định. Do đó, cần hoàn thiện
cơ sở pháp lý cho hoạt động kế toán DN; bổ sung, chỉnh sửa các quy định hiện tại về
lĩnh vực kế toán DN sao cho đồng nhất, rõ ràng, mạch lạc; tinh gọn nhiều văn bản về
chuẩn mực KTVN để giảm khó khăn cho DN khi vận dụng lập và trình bày BCTC;
quy trình soạn thảo, thẩm định và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về kế
toán, các VAS mới cần thực hiện kịp thời… Do vậy, các khuyến nghị đối với cơ quan
Nhà nước nhằm khắc phục được sự ảnh hưởng của các nhân tố nói chung, các thuộc
tính trong mỗi nhân tố nói riêng để tăng cường sự hòa hợp giữa chuẩn mực KTVN với
quốc tế về BCTC. Mặt khác, các khuyến nghị này còn có mối liên hệ với các khuyến
nghị đối với DN FDI, các trường đại học và người làm kế toán..., cụ thể là:
Xây dựng CMKT Việt Nam, các chính sách pháp luật về kế toán bắt buộc phải
theo hướng pháp luật về kế toán quốc tế để giúp cho các kế toán Việt Nam hội nhập
được kế toán quốc tế. Ban hành bổ sung các chuẩn mực, chế độ còn thiếu để kế toán
có thể áp dụng cho thực tế Việt Nam.
Bên cạnh việc tạo ra các hành lang pháp lý phù hợp, chúng ta cần thêm các buổi
tập huấn, định hướng, hội thảo trên quy mô lớn để tất cả các DN có cơ hội tiếp cận sâu
hơn với IAS/IFRS chứ không chỉ dừng lại ở các công ty kiểm toán, cung cấp dịch vụ
kế toán thuế và các DN như hiện nay.
Xây dựng các công cụ hỗ trợ tạo nguồn thông tin đầy đủ cho kế toán thực hiện
dể có thể thực hiện công tác kế toán được tốt như: Các thông tin về giá để xác định FV
các tài sản công nợ. Mặt khác, tạo nhiều kênh thông tin để Kế toán viên có thể tiếp cận
được IAS, IFRS,...
Về phía các trường đại học về kế toán
Người làm kế toán tại các DN nói chung, DN FDI nói riêng là sản phẩm đầu ra của
các trường Đại học, cao đẳng có chuyên ngành kế toán. Tuy nhiên, các chương trình đào
146

tạo về kế toán nhằm theo kịp IAS/IFRS chưa được chú trọng, đổi mới; đào tạo đại học kế
toán ở Việt Nam hướng người học trở thành người ghi sổ kế toán hơn là trở thành kế toán
viên thực thụ… Đó cũng chính là hai trong số các thuộc tính của nhân tố “giáo dục, tính
chuyên nghiệp”. Ngoài ra, thị trường lao động kế toán đang thiếu đội ngũ kế toán viên đạt
tiêu chuẩn của các nước phát triển – thuộc tính của nhân tố “điều kiện tổ chức thực hiện”.
Mặt khác nhiều kế toán tại DN FDI chưa đủ kỹ năng về tiếng Anh – thuộc tính của nhân
tố “văn hóa”…Vì vậy, các khuyến nghị đối với các trường đại học có đào tạo chuyên
ngành kế toán nhằm khắc phục thực trạng nêu trên để tăng cường sự hòa hợp giữa chuẩn
mực KTVN với IAS/IFRS về BCTC… Các khuyến nghị này cũng cần được thực hiện
đồng bộ với các khuyến nghị đối với DN FDI, người làm kế toán …. Đó là:
Các trường đại học có đào tạo chuyên ngành kế toán nên chủ động phối hợp và
hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp ở Việt Nam và quốc tế để xây dựng và thực hiện
chương trình đào tạo kết hợp được tính ứng dụng và tính liên thông, tính hàn lâm và
tính chuyên nghiệp để vừa thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm là đáp ứng tốt nhu cầu
nhân lực cho nền kinh tế vừa tạo ra được một bộ phận nhân lực để xuất khẩu cho các
nước trong khu vực và cho các tổ chức quốc tế (Võ Văn Nhị và Võ Minh Hùng, 2017).
Cần phải thay đổi lại về giáo trình, giáo án nhằm mục đích giảng dạy đạt kết
quả của nhà trường, người học và xã hội đang cần. Đổi mới lại phương pháp nghiên
cứu, phương pháp giảng dạy của giảng viên giảng dạy về kế toán tại các trường đại
học, cao đẳng, để đào tạo sinh viên kế toán ra trường là các kế toán ở các DN, cơ quan
làm được việc và phát triển được nghề nghiệp của mình. Đào tạo và đào tạo lại hệ thống
giảng viên các trường đại học, cao đẳng về chuyên môn, nghiệp vụ gắn với yêu cầu của
xã hội, tránh để tình trạng sinh viên học xong ra trường không làm được việc, thất
nghiệp tràn lan còn DN thì vẫn thiếu các cử nhân kế toán biết việc để họ tuyển dụng.
Để nâng cao chất lượng đào tạo kế toán bậc đại học cần thực hiện đồng bộ các
giải pháp liên quan đến hoạt động đào tạo ở các trường đại học:
+ Xây dựng mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra thích ứng với năng lực và sự phát
triển của nhà trường, đồng thời phù hợp với bối cảnh nền kinh tế trong giai đoạn hiện
tại. Mục tiêu và chuẩn đầu ra cần tập trung vào những điểm mấu chốt: mục tiêu đào
tạo của từng trường là tạo ra nguồn nhân lực để hành nghề kế toán tại Việt Nam và
chuẩn đầu ra là phải có kiến thức khoa học phù hợp với môi trường hoạt động ở Việt
Nam, có kỹ năng nghề nghiệp thỏa mãn được yêu cầu giải quyết các công việc chuyên
môn tại đơn vị kế toán, có năng lực tư duy để thay đổi và thích ứng với sự phát triển và
hội nhập của nền kinh tế, trong đó có sự hội tụ về kế toán quốc tế.
147

+ Thiết lập nội dung và chương trình đào tạo thích ứng với mục tiêu và chuẩn
đầu ra đã được xác định. Nội dung và chương trình đào tạo phải gắn kết được hai vấn
đề cốt lõi là có tính ứng dụng cao và có tính liền thông rộng. Tính ứng dụng đòi hỏi
trong nội dung, chương trình đào tạo phải thiết kế trong nhiều khối kiến thức, đặc biệt
là khối kiến thức chuyên ngành. Các môn học có nội dung gắn với thực tiễn của môi
trường pháp lý và môi trường hoạt động ở Việt Nam, đồng thời trong khối kiến thức
chuyên ngành cần gắn kết chặt chẽ giữa việc cung cấp kiến thức với việc rèn luyện kỹ
năng thực hành. Tính liên thông đòi hỏi trong nội dung, chương trình đào tạo phải thiết
kế các môn học có nội dung mang tính hiện đại phù hợp với sự phát triển trong đào tạo
đại học của các nước phát triển trên thế giới. Trong giai đoạn trước mắt, trong kết cấu
nộidung chương trình đào tạo nên đặt trọng tâm vào tính ứng dụng và tùy theo điều
kiện của từng trường sẽ chuyển dần sang tính liên thông để hình thành chương trình
tiên tiến theo hướng quốc tế hóa phù hợp với xu hướng hội tụ kế toán quốc tế.
+ Nâng cao chất lượng đội ngũ cơ hữu trên các phương diện chuyên môn học
thuật, hiểu biết thực tiễn, phương pháp nghiên cứu, năng lực ngoại ngữ và khả năng sử
dụng công nghệ tiên tiến cho giảng dạy đồng thời tận dụng đội ngũ giảng viên thỉnh
giảng có trình độ và kinh nghiệm giảng dạy, có thâm niên công tác chuyên ngành để bổ
sung sự thiếu hụt về nhân lực lẫn chuyên môn trong điều kiện hiện tại của rất nhiều
trường. Bên cạnh cạnh đó cần phải khuyến khích và cần có cơ chế ràng buộc giảng viên
phải thay đổi phương pháp giảng dạy để cả người dạy lẫn người học buộc phải đọc và
nghiên cứu nhiều hơn, phải thảo luận, tranh luận và giải quyết tình huống nhiều hơn.
+ Việc tuyển chọn người học liên quan đến sự sống còn và phát triển của nhà
trường nói chung và của chuyên ngành đào tạo nói riêng. Các trường đại học cần phải
có cơ chế tuyển chọn phù hợp để tăng cường kết quả và chất lượng đầu vào làm cơ sở
để thực hiện có hiệu quả chương trình đào tạo đã được xây dựng.
+ Vấn đề cải thiện điều kiện về cơ sở vật chất là vấn đề rất quan trọng nhưng
đòi hỏi phải có mặt bằng, kinh phí và thời gian thực hiện. Đây là một bài toán khó với
nhiều trường nhưng nếu không giải được bài toán này một cách nhanh chóng và có
hiệu quả thì không thể nói đến việc nâng cao chất lượng đào tạo theo định hướng quốc
tế hoá. Một trong những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết sớm là hệ thống thư viện
và cơ sở dữ liệu cũng như công nghệ thông tin phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy và
học tập. Có thể nói đây là một trong những nền tảng quan trọng giúp người dạy và
người học có điều kiện tăng cường sự hiểu biết về chuyên môn học thuật để từ đó có
căn cứ kế thừa và phát triển ý tưởng mới trong việc dạy và trong việc học (Võ Văn Nhị
và Võ Minh Hùng, 2017, tr. 55-57).
148

5.3. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo
5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu
Nghiên cứu đi sâu phân tích, đánh giá sự khác biệt về BCTC của các DN FDI
theo chuẩn mực KTVN và quốc tế, các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC
của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. Nghiên cứu cũng đã phân tích
những tồn tại của chuẩn mực KTVN so với IAS/IFRS cần phải bổ sung, cập nhật. Tuy
nhiên, nghiên cứu này còn nhiều hạn chế như:
Thứ nhất: Nghiên cứu chưa khai thác từng nội dung cụ thể của IAS/IFRS có thể
bổ sung, chỉnh sửa, vận dụng hoặc áp dụng luôn vào Việt Nam. Vì vậy, những nghiên
cứu kế tiếp là rất cần thiết để đánh giá, phân tích từng nội dung cụ thể của IAS/IFRS
để có thể bổ sung, chỉnh sửa, vận dụng hoặc áp dụng luôn vào Việt Nam.
Thứ hai: Nghiên cứu chưa đề cập và phân tích sâu các điều kiện để Việt Nam
có thể áp dụng hoàn toàn IAS/IFRS. Do đó, các nghiên cứu tiếp theo cần nghiên cứu
các điều kiện cho việc chỉnh sửa để hoàn chỉnh chuẩn mực KTVN…
Thứ ba: Các điều kiện tiền đề cho việc chỉnh sửa, bổ sung chuẩn mực KTVN và
những tồn tại của chuẩn mực KTVN hiện nay cũng chưa được nghiên cứu cụ thể
Thứ tư: Phương pháp giảng dạy kế toán tại các trường đại học và các tổ chức …
cũng cần có những nghiên cứu để điều chỉnh.
Thứ năm: Việc tổng kết lý thuyết và các nghiên cứu khác nhau liên quan đến sự
khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế, các nhân tố ảnh hưởng đến sự
khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế chưa được các nhà khoa học
tổng kết một cách bài bản và xuyên suốt. Mặt khác, lý thuyết về chuẩn mực KTVN,
IAS/IFRA rất đa dạng và phong phú và dựa trên nhiều mục tiêu nghiên cứu khác nhau.
Do vậy, vấn đề đặt ra cho các nghiên cứu tiếp theo là tiếp tục hoàn thiện khung nghiên
cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn
mực KTVN và quốc tế.
Thứ sáu: Về phạm vi nghiên cứu, đối tượng chủ yếu của nghiên cứu này là các
DN FDI: Phạm vi về không gian nghiên cứu chưa phản ánh đầy đủ các khoản mục cơ
bản được trình bày trên BCTC như các khoản nợ phải trả. Đối tượng khảo sát chủ yếu
là hai đối tượng kế toán DN FDI và kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập. Vì
vậy, nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng về phạm vi, đối tượng nghiên cứu và đối tượng
khảo sát thì sẽ toàn diện hơn. Ngoài ra, các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về
BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế trong nghiên cứu này được
tác giả kế thừa và vận dụng từ các nghiên cứu trước có liên quan, tuy đã có sự bổ sung
149

các thuộc tính trong các nhân tố nhưng chưa có nhân tố nào là mới phát hiện. Đây là
điểm mà các nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện và kiểm tra thêm các nhân tố khác.
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo
Tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo từ những hạn chế của luận án đó là:
+ Nghiên cứu các nội dung cụ thể của IAS/IFRS để bổ sung, chỉnh sửa hoặc
vận dụng cho Việt Nam hiện nay.
+ Nghiên cứu các nội dung cụ thể của IAS/IFRS có thể áp dụng ngay vào Việt Nam.
+ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng IAS/IFRS vào điều
kiện ở Việt Nam
+ Nghiên cứu phương pháp giảng dạy kế toán nhằm vận dụng IAS/IFRS đáp
ứng yêu cầu hội nhập
+ Nghiên cứu các điều kiện để chuyển từ giảng dạy kế toán truyền thống sang
giảng dạy IFRS tại các trường đại học.
150

KẾT LUẬN
Giảm sự khác biệt, tăng cường sự hài hòa giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế
về BCTC của các DN FDI góp phần nâng cao CLTT nói chung và thông tin tài chính
nói riêng cho các DN cũng như sự phát triển, mở rộng quy mô của các DN FDI. Việc
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn
mực KTVN và quốc tế và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, qua đó đề xuất các
khuyến nghị thích hợp để góp phần giảm sự khác biệt, tăng cường sự hài hòa giữa
chuẩn mực KTVN và quốc tế về BCTC của DN FDI là một trong những yêu cầu bức
thiết và là mục tiêu chính của nghiên cứu này.
Dựa trên nền tảng các cơ sở lý thuyết về BCTC, chuẩn mực KTVN và quốc tế,
kết hợp với việc tổng hợp các công trình có liên quan, luận án đã làm rõ hơn các vấn
đề lý luận về BCTC, sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế, phân tích các nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đo lường.
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp định tính và định lượng,
trong đó kết quả khám phá của nghiên cứu định tính là cơ sở để xác định mô hình các
nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tới sự khác biệt về BCTC
của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế.
Kết quả của nghiên cứu là cơ sở để tác giả đề xuất những khuyến nghị để giảm
sự khác biệt, tăng cường sự hòa hợp giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế về BCTC
nhằm hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng cũng như mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Qua
việc hệ thống hóa lý luận BCTC, sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế đã tạo nên một bức tranh tổng thể đối với các đối tượng quan tâm
nghiên cứu đến các vấn đề có liên quan đến đề tài. Kết quả của nghiên cứu còn mở ra
các hướng nghiên cứu mới mà các tác giả khác có thể hướng đến. Về thực tiễn, kết quả
của nghiên cứu góp phần vào việc định hướng bổ sung, chỉnh sửa các chính sách, cơ
chế cho các cơ quan quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán, nâng cao hiệu quả đào
tạo của các cơ sở đào tạo kế toán và các trường đại học đào tạo kế toán, kiểm toán. Kết
quả nghiên cứu còn góp phần làm minh bạch thông tin trong lĩnh vực tài chính của DN
FDI để thu hút đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng còn một số hạn chế về phạm vi, không gian và thời
gian nghiên cứu. Những hạn chế này cũng là những gợi ý cho các hướng nghiên cứu
theo theo sau. Với xu hướng phát triển của nền kinh tế và lộ trình hội nhập kinh tế khu
vực và thế giới, với sự quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, sự hỗ trợ của các tổ
chức nghề nghiệp, sự đồng lòng chung sức của toàn bộ đội ngũ nhân viên kế toán,
kiểm toán trong hệ thống các DN FDI, công ty kiểm toán độc lập hy vọng trong thời
gian tới các DN FDI sẽ có những bước đột phá và lớn mạnh cả về chất và lượng nhằm
khẳng định vai trò của mình trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ

1. Đỗ Đức Tài và Ngọ Thị Thu Giang (2016). “Sử dụng hóa đơn GTGT và phương
pháp hạch toán đối với hàng khuyến mại, cho, biếu, tặng và tiêu dùng nội bộ: Những
nghiệp vụ cụ thể tại các DN hiện nay đáng quan tâm”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Học
viện Ngân hàng tổ chức, 3/2016, 91-98.
2. Đỗ Đức Tài (2016). “Nghiên cứu sự hài hòa của chuẩn mực và chế độ kế toán Việt
Nam với Chuẩn mực kế toán quốc tế”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, Tạp chí Kế
toán và Kiểm toán tổ chức, 4/2016, 105-108.
3. Đỗ Đức Tài và Nguyễn Hoài Anh (2016). “Kinh nghiệm xử lý một số nghiệp vụ
phát sinh khi quyết toán thuế TNDN”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Đại học Hùng
Vương tổ chức, 5/2016, 43-50.
4. Đỗ Đức Tài và Nguyễn Thị Hương (2016). “Tác động của CMKT và pháp luật thuế đến
kết quả hoàn thành công việc của chuyên viên kế toán DN tại Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo
khoa học quốc gia, Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức, 11/2016, 319-331.
5. Đỗ Đức Tài và Nguyễn Thị Hương (2017). “Lập và sử dụng hóa đơn tài chính: Từ quy
định đến thực tiễn”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Đại học Ngoại thương tổ chức, 3/2017, 222-
237.
6. Đỗ Đức Tài và Lê Quang Trung (2017). “Sự khác biệt giữa kế toán Việt Nam và Kế
toán quốc tế về hàng tồn kho”, Tạp chí Kế toán Kiểm toán, 7 (166), 28-30 và 57.
7. Đỗ Đức Tài và Trương Đức Định (2017). “Kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế trong
trình bày BCTC: Trường hợp các DN FDI tại Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia,
Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức, 7/2017, 105-118.
8. Đỗ Đức Tài và Đoàn Thị Nguyệt Ngọc (2017). “Ảnh hưởng của nhân tố giáo dục
đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế”,
Tạp chí Kế toán Kiểm toán, 10 (169), 38-41.
9. Đỗ Đức Tài và Trần Thị Dự (2017). “Ảnh hưởng của nhân tố văn hóa đến sự khác
biệt về BCTC của các DN FDI theo kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế”, Kỷ yếu hội
thảo khoa học quốc gia, Đại học Quy nhơn tổ chức, 11/2017, 92-97.
10. Đỗ Đức Tài, Trương Đức Định và Nguyễn Văn Thụ (2017). “Ảnh hưởng của nhân tố
pháp lý đến sự khác biệt về BCTC theo kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế: Trường hợp
DN FDI tại Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, Đại học Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội và Tạp chí Kế toán và Kiểm toán tổ chức, 11/2017, 183-194.
11. Duc Tai Do and Manh Dung Tran (2017). “Differences of Items in the Financial
Statements of FDI Firms under Vietnamese Accounting and International
Accounting”, Research Journal of Finance and Accounting, 8 (24), 2017, 45-53.
12. Duc Tai Do and Duc Dinh Truong (2018). “The influence of economic factor on
the differences in the financial statements under Vietnamese accounting and
international accounting: The case of FDI firms in Vietnam”; The 5th IBSM
International Conference on Business, Management and Accounting, Hanoi University
of Industry, Vietnam; 19-21 April 2018; 681-691 .
13. Duc Tai Do, Manh Dung Tran, Thi Ngoc Lan Nguyen, Duc Dinh Truong and Duc
Cuong Pham (2018). “Determinants influencing differences of financial statements
under Vietnamese accounting and international accounting: The case of Vietnam”,
Management Science Letters (SCOPUS); Volume 8 Issue 6, 2018; 555-568,
http://growingscience.com/msl/msl.html.
14. Trần Mạnh Dũng và Đỗ Đức Tài (2018). “Một số khoản mục trên báo cáo tài chính
của các doanh nghiệp FDI: Sự khác biệt đáng kể giữa kế toán quốc tế và kế toán Việt
Nam?”, Tạp chí Kế toán Kiểm toán, số 175, 8-10, 27.
15. Đỗ Đức Tài, Hoàng Thị Thu Trang và Mai Thị Hà (2018). “Tổng quan nghiên cứu
ảnh hưởng của nhân tố kinh tế đến sự khác biệt về báo cáo tài chính theo kế toán Việt
Nam và IAS/IFRS: Trường hợp doanh nghiệp FDI tại Việt Nam”; hội thảo khoa học,
“Kế toán – Kiểm toán – Tài chính Việt Nam: Thực trạng và phương hướng hoàn
thiện”, Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh tổ chức, 5/2018, 319-325.
16. Duc Tai Do, Duc Dinh Truong, Manh Dung Tran and Thi Ngoc Lan Nguyen
(2018). “Determinants Influencing Performance of Accountants: The Case of
Vietnam”, International Journal of Economics and Finance, Vol. 10, No. 7; 2018, 1-9.
(http://www.ccsenet.org/journal/index.php/ijef/index).
17. Duc Tai Do, Duc Dinh Truong, Manh Dung Tran and Thi Ngoc Lan Nguyen. (2018).
“Presentation of Financial Statements under Vietnamese Accounting and International
Accounting: Big or Small Differences?”, International Journal of Innovative Research
and Knowledge, Vol.3, Issue .8, August 2018, pp 20-31.
18. Duc Dinh Truong, Duc Tai Do and Manh Dung Tran (2018). “Evaluation of
Accountants’ Performance: The Case of Vietnam”, Research Journal of Finance and
Accounting, Vol.9 No.12, 2018, pp. 39-45.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aboagye, H. (2007), Adoption of IPSAS in Ghana -prospects, challenges and the
way forward, Accessed 16 November 2014, www.pwc.com.
2. Adam, A. và Đỗ Thùy Linh (2005), Hội nhập các nguyên tắc kế toán và kiểm
toán quốc tế, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Ahmad, M. A. (2003), The value relevance of accounting numbers and the
implications for international accounting standards harmonization: Evidence
from Saudi Arabia and Kuwait, Thesis, Florida Atlantic University.
4. Ahmad, K. & Mohamed Zabri. S. (2015), Factors explaining the use of
management accounting practices in Malaysian medium-sized firms, Journal of
Small Business and Enterprise Development 22.4 (2015): 762-781.
5. Ahmed, K. & Hossain, M. & Adams, M. B. (2006), ‘The effects of board
composition and board size on the informativeness of annual accounting
earnings’, An International Review, 14, 418-431.
6. Ali, .S.Z. & Butt, S. & Hasan.A. (2009), Corporate Governance and
Earnings Management an Empirical Evidence Form Pakistani Listed
Companies. European Journal of Scientific Research, 26 (4), 624-638.
7. Ampofo, A. A., & Sellani, R. J. (2005). Examining the differences between
United States Generally Accepted Accounting Principles (U.S. GAAP) and
International Accounting Standards (IAS): Implications for the harmonization of
accounting standards. Accounting Forum, 29, 219–231.
8. An Ngọc (2016), Cục Đầu tư nước ngoài: Việt Nam đang có nhiều thuận lợi để
thu hút đầu tư, truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2017, từ http://cafef.vn.
9. Archambault, J. J., & Archambault, M. E. (2003). A multinational test of
determinants of corporate disclosure. The International Journal of Accounting,
38, 173–194.
10. Armstrong, C.C.S. (2010), Market Reaction to the Adoption of IFRS in Europe,
The Accounting Review, 85(1), Date June 14, 2016, from http://aaajournals.org.
11. Baker, C.R. & Barbu, E.M. (2007), Trends in research on international
accounting harmonization, The International Journal of Accounting, 42(3), date
August 12, 2016, from http://www.sciencedirect.com.
12. Ball, R. (2006), International Financial Reporting Standards (IFRS): pros and
cons for investors, Accounting and Business Research, September, date August
12, 2016, from http://www.tandfonline.com.
13. Ball, R., Kothari, S. P., & Robin, A. (2000). The effect of international
institutional factors on properties of accounting earnings. Journal of Accounting
and Economics, 29(1), 1–51.
14. Beest, F. & Braam, G. & Boelens, S. (2009), Quality of
financial reporting: measuring qualitative characteristics, Institute for
Management Research, 09, 90-108.
15. Belkaoui, A. (1985), International accounting Issues and Solutions, Quorum
Books, Westport, connecticut, London, England, 29, 44-47.
16. Bellanca, S. (2014), ‘Julien Vandernoot International Public Sector Accounting
Standards (IPSAS) Implementation in the European Union (EU) Member States’,
Journal of Modern Accounting and Auditing, 10 (3), 257-269.
17. Bello, A. (2013), IPSAS: Issues, Challenges and Implementation, Being a paper
presented at MCPD organized by Institute of Certified Public Accountants of
Nigeria (ICPAN).
18. Beuselinck, C., Philip, J., Inder, K. & Sofie,V.D.M. (2010). Mandatory IFRS
Reporting and Stock Price Informativeness. Available at:
https//papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=1381242. [Accessed on 28
Apr 2015].
19. Bộ Tài chính (1995); QĐ 167/2000/QĐ-BTC.
20. Bộ Tài chính (1995); Quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995.
21. Bộ Tài chính (2001); QĐ số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của BTC về
việc ban hành và công bố 4 CMKT đợt 1.
22. Bộ Tài chính (2002); QĐ số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của BTC về
việc ban hành 6 CMKT đợt 2.
23. Bộ Tài chính (2002); TT79/2002/TT-BTC.
24. Bộ Tài chính (2003); QĐ số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của BTC về
việc ban hành 6 CMKT đợt 3.
25. Bộ Tài chính (2005); QĐ 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 của BTC về việc
ban hành 4 CMKT đợt 5.
26. Bộ Tài chính (2005); QĐ 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 của BTC về việc
ban hành 6 CMKT đợt 4.
27. Bộ Tài Chính (2006); QĐ 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính.
28. Bộ Tài chính (2009); TT210/2009/TT-BTC ngày 06/11/2009 của bộ Tài Chính.
29. Bộ Tài Chính (2013); TT số 228/2009/TT-BTC.
30. Bộ Tài Chính (2013); TT số 45/2013/TT-BTC: Hướng dẫn chế độ quản lý, sử
dụng và trích khấu hao Tài sản cố định.
31. Bộ Tài chính (2014); TT126/2014/TT-BTC.
32. Bộ Tài chính (2014a); Thông tư 200/2014/TT-BTC về Hướng dẫn chế độ kế toán DN.
33. Bộ Tài chính (2014b); Thông tư số 157/2014/TT-BTC về Quy định về kiểm soát
chất lượng dịch vụ kiểm toán.
34. Bộ Tài Chính (2016); TT133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của bộ Tài Chính.
35. Bonner, S. E. (1994). A model of the effects of audit task complexity.
Accounting, Organizations and Society, 19(3), 213–244.
36. Boolaky, P.K. (2003), Determinants of Accounting Standards in the Southern
African Development Community (SADC), Bournemouth UniversitySchool of
Finance and Law. Fern Barrow, Poole, Dorset, BH 12 5 BB.
37. Boud, D. & Feletti, G. (1997), Changing problem-based learning [Introduction],
In D.Boud & G. Feletti (Eds.), The challenge of problem-based learning (2nd
ed.; pp. 1-14), London: Kogan Page.
38. Bradbury, M.E. & Kim, M.M. (2017). Interpreting the impact of IFRS Adoption,
Australian Accounting Review, Vol.27, Issue 2: 214-219.
39. Brusca, I. & Montesinos, V. & Chow, D. (2013), Legitimating international public
sector accounting standards (IPSAS): the case of Spain, Department of Accounting
at the University of Zaragoza, University of Valencia, Durham University.
40. Cao Thị Cẩm Vân (2016), Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây
dựng CMKT công Việt Nam trong điều kiện vận dụng CMKT công quốc tế, Luận
án tiến sĩ, ĐH Kinh tế TP HCM.
41. Carlin, T. & Khairi, K. & Finch, N. (2010), An Empirical Investigation of
Compliance and Disclosure Quality Under FRS 36 for Singaporean Listed
Firms, date August 12, 2016, from http://papers.ssrn.com.
42. Chamisa, E. E. (2000). The relevance and observance of the IASC Standards in
developing countries and the particular case of Zimbabwe. International Journal
of Accounting, 35(2), 267–286.
43. Chand, P. & Patel, C. & Day, R. (2008). Factors causing differences in the financial
reporting practices in selected south pacific countries in the post – convergence
period, Asian Academy of Management Journal, 13 (2), 111–129.
44. Chính phủ (2016): Báo cáo của Chính phủ, truy cập ngày 05 tháng 4 năm 2017,
từ http://gso.gov.vn.
45. Choi, F.D.S. & Mueller, G. (1984), International Accounting, Prentice – Hall,
Inc. Englewood Clifft, New Jersey, 41-44.
46. Choi, F.D.S. and Meek, G.K. (2011), International Accountting, 7 th edition,
Prentice Hall.
47. Chow, C. W., Harrison, G. L., McKinnon, J. L., & Wu, A. (2002). The
organizational culture of public accounting firms: Evidence from Taiwanese local
and US affiliated firms. Accounting, Organizations and Society, 27, 347–360.
48. Chow, L.G. (1995), ‘Accounting reforms in China: Cultural constraints on
implementation and development’, Accounting and Business Research, 26, 29-49.
49. Christensen, H. & Lee, E. & Walker, M. (2008), Incentives or standards: What
determines accounting quality changes around IFRS adoption? Accessed August
12, 2016, http://papers.ssrn.com.
50. Christiaens, J. & Vanhee, C. & Manes-Rossi, F. & Aversano, N. (2013): The
Effect of IPSAS on Reforming Governmental Financial Reporting: an
International Comparison. University Gent.
51. Christine, R. & Dunstan, K. & Stanley, T. (1999). Constituent Participation in
the Australian Public Sector Accounting Standard Setting Process: The Case of
ED55. School of Accountancy Queensland University of Technology.
52. Chunyan, L. (2001), An analysis of the impact of international accoungting
standards, Doctor of Philosophy, Graduate Program in Management.
53. Creswell, J.W. & Clark, P. (2011): Designing and conducting mixed methods
research, 2nd Ed, Thousand Oaks, CA: Sage.
54. Creswell, J.W. (2003): Research design: Qualitative, Quantitative and Mixed
Methods Approaches. 2nd Ed, Thousand Oaks, Sage publications.
55. Creswell, J.W. (2007): Qualitative inquiry and research design: choosing among
five approach. 2nd Ed, Thousand Oaks, Sage publications.
56. Đặng Ngọc Hùng (2016), ‘Kế toán giá trị hợp lý tại Việt Nam: Thực trạng và giải
pháp’, kỷ yếu hội thảo Kế toán và Kiểm toán – 20 năm cải cách và hội nhập, tạp
chí Kế toán Kiểm toán, 96 - 100.
57. Đặng Thái Hùng (2008), Hệ thống CMKT Việt nam: Sự cần thiết, nội dung và lộ
trình của việc cập nhật và ban hành mới, Tạp chí Kế toán, truy cập ngày 19
tháng 11 năm 2016, từ http://www.tapchiketoan.com.
58. Deloitte (2016): Tài liệu hướng dẫn kiểm toán sử dụng tham khảo, Hà Nội.
59. Devalle, O. & Magarini. (2010). Assessing the Value Relevance of Accounting
Data after the Introduction of IFRS in Europe. Journal of International financial
management and accounting , Vol.21: 85-119.
60. Ding, Y. & Jeanjean, T & Stolowy, H. (2005), ‘Why do National GAAP Differ from
IAS? The Role of Culture’, The International Journal of Accounting, 40 (4), 325-350.
61. Đinh Thị Kim Xuyến (2016), ‘Hài hòa hóa CMKT và chế độ kế toán DN’, kỷ yếu
hội thảo Kế toán và Kiểm toán – 20 năm cải cách và hội nhập, Tạp chí Kế toán
và Kiểm toán, 80 - 83.
62. Đỗ Đức Tài, Trương Đức Định và Nguyễn Văn Thụ (2017), Ảnh hưởng của nhân
tố pháp lý đến sự khác biệt về BCTC theo kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế:
Trường hợp DN FDI tại Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, Đại học
Kinh doanh và công nghệ Hà Nội và Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, 11/2017.
63. Đỗ Thị Lan Hương (2013), ‘Những khó khăn khi áp dụng IAS 12 đối với ngành
Công nghệ thông tin’, Tạp chí Kế toán Kiểm toán, 1+2, 35 - 36.
64. Do, D.T. & Tran, M.D. & Nguyen, T.N.L. (2017), ‘Differences of Financial
Statement Presentation of FDI Firms under Vietnamese Accounting and International
Accounting”, American Based Research Journal, 6 (12), 47-57.
65. Do, D.T. & Tran, M.D. (2017), “Differences of Items in the Financial Statements
of FDI Firms under Vietnamese Accounting and International Accounting”,
Research Journal of Finance and Accounting, 8 (24), 45-53.
66. Đoàn Nguyễn Trang Phương (2013), ‘Vận dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế số
19 – Lợi ích nhân viên để ghi nhận lương hưu trong điều kiện thực tế ở Việt
Nam’, Tạp chí Kế toán Kiểm toán, 1+2, 37 - 40.
67. Đoàn Xuân Tiên (2008), ‘Hệ thống CMKT Việt nam: Những vấn đề cần tiếp tục
hoàn thiện’, Tạp chí Kiểm toán, 6 (91), 6-11.
68. Doupnik, T. S. & Taylor, M. E. (1985), ‘An Empirical Investigation of the
Observance of IASC Standards in Western Europe’, Management
International Review, Accessed 12 August, 2015, http://www.jstor.org.
69. Doupnik, T. S., & Richter, M. (2003). Interpretation of uncertainty expressions:
A crossnational study. Accounting, Organizations and Society, 28, 15–35.
126b. Doupnik, T. S (2004). The impact of culture on the interpretation of 'in
context' verbal probability expressions. Journal of International Accounting
Research, 3(1), 1–20.
70. Doupnik, T. S., & Salter, S. B. (1995). External environment, culture and
accounting practice: A preliminary test of a general model of international
accounting development. International Journal of Accounting, 30(3), 189–207.
71. Dritsas, S. & Petrakos, G. (2014), Historical Financial Information: An Empirical
Study on the First Time Adoption of IFRS in Greece. International Business
Research, Vol.7, No 8: 47-58.
72. Đường Nguyễn Hưng (2012), ‘Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển
của hệ thống kế toán Việt Nam’, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, 10, 21 -23.
73. Ehoff, J. & Fischer, D. (2013), ‘Why The SEC Is Delaying Adoption Of
International Financial Reporting Standards’, International Business &
Economics Research Journal, 12 (2), 223-228.
74. Enthoven, A.J. (1965), ‘Economic development and accountancy’, Journal of
accountancy, 8, 29-35.
75. FASB & IASB (2012), Note from IASB on Governance Enhancements, Accessed
August 12, 2016, Available at: https://docs.google.com, www.financialstability.
76. FASB (2010), Rules of Procedure. Financial Accounting Standards Board,
Accessed August 12, 2016, http://www.fasb.org.
77. Ferreira, A. & Otley, D. (2005). The design and use of management control
systems: an extended framework for analysis. AAA 2006 Management
Accounting Section (MAS) Meeting,
http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=682984 (truy cập 15/8/2017).
78. Francis, J. & LaFond, R. & Olsson, P. & Schipper, K. (2005). The market pricing
of accrual quality. Journal of Accounting and Economics, 39(2); 295-327.
79. Garrido, J. & Franco, M. (2002), ‘Measurement of formal harmonization
progress: The IASC experience’, The International Journal of Accounting, 37(1),
Accessed October 2, 2016, http://www.sciencedirect.com.
80. Gerbing, D.W. & Anderson, J.C. (1988), ‘An Update Paradigm for Scale
Development Incorporing Unidimensionality and Its Assessments, Journal of
Marketing Research, 25, 186-192
81. Gorsuch, Richard L. (1983), Factor Analysis 2nd ed., Hillsdale, NJ: Erlbaum.
82. Gray, J.S. (1988), Towards a Theory of Cultural Influence on the Development
of Accounting Systems Internationally [pdf] Available at, Accessed 18 October,
2016, http://apira2010.econ.usyd.edu.au.
83. Gray, J.S., Kang, T., Lin, Z. & Tang, Q. (2015). Earning Management in Europe
Post IFRS: Do Cultural Influences Persist? Management International Review,
Vol.55, issue 6: 827-856.
84. Gulam, K.C. (2002), Investment decision impact of differential internnational
accounting disclosures on professional financial analysts: A behavioral study,
Doctor of Business Administration, Nova Southeastern University.
85. Hà Thị Ngọc Hà (2013), ‘Nội dung cần sửa đổi, bổ sung phù hợp với Chuẩn mực
kế toán quốc tế: CMKT số 16-chi phí đi vay’, Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế
toán, 5 (118), 17 - 19.
86. Hà Thị Ngọc Hà (2016), ‘Cần khẩn trương ban hành CMKT phù hợp với thông
lệ quốc tế’, Tạp chí Chứng khoán, 214, 18 - 21
87. Hạ Thị Thu Thủy (2016), Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc
gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; DN Việt Nam năm 2015 và triển vọng 2016, ngày
truy cập 16/3/2016, từ http://khucongnghiep.com.vn.
88. Hà Xuân Thạch và Nguyễn Ngọc Hiệp (2011), ‘Vận dụng hệ thống Chuẩn mực
kế toán quốc tế vào công tác lập BCTC ở các công ty cổ phần Việt Nam chuẩn bị
niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán quốc tế’, Tạp chí Phát triển kinh
tế, 251, 22 - 27.
89. Hair J.F, Anderson, R.E., Tatham, R.L., and Black, W.C. (2006). Multivariate
data analysis. Prentice-Hall, International, Inc.
90. Hair, J.F. & Black, W.C. & Tatham, R.L. & Anderson, R.E. (2010), Multivariate
Data Analysis, 5th Ed. NJ, USA: Prentice-Hall
91. Hamisi, K.S (2012), The factors affecting the implementation of international
public sector accounting standards in Kenya, A research project submitted in
partial fulfillment of the requirements of the degree of master of business
administration, University of Nairobi.
92. Herz, R.H. & Petrone, K.R. (2005), ‘International Convergence of Accounting
Standards-Perspectives from the FASB on Challenges and Opportunities’,
Northwestern Journal of International Law & Business, Accessed October 5,
2016, http://heinonlinebackup.com.
93. Hồ Tuấn Vũ (2016), Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm
soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, ĐH
Kinh tế TP HCM.
94. Hoàng Thị Hạnh và Nguyễn Tuấn Dũng (2016), Bàn về vấn đề bảo vệ môi
trường ở khu vực FDI, truy cập ngày 05/8/2016, từ http://moitruong.net.vn.
95. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS, Tập 2, NXB Hồng Đức, TP Hồ Chí Minh.
96. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2010), Thống kê ứng dụng trong kinh
tế xã hội, Nhà xuất bản Lao động xã hội, TP Hồ Chí Minh.
97. Hofstede, G. (1980). Cultures' consequences: International differences of work
related values. Beverly Hills, CA: Sage Publications.
98. Hofstede, G. (1984), Cultural dimensions in management and planning,
Accessed 8 September 2016, http://www.springerlink.com.
99. Hofstede, G. (2012), Cultural Demesion of Vietnam, Accessed October 4, 2015,
http://geert-hofstede.com.
100. Hofstede, G. (2013), Cultural Demesion of Vietnam, Accessed April 24, 2015, at
http://geert-hofstede.com.
101. Hopwood, A. J. (2000). Understanding financial accounting practice.
Accounting, Organizations and Society, 25(8), 763–766.
102. Horton, J., Serafeim, G. & Serafeim, I. (2013). Does Mandatory IFRS Adoption
Improve the Information Environment? Social Sciences and
Humanities, Vol.30: 388-323.
103. Hui, L. (1993), Harmonization of International Accounting Standards, In Partial
Fulfillment of the Requirements for the Degree Master in Professional Studies, A
Thesis Presented to The School of Business Quinnipiac College.
104. Hung, M. & Subra-mamyam, K. (2007), ‘Finacial Statement effects of adopting
international accounting standard: The case of Germany’, Review of Accounting
Studies, 12, 623-657.
105. IASB (2010a), The Conceptual Framework for Financial Reporting, was
approved September, 2010, Accessed 3 Septemper 2016, at http://eifrs.ifrs.org.
106. IASB (2010b), IFRS Practice Statement Management Commentary, Accessed 15
November , 2016, http://www.ifrs.org.
107. IASB (2012), International Accounting Standards Board – A Guide to the IFRS
for SMEs.
108. IASC (1998a), ‘Preface to Statements of International of Accounting Standards
approved in November 1982’, International Accounting Standards 1998,
London: International of Accounting Standards Committee.
109. IASC (1998b), ‘IASC Constitution’, International Accounting Standards
1998, London: International of Accounting Standards Committee.
110. IASC Foundation (2010), International Financial Reporting Standard – Part A.
111. IFRS (2012). The IFRS Foundation and its translation policies. [on line]
Available at:<http://www.ifrs.org/Use-around-the-world/IFRS-
translations/Pages/IFRStranslations.aspx> [Accessed 15 October, 2012].
112. IFRS (2012c), The move towards global standards, Accessed Oct 2, 2016,
Available at: http://www.ifrs.org.
113. IFRS Foundation (2012a), Due Process Handbook for the IASB.
114. Ijeoma, N. B. & Oghoghomeh,T. (2014): The impact of International Public Sector
Accounting Standard (IPSAS) On Reliability, Credibility And Integrity Of Financial
Reporting In State Government Administration In Nigeria, International journal of
technology enhancements and emerging research, Vol s, issue 3.
115. Istratea, C. (2015), The importance of the transition to IFRS for insurance companies in
Romania, International Finance and Banking Conference FI BA, 2015.
116. Jabnoun, N. & Al-Tamimi, H.A.H. (2003), ‘Measuring perceived service quality
at UAE commercial banks’, International Journal of Quality and Reliability
Management, 4, 4-11.
117. Jaggi, B. & Lowf, P.Y. (2000), ‘Impact of Culture, Market Forces, and
Legal System on Financial Disclosures’, The International Journal of
Accounting, 35 (4), 495-519.
118. James, L.C. (2006), IPSAS and Government Accounting Reform in Developing
Countries, Public Sector Accounting, volume IV comparative International, 219- 230.
119. Janor, H. & Rahim, R.A. & Rahman, A. & Auzairy, N.A. & Hashim, N.A. & Yusof,
M.Z. (2013), ‘Integrating Student-Centered Learning in Finance Courses: The Case of
a Malaysian Research University’, International Education Studies; 6 (6).
120. Jenice, P. (2006): Interpretation and Application of International Financial
Reporting Standards 2006, https://www.amazon.com.
121. Jonas, G.J. & Blanchet, J. (2000), Assessing Quality Financial
Reporting, Accounting Horizons, 14(3), 353-363.
122. Jones, S. & Belkaoui, A. R. (2010), Financial accounting theory.
Melbourne: Cengage Learning. Point of view 2009, Accessed 2 April, 2016,
Available at: www.iasplus.com.
123. Jonhson, R.B. & Meeker, K. & Loomis, E. & Onwuegbuzie, A.J. (2007),
‘Toward a definition of mixed methods research’, Journal of mixed methods
research, 1(2), 112-133.
124. Juchau, R. (1978). Accounting practice problems in Papua New Guinea and Fiji.
The Australian Accountant, March, 110–113.
125. Karia, J.M. (2007): IPSAS Adoption at the United Nations Reform, Progress,
Outlook. NY: Briefing at CFO Workshop.
126. Katerina, S. (2010), Shift from National Reporting to Reporting in Accordance
with International Financial Reporting Standard for Small and Medium-sized
Entities and Its Effect on Financial Management– the Case of the Czech
Republic. Journal of Competitiveness, Vol.2, Issue 2:74-89.
127. King, N. ( 2004), ‘Using Templates in the Thematic Analysis of Text. In C.
Cassell, & G. ‘Symon’, Essential Guide to Qualitative Methods in
Organizational Research, 256-270, London: Sage.
128. Krzywda, D. & Schroeder, M. (2007), An Analysis of the Differences between IFRS
and Polish Accounting Regulations: Evidence from the Financial Statements of
Listed Entities on the Warsaw Stock Exchange for the Calendar Years Ending 2001,
2003 and 2004. Journal accounting in Europe, Vol.4: 79-107.
129. Erlend Kvaal, E. and Nobe, C. (2009), International differences in IAS/IFRS
policy choice
130. Laili, N. (2008), ‘IFRS Adoption and Organisational Change-Evidence from
Malaysia’, Journal of Law and Financial Management, Accessed Sep 12, 2015],
Available at: http://papers.ssrn.com.
131. Lainez, C. (1999), ‘The Spanish accounting system and international accounting
harmonization’, The European Accounting Review, 81(1), Accessed Sep 12,
2015, Available at: http://www.tandfonline.com.
132. Lại Thị Thu Thủy và Phạm Đức Hiếu (2017), ‘Nhân tố ảnh hưởng chất lượng
dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính – Đánh giá của doanh nghiệp FDI tại Việt
Nam’, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, 169, 25 – 29 và 48.
133. Lasmin, D. (2011a), ‘Empirical Evidence on Formal and Material Harmonization of
National Accounting Standards’, Journal of International Business
Review, Forthcoming, Accessed Oct 2, 2016], Available at: http://papers.ssrn.com.
134. Lasmin, D. (2011b), ‘The Unwanted Effects of International Financial Reporting
Standards (IFRS) Adoption on International Trade and Investments in
Developing Countries’, Journal of Economics and Economic Education,
Accessed Sep 12, 2015, Available at: http://papers.ssrn.com.
135. Lê Hoàng Phúc (2011), ‘Sự hòa hợp giữa chuẩn mực KTVN và chuẩn mực kế
toán quốc tế – Thực trạng nguyên nhân và định hướng phát triển’, Tạp chí Kế
toán Kiểm toán, 11, 20 - 22, 36.
136. Lê Hoàng Phúc (2014), Vận dụng Chuẩn mực kế tóan quốc tế để hoàn thiện hệ
thống BCTC DN trong điều kiện ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, ĐH Kinh tế TP HCM.
137. Lê Mạnh Hùng (2007), ‘VAS15 với IAS11 về hơp đồng xây dựng-Những điểm
khác biệt’, Tạp chí Kế Toán, 8, 17 - 20.
138. Lê Quốc Phương (2017), ), ‘Thuận lợi và thách thức trong kiểm soát lạm phát’,
Tạp chí Tài chính, 3.
139. Le Thi Nha Trang (2012): Application of IPSAS Standards to the Vietnamese
Government Accounting and Financial Statements. University of Tampere,
Master Program in Public Finance Management.
140. Lê Thị Thúy Loan (2005), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống CMKT Việt
nam, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
141. Lee, G. & Fargher, N. (2010), ‘Did the Adoption of IFRS Encourage
CrossBorder Investment’, Accessed Oct 12, 2015 , Available at: http://ssrn.com.
142. Lennox, C. (1999). Are large auditors more accurate than small auditors?
Accounting and Business Research, 29(3), 217–227.
143. Libby, R., & Luft, J. (1993). Determinants of judgment performance in
accounting settings: Ability, knowledge, motivation and environment.
Accounting, Organizations and Society, 18(5), 425–450.
144. Libby, R., & Tan, H. (1994). Modeling the determinants of audit expertise.
Accounting, Organizations and Society, 19, 701–716.
145. Lisa, Nguyen. (2012), Resistance or change in the Vietnamese accounting field?.
ARA 2012 Conference.
146. Lyle, N. (2008), Fianacial Reporting Supply Chain, March 2008, by the
International Federation of Accountants (IFAC).
147. Lyung, S. (2009), ‘Banking and finanial sector reforms in VietNam’, Asean
Economic Bulletin, 26, 44-57.
148. Madawaki, A. (2012), Adoption of International Financial Reporting Standards
in Developing Countries: The Case of Nigeria. International Journal of Business
and Management, Vol 7, No. 3: 152-161.
149. Maines, L. & Wahlen, J. (2003), The Nature of Accounting Information
Reliability: Inferences from Archival and Experimental Research.
http://repository.binus.ac.id.
150. Mantzari, E., Sigalas, C. & Hines, T. (2017). Adoption of the International
Financial Reporting Standard by Greek non-listed companies : The role of
coercive and hegemonic pressures, Accounting Forum, Vol.41, No.3 :185-205.
151. Mbaya, M. (2014): Implication ofInternational Public Sector Accounting
Standards, (IPSASs) on County Financial Management and Reporting, Accessed
05 November 2015, Available at: http://www.icpak.com.
152. Michael, J.N. (2011), International financial reporting standards (IFRS) and the
institutional environment: Their joint impact on accounting comparability,
doctor of philosophy, Graduate Studies of Texas A&M University.
153. Miles, M.B. & Huberman, A.M. (1994): Qualitative data analysis, 2nd Ed, Sage
Publications, America.
154. Mueller, G. (1967), International Accounting New York. The Macmillan Company,
1, 2-12.
155. Nghiêm Văn Lợi (2017), ‘Đổi mới đào tạo kế toán ở Việt Nam theo yêu cầu hội
nhập quốc tế’, kỷ yếu hội thảo khoa học Nghiên cứu và đào tạo kế toán, kiểm
toán của các trường đại học Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế, trường Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 39 – 52.
156. Nguyen & Hooper,K. & Sinclai, R.M.S. (2012), Resistance or change in the
VietNamese accounting field, World Business and Economics Research
Conference 2012, February 20, 2015, tpt://ssm.com.
157. Nguyễn Công Phương (2017), ‘Thách thức và giải pháp trong đào tạo kế toán khi
áp dụng IFRS’, kỷ yếu hội thảo khoa học Nghiên cứu và đào tạo kế toán, kiểm
toán của các trường đại học Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế, Đại học Kinh tế
quốc dân, 31-38.
158. Nguyễn Đình Hùng (2010), Hệ thống kiểm soát sự minh bạch thông tin tài
chính công bố của các công ty niêm yết tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh
tế, ĐH Kinh tế TP.HCM.
159. Nguyễn Đình Thọ (2010), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh,
thiết kế và thực hiện, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Tp Hồ Chí Minh.
160. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh,
Nhà xuất bản Lao động xã hội, Tp Hồ Chí Minh.
161. Nguyễn Hữu Ánh, 2013. Đóng góp của các trường phái lý thuyết kế toán và
nghiên cứu kế toán đương đại trong việc xây dựng các nguyên tắc kế toán. Tạp
chí kinh tế phát triển, 194, 3-8.
162. Nguyễn Phúc Sinh (2008), Nâng cao tính hữu ích của BCTC DN
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, ĐH Kinh tế
TP. Hồ Chí Minh.
163. Nguyễn Thành Chung (2016), Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với
chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, truy cập ngày 13 tháng 6
năm 2016, từ http://www.mof.gov.vn.
164. Nguyễn Thị Hồng Nga (2014), ‘Tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến
CLTT kế toán’, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, 8, 30 - 33.
165. Nguyễn Thị Kim Cúc (2009), Hoàn thiện hệ thống BCTC DN
nhằm phù hợp với yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam,
Luận án tiến sĩ kinh tế, trường ĐH Kinh tế TP.HCM.
166. Nguyễn Thị Kim Oanh (2010), So sánh, đối chiếu chuẩn mực hợp nhất kinh
doanh. Luận văn thạc sĩ, trường ĐH Kinh tế TP.HCM.
167. Nguyễn Thị Liên Hương (2010), Phân tích ảnh hưởng sự khác biệt chuẩn
mực kế toán Việt Nam với Chuẩn mực kế toán quốc tế đến quyết định của
nhà đầu tư, Luận văn thạc sĩ kinh tế, ĐH Kinh tế TP.HCM.
168. Nguyễn Thị Minh Tâm (2009), Kiểm toán, kế toán với sự minh bạch thông tin tài
chính trên thị trường, tạp chí Kiểm toán, tập 4, truy cập ngày 20 tháng 3 năm
2016, từ http://.www.tapchiketoan.com.
169. Nguyễn Thị Phương Hồng (2016), Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán-bằng chứng thực nghiệm tại Việt
Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
170. Nguyễn Thị Phương Hồng và Dương Thị Khánh Linh (2014), ‘Quan điểm về đặc
điểm chất lượng BCTC của các DN Việt Nam hiện nay’, Tạp chí Kế toán & Kiểm
toán, 6, 21-23 & 46.
171. Nguyễn Thị Phương Hồng và Mai Thị Hoàng Minh (2014), ‘Quan điểm của
người lập và người sử dụng về các khía cạnh của BCTC tại Việt Nam’, Tạp chí
Kinh tế & Phát triển, 204 (2), 106 - 114.
172. Nguyễn Thị Phương Hồng và Nguyễn Thị Thu Phương (2014) (2014), ‘Các
nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT của các DN Việt Nam hiện nay’,
Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, 13 (406), 32-34 & 44.
173. Nguyễn Thị Phương Thảo (2010), Ảnh hưởng của hòa hợp Quốc tế: Việt Nam.
Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
174. Nguyễn Thị Thu Phương (2014), Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng
chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ. Đại
học kinh tế TP Hồ Chí Minh.
175. Nguyễn Trọng Nguyên (2014), ‘Lựa chọn phương pháp đo lường CLTT BCTC’,
Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, 9, 5 - 7.
176. Nguyễn Trọng Nguyên (2015), Tác động của quản trị công ty đến CLTT BCTC tại
các công ty niêm yết ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
177. Nguyễn Trương Nam – Thongke.info, tài liệu phương pháp nghiên cứu, truy cập
15/3/2016, từ: htpt:// Thongke.info.
178. Nguyen, A. & Gong, G., 2012. Vietnamese Accounting Reform and International
Convergence of Vietnamese Accounting Standards. International
Journal of Business and Management, 7(10), 26–36. [on line] Available at:
<http://www.ccsenet.org/journal/index.php/ijbm/article/view/15097> [Accessed
October 5, 2015].
179. Nguyen, C.P. & Richard, J. (2011), ‘Economic Transition and Accounting System
Reform in Viet Nam’, European Accounting Review, 20 (4), 693-725.
180. Nguyen, C.P. & Tran, D.K.N. (2012), ‘International harmonisation and national
particularities of accounting, recent accoungting development in VietNam’,
Journal of accounting and Organisational Changes, 8, 431-451.
181. Neel, M. (2017). Accounting Comparability and Economic Outcomes Mandatory
IFRS Adoption, Contemporary Accounting Research, Vol.34: 658-690.
182. Nobes, C. W. (1983). A judgmental international classification of financial
reporting practices. Journal of Business, Finance and Accounting, 10 (1), 1–19.
183. Nobes, C.W & Parker, R. (1995), Comparative International Accounting ,
Prentice Hall.
184. Nobes, C.W. (1990), ‘Compliance by US corporations with IASC standards’,
The British Accounting Review, 22(1), Accessed October 5, 2015, Available at:
http://www.sciencedirect.com.
185. Nobes, C.W. (1998), Towards a general model of the reasons for international
differences in financial reporting, Accessed 12 March, 2015, Availableat:
http://onlinelibrary.wiley.com.
186. Olajumoke, J. (2012). Effect of Globalization on Financial Reporting: A Case
Study of Zenith Bank PLC, Babcock University, Available at
SRN: https://ssrn.com/abstract=2146570.
187. Otley, D. (1980). The contingency theory of management accounting:
achievement and prognosis. Accounting, Organizations and Society, Vol. 5 No.
4, pp. 413-428.
188. Ouda, H. (2004), ‘Basis Requirements Model For Successful Implementation Of
Accounting In The Public Sector’, International Consortium on Governmental
Financial Management, Public Fund Digest, IV(1).
189. Ouda, H. (2008), ‘Transition barriers of accrual accounting in the public sector of
developed and developing countries: statistical analyses with special focus on
The Netherlands and Egypt’, Comparative international govermental Accounting
research, Imprensa Da Universidade De Coimbra.
190. Patel, C. (2003). Some cross-cultural evidence on whistle-blowing as an internal
control mechanism. Journal of International Accounting Research, 2, 69–96.
191. Peng, S. & Tondkar, R. (2008), ‘Does Convergence of Accounting Standards
Lead to the Convergence of Accounting Practices?’, A Study from China.
The International Journal of Accounting, 43, Accessed October 5, 2015,
Available at: http://www.sciencedirect.com.
192. Perera, M. H. B. (1989). Towards a framework to analyze the impact of culture
on accounting. International Journal of Accounting Education and Research,
I(1), 42–56.
193. Phạm Đức Cường (2016), ‘Sự khác biệt giữa Luật kế toán Việt Nam và Luật
quốc tế’, Kỷ yếu hội thảo kế toán kiểm toán-20 năm cải cách và hội nhập, Tạp
chí Kế toán Kiểm toán, 84-89.
194. Phạm Đức Cường (2017), ‘Áp dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm vào
đào tạo kế toán tài chính: Kinh nghiệm nước ngoài và bài học cho Việt Nam’, kỷ yếu
hội thảo khoa học Nghiên cứu và đào tạo kế toán, kiểm toán của các trường đại học
Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 21-29.
195. Phạm Hoài Hương (2010), ‘Mức độ hài hòa giữa CMKT Việt Nam và Chuẩn
mực kế toán quốc tế’, Tạp chí Khoa học và công nghệ, đại học Đà Nẵng, 5(40),
155 – 164.
196. Phạm Hoài Hương (2014), ‘Việt Nam có các điều kiện thuận lợi để áp dụng Chuẩn
mực kế toán quốc tế - IAS/IFRS’, Tạp chí Kinh tế phát triển, 199, 40 - 45.
197. Phạm Quốc Thuần (2016), Các nhân tố tác động đến CLTT BCTC trong các DN
tại Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
198. Phạm Thị Thanh Hà (2009), Một số định hướng cho kế toán Việt Nam trong
tiến trình hội tụ kế toán quốc tế, Luận văn thạc sỹ, Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
199. Pham, H. H. & Tower, G. & Scully, G. (2011), 'Dejure convergence between
Viemamese and international accounting standards', AFAANZ Conference 2011,
Darwin, AusUalia.
200. Pham, H.H. (2012), A comparative Study of Vietnamese and International
Accounting Standards; dotor of Philosophy of Curtin University.
201. Phan Thị Anh Đào (2011), ‘Chuẩn mực kế toán quốc tế về thuế thu nhập và
những cập nhật đến thời điểm hiện nay’, Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán,
39, 23 – 26.
202. Phan Thị Phước Lan (2009), Việt Nam chưa áp dụng toàn bộ IAS/IFRS. Tại sao?,
truy cập 15/3/2016, từ: htpt://www.vacpa.org.vn.
203. Ploybut, S. (2012), Financial reporting by small and medium enterprises in
Thailand. PhD thesis, university of Portsmouth, UK.
204. Prather-Kinsey, J. (2006), Developing countries converging with
developed-country accounting standards: Evidence from South Africa
and Mexico, The International Journal of Accounting, Accessed 22 April, 2016,
Available at: http://www.sciencedirect.com.
205. Pwicewaterhouse Coopers (2011), Adoption IFRS in Thailand, Accessed Oct 12,
2016, Available at: http://www.pwc.com.
206. Quốc hội (2003); Luật kế toán số 03/2003/QH11
207. Quốc hội (2015); Luật kế toán số 88/2015/QH13
208. Radebaugh, L. H., & Gray, S. J. (2002). International accounting and
multinational enterprises (5th Ed.). New York: John Wiley.
209. Radebaugh, L.H. & Gray, S.J. (1997), International accounting and
Multinational Enterprise, Fourth Edition, New York, John Wiley & Sons, Inc.,
46, 48, 59, 61, 63, 73.
210. Rahman A., Perera, H., & Ganesh, S. (2002). Accounting practice harmony,
accounting regulation and firm characteristics. Abacus, 38(1), 46–77.
211. Ramanna, K. (2011), The international politics of IFRS harmonization, Harvard
Business School Accounting, Accessed Mar 12, 2016, Available at:
http://papers.ssrn.com.

212. Robert D. L. (2002), The adoption of international accounting standards: A


diffusion of an innovation, doctor of business administration, Wayne Huizenga
Graduate School of Business and Entrepreneurship Nova
Southeastern University.

213. Robert, C. (1998), International Financial Accounting: A Comparative


Approach. Financial Times Pitman Publishing.
214. Salter, S. B., & Doupnik, T. S. (1992). The relationship between legal systems
and accounting practices: A classification exercise. Advances in International
Accounting, 5, 3–22.
215. Saunders, J. & French, D. (2009): Research methods for business students-fifth
edition. Pearson Education Limited, England.
216. Schultz Jr, J. J., & Lopez, T. J. (2001). The impact of national influence on
accounting estimates: Implications for international accounting standard-setters.
International Journal of Accounting, 36 (3), 271–290.
217. Shima, K.M. & Yang, D.V. (2012), Factors Affecting the Adoption of IFRS.
International Journal of Business, Vol.17, No.3: 1083-4346.
218. Shtuler, I. (2013), Global Trends IPSAS Implementation and
Prospects for Ukraine, Economics & Economy, 1 (2), 143-153.
219. Simon, H.A, (1945). Administrative Behavior (New York: The Free Fress).
220. Smaili, N. & Labelle, R. (2009), Preventing and Detecting Accounting
Irregularities:The Role of Corporate Governance, http://ssrn.com.
221. Smith, M. & Runyan, B. (2007), The effect of multi-nationality on the precision
of management earnings forecasts. Inderscience, Vol.4, issue 6: 572- 588.
222. Soeters, J., & Schreuder, H. (1988). The interaction between national and
organizational cultures in accounting firms. Accounting, Organizations and
Society, 13 (1), 75–85.
223. Solomon, I., & Trotman, K. T. (2003). Experimental judgment and decision
research in auditing: The first 25 years of AOS. Accounting, Organizations and
Society, 28 (4), 395–412.
224. Sunder. S, (1997). Theory of Accounting and Control. South – Westem College Pub.
225. Ta, Q. B, Nguyen, P. G & Tran, H.V. (2018). Level of harmonization of Vietnam
accounting standards with IAS/IFRS on preparation and presentation of consolidated
financial statements. Academy of Accounting and Financial Studies Journal, Volume
22, Issue 2, 2018, 1-16.
226. Tăng Thị Thanh Thủy (2009), Quá trình hòa hợp – hội tụ kế toán quốc tế và
phương hướng giải pháp cho Việt nam, Luận văn thạc sỹ, Đại học kinh tế Tp.
Hồ Chí Minh.
227. Tay, J. & Parker, R. (1990), Measuring international harmonization and
standardization, Abacus, 26 (1), Accessed Mar 12, 2016, Available at:
http://onlinelibrary.wiley.com.
228. Terzungwe, N. (2013), ‘Financial Reporting Quality of Nigeria Firms: Users’
Perception’, International Journal of Business and Social Science, 4 (13), 273 - 279.
229. Thái Bá Công (2014), ‘IAS 12 – Thuế thu nhập DN và những khó khăn khi áp dụng
trên thế giới’, Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán, 1 (126), 32 - 35.
230. Tomaszewski, S.G. (2014), Adoption of IFRS in Canada: Financial Reporting
Dilemma for Canadian Companies Cross-Listed in the United States. Oxford
Journal: An International Journal of Business & Economics, Vol.9, No.1:78-96.
231. Tổng Cục thống kê: Niên giám thống kê từ năm 2005 đến năm 2016.
232. Trần Đình Khôi Nguyên (2011), ”Cân đối chi phí và lợi ích của thông tin kế
toán: Từ Chuẩn mực kế toán quốc tế đến thực tiễn Việt Nam”, Tạp chí Kế toán
và Kiểm toán, 2/2011, 10 - 12 & 30.
233. Trần Hải Long (2012), ‘CMKT Việt Nam số 02 Hàng tồn kho (VAS02) và
Chuẩn mực kế toán quốc tế số 02 Hàng tồn kho (IAS02)’, Tạp chí Nghiên cứu tài
chính kế toán, số 11 (112), 28 - 31.
234. Trần Hồng Vân (2014), Sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế trong việc
lập và trình bày BCTC hợp nhất – từ chuẩn mực đến thực tiễn, Luận án tiến sĩ,
Đại học Kinh Tế TP HCM.
235. Trần Huy Hoàng (2016): Tài liệu học tập chuyên sâu về công tác quản lý tài
chính, kế toán, thuế năm 2016, Hà Nội.
236. Trần Mạnh Dũng (2016), ‘Kế toán Việt Nam – chuyển đổi 20 năm qua’, tham
luận trình bày tại hội thảo Nội dung trình bày tại hội thảo Kế toán kiểm toán-20
năm cải cách và hội nhập, Tạp chí Kế Toán, Kiểm toán, 4 / 2016.
237. Trần Mạnh Dũng và Đỗ Đức Tài (2017), Các khoản mục trên BCTC của các DN
FDI theo kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế: Khác biệt thế nào?, Kỷ yếu hội
thảo khoa học quốc gia, Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội – tạp chí Kế
toán và Kiểm toán, 11/2017.
238. Trần Mạnh Dũng và Nguyễn Thị Xuân Hồng (2015), ‘Chuẩn mực chung về lập
BCTC theo quan điểm quốc tế’, Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán, 89+90,
33 - 39.
239. Trần Mạnh Dũng và Nguyễn Thúy Hồng (2016), ‘Áp dụng IFRS trong đào tạo
Kế toán’, Kỷ yếu hội thảo kế toán kiểm toán-20 năm cải cách và hội nhập, Tạp
chí Kế toán Kiểm toán, 102-107.
240. Trần Phước (2017), ‘Giảng dạy theo IFRS – Cơ hội hội nhập toàn cầu cho
người làm kế toán’, kỷ yếu hội thảo khoa học Nghiên cứu và đào tạo kế toán,
kiểm toán của các trường đại học Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế. Đại học
Kinh tế quốc dân, 59 -66.
241. Trần Quốc Thịnh (2013), Xây dựng chuẩn mực BCTC Việt Nam đáp ứng xu thế
hội tụ kế toán quốc tế, Luận án tiến sĩ, ĐH Kinh Tế TP Hồ Chí Minh.
242. Trần Thị Giang Tân (1999), Vận dụng các Chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện
hệ thống kế toán Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh.
243. Trần Văn Hợi (2016), ‘Khuôn khổ pháp lý kế toán DN 20 năm cải cách (1996-
2016): Những thành tựu và giải pháp hoàn thiện’, Kỷ yếu hội thảo Kế toán và Kiểm
toán – 20 năm cải cách và hội nhập, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, 31 - 35.
244. Trần Việt Đức (2004), ‘Quy trình và một số kinh nghiệm trong việc chuyển đổi
BCTC từ chế độ và CMKT Việt Nam sang Chuẩn mực kế toán quốc tế’, Tạp chí
ngân hàng, 5, 53 – 56.
245. Trần Xuân Nam (2011), ‘Những tồn tại của VAS và ảnh hưởng đến nhà đầu tư’,
Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, 3, 11 – 13.
246. Trịnh Quốc Việt (2009), Đề xuất chiến lược hội nhập kế toán quốc tế cho
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, ĐH Kinh tế TP.Hồ Chí Minh.
247. Trotman, K. T. (1996). Research methods for judgment and decision making
studies in auditing. Australia: Coopers and Lybrand and Accounting Association
of Australia and New Zealand.
248. Trương Thị Thủy, Chúc Anh Tú (2008), ‘Hướng tới sự hài hòa hơn nữa đối với
hệ thống Chuẩn mực kế toán quốc tế’, Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán, 2
(55), 20 - 22.
249. Tweedie, D. & Seidenstein, T. (2005), ‘Setting a global standard: The case for
accoungting convergence’, Northwestern Journal of International Law &
Business. Accessed Mar 12, 2016, Available at: http://heinonline.org.
250. Tweedie, D. & Whittington, G. (1984): The debate on inflation accounting,
Accessed Mar 12, 2016, Available at: http://trove.nla.gov.au.
251. Tymothy, D. & Hector, P. (2007), International Accounting. In Print.
252. Uzma, S.H. (2016). Cost-benefit analysis of IFRS adoption: Developed and
emerging countries, Journal of Financial Reporting and Accounting. Vol.14,
Issue 2: 198-229.
253. Vandertas, L. (1992), ‘Evidence of EC financial reporting practice harmonization
The case of deferred taxation’, The European Accounting Review, Accessed Oct
12, 2016, Available at: http://www.tandfonline.com.
254. Verriest, A. & Gaeremynck, A. & Thornton, D. (2011), ‘The Impact of Corporate
Governance on IFRS Adoption Choices’, European Accounting Review,
Accessed Oct 2, 2016, Available at: http://www.tandfonline.com.
255. Võ Thị Quý và Nguyễn Thị Liên Hương (2010), ‘VAS và IAS dưới góc nhìn của
nhà đầu tư’, Tạp chí Phát triển kinh tế, 3, 10 – 16.
256. Võ Văn Nhị, Võ Minh Hùng (2017), ‘Bàn về chất lượng và giải pháp nâng cao
chất lượng đào tạo kế toán bậc đại học ở Việt Nam’, Kỷ yếu hội thảo khoa học
Nghiên cứu và đào tạo kế toán, kiểm toán của các trường đại học Việt Nam theo
tiêu chuẩn quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân, 53 - 58.
257. Vũ Hữu Đức (1999), Phân tích các nhân tố tác động đến hệ thống kế toán tại
các quốc gia để xác định phương hướng hòa nhập với các thông lệ kế toán quốc
tế của Việt Nam, Chuyên đề Tiến sĩ, Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
258. Vũ Hữu Đức (2010), Những vấn đề cơ bản của Lý thuyết kế toán, NXB
Lao động, Hà Nội.
259. Vũ Hữu Đức và Trình Quốc Việt (2008), ‘Tìm kiếm một chiến lược cho quá trình
hội nhập quốc tế về kế toán tại Việt Nam’, Tạp chí Phát triển Kinh tế, 218, 25-40.
260. Vũ Mạnh Chiến, Lê Như Tuyền (2014), ‘Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và
chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) – kinh nghiệm xây dựng cho Việt
Nam’, Tạp chí Khoa học Thương mại, 64+65, 7 - 40.
261. Vũ Thị Phương Thảo và Nguyễn Thị Phước Như (2016), ‘Kiến nghị cho sự phát
triển của Kế toán Việt Nam trong giai đoạn hội nhập’, Kỷ yếu hội thảo Kế Toán và
Kiểm Toán – 20 năm cải cách và hội nhập, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, 41 - 44.
262. World Bank (2006), Report On The Observance Of Standards And Codes
Accounting and Auditing Update - The Philippines, Accessed October 24, 2016,
www.worldbank.org.
263. World Bank (2008): Report On The Observance Of Standards And Codes –
Accounting and Auditing - Kingdom Of Thailand.
264. World Bank (2011a), Report On The Observance Of Standards And Codes
Accounting and Auditing -Indonesia.
265. World Bank (2011b), Report On The Observance Of Standards And Codes
–Accounting and Auditing - The Philippines.
266. World Bank (2012), Vietnam development report 2012-market economy for a
middle –income Viet Nam, May 30, 2016, http://www-wds.worldbank.org.
267. www.iasplus.com: IAS 1, IAS 7, IAS 12, IAS 2, IAS16, IAS19 IAS 33, IAS 34,
IFRS 1, IFRS 7, IFRS 8...
268. Yang, D. C. & Nguyen, A.T. (2003), ‘The enterprise accounting system of
VietNam and united states generally accepted accounting principles: a
comparion’, Advances in International Accounting, 16, 175-204.
269. Yapa, S. (1995), The development of accounting systems and
accounting education in high income oil exporting countries: An overview,
Accessed 28 November, 2016, Available at: http://ro.uow.edu.au.
270. Zakari, M.A. (2014), Challenges of International Financial Reporting Standards
(IFRS), Adoption in Libya. Available at:<
https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2538220> [Accessed on 14
Nov 2016]
271. Zarzeski, M. T. (1996). Spontaneous harmonization effects of culture and market
forces on accounting disclosure practices. Accounting Horizons, 10, 18–36.
272. Zeff, S. (2007), Some obstacles to global financial reporting comparability and
convergence at a high level of quality, The British Accounting Review, 39(4),
Accessed Oct 2, 2016 Available at: http://www.ruf.rice.edu.
273. Zhang, G. & Wu, G.Q. (2010), Measuring the convergence of national
accounting standards with international financial reporting standards: The
application of fuzzy clustering analysis, The International Journal of Accounting
45 (2010) 334–355, Accessed Oct 2, 2016, Available at:
http://www.sciencedirect.com.
274. Zhang, G. (2005), Environmental Factors in China's Financial Accounting
Development since 1949, Doctor Thesis, Erasmus University Rotterdam,
Accessed 28 November, 2016, Available at: http://repub.eur.nl.
275. Zhizhong, H. & Juan, Z. (2011), Does corporate governance affect
restatement of financial reporting? Evidence from China,
www.emeraldinsight.com.
276. Zysman, J. (1983). Government, markets and growth: Financial systems and the
politics of industrial change. New York: Cornell University Press.
PHỤ LỤC

Phụ lục số 1: Tổng hợp các nghiên cứu điển hình nước ngoài về những nhân tố ảnh
hưởng đến sự khác biệt về BCTC
Phụ lục số 2: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC
Phụ lục số 3: Kết cấu và nội dung của các BCTC quy định tại IAS 1 (2012)
Phụ lục số 4: Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc lập và trình bày, các yếu tố và ghi nhận
các yếu tố của BCTC
Phụ lục số 5: Quy định chung BCTC, nội dung và phương pháp lập BCTC
Phụ lục số 6: Các CMKT quốc tế và chuẩn mực BCTC quốc tế
Phụ lục số 7: Khái niệm, mục đích của IFRS, GAAP và khái niệm về khuôn mẫu kế toán
Phụ lục số 8: Chuẩn mực KTVN và IAS/IFRS về trình bày BCTC
Phụ lục số 9: Chuẩn mực KTVN và IAS/IFRS về khoản mục trên BCTC
Phụ lục số 10a: Nội dung các bước thực hiện trong quy trình nghiên cứu định tính
Phụ lục số 10b: Quy trình phân tích dữ liệu định tính
Phụ lục số 10c: Giải thích quy trình nghiên cứu định lượng
Phụ lục số 11: Nội dung các phương pháp của công cụ thống kê
Phụ lục số 12: Nội dung phương pháp chọn mẫu mở rộng dần và phương pháp chọn
mẫu phần tử tới hạn
Phụ lục số 13: Phân tích dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Phụ lục số 13a: Vai trò của khu vực FDI
Phụ lục số 13b: Báo cáo tài chính của công ty A được lập theo chuẩn mực kế toán Việt
Nam và IAS/IFRS tại ngày 31/12/2014
Phụ lục số 14: Bảng tổng hợp các nhân tố dự thảo
Phụ lục số 15: Danh sách phỏng vấn các chuyên gia
Phụ lục số 15a: Các bước thực hiện khảo sát của quá trình phỏng vấn
Phụ lục số 16: Tổng hợp các thang đo (thuộc tính) mới của các nhân tố
Phụ lục số 17: Kết quả nghiên cứu định tính các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt
về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
Phụ lục số 18: Phiếu khảo sát nghiên cứu (bảng câu hỏi chính thức)
Phụ lục số 19: Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của các chuyên gia về các nhân tố
ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
Phụ lục số 20: Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của các chuyên gia về sự khác biệt về
BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
Phụ lục số 21: Thống kê mô tả nhóm “Kinh tế”
Phụ lục số 22: Thống kê mô tả nhóm “Chuẩn mực kế toán quốc tế”
Phụ lục số 23: hống kê mô tả nhóm “Hệ thống pháp lý”
Phụ lục số 24: Thống kê mô tả nhóm “Kỹ thuật nghiệp vụ”
Phụ lục số 25: Thống kê mô tả nhóm “Hệ thống chính trị”
Phụ lục số 26: Thống kê mô tả nhóm “Điều kiện tổ chức thực hiện”
Phụ lục số 27: Thống kê mô tả nhóm “Giáo dục, tính chuyên nghiệp”
Phụ lục số 28: Thống kê mô tả nhóm nhân tố “Văn hóa”
Phụ lục số 29: Kết quả kiểm định thang đo “Sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo
chuẩn mực KTVN và quốc tế”
Phụ lục số 30: Bảng thống kê các nhóm chỉ có 1 biến thành phần
Phụ lục số 31: Kết quả phân tích thang đo “Kinh tế”
Phụ lục số 32: Kết quả phân tích thang đo “Chuẩn mực kế toán quốc tế”
Phụ lục số 33: Kết quả phân tích thang đo “hệ thống pháp lý”
Phụ lục số 34: Kết quả phân tích thang đo “Kỹ thuật nghiệp vụ”
Phụ lục số 35: Kết quả phân tích thang đo “Hệ thống chính trị”
Phụ lục số 36: Kết quả phân tích thang đo “Điều kiện tổ chức thực hiện”
Phụ lục số 37: Kết quả phân tích thang đo “Giáo dục, tính chuyên nghiệp”
Phụ lục số 38: Kết quả phân tích thang đo “Văn hóa”
Phụ lục số 39: Kết quả xử lý đánh giá thang đo và dữ liệu
Phụ lục số 40: Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố
Phụ lục số 41: Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC
của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế theo mức độ ảnh hưởng giảm dần
Phụ lục số 42: Ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrix)
Phụ lục số 43: Kết quả thống kê mô tả và phân tích phương sai về sự khác biệt về trình
bày BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
Phụ lục số 44: Kết quả kiểm định sau về sự khác biệt về trình bày BCTC của DN FDI
theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
Phụ lục số 45: Kết quả thống kê mô tả và phân tích phương sai về sự khác biệt về
khoản mục trên BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
Phụ lục số 46: Kết quả kiểm định sau về sự khác biệt về khoản mục trên BCTC của
DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
Phụ lục số 47: Phân tích ANOVA về sự khác biệt về trình bày BCTC
Phụ lục số 48: Phân tích ANOVA về sự khác biệt về các khoản mục trên BCTC
Phụ lục số 49: Independent Samples T test (kiểm định 2 mẫu độc lập) về trình bày
BCTC
Phụ lục số 50: Independent Samples T test (kiểm định 2 mẫu độc lập) về khoản mục
trên BCTC
Phụ lục số 51: Giải thích nhân tố “chuẩn mực kế toán quốc tế” không được chấp nhận
(accept) đối với mô hình hồi quy
Phụ lục số 52: Giải thích kết quả mô hình hồi quy tuyến tính chuẩn hóa
Phụ lục số 53: Các khuyến nghị theo nhân tố ảnh hưởng
Phụ lục số 1: Tổng hợp các nghiên cứu điển hình nước ngoài về những nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC
Tên tác Mục tiêu
Tên đề tài Kết quả nghiên cứu
giả (năm) nghiên cứu
Choi và International Accounting 12 yếu tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát phát triển hệ thống kế toán bao gồm: hệ thống
Muller (1984) pháp luật; hệ thống chính trị; bản chất của quyền sở hữu kinh doanh; sự khác nhau về quy mô và hoạt
động của các công ty; môi trường xã hội; mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh; trình độ dự báo kinh
doanh; sự hiện diện của pháp luật kế toán; tốc độ đổi mới kinh doanh; giai đoạn phát triển kinh tế; mô
hình tăng trưởng của nền kinh tế; và thực trạng giáo dục chuyên nghiệp.
Hopwood Understanding financial Sự hiểu biết về thực Tác giả cho rằng những nhân tố tác động đến sự khác biệt về kế toán tại các quốc gia chưa được các
(2000) accounting practice. hành kế toán tài chính, nghiên cứu trước trình bày và phân tích đầy đủ, cụ thể. Theo tác giả, các nhân tố góp phần ảnh hưởng đến
BCTC sự khác biệt về kế toán tại các quốc gia đó là cơ sở hạ tầng; văn hóa; pháp lý; hệ thống kinh tế xã hội và
chính trị; sự khác biệt về nhận thức của bản thân người làm kế toán. Hệ thống BCTC của một quốc gia bị
ảnh hưởng bởi môi trường địa phương, có xu hướng phản ánh áp lực và chịu ảnh hưởng bởi văn hoá, kinh
tế, thể chế và chuyên môn của người làm kế toán.
Boolaky Determinants of Bài báo chỉ rõ những Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu cho thấy rằng các nhân tố thuộc về môi trường và quốc gia là hoàn toàn
(2003) Accounting Standards in nhân tố ảnh hưởng đến độc lập. Bài viết cho rằng có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống và thực hành kế toán của một nước,
the Southern African việc áp dụng các CMKT cụ thể là chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa (PESC), hệ thống pháp lý thiếu quy định thống nhất cho hoạt
Development ở động kế toán khu vực công, những yếu kém trong quản lý tài chính công, hế thống cung cấp tài chính, các
Community (SADC) Cộng đồng Phát triển loại hình kinh tế. Đồng thời bài viết này cũng sử dụng các mô hình PESC để chỉ ra yếu tố môi trường cũng
Nam Phi (SADC). ảnh hưởng đến các tiêu chuẩn kế toán trong SADC. Phân tích này cũng cho thấy rằng không có mối liên hệ
giữa các yếu tố môi trường và các quốc gia. Do đó bài viết gợi ý rằng mặc dù các nước có thể được nhóm lại
theo nhiều cách khác nhau, các nhà hoạch định chính sách nên xem xét các yếu tố PESC khi phát triển các
CMKT của một nước nếu không thì là để thích ứng với các tiêu chuẩn kế toán quốc tế.
Ouda (2004) Basis Requirements Model Nghiên cứu việc áp dụng Nghiên cứu cho rằng việc cải cách hệ thống kế toán công tại các nước đang phát triển có những hạn chế
For Successful kế toán dồn tích ở khu nhất định bắt nguồn từ những nguyên nhân như việc thâm hụt ngân sách, những yếu kém trong quản lý tài
Implementation Of vực công, mở rộng sang chính công dẫn đến tình trạng tham nhũng, tỷ lệ lạm phát cao, những hạn chế về trình độ chuyên môn
Accounting In The Public các nước đang phát triển, cũng như nguồn lực về tài chính để thực hiện. Do đó, tác giả đã đề xuất mô hình gồm 11 nhân tố giúp các
Sector xây dựng mô hình các nước đang phát triển thực hiện công việc này.
nhân tố để thúc đẩy quá
trình này.
Zhang (2005) Environmental Factor in Tìm hiểu những nguyên Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phát triển kế toán của Trung Quốc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các nhân
China's Financial nhân của sự khác biệt tố khác nhau trong kế toán quốc tế bao gồm: chính trị, quốc tế, kinh tế, văn hóa, luật pháp, giáo dục và
Tên tác Mục tiêu
Tên đề tài Kết quả nghiên cứu
giả (năm) nghiên cứu
Accounting Development trong hệ thống kế toán ở tính chuyên nghiệp.
since 1949 mỗi quốc gia, đồng thời
nghiên cứu những tác
động từ môi trường ảnh
hưởng đến sự phát triển
của kế toán Trung Quốc
qua từng giai đoạn lịch
sử.
Smith và The effect of multi- Nghiên cứu tại các công Hội nhập kinh tế có tác động tích cực đến BCTC.
Runyan, nationality on the ty đa quốc gia, tính toàn
(2007) precision of management cầu của kinh tế thị
earnings forecasts trường và thị trường tài
chính yêu cầu một môi
trường kinh tế mà ở đó
những quy định đồng
nhất cho việc lập BCTC.
Chand và Factors causing Trình bày các nhân tố Các tác giả chỉ ra 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hội tụ kế toán nói chung và thực hành BCTC
cộng sự differences in the financial tạo ra sự khác biệt trong nói riêng đó là: (i) bản chất của quyền sở hữu DN và hệ thống tài chính, (ii) văn hóa và (iii) trình độ giáo
(2008) reporting practices in thực hành BCTC ở dục kế toán và kinh nghiệm của các kế toán viên chuyên nghiệp ở mỗi nước. Ngoài ra, nghiên cứu này
selected south pacific những quốc gia nam xem xét những nhân tố nào ảnh hưởng đến tính so sánh của BCTC
countries in the post – Thái Bình Dương trong
convergence period giai đoạn hội tụ
Olajumoke Effect of Globalization on Mối quan hệ giữa toàn Tác giả kết luận toàn cầu hoá có tác động tích cực đến BCTC. Các đại diện thể chế của toàn cầu hóa được
(2012) Financial Reporting: A cầu hóa và BCTC; xác tác giả trình bày bao gồm: Nhóm ngân hàng thế giới (ngân hàng thế giới; tổ chức hợp tác và phát triển
Case Study of Zenith Bank định các vấn đề gặp phải quốc tế; tổng công ty tài chính quốc tế); quỹ tiền tệ quốc tế; tổ chức thương mại quốc tế và công ty xuyên
PLC về BCTC của tổ chức do quốc gia.
quá trình toàn cầu hoá;
các khuyến nghị về
BCTC cho các vấn đề đã
được xác định của toàn
cầu hoá
Tên tác Mục tiêu
Tên đề tài Kết quả nghiên cứu
giả (năm) nghiên cứu
Madawaki Adoption of International Nghiên cứu vận dụng Việc chuyển đổi và lập BCTC theo IFRS sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, giảm chi phí cho công ty
(2012) Financial Reporting IFRS ở Nigeria chuyển đổi BCTC theo IFRS, tạo điều kiện thuận lợi cho các CTNY trên TTCK khu vực và thế giới.
Standards in Developing
Countries: The Case of
Nigeria
Shima và Factors Affecting the Nghiên cứu nhân tố ảnh Những quốc gia có trình độ giáo dục cao sẽ dễ dàng và ít tốn kém hơn cho vận dụng IFRS, cần phải tích
Yang (2012) Adoption of IFRS hưởng đến vận dụng cực đào tạo kiến thức IFRS để dễ dàng hơn cho việc chuyển đổi BCTC sang IFRS.
IFRS
Horton và Does Mandatory IFRS phân tích những khác Việc công ty có bắt buộc vận dụng IFRS đã cải thiện thông tin trên thị trường tài chính và kết quả là môi
cộng sự Adoption Improve the biệt tuyệt đối của những trường thông tin tăng lên cả chất lượng thông tin và tính so sánh số liệu trên BCTC.
(2013) Information Environment? công ty vận dụng CMKT
quốc gia và IFRS của
năm 2013
Zakari (2014) Challenges of International Người làm kế toán đối Việc thiếu các kỹ năng về kế toán chuyên nghiệp của người làm kế toán là một trong những thách thức khi
Financial Reporting với việc vận dụng IFRS vận dụng IFRS ở những nước đang phát triển.
Standards (IFRS) tại Libya
Adoption in Libya
Gray và cộng Earning Đánh giá mức độ liên kết Khuynh hướng tham gia vào quản trị lợi nhuận vẫn tiếp tục sau khi các công ty vận dụng IFRS và những
sự (2015) Management in Europe giữa văn hoá quốc gia và yếu tố văn hoá này vẫn còn ảnh hưởng trong việc giải thích sự khác nhau về mức độ quản trị lợi nhuận
Post IFRS: Do Cultural sự khác biệt giữa các giữa các quốc gia.
Influences Persist?. quốc gia trong thực tiễn
quản trị lợi nhuận do
việc bắt buộc vận dụng
IFRS
Istratea The importance of the Nghiên cứu về trình độ Việc vận dụng IFRS ở những nước không sử dụng tiếng anh gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuyển
(2015) transition to IFRS for nhân lực cho công tác đổi; khó khăn về ngôn ngữ là một trong những thách thức khi chuyển đổi BCTC sang IFRS; từ đó tác giả
insurance companies in chuyển đổi IAS / IFRS khuyển nghị cần cải thiện chuyển đổi từ ngữ, công thức và câu từ cho các danh mục trên BCTC.
Romania

Uzma (2016) Cost-benefit analysis of Khác biệt giữa chuẩn Quản trị doanh nghiệp, ghi nhận giá trị hợp lý và những vấn đề khác liên quan đến môi trường kinh doanh
IFRS adoption: mực kế toán quốc gia ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC sang IFRS
Tên tác Mục tiêu
Tên đề tài Kết quả nghiên cứu
giả (năm) nghiên cứu
Developed and emerging của Ấn Độ và IFRS ảnh
countries hưởng đến việc lập, trình
bày và công tác chuyển
đổi BCTC sang IFRS
Neel và cộng Accounting Comparability phân tích 1,861 công ty vận dụng IFRS cải thiện so sánh kế toán giữa các quốc gia, tăng tính thanh khoản cổ phiếu, tăng mức độ
sự (2017) and Economic Outcomes lần đầu vận dụng IFRS chính xác dự báo sau khi vận dụng IFRS, mang lại lợi ích cho các công ty từ khi bắt buộc vận dụng IFRS
Mandatory IFRS Adoption tại 23 quốc gia trong giai năm 2005.
đoạn từ năm 2001 đến
năm 2008, kiểm định
mối quan hệ giữa ảnh
hưởng kinh tế của việc
bắt buộc vận dụng IFRS
vào năm 2005 và sự thay
đổi trọng yếu của cấu
trúc hệ thống tài khoản,
so sánh kế toán và chất
lượng BCTC
Mantzari và Adoption of the kiểm định những động động lực để các công ty chưa niêm yết ở Hy Lạp vận dụng IFRS là do những yêu cầu pháp lý của cơ quan
cộng sự International Financial lực mà các công ty chưa nhà nước, áp lực của các công ty mẹ đối với các công ty con và theo các yêu cầu của hợp đồng vay của
(2017) Reporting Standard by niêm yết tại Hy Lạp lập các định chế tài chính.
Greek non-listed BCTC theo IFRS
companies : The role of
coercive and hegemonic
pressures
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Phụ lục số 2: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC
Chính Quốc Kinh Văn Pháp Giáo Chuyên
Nội dung các nhân tố
trị tế tế hóa luật dục nghiệp
Giới hạn về trình độ nguồn nhân x
lực
Hạn chế về chuyên gia x
Chi phí để giảm khoảng cách giữa x
chuẩn mực KTVN và quốc tế
Chương trình đào tạo KTDN x
Sự yếu kém và không thống nhất x
của hệ thống công nghệ thông tin
Tính hợp pháp của IAS/IFRS x
Xu hướng thế giới vận dụng x
IAS/IFRS
Thiếu quy định thống nhất cho x
hoạt động kế toán khu vực tư (DN)
Nhận thức về IAS/IFRS x
Các nhân tố thay đổi x
Yêu cầu đổi mới để hội nhập x
Phù hợp với xu hướng cải cách kế x
toán khu vực tư trên TG
Hệ thống cung cấp tài chính x
Luật kế toán dựa trên kế toán DN x
Hệ thống tài chính x
Quyền lực chính trị x
Cần có lộ trình và giám sát chặt x
chẽ
Quy trình soạn thảo văn bản chưa x
hoàn thiện, thủ tục rườm rà
Sự chi phối bởi hệ thống luật x
Yếu kém trong cơ chế quản lý x
Quy định pháp lý nhiều khác biệt x
giữa các quốc gia
Thiếu cơ sở pháp lý cho hoạt động x
kế toán DN
Khác biệt về ngôn ngữ x
Sự khác biệt về hoàn cảnh kinh tế, x
chính trị
Chính Quốc Kinh Văn Pháp Giáo Chuyên
Nội dung các nhân tố
trị tế tế hóa luật dục nghiệp
Cơ sở kế toán chưa phù hợp với x
Chuẩn kế toán quốc tế.
Điều kiện vật chất không đáp ứng x
Hạn chế về trình độ nguồn nhân x
lực để làm giảm khoảng cách
Thông tin cung cấp qua BCTC x
nhiều khác biệt
CMKT quốc tế còn đang trong lộ x
trình thay đổi cho phù hợp
Xung đột lợi ích x
Khó khăn để đọc hiểu và vận dụng x
IAS/IFRS
Các loại hình kinh tế x
Tình trạng tham ô x
Sự ra đời của IAS/IFRS x
Trình độ phát triển kinh tế x
Nhu cầu người sử dụng thông tin x
Điều phối và tư vấn x
Ngân hàng thế giới x
Tổ chức hợp tác và phát triển quốc x
tế
Tổng công ty tài chính quốc tế x
Quỹ tiền tệ quốc tế x
Tổ chức thương mại quốc tế x
Công ty xuyên quốc gia x
Hệ thống thuế x
Lạm phát x
Tăng trưởng kinh tế x
Bản chất quyền sở hữu DN x
Văn hóa DN x
Trình độ học vấn của kế toán x
Kinh nghiệm, khả năng của người x
làm kế toán
Hệ thống pháp luật x
Thị trường tài chính x
Kinh tế thị trường x
Chính Quốc Kinh Văn Pháp Giáo Chuyên
Nội dung các nhân tố
trị tế tế hóa luật dục nghiệp
Ảnh hưởng của kinh tế x
Môi trường kinh doanh x
Yêu cầu pháp lý của cơ quan nhà x
nước
Văn hoá quốc gia x
Trình độ giáo dục x
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Phụ lục số 3: Kết cấu và nội dung của các BCTC quy định tại IAS 1 (2012)

(1) Báo cáo về tình hình tài chính (Statement of financial position)
Đây là một bộ phận quan trọng của BCTC, dùng để phản ánh thực trạng tình
hình tài chính của DN, mà nó được thể hiện thông qua các thông tin về nguồn lực do
DN kiểm soát, cơ cấu tài chính, tính thanh khoản, khả năng thanh toán.
Theo IAS1 (2012), thông tin tối thiểu trên Báo cáo tình hình tài chính phải bao
gồm các khoản mục trình bày các số liệu sau:
(a) Nhà cửa, máy móc và thiết bị;
(b) Bất động sản đầu tư;
(c) Tài sản vô hình;
(d) Tài sản tài chính, ngoại trừ số liệu trình bày ở phần (e), (h) và (i);
(e) Các khoản đầu tư được hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu;
(f) Tài sản sinh học;
(g) Hàng tồn kho;
(h) Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác;
(i) Tiền và các khoản tương đương tiền;
(j) Tổng tài sản được phân loại là nắm giữ để bán và các nhóm tài sản chờ thanh
lý được phân loại là giữ để bán theo quy định của IFRS 5 - Tài sản dài hạn nắm giữ để
bán và hoạt động gián đoạn;
(k) Các khoản phải trả người bán và phải trả khác;
(l) Các khoản dự phòng;
(m) Các khoản nợ phải trả tài chính (ngoại trừ các khoản được liệt kê ở mục
(k) và (l);
(n) Các khoản phải trả thuế thu nhập hiện hành và tài sản thuế thu nhập hiện
hành, theo quy định của IAS 12 - Thuế Thu nhập;
(o) Khoản phải trả thuế thu nhập hoãn lại và tài sản thuế thu nhập hoãn lại, theo
quy định của IAS 12 - Thuế Thu nhập;
(p) Các nghĩa vụ nợ phải trả có liên quan đến các nhóm tài sản chờ thanh lý
được phân loại là giữ để bán theo quy định IFRS 5 - Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và
hoạt động gián đoạn;
(q) Các lợi ích của cổ đông không nắm quyền kiểm soát, được trình bày trong
phạm vi vốn chủ sở hữu; và
(r) Vốn được phát hành và các quỹ dự trữ thuộc về các chủ sở hữu của công ty mẹ.
IAS 1 (2012) không áp đặt định dạng cố định cho Báo cáo tình hình tài chính,
“không quy định hình thức hay mẫu biểu trình bày các khoản mục” (IASB, 2012a,
p.57), các khoản mục khác biệt về bản chất hay chức năng cần được trình bày tách biệt
trên báo cáo.
DN trình bày riêng biệt tài sản ngắn hạn và dài hạn, nợ phải trả ngắn hạn và dài
hạn trên Báo cáo tình hình tài chính. Khi DN không thực hiện được sự phân loại này, tài
sản và nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản của chúng (IASB, 2012, p.60).
DN phân loại tài sản là ngắn hạn khi:
- DN dự kiến bán tài sản, hoặc dự tính bán hay sử dụng nó trong một chu kỳ
kinh doanh bình thường;
- DN nắm giữ tài sản chủ yếu cho mục đích thương mại;
- DN dự kiến bán tài sản trong vòng 12 tháng sau ngày kết thúc kỳ báo cáo; hoặc
- Tài sản là tiền hoặc tương đương tiền, trừ khi tài sản này bị cấm không được
trao đổi hoặc sử dụng để thanh toán một nghĩa vụ nợ trong ít nhất 12 tháng sau ngày
kết thúc kỳ báo cáo.
DN phân loại các tài sản còn lại là tài sản dài hạn.
DN phân loại một khoản nợ phải trả là ngắn hạn khi:
- DN dự kiến thanh toán khoản nợ phải trả này trong một chu kỳ kinh doanh
bình thường;
- DN nắm giữ khoản nợ chủ yếu vì mục đích thương mại;
- Khoản nợ phải trả đến hạn thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc
kỳ báo cáo; hoặc
- DN không có quyền trì hoãn vô điều kiện việc thanh toán khoản nợ phải trả
trong ít nhất 12 tháng kể từ sau ngày kết thúc kỳ báo cáo.
DN phân loại các khoản nợ phải trả còn lại là nợ phải trả dài hạn.
(2) Báo cáo thu nhập toàn diện (statement of comprehensive income)
Báo cáo thu nhập toàn diện trình bày lãi lỗ và thu nhập tổng hợp khác trong kỳ,
thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận từ các nguồn lực đã được đầu tư. Những thông tin
trên Báo cáo lợi nhuận tổng hợp hữu dụng cho người sử dụng trong việc xem xét lợi
nhuận tạo ra trong mối quan hệ với doanh thu và chi phí, từ đó đánh giá khả năng tạo
ra lợi nhuận của DN.
IAS 1 (2012) tại đoạn 10A quy định việc trình bày lãi lỗ và lợi nhuận khác
như sau:
- DN có thể trình bày lãi lỗ và thu nhập tổng hợp khác trong một báo cáo duy
nhất (báo cáo lợi nhuận tổng hợp), với lãi lỗ và thu nhập tổng hợp khác được trình bày
thành hai phần.
- DN cũng có thể trình bày lãi lỗ trong một báo cáo lãi lỗ riêng.
Trong trường hợp này, báo cáo lãi lỗ riêng sẽ được đặt trước báo cáo lợi nhuận
tổng hợp, vốn được bắt đầu bằng lãi lỗ.
Báo cáo lợi nhuận tổng hợp trình bày:
- Lãi /lỗ;
- Tổng thu nhập tổng hợp khác;
- Tổng cộng lợi nhuận trong kỳ, bao gồm lãi lỗ và thu nhập tổng hợp khác.
Thông tin trình bày trên Báo cáo lãi lỗ, được quy định trong IAS 1 (2012) tại
đoạn 82, bao gồm các khoản mục trình bày các số liệu trong kỳ về:
- Doanh thu;
- Thu nhập hoặc chi phí từ việc ngừng ghi nhận tài sản tài chính được xác định
giá trị theo giá trị phân bổ;
- Các chi phí kinh doanh, chi phí tài chính;
- Phần lãi hoặc lỗ của của khoản đầu tư liên doanh, liên kết, được kế toán theo
phương pháp vốn chủ sở hữu;
- Bất kỳ một khoản thu nhập hay chi phí phát sinh từ sự chênh lệch giữa giá trị ghi
sổ trước khi phân loại lại và FV tại ngày phân loại lại (theo định nghĩa tại IFRS 9 - Công
cụ tài chính) khi một tài sản tài chính được phân loại lại để được đánh giá theo FV;
- Chi phí thuế; và
- Tổng giá trị về hoạt động kinh doanh bị gián đoạn.
Thông tin về thu nhập tổng hợp khác, được xác định trong IAS 1 (2012) tại
đoạn 7, bao gồm:
- Thay đổi trong thặng dư đánh giá lại tài sản (theo quy định tại IAS 16 – Tài
sản, nhà cửa và thiết bị và IAS 38 - Tài sản vô hình);
- Đánh giá lại giá trị của các kế hoạch phúc lợi (theo quy định tại IAS 19- Lợi
ích nhân viên);
- Lãi và lỗ phát sinh từ việc chuyển đổi BCTC của hoạt động nước ngoài (theo
quy định tại IAS 21 - Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ);
- Lãi và lỗ từ khoản đầu tư vào công cụ vốn được xác định theo FV thông qua
thu nhập tổng hợp khác (theo quy định tại IFRS 9- Công cụ tài chính);
- Phần lãi và lỗ được ghi nhận đối với công cụ bảo hiểm rủi ro dòng tiền (theo
quy định tại IAS 39 - Công cụ tài chính: Ghi nhận và đánh giá);
- Phần thay đổi trong FV do các thay đổi về rủi ro tín dụng của nghĩa vụ nợ đối
với các nghĩa vụ nợ cụ thể được xác định theo FV thông qua lãi lỗ (theo quy định tại
IFRS 9- Công cụ tài chính).
DN cần trình bày chi phí được ghi nhận trong báo cáo lãi lỗ theo cách phân loại
dựa trên bản chất hoặc chức năng của chi phí, sao cho nó cung cấp thông tin đáng tin
cậy và phù hợp hơn. Các chi phí được phân loại chi tiết hơn nhằm làm rõ các thành
phần của kết quả kinh doanh mà các thành phần này có thể khác nhau về tần suất, về
dự kiến lãi hoặc lỗ và khả năng có thể dự đoán được.
Phần thu nhập tổng hợp khác phải được trình bày thành các dòng chỉ tiêu khác
nhau phản ánh giá trị các khoản thu nhập tổng hợp khác thu được trong kỳ, được phân
loại dựa trên bản chất (IASB, 2012a).
(3) Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (Statement of changes in equity)
Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu cung cấp thông tin về sự thay đổi vốn chủ sở
hữu của DN, phản ánh sự tăng, giảm giá trị của tài sản thuần trong kỳ, bao gồm các
thông tin sau:
- Tổng lợi nhuận tổng hợp của một kỳ, trình bày riêng phần chia cho chủ sở hữu
của công ty mẹ và các cổ đông thiểu số;
- Tác động của việc áp dụng hồi tố hoặc điều chỉnh hồi tố lên từng thành phần
của vốn chủ sở hữu, theo quy định của IAS 8- CSKT, sự thay đổi trong ước tính kế
toán và sai sót; và
- Đối chiếu giữa giá trị đầu kỳ và cuối kỳ cho từng thành phần của vốn chủ sở
hữu và thuyết minh riêng các thay đổi phát sinh từ:
+ Lãi lỗ (hoạt động kinh doanh);
+ Thu nhập tổng hợp khác; và
+ Các giao dịch với chủ sở hữu của DN với tư cách là chủ sở hữu, trình bày rõ giá
trị đóng góp của chủ sở hữu và giá trị phân chia cho các chủ sở hữu và thay đổi về tỷ lệ sở
hữu của chủ sở hữu trong các công ty con mà không dẫn đến mất quyền kiểm soát.
DN trình bày hoặc trong báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu hoặc trong thuyết
minh BCTC số cổ tức được ghi nhận như là sự phân phối cho chủ sở hữu trong kỳ.
Như vậy, thay đổi trong vốn chủ sở hữu của DN từ đầu đến cuối kỳ báo cáo thể
hiện sự tăng lên hoặc giảm đi của tài sản thuần trong kỳ. Trừ những thay đổi do các
giao dịch với chủ sở hữu với tư cách là chủ sở hữu (như góp vốn, mua lại cổ phần của
đơn vị và cổ tức) và chi phí giao dịch liên quan trực tiếp đến những giao dịch này, báo
cáo thay đổi vốn chủ sở hữu trong kỳ trình bày tổng thu nhập và chi phí, kể cả thu
nhập và chi phí khác, tạo ra từ các hoạt động của DN trong kỳ (IASB, 2012a).
(4) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Statement of cash flow)
Báo cáo lưu chuyển tiền cung cấp cơ sở để người sử dụng đánh giá khả năng
tạo ra tiền và các khoản tương đương tiền của DN và nhu cầu sử dụng các dòng tiền
này của DN. IAS 7 - Báo cáo lưu chuyển tiền (2012) trình bày các quy định của IASB
về trình bày và công bố thông tin lưu chuyển tiền.
Báo cáo lưu chuyển tiền “trình bày lưu chuyển tiền trong một kỳ được phân
loại theo hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính” (IASB,
2012b, p.10).
Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo
ra doanh thu chính của DN hoặc hoạt động khác không phải là hoạt động đầu tư hay
tài chính. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh “là một chỉ số quan trọng xác định
mức độ hoạt động của DN, đánh giá khả năng tạo ra nguồn tiền để thanh toán nợ, duy
trì hoạt động, trả cổ tức, tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không cần viện đến
các nguồn tài trợ bên ngoài” (IASB, 2012b, p.13).
DN có thể trình bày lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh theo một trong hai
phương pháp: phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp gián tiếp.
Luồng tiền từ hoạt động đầu tư là luồng tiền phát sinh từ việc mua hoặc thanh
lý các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác. Việc công bố tách biệt lưu chuyển
tiền của hoạt động đầu tư là quan trọng vì nó thể hiện được quy mô của các khoản
đầu tư tạo ra thu nhập và dòng tiền tương lai. IAS 7 (2012) trình bày một số nội dung
lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư, gồm: tiền chi mua sắm hoặc tiền thu nhượng
bán TSCĐ và tài sản dài hạn khác; tiền chi cho vay và mua các công cụ nợ; tiền thu
hồi các khoản cho vay hoặc bán các công cụ nợ; các khoản tiền thu chi của các hợp
đồng giao sau, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn (trừ hợp đồng cho mục đích
thương mại)...
Luồng tiền từ hoạt động tài chính là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động làm
thay đổi quy mô và thành phần của vốn chủ sở hữu và vốn vay, liên quan đếnviệc huy
động và hoàn trả các nguồn lực từ bên ngoài. Việc công bố tách biệt lưu chuyển tiền
của hoạt động tài chính là quan trọng vì điều này hữu ích cho nhận định về xu hướng
dòng tiền tài trợ của nhà cung cấp vốn cho DN.
IAS 7 (2012) đề cập một số nội dung lưu chuyển tiền từ hoạt động tài
chính, gồm:
- Tiền thu từ phát hành cổ phiếu hoặc các công cụ vốn cổ phần khác;
- Tiền chi thanh toán cho chủ sở hữu;
- Tiền thu từ phát hành trái phiếu, giấy nợ và các khoản vay ngắn hạn hoặc dài
hạn khác;
- Tiền chi thanh toán các khoản nợ; và
- Tiền chi trả nợ thuê tài chính.
(5) Thuyết minh BCTC (Note to the financial statements)
Theo IAS 1 (2012), đoạn 112, Thuyết minh BCTC hướng đến các mục tiêu:
- Trình bày các thông tin về cơ sở cho việc soạn thảo BCTC và các CSKT được
sử dụng;
- Thuyết minh bất cứ thông tin nào đã được yêu cầu bởi các IFRS mà chưa
được trình bày trên BCTC; và
- Cung cấp thêm về những thông tin không được trình bày trên BCTC nhưng
được xem là phù hợp cho việc hiểu rõ hơn về chúng. Thuyết minh BCTC phải được
trình bày một cách có hệ thống. Mỗi khoản mục trong Báo cáo tình hình tài chính,
Báo cáo lợi nhuận tổng hợp, Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu và Báo cáo lưu chuyển
tiền cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong Thuyết minh BCTC
(IASB, 2012a). Nhằm hỗ trợ người sử dụng trong việc so sánh với báo cáo của DN
khác, thuyết minh BCTC cần được trình bày theo trình tự sau:
- Báo cáo về sự tuân thủ các IFRS;
- Tóm tắt những CSKT quan trọng được áp dụng, gồm: cơ sở định giá sử dụng
trong soạn thảo BCTC và các CSKT khác mà được xem là phù hợp cho việc tìm hiểu
về BCTC;
- Các thông tin chi tiết về các khoản mục đã trình bày trên Báo cáo tình hình tài
chính, Báo cáo lãi lỗ và thu nhập tổng hợp khác, Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, Báo
cáo lưu chuyển tiền, theo trình tự mà chúng được trình bày trên các báo cáo; và
- Các công bố khác, bao gồm:
+ Nợ tiềm tàng, các cam kết trong hợp đồng chưa được ghi nhận; và
+ Các công bố thông tin phi tài chính, ví dụ như, mục tiêu và chính sách quản
trị rủi ro tài chính DN...
Ngoài ra, theo các đoạn 125 đến 138 của IAS 1 (2012), các nội dung sau cũng
cần công bố trong thuyết minh BCTC: thông tin về các giả định về tương lai và cơ sở
chính cho sự không chắc chắn của các ước tính được thực hiện vào cuối kỳ báo cáo khi
các giả định hoặc ước tính này có nhiều rủi ro sẽ gây ra các điều chỉnh trọng yếu tới
giá trị được ghi nhận của tài sản và nợ phải trả trong năm tài chính tiếp theo; các thông
tin cho phép người sử dụng BCTC đánh giá các mục tiêu, chính sách và quy trình quản
lý vốn của DN; các công cụ tài chính có quyền yêu cầu mua lại được phân loại là công
cụ vốn; các thông tin chi tiết về cổ tức.
Phụ lục số 4: Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc lập và trình bày, các yếu tố
và ghi nhận các yếu tố của BCTC

Mục đích của BCTC: BCTC phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài
chính, kết quả kinh doanh của một DN. Mục đích của BCTC là cung cấp các thông tin
về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một DN, đáp ứng
nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định
kinh tế. Để đạt mục đích này, BCTC phải cung cấp những thông tin của một DN về:
Tài sản; nợ phải trả; vốn chủ sở hữu; doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ; các
luồng tiền.
Các thông tin này cùng với các thông tin trình bày trong Bản thuyết minh
BCTC giúp người sử dụng dự đoán được các luồng tiền trong tương lai và đặc biệt là
thời điểm và mức độ chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền và các khoản tương
đương tiền (Bộ Tài chính, 2003).
- BCTC dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh
và các luồng tiền của một DN, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ DN, cơ quan Nhà
nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định
kinh tế. BCTC phải cung cấp những thông tin của một DN về: Tài sản; nợ phải trả;
vốn chủ sở hữu; doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí
khác; lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; các luồng tiền.
- Ngoài các thông tin này, DN còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản
thuyết minh BCTC” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các BCTC
tổng hợp và các CSKT đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và
trình bày BCTC.
Yêu cầu lập và trình bày BCTC: BCTC phải trình bày một cách trung thực và
hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của DN.
Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các BCTC phải được lập và trình bày trên
cơ sở tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hướng
dẫn thực hiện CMKT Việt Nam của Bộ tài chính. Theo đó, DN phải:
- Lựa chọn và áp dụng các CSKT phù hợp nhằm đảm bảo BCTC cung cấp được
các thông tin đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Thích hợp với nhu cầu ra các quyết định kinh tế của người sử dụng;
+ Đáng tin cậy, khi:
Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh
doanh của DN;
Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn
thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng;
Trình bày khách quan, không thiên vị;
Tuân thủ nguyên tắc thận trọng;
Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.
- Trình bày các thông tin, kể cả các CSKT, nhằm cung cấp thông tin phù hợp,
đáng tin cậy, so sánh được và dễ hiểu;
- Cung cấp các thông tin bổ sung khi quy định trong CMKT
không đủ để giúp cho người sử dụng hiểu được tác động của những giao dịch
hoặc những sự kiện cụ thể đến tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh
của DN.
Theo nguyên tắc bản chất quan trọng hơn hình thức, các thông tin tài chính
cần được trình bày đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất, nội dung và giá trị của
nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Yêu cầu đối với thông tin trình bày trong BCTC
- Thông tin trình bày trên BCTC phải phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài
chính, tình hình và kết quả kinh doanh của DN. Để đảm bảo sự trung thực, thông tin
phải có 3 tính chất là đầy đủ, khách quan, không có sai sót.
+ Thông tin được coi là đầy đủ khi bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để
giúp người sử dụng BCTC hiểu được bản chất, hình thức và rủi ro của các giao dịch và
sự kiện. Đối với một số khoản mục, việc trình bày đầy đủ còn phải mô tả thêm các
thông tin về chất lượng, các yếu tố và tình huống có thể ảnh hưởng tới chất lượng và
bản chất của khoản mục.
+ Trình bày khách quan là không thiên vị khi lựa chọn hoặc mô tả các thông tin
tài chính. Trình bày khách quan phải đảm bảo tính trung lập, không chú trọng, nhấn
mạnh hoặc giảm nhẹ cũng như có các thao tác khác làm thay đổi mức độ ảnh hưởng của
thông tin tài chính là có lợi hoặc không có lợi cho người sử dụng BCTC.
+ Không sai sót có nghĩa là không có sự bỏ sót trong việc mô tả hiện tượng và
không có sai sót trong quá trình cung cấp các thông tin báo cáo được lựa chọn và áp
dụng. Không sai sót không có nghĩa là hoàn toàn chính xác trong tất cả các khía cạnh,
ví dụ, việc ước tính các loại giá cả và giá trị không quan sát được khó xác định là
chính xác hay không chính xác. Việc trình bày một ước tính được coi là trung thực nếu
giá trị ước tính được mô tả rõ ràng, bản chất và các hạn chế của quá trình ước tính
được giải thích và không có sai sót trong việc lựa chọn số liệu phù hợp trong quá trình
ước tính.
- Thông tin tài chính phải thích hợp để giúp người sử dụng BCTC dự đoán,
phân tích và đưa ra các quyết định kinh tế.
- Thông tin tài chính phải được trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.
Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thông tin
thiếu chính xác có thể làm ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng thông tin tài
chính của đơn vị báo cáo. Tính trọng yếu dựa vào bản chất và độ lớn, hoặc cả hai, của
các khoản mục có liên quan được trình bày trên BCTC của một đơn vị cụ thể.
- Thông tin phải đảm bảo có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu.
- Thông tin tài chính phải được trình bày nhất quán và có thể so sánh giữa các
kỳ kế toán; So sánh được giữa các DN với nhau.”
Nguyên tắc lập và trình bày BCTC: hoạt động liên tục; cơ sở dồn tích; nhất
quán; trọng yếu và tập hợp; bù trừ; và có thể so sánh.
- Hoạt động liên tục: Khi lập và trình bày BCTC, giám đốc (hoặc người đứng
đầu) DN cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của DN. BCTC phải được
lập trên cơ sở giả định là DN đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh
doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi DN có ý định cũng như buộc phải
ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình.
- Cơ sở dồn tích: DN phải lập BCTC theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ các
thông tin liên quan đến các luồng tiền. Theo đó, các giao dịch và sự kiện được ghi
nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và
được ghi nhận vào sổ kế toán và BCTC của các kỳ kế toán liên quan.
- Nhất quán: Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong BCTC phải nhất
quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi:
+ Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của DN hoặc khi xem xét
lại việc trình bày BCTC cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách
hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện; hoặc
+ Một CMKT khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày.
- Trọng yếu và tập hợp: Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng
biệt trong BCTC. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ
mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng.
- Bù trừ: Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên BCTC không được
bù trừ, trừ khi một CMKT khác quy định hoặc cho phép bù trừ.
- Có thể so sánh: Các thông tin bằng số liệu trong BCTC nhằm để so sánh giữa
các kỳ kế toán được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu trong BCTC
của kỳ trước. Các thông tin so sánh cần phải bao gồm cả các thông tin diễn giải bằng
lời nếu điều này là cần thiết giúp cho những người sử dụng hiểu rõ được BCTC của kỳ
hiện tại.
Các yếu tố của BCTC: VAS 1 quy định, các yếu tố liên quan trực tiếp đến
việc xác định tình hình tài chính trong Bảng CĐKT là tài sản, nợ phải trả và vốn chủ
sở hữu. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh
trong Báo cáo KQHĐKD là doanh thu, thu nhập khác, chi phí và kết quả kinh doanh.
Ghi nhận các yếu tố của BCTC: Chuẩn mục chung quy định một khoản mục
được ghi nhận trong BCTC khi thỏa mãn cả hai tiêu chuẩn:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế hoặc làm giảm lợi ích kinh tế trong tương lai;
- Khoản mục đó có giá trị và xác định được giá trị một cách đáng tin cậy.
Ngoài ra, TT 200/2014/TT-BTC trình bày: Điều 102. Nguyên tắc lập và trình
bày BCTC của DN đáp ứng giả định hoạt động liên tục; Điều 103. Nguyên tắc lập và
trình bày BCTC khi thay đổi kỳ kế toán; Điều 104. Nguyên tắc lập và trình bày BCTC
khi chuyển đổi hình thức sở hữu DN; Điều 105. Nguyên tắc lập và trình bày BCTC khi
chia tách, sáp nhập DN; Điều 106. Lập và trình bày BCTC khi DN không đáp ứng giả
định hoạt động liên tục và Điều 108. Nguyên tắc lập BCTC khi thay đổi đơn vị tiền tệ
trong kế toán.
Phụ lục số 5: Quy định chung BCTC, nội dung và phương pháp lập BCTC

Quy định chung BCTC, nội dung và phương pháp lập BCTC được trình bày cụ
thể tại TT 200/2014/TT-BTC bao gồm:
Mục 1: Quy định chung
Điều 97: Mục đích của BCTC
Điều 98: Kỳ lập BCTC
Điều 99. Đối tượng áp dụng, trách nhiệm lập và chữ ký trên BCTC
Điều 100. Hệ thống BCTC của DN
Điều 101. Yêu cầu đối với thông tin trình bày trong BCTC
Điều 102. Nguyên tắc lập và trình bày BCTC của DN đáp ứng giả định hoạt
động liên tục
Điều 103. Nguyên tắc lập và trình bày BCTC khi thay đổi kỳ kế toán
Điều 104. Nguyên tắc lập và trình bày BCTC khi chuyển đổi hình thức sở hữu
DN
Điều 105. Nguyên tắc lập và trình bày BCTC khi chia tách, sáp nhập DN
Điều 106. Lập, trình bày BCTC khi DN không đáp ứng giả định hoạt động liên tục
Điều 107. Đồng tiền sử dụng để lập BCTC khi công bố ra công chúng và nộp
các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước tại Việt Nam
Điều 108. Nguyên tắc lập BCTC khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán
Điều 109. Thời hạn nộp BCTC
Điều 110. Nơi nhận BCTC
Mục 2: Nội dung và phương pháp lập BCTC
Điều 111. Những thông tin chung về DN
Điều 112. Hướng dẫn lập và trình bày Bảng CĐKT năm
Điều 113. Hướng dẫn lập và trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
(Mẫu số B02-DN)
Điều 114. Hướng dẫn lập & trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03–DN)
Điều 115. Phương pháp lập và trình bày Thuyết minh BCTC (Mẫu số B09 - DN)
Phụ lục số 6: Các CMKT quốc tế và chuẩn mực BCTC quốc tế

STT Số hiệu Tên chuẩn mực


01 IAS 1 Trình bày BCTC
02 IAS 2 Hàng tồn kho
03 IAS 7 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
04 IAS 8 CSKT, sự thay đổi ước tính kế toán và sai sót
05 IAS 10 Sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo
06 IAS 11 Hợp đồng xây dựng
07 IAS 12 Thuế thu nhập DN
08 IAS 16 Nhà xưởng, máy móc và thiết bị
09 IAS 17 Thuê tài sản
10 IAS 18 Doanh thu
11 IAS 19 Phúc lợi của người lao động
12 IAS 20 Kế toán các khoản trợ cấp và công bố về sự hỗ trợ từ Chính phủ
13 IAS 21 Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái
14 IAS 23 Chi phí đi vay
15 IAS 24 Công bố về các bên liên quan
16 IAS 26 Kế toán và báo cáo về các quỹ hưu trí
17 IAS 27 BCTC riêng
18 IAS 28 Đầu tư vào công ty liên kết
19 IAS 29 BCTC trong nền kinh tế siêu lạm phát
20 IAS 32 Công cụ tài chính: trình bày
21 IAS 33 Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
22 IAS 34 BCTC giữa niên độ
23 IAS 36 Tổn thất tài sản
24 IAS 37 Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
25 IAS 38 TSCĐ vô hình
26 IAS 39 Công cụ tài chính: ghi nhận và đánh giá
27 IAS 40 Bất động sản đầu tư
28 IAS 41 Nông nghiệp
29 IFRS 1 Áp dụng lần đầu chuẩn mực BCTC quốc tế
30 IFRS 2 Thanh toán dựa trên cổ phiếu
31 IFRS 3 Hợp nhất kinh doanh
32 IFRS 4 Hợp đồng bảo hiểm
33 IFRS 5 Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và ngừng hoạt động
34 IFRS 6 Hoạt động thăm dò và đánh giá khoáng sản
35 IFRS 7 Các nội dung công bố về công cụ tài chính
36 IFRS 8 Các bộ phận hoạt động
37 IFRS 9 Công cụ tài chính
38 IFRS 10 BCTC hợp nhất
39 IFRS 11 Các hình thức liên doanh
40 IFRS 12 Công bố lợi ích trong các DN khác
41 IFRS 13 Đo lường theo giá trị hợp lý
42 IFRS 14 Quy định tài khoản hoãn lại
43 IFRS 15 Doanh thu từ các hợp đồng với khách hàng và nhà thầu
44 IFRS 16 Cho thuê
45 IFRS 17 Hợp đồng bảo biểm
Nguồn: www.ifrs.org (cập nhật ngày 09/10/2017)
Phụ lục số 7: Khái niệm, mục đích của IFRS, GAAP và khái niệm
về khuôn mẫu kế toán
IFRS là một bộ tiêu chuẩn bao gồm các nguyên tắc kế toán chung được thừa
nhận, các khái niệm và các khuôn mẫu nhằm hướng dẫn phương pháp đánh giá, ghi
nhận, lập và trình bày BCTC DN, được thiết kế và phát triển bởi IASB.
Mục tiêu của IFRS là cung cấp một khuôn khổ quốc tế về cách lập và trình bày
BCTC cho các công ty đại chúng. IFRS tập trung vào các hướng dẫn, diễn giải chung
nhất về cách lập BCTC hơn là thiết lập các quy tắc lập báo cáo ngành nghề cụ thể. Mặt
khác, việc áp dụng IFRS giúp tăng cường khả năng so sánh và tính minh bạch của hoạt
động BCTC. Các BCTC lập theo IFRS được chấp nhận rộng rãi tại nhiều nước trên thế
giới. Áp dụng IFRS là điều kiện tiên quyết để tiếp cận thị trường vốn quốc tế.
GAPP: Nguyên tắc kế toán là những định đề hay những tiêu chuẩn thông tin đã
được chứng minh là hợp lý qua thực tiễn. Thực vậy, các nguyên tắc trong kế toán như
nguyên tắc giá gốc, nguyên tắc cơ sở dồn tích, nguyên tắc thận trọng,… mà những ai
đã làm kế toán mà không dùng nó để đánh giá hay ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh trong công việc hàng ngày. Trong giảng dạy, giảng viên dùng các nguyên tắc kế
toán để giải thích hay phân tích các sự kiện kinh tế để từ đó ghi nhận thành các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh. Chẳng hạn, dùng nội dung của nguyên tắc thận trọng để giải thích
mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho sao cho phù hợp với giá trị ghi sổ, hay là giải
thích việc ghi nhận tăng tài sản khi chưa thanh toán tiền cho người mua với đơn giá
mua là ngoại tệ trong khi thực tế giá ngoại tệ trên thị trường có hai tỷ giá bán ra và tỷ
giá mua vào.
Khái niệm khuôn mẫu: kế toán là một khung thông tin tài chính được chấp
nhận rộng rãi, chúng được tạo ra từ các nguyên tắc lý thuyết kế toán cơ bản dùng để
thực hiện việc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hay lập và trình bày báo cáo
kế toán.
Các khuôn mẫu kế toán thường được thiết kế riêng hay trong từng CMKT cụ
thể (IAS/IFRS) nhằm hướng dẫn người làm kế toán cách thức đánh giá, ghi nhận, và
trình bày BCTC.
Phụ lục số 8: Chuẩn mực KTVN và IAS/IFRS về trình bày BCTC

Nội dung IAS/IFRS Chuẩn mực KTVN


Khuôn khổ chung và VAS 1- Chuẩn mực chung
Việc áp dụng các Khuôn khổ chung không được coi là một IFRS. Các quy định chung được xây
dựng thành một chuẩn mực.
quy định chung của
Trong một số trường hợp, khi có sự xung đột giữa các
IAS/IFRS chuẩn mực cụ thể và quy định chung thì thực hiện theo các Không đề cập đến trường hợp
chuẩn mực cụ thể. có sự xung đột giữa các chuẩn
mực cụ thể và chuẩn mực
chung.Trường hợp CMKT cụ
thể chưa quy định thì thực hiện
theo Chuẩn mực chung.
Mục đích của BCTC BCTC được lập nhằm cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh
doanh và các thay đổi trong tình hình tài chính của đơn vị, giúp đưa ra các quyết định phù
hợp.
Đặc tính Các đặc tính cơ bản giúp thông tin trong BCTC hữu ích là tính trung thực và thích hợp trong
việc trình bày. Tính so sánh, tính xác thực, tính kịp thời và có thể hiểu được là các đặc tính
giúp nâng cao giá trị thông tin.
Các cấu phần của Các BCTC phản ánh ảnh hưởng tài chính của các giao dịch hoặc các sự kiện khác bằng cách
chia các giao dịch và sự kiện này vào các phân nhóm lớn hơn theo đặc tính kinh tế.
BCTC
Các cấu phần liên quan trực tiếp đến việc đo lường tình hình tài chính trên Bảng CĐKT bao
gồm Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu.
Các cấu phần liên quan trực tiếp đến việc đo lường tình hình và kết quả kinh doanh trên Báo
cáo Kết quả hoạt động kinh doanh là Doanh thu và Chi phí.
Khái niệm về vốn và Quy định chung đưa ra hai khái niệm về vốn đó là khái Không đề cập đến vấn đề này.
duy trì vốn niệm về mặt tài chính và khái niệm về mặt vật chất. Hai
khái niệm này dẫn đến sự khác nhau khi xác định lợi nhuận
docó sự khác nhau trong việc xử lý ảnh hưởng của những
thay đổi về giá của các tài sản và các khoản công nợ của
đơn vị.
IAS 1 và VAS 21 - Trình bày BCTC
Mục tiêu Đưa ra khuôn khổ chung cho việc trình bày mục tiêu chung BCTC bao gồm các hướng dẫn
cho cấu trúc và nội dung tối thiểu.
Hệ thống BCTC Hệ thống BCTC của DN gồm: Hệ thống BCTC của DN gồm:
(a) Báo cáo tình hình tài chính; (a) Bảng CĐKT;
(b) Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanhvà thu nhập (b) Báo cáo kết quả hoạt động
toàn diện trong kỳ, có thể trình bày kết quả hoạt động kinh doanh;
kinh doanh trong 2 báo cáo: Báo cáo Kết quả hoạt Báo cáo thay đổi vốn chủ
động kinh doanh và Báo cáo thu nhập toàn diện khác; sở hữu được trình bày ở
(c) Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu; phần thuyết minh BCTC;
(d) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; và (c) Báo cáo lưu chuyển tiền
(e) Các thuyết minh BCTC, bao gồm thuyết minh về các tệ; và
CSKT chủ yếu và các thuyết minh khác; (d) Thuyết minh BCTC.
(f) Thông tin so sánh với các kỳ trước;
(g) Báo cáo tình hình tài chính tại thời điểm đầu của kỳ so
sánh gần nhất khi đơn vị áp dụng hồi tố CSKT hoặc
thực hiện việc điều chỉnh hồi tố đối với 1 số khoản
mục trên BCTC/khi đơn vị thực hiện phân loại lại các
khoản mục trên BCTC.
Phân biệt tài sản, nợ Đơn vị có thể trình bày riêng biệt các tài sản và nợ phải trả Tài sản, nợ phải trả ngắn hạn
phải trả ngắn hạn và thành ngắn hạn và dài hạn. và dài hạn phải được trình bày
dài hạn thành các khoản mục riêng biệt
trên Bảng CĐKT.

Trường hợp đơn vị không trình bày riêng biệt các tài sản và Trường hợp DN không thể
công nợ ngắn hạn và dài hạn, các tài sản và nợ phải trả phân loại được tài sản và nợ
được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần nếu việc phải trả do đặc thù của hoạt
Nội dung IAS/IFRS Chuẩn mực KTVN
trình bày này cung cấp thông tin phù hợp và đáng tin cậy động thì tài sản và nợ phải trả
hơn. phải được trình bày thứ tự theo
tính thanh khoản giảm dần.
Ngày đáo hạn của các Đơn vị cần trình bày ngày đáo hạn của cả tài sản và công Không đề cập đến vấn đề này.
nợ để đánh giá tính thanh khoản và khả năng thanh toán của
tài sản và công nợ
đơn vị.
Mẫu biểu Báo cáo Không đưa ra Báo cáo tình hình tài chính mẫu hoặc trình tự Bảng CĐKT được lập phù hợp
trình bày các khoản mục. với các quy định trong văn bản
tình hình tài chính
hướng dẫn thực hiện chuẩn
mực này.
Trình bày Báo cáo Đơn vị phải trình bày các khoản mục thu nhập và chi phí Chuẩn mực chỉ yêu cầu đơn vị
Kết quả hoạt động ghi nhận trong kỳ: trình bày Báo cáo Kết quả hoạt
kinh doanh/Báo cáo động kinh doanh riêng.
thu nhập toàn diện (c) Trong một báo cáo tổng hợp các khoản thu nhập; hoặc
(d) Trong 2 loại báo cáo: Báo cáo trình bày lỗ/lãi (Báo cáo
Kết quả hoạt động kinh doanh riêng); Báo cáo trình bày
các khoản lỗ/lãi và các khoản thu nhập khác (báo cáo
tổng hợp các khoản thu nhập).

Bản sửa đổi của IAS1 – Trình bày BCTC yêu cầu đơn Đơn vị cần trình bày Báo cáo
vị tập hợp các khoản mục trình bày trong báo cáo thu nhập kết quả kinh doanh theo chức
toàn diện các khoản thu nhập dựa trên khả năng có thể phân năng của chi phí. Trường hợp
loại sang lãi/lỗ trong kỳ (cụ thể bao gồm các khoản được do tính chất ngành nghề kinh
phân loại và các khoản không được phân loại) và Bản sửa doanh mà đơn vị không thể
đổi cũng yêu cầu trình bày riêng khoản thuế liên quan đến trình bày các yếu tố thông tin
các khoản mục trước thuế đã được trình bày (áp dụng cho trên Báo cáo Kết quả hoạt
cả lựa chọn trình bày Báo cáo tổng hợp các khoản thu nhập động kinh doanh theo chức
trước hay sau thuế). năng của chi phí thì được trình
Đơn vị cần trình bày Báo cáo kết quả kinh doanh/Báo cáo bày theo bản chất của chi phí.
tổng hợp các khoản thu nhập theo chức năng của chi phí
hoặc theo bản chất của chi phí, tùy thuộc vào cách trình bày
nào cung cấp thông tin hợp lý và đáng tin cậy hơn.
Thuyết minh cổ tức Thông tin này có thể trình bày trong Thuyết minh BCTC Đơn vị cần phải trình bày lãi
hoặc trên báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu. trên cổ phiếu, số cổ tức công
bố hoặc đề xuất cho kỳ của
BCTC.

Thông tin này cần phải trình


bày trong Thuyết minh BCTC.
Thay đổi nguồn vốn Đơn vị phải trình bày những thông tin phản ánh sự thay đổi Thông tin này được trình bày
chủ sở hữu nguồn vốn chủ sở hữu: trong thuyết minh BCTC.
- Lãi hoặc lỗ thuần của niên độ;
- Các nghiệp vụ giao dịch về vốn với các chủ sở hữu và
việc phân phối lợi nhuận cho các chủ sở hữu;
- Số dư của khoản mục lãi, lỗ luỹ kế vào thời điểm đầu và
cuối niên độ, và những biến động trong niên độ; và
- Đối chiếu giữa giá trị ghi sổ của mỗi loại vốn góp, thặng
dư vốn cổ phần, các khoản dự phòng vào đầu niên độ và
cuối niên độ và trình bày riêng biệt từng sự biến động.
IAS 7 và VAS 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Mục đích Yêu cầu trình bày thông tin về sự thay đổi của tiền và các khoản tương đương tiền của đơn vị
bằng báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo này sẽ phân chia dòng tiền trong kỳ theo các hoạt
động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
Khái niệm “tương Thông thường không bao gồm các khoản đầu tư vốn trừ khi, Không đề cập đến vấn đề này.
đương tiền” về bản chất, các khoản đầu tư vốn này là các khoản tương
đương tiền. Các khoản vay Ngân hàng được xem là hoạt
động tài chính. Các khoản thấu chi cũng được xem là tương
Nội dung IAS/IFRS Chuẩn mực KTVN
đương tiền nếu các khoản thấu chi này là một bộ phận không
thể tách rời của chính sách quản lý tiền của đơn vị.
Phân loại các luồng Luồng tiền phải được phân tích theo các hoạt động kinh Tương tự nội dung của IFRS.
tiền doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
Tuy nhiên, VAS có hướng dẫn
chi tiết về việc phân loại luồng
tiền từ hoạt động kinh doanh
cho các ngân hàng, tổ chức tài
chính, tổ chức tín dụng, và các
công ty bảo hiểm.
Tỷ giá hối đoái được Sử dụng tỷ giá tại ngày lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Có Sử dụng tỷ giá hối đoái tại thời
sử dụng cho dòng tiền thể sử dụng tỷ giá trung bình xấp xỉ bằng tỷ giá thực tế như điểm phát sinh giao dịch.
từ các giao dịch bằng tỷ giá bình quân gia quyền trong kỳ.
ngoại tệ và dòng tiền
của một công ty con
nước ngoài
Lãi và cổ tức Luồng tiền từ lãi và cổ tức thu được và trả phải được trình Luồng tiền từ lãi và cổ tức
bày riêng biệt. Mỗi loại nên được phân loại vào hoạt động nhận được được phân loại vào
kinh doanh, hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính nhất hoạt động kinh doanh. Luồng
quán giữa các kỳ. tiền từ cổ tức trả được phân
loại vào hoạt động tài chính.
Luồng tiền từ lãi trả được phân
loại vào hoạt động kinh doanh.
Thuế thu nhập Luồng tiền phát sinh từ thuế thu nhập được trình bày riêng và được phân loại là luồng tiền từ
hoạt động kinh doanh trừ khi chúng được xác định một cách c ụ thể với hoạt động tài chính và
hoạt động đầu tư.
Các luồng tiền đầu tư Khi hạch toán một khoản đầu tư vào công ty liên kết hoặc Không đề cập đến vấn đề này.
vào các công ty con, công ty con sử dụng phương pháp giá gốc hoặc phương
công ty liên doanh, pháp vốn chủ sở hữu, nhà đầu tư chỉ trình bày trên báo cáo
liên kết lưu chuyển tiền tệ các dòng tiền phát sinh giữa bên đầu tư
và bên được đầu tư.
Đơn vị thực hiện việc lập báo cáo trình bày lợi ích của mình
trong đơn vị liên kết hoặc liên doanh theo phương pháp vốn
chủ sở hữu sẽ trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ các
dòng tiền liên quan đến các khoản đầu tư vào đơn vị liên
kết hoặc liên doanh, các khoản phân chia và các khoản tiền
thanh toán hoặc các khoản tiền nhận được từ đơn vị liên kết
hoặc liên doanh.
IAS 24 và VAS 26 - Thông tin về các bên liên quan
Mục đích Đảm bảo BCTC đã lưu ý người đọc tới khả năng tình hình tài chính và kết quả kinh doanh
của đơn vị chịu ảnh hưởng bởi các bên liên quan.
Định nghĩa các bên Bên liên quan là cá nhân hay đơn vị có liên quan đến đơn vị Tương tự IFRS, tuy nhiên so
liên quan lập BCTC (được gọi là “đơn vị lập báo cáo”): với IFRS, định nghĩa các bên
liên quan không bao gồm: (i)
(a) Một cá nhân hoặc thành viên mật thiết trong gia đình Các đơn vị đồng kiểm soát đơn
của cá nhân đó được coi là có liên quan đến đơn vị lập báo vị báo cáo; (ii) Các công ty
cáo nếu cá nhân đó: liên doanh trong đó đơn vị báo
i. Có quyền kiểm soát hoặc đồng kiểm soát đơn vị lập cáo là 1 bên trong liên doanh;
báo cáo; (iii) Quỹ phúc lợi hưu trí với
ii. Có ảnh hưởng đáng kể đến đơn vị lập báo cáo; mức phúc lợi được xác định
iii. Là nhân sự quản lý chủ chốt của đơn vị lập báo cáo trước dành cho nhân viên của
hoặc công ty mẹ của đơn vị lập báo cáo. đơn vị báo cáo, hoặc trong bất
(b) Đơn vị được coi là có liên quan đến đơn vị lập báo cáo kỳ đơn vị nào là bên liên quan
nếu có một trong các điều kiện sau: với đơn vị báo cáo.
i. Đơn vị và đơn vị lập báo cáo cùng là thành viên của
một tập đoàn (công ty mẹ, các công ty con và các
công ty con của công ty con có liên quan đến nhau);
Nội dung IAS/IFRS Chuẩn mực KTVN
ii. Một đơn vị là công ty liên kết hoặc công ty liên doanh
với đơn vị còn lại (hoặc công ty liên kết hoặc liên
doanh của một thành viên trong tập đoàn mà đơn vị
còn lại là thànhviên);
iii. Có quyền kiểm soát hoặc đồng kiểm soát đơn vị lập
báo cáo;
iv. Một đơn vị là công ty liên doanh với bên thứ ba và
đơn vị còn lại là công ty liên kết của bên thứ ba;
v. Đơn vị là quỹ lương hưu phúc lợi với lợi ích được xác
định trước của đơn vị lập báo cáo hoặc đơn vị có liên
quan đến đơn vị lập báo cáo. Nếu đơn vị lập báo cáo
chính là một quỹ phúc lợi, chủ đơn vị tài trợ cho quỹ
được coi là bên liên quan của đơn vị lập báo cáo;
vi. Đơn vị bị kiểm soát hoặc đồng kiểm soát bởi các cá
nhân nêu trong mục (a);
vii. Cá nhân ở mục (a),(i) có ảnh hưởngđáng kể đến đơn
vị là hoặc nhân sự quản lý chủ chốt của đơn vị (hoặc
công ty mẹ của đơn vị).
Đơn vị liên quan đến Chuẩn mực đưa ra khái niệm về đơn vị có liên quan đến Không đề cập đến vấn đề này.
Nhà nước Nhà nước là đơn vị chịu sự kiểm soát, đồng kiểm soát hoặc
chịu sự ảnh hưởng đáng kể từ Nhà nước.
Chuẩn mực đưa ra một số miễn trừ một phần trong việc
thuyết minh giao dịch các bên liên quan của các đơn vị liên
quan đến Nhà nước.
Phương pháp xác Không đề cập đến vấn đề này. Cung cấp ba (03) phương pháp
định giá giao dịch để xác định giá giao dịch giữa
giữa các bên liên các bên liên quan:
quan - Phương pháp giá có thể so
sánh được;
- Phương pháp giá bán lại;
- Phương pháp giá vốn cộng
lãi.
Thuyết minh giao Nếu có giao dịch với các bên liên quan, các thuyết minh Phạm vi trình bày giao dịch
dịch của các bên liên được trình bày riêng biệt cho từng nhóm các bên liên quan với các bên liên quan của IFRS
quan và bao gồm các thông tin sau: rộng hơn VAS, cụ thể bao gồm
thêm:
- Giá trị giao dịch; (i)Chi phí được ghi nhận trong
- Giá trị số dư còn lại, bao gồm các điều khoản đảm bảo kỳ liên quan đến các khoản nợ
và điều kiện hợp đồng; xấu/nợ khó đòi từ các bên liên
- Dự phòng phải thu khó đòi liên quan đến số dư còn lại; quan;
- Chi phí ghi nhận trong kỳ liên quan đến các khoản nợ (ii) Các khoản phải thu/phải trả
khó đòi của bên liên quan. giữa DN báo cáo với các bên
liên quan phải được phân loại
vào các nhóm bên liên quan
khác nhau.
Các trường hợp Không đề cập vấn đề này. Chuẩn mực yêu cầu trình bày - Trong báo cáo hợp nhất đối
không phải trình bày giao dịch và số dư với các bên liên quan trên BCTC Hợp với các giao dịch nội bộ của
giao dịch với các bên nhất và BCTC riêng. tập đoàn;
liên quan - Trong BCTC của công ty
mẹ, khi báo cáo này được
lập và công bố cùng với
BCTC Hợp nhất; và
- Trong BCTC của công ty
con do công ty mẹ sở hữu
toàn bộ nếu công ty mẹ
được thành lập tại Việt
Nam và công bố BCTC
Hợp nhất tại Việt Nam.
Nội dung IAS/IFRS Chuẩn mực KTVN
IAS 33 và VAS 30 - Lãi trên cổ phiếu (EPS)
Mục đích của Chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán trong việc xác định và
trình bày lãi trên cổ phiếu nhằm so sánh hiệu quả hoạt động giữa các DN cổ phần trong cùng một kỳ báo cáo và hiệu
quả hoạt động của cùng một DN qua các kỳ báo cáo.
Hai chuẩn mực này cơ bản là tương tự nhau.
IAS 34 và VAS 27- BCTC giữa niên độ
Mục đích Mục đích của Chuẩn mực này là quy định các nội dung tối thiểu, các nguyên tắc ghi nhận và
xác định giá trị trong BCTC giữa niên độ.
Đối tượng phải phát IAS 34 chỉ đưa ra nội dung của BCTC giữa niên độ được VAS 27 áp dụng cho các DN
hành BCTC giữa lập theo yêu cầu của các IFRS. Tuy nhiên, IAS 34 không theo quy định của pháp luật
niên độ yêu cầu việc bắt buộc các đơn vị phải lập BCTC giữa niên phải lập báo cáo quý.
độ cũng như không quy định mức độ thường xuyên của
việc lập báo cáo giữa niên độ; và thời gian phải hoàn thành TT200/2014/TT-BTC quy
việc lập BCTC giữa niên độ. định: DN do Nhà nước sở
hữu 100% vốn điều lệ hoặc
nắm giữ cổ phần chi phối,
đơn vị có lợi ích công chúng
phải lập BCTC giữa niên độ;
các DN khác không thuộc đối
tượng tại nêu trên được
khuyến khích lập BCTC giữa
niên độ (nhưng không bắt
buộc); BCTC giữa niên độ
được lập dưới dạng đầy đủ
hoặc tóm lược. Chủ sở hữu
đơn vị quyết định việc lựa
chọn dạng đầy đủ hoặc tóm
lược đối với BCTC giữa niên
độ của đơn vị mình nếu
không trái với quy định của
pháp luật mà đơn vị thuộc
đối tượng bị điều chỉnh.
Thời điểm yêu cầu Không đề cập đến vấn đề này. Trong vòng 45 ngày kể từ khi
phát hành BCTC kết thúc kỳ kế toán giữa niên
giữa niên độ độ đối với các DN nhà nước và
20 ngày đối với các loại hình
DN khác.
Nội dung của BCTC Nội dung tối thiểu của một BCTC giữa niên độ bao gồm Tương tự IFRS, ngoại trừ báo
giữa niên độ Báo cáo tình hình tài chính tóm tắt, Báo cáo Kết quả kinh cáo biến động của vốn chủ sở
doanh tóm tắt, báo cáo biến động của vốn chủ sở hữu tóm hữu được trình bày trong phần
tắt, báo cáo lưu chuyển tiền tệ tóm tắt và bản thuyết minh thuyết minh BCTC.
BCTC chọn lọc.
IFRS 1 - Lần đầu áp dụng các Chuẩn mực BCTC quốc tế
Mục đích Quy định các thủ tục khi một đơn vị lần đầu tiên áp dụng Chưa có CMKTVN tương
các chuẩn mực IFRS làm cơ sở lập BCTC cho mục đích đương.
thông thường.
Áp dụng lần đầu Nguyên tắc chung là áp dụng hồi tố toàn bộ các chuẩn mực Chưa có chuẩn mực cụ thể.
IFRS đã có hiệu lực tại thời điểm áp dụng, trừ một số ngoại Trong thực tế thông thường áp
lệ và miễn trừ được cho phép trong IFRS 1 hoặc được yêu dụng hồi tố trừ khi có chuẩn
cầu. mực quy định khác.
Những điều chỉnh bắt 1. Dừng ghi nhận một số khoản tài sản và nợ phải trả đã ghi Chưa có CMKTVN tương
buộc để chuyển đổi nhận theo GAAP trước đây: Đơn vị nên loại bỏ những đương.
từ GAAP sang IFRS khoản tài sản và nợ phải trả đã ghi nhận theo GAAP
khi áp dụng lần đầu trước đây ra khỏi số dư đầu kỳ của các chỉ tiêu trên Báo
cáo tình hình tài chính nếu chúng không thỏa mãn các
điều kiện ghi nhận theo IFRS.
Nội dung IAS/IFRS Chuẩn mực KTVN
2. Ghi nhận các tài sản và nợ phải trả không được ghi nhận
theo GAAP trước đây: Ngược lại, đơn vị cần ghi nhận tất
cả các khoản tài sản và nợ phải trả được yêu cầu ghi nhận
theo IFRS ngay cả khi các khoản mục này chưa từng
được ghi nhận theo GAAP.
3. Phân loại lại: Đơn vị nên phân loại lại các số liệu đầu kỳ
trên Báo cáo tình hình tài chính theo GAAP trước đây để
phù hợp với phân loại theo IFRS.
IFRS 7 - Công cụ tài chính: Công bố và Thông tư số 210/2009/TT-BTC (Thông tư 210)
Hướng dẫn trình bày các thuyết minh về công cụ tài chính để giúp cho người sử dụng BCTC đánh giá mức độ quan
trọng của công cụ tài chính đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị; Đánh giá bản chất
cũng như phạm vi của các rủi ro phát sinh từ công cụ tài chính và cách thức quản trị rủi ro của đơn vị.
IFRS 7 và Thông tư 210 có nội dung cơ bản tương tự nhau. Tuy nhiên, trong thực tế, các thuyết minh theo quy định
của Thông tư 210 không cung cấp nhiềuthông tin cho người đọc vì CMKT Việt Nam không đề cập đến việc ghi nhận
và đo lường các công cụ tài chính và hướng dẫn về FV.
IFRS 8 và VAS 28 - Bộ phận kinh doanh
Mục đích Đơn vị có thể trình bày thông tin này nhằm cho phép người sử dụng BCTC của họ đánh giá
bản chất và ảnh hưởng tài chính của các hoạt động của đơn vị có tham gia và trong nền kinh
tế mà đơn vị hoạt động
Xác định bộ phận Bộ phận kinh doanh được xác định trên cơ sở thông tin tài Bộ phận được xác định trên cơ
kinh doanh chính được báo cáo trong nội bộ đơn vị cho mục đích phân sở các bộ phận kinh doanh
bổ nguồn lực giữa các bộ phận và đánh giá hoạt động của cùng chịu mức rủi ro và đạt
các bộ phận này (theo cách tiếp cận quản lý). được khả năng sinh lời như
- Xác định “bộ phận kinh doanh” dựa trên cơ cấu báo cáo nhau (theo cách tiếp cận rủi ro
cấp quản lý của đơn vị; và lợi ích).

- Xác định “bộ phận kinh doanh” dựa trên hệ thống BCTC - Xác định “bộ phận kinh
nội bộ trình lên người ra quyết định chủ chốt của đơn vị; doanh” theo lĩnh vực kinh
doanh hoặc theo khu vực địa
Một bộ phận của đơn vị thực hiện giao dịch bán đối với các lý;
bộ phận kinh doanh của cùng đơn vị đó sẽ thỏa mãn định
nghĩa bộ phận kinh doanh. - Xác định “bộ phận kinh
doanh” dựa trên tiêu chí bộ
phận chính yếu và thứ yếu;

Giới hạn đối với các bộ phận


cần báo cáo phần lớn doanh
thu từ việc bán hàng và cung
cấp dịch vụ ra bên ngoài.
Đo lường 1) Số liệu các khoản mục của từng bộ phận hoạt động là 1) Giá trị của các khoản mục
giá trị được báo cáo lên người ra quyết định chủ chốt của từng bộ phận hoạt
của đơn vị; động được xác định theo
2) Giảithích việc xác định lỗ/lãi, tài sản và nợ phải trả đối các CSKT;
với từng bộ phận báo cáo. 2) Xác định doanh thu, chi
phí, kết quả kinh doanh,
tài sản và nợ phải trả của
bộ phận.
Thuyết minh trên 1) Yếu tố sử dụng để xác định bộ phận hoạt động; 1) Trình bày một số thông
BCTC 2) Loại sản phẩm hoặc dịch vụ; tin theo quy định đối với
3) Giá trị của các khoản mục cụ thể liên quan đến bộ bộ phận chính yếu;
phận hoạt động; 2) Chỉ trình bày thông tin
4) Doanh thu lãi, trình bày riêng biệt với chi phí lãi; theo lĩnh vực kinh doanh
5) Thông tin về sản phẩm và dịch vụ, khu vực địa lý và hoặc theo khu vực địa lý
khách hàng lớn. đối với bộ phận thứ yếu.
Nguồn: Deloitte (2016) - Ttài liệu hướng dẫn kiểm toán
Phụ lục số 9: Chuẩn mực KTVN và IAS/IFRS về khoản mục trên BCTC

Nội dung IAS/IFRS Chuẩn mực KTVN

IAS 2 và VAS 2 – Hàng tồn kho


Mục đích Quy định về xử lý kế toán đối với hàng tồn kho gồm cả việc xác định và ghi nhận chi phí.
Hàng tồn kho Hàng tồn kho bao gồm: Tương tự nội dung của
- Hàng hóa mua về để bán như: các hàng hóa do một đại IFRS, ngoại trừ việc không
lý mua về để bán hoặc đất đai và các tài sản khác được đề cập đến trường hợp hàng
giữ để bán; tồn kho bao gồm cả đất và
- Thành phẩm tồn kho hoặc sản phẩm dở dang; các tài sản khác được giữ lại
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, phục vụ để bán.
quá trình sản xuất;
- Chi phí dịch vụ dở dang.
Chuẩn mực không áp dụng cho các trường hợp sau:
- Sản phẩm dở dang của các hợp đồng xây dựng;
- Công cụ tài chính;
- Tài sản sinh học liên quan tới hoạt động nông nghiệp và Không đề cập đến vấn đề
sản phẩm nông nghiệp tại thời điểm thu hoạch. này.
Phương pháp Phương pháp giá tiêu chuẩn hoặc giá bán lẻ có thể được sử Không đề cập đến vấn đề
xác định giá trị dụng nếu kết quả tương đương với giá thực tế. Giá tiêu chuẩn này.
hàng tồn kho phải được xem xét thường xuyên và điều chỉnh theo các điều
kiện hiện thời.
Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho theo IAS 2
không áp dụng đối với các trường hợp sau:
- Nông lâm sản, sản phẩm nông nghiệp sau khi thu hoạch,
khoáng chất và các sản phẩm khai khoáng được ghi nhận
bằng giá trị có thể thực hiện được theo thông lệ của ngành.
Khi hàng tồn kho được ghi nhận theo giá trị có thể thực
hiện được, thay đổi về giá trị của hàng tồn kho được ghi
nhận vào kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ;
- Các tổ chức môi giới và buôn bán hàng hóa ghi nhận hàng
tồn kho bằng FV trừ đi chi phí bán hàng. Khi hàng tồn kho
được ghi nhận bằng FV trừ chi phí bán hàng thì thay đổi
về FV trừ đi chi phí bán hàng được ghi nhận vào kết quả
hoạt động kinh doanh trong kỳ.
Phương pháp Được phép sử dụng phương pháp nhập trước, xuất trước Cho phép sử dụng phương
tính giá hàng tồn (FIFO), phương pháp đích danh (chỉ áp dụng có các hàng tồn pháp nhập trước, xuất trước
kho kho không thể thay thế nhau) và phương pháp bình quân gia (FIFO), bình quân gia quyền
quyền trong tính giá hàng tồn kho. Không cho phép áp dụng và nhập sau, xuất trước
nhập sau, xuất trước (LIFO). (LIFO).
Ghi giảm giá gốc Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng với giá trị Không cho phép ghi giảm
hàng tồn kho cho thuần có thể thực hiện được thực hiện trên cơ sở từng mặt giá gốc hàng tồn kho đối với
bằng với giá trị hàng tồn kho. Trong một số trường hợp, có thể thực hiện đối một nhóm các hàng hóa cho
thuần có thể thực với một nhóm các hàng hóa có liên quan. bằng giá trị thuần có thể
hiện được thực hiện được.
IAS 16 và VAS 3 - Tài sản cố định hữu hình
Mục đích Quy định các nguyên tắc và phương pháp kế toán cho việc ghi nhận ban đầu và hạch toán kế
toán sau ghi nhận ban đầu cho TSCĐ hữu hình.
Ghi nhận TSCĐ Tài sản được ghi nhận khi: Chuẩn mực đưa ra 4 tiêu
hữu hình chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu
hình:
- Đơn vị có thể nhận được các lợi ích kinh tế trong tương lai a) Đơn vị có thể nhận được
từ tài sản; các lợi ích kinh tế trong
- Giá của tài sản có thể được xác định một cách đáng tin tương lai từ tài sản;
cậy. b) Giá trị của tài sản được
xác định một cách đáng
tin cậy;
c) Thời gian sử dụng hữu
ích lớn hơn 1 năm;
d) Thỏa mãn yêu cầu về giá
trị theo quy định hiện
hành.
Không quy định mức giá trị tối thiểu để ghi nhận TSCĐ. Trong đó có tiêu chuẩn giá
trị đối với từng hạng mục
TSCĐ hữu hình. Theo quy
định hiện hành, mức giá trị
tối thiểu để ghi nhận TSCĐ
là 30 triệu VNĐ.
Xác định giá trị Nguyên giá TSCĐ hữu hình có thể bao gồm các chi phí ước Không đề cập đến vấn đề
ban đầu tính cho việc tháo dỡ, di chuyển các tài sản và khôi phục này.
mặt bằng.
Nếu tài sản được mua từ việc trao đổi một tài sản khác Nếu tài sản được mua về từ
(không tương tự về bản chất), nguyên giá được ước tính việc trao đổi một tài sản
bằng FV trừ khi (a) giao dịch trao đổi không có bản chất khác (không giống về bản
thương mại hoặc (b) FV của hai tài sản không thể được xác chất), nguyên giá của tài sản
định một cách đáng tin cậy. Nếu tài sản mua về không được nhận về được xác định bằng
ghi nhận bằng FV thì nguyên giá của tài sản được ghi nhận FV của tài sản đi trao đổi
bằng giá trị sổ sách của tài sản mang đi trao đổi. hoặc FV của tài sản nhận về.
Nếu tài sản được mua từ
việc trao đổi một tài sản
khác (tương tự về bản chất),
nguyên giá của tài sản nhận
về sẽ được xác định bằng
giá trị còn lại của tài sản
đem đi trao đổi.
Xác định giá trị Đơn vị có thể lựa chọn sử dụng mô hình giá gốc/ mô hình Chỉ cho phép sử dụng mô
sau ghi nhận ban đánh giá lại và áp dụng CSKT này cho một nhóm tài sản. hình giá gốc.
đầu Mô hình giá gốc: Giá trị của tài sản được tính bằng giá gốc trừ
đi khấu hao lũy kế và các khoản suy giảm giá trị.
Mô hình đánh giá lại: Giá trị của tài sản được xác định bằng
giá trị đánh giá lại, bằng FV tại ngày đánh giá lại trừ đi khấu Tài sản chỉ được đánh giá lại
hao và giá trị tổn thất. FV phải được xác định một cách đáng trong một số trường hợp đặc
tin cậy. biệt.
Xử lý các chênh Khi việc đánh giá lại làm tăng giá trị tài sản, thì số chênh Không đề cập đến vấn đề
lệch đánh giá lại lệch này cần được ghi vào thu nhập toàn diện khác và làm này.
tăng khoản mục thặng dư đánh giá lại (phần nguồn vốn).
Tuy nhiên, trường hợp tài sản này trước đó đã được đánh giá
giảm mà số chênh lệch giảm đó đã được ghi vào chi phí thì
số đánh giá tăng lần này cần được ghi nhận là thu nhập.
Khi đánh giá lại làm giảm giá trị tài sản thì số chênh lệch
được ghi nhận vào lãi/lỗ trong kỳ. Tuy nhiên, giá trị này cần
bù trừ với khoản mục thặng dư đánh giá lại (là số hiện đang
ghi nhận là thặng dư đánh giá lại của tài sản đó) trước khi
được ghi nhận vào lãi/lỗ.
Chênh lệch đánh Khi thanh lý các tài sản được đánh giá lại, các khoản chênh Không đề cập đến vấn đề
giá lại tài sản lệch thặng dư có thể được chuyển trực tiếp sang lợi nhuận giữ này.
lại hoặc để lại trên trên mục Chênh lệch đánh giá lại tài sản
thuộc Vốn chủ sở hữu. Việc chuyển sang lợi nhuận để lại
không được thực hiện trên Báo cáo Kết quả hoạt động kinh
doanh (có nghĩa là không chuyển vào lãi hoặc lỗ trong kỳ).
Khấu hao Giá trị có thể khấu hao (nguyên giá trừ giá trị còn lại) được Giống nội dung của IFRS.
phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích
của chúng. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích Tuy nhiên, có những quy
kinh tế mà tài sản đem lại cho đơn vị. định cụ thể về thời gian sử
Giá trị còn lại phải được ước tính lại ít nhất 1 năm 1 lần và dụng hữu ích của TSCĐ.
là giá trị đơn vị có thể thu hồi được khi hết thời gian sử dụng
hữu ích của tài sản.
Thời gian sử dụng hữu ích cũng được xem xét lại hàng năm. Không đề cập đến vấn đề
Trong trường hợp sự hoạt động của một tài sản yêu cầu sự giá trị còn lại.
kiểm tra thường xuyên (ví dụ như máy bay), sau khi việc
kiểm tra được thực hiện, chi phí này sẽ được ghi nhận vào
giá trị còn lại của tài sản ấy (nếu các tiêu chuẩn ghi nhận
được thỏa mãn).
Sự suy giảm giá IAS 36 yêu cầu phải kiểm tra sự suy giảm giá trị của tài sản Không đề cập đến vấn đề
trị tài sản và nếu cần thiết phải ghi nhận sự suy giảm giá trị này cho này.
TSCĐ. Giá trị của một tài sản có thể không vượt quá giá trị có
thể thu hồi được. Giá trị thu hồi được là giá trị cao hơn giữa
FV trừ chi phí bán và giá trị sử dụng.
Bất kỳ khoản bồi thường nào từ bên thứ ba cho việc giảm
giá trị tài sản đều được ghi nhận vào lãi/lỗ trong kỳ khi
khoản bồi thường đó là một khoản phải thu.
Trình bày BCTC Chuẩn mực đưa ra các yêu cầu chi tiết về việc trình bày khi Không đề cập đến việc trình
áp dụng mô hình đánh giá lại. bày BCTC đối với mô hình
đánh giá lại.
IAS 17 và VAS 6 - Thuê tài sản
Mục đích Quy định các CSKT và trình bày đối với bên thuê và bên cho thuê tài sản, bao gồm thuê tài
chính và thuê hoạt động.
Phạm vi Chuẩn mực này không được sử dụng làm cơ sở xác định cho Không đề cập đến vấn đề
các tài sản sau: này.
(a) Tài sản do bên thuê nắm giữ được hạch toán là bất động
sản đầu tư (Xem IAS 40 Bất động sản đầu tư);
(b) Bất động sản đầu tư do bên cho thuê cung cấp theo hình
thức thuê hoạt động (xem IAS 40);
(c) Tài sản sinh học do bên đi thuê nắm giữ theo hình thức
thuê tài chính (xem IAS 41 Nông nghiệp); hoặc
(d) Tài sản sinh học do bên cho thuê cung cấp theo hình thức
thuê hoạt động (xem IAS 41 Nông nghiệp).
Phương pháp kế Các khoản ưu đãi dành cho hợp đồng thuê hoạt động mới, Không đề cập đến vấn đề
toán trong BCTC hoặc ký lại phải được hạch toán giảm trừ chi phí tiền thuê này.
của bên thuê - trong thời gian hợp đồng, bất kể nội dung, hình thức của
thuê hoạt động khoản ưu đãi cũng như thời hạn thanh toán là gì.

Phương pháp kế Ghi nhận lãi lỗ bán hàng: Không đề cập đến vấn đề
toán trong BCTC DN sản xuất hoặc công ty thương mại cho thuê tài sản cần này.
của bên cho thuê hạch toán lãi/lỗ bán hàng trong kỳ kế toán theo các chính
- thuê tài chính sách ghi nhận doanh thu khi bán hàng trực tiếp. Trong
trường hợp áp dụng mức lãi suất giả định thấp, đơn vị giới
hạn lợi nhuận bán hàng ở mức có thể có nếu hạch toán theo
lãi suất thị trường.
DN sản xuất hoặc công ty thương mại cho thuê tài sản cũng
hạch toán các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình đàm
phán và chuẩn bị cho thuê vào chi phí khi lợi nhuận bán
hàng được ghi nhận.
Phương pháp kế Các khoản ưu đãi với các hợp đồng thuê hoạt động mới hoặc Các chi phí này được ghi
toán trong BCTC hợp đồng thuê hoạt động được ký lại được bên cho thuê ghi nhận trong kỳ phát sinh thuê
của bên cho thuê nhận như là một khoản giảm trừ của doanh thu cho thuê tài sản hoặc được phân bổ
- thuê hoạt động trong thời gian cho thuê, bất kể hình thức hoặc bản chất trong suốt thời gian thuê và
hoặc thời điểm của khoản thanh toán này. đảm bảo phù hợp với thu
nhập cho thuê tương ứng.
Suy giảm giá trị Khi tài sản thuê bị giảm giá trị, chuẩn mực yêu cầu áp dụng Không đề cập đến vấn đề
tài sản IAS 36 cho giảm giá trị tài sản. này.
Trình bày BCTC Chuẩn mực đưa ra các yêu cầu chi tiết về việc trình bày các Tương tự như IFRS, ngoại
đối với bên thuê khoản mục thuê tài chính và thuê hoạt động. trừ các mục không yêu cầu
trình bày:

- Đối chiếu giữa tổng của


các khoản thanh toán tiền
thuê tối thiểu tại ngày lập
BCTC, và giá trị hiện tại
của các khoản đó;
- Mô tả những thỏa thuận
thuê chính của bên thuê.
IAS 18 và VAS 14 - Doanh thu
Mục đích Quy định các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu từ bán hàng hóa và cung cấp
dịch vụ, lãi cho vay, tiền bản quyền và cổ tức.
Định nghĩa Doanh thu: là giá trị của các lợi ích kinh tế (tiền, các khoản phải thu, tài sản khác) phát sinh
từ các hoạt động kinh doanh thông thường của đơn vị (như bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ,
tiền lãi, tiền bản quyền và cổ tức).
Xác định doanh Khi chưa nhận được các khoản tiền và tương đương tiền, FV Không đề cập đến vấn đề
thu của một khoản phải thu có thể thấp hơn giá trị danh nghĩa này.
của khoản mà đơn vị nhận được hoặc có thể nhận được.
Chênh lệch giữa FV và giá trị danh nghĩa của một khoản
tiền phải thu được ghi nhận là tiền lãi.
Tiêu chuẩn ghi Doanh thu phát sinh từ khoản mục thỏa mãn định nghĩa doanh thu trên, được ghi nhận khi:
nhận doanh thu (a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó, và;
(b) Doanh thu được xác định một cách đáng tin cậy.
Doanh thu được ghi nhận như sau: Tương tự như IFRS. Tuy
- Doanh thu bán hàng: khi phần lớn rủi ro và lợi ích đã nhiên, tiền lãi chỉ được ghi
được chuyển giao cho người mua; người bán mất quyền nhận trên cơ sở thời gian.
kiểm soát và giá trị của hàng bán được xác định một
cách đáng tin cậy;
- Cung cấp dịch vụ: ghi nhận theo phương pháp tỷ lệ hoàn
thành;
- Tiền lãi: được ghi nhận bằng phương pháp lãi suất thực
theo IAS 39;
- Tiền bản quyền: được ghi nhận trên cơ sở dồn tích theo
bản chất của hợp đồng liên quan;
- Cổ tức: được ghi nhận khi cổ đông được quyền nhận cổ
tức.
Thu nhập khác Không đề cập vấn đề này. Có các quy định cụ thể về
các khoản thu nhập khác.
IAS 23 và VAS 16 - Chi phí đi vay
Mục đích Quy định phương pháp xử lý kế toán đối với chi phí đi vay.
Định nghĩa “chi Chi phí đi vay bao gồm: Tương tự IFRS ngoại trừ
phí đi vay” - Chi phí lãi vay tính theo phương pháp lãi suất thực theo việc không đề cập đến chênh
IAS 39; lệch tỷ giá phát sinh từ các
- Chi phí tài chính của tài sản thuê tài chính theo IAS 17; và khoản vay bằng ngoại tệ mà
- Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ các khoản vay bằng ngoại bản chất là khoản điều chỉnh
tệ nếu bản chất chênh lệch này được coi là khoản điều chi phí đi vay.
chỉnh chi phí lãi tiền vay.
Chênh lệch cao Vốn hóa chi phí lãi vay có thể dẫn tới việc giá trị ghi sổ của Không đề cập đến vấn đề
hơn giữa giá trị tài sản cao hơn giá trị có thể thu hồi được hoặc giá trị thuần này.
ghi sổ của tài có thể thực hiện được của tài sản; trong trường hợp đó, đơn
sản và giá trị có vị phải ghi giảm giá trị ghi sổ của tài sản theo yêu cầu của
thể thu hồi được các chuẩn mực khác.
IAS 37 và VAS 18 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
Mục đích của Chuẩn mực này là đảm bảo việc ghi nhận đúng các khoản trích lập dự phòng, tài sản và nợ tiềm
tàng, đảm bảo thông tin thuyết minh BCTC giúp người đọc hiểu được đầy đủ bản chất, thời điểm phát sinh và
giá trị của các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng.
Hai chuẩn mực trên cơ bản là tương tự nhau.

IAS 38 và VAS 4 - Tài sản cố định vô hình


Mục đích Quy định các phương pháp kế toán để ghi nhận, xác định giá trị và thuyết minh thông tin với
tất cả các loại tài sản vô hình mà không được đề cập cụ thể ở một IFRS nào khác.
Ghi nhận và xác Ghi nhận: Một tài sản được ghi nhận là TSCĐ vô hình phải Tương tự IAS, ngoại trừ
định giá trị thỏa mãn định nghĩa của TSCĐ vô hình, và chỉ khi: VAS quy định thêm các điều
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài kiện để ghi nhận tài sản vô
sản đó mang lại; và hình:
- Nguyên giá của tài sản đó được xác định một cách đáng - Thời gian sử dụng ước
tin cậy. tính trên 1 năm;
TSCĐ vô hình phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên - Thỏa mãn tiêu chuẩn về
giá. giá trị (hiện nay là trên
30 triệu VNĐ) .
Xác định nguyên Tài sản được Nhà nước tài trợ: Nguyên giá của TSCĐ vô VAS chỉ cho phép ghi nhận
giá TSCĐ vô hình được xác định theo FV hoặc xác định theo giá trị danh nguyên giá TSCĐ vô hình
hình trong nghĩa cộng các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài do Nhà nước cấp theo giá
trường hợp cụ sản vào sử dụng. gốc.
thể
Xác định giá trị Phương pháp chuẩn (Phương pháp giá gốc): Sau ghi nhận VAS chỉ cho phép sử dụng
sau ghi nhận ban ban đầu, TSCĐ vô hình được theo dõi theo giá trị còn lại phương pháp giá gốc để xác
đầu xác định bằng nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế và định giá trị TSCĐ vô hình
giá trị tổn thất lũy kế. và không đề cập đến giá trị
tổn thất lũy kế trong nguyên
Phương pháp thay thế (Phương pháp đánh giá lại): Sau ghi giá của TSCĐ vô hình.
nhận ban đầu, TSCĐ vô hình được ghi nhận theo giá trị
đánh giá lại, là giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm VAS chỉ cho phép sử dụng
đánh giá lại trừ đi giá trị hao mòn lũy kế và giá trị tổn thất phương pháp giá gốc.
lũy kế. Phương pháp đánh giá lại
không được chấp nhận trừ
một số trường hợp đặc biệt.
Chi phí trước Được tính toàn bộ vào chi phí theo IFRS. VAS cho phép ghi nhận chi
hoạt động phí phát sinh nhằm đem lại
lợi ích kinh tế trong tương lai
cho đơn vị: chi phí thành lập;
chi phí quảng cáo và xúc tiến
thương mại trong giai đoạn
trước hoạt động của DN mới
thành lập; chi phí cho giai
đoạn nghiên cứu; chi phí
dịch chuyển địa điểm được
ghi nhận là chi phí SXKD
trong kỳ hoặc được phân bổ
dần vào chi phí SXKD trong
thời gian tối đa không quá 3
năm.
Xác định thời Thời gian hữu dụng của TSCĐ vô hình có thể hữu hạn hoặc Giá trị phải khấu hao của
gian hữu dụng vô hạn. TSCĐ vô hình có thời gian hữu dụng vô hạn sẽ TSCĐ vô hình được phân bổ
của TSCĐ vô không được trích khấu hao nhưng đơn vị phải tiến hành một cách có hệ thống trong
hình đánh giá khả năng suy giảm giá trị của các tài sản này hàng suốt thời gian sử dụng hữu
năm và tại bất kỳ thời điểm nào trong năm khi tài sản có dấu ích ước tính hợp lý của tài
hiệu suy giảm giá trị. sản cố định. Thời gian tính
khấu hao của TSCĐ vô hình
tối đa là 20 năm.Trong một
số trường hợp, thời gian hữu
dụng của TSCĐ vô hình có
thể lớn hơn 20 năm khi đơn
vị đưa ra bằng chứng đáng
tin cậy về việc khấu hao trên
20 năm này.
Giá trị còn lại có Chuẩn mực yêu cầu áp dụng IAS 36 - Tổn thất tài sản để Không đề cập đến vấn đề
thể thu hồi - Tổn xác định một TSCĐ vô hình có bị suy giảm giá trị hay này.
thất tài sản không.

IFRS 15: Doanh thu từ hợp đồng với các khách hàng – VAS 14: Doanh thu
Mục tiêu Nhằm thiết lập các nguyên tắc mà đơn vị áp dụng để báo cáo Nhằm mô tả phương pháp
các thông tin hữu ích cho người sử dụng BCTC về bản chất, kế toán đối với doanh thu
giá trị, thời điểm, và tính không chắc chắn của doanh thu và phát sinh từ bán hàng, cung
dòng tiền phát sinh từ một hợp đồng với khách hàng. cấp dịch vụ và từ lãi, quyền
Chuẩn mực IFRS 15 được đánh giá có ảnh hưởng lớn tới sáng chế và cổ tức.
việc ghi nhận doanh thu của các ngành: viễn thông, sản xuất
theo hợp đồng, phần mềm, bất động sản (đặc biệt là xây
dựng căn hộ chung cư).
Phạm vi Một hợp đồng với khách hàng thuộc phạm vi của chuẩn mực Việc ghi nhận nghĩa là ghi
này nếu thỏa mãn tất cả các điều kiện sau: một khoản mục thỏa mãn
- Hợp đồng có bản chất thương mại (có rủi ro, thời gian định nghĩa về doanh thu (ở
hoặc giá trị của các dòng tiền tương lai của đơn vị được trên) trong Báo cáo Kết quả
dự đoán sẽ thay đổi do các điều khoản của hợp đồng); kinh doanh khi thỏa mãn các
- Các bên tham gia hợp đồng đã chấp nhận hợp đồng; điều kiện sau:
- Đơn vị có thể xác định quyền lợi của từng bên gắn với - Đơn vị có khả năng nhận
hàng hóa hoặc dịch vụ được chuyển giao; được lợi ích kinh tế liên
- Đơn vị có thể xác định các điều khoản thanh toán cho quan đến khoản mục
hàng hóa hoặc dịch vụ được chuyển giao; doanh thu và
- Các bên cam kết thực hiện nghĩa vụ và tôn trọng các - Giá trị doanh thu có thể
quyền tương ứng theo quy định của hợp đồng; đo lường một cách đáng
- Đơn vị có thể nhận được quyền lợi cho việc trao đổi hàng tin cậy.
hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng.
Các nguyên tắc Đơn vị phải ghi nhận doanh thu để thể hiện việc chuyển giao Chuẩn mực không đề cập
cốt lõi hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết cho khách hàng theo giá trị đến vấn đề này.
phản ánh kỳ vọng mà DN dự kiến thu được từ việc trao đổi
hàng hóa hoặc dịch vụ đó.
Các bước ghi Các nguyên tắc trên được cụ thể theo mô hình 5 bước: Doanh thu được ghi nhận
nhận doanh thu 1. Xác định một hoặc nhiều hợp đồng với 1 khách hàng; như sau:
từ hợp đồng với 2. Xác định nghĩa vụ thực hiện của hợp đồng; - Doanh thu bán hàng: khi
khách hàng 3. Xác định giá giao dịch; phần lớn rủi ro và lợi ích
4. Phân bổ giá giao dịch cho các nghĩa vụ thực hiện trong đã được chuyển giao cho
hợp đồng; người mua; người bán
5. Ghi nhận doanh thu khi (hoặc tại thời điểm) đơn vị thỏa mất quyền kiểm soát và
mãn nghĩa vụ. giá trị của hàng bán được
xác định một cách đáng
tín cậy;
- Cung cấp dịch vụ: ghi
nhận theo phương pháp
tỷ lệ hoàn thành;
- Tiền lãi: được ghi nhận
trên cơ sở phân bổ;
- Tiền bản quyền: được ghi
nhận trên cơ sở dồn tích
theo bản chất của hợp
đồng liên quan;
- Cổ tức: được ghi nhận khi
cổ đông được quyền nhận
cổ tức.
Các giao dịch cụ Chuẩn mực bao gồm các hướng dẫn chi tiết cho các giao Chuẩn mực không đề cập
thể dịch cụ thể: đến vấn đề này.
- Các nghĩa vụ được thực hiện theo thời gian;
- Các phương pháp đo lường tiến độ nhằm xác định mức độ
hoàn thành thực hiện nghĩa vụ;
- Doanh thu với quyền hoàn trả;
- Bảo hành;
- Người ủy nhiệm và đại lý ủy thác;
- Quyền chọn của khách hàng cho các hàng hóa hoặc dịch vụ
bổ sung;
- Các quyền không thực hiện nghĩa vụ của khách hàng;
- Các khoản phí trả trước không hoàn lại;
- Giao dịch mua bán quyền thương mại;
- Hợp đồng mua lại;
- …

Các hướng dẫn Chuẩn mực cũng bao gồm hướng dẫn về các biến động và Chuẩn mực không đề cập
khác giá trị thời gian của tiền và các yêu cầu thuyết minh cụ thể. đến vấn đề này.
Nguồn: Deloitte (2016) - tài liệu hướng dẫn kiểm toán sử dụng tham khảo
Phụ lục số 10a: Nội dung các bước thực hiện trong quy trình
nghiên cứu định tính

Bước 1: Thông qua tổng quan nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu đã được xác
định. Từ đó, tác giả xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn.
Bước 2: Tác giả tiến hành chọn mẫu phỏng vấn. Mẫu được chọn là những
chuyên gia về kế toán, bao gồm 5 nhóm đối tượng: (i) đại diện cơ quan ban hành
chuẩn mực KTVN, (ii) hội nghề nghiệp; (iii) nhà nghiên cứu và giảng dạy kế toán, (iv)
Kiểm toán tại công ty kiểm toán độc lập và (v) kế toán trưởng DN FDI.
Bước 3: Thực hiện thu thập dữ liệu
Trước khi phỏng vấn thử, dàn bài thảo luận ban đầu cũng được trao đổi, thảo
luận với một số chuyên gia là giảng viên trong khoa Kế Toán, trường ĐH Lao động Xã
hội am hiểu về lĩnh vực nghiên cứu, thảo luận với giảng viên hướng dẫn và 2 KTT DN
FDI để đánh giá hiệu quả của bảng câu hỏi. Sau đó, nghiên cứu sử dụng công cụ
phỏng vấn thử với 1 trưởng phòng công ty kiểm toán, 2 KTT DN FDI. Lý do lựa chọn
trưởng phòng công ty kiểm toán vì rất nhiều DN FDI ký hợp đồng với công ty kiểm
toán lập BCTC theo IAS/IFRS và các công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán
BCTC tại các DN FDI. Lý do chọn KTT DN FDI vì đây là đối tượng trực tiếp vận dụng
chuẩn mực KTVN và quốc tế để lập và cung cấp thông tin BCTC. Mục đích của phỏng
vấn thử là để sửa đổi, bổ sung dàn bài thảo luận và cũng để cho tác giả có thêm kinh
nghiệm thực hiện phỏng vấn. Sau đó, tác giả xây dựng phiếu phỏng vấn chính thức.
Bước 4: Phân tích dữ liệu theo quy trình: Bắt đầu từ mô tả hiện tượng, tiếp theo
là phân loại, nhóm các hiện tượng giống nhau, xác định mối quan hệ giữa các hiện
tượng và triển khai thành một hệ thống xuyên suốt.
Bước 5: Tổng hợp, phân tích các ý kiến, đánh giá của các chuyên gia về các
nhân tố ảnh hưởng đến khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế.
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để mô tả, phân tích, đánh giá
các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN
và quốc tế. Kết quả nghiên cứu định tính giúp: (i) Thu thập thông tin cơ bản để xây
dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo
chuẩn mực KTVN và quốc tế, (ii) Xác định các biến trong mô hình các nhân tố luận án
nghiên cứu, (iii) Thu thập thông tin để thiết kế bảng hỏi phục vụ nghiên cứu định
lượng, (iv) Đưa ra những khuyến nghị để giảm sự khác biệt nhằm tăng cường sự hòa
hợp giữa chuẩn mực KTVN với quốc tế về BCTC của DN FDI.
Phụ lục số 10b: Quy trình phân tích dữ liệu định tính

Bước 1: Nghe, ghi âm, đánh máy lại các nội dung phỏng vấn, sắp xếp lại các
bản ghi chép tóm tắt thực hiện khi phỏng vấn để chuẩn bị sẵn sàng dữ liệu cho việc
phân tích.
Bước 2: Đọc tất cả các dữ liệu phỏng vấn và ghi chú lại những suy nghĩ tổng
quát ban đầu về dữ liệu của giai đoạn này. Thời gian thực hiện là ngay sau mỗi cuộc
phỏng vấn để giúp tác giả điều chỉnh, bổ sung thêm những câu hỏi phỏng vấn cho lần
phỏng vấn chuyên gia tiếp theo.
Bước 3: Tiến hành phân tích chi tiết dữ liệu có được.
Giai đoạn đầu, tác giả thực hiện phân tích mở là mô tả hiện tượng bằng cách
chia cắt dữ liệu thành những câu, cụm từ, đoạn để tạo thành các đơn vị dữ liệu. Những
đơn vị dữ liệu lặp đi, lặp lại, nổi bật lên từ các quan điểm chia sẻ của các chuyên gia sẽ
là nội dung về lý luận của vấn đề nghiên cứu. Từ đó, việc xác định thuộc tính, thang
đo ban đầu về vấn đề nghiên cứu cũng được phát hiện…
Bước 4: Mô tả các chủ đề đã tìm thấy trong quá trình phân tích định tính ở trên.
Nghiên cứu sử dụng cách trình bày phổ biến nhất là sử dụng một số đoạn tường thuật
quan điểm của chuyên gia để truyền đạt kết quả tìm thấy khi phân tích (Creswell, 2003).
Bước 5: Giải thích về mô hình phân tích đã đề cập ở bước 4. Những giải tích
này được rút ra từ việc so sánh kết quả vừa phát hiện trong nghiên cứu này với lý
thuyết đã có và các nghiên cứu trước để xác nhận những điểm giống và khác, đồng
thời lý giải cho sự khác nhau đó.
Phụ lục số 10c: Giải thích quy trình nghiên cứu định lượng

Bước 1: Mục tiêu nghiên cứu được xây dựng từ tổng quan nghiên cứu.
Bước 2: Xây dựng bảng câu hỏi
Từ tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết, bảng câu hỏi phỏng vấn cho phỏng
vấn định tính được xây dựng. Các câu hỏi xoay quanh nội dung về sự khác biệt về
trình bày BCTC, các khoản mục trên BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế; các
nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt này. Các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia am
hiểu về đề tài nghiên cứu dựa trên bảng câu hỏi phỏng vấn đã xây dựng như đã mô tả ở
quy trình nghiên cứu định tính. Thông qua góp ý của các chuyên gia, thiết lập bảng
câu hỏi khảo sát lần đầu cho nghiên cứu định lượng. Sau đó, kiểm tra bảng câu hỏi lần
đầu bằng cách phỏng vấn trực tiếp với các chuyên gia là giảng viên, kiểm toán và KTT
DN FDI; sau đó tác giả thu thập dữ liệu từ các phiếu hỏi, ghi chép vào sổ tay…. Sau
đó, tác giả rà soát kết hợp với nghiên cứu tài liệu để tiếp tục hiệu chỉnh. Bảng nháp câu
hỏi lần cuối cùng này được thực hiện phỏng vấn thử với 3 KTT, 2 kiểm toán không
phải để thu thập dữ liệu mà để đánh giá, điều chỉnh và bổ sung để hoàn chỉnh bảng câu
hỏi. Sau khi hiệu chỉnh lần thứ hai từ kết quả phỏng vấn thử, bảng câu hỏi chính thức
đã sẵn sàng cho phỏng vấn, tác giả xây dựng bảng khảo sát chính thức.
Bước 3: Chọn mẫu khảo sát là các DN FDI với quy mô khác nhau với ngành
nghề kinh doanh đa dạng như xây dựng, công nghiệp; thương mại, dịch vụ, nông, lâm,
thủy sản...
Bước 4: Thu thập dữ liệu thông qua công cụ phỏng vấn, khảo sát trực tiếp; bằng
email, googledoc…
Bước 5: Sử dụng các phương pháp thống kê để phân tích dữ liệu, đồng thời so
sánh, đối chiếu với các nghiên cứu trước có liên quan để bàn luận về kết quả khảo sát.
Bước 6: Trình bày kết quả nghiên cứu
Phụ lục số 11: Nội dung các phương pháp của công cụ thống kê

Phương pháp thống kê mô tả:


Tác giả xây dựng bảng câu hỏi để mở rộng việc khảo sát đến nhiều đối tượng
đang tham gia công tác trong lĩnh vực kế toán DN trên cơ sở tham khảo ý kiến các
chuyên gia, kiểm toán tại công ty kiểm toán độc lập; trưởng, phó phòng kế toán DN
FDI, kết hợp với những nhận định từ quá trình nghiên cứu. Từ đó, tác giả tiến hành
thống kê và củng cố quan điểm của mình. Từ đó, tác giả có sơ sở đưa ra các đề xuất
thiết thực và khách quan hơn.
Quá trình thống kê mô tả được thực hiện chủ yếu bằng hai phương pháp: Mô tả
một biến và mô tả các biến cùng thang bậc.
+ Mô tả một biến:
Bảng thống kê tần số được tác giả sử dụng, tần suất đối với các biến định danh
trong bảng câu hỏi, giúp tác giả xác định tỷ lệ của đối tượng khảo sát cũng như các
thông tin liên quan khác của các đối tượng được khảo sát. Kết quả của việc làm này sẽ
cho biết sự phù hợp của mẫu nghiên cứu với mục tiêu nghiên cứu như thế nào?
+ Mô tả các biến cùng nhân tố
Tác giả sử dụng phần mềm thống kê SPSS để tạo ra một bảng chứa các giá trị
thống kê mô tả như giá trị trung bình (mean), giá trị lớn nhất (max), giá trị nhỏ nhất
(min), tổng cộng (sum) và độ lệch chuẩn (std. Deviation). Bằng cách quan sát giá trị
trung bình của từng biến trong bảng khảo sát giúp tác giả xác định ý kiến của các đối
tượng khảo sát đối với mỗi biến được khảo sát căn cứ vào thước đo Likert 5 bậc.
Phân tích Cronbach’s Alpha
Phân tích Cronbach Alpha là một trong những bước đầu tiên khi thực hiện phân
tích định lượng với SPSS. Phân tích Cronbach’s Alpha cho phép, loại bỏ những biến
không phù hợp và hạn chế biến rác trong mô hình nghiên cứu; kiểm định này còn xem
xét có biến rác không, khi không có biến rác mới tiến hành phân tích.
Phân tích nhân tố EFA
Thông qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa các biến
quan sát cho từng nhân tố, phân tích nhân tố EFA bằng phương pháp thành phần chính
nhằm tóm tắt những yếu tố tác động chính yếu trong mỗi một nhân tố. Các kiểm định
Bartlett và kiểm định KMO lần lượt được thực hiện nhằm mục đích kiểm định tính
phù hợp của dữ liệu nghiên cứu với việc phân tích mô hình EFA bằng phương pháp
thành phần chính. KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0,5 ≤
KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng
Ngọc, 2008). Đại lượng Barlett’s test of sphericity là một đại lượng thống kê dùng để
xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu sig kiểm định
này bé hơn hoặc bằng 0,05, kiểm định có ý nghĩa thống kê, có thể sử dụng kết quả
phân tích EFA (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Tác giả Hair và cộng sự (2010) cho rằng: “Phân tích nhân tố cho tất cả mọi biến
trong mô hình được thực hiện với phương pháp rút trích nhân tố là Principal
componen” và phương pháp xoay là Varimax, phép xoay vuông góc được lựa chọn
nhằm mục đích trích tối đa % phương sai của các biến quan sát ban đầu và làm gọn
các biến quan sát. Còn tiêu chuẩn rút trích là Eigenvalues > 1 nhằm đảm bảo mỗi nhân
tố hình thành có thể giải thích tối thiểu biến thiên trọn vẹn của một biến quan sát”.
Tác giả Nguyễn Đình Thọ (2010) cho rằng: “Tiêu chuẩn chọn biến cho nhân tố
đảm bảo một số điều kiện sau:
- Đảm bảo hệ số trích phương sai trong tổng thể các biến >0,5
- Hệ số tải lên nhân tố chính >0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn
- Tối thiểu các biến có hệ số tải chéo lên nhiều nhân tố (khoảng cách độ lớn của
hệ số tải giữa hai nhân tố <0,3) ”. Tuy nhiên, việc xác định biến loại bỏ hay không còn
phụ thuộc vào mức ý nghĩa của biến quan sát đó trong mô hình, số biến trong cùng
một cấu trúc tiềm ẩn nhằm đảm bảo các cấu trúc biến tiềm ẩn sau khi hình thành có ý
nghĩa về mặt thực tiễn và khái niệm lý thuyết (Hair và cộng sự, 2010).
Hệ số tải nhân tố Factor Loading
Theo Hair và cộng sự (2010), Multivariate Data Analysis, Prentice-Hall
International, Factor Loading là các chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của
EFA. Factor Loading ≥ 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair và cộng sự (2010)
cũng khuyên rằng, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì Factor Loading > 0,5
Kết quả phân tích nhân tố được chấp nhận khi tổng phương sai trích > 50% và
Eigenvalue lớn hơn 1 (Gerbing và Anderson, 1988).
Khác biệt hệ số tải nhân tố Factor Loading của một biến quan sát giữa các nhân
tố phải ≥ 0,3 để đảm bảo tính phân biệt giữa các nhân tố. Do đó, trong ma trận xoay,
một biến quan sát tải lên ở cả 2 nhân tố mà giá trị chênh lệch hệ số tải dưới 0,3 thì biến
đó bị loại (Jabnoun và Al-Tamimi, 2003)
Kiểm định sự khác biệt
Thực hiện kiểm định sự khác biệt (sử dụng T-test) nhằm so sánh mức độ đánh
giá sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế giữa hai
đối tượng khảo sát là kế toán DN FDI với kiểm toán viên tại các công ty kiểm toán độc
lập. Mặt khác kiểm định T-test cũng nhằm so sánh mức độ đánh giá sự khác biệt về
BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế giữa kiểm toán viên tại các
công ty kiểm toán Big 4 với kiểm toán viên tại các công ty kiểm toán Non Big 4. Sử
dụng ANOVA nhằm so sánh mức độ đánh giá sự khác biệt về BCTC của các DN FDI
theo chuẩn mực KTVN và quốc tế giữa ba đối tượng khảo sát là kế toán tại các DN
FDI với ngành nghề kinh doanh khác nhau.
Kiểm định hồi quy tuyến tính đa nhân tố
Trong hồi quy đa biến, mối liên hệ của biến phụ thuộc (kết quả) và biến độc lập
(tác động) được đánh giá trong khi kiểm soát các biến nhiễu khác. Mục đích của hồi
quy đa biến: dự báo (prediction): tìm hiểu/phát hiện các yếu tố có thể dự báo một hiện
tượng (biến kết quả); giải thích (explaination): tìm hiểu/phát hiện các hệ thống/quy
trình hoặc nguyên nhân dẫn tới một hiện tượng. Do đó, bên cạnh việc sử dụng kiểm
định thống kê, với biến phục thuộc chịu ảnh hưởng của nhiều biến độc lập, nghiên cứu
còn thiết lập mô hình hồi quy để kiểm định sự ảnh hưởng của các nhân tố đến sự khác
biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. Kết quả sẽ cho biết
mức độ ảnh hưởng khác nhau của từng nhân tố đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI
theo chuẩn mực KTVN và quốc tế (theo Nguyễn Trương Nam – Thongke.info).
Mô hình hồi quy tuyến tính bằng phương pháp Stepwise: Phương pháp này đưa
từng biến vào tới khi có được mô hình tốt nhất; được thực hiện với một số giả định và
mô hình chỉ thực sự có ý nghĩa khi các giả định này được đảm bảo. Do vậy, để đảm
bảo cho độ tin cậy của mô hình, nghiên cứu này còn phải đánh giá sự vi phạm các giả
định cần thiết trong hồi quy tuyến tính.
Giả định liên hệ tuyến tính và phương sai không đổi: Nếu giả định liên hệ tuyến
tính và phương sai bằng nhau được thỏa mãn thì không nhận thấy có liên hệ gì giữa
các giá trị dự đoán và phần dư, chúng sẽ phân tán rất ngẫu nhiên (Hoàng Trọng & Chu
Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Đối với là giả định liên hệ tuyến tính. Từ kết quả nghiên cứu và phân tích cho
thấy giả thuyết về liên hệ tuyến tính không bị vi phạm.
Giả định tiếp theo về tính độc lập của phần dư cũng cần được kiểm định. Ta dùng
“đại lượng thống kê Durbin-Watson (d)” để kiểm định. Trong thực tế, khi dùng kiểm
định Durbin- Watson người ta thường áp dụng quy tắc kiểm định đơn giản như sau:
Nếu 1 < d < 3 thì kết luận mô hình không có tương quan giữa các phần dư;
Nếu 0 < d <1 thì kết luận mô hình có sự tương quan dương giữa các phần dư;
Nếu 3 < d < 4 thì kết luận mô hình có sự tương quan âm giữa các phần dư.
Nghiên cứu xem xét sự vi phạm đa cộng tuyến của mô hình. Ở phần phân tích
hệ số tương quan ở trên, biến phụ thuộc có quan hệ tương quan khá rõ với các biến độc
lập nhưng giữa các biến độc lập cũng có tương quan với nhau. Điều này sẽ tạo ra khả
năng đa cộng tuyến của mô hình. Vì vậy, ta phải dò tìm hiện tượng đa cộng tuyến bằng
cách tính độ chấp nhận của biến (Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai (Variance
inflation factor - VIF).
VIF<2: Hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập ảnh hưởng không đáng
kể đến mô hình.
2≤VIF≤10: Hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập ảnh hưởng đáng kể
đến mô hình
VIF>10: Dấu hiệu của đa cộng tuyến
Phụ lục số 12: Nội dung phương pháp chọn mẫu mở rộng dần
và phương pháp chọn mẫu phần tử tới hạn

Phương pháp chọn mẫu mở rộng dần


Tác giả lựa chọn một số chuyên gia hay đối tượng phỏng vấn phù hợp với đề tài
nghiên cứu. Sau đó, tác giả sẽ đề nghị họ giới thiệu cho tác giả một đối tượng phỏng
vấn tiếp theo và cứ thế cho đến khi không tìm được phần tử mới hay mẫu đã đủ lớn để
quản lý. Phương pháp này sẽ giúp tác giả tạo ra được một mẫu đồng nhất dễ quản lý,
nhưng mẫu đồng nhất có thể dẫn đến khả năng sai lệch lớn.
Phương pháp chọn mẫu phần tử tới hạn (Critical case):
Tác giả cần một mẫu đủ lớn để khẳng định rằng những dữ liệu mà tác giả thu
thập được từ phương pháp chọn mẫu mở rộng dần trong giai đoạn phỏng vấn mang
tính khách quan cao. Vì vậy, tác giả tiến hành khảo sát một mẫu rộng hơn và đồng thời
xác định một kích cỡ mẫu phù hợp. Phương pháp khảo sát thực hiện bằng cách xây
dựng sẵn Bảng câu hỏi khảo sát sau đó tiến hành khảo sát.
Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi: Đó là một trong những phương thức
thu thập dữ liệu hữu hiệu giúp tác giả có được một dữ liệu nghiên cứu phù hợp. Bảng
câu hỏi được thiết kế đa dạng bao gồm loại câu hỏi mở, loại câu hỏi có nhiều phương
án nhưng người được hỏi chỉ trả lời bằng cách chỉ lựa chọn một phương án duy nhất
và loại câu hỏi nhằm xác định mức độ đồng ý của người trả lời. Tác giả sử dụng thang
đo Likert có 5 bậc và được đánh số từ 1 đến 5, đi từ việc hoàn toàn không khác biệt /
không ảnh hưởng (theo mức 1) đến rất khác biệt / rất ảnh hưởng (theo mức 5). Cấu
trúc bảng câu hỏi khảo sát cụ thể như sau:
+ Phần định danh
Phần này nhằm xác định rõ đối tượng và những thông tin liên quan khác của
người được khảo sát. Việc làm này nhằm làm tăng độ tin cậy và độ giá trị của thông
tin khảo sát.
+ Phần nội dung
Bảng câu hỏi được tác giả thiết kế bao gồm 3 loại câu hỏi cơ bản như sau:
 Loại câu hỏi có nhiều phương án nhưng đối tượng được hỏi trả lời bằng cách
chỉ lựa chọn một phương án duy nhất. Loại câu hỏi được tác giả sử dụng nhằm xem
xét quan điểm của đối tượng được khảo sát về vấn đề nghiên cứu.
 Loại câu hỏi nhằm xác định mức độ đồng ý của người trả lời. Tác giả sử
dụng thang đo Likert có 5 bậc và được đánh số từ 1 đến 5 nhằm xem xét quan điểm
đánh giá của đối tượng được khảo sát đối với mỗi nội dung được đề cập trong bảng
câu hỏi.
 Loại câu hỏi mở: Đối với loại câu hỏi này, tác giả sử dụng dạng câu hỏi mở để
xin ý kiến chuyên gia, các đối tượng được phỏng vấn nhằm cung cấp thêm những thông
tin cần thiết, sau đó tác giả tổng hợp lại để đưa ra những khuyến nghị của luận án.
Phụ lục số 13: Phân tích dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Mặc dù lượng vốn FDI đăng ký được công bố rất lớn nhưng chênh lệch giữa
vốn đăng ký và vốn thực hiện cũng khá cao, trung bình trong cả giai đoạn 1988-2015
chỉ đạt khoảng 46,98% (dưới 50%). Một trong những nguyên nhân của sự chênh lệch
này là do xu hướng đua nhau thu hút FDI và có tình trạng khai báo quá lượng FDI thu
hút được tại một số địa phương. Bên cạnh đó là do việc thực hiện các dự án FDI gặp
khó khăn so với dự kiến ban đầu và do tác động ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng
tài chính, kinh tế, hay do động thái đăng ký dự án của nhiều nhà đầu tư chỉ để giữ chỗ
hoặc lấy đất và sau đó là bán lại dự án để thu lời. Mức chênh lệch giữa vốn thực hiện
và vốn đăng ký còn quá cao đã chứng tỏ hiệu quả khai thác còn quá yếu, vì vậy cần có
chính sách hỗ trợ cũng như quản lý chặt hơn nhằm tăng cường khả năng hấp thụ dòng
vốn quan trọng này tại Việt Nam trong thời gian tới.
Ngoài ra, cũng theo số liệu trên cho thấy lượng vốn FDI Việt Nam thu hút được đã
có những biến động đáng kể trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến năm 2015.
Từ 1988 đến 1990, đây là giai đoạn ban đầu của dòng vốn FDI vào Việt Nam nên
số lượng dự án cũng như vốn đăng ký FDI rất nhỏ, hơn thế nữa thủ tục cấp giấy phép
đầu tư cho các DN FDI tốn khá nhiều thời gian đã dẫn đến số lượng dự án đăng ký thấp,
chỉ đạt 37 dự án trong năm 1988. Đến năm 1990 cùng với sự mở cửa và đổi mới nền
kinh tế đã dẫn đến số dự án đăng ký tăng gấp 3 lần, lên 107 dự án. Trong suốt 3 năm,
tổng cộng có 211 dự án với số vốn 867,2 triệu USD đã được đăng ký tại Việt Nam.
Từ 1991 đến 1996, số lượng dự án đăng ký và lượng vốn đăng ký đã được tăng
lên nhanh chóng. Trong thời gian này, có tổng cộng 1.781 dự án đăng ký và 27.827,1
triệu USD vốn đăng ký. Kết quả này được coi là thành tựu to lớn của các nỗ lực trong
thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, gia tăng vốn thực hiện thực tế
vẫn thấp hơn so với vốn đăng ký. Tổng cộng vốn thực hiện thực tế là 9.231,8 triệu
USD, chiếm khoảng 1/3 trên tổng số vốn đăng ký. Lượng vốn đăng ký đạt đỉnh điểm
vào năm 1996 và sau đó đi xuống mạnh đến năm 2000 do tác động từ cuộc khủng
hoảng tài chính Châu Á.
Từ 2001 đến 2005, sau khi ký Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ (BTA)
năm 2001 và gia nhập vào Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 2003 dòng
chảy FDI đã đi lên từ từ, trong đó phản ánh sự phục hồi dòng chảy đầu tư sau cuộc
khủng hoảng tài chính Châu Á. Đặc biệt, sau hàng loạt các sự kiện như: Việt Nam tổ
chức thành công Hội nghị APEC 14, Hoa Kỳ trao Quy chế Quan hệ Thương mại Bình
thường Vĩnh viễn (PNTN) cho Việt Nam và ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức
trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong giai đoạn 2006-
2008 số lượng dự án đăng ký và vốn đăng ký đã tăng mạnh. Vốn đăng ký trong thời
gian 2006-2008 gần gấp 5 lần so với giai đoạn 2001-2005. Tuy nhiên, kể từ khi khủng
hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 cho đến nay, dòng chảy FDI vào Việt Nam đã suy
giảm do sự điều chỉnh chính sách đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia đã dẫn đến giảm
dòng vốn đầu tư toàn cầu và cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài càng trở nên gay
gắt. Xu hướng sụt giảm tiếp tục duy trì từ năm 2010 đến 2012 do ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tương ứng các năm 2010, 2011 và 2012 Việt Nam thu
hút được 19.886,1 triệu USD, 15.618,7 triệu USD, và 16.348 triệu USD vốn đăng ký
đầu tư. Như vậy, tính chung cả giai đoạn 2010 đến 2012, Việt Nam đã thu hút được
3715 dự án ĐTNN với vốn đăng ký đạt 51.852,8 triệu USD, bằng 72% so với vốn
đăng ký của riêng năm 2008. Trong năm 2013 theo số liệu thống kê dòng vốn FDI vào
Việt Nam đã có sự gia tăng trở lại cùng với đà phục hồi sau khủng hoảng của kinh tế
toàn cầu với tổng số dự án thu hút được là 1530 dự án (tăng gần 9% so với năm 2012)
và tổng số vốn đăng ký là 22.352,2 triệu USD (tăng trên 36% so với năm 2012). Năm
2014 cả nước có 1.843 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký là 16,5 tỷ
USD, tăng 14 % so với cùng kỳ năm 2013. Trong năm 2015, cả nước có 2.120 dự án
ĐTNN mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 16,34 tỷ USD, bằng 99% so với
cùng kỳ năm 2014. Vốn thực hiện trong 12 tháng năm 2015, ước tính các dự án FDI đã
giải ngân được 14,5 tỷ USD, tăng 17,4% với cùng kỳ năm 2014.
Nhìn chung, dòng vốn FDI đã được thay đổi qua các thời kỳ (tăng nhẹ trong
giai đoạn ban đầu, nhanh chóng đi lên trong thời kỳ tăng trưởng, suy giảm do cuộc
khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, phục hồi và tăng trở lại cùng với sự thúc đẩy
của phát triển kinh tế nhưng sau đó giảm đáng kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu năm 2009. Điều này chứng tỏ dòng vốn FDI vào Việt Nam đã bị ảnh hưởng bởi
một số yếu tố liên quan đến nguồn lực quốc gia cũng như chính sách chính trị, kinh tế
của Chính phủ Việt Nam với những nỗ lực mở cửa nền kinh tế theo xu hướng tự do
hóa thị trường và bị ảnh hưởng bởi điều kiện bên ngoài từ các cuộc khủng hoảng tài
chính lớn.
Phụ lục số 13a: Vai trò của khu vực FDI
Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế
FDI là khu vực có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP của Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, khu vực FDI có đóng góp tăng dần vào tỷ trọng
GDP, năm 2014 đã đạt khoảng 18% (so với mức 15% của năm 2010). Đây cũng là khu
vực có mức tăng trưởng cao nhất, trung bình giai đoạn 2010 - 2014 đạt xấp xỉ 18%.
Tạo việc làm và cải thiện năng suất lao động
Khu vực FDI có năng suất lao động bình quân cao nhất cả nước. Giai đoạn
2010 - 2014 (mặc dù có sự suy giảm ở năm 2014), nhìn chung năng suất lao động của
khu vực FDI có xu hướng tăng lên, ước đạt 108 triệu đồng/năm. Các nhà đầu tư nước
ngoài đã đầu tư mới hoặc chuyển sang sản xuất, xuất khẩu những mặt hàng có hàm
lượng giá trị gia tăng cao hơn, đầu tư công nghệ sản xuất tiên tiến hơn, góp phần làm
tăng năng suất lao động bình quân của cả nước.
Thúc đẩy đầu tư
FDI là khu vực có tỷ trọng đáng kể trong tổng đầu tư xã hội (duy trì mức trên
21% trong gần 10 năm qua), đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của Việt Nam trong
hơn 25 năm qua. Với hiệu quả trên một đồng vốn đầu tư cao hơn mức trung bình của
cả nước, cùng với những công nghệ, kỹ thuật hiện đại, mô hình quản lý tiên tiến, vốn
FDI không chỉ đơn thuần đóng vai trò là một dòng vốn đầu tư mà còn có tác dụng
nâng cao trình độ sản xuất trong nước, phát triển sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh
và là cầu nối các sản phẩm từ Việt Nam với thị trường quốc tế.
Đóng góp vào thu NSNN
Tỷ trọng của khu vực FDI trong tổng thu NSNN đã tăng đáng kể theo thời
gian. Năm 2000, khu vực này mới chỉ đóng góp 5,22% tổng thu NSNN, đến năm 2014
đã tăng lên mức 14,18%, tương đương khoảng 120 nghìn tỷ đồng, tăng 0,64 điểm phần
trăm so với năm 2013. Sau năm 2013, đóng góp của khu vực FDI đã vượt hơn so với
đóng góp của khu vực công, thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh về số thu ngân
sách. Tuy nhiên, nếu so sánh với tiềm năng thì mức đóng góp này còn có thể phát huy
hơn nữa, do thu từ dầu thô chiếm 46% tổng thu từ khu vực này, đóng góp của FDI
thông qua các khoản thuế còn chưa tương xứng với vị trí của khu vực trong nền kinh tế
(Nguyễn Thành Chung, 2016).
Phụ lục số 13b: Báo cáo tài chính của công ty A được lập theo chuẩn mực kế toán
Việt Nam và IAS/IFRS tại ngày 31/12/2014
Bảng cân đối kế toán (đơn vị tính: đ)
Chỉ tiêu Kế toán Việt Nam IAS/IFRS Khác biệt
TÀI SẢN
A, TÀI SẢN NGẮN HẠN 58.176.293.000 58.265.202.980 -88.909.980
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 38.533.325.000 38.661.175.360 -127.850.360
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 11.470.830.000 11.431.889.620 38.940.380
1. Phải thu của khách hàng 9.915.389.000 9.876.448.620 38.940.380
2. Trả trước cho người bán 234.607.000 234.607.000 0
3. Các khoản phải thu khác 1.320.834.000 1.320.834.000 0
IV. Hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác 8.172.138.000 8.172.138.000 0
4. Tài sản ngắn hạn khác 8.172.138.000 8.172.138.000 0
B - TÀI SẢN DÀI HẠN 24.931.979.000 24.931.979.000 0
I. Tài sản cố định 12.359.912.000 12.359.912.000 0
1. Nguyên giá 55.251.417.000 55.251.417.000 0
2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) -42.891.505.000 -42.891.505.000 0
II. Bất động sản đầu tư
III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
V. Tài sản dài hạn khác 12.572.067.000 12.572.067.000 0
2. Tài sản dài hạn khác 12.572.067.000 12.572.067.000 0
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 83.108.272.000 83.197.181.980 -88.909.980
NGUỒN VỐN
A - NỢ PHẢI TRẢ 43.173.185.000 43.210.063.722 -36.878.722
I. Nợ ngắn hạn 43.173.185.000 43.210.063.722 -36.878.722
3. Người mua trả tiền trước 308.717.000 308.717.000 0
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 1.771.226.000 1.771.22.6.000 0
6. Chi phí phải trả 3.102.981.000 3.102.981.000 0
7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 37.990.261.000 38.027.139.722 -36.878.722
II. Nợ dài hạn
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 39.935.087.000 39.987.118.258 -52.031.258
I. Vốn chủ sở hữu 39.935.087.000 39.987.118.258 -52.031.258
1. Vốn góp của chủ sở hữu 12.594.600.000 12.594.600.000 0
7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 27.340.487.000 27.392.518.258 -52.031.258
II. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 83.108.272.000 83.197.181.980 -88.909.980
Báo cáo kết quả kinh doanh (đơn vị tính: đ)
Kế toán
Chỉ tiêu IAS/IFRS Khác biệt
Việt Nam
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 99.722.175.000 99.722.175.000 0
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch
vụ 99.722.175.000 99.722.175.000 0
4. Giá vốn hàng bán 66.154.962.000 66.154.962.000 0
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ 33.567.213.000 33.567.213.000 0
6. Doanh thu hoạt động tài chính 73.536.000 62.946.816 10.589.184
7. Chi phí tài chính 679.398.000 573.126.804 106.271.196
8. Chi phí quản lý kinh doanh 26.852.229.000 20.229.576.680 6.622.652.320
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 6.109.122.000 12.827.456.332 -6.718.334.332
10. Thu nhập khác 14.14.835.000 14.14.835.000 0
12. Lợi nhuận khác 1.414.835.000 1.414.835.000 0
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 7.523.957.000 14.242.291.332 -6.718.334.332
14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 2.188.074.000 2.189.164.465 -1.090.465
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 5.335.883.000 12.053.126.867 -6.717.243.867
Phụ lục số 14: Bảng tổng hợp các nhân tố dự thảo

Nhân tố Biến số Thang đo dự thảo


Sự khác biệt TB1 Các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản về những khái niệm làm cơ sở
về BCTC của cho việc lập và trình bày BCTC cho đối tượng sử dụng bên ngoài
DN FDI theo theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
chuẩn mực TB2 Các yếu tố của BCTC được thể hiện trong những khái niệm làm cơ
KTVN và sở cho việc lập và trình bày BCTC cho đối tượng sử dụng bên ngoài
quốc tế theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
TB3 Ghi nhận các yếu tố của BCTC được thể hiện trong những khái
niệm làm cơ sở cho việc lập và trình bày BCTC cho đối tượng sử
dụng bên ngoài theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
TB4 Trình bày - công bố thuộc nội dung trình bày BCTC theo chuẩn
mực KTVN và quốc tế
TB5 Trình bày - công bố thuộc nội dung BCTC giữa niên độ theo chuẩn
mực KTVN và quốc tế
TB6 Trình bày - công bố thuộc nội dung lãi trên cổ phiếu theo chuẩn
mực KTVN và quốc tế
TB7 Trình bày - công bố thuộc nội dung báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo
chuẩn mực KTVN và quốc tế
KM1 Nội dung ghi nhận hàng tồn kho theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
KM2 Nội dung đánh giá hàng tồn kho theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
KM3 Nội dung ghi nhận thuế TNDN theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
KM4 Nội dung đánh giá thuế TNDN theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
KM5 Nội dung ghi nhận TSCĐ hữu hình theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
KM6 Nội dung đánh giá TSCĐ hữu hình theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
KM7 Nội dung ghi nhận thuê tài sản theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
KM8 Nội dung đánh giá thuê tài sản theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
KM9 Nội dung ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
KM10 Nội dung đánh giá doanh thu theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
KM11 Nội dung ghi nhận chi phí đi vay theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
KM12 Nội dung đánh giá chi phí đi vay theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
KM13 Nội dung ghi nhận TSCĐ vô hình theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
KM14 Nội dung đánh giá TSCĐ vô hình theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
KM15 Nội dung ghi nhận các khoản dự phòng và nợ tiềm tàng theo chuẩn
mực KTVN và quốc tế
KM16 Nội dung đánh giá các khoản dự phòng và nợ tiềm tàng theo chuẩn
mực KTVN và quốc tế
Kinh tế KT1 Khu vực kinh tế Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
KT2 Chính sách kinh tế của Việt Nam có sự khác biệt với các nước khác
KT3 DN FDI tại Việt Nam với nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau
Nhân tố Biến số Thang đo dự thảo
KT4 Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam còn thấp so với các
nước trong khu vực
Kế toán QT1 IAS/IFRS cần điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, chính
quốc tế trị tại Việt Nam
QT2 IAS/IFRS vẫn đang trong lộ trình thay đổi cho phù hợp
QT3 IFRS mang lại lợi ích cho chủ đầu tư, các tổ chức đầu tư cũng như
công ty tuân thủ IFRS
Pháp luật PL1 Kế toán ở các DN quan tâm nhiều đến các vấn đề về thuế
PL2 Các quy định hiện tại về lĩnh vực kế toán DN thiếu sự nhất quán
PL3 Thiếu cơ sở pháp lý cho hoạt động kế toán DN
Kỹ thuật KTV1 Kế toán có thói quen làm kế toán dựa vào những hướng dẫn cụ thể
nghiệp vụ bao gồm cả định khoản kế toán được quy định trong chế độ kế toán
KTV2 Hệ thống tài khoản kế toán DN hiện nay còn nhiều bất cập
KTV3 Hệ thống chứng từ sử dụng của các DN chưa thống nhất về chỉ tiêu,
nội dung và còn bất cập
Chính trị CT1 Chính phủ can thiệp sâu vào lĩnh vực kế toán
CT2 Quốc hội ban hành Luật kế toán, bộ Tài chính ban hành CMKT, chế
độ kế toán
CT3 Các thủ tục hành chính liên quan đến kế toán đối với khối DN FDI
còn rườm rà
CT4 Còn tồn tại nhiều hạn chế khác đối với cơ quan quản lý Nhà nước
về kế toán
Điều kiện ĐK1 Nguồn kinh phí để triển khai sửa đổi, bổ sung VAS cũ, ban hành
thực hiện VAS mới còn hạn hẹp
ĐK2 Nguồn lực có chất lượng để đáp ứng sự đổi mới còn hạn chế và
chưa sẵn sàng
ĐK3 Thiếu đội ngũ kế toán viên đạt tiêu chuẩn của các nước phát triển
Giáo dục GD1 Các chương trình đào tạo về kế toán nhằm theo kịp IAS/IFRS chưa
được chú trọng, đổi mới
GD2 Đào tạo đại học kế toán ở Việt Nam hướng người học trở thành
người ghi sổ kế toán hơn là trở thành kế toán viên thực thụ
GD3 Sự hạn chế về trình độ học vấn và hiểu biết của kế toán
GD4 Kế toán còn thiếu kinh nghiệm làm việc và năng lực chuyên môn
Văn hóa VH1 Sự khác biệt về ngôn ngữ của Việt Nam với các nước
VH2 Chưa đủ kỹ năng về tiếng Anh
VH3 Quan điểm không thích minh bạch, công khai, chia sẻ thông tin
Phụ lục số 15: Danh sách phỏng vấn các chuyên gia

TT Họ và tên Đơn vị công tác Ghi chú


1 Phạm Thanh Cương Công ty TNHH Takahata Precision KTT DN FDI
Việt Nam
2 Trần Thị Dự Khoa Kế toán, ĐH Lao động Xã hội Nhà nghiên cứu,
giảng viên
3 Nguyễn Hoàng Dũng Công ty Kiểm toán Thiên Việt Kiểm toán viên
4 Đào Thúy Hà Khoa Kế toán, ĐH Lao động Xã hội Nhà nghiên cứu,
giảng viên
5 Hà Thị Ngọc Hà Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Hội nghề nghiệp
Nam
6 Trần Huy Hoàng Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo cán KTT, Nhà nghiên
bộ và Tư vấn Tài chính – Kế toán – cứu, giảng viên
Thuế (CENSTAF) giảng thực tế
7 Đặng Thái Hùng Bộ Tài chính Cơ quan quản lý về
Kế toán
8 Nguyễn Mạnh Hùng Công ty TNHH Kiểm toán Avico Kiểm toán viên
9 Nguyễn Thanh Vina Korea Co., Ltd KTT DN FDI
Huyền
10 Dương Thị Nguyệt Công ty TNHH New Hope Việt KTT DN FDI
Nam
11 Vũ Minh Sâm Công ty Cổ phần Charoen Pokphand KTT DN FDI
Việt Nam
12 Bùi Văn Vương Công ty TNHH Kiểm toán BDO Kiểm toán viên
Phụ lục số 15a: Các bước thực hiện khảo sát của quá trình phỏng vấn

Bước 1: Đối với nhóm đối tượng khảo sát đầu tiên là kế toán trưởng DN FDI
(được ký hiệu CG1), thông qua thảo luận với 4 chuyên gia trong nhóm này (Ký hiệu từ
CG1.1 đến CG1.4). Tác giả tìm được 4 nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC
của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế và một số gợi ý về đặc điểm giúp đo
lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế.
Bước 2: Tác giả tiến hành thảo luận với nhóm đối tượng nghiên cứu thứ hai là
các chuyên gia là kiểm toán viên làm việc trong các công ty Kiểm Toán độc lập (được
ký hiệu CG2). Qua phỏng vấn với 3 chuyên gia thuộc nhóm này (được ký hiệu CG2.1
và CG2.3), Tác giả ghi nhận thêm được 1 nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về
BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế và nhiều tiêu chí cần thiết cho
việc đo lường các nhân tố.
Bước 3: Tác giả tiếp tục thảo luận với nhóm nghiên cứu thứ ba là các chuyên
gia thuộc hiệp hội nghề nghiệp (được ký hiệu CG3). Qua thảo luận với 1 chuyên gia
(được ký hiệu CG3.1), ở bước này, chuyên gia đã giúp bổ sung thêm được 1 nhân tố
ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
và thu thập thêm nhiều tiêu chí mới để đo lường nhân tố.
Bước 4: Tác giả tiếp tục thảo luận với nhóm nghiên cứu thứ tư là các chuyên
gia thuộc cơ quan quản lý nhà nước về kế toán DN (được ký hiệu CG4). Qua thảo luận
với 1 chuyên gia (được ký hiệu CG4.1), ở bước này, chuyên gia đã giúp bổ sung thêm
được 1 nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế và thu thập thêm nhiều tiêu chí mới để đo lường nhân tố.
Bước 5: Tác giả thu được thêm 1 nhân tố tác động đến sự khác biệt về BCTC
của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế từ 3 chuyên gia (được ký hiệu từ
CG5.1 đến CG5.3) thuộc nhóm đối tượng khảo sát thứ 5 (được ký hiệu CG5) là những
nhà nghiên cứu, giảng viên các trường đại học.
Phụ lục số 16: Tổng hợp các thang đo (thuộc tính) mới của các nhân tố

Nhân tố Thang đo mới

Sự khác biệtNội dung ghi nhận thuộc nội dung lãi trên cổ phiếu theo chuẩn mực
về BCTC KTVN và quốc tế
của DN FDI Nội dung đánh giá thuộc nội dung lãi trên cổ phiếu theo chuẩn mực
theo chuẩn KTVN và quốc tế
mực KTVN Trình bày – công bố hàng tồn kho theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
và quốc tế
Trình bày – công bố thuế TNDN theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
Trình bày – công bố TSCĐ hữu hình theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
Trình bày – công bố thuê tài sản theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
Trình bày – công bố doanh thu theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
Trình bày – công bố chi phí đi vay theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
Trình bày – công bố TSCĐ vô hình theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
Trình bày – công bố các khoản dự phòng và nợ tiềm tàng theo chuẩn
mực KTVN và quốc tế
Kinh tế Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập với kinh tế thế giới
Thị trường vốn nước ta còn non trẻ, chưa thu hút được nhiều nhà đầu
tư nước ngoài
Nhà đầu tư Việt Nam khi ra quyết định ít dựa trên việc phân tích
BCTC
Lạm phát tại Việt Nam khá cao
Tác động của quá trình toàn cầu hóa
Sự tác động từ quỹ tiền tệ thế giới, ngân hàng thế giới, tổ chức thương
mại thế giới và các công ty đa quốc gia tại Việt Nam
Chuẩn mực Chuẩn mực KTVN được xây dựng dựa trên cơ sở các quy định của
kế toán chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng chưa được cập nhật thường xuyên
quốc tế IFRS không chỉ quy định về việc lập BCTC mà còn tạo nhiều ảnh
hưởng đến toàn bộ hoạt động của DN
Các điều kiện để vận dụng IAS/IFRS còn nhiều bất cập
Tác động từ Việc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư theo chuẩn mực KTVN còn
hệ thống nhiều hạn chế
pháp lý Chuẩn mực KTVN ít cần đến xét đoán nghề nghiệp của kế toán viên
Hướng dẫn, hỗ trợ DN rất ít
DN phải tự nghiên cứu để thực hiện, sai sót DN phải gánh chịu
DN FDI chịu sự chi phối bởi hệ thống pháp luật Việt Nam về kế toán
Pháp luật thuế có ảnh hưởng đáng kể
Kỹ thuật Có quá nhiều văn bản về chuẩn mực KTVN (luật kế toán, chế độ kế
nghiệp vụ toán, VAS…) nhưng chưa đồng nhất, gây khó khăn cho việc vận dụng
lập và trình bày BCTC
Nhân tố Thang đo mới

Chuẩn mực KTVN quy định biểu mẫu cụ thể về BCTC


Quy trình soạn thảo, thẩm định và ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật về kế toán, các VAS mới chưa thực hiện kịp thời
Lộ trình cải cách tài chính tại Việt Nam còn chậm, chưa đáp ứng được
yêu cầu hội nhập
Các quy định về quản lý tài chính hiện nay chưa phù hợp với yêu cầu
đổi mới
VAS chỉ cho phép ghi nhận tài sản theo giá gốc
Hệ thống Thông tin về BCTC DN FDI chưa được công khai đầy đủ và kịp thời
chính trị Phương pháp quản lý của cơ quan Nhà nước chưa phù hợp, chưa đi
vào thực tế, chưa “ngấm” vào người thực hiện
Điều kiện tổ Chưa có sự phân định nhiệm vụ rõ ràng cho từng ban ngành có liên
chức thực quan
hiện Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin còn bị giới hạn
Còn tồn tại mâu thuẫn giữa các cơ quan quản lý Nhà nước
Kế toán thiếu thông tin về DN FDI để tham khảo và học hỏi
Giáo dục, Sự giới hạn về khả năng của một bộ phận người làm kế toán tại DN
tính chuyên FDI nên chưa bắt kịp với yêu cầu đổi mới
nghiệp Nhiều người làm kế toán tại DN FDI mang nặng tư tưởng bảo thủ,
ngại đổi mới
Thời gian gắn bó lâu dài với công việc kế toán tại DN FDI thường
ngắn
Văn hóa Vai trò của tổ chức hội nghề nghiệp còn nhiều hạn chế
Thiếu trách nhiệm với công việc, tìm cách né tránh
Văn hóa DN của các doanh nghiệp khá đa dạng
Phụ lục số 17: Kết quả nghiên cứu định tính các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác
biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế

Nhân tố Đặc điểm Yếu tố đo lường


Kinh tế Kinh tế là việc gắn kết nền + Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập với
(KT) kinh tế nước ta với các nền kinh tế thế giới
kinh tế khác trên thế giới. + Khu vực kinh tế Nhà nước vẫn đóng vai trò
Xây dựng một nền kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế
mở, hội nhập với khu vực + Thị trường vốn nước ta còn non trẻ, chưa thu
và thế giới, hướng mạnh hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài
về xuất khẩu, đồng thời + Nhà đầu tư Việt Nam khi ra quyết định ít dựa
thay thế nhập khẩu bằng trên việc phân tích BCTC
những sản phẩm trong + Chính sách kinh tế của Việt Nam có sự khác
nước sản xuất có hiệu quả biệt với các nước khác
+ DN FDI tại Việt Nam với nhiều ngành nghề
kinh doanh khác nhau
+ Lạm phát tại Việt Nam khá cao
+ Tác động của quá trình toàn cầu hóa + Sự tác
động từ quỹ tiền tệ thế giới, ngân hàng thế giới,
tổ chức thương mại thế giới và các công ty đa
quốc gia tại Việt Nam
+ Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam còn
thấp so với các nước trong khu vực
Chuẩn Trên bình diện quốc tế, các + IAS/IFRS cần điều chỉnh cho phù hợp với
mực kế tổ chức ban hành IAS và hoàn cảnh kinh tế, chính trị tại Việt Nam
toán quốc IFRS sau đây được gọi + Chuẩn mực KTVN được xây dựng dựa trên cơ
tế (QT) chung là chuẩn mực kế sở các quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế
toán quốc tế. Trong xu nhưng chưa được cập nhật thường xuyên
hướng hội nhập kinh tế + IFRS không chỉ quy định về việc lập BCTC
quốc tế, BCTC của các mà còn tạo nhiều ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt
DN được thực hiện minh động của DN
bạch với chất lượng cao, + IFRS mang lại lợi ích cho chủ đầu tư, các tổ
phù hợp với thông lệ, chức đầu tư cũng như công ty tuân thủ IFRS
IAS/IFRS là nền tảng cho + Các điều kiện để vận dụng IAS/IFRS còn
một nền kinh tế và hệ nhiều bất cập
thống tài chính vận hành + IAS/IFRS vẫn đang trong lộ trình thay đổi cho
hiệu quả. phù hợp
Hệ thống Hệ thống pháp lý là một hệ + Việc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư theo
pháp lý thống diễn giải và thực thi chuẩn mực KTVN còn nhiều hạn chế
Nhân tố Đặc điểm Yếu tố đo lường
(HTPL) luật pháp. Các bộ luật, các + Kế toán ở các DN quan tâm nhiều đến các vấn
quy tắc, quy định, tạo nên đề về thuế
khung pháp chế để thi + Chuẩn mực KTVN ít cần đến xét đoán nghề
hành. Pháp luật thuế chính nghiệp của kế toán viên
là một trong những thành + Thiếu cơ sở pháp lý cho hoạt động kế toán DN
phần của hệ thống pháp lý. + Các quy định hiện tại về lĩnh vực kế toán DN
thiếu sự nhất quán
+ Các quy định hiện tại về lĩnh vực kế toán DN
không rõ ràng, còn chung chung
+ Hướng dẫn, hỗ trợ DN rất ít
+ DN phải tự nghiên cứu để thực hiện, sai sót
DN phải gánh chịu
+ DN FDI chịu sự chi phối bởi hệ thống pháp
luật Việt Nam về kế toán
+ Pháp luật thuế có ảnh hưởng đáng kể
Kỹ thuật Kỹ thuật nghiệp vụ kế toán + Có quá nhiều văn bản về chuẩn mực KTVN
nghiệp vụ rất phong phú bao gồm các (luật kế toán, chế độ kế toán, VAS…) nhưng
(KTNV) tác nghiệp và thủ tục liên chưa đồng nhất, gây khó khăn cho việc vận dụng
quan đến các hoạt động lập và trình bày BCTC
thu thập, xử lý, kiểm tra, + Chuẩn mực KTVN quy định biểu mẫu cụ thể
ghi sổ và cung cấp thông về BCTC
tin. Sự am hiểu tường tận + Kế toán có thói quen làm kế toán dựa vào
và thực hiện thuần thục các những hướng dẫn cụ thể bao gồm cả định khoản
kỹ thuật, nghiệp vụ kế toán kế toán được quy định trong chế độ kế toán
là cơ sở quan trọng để đối + Hệ thống tài khoản kế toán DN hiện nay còn
tượng sử dụng thông tin kế nhiều bất cập
toán ra quyết định chính + Hệ thống chứng từ sử dụng của các DN chưa
xác, có hiệu quả cao góp thống nhất về chỉ tiêu, nội dung và còn bất cập
phần phát triển, mở rộng + Quy trình soạn thảo, thẩm định và ban hành
quy mô sản xuất kinh các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán, các
doanh của DN. VAS mới chưa thực hiện kịp thời
+ Lộ trình cải cách tài chính tại Việt Nam còn
chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập
+ Các quy định về quản lý tài chính hiện nay
chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới
+ VAS chỉ cho phép ghi nhận tài sản theo giá
gốc
Nhân tố Đặc điểm Yếu tố đo lường
Hệ thống Hệ thống chính trị xã hội + Chính phủ can thiệp sâu vào lĩnh vực kế toán
chính trị chủ nghĩa là toàn bộ các + Quốc hội ban hành Luật kế toán, bộ Tài chính
(HTCT) thể chế chính trị gắn bó ban hành CMKT, chế độ kế toán
hữu cơ, tác động lẫn nhau + Hạn chế của hệ thống chính trị các cấp như
cùng thực hiện quyền lực tham nhũng, lãng phí làm cản trở sự phát triển
chính trị của nhân dân lao của kinh tế, xã hội
động. Thể chế chính trị + Thông tin về BCTC DN FDI chưa được công
tổng hợp các phương pháp khai đầy đủ và kịp thời
và cách thức thực hiện + Các thủ tục hành chính liên quan đến kế toán
quyền lực nhà nước do đối với khối DN FDI còn rườm rà
tình hình chính trị trong + Bộ máy quản lý các cấp cồng kềnh, chưa tinh
nước chi phối. gọn
+ Còn tồn tại nhiều hạn chế khác đối với cơ quan
quản lý Nhà nước về kế toán
+ Phương pháp quản lý của cơ quan Nhà nước
chưa phù hợp, chưa đi vào thực tế, chưa “ngấm”
vào người thực hiện
Điều kiện Là các phương pháp bố trí + Nguồn kinh phí để triển khai sửa đổi, bổ sung
tổ chức sắp xếp việc thực hiện các VAS cũ, ban hành VAS mới còn hạn hẹp
thực hiện công việc trong quá trình + Chưa có sự phân định nhiệm vụ rõ ràng cho
(ĐKTC) ban hành, sửa đổi, bổ sung từng ban ngành có liên quan
và áp dụng các nội dung + Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin còn bị
về Kế Toán, theo thời gian giới hạn
và không gian thực hiện và + Còn tồn tại mâu thuẫn giữa các cơ quan quản
bằng những nguồn kinh lý Nhà nước
phí nhằm đạt mục đích đề + Kế toán thiếu thông tin về DN FDI để tham
ra. khảo và học hỏi
Các phương pháp tổ chức + Nguồn lực có chất lượng để đáp ứng sự đổi
thực hiện công việc thực mới còn hạn chế và chưa sẵn sàng
chất được áp dụng vào hai + Thiếu đội ngũ kế toán viên đạt tiêu chuẩn của
khâu của quá trình quản lý các nước phát triển
là: lập kế hoạch và điều
chỉnh kế hoạch.
Giáo dục, Giáo dục là hình thức học + Sự giới hạn về khả năng của một bộ phận
tính tập theo đó kiến thức, kỹ người làm kế toán tại DN FDI nên chưa bắt kịp
chuyên năng và thói quen của một với yêu cầu đổi mới
nghiệp nhóm người được trao + Nhiều người làm kế toán tại DN FDI mang
(GD) truyền từ thế hệ này sang nặng tư tưởng bảo thủ, ngại đổi mới
Nhân tố Đặc điểm Yếu tố đo lường
thế hệ khác thông qua + Sự hạn chế về trình độ học vấn và hiểu biết của
giảng dạy, đào tạo, kế toán
hay nghiên cứu. Giáo dục + Các chương trình đào tạo về kế toán nhằm theo
thường diễn ra dưới sự kịp IAS/IFRS chưa được chú trọng, đổi mới
hướng dẫn của người khác, + Kế toán còn thiếu kinh nghiệm làm việc và
nhưng cũng có thể thông năng lực chuyên môn
qua tự học. + Đào tạo đại học kế toán ở Việt Nam hướng
Tính chuyên nghiệp là người học trở thành người ghi sổ kế toán hơn là
chuyên tâm vào nghề trở thành kế toán viên thực thụ
nghiệp, công việc, chất + Thời gian gắn bó lâu dài với công việc kế toán
lượng và hiệu quả làm việc tại DN FDI thường ngắn
thường rất cao. Mục đích
của sự chuyên nghiệp là
nhằm tạo ra sự hoàn chỉnh,
chất lượng, hiệu quả và tin
cậy.
Văn hóa Văn hóa là sản phẩm của + Vai trò của tổ chức hội nghề nghiệp còn nhiều
(VH) loài người, văn hóa được hạn chế
tạo ra và phát triển trong + Sự khác biệt về ngôn ngữ của Việt Nam với
quan hệ qua lại giữa con các nước
người và xã hội. Song, + Chưa đủ kỹ năng về tiếng Anh
chính văn hóa lại tham gia + Quan điểm không thích minh bạch, công khai,
vào việc tạo nên con chia sẻ thông tin
người, và duy trì sự bền + Thiếu trách nhiệm với công việc, tìm cách né
vững và trật tự xã hội. Văn tránh
hóa được truyền từ thế hệ + Văn hóa DN của các doanh nghiệp khá đa
này sang thế hệ khác thông dạng
qua quá trình xã hội hóa.
Phụ lục số 18: Phiếu khảo sát nghiên cứu (bảng câu hỏi chính thức)

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ KHÁC BIỆT VỀ BCTC (BCTC)


CỦA CÁC DN FDI THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ

Kính gửi quý Anh / Chị!

Hiện tôi đang nghiên cứu sự khác biệt về BCTC của DN FDI tại Việt Nam theo
chuẩn mực KTVN và quốc tế, các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt này; những khuyến
nghị đối với BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế của DN FDI. Tôi rất mong nhận
được ý kiến của anh/chị về các vấn đề trên. Phiếu khảo sát này sử dụng cho mục đích
nghiên cứu làm luận án tiến sỹ tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Tất cả các thông tin
trên các phiếu trả lời sẽ được tổng hợp để có số liệu thống kê chung, mọi thông tin liên
quan đến cá nhân sẽ không xuất hiện trong báo cáo kết quả nghiên cứu. Xin lưu ý rằng sẽ
không có câu trả lời đúng / sai, mà sự trả lời khách quan của anh / chị sẽ góp phần mang
lại thành công cho nghiên cứu này. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý anh/chị.
A. THÔNG TIN CHUNG VỀ DN

1. Tên DN: ………………………………………………………………….....................


……………………………………………………………………………………………..
2. Địa chỉ: ………………………………………………………………………………...
……………………………Điện thoại: ……………………………………………….
3. Số lượng nhân viên
☐ Dưới 30 người ☐ Từ 30 – dưới 100 người
☐Từ 100 người – 300 người ☐ Trên 300 người
4. Vốn điều lệ (đ):
☐Dưới 2 tỷ ☐ Từ 2 - dưới 5 tỷ

☐5 đến 10 tỷ ☐ Trên 10 tỷ
5. Quy mô DN
☐ Lớn ☐ Vừa và nhỏ
6. Lĩnh vực
☐ Công nghiệp và Xây dựng ☐ Nông, Lâm, Thủy sản

☐ Thương mại và dịch vụ ☐ Khác


7. Thời gian hoạt động
☐ Dưới 5 năm ☐ Từ 5 đến 10 năm

☐ Trên 10 năm
B. THÔNG TIN CỦA NGƯỜI TRẢ LỜI
1. Họ và tên:....................................................................................................................
2. Giới tính: ☐ Nam ☐ Nữ
3. Email:........................................................................................................................
4. Vị trí công việc:
☐ Kiểm toán ☐ Kế toán trưởng

☐ Kế toán tổng hợp ☐ Vị trí khác


5. Số năm công tác:.........
C. NỘI DUNG KHẢO SÁT

C1: Mức độ khác biệt về trình bày BCTC và các khoản mục trên BCTC
theo chuẩn mực KTVN và quốc tế của các DN FDI:

C1.1: Đánh giá về sự khác biệt theo từng nội dung về trình bày BCTC và
các khoản mục trên BCTC giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế.

C1.2: Đánh giá chung về sự khác biệt về trình bày BCTC và các khoản mục
trên BCTC giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế.

Xin quý anh/chị vui lòng đánh dấu X vào cột đánh giá theo từng mức độ với
thang đo từ 1 đến 5 (thang đo Likert):
1. Không khác biệt 2. Ít khác biệt 3. Khác biệt
4. Khá khác biệt 5. Rất khác biệt

Nội dung Mức độ đánh giá

Những khái niệm làm cơ sở Các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản (TB1.1) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5

cho việc lập và trình bày BCTC Các yếu tố của BCTC (TB1.2) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5

cho đối tượng sử dụng bên Ghi nhận các yếu tố của BCTC (TB1.3) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5

ngoài
Trình bày BCTC Trình bày - công bố (TB 2) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Trình bày - công bố (TB3) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5

BCTC giữa niên độ Trình bày - công bố (TB4 ) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5

Lãi trên cổ phiếu Nội dung ghi nhận (TB5.1) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5

Nội dung đánh giá (TB5.2) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5

Trình bày – công bố (TB5.3) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5


Nội dung Mức độ đánh giá

Hàng tồn kho Nội dung ghi nhận (KM 1.1) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5

Nội dung đánh giá (KM 1.2) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5

Trình bày – công bố (KM 1.3) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5

Thuế thu nhập DN Nội dung ghi nhận (KM 2.1) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5

Nội dung đánh giá (KM 2.2) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5

Trình bày – công bố (KM 2.3) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5

TSCĐ hữu hình Nội dung ghi nhận (KM 3.1) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5

Nội dung đánh giá (KM 3.2) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5

Trình bày – công bố (KM 3.3) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5

TSCĐ vô hình Nội dung ghi nhận (KM 4.1) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5

Nội dung đánh giá (KM 4.2) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5

Trình bày – công bố (KM 4.3) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5

Thuê tài sản Nội dung ghi nhận (KM 5.1) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5

Nội dung đánh giá (KM 5.2) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5

Trình bày – công bố (KM 5.3) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5

Doanh thu Nội dung ghi nhận (KM 6.1) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5

Nội dung đánh giá (KM 6.2) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5

Trình bày – công bố (KM 6.3) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5

Chi phí đi vay Nội dung ghi nhận (KM 7.1) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5

Nội dung đánh giá (KM 7.2) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5

Trình bày – công bố (KM 7.3) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5

Các khoản dự phòng, tài sản và Nội dung ghi nhận (KM 8.1) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5

nợ tiềm tàng Nội dung đánh giá (KM 8.1) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5

Trình bày – công bố (KM 8.3) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5

C2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn
mực KTVN và quốc tế
Xin quý anh/chị vui lòng đánh dấu X vào cột đánh giá theo từng mức độ với
thang đo từ 1 đến 5:
1. Không ảnh hưởng 2. Ít ảnh hưởng 3. Ảnh hưởng
4. Khá ảnh hưởng 5. Rất ảnh hưởng
Nội dung Mức độ ảnh hưởng
A. Kinh tế
1. Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập với ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
kinh tế thế giới (A1)
2. Khu vực kinh tế Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
đạo trong nền kinh tế (A2)
3. Thị trường vốn nước ta còn non trẻ, chưa thu hút ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
được nhiều nhà đầu tư nước ngoài (A3)
4. Nhà đầu tư Việt Nam khi ra quyết định ít dựa ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
trên việc phân tích BCTC (A4)
5. Chính sách kinh tế của Việt Nam có sự khác biệt ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
với các nước khác (A5)
6. DN FDI tại Việt Nam với nhiều ngành nghề kinh ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
doanh khác nhau (A6)
7. Lạm phát tại Việt Nam khá cao (A7) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
8. Tác động của quá trình toàn cầu hóa (A8) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
9. Sự tác động từ quỹ tiền tệ thế giới, ngân hàng thế ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
giới, tổ chức thương mại thế giới và các công ty đa
quốc gia tại Việt Nam (A9)
10. Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam còn ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
thấp so với các nước trong khu vực (A10)
11. Ý kiến khác về kinh tế: …………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..

B. Chuẩn mực kế toán quốc tế


1. IAS/IFRS cần điều chỉnh cho phù hợp với hoàn ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
cảnh kinh tế, chính trị tại Việt Nam (B1)
2. Chuẩn mực KTVN được xây dựng dựa trên cơ sở ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
các quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng
chưa được cập nhật thường xuyên (B2)
3. IFRS không chỉ quy định về việc lập BCTC mà ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
còn tạo nhiều ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của
DN (B3)
4. IFRS mang lại lợi ích cho chủ đầu tư, các tổ chức ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
đầu tư cũng như công ty tuân thủ IFRS (B4)
5. Các điều kiện để vận dụng IAS/IFRS còn nhiều ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
bất cập (B5)
6. IAS/IFRS vẫn đang trong lộ trình thay đổi cho ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
phù hợp (B6)
7. Ý kiến khác về IAS/IFRS hiện nay: ………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
C. Tác động từ hệ thống pháp lý
1. Việc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư theo ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
chuẩn mực KTVN còn nhiều hạn chế (C1)
2. Kế toán ở các DN quan tâm nhiều đến các vấn đề ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
về thuế (C2)
3. Chuẩn mực KTVN ít cần đến xét đoán nghề ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
nghiệp của kế toán viên (C3)
4. Thiếu cơ sở pháp lý cho hoạt động kế toán DN (C4) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
5. Các quy định hiện tại về lĩnh vực kế toán DN ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
thiếu sự nhất quán (C5)
6. Các quy định hiện tại về lĩnh vực kế toán DN ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
không rõ ràng, còn chung chung (C6)
7. Hướng dẫn, hỗ trợ DN rất ít (C7) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
8. DN phải tự nghiên cứu để thực hiện, sai sót DN ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
phải gánh chịu (C8)
9. DN FDI chịu sự chi phối bởi hệ thống pháp luật ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
Việt Nam về kế toán (C9)
10. Pháp luật thuế có ảnh hưởng đáng kể (C10) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
11. Ý kiến khác về hệ thống pháp lý hiện nay: ………………………………………
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
D. Kỹ thuật nghiệp vụ
1. Có quá nhiều văn bản về chuẩn mực KTVN (luật ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
kế toán, chế độ kế toán, VAS…) nhưng chưa đồng
nhất, gây khó khăn cho việc vận dụng lập và trình
bày BCTC (D1)
2. Chuẩn mực KTVN quy định biểu mẫu cụ thể về ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
BCTC (D2)
3. Kế toán có thói quen làm kế toán dựa vào những ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
hướng dẫn cụ thể bao gồm cả định khoản kế toán
được quy định trong chế độ kế toán (D3)
4. Hệ thống tài khoản kế toán DN hiện nay còn ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
nhiều bất cập (D4)
5. Hệ thống chứng từ sử dụng của các DN chưa ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
thống nhất về chỉ tiêu, nội dung và còn bất cập (D5)
6. Quy trình soạn thảo, thẩm định và ban hành các ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
văn bản quy phạm pháp luật về kế toán, các VAS
mới chưa thực hiện kịp thời (D6)
7. Lộ trình cải cách tài chính tại Việt Nam còn ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập (D7)
8. Các quy định về quản lý tài chính hiện nay chưa ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
phù hợp với yêu cầu đổi mới (D8)
9. VAS chỉ cho phép ghi nhận tài sản theo giá gốc (D9) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
10. Ý kiến khác về kỹ thuật nghiệp vụ:……………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
E. Hệ thống chính trị
1. Chính phủ can thiệp sâu vào lĩnh vực kế toán (E1) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
2. Quốc hội ban hành Luật kế toán, bộ Tài chính ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
ban hành CMKT, chế độ kế toán (E2)
3. Hạn chế của hệ thống chính trị các cấp như tham ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
nhũng, lãng phí làm cản trở sự phát triển của kinh
tế, xã hội (E3)
4. Thông tin về BCTC DN FDI chưa được công ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
khai đầy đủ và kịp thời (E4)
5. Các thủ tục hành chính liên quan đến kế toán đối với ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
khối DN FDI còn rườm rà (E5)
6. Bộ máy quản lý các cấp cồng kềnh, chưa tinh gọn (E6) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
7. Còn tồn tại nhiều hạn chế khác đối với cơ quan ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
quản lý Nhà nước về kế toán (E7)
8. Phương pháp quản lý của cơ quan Nhà nước chưa ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
phù hợp, chưa đi vào thực tế, chưa “ngấm” vào
người thực hiện (E8)
9. Ý kiến khác về hệ thống chính trị:………………………………………………..
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
F. Điều kiện tổ chức thực hiện
1. Nguồn kinh phí để triển khai sửa đổi, bổ sung ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
VAS cũ, ban hành VAS mới còn hạn hẹp (F1)
2. Chưa có sự phân định nhiệm vụ rõ ràng cho từng ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
ban ngành có liên quan (F2)
3. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin còn bị ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
giới hạn (F3)
4. Còn tồn tại mâu thuẫn giữa các cơ quan quản lý ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
Nhà nước (F4)
5. Kế toán thiếu thông tin về DN FDI để tham khảo ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
và học hỏi (F5)
6. Nguồn lực có chất lượng để đáp ứng sự đổi mới ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
còn hạn chế và chưa sẵn sàng (F6)
7. Thiếu đội ngũ kế toán viên đạt tiêu chuẩn của các ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
nước phát triển (F7)
8. Ý kiến khác về điều kiện tổ chức thực hiện:………………………………………
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
G. Giáo dục, tính chuyên nghiệp
1. Sự giới hạn về khả năng của một bộ phận người ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
làm kế toán tại DN FDI nên chưa bắt kịp với yêu cầu
đổi mới (G1)
2. Nhiều người làm kế toán tại DN FDI mang nặng ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
tư tưởng bảo thủ, ngại đổi mới (G2)
3. Sự hạn chế về trình độ học vấn và hiểu biết của ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
kế toán (G3)
4. Các chương trình đào tạo về kế toán nhằm theo ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
kịp IAS/IFRS chưa được chú trọng, đổi mới (G4)
5. Kế toán còn thiếu kinh nghiệm làm việc và năng ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
lực chuyên môn (G5)
6. Đào tạo đại học kế toán ở Việt Nam hướng người ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
học trở thành người ghi sổ kế toán hơn là trở thành
kế toán viên thực thụ (G6)
7. Thời gian gắn bó lâu dài với công việc kế toán tại ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
DN FDI thường ngắn (G7)
8. Ý kiến khác về giáo dục:…………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
J. Văn hóa
1. Vai trò của tổ chức hội nghề nghiệp còn nhiều ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
hạn chế (J1)
2. Sự khác biệt về ngôn ngữ của Việt Nam với các ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
nước (J2)
3. Chưa đủ kỹ năng về tiếng Anh (J3) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
4. Quan điểm không thích minh bạch, công khai, ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
chia sẻ thông tin (J4)
5. Thiếu trách nhiệm với công việc, tìm cách né ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
tránh (J5)
6. Văn hóa DN của các doanh nghiệp khá đa dạng (J6) ☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ 5
7. Ý kiến khác về văn hóa:……………………………………………………………
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
Xin vui lòng sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC giữa chuẩn
mực KTVN và quốc tế của DN FDI bằng cách đánh số vào những yếu tố liệt kê bên
dưới. Đánh số 1 cho yếu tố tác động mạnh nhất, số 2 cho nhân tố kế tiếp và tiếp
tục…Nếu yếu tố nào chuyên gia cho rằng không ảnh hưởng đến sự khác biệt giữa
chuẩn mực KTVN và quốc tế vui lòng để trống.
* Kinh tế ( )
* Chuẩn mực kế toán quốc tế ( )
* Hệ thống pháp lý ( )
* Kỹ thuật nghiệp vụ ( )
* Hệ thống chính trị ( )
* Điều kiện tổ chức thực hiện ( )
* Giáo dục và tính chuyên nghiệp ( )
* Văn hóa ( )

Anh/chị có khuyến nghị gì đối với BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN
và quốc tế?

…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
Phụ lục số 19: Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của các chuyên gia
về các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế

Không ảnh Ít ảnh Khá ảnh Rất ảnh


Ký Ảnh hưởng
TT Tên nhân tố hưởng hưởng hưởng hưởng
hiệu
SL % SL % SL % SL % SL %
1 KT Kinh tế 0 0% 15 4,9% 105 34,4% 146 47,9% 39 12,8%
2 HTPL Hệ thống pháp lý 0 0% 5 1,4% 63 20,7% 159 52,3% 78 25,6%
3 VH Văn hóa 3 1% 19 6,2% 88 28,8% 155 50,9% 40 13,1%
4 HTCT Hệ thống chính trị 4 1,3% 21 6,9% 118 38,7% 140 45,9% 22 7,2%
5 QT Chuẩn mực kế toán 1 0,3% 44 14,4% 127 41,6% 121 39,7% 12 4%
quốc tế
6 KTNV Kỹ thuật nghiệp vụ 4 1,3% 30 9,9% 100 32,8% 127 41,7% 44 14,3%
7 DKTC Điều kiện tổ chức 2 0,7% 10 3,3% 88 28,9% 161 52,8% 44 14,3%
thực hiện
8 GD Giáo dục, tính 2 0,7% 10 3,3% 82 26,9% 168 55,1% 43 14%
chuyên nghiệp
Nguồn: Từ bảng tổng hợp kết quả khảo sát, tác giả sử dụng 1 số hàm: counif, sum … trong excel để tính toán.
Phụ lục số 20: Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của các chuyên gia
về sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế

Không khác Khá khác biệt Rất khác biệt


Ít khác biệt Khác biệt
TT Tên chỉ tiêu biệt
SL % SL % SL % SL % SL %
1 Những khái niệm làm 8 2,6% 8 2,6% 67 22% 149 48,8% 73 24%
cơ sở cho việc lập và
trình bày BCTC cho
đối tượng sử dụng
bên ngoài
2 Trình bày BCTC 5 1,6% 1 0,3% 53 17,4% 166 54,4% 80 26,3%
3 Báo cáo lưu chuyển 4 1,3% 10 3,2% 64 21% 168 55% 59 19,5%
tiền tệ
4 BCTC giữa niên độ 3 0,9% 8 2,6% 61 20% 152 49,8% 81 26,7%
5 Lãi trên cổ phiếu 3 0,9% 21 6,9% 67 22% 142 46,6% 72 23,6%
6 Hàng tồn kho 1 0,3% 5 1,6% 71 23,3% 170 55,7% 58 19,1%
7 Thuế thu nhập DN 3 0,9% 10 3,2% 56 18,4% 181 59,3% 55 18,2%
8 TSCĐ hữu hình 4 1,3% 8 2,6% 56 18,4% 173 56,7% 64 21%
9 TSCĐ vô hình 1 0,3% 7 2,3% 64 21% 168 55% 65 21,4%
10 Thuê tài sản 3 0,9% 9 3% 68 22,3% 167 54,8% 58 19%
11 Doanh thu 4 1,3% 4 1,3% 67 21,9% 158 51,8% 72 23,7%
12 Chi phí đi vay 4 1,3% 4 1,3% 66 21,6% 153 50,2% 78 25,6%
13 Các khoản dự phòng, 4 1,3% 10 3,3% 61 20% 147 48,2% 83 27,2%
tài sản và nợ tiềm tàng
Nguồn: Từ bảng tổng hợp kết quả khảo sát, tác giả sử dụng 1 số hàm: counif, sum … trong excel để tính toán.
Phụ lục số 21: Thống kê mô tả nhóm “Kinh tế”
Descriptive Statistics
Std.
Minimum Maximum Mean (số
N (số Deviation Skewness (hệ số Kurtosis
(mức nhỏ (Mức lớn bình
quan sát) (độ lệch Skewwnes) (hệ số Kurtosis)
nhất) nhất) quân)
tiêu chuẩn)
Std.
Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Std. Error Statistic Error
A1 305 2 5 3.66 .761 -.156 .140 -.289 .278
A2 305 2 5 3.66 .739 -.154 .140 -.226 .278
A3 305 2 5 3.65 .764 -.112 .140 -.330 .278
A4 305 2 5 3.68 .758 -.427 .140 -.029 .278
A5 305 2 5 3.75 .711 -.090 .140 -.253 .278
A6 305 2 5 3.64 .766 -.035 .140 -.389 .278
A7 305 2 5 3.59 .842 .185 .140 -.693 .278
A8 305 2 5 3.72 .755 -.088 .140 -.371 .278
A9 305 1 5 3.75 .731 -.242 .140 .453 .278
A10 305 1 5 3.72 .715 -.078 .140 .046 .278
A 305 1.90 4.80 3.6826 .55712 -.302 .140 .264 .278
Valid N
305
(listwise)
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả

Phụ lục số 22: Thống kê mô tả nhóm “Chuẩn mực kế toán quốc tế”
Descriptive Statistics
N (số Minimum Maximum Mean Std. Deviation
Skewness (hệ số Kurtosis (hệ số
quan (mức nhỏ (Mức lớn (số bình (độ lệch tiêu
Skewwnes) Kurtosis)
sát) nhất) nhất) quân) chuẩn)

Std.
Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Std. Error
Error
B1 305 1 5 3.24 .887 -.139 .140 -.757 .278
B2 305 1 5 3.40 .741 -.055 .140 -.089 .278
B3 305 1 5 3.29 .793 -.172 .140 -.555 .278
B4 305 2 5 3.36 .779 -.096 .140 -.522 .278
B5 305 2 5 3.33 .765 -.117 .140 -.541 .278
B6 305 2 5 3.34 .685 -.247 .140 -.481 .278
B 305 1.83 5.00 3.3268 .57747 -.301 .140 .034 .278
Valid N
305
(listwise)
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả
Phụ lục số 23: Thống kê mô tả nhóm “Hệ thống pháp lý”
Descriptive Statistics
Std.
Minimum Maximum Mean (số
N (số Deviation (độ Skewness (hệ số Kurtosis (hệ số
(mức nhỏ (Mức lớn bình
quan sát) lệch tiêu Skewwnes) Kurtosis)
nhất) nhất) quân)
chuẩn)

Std. Std.
Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic
Error Error
C1 305 2 5 3.98 .666 -.183 .140 -.139 .278
C2 305 2 5 4.05 .694 -.185 .140 -.529 .278
C3 305 2 5 3.98 .767 -.324 .140 -.397 .278
C4 305 2 5 4.02 .782 -.242 .140 -.801 .278
C5 305 2 5 4.00 .695 -.232 .140 -.236 .278
C6 305 2 5 4.01 .725 -.176 .140 -.643 .278
C7 305 2 5 3.99 .725 -.292 .140 -.242 .278
C8 305 2 5 4.11 .703 -.445 .140 .042 .278
C9 305 2 5 3.98 .765 -.277 .140 -.495 .278
C10 305 2 5 4.07 .680 -.153 .140 -.611 .278
C 305 2.40 4.90 4.0197 .51312 -.587 .140 .289 .278
Valid N
305
(listwise)
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả
Phụ lục số 24: Thống kê mô tả nhóm “Kỹ thuật nghiệp vụ”
Descriptive Statistics
Minimum Maximum Mean (số Std. Deviation
N (số Skewness (hệ số Kurtosis (hệ số
(mức nhỏ (Mức lớn bình (độ lệch tiêu
quan sát) Skewwnes) Kurtosis)
nhất) nhất) quân) chuẩn)
Std.
Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Std. Error
Error

D1 305 1 5 3.72 .955 -.762 .140 .479 .278


D2 305 2 5 3.51 .893 -.059 .140 -.733 .278
D3 305 1 5 3.72 .931 -.823 .140 .616 .278
D4 305 1 5 3.53 .885 -.205 .140 -.157 .278
D5 305 1 5 3.50 .859 -.099 .140 -.186 .278
D6 305 1 5 3.51 .950 -.267 .140 -.407 .278
D7 305 1 5 3.42 .839 -.204 .140 -.190 .278
D8 305 1 5 3.55 .869 -.344 .140 -.030 .278
D9 305 1 5 3.71 .860 -.283 .140 -.073 .278
D 305 1.33 5.00 3.5752 .70620 -.451 .140 .379 .278
Valid N
305
(listwise)
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả
Phụ lục số 25: Thống kê mô tả nhóm “Hệ thống chính trị”
Descriptive Statistics
Minimum Maximum Mean (số Std. Deviation
N (số Skewness (hệ số Kurtosis (hệ số
(mức nhỏ (Mức lớn bình (độ lệch tiêu
quan sát) Skewwnes) Kurtosis)
nhất) nhất) quân) chuẩn)
Std.
Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Std. Error
Error
E1 305 1 5 3.25 .738 -.291 .140 .229 .278
E2 305 1 5 3.60 .724 -.368 .140 .502 .278
E3 305 1 5 3.30 .814 -.369 .140 .450 .278
E4 305 1 5 3.52 .752 -.539 .140 .492 .278
E5 305 1 5 3.52 .774 -.521 .140 .801 .278
E6 305 1 5 3.60 .798 -.476 .140 .555 .278
E7 305 1 5 3.60 .777 -.559 .140 .753 .278
E8 305 1 5 3.63 .805 -.496 .140 .575 .278
E 305 1.00 4.88 3.5016 .59785 -.706 .140 2.387 .278
Valid N
305
(listwise)
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả

Phụ lục số 26: Thống kê mô tả nhóm “Điều kiện tổ chức thực hiện”
Descriptive Statistics
N (số Minimum Maximum Mean (số Std. Deviation
Skewness (hệ số Kurtosis (hệ số
quan (mức nhỏ (Mức lớn bình (độ lệch tiêu
Skewwnes) Kurtosis)
sát) nhất) nhất) quân) chuẩn)
Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Std. Error Statistic Std. Error
F1 305 1 5 3.71 .771 -.104 .140 .061 .278
F2 305 1 5 3.67 .724 -.250 .140 .202 .278
F3 305 2 5 3.72 .720 -.316 .140 .017 .278
F4 305 1 5 3.86 .723 -.779 .140 2.123 .278
F5 305 2 5 3.86 .777 -.293 .140 -.282 .278
F6 305 1 5 3.77 .753 -.889 .140 1.736 .278
F7 305 1 5 3.79 .815 -.484 .140 .628 .278
F 305 1.43 5.00 3.7681 .61922 -.766 .140 1.905 .278
Valid N
305
(listwise)
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả
Phụ lục số 27: Thống kê mô tả nhóm “Giáo dục, tính chuyên nghiệp”
Descriptive Statistics
N (số Minimum Maximum Mean (số Std. Deviation
Skewness (hệ số Kurtosis (hệ số
quan (mức nhỏ (Mức lớn bình (độ lệch tiêu
Skewwnes) Kurtosis)
sát) nhất) nhất) quân) chuẩn)
Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Std. Error Statistic Std. Error

G1 305 1 5 3.75 .728 -.918 .140 1.707 .278


G2 305 2 5 3.61 .736 -.223 .140 -.184 .278
G3 305 2 5 3.77 .727 -.441 .140 .201 .278
G4 305 2 5 3.90 .673 -.332 .140 .298 .278
G5 305 1 5 3.81 .719 -.717 .140 1.657 .278
G6 305 1 5 3.96 .796 -.644 .140 .860 .278
G7 305 1 5 3.70 .751 -.113 .140 .442 .278
G 305 1.57 5.00 3.7859 .56956 -.887 .140 1.470 .278
Valid N
305
(listwise)
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả

Phụ lục số 28: Thống kê mô tả nhóm nhân tố “Văn hóa”


Descriptive Statistics
N (số Minimum Maximum Mean (số Std. Deviation Kurtosis (hệ số
quan (mức nhỏ (Mức lớn bình (độ lệch tiêu Skewness (hệ số Kurtosis)
sát) nhất) nhất) quân) chuẩn) Skewwnes)
Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Std. Error Statistic Std. Error
J1 305 1 5 3.62 .734 -.633 .140 .945 .278
J2 305 1 5 3.57 .812 -.296 .140 .158 .278
J3 305 2 5 3.78 .848 -.403 .140 -.351 .278
J4 305 1 5 3.75 .756 -.788 .140 1.270 .278
J5 305 1 5 3.63 .805 -.560 .140 .608 .278
J6 305 1 5 3.80 .878 -.546 .140 .133 .278
J 305 1.17 5.00 3.6923 .66335 -.774 .140 1.205 .278
Valid N
305
(listwise)
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả
Phụ lục số 29: Kết quả kiểm định thang đo “Sự khác biệt về BCTC
của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế”
Trung bình Phương sai Tương
Cronbach’s Cronbach’s
của thang của thang quan biến
Thang đo Alpha nếu Alpha tổng
đo nếu loại đo nếu loại – tổng điều
loại biến từng nhóm
biến biến chỉnh
Những khái niệm TB1.1 7,07 3,393 0,811 0,896 0,916
làm cơ sở cho lập TB1.2 7,11 2,919 0,867 0,849
và trình bày
BCTC cho đối TB1.3 7,08 3,228 0,819 0,888
tượng sử dụng
bên ngoài
Lãi trên cổ phiếu TB5.1 6,83 4,291 0,800 0,851 0,897
TB5.2 6,70 4,801 0,808 0,848
TB5.3 6,77 4,375 0,789 0,860
Hàng tồn kho KM1.1 6,59 4,400 0,693 0,825 0,890
KM1.2 6,38 4,079 0,842 0,791
KM1.3 6,33 4,347 0,827 0,808
Thuế TNDN KM2.1 6,00 3,437 0,760 0,835 0,879
KM2.2 6,01 3,756 0,753 0,841
KM2.3 6,05 3,461 0,787 0,809
TSCĐ hữu hình KM3.1 5,36 4,599 0,827 0,844 0,903
KM3.2 5,18 5,150 0,802 0,867
KM3.3 5,37 4,911 0,795 0,870
TSCĐ vô hình KM4.1 6,04 4,080 0,782 0,803 0,874
KM4.2 5,96 4,775 0,744 0,837
KM4.3 6,02 4,476 0,756 0,824
Thuê tài sản KM5.1 6,98 3,704 0,723 0,798 0,854
KM5.2 6,65 3,591 0,726 0,796
KM5.3 6,64 3,673 0,728 0,794
Doanh thu KM6.1 5,49 3,402 0,798 0,881 0,905
KM6.2 5,47 3,757 0,826 0,854
KM6.3 5,46 3,709 0,818 0,860
Chi phí đi vay KM7.1 5,39 4,409 0,739 0,835 0,872
KM7.2 5,40 4,530 0,788 0,789
KM7.3 5,46 4,683 0,738 0,834
Các khoản dự KM8.1 6,77 3,296 0,671 0,767 0,821
phòng tài sản và KM8.2 6,82 3,821 0,688 0,745
nợ tiềm tàng KM8.3 6,73 3,801 0,680 0,751
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả
Phụ lục số 30: Bảng thống kê các nhóm chỉ có 1 biến thành phần

TT TÊN NHÓM BIẾN TÊN BIẾN GHI CHÚ


1 Trình bày BCTC Trình bày – công bố
2 BCTC giữa niên độ Trình bày – công bố
3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Trình bày – công bố
Phụ lục số 31: Kết quả phân tích thang đo “Kinh tế”

Scale Variance if
Scale Mean if Item Corrected Item- Cronbach’s Alpha
Item Deleted Cronbach’s
Deleted (Trung total Correlation if Item Deleted
Thang đo (phương sai của Alpha tổng
bình của thang đo (tương quan biến (Cronbach’s Alpha
thang đo nếu loại nhóm
nếu loại biến) – tổng điều chỉnh) nếu loại biến)
biến)
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập A1 33,16 26,039 0,569 0,904 0,907
với kinh tế thế giới
Khu vực kinh tế Nhà nước vẫn đóng vai A2 33,16 25,703 0,639 0,899
trò chủ đạo trong nền kinh tế
Thị trường vốn nước ta còn non trẻ, chưa A3 33,18 25,074 0,703 0,895
thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư Việt Nam khi ra quyết định ít A4 33,15 25,300 0,677 0,897
dựa trên việc phân tích BCTC
Chính sách kinh tế của Việt Nam có sự A5 33,08 26,132 0,606 0,901
khác biệt với các nước khác
DN FDI tại Việt Nam với nhiều ngành A6 33,19 25,534 0,635 0,900
nghề kinh doanh khác nhau
Lạm phát tại Việt Nam khá cao A7 33,23 24,140 0,748 0,892
Tác động của quá trình toàn cầu hóa A8 33,10 24,949 0,732 0,894
Sự tác động từ quỹ tiền tệ thế giới, ngân A9 33,07 25,403 0,692 0,896
hàng thế giới, tổ chức thương mại thế giới
và các công ty đa quốc gia tại Việt Nam
Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt A10 33,10 25,739 0,660 0,898
Nam còn thấp so với các nước trong khu
vực
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả
Phụ lục số 32: Kết quả phân tích thang đo “Chuẩn mực kế toán quốc tế”

Trung Phương Tương


bình của sai của quan biến Cronbach’s Cronbach’s
Thang đo thang đo thang đo – tổng Alpha nếu Alpha tổng
nếu loại nếu loại điều loại biến nhóm
biến biến chỉnh)
IAS/IFRS cần điều B1 16,72 8,292 0,573 0,822 0,838
chỉnh cho phù hợp
với hoàn cảnh kinh
tế, chính trị tại Việt
Nam
Chuẩn mực KTVN B2 16,56 8,556 0,669 0,801
được xây dựng dựa
trên cơ sở các quy
định của chuẩn mực
kế toán quốc tế
nhưng chưa được
cập nhật thường
xuyên
IFRS không chỉ quy B3 16,67 8,308 0,672 0,799
định về việc lập
BCTC mà còn tạo
nhiều ảnh hưởng
đến toàn bộ hoạt
động của DN
IFRS mang lại lợi B4 16,60 8,464 0,648 0,804
ích cho chủ đầu tư,
các tổ chức đầu tư
cũng như công ty
tuân thủ IFRS
Các điều kiện để B5 16,63 8,801 0,577 0,818
vận dụng IAS/IFRS
còn nhiều bất cập
IAS/IFRS vẫn đang B6 16,62 9,223 0,556 0,822
trong lộ trình thay
đổi cho phù hợp
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả
Phụ lục số 33: Kết quả phân tích thang đo “hệ thống pháp lý”
Scale Scale
Mean if Variance Corrected Cronbach’s
Item if Item Item-total Alpha if
Deleted Deleted Correlation Item Cronbach’s
Thang đo (Trung (phương (tương Deleted Alpha tổng
bình của sai của quan biến (Cronbach’s nhóm
thang đo thang đo – tổng điều Alpha nếu
nếu loại nếu loại chỉnh) loại biến)
biến) biến)
Việc cung cấp thông C1 36,21 22,070 0,610 0,882 0,892
tin cho nhà đầu tư
theo chuẩn mực
KTVN còn nhiều
hạn chế
Kế toán ở các DN C2 36,15 21,528 0,671 0,878
quan tâm nhiều đến
các vấn đề về thuế
Chuẩn mực KTVN C3 36,21 21,491 0,598 0,883
ít cần đến xét đoán
nghề nghiệp của kế
toán viên
Thiếu cơ sở pháp lý C4 36,18 21,653 0,559 0,886
cho hoạt động kế
toán DN
Các quy định hiện C5 36,20 21,779 0,627 0,881
tại về lĩnh vực kế
toán DN thiếu sự
nhất quán
Các quy định hiện tại C6 36,18 21,433 0,651 0,880
về lĩnh vực kế toán
DN không rõ ràng,
còn chung chung
Hướng dẫn, hỗ trợ C7 36,21 21,318 0,670 0,878
DN rất ít
DN phải tự nghiên C8 36,09 21,493 0,666 0,879
cứu để thực hiện, sai
sót DN phải gánh
chịu
DN FDI chịu sự chi C9 36,22 21,256 0,636 0,881
phối bởi hệ thống
pháp luật Việt Nam
về kế toán
Pháp luật thuế có C10 36,12 21,820 0,638 0,881
ảnh hưởng đáng kể
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả
Phụ lục số 34: Kết quả phân tích thang đo “Kỹ thuật nghiệp vụ”

Trung Phương
Tương
bình của sai của Cronbach’s Cronbach’s
quan biến
Thang đo thang đo thang Alpha nếu Alpha tổng
– tổng điều
nếu loại đo nếu loại biến nhóm
chỉnh)
biến loại biến
Có quá nhiều văn bản về D1 28,46 31,999 0,693 0,918 0,925
chuẩn mực KTVN (luật
kế toán, chế độ kế toán,
VAS…) nhưng chưa đồng
nhất, gây khó khăn cho
việc vận dụng lập và trình
bày BCTC
Chuẩn mực KTVN quy D2 28,66 31,895 0,764 0,914
định biểu mẫu cụ thể về
BCTC
Kế toán có thói quen làm D3 28,46 31,986 0,717 0,917
kế toán dựa vào những
hướng dẫn cụ thể bao gồm
cả định khoản kế toán được
quy định trong chế độ kế
toán
Hệ thống tài khoản kế D4 28,64 32,263 0,731 0,916
toán DN hiện nay còn
nhiều bất cập
Hệ thống chứng từ sử D5 28,68 32,667 0,712 0,917
dụng của các DN chưa
thống nhất về chỉ tiêu, nội
dung và còn bất cập
Quy trình soạn thảo, thẩm D6 28,67 30,972 0,806 0,911
định và ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật
về kế toán, các VAS mới
chưa thực hiện kịp thời
Lộ trình cải cách tài chính D7 28,76 32,084 0,800 0,912
tại Việt Nam còn chậm,
chưa đáp ứng được yêu
cầu hội nhập
Các quy định về quản lý D8 28,63 32,971 0,668 0,920
tài chính hiện nay chưa
phù hợp với yêu cầu đổi
mới
VAS chỉ cho phép ghi D9 28,47 33,131 0,660 0,920
nhận tài sản theo giá gốc
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả
Phụ lục số 35: Kết quả phân tích thang đo “Hệ thống chính trị”
Scale
Mean Scale
if Item Variance Corrected Cronbach’s
Deleted if Item Item-total Alpha if
(Trung Deleted Correlation Item Cronbach’s
Thang đo bình (phương (tương Deleted Alpha tổng
của sai của quan biến (Cronbach’s nhóm
thang thang đo – tổng điều Alpha nếu
đo nếu nếu loại chỉnh) loại biến)
loại biến)
biến)
Chính phủ can thiệp sâu E1 24,76 18,341 0,631 0,897 0,904
vào lĩnh vực kế toán
Quốc hội ban hành Luật kế E2 24,42 18,132 0,684 0,893
toán, bộ Tài chính ban hành
CMKT, chế độ kế toán
Hạn chế của hệ thống chính E3 24,72 17,618 0,672 0,894
trị các cấp như tham nhũng,
lãng phí làm cản trở sự phát
triển của kinh tế, xã hội
Thông tin về BCTC DN E4 24,49 17,770 0,715 0,890
FDI chưa được công khai
đầy đủ và kịp thời
Các thủ tục hành chính liên E5 24,49 17,553 0,728 0,889
quan đến kế toán đối với
khối DN FDI còn rườm rà
Bộ máy quản lý các cấp E6 24,42 17,441 0,720 0,889
cồng kềnh, chưa tinh gọn
Còn tồn tại nhiều hạn chế E7 24,42 17,573 0,722 0,889
khác đối với cơ quan quản
lý Nhà nước về kế toán
Phương pháp quản lý của E8 24,38 17,605 0,684 0,893
cơ quan Nhà nước chưa
phù hợp, chưa đi vào thực
tế, chưa “ngấm” vào người
thực hiện
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả
Phụ lục số 36: Kết quả phân tích thang đo “Điều kiện tổ chức thực hiện”

Scale
Mean if Scale
Item Variance Corrected Cronbach’s
Deleted if Item Item-total Alpha if
(Trung Deleted Correlation Item Cronbach’s
bình (phương (tương Deleted Alpha tổng
Thang đo
của sai của quan biến (Cronbach’s nhóm
thang thang đo – tổng điều Alpha nếu
đo nếu nếu loại chỉnh) loại biến)
loại biến)
biến)

Nguồn kinh phí để triển F1 22,67 14,434 0,642 0,917 0,919


khai sửa đổi, bổ sung VAS
cũ, ban hành VAS mới
còn hạn hẹp
Chưa có sự phân định F2 22,7 14,340 0,716 0,909
nhiệm vụ rõ ràng cho từng
ban ngành có liên quan
Khả năng ứng dụng công F3 22,66 13,903 0,813 0,900
nghệ thông tin còn bị giới
hạn
Còn tồn tại mâu thuẫn F4 22,52 14,020 0,784 0,903
giữa các cơ quan quản lý
Nhà nước
Kế toán thiếu thông tin về F5 22,52 13,671 0,785 0,902
DN FDI để tham khảo và
học hỏi
Nguồn lực có chất lượng F6 22,61 13,877 0,774 0,904
để đáp ứng sự đổi mới còn
hạn chế và chưa sẵn sàng
Thiếu đội ngũ kế toán viên F7 22,58 13,691 0,735 0,908
đạt tiêu chuẩn của các
nước phát triển
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả
Phụ lục số 37: Kết quả phân tích thang đo “Giáo dục, tính chuyên nghiệp”

Scale Scale Corrected Cronbach’s Cronbach’s


Mean Variance Item-total Alpha if Alpha tổng
if Item if Item Correlation Item nhóm
Deleted Deleted (tương Deleted
(Trung (phương quan biến (Cronbach’s
Thang đo bình sai của – tổng điều Alpha nếu
của thang đo chỉnh) loại biến)
thang nếu loại
đo nếu biến)
loại
biến)
Sự giới hạn về khả năng G1 22,75 11,734 0,728 0,869 0,890
của một bộ phận người làm
kế toán tại DN FDI nên
chưa bắt kịp với yêu cầu
đổi mới
Nhiều người làm kế toán G2 22,9 12,147 0,625 0,881
tại DN FDI mang nặng tư
tưởng bảo thủ, ngại đổi
mới
Sự hạn chế về trình độ học G3 22,73 11,696 0,739 0,868
vấn và hiểu biết của kế
toán
Các chương trình đào tạo G4 22,60 12,010 0,735 0,869
về kế toán nhằm theo kịp
IAS/IFRS chưa được chú
trọng, đổi mới
Kế toán còn thiếu kinh G5 22,69 11,826 0,719 0,870
nghiệm làm việc và năng
lực chuyên môn
Đào tạo đại học kế toán ở G6 22,54 11,631 0,669 0,877
Việt Nam hướng người học
trở thành người ghi sổ kế
toán hơn là trở thành kế
toán viên thực thụ
Thời gian gắn bó lâu dài G7 22,80 12,202 0,597 0,885
với công việc kế toán tại
DN FDI thường ngắn

Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả


Phụ lục số 38: Kết quả phân tích thang đo “Văn hóa”

Scale Scale Corrected Cronbach’s Cronbach’s


Mean if Variance Item-total Alpha if Alpha tổng
Item if Item Correlation Item nhóm
Deleted Deleted (tương Deleted
Thang đo (Trung (phương quan biến (Cronbach’s
bình của sai của – tổng điều Alpha nếu
thang thang đo chỉnh) loại biến)
đo nếu nếu loại
loại biến)
biến)
Vai trò của tổ chức J1 18,53 11,566 0,749 0,886 0,904
hội nghề nghiệp
còn nhiều hạn chế
Sự khác biệt về J2 18,58 11,192 0,734 0,887
ngôn ngữ của Việt
Nam với các nước
Chưa đủ kỹ năng về J3 18,38 11,038 0,724 0,889
tiếng Anh
Quan điểm không J4 18,41 11,354 0,769 0,883
thích minh bạch,
công khai, chia sẻ
thông tin
Thiếu trách nhiệm J5 18,52 11,204 0,740 0,886
với công việc, tìm
cách né tránh
Văn hóa DN của J6 18,35 10,919 0,716 0,891
các doanh nghiệp
khá đa dạng

Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả


Phụ lục số 39: Kết quả xử lý đánh giá thang đo và dữ liệu

Biến phụ thuộc “Sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế”
Reliability Statistics
Cronbach’s Alpha N of Items
0,916 3
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted
TB1.1 7.07 3.393 .811 .896
TB1.2 7.11 2.919 .867 .849
TB1.3 7.08 3.228 .819 .888

Reliability Statistics
Cronbach’s Alpha N of Items
0,897 3
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted
TB5.1 6.83 4.291 .800 .851
TB5.2 6.70 4.801 .808 .848
TB5.3 6.77 4.375 .789 .860

Reliability Statistics
Cronbach’s Alpha N of Items
0,856 3
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted
KM1.1 6.59 4.400 .693 .925
KM1.2 6.38 4.079 .842 .791
KM1.3 6.33 4.347 .827 .808

Reliability Statistics
Cronbach’s Alpha N of Items
0,879 3
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted
KM2.1 6.00 3.437 .760 .835
KM2.2 6.01 3.756 .753 .841
KM2.3 6.05 3.461 .787 .809

Reliability Statistics
Cronbach’s Alpha N of Items
0,905 3

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted
KM3.1 5.36 4.599 .827 .844
KM3.2 5.18 5.150 .802 .867
KM3.3 5.37 4.911 .795 .870

Reliability Statistics
Cronbach’s Alpha N of Items
0,874 3
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted
KM4.1 6.04 4.080 .782 .803
KM4.2 5.96 4.775 .744 .837
KM4.3 6.02 4.476 .756 .824

Reliability Statistics
Cronbach’s Alpha N of Items
0,854 3
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted
KM5.1 6.98 3.704 .723 .798
KM5.2 6.65 3.591 .726 .796
KM5.3 6.64 3.673 .728 .794

Reliability Statistics
Cronbach’s Alpha N of Items
0,905 3
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted
KM6.1 5.49 3.402 .798 .881
KM6.2 5.47 3.757 .826 .854
KM6.3 5.46 3.709 .818 .860

Reliability Statistics
Cronbach’s Alpha N of Items
0,872 3

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted
KM7.1 5.39 4.409 .739 .835
KM7.2 5.40 4.530 .788 .789
KM7.3 5.46 4.683 .738 .834

Reliability Statistics
Cronbach’s Alpha N of Items
0,821 3
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted
KM8.1 6.77 3.296 .671 .767
KM8.2 6.82 3.821 .688 .745
KM8.3 6.73 3.801 .680 .751
Nhân tố “Kinh tế”
Reliability Statistics
Cronbach’s Alpha N of Items
0,907 10

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted
A1 33,16 26,039 0,569 0,904
A2 33,16 25,703 0,639 0,899
A3 33,18 25,074 0,703 0,895
A4 33,15 25,300 0,677 0,897
A5 33,08 26,132 0,606 0,901
A6 33,19 25,534 0,635 0,900
A7 33,23 24,140 0,748 0,892
A8 33,10 24,949 0,732 0,894
A9 33,07 25,403 0,692 0,896
A10 33,10 25,739 0,660 0,898

Nhân tố “Chuẩn mực kế toán quốc tế”


Reliability Statistics
Cronbach’s Alpha N of Items
0,838 06
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted
B1 16,72 8,292 0,573 0,822
B2 16,56 8,556 0,669 0,801
B3 16,67 8,308 0,672 0,799
B4 16,60 8,464 0,648 0,804
B5 16,63 8,801 0,577 0,818
B6 16,62 9,223 0,556 0,822
Nhân tố “Hệ thống pháp lý”
Reliability Statistics
Cronbach’s Alpha N of Items
0,892 10
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted
C1 36,21 22,070 0,610 0,882
C2 36,15 21,528 0,671 0,878
C3 36,21 21,491 0,598 0,883
C4 36,18 21,653 0,559 0,886
C5 36,20 21,779 0,627 0,881
C6 36,18 21,433 0,651 0,880
C7 36,21 21,318 0,670 0,878
C8 36,09 21,493 0,666 0,879
C9 36,22 21,256 0,636 0,881
C10 36,12 21,820 0,638 0,881

Nhân tố “Kỹ thuật nghiệp vụ”


Reliability Statistics
Cronbach’s Alpha N of Items
0,925 09
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted
D1 28,46 31,999 0,693 0,918
D2 28,66 31,895 0,764 0,914
D3 28,46 31,986 0,717 0,917
D4 28,64 32,263 0,731 0,916
D5 28,68 32,667 0,712 0,917
D6 28,67 30,972 0,806 0,911
D7 28,76 32,084 0,800 0,912
D8 28,63 32,971 0,668 0,920
D9 28,47 33,131 0,660 0,920

Nhân tố “Hệ thống chính trị”


Reliability Statistics
Cronbach’s Alpha N of Items
0,904 08

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted
E1 24,76 18,341 0,631 0,897
E2 24,42 18,132 0,684 0,893
E3 24,72 17,618 0,672 0,894
E4 24,49 17,770 0,715 0,890
E5 24,49 17,553 0,728 0,889
E6 24,42 17,441 0,720 0,889
E7 24,42 17,573 0,722 0,889
E8 24,38 17,605 0,684 0,893
Nhân tố “Điều kiện tổ chức thực hiện”
Reliability Statistics
Cronbach’s Alpha N of Items
0,919 07
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted
F1 22,67 14,434 0,642 0,917
F2 22,7 14,340 0,716 0,909
F3 22,66 13,903 0,813 0,900
F4 22,52 14,020 0,784 0,903
F5 22,52 13,671 0,785 0,902
F6 22,61 13,877 0,774 0,904
F7 22,58 13,691 0,735 0,908

Nhân tố “Giáo dục, tính chuyên nghiệp”


Reliability Statistics
Cronbach’s Alpha N of Items
0,890 07
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted
G1 22,75 11,734 0,728 0,869
G2 22,9 12,147 0,625 0,881
G3 22,73 11,696 0,739 0,868
G4 22,60 12,010 0,735 0,869
G5 22,69 11,826 0,719 0,870
G6 22,54 11,631 0,669 0,877
G7 22,80 12,202 0,597 0,885
Nhân tố “Văn hóa”
Reliability Statistics
Cronbach’s Alpha N of Items
0,904 06
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted
J1 18,53 11,566 0,749 0,886
J2 18,58 11,192 0,734 0,887
J3 18,38 11,038 0,724 0,889
J4 18,41 11,354 0,769 0,883
J5 18,52 11,204 0,740 0,886
J6 18,35 10,919 0,716 0,891
Phụ lục số 40: Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố
Total Variance Explained
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Rotation Sums of
Tiêu chuẩn EigenValues Squared Loadings Squared Loadings
% of % of % of
Component Variance Cumulative Variance Variance Cumulative
Cumulative
(Biến thành (% % (% (% %
Total Total % (% Total
phần) phương (% Phương phương phương (% Phương
(Tổng) (Tổng) Phương sai (Tổng)
sai giải sai cộng sai giải sai giải sai cộng
cộng dồn)
thích dồn) thích thích dồn)
được) được) được)
1 20,456 32,484 32,484 20,465 32,484 32,484 7,010 11,126 11,126
2 4,796 7,612 40,096 4,796 7,612 40,096 6,484 10,293 21,419
3 4,026 6,391 46,486 4,026 6,391 46,486 6,359 10,094 31,514
4 3,702 5,877 52,363 3,702 5,877 52,363 5,684 9,023 40,536
5 3,269 5,188 57,552 3,269 5,188 57,552 5,101 8,097 48,633
6 2,874 4,561 62,113 2,874 4,561 62,113 4,570 7,253 55,886
7 2,549 4,047 66,160 2,549 4,047 66,160 4,083 6,481 62,368
8 1,525 2,421 68,580 1,525 2,421 68,580 3,914 6,212 68,580
9 ,961 1,525 70,106
10 ,947 1,502 71,608
11 ,923 1,465 73,073
12 ,834 1,324 74,397
13 ,769 1,220 75,617
14 ,758 1,204 76,820
15 ,709 1,125 77,945
16 ,653 1,037 78,982
17 ,627 ,995 79,977
18 ,624 ,990 80,967
19 ,574 ,912 81,879
20 ,563 ,894 82,772
21 ,520 ,825 83,598
22 ,504 ,800 84,397
23 ,485 ,770 85,167
24 ,478 ,759 85,926
25 ,458 ,728 86,654
26 ,442 ,702 87,356
27 ,434 ,689 88,045
28 ,414 ,657 88,702
29 ,396 ,629 89,331
30 ,374 ,594 89,925
31 ,365 ,580 90,505
32 ,355 ,564 91,068
33 ,339 ,539 91,607
34 ,328 ,520 92,127
35 ,307 ,487 92,614
36 ,299 ,474 93,089
37 ,290 ,461 93,549
38 ,283 ,449 93,998
39 ,268 ,425 94,423
40 ,248 ,394 94,817
41 ,242 ,385 95,202
42 ,223 ,355 95,556
43 ,213 ,339 95,895
44 ,203 ,323 96,218
45 ,197 ,313 96,531
46 ,179 ,284 96,815
47 ,169 ,268 97,084
48 ,166 ,263 97,347
49 ,159 ,253 97,600
50 ,151 ,239 97,839
51 ,147 ,234 98,072
52 ,141 ,224 98,296
53 ,137 ,218 98,514
54 ,126 ,201 98,715
55 ,118 ,187 98,902
56 ,113 ,179 99,081
57 ,102 ,162 99,243
58 ,099 ,157 99,400
59 , 096 ,152 99,553
60 , 081 ,128 99,681
61 , 080 ,126 99,807
62 , 063 ,101 99,908
63 ,058 ,092 100,00

Extraction Method: Principal Component Analysis (Phương pháp trích xuất phân tích thành phần chính).

Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả


Phụ lục số 41: Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt
về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế theo mức độ
ảnh hưởng giảm dần
Nhóm nhân
TT Tên thuộc tính
tố
01 Kinh tế Lạm phát tại Việt Nam khá cao
Khu vực kinh tế Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế
Tác động của quá trình toàn cầu hóa
Sự tác động từ quỹ tiền tệ thế giới, ngân hàng thế giới, tổ chức
thương mại thế giới và các công ty đa quốc gia tại Việt Nam
DN FDI tại Việt Nam với nhiều ngành nghề kinh doanh khác
nhau
Thị trường vốn nước ta còn non trẻ, chưa thu hút được nhiều nhà
đầu tư nước ngoài
Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam còn thấp so với các
nước trong khu vực
Nhà đầu tư Việt Nam khi ra quyết định ít dựa trên việc phân tích
BCTC
Chính sách kinh tế của Việt Nam có sự khác biệt với các nước
khác
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập với kinh tế thế giới
02 Kỹ thuật Các quy định về quản lý tài chính hiện nay chưa phù hợp với yêu
nghiệp vụ cầu đổi mới
Quy trình soạn thảo, thẩm định và ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật về kế toán, các VAS mới chưa thực hiện kịp thời
Có quá nhiều văn bản về chuẩn mực KTVN (luật kế toán, chế độ
kế toán, VAS…) nhưng chưa đồng nhất, gây khó khăn cho việc
vận dụng lập và trình bày BCTC
Lộ trình cải cách tài chính tại Việt Nam còn chậm, chưa đáp ứng
được yêu cầu hội nhập
VAS chỉ cho phép ghi nhận tài sản theo giá gốc
Chuẩn mực KTVN quy định biểu mẫu cụ thể về BCTC
Hệ thống tài khoản kế toán DN hiện nay còn nhiều bất cập
Kế toán có thói quen làm kế toán dựa vào những hướng dẫn cụ
thể bao gồm cả định khoản kế toán được quy định trong chế độ
kế toán
Hệ thống chứng từ sử dụng của các DN chưa thống nhất về chỉ
tiêu, nội dung và còn bất cập
03 Tác động Kế toán ở các DN quan tâm nhiều đến các vấn đề về thuế
từ hệ thống DN FDI chịu sự chi phối bởi hệ thống pháp luật Việt Nam về kế
pháp lý toán
Các quy định hiện tại về lĩnh vực kế toán DN không rõ ràng, còn
chung chung
Nhóm nhân
TT Tên thuộc tính
tố
Chuẩn mực KTVN ít cần đến xét đoán nghề nghiệp của kế toán
viên
DN phải tự nghiên cứu để thực hiện, sai sót DN phải gánh chịu
Thiếu cơ sở pháp lý cho hoạt động kế toán DN
Hướng dẫn, hỗ trợ DN rất ít
Các quy định hiện tại về lĩnh vực kế toán DN thiếu sự nhất quán
Việc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư theo chuẩn mực KTVN
còn nhiều hạn chế
Pháp luật thuế có ảnh hưởng đáng kể
04 Hệ thống Bộ máy quản lý các cấp cồng kềnh, chưa tinh gọn
chính trị Các thủ tục hành chính liên quan đến kế toán đối với khối DN FDI
còn rườm rà
Phương pháp quản lý của cơ quan Nhà nước chưa phù hợp, chưa
đi vào thực tế, chưa “ngấm” vào người thực hiện
Thông tin về BCTC DN FDI chưa được công khai đầy đủ và kịp
thời
Hạn chế của hệ thống chính trị các cấp như tham nhũng, lãng phí
làm cản trở sự phát triển của kinh tế, xã hội
Còn tồn tại nhiều hạn chế khác đối với cơ quan quản lý Nhà nước
về kế toán
Quốc hội ban hành Luật kế toán, bộ Tài chính ban hành CMKT,
chế độ kế toán
Chính phủ can thiệp sâu vào lĩnh vực kế toán
05 Giáo dục, Đào tạo đại học kế toán ở Việt Nam hướng người học trở thành
tính chuyên người ghi sổ kế toán hơn là trở thành kế toán viên thực thụ
nghiệp Kế toán còn thiếu kinh nghiệm làm việc và năng lực chuyên môn
Các chương trình đào tạo về kế toán nhằm theo kịp IAS/IFRS
chưa được chú trọng, đổi mới
Sự giới hạn về khả năng của một bộ phận người làm kế toán tại DN
FDI nên chưa bắt kịp với yêu cầu đổi mới
Nhiều người làm kế toán tại DN FDI mang nặng tư tưởng bảo
thủ, ngại đổi mới
Sự hạn chế về trình độ học vấn và hiểu biết của kế toán
Thời gian gắn bó lâu dài với công việc kế toán tại DN FDI
thường ngắn
06 Điều kiện Thiếu đội ngũ kế toán viên đạt tiêu chuẩn của các nước phát triển
tổ chức Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin còn bị giới hạn
thực hiện Nguồn lực có chất lượng để đáp ứng sự đổi mới còn hạn chế và
chưa sẵn sàng
Còn tồn tại mâu thuẫn giữa các cơ quan quản lý Nhà nước
Chưa có sự phân định nhiệm vụ rõ ràng cho từng ban ngành có
liên quan
Kế toán thiếu thông tin về DN FDI để tham khảo và học hỏi
Nhóm nhân
TT Tên thuộc tính
tố
Nguồn kinh phí để triển khai sửa đổi, bổ sung VAS cũ, ban hành
VAS mới còn hạn hẹp
07 Văn hóa Văn hóa DN của các doanh nghiệp khá đa dạng
Thiếu trách nhiệm với công việc, tìm cách né tránh
Chưa đủ kỹ năng về tiếng Anh
Vai trò của tổ chức hội nghề nghiệp còn nhiều hạn chế
Quan điểm không thích minh bạch, công khai, chia sẻ thông tin
Sự khác biệt về ngôn ngữ của Việt Nam với các nước
08 Chuẩn mực IAS/IFRS cần điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế,
kế toán chính trị tại Việt Nam
quốc tế IFRS không chỉ quy định về việc lập BCTC mà còn tạo nhiều
ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của DN
Các điều kiện để vận dụng IAS/IFRS còn nhiều bất cập
IAS/IFRS vẫn đang trong lộ trình thay đổi cho phù hợp
IFRS mang lại lợi ích cho chủ đầu tư, các tổ chức đầu tư cũng
như công ty tuân thủ IFRS
Chuẩn mực KTVN được xây dựng dựa trên cơ sở các quy định
của chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng chưa được cập nhật
thường xuyên
Phụ lục số 42: Ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrix)
Rotated Component Matrixa (Ma trận xoay nhân tốa)
Component
(Các nhân
tố thành
phần)
1 2 3 4 5 6 7 8
D8 ,835
D6 ,834
D1 ,809
D7 ,804
D9 ,801
D2 ,786
D4 ,783
D3 ,777
D5 ,748
C2 ,779
C9 ,768
C6 ,760
C3 ,743
C8 ,742
C4 ,740
C7 ,734
C5 ,732
C1 ,709
C10 ,694
A7 ,811
A2 ,729
A8 ,728
A9 ,710
A6 ,709
A3 ,709
A10 ,702
A4 ,692
A5 ,639
A1 ,637
E6 ,785
E5 ,760
E8 ,759
E4 ,754
E3 ,754
E7 ,741
E2 ,729
E1 ,689
G6 ,793
G5 ,777
G4 ,770
G1 ,752
G2 ,739
G3 ,731
G7 ,662
B1 ,841
B3 ,811
B5 ,811
B6 ,805
B4 ,778
B2 ,776
F7 ,773
F3 ,684
F6 ,666
F4 ,636
F2 ,631
F5 ,618
F1 ,569
J6 ,763
J5 ,743
J3 ,679
J1 ,658
J4 ,626
J2 ,592
Phương pháp trích xuất: Phân tích thành phần chính
Phương pháp xoay nhân tố: Xoay nhân tố của Kaiser Normalization a
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả
Phụ lục số 43: Kết quả thống kê mô tả và phân tích phương sai về sự khác biệt về
trình bày BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
Nội dung khảo sát Giá trị Độ lệch Mức ý
trung bình chuẩn nghĩa
Những khái niệm Các nguyên tắc và K1 3,13 ,849 ,003 *
làm cơ sở cho yêu cầu cơ bản K2 4,06 ,648
việc lập và trình Toàn bộ 3,56 ,895
bày BCTC cho Các yếu tố của K1 3,03 ,978 ,000 *
đối tượng sử dụng BCTC K2 4,09 ,656
bên ngoài Toàn bộ 3,52 ,997
Ghi nhận các yếu tố K1 3,16 ,969 ,000 *
của BCTC K2 4,01 ,646
Toàn bộ 3,55 ,938
Trình bày BCTC Trình bày – công K1 3,07 ,905 ,000 *
bố K2 4,06 ,707
Toàn bộ 3,52 ,956
Báo cáo lưu Trình bày – công K1 2,92 ,965 ,001 *
chuyển tiền tệ bố K2 3,89 ,750
Toàn bộ 3,36 0,997
BCTC giữa niên Trình bày – công K1 2,89 1,012 ,000 *
độ bố K2 3,86 ,783
Toàn bộ 3,33 1,032
Lãi trên cổ phiếu Nội dung ghi nhận K1 2,72 1,151 ,000 *
K2 4,03 ,719
Toàn bộ 3,32 1,182
Nội dung đánh giá K1 2,90 ,960 ,000 *
K2 4,10 ,723
Toàn bộ 3,45 1,047
Trình bày công bố K1 2,78 1,101 ,000 *
K2 4,10 ,780
Toàn bộ 3,38 1,170
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả
Ghi chú:
K1: Kế toán tại DN FDI với 165 phiếu
K2: Kiểm toán viên tại công ty kiểm toán độc lập với 140 phiếu
(*): Mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05
Phụ lục số 44: Kết quả kiểm định sau về sự khác biệt về trình bày BCTC của DN
FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
Nội dung khảo sát Đối tượng Đối tượng Khác biệt Mức ý
khảo sát khảo sát trung bình nghĩa
(I) (J) (I - J)
Những khái Các nguyên tắc và K1 K2 -,937 ,000 *
niệm làm cơ sở yêu cầu cơ bản
cho việc lập và Các yếu tố của K1 K2 -1,063 ,000 *
trình bày BCTC
BCTC cho đối Ghi nhận các yếu K1 K2 -,857 ,000 *
tượng sử dụng tố của BCTC
bên ngoài
Trình bày Trình bày – công K1 K2 -,990 ,000 *
BCTC bố
Báo cáo lưu Trình bày – công K1 K2 -,971 ,000 *
chuyển tiền tệ bố
BCTC giữa Trình bày – công K1 K2 -,986 ,000 *
niên độ bố
Lãi trên cổ Nội dung ghi nhận K1 K2 -1,307 ,000 *
phiếu Nội dung đánh giá K1 K2 -1,203 ,000 *
Trình bày công bố K1 K2 -1,324 ,000 *
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả
Ghi chú:
K1: Kế toán tại DN FDI với 165 phiếu
K2: Kiểm toán viên tại công ty kiểm toán độc lập với 140 phiếu
(*): Mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05
Phụ lục số 45: Kết quả thống kê mô tả và phân tích phương sai về sự khác biệt về
khoản mục trên BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế
Giá trị Độ lệch Mức ý
Nội dung khảo sát
trung bình chuẩn nghĩa
Nội dung ghi K1 2,43 1,089 ,000 *
nhận K2 3,8 ,722
Toàn bộ 3,06 1,160
Hàng tồn Nội dung K1 2,58 ,938 ,000 *
kho đánh giá K2 4,09 ,656
Toàn bộ 3,27 1,116
Trình bày K1 2,73 ,982 ,000 *
công bố K2 4,01 ,646
Toàn bộ 3,32 1,058
Nội dung ghi K1 2,73 ,978 ,725
nhận K2 3,39 1,037
Toàn bộ 3,03 1,057
Thuế Nội dung K1 2,75 ,946 ,904
TNDN đánh giá K2 3,33 ,909
Toàn bộ 3,02 ,971
Trình bày K1 2,67 ,996 ,241
công bố K2 3,35 ,944
Toàn bộ 2,98 1,029
Nội dung ghi K1 2,21 1,069 ,000 *
nhận K2 3,05 1,260
Toàn bộ 2,60 1,232
TSCĐ hữu Nội dung K1 2,21 ,940 ,001 *
hình đánh giá K2 3,05 1,138
Toàn bộ 2,77 1,116
Trình bày K1 2,29 1,088 ,162
công bố K2 2,94 1,201
Toàn bộ 2,59 1,184
Nội dung ghi K1 2,62 1,117 ,503
nhận K2 3,38 1,208
Toàn bộ 2,97 1,218
TSCĐ vô Nội dung K1 2,69 ,973 ,562
hình đánh giá K2 3,48 1,028
Toàn bộ 3,05 1,072
Trình bày K1 2,62 1,044 ,741
công bố K2 3,42 1,093
Toàn bộ 2,99 1,137
Nội dung ghi K1 2,73 1,073 ,000 *
nhận K2 3,65 ,729
Toàn bộ 3,15 1,037
Thuê tài sản Nội dung K1 2,97 1,050 ,000 *
đánh giá K2 4,09 ,709
Toàn bộ 3,49 1,067
Trình bày K1 ,000 *
3,02 1,021
công bố
Giá trị Độ lệch Mức ý
Nội dung khảo sát
trung bình chuẩn nghĩa
K2 4,06 ,747
Toàn bộ 3,50 1,042
Nội dung ghi K1 2,43 1,037 ,720
nhận K2 3,06 1,047
Toàn bộ 2,72 1,087
Nội dung K1 2,59 ,890 ,169
Doanh thu đánh giá K2 2,91 1,024
Toàn bộ 2,73 ,966
Trình bày K1 2,55 ,852 ,031 *
công bố K2 2,99 1,076
Toàn bộ 2,75 ,985
Nội dung ghi K1 2,44 1,176 ,129
nhận K2 3,08 1,151
Toàn bộ 2,73 1,205
Chi phí đi Nội dung K1 2,56 1,101 ,816
vay đánh giá K2 2,92 1,138
Toàn bộ 2,72 1,131
Trình bày K1 2,52 1,068 ,340
công bố K2 2,84 1,191
Toàn bộ 2,66 1,136
Nội dung ghi K1 2,83 1,124 ,000 *
nhận K2 4,05 ,834
Các khoản Toàn bộ 3,39 1,171
dự phòng Nội dung K1 2,92 ,963 ,011 *
tài sản và đánh giá K2 3,84 ,798
nợ tiềm Toàn bộ 3,34 1,001
tàng Trình bày K1 3,05 1,014 ,004 *
công bố K2 3,86 ,824
Toàn bộ 3,43 1,014
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả
Ghi chú:
K1: Kế toán tại DN FDI với 165 phiếu
K2: Kiểm toán viên tại công ty kiểm toán độc lập với 140 phiếu
(*): Mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05
Phụ lục số 46: Kết quả kiểm định sau về sự khác biệt về khoản mục trên BCTC
của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế

Đối tượng Đối tượng Khác biệt


Mức ý
Nội dung khảo sát khảo sát khảo sát trung bình
nghĩa
(I) (J) (I - J)
Hàng tồn kho Nội dung ghi nhận K1 K2 -1,370 ,000 *
Nội dung đánh giá K1 K2 -1,517 ,000 *
Trình bày công bố K1 K2 -1,281 ,000 *
Thuế TNDN Nội dung ghi nhận K1 K2 -,666 ,000 *
Nội dung đánh giá K1 K2 -,577 ,000 *
Trình bày công bố K1 K2 -,683 ,000 *
TSCĐ hữu Nội dung ghi nhận K1 K2 -,838 ,000 *
hình Nội dung đánh giá K1 K2 -,840 ,000 *
Trình bày công bố K1 K2 -,645 ,000 *
TSCĐ vô Nội dung ghi nhận K1 K2 -,754 ,000 *
hình Nội dung đánh giá K1 K2 -,788 ,000 *
Trình bày công bố K1 K2 -,797 ,000 *
Thuê tài sản Nội dung ghi nhận K1 K2 -,923 ,000 *
Nội dung đánh giá K1 K2 -1,123 ,000 *
Trình bày công bố K1 K2 -1,039 ,000 *
Doanh thu Nội dung ghi nhận K1 K2 -,634 ,000 *
Nội dung đánh giá K1 K2 -,319 ,004 *
Trình bày công bố K1 K2 -,447 ,000 *
Chi phí đi Nội dung ghi nhận K1 K2 -,636 ,000 *
vay Nội dung đánh giá K1 K2 -,364 ,005 *
Trình bày công bố K1 K2 -,321 ,014
Các khoản dự Nội dung ghi nhận K1 K2 -1,220 ,000 *
phòng, tài sản Nội dung đánh giá K1 K2 -,922 ,000 *
và nợ tiềm Trình bày công bố K1 K2 -,810 ,000 *
tàng
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả
Ghi chú:
K1: Kế toán tại DN FDI với 165 phiếu
K2: Kiểm toán viên tại công ty kiểm toán độc lập với 140 phiếu
(*): Mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05
Phụ lục số 47: Phân tích ANOVA về sự khác biệt về trình bày BCTC
Sig.
Sum of Df Mean
F (Mức
Squares (số Square
(kiểm ý
Nội dung (tổng bậc (trung
định nghĩa
bình tự bình bình
F) kiểm
phương) do) phương)
định)
Những khái niệm làm Between Groups
,201 2 ,100 ,141 ,868
cơ sở cho việc lập và (Giữa các nhóm)
trình bày BCTC cho Within Groups (trong
115,312 162 ,712
đối tượng sử dụng bên từng nhóm)
ngoài (TB1) Total 115,512 164
Trình bày BCTC Between Groups
2,158 2 1,079
1,323 ,269
(TB2) (Giữa các nhóm)
Within Groups (trong
132,109 162 ,815
từng nhóm)
Total 134,267 164
Báo cáo lưu chuyển Between Groups
1,825 2 ,913
,979 ,378
tiền tệ (TB3) (Giữa các nhóm)
Within Groups (trong
150,987 162 ,932
từng nhóm)
Total 152,812 164
BCTC giữa niên độ Between Groups 2,204 2 1,102
1,076 ,343
(TB4) (Giữa các nhóm)
Within Groups (trong
165,833 162 1,024
từng nhóm)
Total 168,036 164
Lãi trên cổ phiếu Between Groups
,612 2 ,306
,306 ,737
(TB5) (Giữa các nhóm)
Within Groups (trong
162,209 162 1,001
từng nhóm)
Total 162,822 164
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả
Phụ lục số 48: Phân tích ANOVA về sự khác biệt về các khoản mục trên BCTC
Sig.
Sum of Df Mean
F (Mức
Squares (số Square
(kiểm ý
Nội dung (tổng bậc (trung
định nghĩa
bình tự bình bình
F) kiểm
phương) do) phương)
định)
Hàng tồn kho (KM1) Between Groups
1,702 2 ,851
1,138 ,323
(Giữa các nhóm)
Within Groups (trong
121,164 162 ,748
từng nhóm)
Total 122,866 164
Thuế TNDN (KM2) Between Groups ,356
,701
(Giữa các nhóm) ,344 2 ,172

Within Groups (trong


78,433 162 ,484
từng nhóm)
Total 78,777 164
TSCĐ hữu hình Between Groups
,588 2 ,294
,324 ,724
(KM3) (Giữa các nhóm)
Within Groups (trong
147,280 162 ,909
từng nhóm)
Total 147,868 164
TSCĐ vô hình (KM4) Between Groups
,856 2 ,428
,462 ,631
(Giữa các nhóm)
Within Groups (trong
149,966 162 ,926
từng nhóm)
Total 150,822 164
Thuê tài sản (KM5) Between Groups
,046 2 ,023
,025 ,976
(Giữa các nhóm)
Within Groups (trong
150,800 162 ,931
từng nhóm)
Total 150,846 164
Doanh thu (KM6) Between Groups ,000 1,000
,000 2 ,000
(Giữa các nhóm)
Within Groups (trong
113,842 162 ,703
từng nhóm)
Total 113,842 164
Chi phí đi vay (KM7) Between Groups ,663 ,517
1,380 2 ,690
(Giữa các nhóm)
Within Groups (trong
168,532 162 1,040
từng nhóm)
Total 169,912 164
Các khoản dự phòng, Between Groups
3,183 2 1,592
1,695 ,187
tài sản và nợ tiềm tàng (Giữa các nhóm)
(KM8) Within Groups (trong
152,127 162 ,939
từng nhóm)
Total 155,310 164
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả
Phụ lục số 49: Independent Samples T test (kiểm định 2 mẫu độc lập)
về trình bày BCTC
Levene's
Test for
Equality of
Variances t-test for Equality of Means (kiểm định T Test về sự bằng nhau của
(kiểm định trung bình)
Levene's về
sự bằng
nhau của
phương sai)
Sig Sig. 95% Confidence
F (giá (2- Interval of the
(mức T (giá Mean
trị tailed) Std. Error Difference (khoảng
ý trị Df (số Difference
kiểm (mức Difference ước lượng với độ tin
kiểm bậc tự (Sự khác
nghĩa ý (Sai số sự cậy 95%)
định định do) biệt bình
kiểm nghĩa khác biệt) Lower Upper
T) quân)
F) kiểm (thấp (cao
định) định) nhất) nhất)
Equal
variances
assumed
(Phương sai ,589 ,444 3,090 138 ,002 ,344 ,111 ,123 ,564
tổng thể
bằng nhau)

TB1 Equal
variances
not assumed
(Phương sai
3,762 78,143 ,000 ,344 ,091 ,162 ,526
tổng thể
không bằng
nhau)

Equal
variances
assumed
(Phương sai ,534 ,466 -,453 138 ,652 -,074 ,163 -,395 ,248
tổng thể
bằng nhau)

TB 2 Equal
variances
not assumed
(Phương sai
-,496 62,342 ,622 -,074 ,149 -,371 ,223
tổng thể
không bằng
nhau)

TB 3 Equal
variances
assumed
-
(Phương sai ,948 ,332 138 ,205 -,178 ,140 -,455 ,098
1,275
tổng thể
bằng nhau)
Equal
variances
not assumed
(Phương sai -
tổng thể 57,858 ,185 -,178 ,133 -,445 ,088
1,340
không bằng
nhau)

TB 4 Equal
variances
assumed
(Phương sai ,809 ,370 ,038 138 ,970 ,006 ,148 -,287 ,298
tổng thể
bằng nhau)

Equal
variances
not assumed
(Phương sai
tổng thể ,041 60,692 ,967 ,006 ,137 -,269 ,280
không bằng
nhau)

TB 5 Equal
variances
assumed
(Phương sai 1,618 ,205 -,335 138 ,738 -,046 ,139 -,322 ,229
tổng thể
bằng nhau)

Equal
variances
not assumed
(Phương sai
tổng thể -,405 76,583 ,687 -,046 ,115 -,277 ,183
không bằng
nhau)

Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả


Phụ lục số 50: Independent Samples T test (kiểm định 2 mẫu độc lập) về khoản
mục trên BCTC
Kiểm định
Levene's về Kiểm định T Test về sự bằng nhau của trung bình
sự bằng nhau
của phương
sai
Khoảng ước lượng
Mean Std. Error
F Sig T Df Sig với độ tin cậy 95%
Difference Difference
Lower Upper
Equal
variances
assumed
1,024 ,313 3,253 138 ,001 ,33126 ,10184 ,12989 ,53263
(Phương
sai tổng thể
bằng nhau)
KM1 Equal
variances
not
assumed
3,872 74,226 ,000 ,33126 ,08554 ,16082 ,50170
(Phương
sai tổng thể
không bằng
nhau)
Equal
variances
assumed
,328 ,568 2,524 138 ,013 ,29793 ,11805 ,06451 ,53135
(Phương
sai tổng thể
bằng nhau)
KM2 Equal
variances
not
assumed
2,404 49,553 ,020 ,29793 ,12395 ,04892 ,54694
(Phương
sai tổng thể
không bằng
nhau)
KM3 Equal
variances
assumed
50,213 ,000 5,366 138 ,000 1,11234 ,20730 ,70244 1,52223
(Phương
sai tổng thể
bằng nhau)
Equal
variances
not
assumed
8,087 130,362 ,000 1,11234 ,13754 ,84023 1,38445
(Phương
sai tổng thể
không bằng
nhau)
KM4 Equal
- -
variances 2,172 ,143 138 ,000 -,75588 ,20406 -,35238
3,704 1,15937
assumed
(Phương
sai tổng thể
bằng nhau)
Equal
variances
not
assumed - -
49,481 ,001 -,75588 ,21448 -,32496
(Phương 3,524 1,18679
sai tổng thể
không bằng
nhau)
KM5 Equal
variances
assumed
,036 ,850 -,757 138 ,450 -,09780 ,12912 -,35310 ,15750
(Phương
sai tổng thể
bằng nhau)
Equal
variances
not
assumed
-,760 53,502 ,451 -,09780 ,12873 -,35595 ,16035
(Phương
sai tổng thể
không bằng
nhau)
KM6 Equal
variances
assumed -
,014 ,907 138 ,254 -,22232 ,19422 -,60635 ,16171
(Phương 1,145
sai tổng thể
bằng nhau)
Equal
variances
not
assumed -
53,878 ,254 -,22232 ,19278 -,60885 ,16421
(Phương 1,153
sai tổng thể
không bằng
nhau)
KM7 Equal
variances
assumed - -
2,435 ,121 138 ,002 -,66846 ,21154 -,25018
(Phương 3,160 1,08674
sai tổng thể
bằng nhau)
Equal
variances
not
assumed
(Phương -
68,741 ,001 -,66846 ,18402
-
-,30132
sai tổng thể 3,633 1,03560
không bằng
nhau)
KM8 Equal
variances
assumed
,064 ,801 ,260 138 ,796 ,03984 ,15343 -,26353 ,34321
(Phương
sai tổng thể
bằng nhau)
Equal
variances
not
assumed
,267 55,575 ,791 ,03984 ,14941 -,25952 ,33919
(Phương
sai tổng thể
không bằng
nhau)
Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả
Phụ lục số 51: Giải thích nhân tố “chuẩn mực kế toán quốc tế”
không được chấp nhận (accept) đối với mô hình hồi quy

Chuẩn mực KTVN được xây dựng dựa trên IAS/IFRS. Trong khi IAS/IFRS
được cập nhật, sửa đổi bổ sung liên tục, hướng dẫn cụ thể… thì chuẩn mực KTVN còn
nhiều bất cập trong quá trình chỉnh sửa, bổ sung để theo kịp với IAS/IFRS. IAS/IFRS
đã tạo nên một khuôn mẫu thống nhất cho toàn bộ các DN về đánh giá tình hình tài
chính và kết quả kinh doanh theo những tiêu chí chung nhất, xu hướng chung hiện nay
là nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng hoàn toàn IAS/IFRS. Tuy nhiên, IAS/IFRS
không hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, chính trị của mọi quốc gia do đặc thù
về thể chế và quyền lực chính trị. Việt Nam là một trong những nước có khoảng cách
quyền lực lớn, chịu sự chi phối nghiêm ngặt từ hệ thống luật và các quy định. Mặt
khác, điều kiện eo hẹp tại các DN cũng như sự hạn chế và không thống nhất trong quá
trình sản xuất và sử dụng PMKT cũng góp phần làm tăng khoảng cách giữa chuẩn
mực KTVN và quốc tế. Kế toán tại các DN FDI hướng đến sử dụng hệ thống thông tin
kế toán riêng bao gồm cả việc tự viết PMKT.
Mặc dù có nhiều thay đổi về các nội dung của chế độ kế toán qua ba phiên bản,
về cơ bản Chế độ kế toán bao gồm bốn nội dung lớn: chứng từ, tài khoản, sổ kế toán
và BCTC. Bên cạnh Chế độ kế toán, Việt Nam cũng đã ban hành 26 VAS từ năm 2001
đến 2005. Có thể nói, việc cùng tồn tại song song VAS và Chế độ kế toán là một đặc
thù của hệ thống kế toán Việt Nam Nguyễn Công Phương, 2017, tr.31). Tuy nhiên
VAS ít có tính thực tiễn hơn chế độ kế toán do (i) chuẩn mực quá trừ tượng, (ii) không
có hướng dẫn tác nghiệp cụ thể, (iii) nhân viên kế toán không có khả năng và thói quen
xét đoán để vận dụng các nguyên tắc kế toán. Do đó, khi xét về khía cạnh ứng dụng,
kế toán thường đề cập về Chế độ kế toán hơn là CMKT (Nguyễn Công Phương, 2017,
tr.32). Đặc điểm của VAS này có nhiều tương đồng với một số thuộc tính của nhân tố
kỹ thuật nghiệp vụ.
Phụ lục số 52: Giải thích kết quả mô hình hồi quy tuyến tính chuẩn hóa
Điều kiện tổ chức thực hiện
Kết quả nghiên cứu cho thấy, còn đó những mâu thuẫn giữa các cơ quan quản
lý Nhà nước về tài chính, kế toán. Sự giới hạn về nguồn kinh phí để thực hiện quá
trình chỉnh sửa, bổ sung chuẩn mực KTVN gây khó khăn cho việc tiếp cận, học hỏi
kinh nghiệm của các quốc gia khác cũng như mời gọi các chuyên gia để hỗ trợ thực
hiện. Việc soạn thảo, bổ sung về kế toán chưa có sự phân định nhiệm vụ rõ ràng cho
các ban ngành có liên quan. Mặt khác, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của các
đơn vị, cá nhân trong các DN còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, nguồn lực có chất lượng để
đáp ứng sự đổi mới còn hạn chế và chưa sẵn sàng, Kế toán thiếu thông tin về DN FDI
để tham khảo và học hỏi . Do vậy, điều kiện tổ chức thực hiện có ảnh hưởng lớn đến
sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế.
Giáo dục, tính chuyên nghiệp
Mặc dù chương trình đào tạo kế toán từ trước đến nay chú trọng đào tạo kế toán
DN nhưng chương trình đào tạo đại học kế toán ở Việt Nam hướng người học trở thành
người ghi sổ kế toán hơn là trở thành kế toán viên thực thụ. Các trường đại học còn thiếu
thốn về cơ sở vật chất như điều kiện của giảng đường, hệ thống thư viện và đặc biệt là
thiếu thốn về nhân lực có trình độ chuyên môn cao, nguồn dữ liệu phục vụ nghiên cứu
khoa học. Chương trình đào tạo được xây dựng chưa thật sự khoa học, nặng tính lắp
ghép và chứa đựng nhiều khối kiến thức không phục vụ trực tiếp cho việc phát triển
chiều sâu của khối kiến thức chuyên ngành nên đã làm cho chương trình đào tạo vừa
nặng nề, vừa khô cứng và đặc biệt là thiếu sự gắn kết giữa các khối kiến thức trong quá
trình đào tạo đã ảnh hưởng không tốt đến chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, việc thiết kế
chương trình đào tạo chưa gắn kết được kiến thức thực tiễn có tính ứng dụng cao với
kiến thức hiện đại mang tính hội nhập nên kết cấu chương trình chưa tạo được sự liên
thông với quốc tế cũng như chưa tạo ra được khả năng thích ứng của người học trong
môi trường làm việc có nhiều thay đổi sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, còn nhiều người làm
kế toán thiếu ý thức nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, mang nặng tư tưởng bảo
thủ, ngại đổi mới. Một bộ phận người làm kế toán tại DN FDI bị giới hạn năng lực, trình
độ nên chưa bắt kịp với yêu cầu đổi mới.
Bối cảnh truyền thống và hệ thống kế toán dựa vào quy tắc đã và đang ảnh
hưởng đến cách giảng dạy kế toán ở bậc đại học ở nước ta. Theo đó, cách thức giảng
dạy chủ yếu là ―truyền thụ kiến thức, với mục tiêu chính là giúp cho sinh viên làm chủ
được cách ghi chép trên tài khoản (định khoản), ghi sổ kế toán và lập BCTC tuân theo
quy định trong chế độ kế toán. Mặc dù đã có những thay đổi, tuy nhiên vẫn còn rất hạn
chế do thói quen dạy và học theo cách truyền thống, cũng như áp lực về thay đổi cách
giảng dạy dựa vào nguyên tắc chưa đủ mạnh (Nguyễn Công Phương, 2017, tr.34).
Nghiêm Văn Lợi (2017) cho rằng: Mục tiêu đào tạo cử nhân kế toán của các
trường đại học Việt Nam so với các trường đại học nước ngoài có sự khác nhau đáng kể,
từ đó dẫn đến chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy cũng có sự khác biệt
đáng kể. Trong các chương trình đào tạo cử nhân kế toán ở Việt Nam, chưa có chương
trình nào đưa học phần đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán và các học phần
ngoài kinh doanh vào giảng dạy. các chương trình đào tạo của các trường đại học Việt
Nam là vẫn còn nặng về truyền đạt kiến thức hàn lâm, ít chú trọng rèn luyện cho sinh
viên khả năng tư duy, khả năng tranh luận, khả năng xử lý những tình huống cụ thể.
Kết quả của các chương trình đào tạo hiện nay là tạo ra những sinh viên có kiến
thức kế toán hạn hẹp, chỉ làm được nhiệm vụ ghi sổ kế toán và lập BCTC, thụ động
trong giải quyết công việc, không có khả năng thiết kế hệ thống thông tin đáp ứng nhu
cầu của quản trị DN, không có khả năng tham gia vào các hoạt động quản trị, xây
dựng và thực hiện chiến lược, tư vấn cho các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định
để giúp cho DN nâng cao hiệu quả kinh doanh, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và
đạt được mục tiêu chiến lược trong tương lai, v.v…(Nghiêm Văn Lợi, 2017, tr.50).
Mặc dù CMKT đã được ban hành nhưng hầu hết các giáo trình kế toán tài chính
được sử dụng trong các trường đại học hiện nay đều được biên soạn dựa theo các văn
bản hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán của Bộ Tài chính. Các giáo trình kế toán quản
trị chủ yếu đề cập đến các kỹ thuật kế toán quản trị truyền thống với các thông tin tài
chính, hầu như không có giáo trình nào đề cập đến những kỹ thuật kế toán quản trị
được phát triển gần đây như hạch toán chi phí theo hoạt động, bảng điểm cân bằng,
điểm chuẩn (benchmarking) và các hệ thống đánh giá chiến lược khác cũng như vai trò
của thông tin phi tài chính ngày càng tăng trong kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt
động của các DN. Một số giáo trình kế toán quản trị tiếp cận theo cách hoàn toàn khác
với cách tiếp cận phổ biến của các giáo trình của các nước phát triển. Nội dung giảng
dạy của nhiều học phần còn trùng lặp và chưa phù hợp với sinh viên ngành kế toán..
Kết quả của chương trình và nội dung đào tạo cử nhân kế toán hiện nay là chỉ đào tạo
ra những sinh viên biết ghi sổ kế toán một cách máy móc theo chế độ kế toán được ban
hành. Sinh viên không có kiến thức cơ bản và hiểu biết đầy đủ về chuẩn mực; không
có kiến thức và tầm nhìn chiến lược; không biết thiết kế hệ thống kiểm soát quản trị và
tạo ra những thông tin quan trọng để hỗ trợ cho các nhà quản trị trong việc ra quyết
định và thực hiện chiến lược, v.v… (Nghiêm Văn Lợi, 2017, tr. 50)
Trong thời gian qua việc đào tạo chuyên ngành kế toán bậc đại học được thực
hiện ở rất nhiều trường đại học công lập và ngoài công lập. Việc đào tạo với quy mô
rộng như vậy đã đáp ứng khá tốt nhu cầu nhân lực cho các đơn vị sử dụng thuộc các
lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế. Tuy nhiên, do việc đào tạo không được quy
hoạch tổng thể gắn với nhu cầu xã hội đồng thời lại được thực hiện một cách dễ dàng,
dễ dãi nên đã tạo ra một bộ phận nhân lực đôi thừa, có chất lượng không đáp ứng yêu
cầu sử dụng của các nhà tuyển dụng dù rằng ở Việt Nam có đến hơn 96% là DN nhỏ
và vừa. Tình hình này gióng lên một hồi chuông dài cảnh báo với các trường về chất
lượng đào tạo và trách nhiệm đào tạo đối với người học cũng như đối với xã hội. Nếu
cứ để tình trạng này xảy ra thì chắc chắn trong một tương lai không xa ở Việt Nam sẽ
lạm phát bằng cấp đại học trong khi nguồn nhân lực có chất lượng cao sẽ càng khan
hiếm, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước, làm giảm uy tín đào tạo và làm lu
mờ hình ảnh của các trường đại học ở Việt Nam so với các nước trong khu vực cũng
như toàn cầu. Nguyên nhân làm cho chất lượng đào tạo kế toán bậc đại học ở nhiều
trường bị giảm sút hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng của các nhà tuyển dụng
đó là: Việc xây dựng mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra còn mang nặng tình hình thức
và tính phô trương mà chưa thật sự gắn với năng lực đào tạo cũng như yêu cầu tăng
cường chất lượng đào tạo trong bối cảnh thực tế của nền kinh tế đang trong giai đoạn
chuyển đổi, phát triển và hội nhập sâu rộng. Chương trình đào tạo được xây dựng chưa
thật sự khoa học, nặng tính lắp ghép và chứa đựng nhiều khối kiến thức không phục vụ
trực tiếp cho việc phát triển chiều sâu của khối kiến thức chuyên ngành nên đã làm cho
chương trình đào tạo vừa nặng nề, vừa khô cứng và đặc biệt là thiếu sự gắn kết giữa
các khối kiến thức trong quá trình đào tạo đã ảnh hưởng không tốt đến chất lượng đào
tạo. Bên cạnh đó, việc thiết kế chương trình đào tạo chưa gắn kết được kiến thức thực
tiễn có tính ứng dụng cao với kiến thức hiện đại mang tính hội nhập nên kết cấu
chương trình chưa tạo được sự liên thông với quốc tế cũng như chưa tạo ra được khả
năng thích ứng của người học trong môi trường làm việc có nhiều thay đổi sau khi tốt
nghiệp. Đội ngũ giảng viên và phương pháp giảng dạy có ảnh hưởng lớn và trực tiếp
đến chất lượng đào tạo hiện nay ở các trường đại học.
Tuy nhiên, hiện tại đội ngũ giảng viên ở nhiều trường đại học chưa đạt những
tiêu chuẩn cần thiết về trình độ lẫn kinh nghiệm đào tạo, lại đảm đương một khối
lượng giảng dạy quá lớn nên không còn thời gian nghiên cứu hoặc rất ngại nghiên cứu
để nâng cao trình độ cũng như để phục vụ cho giảng dạy, đã làm giảm sút chất lượng
đào tạo ở mức đáng kể. Bên cạnh đó việc sử dụng phương pháp giảng dạy không phù
hợp, không lấy người học làm trung tâm, giảng dạy nặng về độc thoại và đọc chép đã
làm thui chột tính độc lập và năng lực sáng tạo của người học cũng góp phần lớn vào
việc làm giảm sút chất lượng đào tạo và khả năng thích ứng của người học với môi
trường làm việc sau khi tốt nghiệp. Chất lượng đầu vào của người học và phương pháp
học tập có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng đào tạo và chất lượng đầu ra. Tuy
nhiên, một số trường khác tuyển vào nhiều người học có kết quả và chất lượng đầu vào
khá thấp. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo là điều kiện hết sức quan trọng để nâng cao
chất lượng đào tạo trong điều kiện hội nhập và phát triển nhanh chóng của đào tạo đại
học trong khu vực và trên thế giới. Hiện tại điều kiện về cơ sở vật chất của các trường
đại học ở nước ta còn rất nghèo nàn, thiếu thốn phòng ốc cũng như thiếu phương tiện
hiện đại để phục vụ cho giảng dạy. Đặc biệt hệ thống thư viện còn quá nhiều hạn chế
về không gian, về tiện ích, về đầu sách chuyện ngành và cơ sở dữ liệu phục vụ cho
nghiên cứu; giảng dạy và học tập (Võ Văn Nhị và Võ Minh Hùng, 2017, tr 53-55).
Trần Phước (2017) cho rằng cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy kế
toán theo hướng tiếp cận IFRS hiệu quả hơn, nhằm tạo cơ hội cho người làm kế
toán hội nhập và phát triển ngành nghề kế toán - kiểm toán với AEC nói riêng và
thế giới nói chung.
Hệ thống pháp lý
Hệ thống pháp lý của Việt Nam còn nhiều tồn tại, bất cập, điều này đã được thể
hiện ở kết quả nghiên cứu. Hầu hết các đối tượng khảo sát đều cho rằng các quy định hiện
tại về lĩnh vực kế toán DN thiếu sự nhất quán, không rõ ràng, còn chung chung, thậm chí
còn trùng lắp, từ đó tạo ra sự phức tạp, gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Khi thực
hiện, hầu như các DN phải tự nghiên cứu, nếu sai sót thì các DN phải gánh chịu các hậu
quả. Ngoài ra, có quá nhiều hệ thống văn bản pháp lý đặc biệt là pháp luật thuế. Nhưng kế
toán tại DN FDI lại không được thực hành nhiều, ít kênh hỗ trợ trong quá trình thực hiện,
thậm chí có những loại văn bản pháp lý kế toán không hề biết là có liên quan đến công
việc cần phải hiểu để vận dụng. Trong thời gian tác giả thực hiện luận án, luật kế toán
(2015) có hiệu lực từ 01/01/2017; TT200/2014/TT-BTC có hiệu lực từ 01/01/2015 và
TT133/2016/TT-BTC có hiệu lực từ 01/01/2017 và một số văn bản pháp luật về Thuế đã
được sửa đổi bổ sung và đã khắc phục phần nào nhiều hạn chế mà luận án đã phân tích.
Tuy nhiên, những hạn chế về hệ thống pháp lý tại Việt Nam không những gây khó khăn
cho các DN trong quá trình thực hiện, gây khó khăn cho việc quản lý tài chính mà còn tạo
ra nhiều nét đặc thù khác biệt với IAS/IFRS.
Kỹ thuật nghiệp vụ
Theo kết quả nghiên cứu, việc vận dụng chuẩn mực KTVN nói chung và lập,
trình bày BCTC nói riêng còn nhiều khó khăn đối với người thực hiện do có quá nhiều
văn bản về chuẩn mực KTVN nhưng lại chưa đồng nhất. Hơn nữa, kế toán có thói
quen làm kế toán dựa vào những hướng dẫn cụ thể bao gồm cả định khoản kế toán
được quy định trong chế độ kế toán. Nhưng hệ thống tài khoản kế toán DN hiện nay
còn nhiều bất cập cùng với hệ thống chứng từ sử dụng của các DN chưa thống nhất về
chỉ tiêu…Từ đó, các chỉ tiêu trên BCTC còn chưa thống nhất, chưa phản ánh đầy đủ
thông tin cho đối tượng sử dụng và đặc biệt là không phù hợp với thông lệ quốc tế.
Phụ lục số 53: Các khuyến nghị theo nhân tố ảnh hưởng
Đối với nhân tố kinh tế
Việt Nam cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho lộ trình hội nhập với hệ thống
IAS/IFRS nếu Việt Nam thật sự muốn hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế
cần làm rõ vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế Nhà nước; phát triển thị trường vốn;
TTCK; cải thiện chính sách kinh tế theo hướng mở, thông thoáng. Bên cạnh đó, kinh
tế nước nhà cần giảm tỷ lệ lạm phát, có biện pháp hữu ích đối với quá trình toàn cầu
hóa. Ngoài ra, mối liên hệ bền vững, hợp tác và phát triển đổi với các tổ chức như quỹ
tiền tệ thế giới, ngân hàng thế giới, tổ chức thương mại thế giới và các công ty đa quốc
gia tại Việt Nam… cần được duy trì.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với quốc tế, yêu cầu chuyển đổi báo
cáo theo chuẩn mực quốc tế ngày càng trở lên thiết yếu. Việc thu hẹp khoảng cách
giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế; nâng cao CMKT và BCTC, công bố thông tin và
quản trị thông tin theo thông lệ quốc tế, sẽ giúp cho việc hội nhập và giao thoa kinh tế
trở lên dễ dàng hơn xét trên cả hai phương diện của chuẩn mực KTVN và quốc tế. Mặt
khác, để BCTC trở lên minh bạch, dễ dàng sử dụng cho mọi đối tượng và giảm thời
gian đối chiếu, giải thích với đối tác nước ngoài, thúc đẩy thị trường vốn phát triển.
Ngoài ra, nó còn xóa bỏ rào cản, thay đổi dần tư duy của người lập BCTC và hiểu kết
quả của người đọc BCTC trong đó bao gồm nhà đầu tư, khi đó nhà đầu tư sẽ đánh giá
cao và sử dụng BCTC để đưa ra các quyết định đầu tư. Tuy nhiên, điều này là không
hề đơn giản, cần sự cố gắng, nỗ lực từ nhiều phía, từ Bộ Tài Chính, kế toán viên, kiểm
toán viên và những người hành nghề chuyên nghiệp.
Theo Hà Xuân Thạch và Nguyễn Ngọc Hiệp (2011): Sự phát triển của nền kinh
tế thị trường của bất cứ quốc gia nào cũng đòi hỏi hệ thống kế toán phải được nghiên
cứu, xây dựng cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế được thừa nhận.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, quá trình toàn cầu hóa cũng như sự
phát triển về công nghệ, hòa nhập về tài chính, kinh doanh, điều tất yếu dẫn đến thống
nhất các nguyên tắc kế toán chung để đảm bảo giá trị của thông tin sử dụng. Với định
hướng đó, Việt Nam cũng đang tích cực hội nhập với kinh tế, tài chính trên thế giới.
TT200/TT-BTC ra đời, nâng cao yếu tố bản chất hơn hình thức, tạo điều kiện áp dụng
linh hoạt hơn so với kế toán truyền thống. Một số yếu tố mới được đưa vào như nội
dung trong IFRS 15 – Doanh thu cũng vừa mới được đưa vào và áp dụng trên thế giới.
Tuy vậy, việc áp dụng vẫn mang tính giải pháp, thay đổi từ gốc rễ hệ thống vậy nên
cần được sửa đổi hơn nữa để đáp ứng nhu cầu thực tế. Để làm được điều này cần lộ
trình thống nhất đưa ra bởi Bộ tài chính, sự phối hợp của DN cũng như kế toán, kiểm
toán viên để phát huy hơn nữa vai trò thông tin kế toán trong DN.
Việt Nam đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, có nhiều
thành phần kinh tế; trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là
động lực quan trọng của nền kinh tế. Kinh tế nhà nước giữ vị trí trọng yếu, vai trò chủ
đạo trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tạo nền tảng cơ bản để
phát triển mọi ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế và loại hình doanh nghiệp. Thúc
đẩy phát triển kinh tế tư nhân, khuyến khích các chủ thể kinh tế tư nhân làm giàu hợp
pháp và góp phần làm giàu cho xã hội là cách thức quan trọng giải phóng sức sản xuất,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
+ Phát triển TTCK là nhân tố thuận lợi cho việc áp dụng IAS/IFRS vào hệ
thống kế toán của quốc gia, vì các IAS/IFRS được xây dựng cho người sử dụng thông
tin chủ yếu là nhà đầu tư. Ngoài ra, cần nâng cao tính xét đoán trong công tác kế toán
của DN dựa trên cơ sở hợp lý và đáng tin cậy (Lê Mạnh Hùng, 2007). Phát triển
TTCK trong thời gian tới là một trong những mục tiêu của ngành chứng khoán nói
riêng và của nền kinh tế nói chung; các khuyến nghị cụ thể được trích dẫn từ việc trả
lời phỏng vấn của Vũ Bằng – Nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: Hoàn
thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực quản lý, giám sát; tiếp tục đẩy mạnh công
tác cổ phần hóa, thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước gắn với việc niêm yết và
đăng ký giao dịch; chuẩn bị các điều kiện cần thiết đưa TTCK phái sinh đi vào hoạt
động, trong đó có hệ thống giao dịch, hàng hóa, cơ chế quản lý giám sát… đảm bảo
triển khai có hiệu quả và thành công; Triển khai hệ thống giao dịch sản phẩm Covered
Warrant (chứng quyền có đảm bảo), nghiên cứu để từng bước áp dụng trong năm 2018
nghiệp vụ bán khống và một số nghiệp vụ thị trường theo chuẩn mực quốc tế; hoàn
thiện và phát triển thị trường trái phiếu; phát triển và đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư và
cải thiện sức cầu; phát triển, nâng cao năng lực cho hệ thống các tổ chức trung gian thị
trường; giải pháp tái cấu trúc tổ chức thị trường, cơ sở hạ tầng, công nghệ; tiếp tục
nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát TTCK và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Chỉ tiêu lạm phát năm 2017 được Quốc hội đặt ra là dưới 4%. Để đảm bảo đạt
mục tiêu này, đòi hỏi nỗ lực rất lớn trong quản lý, điều hành nền kinh tế. Theo Lê
Quốc Phương (2017), một số giải pháp giúp kiểm soát hiệu quả lạm phát đó là: tiếp tục
chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô; phối hợp tốt các bộ, ngành, địa
phương trong điều hành giá; kiểm soát tốt cơ cấu và chất lượng tín dụng.
Vai trò của các tổ chức như ngân hàng thế giới, quỹ tiền tệ quốc tế, tổ chức
thương mại thế giới… đối với nền kinh tế Việt Nam là không thể bàn cãi. Ngoài việc
phát triển quan hệ đối tác và thực hiện tốt vai trò là thành viên tích cực của các tổ chức
này, Việt Nam cần tiếp tục chủ động triển khai công tác nghiên cứu, sử dụng các
khoản vay mới có điều kiện ưu đãi thấp hơn từ ngân hàng thế giới. Cần triển khai áp
dụng các sản phẩm tài chính của ngân hàng thế giới, quỹ tiền tệ quốc tế trong việc phát
triển kinh tế tư nhân, bảo lãnh, phát triển trái phiếu. Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện
hệ thống văn bản pháp lý, nhất là trong các lĩnh vực như quản lý và thực hiện dự án,
cơ chế tài chính trong nước, và các hướng dẫn thực hiện của các bộ, ngành hữu quan.
Các địa phương cần nâng cao hơn nữa tính chủ động; tăng cường đào tạo cán bộ và
năng lực thực hiện dự án và đề xuất những chính sách, cơ chế ưu đãi để thu hút cán bộ
có năng lực tham gia quản lý dự án.
Đối với nhân tố điều kiện tổ chức thực hiện
Chi phí để thực hiện mọi công việc là cần thiết và việc chỉnh sửa, bổ sung hoặc
ban hành mới chuẩn mực KTVN cũng cần nguồn kinh phí để triển khai. Mặt khác, các
cơ quan có liên quan cần có sự phân định nhiệm vụ rõ ràng cho từng ban ngành có liên
quan cũng như giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa các cơ quan quản lý Nhà nước.
Ngoài ra, thông tin về DN FDI khác để tham khảo và học hỏi cũng cần được mở để
các DN FDI nói chung, người làm kế toán nói riêng có điều kiện để học hỏi thêm kinh
nghiệm. Cách thức triển khai cụ thể như sau:
Thiết lập lộ trình bổ sung, chỉnh sửa chuẩn mực KTVN một cách rõ ràng, cụ
thể; lập dự toán và xin kinh phí từ các cơ quan ban ngành. Để thực hiện việc bổ sung,
chỉnh sửa và cập nhật chuẩn mực KTVN, bộ Tài Chính cần thiết lập lộ trình rõ ràng,
theo đó cần thành lập ban chuẩn mực KTVN bao gồm: Quốc Hội, bộ Tài Chính, Kiểm
toán độc lập, hội nghề nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng chế độ, CMKT,
các chuyên gia có kinh nghiệm lập BCTC trong các DN, đặc biệt là DN FDI có quy
mô lớn. Song song đó, thành lập ban kiểm soát, tư vấn chuẩn mực KTVN để đảm bảo
chuẩn mực KTVN hoạt động đúng quy chế, công bằng, khách quan đối với mọi đối
tượng không vì lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm. Ban chuẩn mực KTVN hoạt động độc
lập, có nhiệm vụ bổ sung, chỉnh sửa chuẩn mực KTVN cho khu vực DN, thiết lập những
phương pháp, nguyên tắc kế toán cơ bản để hoàn thiện báo cáo kế toán đặc biệt là
BCTC trên cơ sở giảm thiểu sự khác biệt, tăng cường sự hài hòa với IAS/IFRS. Theo
đó, ban chuẩn mực KTVN xem xét sử dụng đầy đủ những IAS/IFRS có nội dung tương
đồng phù hợp, những chuẩn mực có nội dung chưa phù hợp thì sửa đổi, bổ sung…
Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin trong kế toán: Thiết lập hệ thống công
nghệ thông tin đồng bộ, nâng cấp đường truyền dữ liệu đảm bảo thông tin được truy
cập nhanh phục vụ cho công tác kiểm tra chặt chẽ nhưng được bảo mật tuyệt đối. Mặt
khác, giúp cho các DN FDI có được thông tin về các DN FDI khác để học hỏi kinh
nghiệm. Chú trọng đến việc đầu tư nâng cấp công nghệ thông tin song song với việc
chú trọng công tác đào tạo, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của nhân
sự kế toán trong các DN FDI.
Trong một chừng mực nào đó, những sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN và
quốc tế có ảnh hưởng đến quá trình hội nhập quốc tế về kế toán của Việt Nam. Việt
Nam lựa chọn mô hình vận dụng có chọn lọc IAS/IFRS làm cơ sở chủ yếu để xây
dựng hệ thống CMKT cho mình là một sự lựa chọn hợp lý.
Việc nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận và điều kiện, phương pháp vận dụng
“nguyên tắc FV” trở thành một vấn đề cần được Việt Nam xem xét và thực hiện một
các nghiêm túc.
Cần khẩn trương đánh giá, sửa đổi, cập nhật 26 chuẩn mực đã ban hành cho phù
hợp với những thay đổi của IAS/IFRS và thực tiễn hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Nhằm đáp ứng kịp thời sự đổi mới và phát triển của nền kinh tế, cần sớm ban
hành 5 CMKT liên quan đến các đối tượng và giao dịch đã phát sinh trong đời sống
kinh tế bao gồm: Thanh toán bằng cổ phiếu (IFRS 02); Tìm kiếm, thăm dò và xác định
giá trị các nguồn tài nguyên khoáng sản (IFRS06); Công cụ tài chính (IFRS7, IFRS9);
các khoản tài trợ của Chính phủ (IAS20); tổn thất tài sản (IAS36). Một số chuẩn mực
cũng cần có bước chuẩn bị để ban hành trong thời gian tiếp theo như: Tài sản nắm giữ
để bán và hoạt động kinh doanh không liên tục; phúc lợi của nhân viên; nông nghiệp.
Việt Nam cần từng bước tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh tế và luật pháp
phù hợp với yêu cầu của IAS/IFRS. Chẳng hạn như thị trường giao dịch tài sản cần
phải “minh bạch” và “hoạt động” để có thể sử dụng FV làm cơ sở đo lường giá trị tài
sản (Lê Hoàng Phúc, 2011, tr 22).
Coi trọng bản chất hơn hình thức, chuẩn mực KTVN cần có lộ trình ban hành
đầy đủ các CMKT phù hợp với IAS/IFRS và tiến tới chỉ sử dụng hệ thống chuẩn
mực, xóa bỏ chế độ kế toán với hệ thống tài khoản và quy định hướng dẫn hạch toán
cứng. Hiện tại, trên thế giới có khá nhiều quốc gia chỉ áp dụng chuẩn mực, không
quy định chế độ kế toán cứng (Pháp, Trung Quốc…) tạo điều kiện cho việc nghiên
cứu và áp dụng thống nhất CMKT. Hiện tại, Việt Nam còn song hành cả hai chế độ
kế toán DN (TT200; TT133) thực sự không hợp lý và cũng không đảm bảo nguyên
tắc duy nhất. Chế độ kế toán hiện nay dường như đang “chạy theo” các phát sinh mới
để hướng dẫn, thiếu tính đồng bộ, nhất quán và tuân thủ. Theo quan điểm của chúng
tôi, cần nghiên cứu ban hành đủ hệ thống CMKT và chấm dứt việc áp dụng theo chế
độ kế toán (Vũ Mạnh Chiến và Lê Như Tuyền, 2014, tr 39).
Xây dựng dần các điều kiện tiến tới áp dụng FV
Thực tế tại nhiều quốc gia cho thấy việc áp dụng FV thực sự đem lại cho các
nhà đầu tư trên TTCK những thông tin xác thực hơn rất nhiều về BCTC của DN. Đặc
biệt với những quốc gia đang mong muốn phát triển TTCK trở thành một kênh cung
cấp vốn quan trọng cho DN thì việc này quan trọng hơn bao giờ hết. Hơn nữa, khi
chuẩn mực hợp nhất DN, chuẩn mực công cụ tài chính ra đời sẽ cho thấy sự cần thiết
sử dụng FV trong chuẩn mực KTVN. Chúng ta có nhiều thuận lợi để áp dụng giá trị
này như hệ thống các thị trường đang phát triển mạnh góp phần cung cấp thông tin
tham chiếu, các hoạt động và quy định về định giá cũng đang phát triển có vai trò quan
trọng trong cung cấp thông tin để xác định giá trị, có cơ sở pháp lý hướng dẫn
(TT79/2002/TT-BTC, TT126/2014/TT-BTC) và chúng ta cũng có khả năng cung cấp
như điều kiện tiếp cận các nghiên cứu quốc tế về FV.
Ban hành sớm khung lý thuyết về chuẩn mực
Hiện nay, khung lý thuyết về chuẩn mực hiện đang được soạn thảo và sẽ sớm
ban hành. Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta nên đặt tên là khung lý thuyết hay đặt tên là
một chuẩn mực. Thực tế ở các nước cho thấy khung lý thuyết không phải là một chuẩn
mực trong hệ thống chuẩn mực mà chỉ là một văn bản pháp lý cung cấp các khái niệm,
các cách hiểu về nội dung những chuẩn mực sau này. Khung này có liên quan đến việc
hiểu hệ thống các CMKT chứ không mang bản chất độc lập. Do đó, theo chúng tôi,
Việt Nam nên giữ nguyên cách gọi là khung lý thuyết hoặc khung khái niệm, không
nên coi là một chuẩn mực riêng biệt.
Nghiên cứu áp dụng nguyên tắc duy nhất
Về cơ bản, hệ thống các chuẩn mực KTVN đã ban hành trước đây đều được xây
dựng trên cơ sở các IAS/IFRS phiên bản cũ nay đã có nhiều thay đổi, việc chỉnh sửa
cho phù hợp cũng như việc ban hành tiếp các CMKT mới chú trọng tới nguyên tắc duy
nhất sẽ góp phần làm cho người sử dụng hiểu một cách rõ ràng, tránh việc cho phép áp
dụng nhiều phương án, không những gây khó khăn cho kế toán mà cho cả công tác
thanh, kiểm tra.
Hoàn thiện hệ thống BCTC phù hợp với IAS/IFRS
Với việc cập nhật hệ thống CMKT, hệ thống mẫu biểu các BCTC trong chuẩn
mực KTVN có nhiều điểm không còn phù hợp với những sự thay đổi này. Với vai trò
quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư và cơ quan quản lý Nhà
nước, việc xem xét hoàn thiện hệ thống BCTC cho phù hợp với IAS/IFRS sẽ đảm bảo
tính đồng bộ.
Việt Nam là quốc gia đi sau trong việc biên soạn và ban hành hệ thống CMKT
riêng, chúng ta cần lưu ý tới khía cạnh “giữa IAS/IFRS và GAAP của Mỹ có sự hội tụ
và đồng nhất, nhưng cuối năm 2012, phía Hoa Kỳ đã tuyên bố thẳng là sẽ vẫn không
du nhập chuẩn mực quốc tế. Hoa kỳ muốn CMKT phải tuân thủ theo GAAP của Mỹ
nhưng do các cơ quan có liên quan đến CMKT trong EU rất quyết liệt nên hiện nay
chưa thật sự có sự đồng thuận hoàn toàn giữa FASB và IASB” để quá trình xây dựng
đạt hiệu quả tốt nhất, tránh tối đa những vấn đề phát sinh ở các quốc gia khác, đặc biệt
ở Hoa Kỳ và Châu Âu.
Việt Nam cần sớm ban hành chuẩn mực giảm giá trị tài sản (Impairment of
assets). Theo VAS, không ghi nhận việc giảm giá do hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, thị
trường (Impairment losses) cho các tài sản dài hạn. Theo IAS36, có một nguyên tắc đã
được thiết lập là các tài sản sẽ không được ghi nhận và báo cáo ở giá trị cao hơn giá trị
có thể thu hồi được. DN cần phải ghi giảm giá trị ghi sổ của một tài sản về bằng giá trị
có thể thu hồi được nếu giá trị ghi sổ của tài sản không thể thu hồi hoàn toàn. Một
khoản lỗ giảm giá trị là số tiền mà giá trị ghi sổ của một tài sản vượt quá số tiền có thể
thu hồi được của nó. Nguyên tắc cơ bản của IAS 36 là nếu giá trị của một tài sản trong
Báo cáo tình hình tài chính cao hơn giá trị thực của nó, được đo lường là giá trị có thể
thu hồi được, tài sản đó được đánh giá là một khoản lỗ giảm giá trị. Do vậy nó cần
được ghi giảm giá trị đúng bằng giá trị lỗ do giảm giá trị tài sản. Số tiền lỗ do giảm giá
trị này phải được ghi giảm khoản lãi ngay lập tức (Trần Xuân Nam, 2011, tr.13).
Việc thu hẹp là cần thiết, hiện tại VAS có nhiều chuẩn mực đã phù hợp với
IAS/IFRS như VAS 14- Doanh thu, ....nhưng còn một số chuẩn mực còn chưa được
soạn thảo, áp dụng như IAS 32/39, 40,... Ngoài ra, do VAS được soạn từ IAS/IFRS
nên luôn bị chậm so với quốc tế vài năm.
- Các DN FDI áp dụng CMKT nhưng đôi khi một số nội dung trong các quy
định còn khác nhau dẫn tới khó khăn trong thực hiện như TT45/2013 về TSCĐ, TT228
về dự phòng,....
- Các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam còn lợi dụng sơ hở chính
sách thuế dẫn tới chuyển giá, trốn thuế, gian lận thuế. Vấn đề này còn tồn tại nhiều ở
cả các DN FDI lớn.
- Giữa kế toán và thuế còn nhiều khác biệt dẫn tới khó khăn khi thực hiện công
tác kế toán. Kế toán viên chủ yếu phục vụ việc kê khai quyết toán thuế mà đôi khi làm
sai lệch, méo mó BCTC để nhằm đồng nhất số liệu kế toán và thuế.
Đối với nhân tố giáo dục, tính chuyên nghiệp
Đổi mới giáo dục ngành kế toán bên cạnh việc nâng cao tính chuyên nghiệp của
người làm kế toán là một trong những việc làm rất cần thiết. Cần xóa bỏ dần tư tưởng
bảo thủ, ngại đổi mới của kế toán, ngoài ra cần tuyên truyền, giáo dục tới kế toán về
trách nhiệm công việc nhằm tăng thời gian gắn bó lâu dài với công việc kế toán tại DN
FDI. Cách làm như sau:
Đổi mới chương trình đào tạo kế toán của các trường đại học, áp dụng phương
pháp lấy người học làm trung tâm (SCL) vào đào tạo kế toán và tài chính (Phạm Đức
Cường, 2017)
Janor và cộng sự (2013) (trích dẫn trong Phạm Đức Cường (2017, tr 25) cho
rằng: Phương pháp này được xác định là một trong những cách tiếp cận tốt nhất có thể
giúp sinh viên đạt được tám tiêu chí nghề nghiệp, bao gồm: (i) kiến thức; (ii) kỹ năng
thực hành; (iii) kỹ năng và trách nhiệm xã hội; (iv) giá trị, thái độ và tính chuyên
nghiệp, (v) giao tiếp, lãnh đạo và kỹ năng nhóm; (vi) giải quyết vấn đề và các kỹ năng
khoa học; (vii) quản lý thông tin và các kỹ năng học tập suốt đời; (viii) kỹ năng quản
lý và kinh doanh. Các nghiên cứu trước đây cho thấy học tập hợp tác thông qua
phương pháp tiếp cận SCL là phương pháp phù hợp để phát triển và nâng cao các kỹ
năng mà sinh viên cần phải có sau khi hoàn thành chương trình giáo dục chính quy.
Boud & Feletti, (1997) (trích dẫn trong Phạm Đức Cường (2017, tr 26) cho
rằng các điểm mạnh của phương pháp này bao gồm (1) khả năng lái sự tò mò của sinh
viên; (2) cho phép sinh viên có được các thuộc tính, chẳng hạn như sáng kiến, và để
học các kỹ năng tư duy phê bình và giải quyết vấn đề, đồng thời thu thập kiến thức về
các khái niệm thiết yếu của khóa học; (3) cho phép sinh viên tìm, xác định và sử dụng
các tài nguyên học tập thích hợp, do đó có được các kỹ năng học tập suốt đời; (4) giúp
phát triển các kỹ năng tư duy phê phán thông qua các vấn đề đã được xây dựng cẩn
thận. Theo cách tiếp cận PBL, trong các hoạt động của nhóm, sinh viên được rèn luyện
kỹ năng giao tiếp và nâng cao kinh nghiệm học tập, giải quyết những vấn đề thực tế
ngay từ khi trên ghế nhà trường.
Nhiều học giả đã lập luận rằng phương pháp này phù hợp với chương trình
đào tạo kế toán, bởi lẽ có sự thay đổi liên quan đến phương pháp giảng dạy, các hoạt
động học tập, nội dung môn học, và đánh giá khóa học. Ngoài việc tiếp nhận kiến thức
từ giảng viên, sinh viên còn có được nhiều kiến thức khác thông qua các bài tập nhóm
và bài tập cá nhân, các buổi trình bày theo nhóm, quá trình học tập ngoài lớp học, các
buổi học tập bằng trải nghiệm thực tế và qua các buổi được sử dụng công nghệ truyền
thông thông tin (Phạm Đức Cường, 2017, tr 27-28).
Thực hiện chiến lược thay đổi phương pháp giảng dạy có thể bị hạn chế bởi lý
do ngân sách hoặc do mục tiêu đào tạo của từng cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, các giảng
viên kế toán nên làm quen với các phương pháp giảng dạy tiếp cận dựa trên giải quyết
vấn đề theo phương pháp giải quyết vấn đề (PBL-Proplem –based Learning), phương
pháp giảng dạy theo định hướng tiếp cận chu trình (POGIL – Process Oriented Guided
Inquyry Learning),… là hết sức cần thiết.
Thay đổi quan điểm dạy kế toán là điều kiện tất yếu trong tình hình mới. Cập
nhật và tiếp cận các giáo trình nước ngoài, IFRS, GAAP… để thay đổi giáo trình, giáo
án giảng dạy. Các khoa, các trường có đào tạo ngành kế toán cần có những thay đổi:
- Về quan điểm: Dạy kế toán là dạy kinh doanh và quản lý. Ngược lại, người
học kế toán là học để kinh doanh, chứ không thông túy là người sắm vai trò ―kiểm
tra, kiểm soát và cung cấp thông tin…;
- Điều chỉnh lại chương trình đào tạo, đề cương chi tiết. Trong đó chú ý đổi mới
phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá;
- Biên soạn lại giáo trình Nguyên lý kế toán: Tập trung trình bày các khái niệm,
phương pháp kế toán và các nguyên tắc, khuôn mẫu kế toán mang tính nền tảng;
- Biên soạn lại các giáo trình Kế toán tài chính theo các hướng đi từ kiến
thức chung đến chi tiết, từ chuẩn mực cơ bản đến các chuẩn mực nâng cao. Kết cấu
các chương theo khoản mục kế toán, theo các chuẩn mực từ chung đến cụ thể, hay
theo hướng tiếp cận các chu trình kế toán cơ bản trong hoạt động SXKD trong DN;
Cần chuyển đổi giảng dạy hệ thống kế toán hiện hành qua IFRS. Khoa Kế toán,
bộ môn Kế toán tài chính của các trường cần soạn thảo ra nhiều tài liệu giảng dạy của
mình như các giáo trình, slides thuyết trình, nghiên cứu trường hợp, bài tập, các bài
trắc nghiệm, vì khi chuyển qua giảng dạy IFRS, không có nhiều tài liệu giảng dạy sẳn
có. Trong thời gian đầu, cần tham khảo các tài liệu này ở nước ngoài, chuyển thể cho
phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Đặc biệt, các ví dụ, minh họa, nghiên cứu trường hợp
có sử dụng số liệu kế toán cần trích dẫn từ BCTC của các công ty Việt Nam thay vì sử
dụng BCTC từ các tài liệu nước ngoài, vì sẽ có sự khập khiễng về bối cảnh và những
quy định pháp lý. Cần nghiên cứu các tình huống thực tế từ các nguồn sẵn có (thông
qua website) của các công ty kiểm toán, tổ chức nghề nghiệp để biên soạn các tình
huống phục vụ giảng dạy. Biên soạn giáo trình kế toán tài chính cũng cần có sự thay
đổi về cách tiếp cận. Thay vì trình bày lại những gì được nêu trong chế độ kế toán
(nhất là liệt kê định khoản) hay chuẩn mực, cần tập trung trình bày và phân tích khái
niệm, nguyên tắc kế toán. Minh họa ghi chép trên tài khoản chỉ ở dạng nguyên tắc
chung. Cũng cần minh họa các trường hợp cụ thể trong thực tế gắn với các nội dung
trình bày để giúp sinh viên tự học vì thời lượng không cho phép giảng dạy tất cả các
nội dung, nguyên tắc kế toán (Nguyễn Công Phương, 2017, tr 37).
Chú trọng đến các kỹ năng làm việc nhóm, khả năng làm việc độc lập và nâng
cao nghiệp vụ về công nghệ thông tin, ngoại ngữ để có khả năng tự nghiên cứu các tài
liệu, chương trình đào tạo quốc tế. Tăng cường mở rộng liên kết với các tổ chức đào
tạo quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi học tập kinh nghiệm và tiếp
cận với các phương pháp quản lý hiện đại.
Thay vì đào tạo ra các nhân viên kế toán thành thạo việc ghi sổ và lập BCTC, các
trường đại học cần phải đào tạo ra các nhân viên kế toán chuyên nghiệp có kiến thức về
chiến lược, quản trị kinh doanh, có hiểu biết về hành vi trong tổ chức và quy trình, công
nghệ, v.v… Muốn vậy, trước hết cần thay đổi nhận thức về kế toán, mục tiêu đào tạo cử
nhân kế toán để đổi mới chương trình, giáo trình, nội dung và phương pháp đào tạo.
Về chương trình đào tạo: Cần giảm bớt những học phần với mục tiêu trang bị
kiến thức phục vụ cho ghi sổ kế toán. Các môn học kế toán tài chính nên tập trung
trang bị kiến thức về CMKT và sự vận dụng các chuẩn mực này trong các lĩnh vực
kinh doanh khác nhau.
Về nội dung đào tạo: Các học phần cần coi trọng các nguyên tắc, nguyên lý,
chuẩn mực là cơ sở nền tảng của kế toán. Thay vì chỉ dạy cho sinh viên chế độ kế toán
và cách thức ghi sổ kế toán trong các tình huống cụ thể (coi trọng hạch toán vào các tài
khoản), các trường đại học cần quan tâm trang bị cho sinh viên các kiến thức cần thiết
liên quan đến CMKT, bao gồm chuẩn mực KTVN và IAS/IFRS nhằm trang bị các
kiến thức và sự hiểu biết về chuẩn mực, nguyên tắc kế toán từ đó có thể phân tích và
xử lý được các tính huống phức tạp về kế toán. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến đạo
đức nghề nghiệp, các kỹ năng cần thiết để phát triển nghề nghiệp, trở thành nhân viên
kế toán chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn của các Hội nghề nghiệp quốc tế và Việt Nam
cũng cần được coi trọng trong nội dung đào tạo.
Về giáo trình: Thay vì biên soạn giáo trình kế toán chỉ dựa trên các văn bản do
cơ quan quản lý ban hành, cần dựa vào các CMKT để biên soạn. Hệ thống các chuẩn
mực quốc tế về trình bày BCTC cũng luôn thay đổi, do vậy các nội dung của các giáo
trình kế toán cũng cần cập nhật thường xuyên để không lạc hậu với thế giới. Để thực
hiện được các yêu cầu trên, cần có sự phối hợp tích cực giữa các Hội nghề nghiệp kế
toán, kiểm toán với các trường đại học trong quá trình xác định chuẩn đầu ra, xây dựng
chương trình và nội dung đào tạo đại học ngành kế toán. Cụ thể: Khi xây dựng chuẩn
đầu ra, các hội nghề nghiệp cần tham gia để giúp các trường xác định được các yêu
cầu về kiến thức chuyên môn và kỹ năng để có thể trở thành một nhân viên kế toán
chuyên nghiệp. Trong quá trình xây dựng chương trình và xác định nội dung đào tạo,
các hội nghề nghiệp cần tham gia để tư vấn cho các trường nên xây dựng chương trình
và xác định nội dung giảng dạy như thế nào để đạt được những yêu cầu kiến thức và
kỹ năng đã được xác định trong chuẩn đầu ra (Nghiêm Văn Lợi, 2017, tr 51).
Đối với nhân tố kỹ thuật nghiệp vụ
Chuẩn mực KTVN cần hoàn chỉnh, sửa đổi, bổ sung trong đó bao gồm về biểu
mẫu cụ thể về BCTC; hệ thống tài khoản kế toán; hệ thống chứng từ sử dụng; nguyên
tắc ghi nhận tài sản…khi đó sẽ hạn chế được thói quen làm kế toán dựa vào những
hướng dẫn cụ thể bao gồm cả định khoản kế toán được quy định trong chế độ kế toán
của kế toán. Mặt khác, cần tăng tốc lộ trình cải cách tài chính tại Việt Nam nhằm đáp
ứng được yêu cầu hội nhập, phù hợp với yêu cầu đổi mới. Để các hoàn thành các mục
tiêu trên, các công việc cần được thực hiện như sau:
Chỉnh sửa, bổ sung chế độ kế toán thống nhất đối với kế toán DN: Luật kế toán
2015, thông tư 200/2014/TT-BTC, thông tư 133/2016/TT-BTC … mới được ban hành và
áp dụng, mặc dù đã khắc phục được nhiều tồn tại trước đây nhưng vẫn còn đó nhiều bất
cập. Vì vậy, Bộ Tài Chính cần chỉnh sửa, bổ sung nhằm hoàn thiện chế độ kế toán DN
theo hướng thống nhất một chế độ kế toán cho khu vực DN, bao trùm toàn bộ các hoạt
động tại các DN cũng như các hoạt động có liên quan. Chế độ kế toán DN theo đó quy
định thống nhất bao gồm: Hệ thống tài khoản để phản ánh và cung cấp thông tin, hệ thống
chứng từ để thu thập thông tin, hệ thống báo cáo kế toán trong đó bao gồm BCTC…
Hoàn thiện hệ thống BCTC: Thống nhất các quy định và phương pháp chung
cho các DN trong việc thiết lập BCTC nhằm cung cấp thông tin minh bạch, tin cậy,
hữu ích cho mọi đối tượng sử dụng thông tin. Để thực hiện việc làm này đòi hỏi xác
định nhu cầu cụ thể của từng đối tượng.
Hoàn thiện hệ thống tài khoản và hệ thống chứng từ: Bổ sung, điều chỉnh hệ thống
tài khoản thống nhất cho toàn bộ khu vực kế toán DN theo hướng mở. Đối với hệ thống
chứng từ cần hoàn thiện hệ thống thông tin đầu vào, hệ thống xử lý và kết xuất thông tin
đầu ra nhằm đảm bảo thu thập, minh chứng và cung cấp thông tin kế toán cho các đối
tượng sử dụng. Đặc biệt chứng từ là hóa đơn GTGT cần có nhiều biện pháp cụ thể để xóa
bỏ tình trạng hóa đơn ma cũng như việc mua, bán hóa đơn như hiện nay.
Với phương pháp hạch toán kế toán và trình bày BCTC nên được điều chỉnh
theo hướng tiến dần đến sự hòa hợp với IAS/IFRS và phù hợp với tình hình phát triển
của Việt Nam hiện nay, cụ thể như sau:
- Cổ tức phải trả: Nên ước tính cổ tức phải trả vào cuối năm tài chính và trình
bày như một khoản phải trả được tách từ lợi nhuận chưa phân phối từ nguồn vốn và
chuyển lên khoản mục phải trả trên bảng CĐKT.
- Báo cáo tình hình thay đổi vốn chủ sở hữu: Vì tầm quan trọng của báo cáo nên
tách riêng thành một báo cáo độc lập thay vì phải để vào bản thuyết minh BCTC.
- Lãi cơ bản trên cổ phiếu pha loãng nhằm giúp cho nhà đầu tư có cơ sở để dự
đoán lãi cơ bản trên cổ phiếu trong tương lai đối với trường hợp công ty phát hành các
công cụ tài chính, vì vậy lãi cơ bản trên cổ phiếu pha loãng nên là chỉ tiêu bắt buộc
phải trình bày trên BCTC.
- Kế toán các khoản đầu tư: Nên sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu khi phản
ánh giá trị các khoản đầu tư tại BCTC riêng.
- Hệ thống tài khoản, DN nên được trao quyền chủ động trong việc tự xây dựng một
hệ thống tài khoản phù hợp với đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh của từng DN.
- Từng bước xây dựng thị trường hoạt động tại Việt Nam để làm tiền đề áp
dụng phương pháp FV trong hạch toán kế toán nên được cân nhắc và xem xét (Võ Thị
Quý, Nguyễn Thị Liên Hương, 2010, tr 16).
Nhóm soạn thảo CMKT cần có đại diện của các nhóm lợi ích có liên quan đến
DN. Bộ Tài Chính ở góc độ điều hành vĩ mô cần đảm bảo cân đối lợi ích của các bên
có liên quan. Thực tiễn trong quá trình đổi mới của nước ta đã cho thấy BCTC không
còn hướng đến đối tượng duy nhất là cơ quan Thuế như trước đây, mà đã quan tâm
đến nhiều nhóm đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, những sự kiện về không minh bạch
thông tin của nhiều công ty yết giá như trường hợp công ty dược Viễn Đông đã cho
thấy lợi ích của người đầu tư ít được coi trọng. Đó còn chưa kể đến nhiều tập đoàn
Nhà nước, với tài sản vẫn công bố thông tin theo giá gốc nên việc bảo toàn vốn và đo
lường hiệu quả vẫn là vấn đề cần xem xét. Do vậy, cần xem xét nhu cầu thông tin của
các nhóm lợi ích lớn đối với từng loại DN để có những yêu cầu về đo lường và công
bố thông tin một cách thích hợp.
Cần rà soát những nhóm tài sản, những quan hệ kinh tế và cả những BCTC mà
ở đó tác động của nó đối với lợi ích của người sử dụng là quan trọng nhất. Những đối
tượng kế toán cần phải rà soát có thể kể đến như: Bất động sản đầu tư, tài sản vô hình,
nông nghiệp, tài nguyên khoáng sản, BCTC hợp nhất là những điển hình cần cải cách,
phù hợp với sự dịch chuyển kinh tế nước ta trong thời gian tới. Khi đó nó sẽ chi phối
đến quá trình đo lường và công bố thông tin tài chính theo như tiêu chuẩn quốc tế. Tất
nhiên, trong kịch bản đổi mới như vậy, phía DN phải có những cách thức để cải tổ hệ
thống thông tin của mình và chi phí kế toán sẽ cao hơn; nhưng DN cũng cần nhận thức
về lợi ích nhận được khi sẽ nhiều đối tác hiểu hơn và hợp tác với mình. Đó cũng thể
hiện trách nhiệm của mỗi DN đối với cộng đồng kinh doanh nhằm giảm thiểu sự bất
cân xứng về thông tin.
Cần chú ý đến những đặc thù của DN lớn và DN NVV để xây dựng chuẩn mực
phù hợp. Bộ chuẩn mực quốc tế cho DN NVV đã được sự ủng hộ của nhiều nước và
đã được vận dụng ở nhiều quốc gia vì vai trò to lớn của khối DN này. Điều này cũng
đặt ra một cuộc cải cách trong kế toán cho các DN NVV, trong đó phải luôn cân nhắc
đến khía cạnh chi phí và lợi ích. Trong điều kiện công nghệ phát triển hiện nay, nhiều
DN NVV đã sử dụng các PMKT trong công tác kế toán của mình (Trần Đình Khôi
Nguyên, 2011, tr.12+34).
Việc thu hẹp giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế là hết sức cần thiết, cần phải
được chú trọng. Tuy nhiên, cần hòa nhập nhưng không hòa tan, phải vận dụng hợp lý
và phù hợp với điều kiện kinh tế và xã hội của Việt Nam. Nên có lộ trình thay đổi rõ
ràng, đi kèm với các biện pháp đào tạo, cập nhật tránh việc có nhiều sự thay đổi trong
thời gian ngắn gây nhầm lẫn cho người hành nghề.

You might also like