You are on page 1of 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬT


**********

BÁO CÁO CUỐI KÌ MÔN KỸ NĂNG MỀM


Mã lớp: 125491
CHỦ ĐỀ: “ Các môn đại cương có cần phải đặt ra tiêu chuẩn quá
cao hay không và có ứng dụng đối với sự nghiệp sau này”
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Tú
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 5 – DRIM
STT Họ và tên MSSV ĐIỂM Điểm thi ĐIỂM
BTN2 viết CK
1 Lê Phương Dung 20196979
2 Ngô Quốc Dũng 20183896
3 Nguyễn Tuấn Dũng 20181427
4 Phạm Ngọc Dũng 20194257
5 Trần Trọng Dũng 20181431
6 Nguyễn Vân 20192796
Dương
7 Nguyễn Sỹ Duy 20184814
8 Nguyễn Bá Duy 20194261
9 Phạm Đức Duy 20192803
10 Trần Thị Duyên 20186168
Hà Nội, 2021
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
NỘI DUNG........................................................................................................................ 2
Phần 1: Mô tả nhóm....................................................................................................2
1.1 Khái niệm nhóm................................................................................................2
1.2 Lợi ích khi làm việc theo nhóm.........................................................................2
1.3 Biểu đồ DISC của từng thành viên....................................................................3
1.4 Mô hình 5P chiến lược nguồn nhân sự..............................................................7
1.5 Các giai đoạn phát triển nhóm...........................................................................9
Phần 2: Lập kế hoạch nhóm......................................................................................15
2.1 Khái niệm lập kế hoạch nhóm.........................................................................15
2.2 Vai trò của lập kế hoạch nhóm........................................................................15
2.3 Xác định nội dung công việc trong lập kế hoạch.............................................16
2.4 Mô hình 5A trong lập kế hoạch.......................................................................18
Phần 3: Thực hiện.....................................................................................................21
3.1 Giới thiệu đề tài...............................................................................................21
3.2 Thực hiện đề tài...............................................................................................21
Phần 4: Đánh giá hiệu quả........................................................................................24
4.1 Kết quả nhóm đã đạt được...............................................................................24
4.2 Ý nghĩa của làm việc nhóm đối với hình thành và phát triển các kĩ năng làm
việc mỗi cá nhân........................................................................................................24
4.3 Đánh giá từng thành viên của nhóm trưởng.....................................................25
4.4 Cảm nhận của mỗi thành viên sau quá trình học.............................................26
TỔNG KẾT...................................................................................................................... 34
Tài liệu tham khảo............................................................................................................ 35
LỜI MỞ ĐẦU

Mỗi người đều là phiên bản Limited Edition của chính mình, mang những cá tính
và màu sắc độc nhất. Đặc biệt với con người Bách Khoa, chúng em luôn tin rằng chúng ta
có một dấu ấn rất riêng, rất đặc trưng. Ngôi trường kĩ thuật với dân số đa phần là các bạn
nam tưởng rằng sẽ khô khan nhưng lại năng động, mang nét di dỏm không hề thiếu
“muối”. Đúng vậy, ai cũng muốn thể hiện bản thân, mong được sự công nhận từ mọi
người, muốn bản thân mình hoàn thiện hơn. Vì vậy, kĩ năng mềm tốt là điều quan trọng
đối với sinh viên, nó là trợ thủ đắc lực cho công việc cũng như cuôc sống cá nhân của
chúng ta hiện tại và tương lai.

10 con người từ những khoá học, ngành học khác nhau, chúng em may mắn được
gặp và chung nhóm 5 để tạo nên “DRIM” - một người bạn tinh thần rất có ý nghĩa.
Những giai đoạn đầu có nhiều khó khăn, mọi người còn có khoảng cách, chưa trò chuyện
được nhiều nên việc bày tỏ những suy nghĩ, đóng góp cho nhóm còn hạn chế, cộng thêm
với tình hình dịch bệnh phức tạp khiến cơ hội để gặp mặt, trao đổi trực tiếp càng khó hơn.
Dù vậy, với sự cố gắng và tinh thần của các bạn, sự động viên và truyền lửa của cô
Nguyễn Thị Thanh Tú, chúng ta đi đến những giai đoạn cuối cùng. Có nhiều điều tiếc
nuối nhưng sau tất cả đó là những bài học, những kỉ niệm, giúp mỗi cá nhân trưởng thành
hơn sau môn học.

 “Gặp nhau là duyên, đi với nhau là nỗ lực.” Cảm ơn các thành viên đã nỗ lực
cùng nhau thực hiện mục tiêu chung của chúng ta. Cảm ơn cô Tú đã kiên nhẫn, chia sẻ và
đồng cảm với chúng em. “DRIM” - Nếu bạn không tự xây dựng ước mơ của mình, người
khác sẽ thuê bạn xây dựng ước mơ của họ.  

Nhóm 5 – DRIM

1
NỘI DUNG

Phần 1: Mô tả nhóm
1.1 Khái niệm nhóm
Nhóm là một tập hợp từ hai người trở lên có cùng mục tiêu (nhiệm vụ, chí hướng,
nhu cầu, đam mê, sở thích, thói quen…).

- Về tổng thể, nhóm là một số nhỏ những người có kỹ năng tương quan hỗ trợ lẫn
nhau để thực hiện một công việc cụ thể thông qua làm việc nhóm.

- Về cá nhân, nhóm là một tập hợp những người có cùng trách nhiệm hoàn thành
một công việc đề ra.
- Làm việc nhóm là sự hợp tác làm việc, có định hướng rõ ràng giữa các thành viên
trong cùng một đội, nhằm đạt mục tiêu chung.

1.2 Lợi ích khi làm việc theo nhóm

Hình 1.1: Lợi ích khi làm việc nhóm

2
- Tăng hiệu suất: Làm việc nhóm đồng nghĩa với việc nguồn lực dành cho công việc
nhiều hơn do mỗi cá nhân có những kỹ năng riêng hỗ trợ lẫn nhau trong công việc.
- Phát triển năng lực bản thân: Hoạt động nhóm là cơ hội tốt để học hỏi từ những
thành viên trong nhóm và phản ánh những khuyết điểm còn thiếu của bản thân. Sự
phát triển của một thành viên cũng sẽ kéo theo sự phát triển của các thành viên
khác và của cả nhóm nói chung.
- Thỏa mãn nhu cầu cá nhân: Nhóm là môi trường để mỗi cá nhân thể hiện năng lực
và quan điểm của bản thân và nhận được sự góp ý từ những thành viên khác.
- Tạo sự thân thiện: Làm việc nhóm giúp làm quen với những người bạn mới và trau
dồi khả năng giao tiếp cũng như xử lý tình huống khiến cho cá nhân hòa đồng và
dễ gần hơn
- Lắng nghe, chia sẻ: Góp sức cho một mục tiêu chung và san sẻ trách nhiệm khiến
cho các cá nhân có tinh thần đoàn kết đùm bọc lẫn nhau, đồng thời biết cảm thông
chia sẻ cho những khó khăn của nhau.

Qua quá trình làm các bài tập nhóm của môn học kỹ năng mềm, nhóm DRIM đã
đạt được kết quả ngoài mong đợi nhờ sự hợp tác tích cực và sôi nổi của các thành viên.
Đem lại hiệu suất cao và giúp phát triển từng thành viên trong nhóm.

1.3 Biểu đồ DISC của từng thành viên


1.3.1 Khái niệm DISC
DISC là một công cụ xác định tính cách của người đối diện tại một thời điểm nhất
định thông qua quan sát hành vi của họ. Theo lý thuyết này, tính cách của mỗi người
trong số chúng ta đều nằm trong 4 khuôn mẫu hành vi của 4 nhóm: D (Dominance - Sự
thống trị), I (Influence - Sự ảnh hưởng), S (Steadiness - Sự kiên định), C - (Compliance -
Sự tuân thủ). Cụ thể là:

- Nhóm D - Người thủ lĩnh: Người thuộc nhóm này sẽ có tính cách nhanh nhẹn,
hoạt bát, mạnh mẽ, tự tin, chủ động, tập trung, năng động, hướng tới kết quả

3
công việc. Người này thường hành động nhanh, đi nhanh, nói nhiều, nói nhanh,
mặt dễ đỏ khi nói hăng, hành động tay luôn thẳng, nhanh, thích nói về bản thân
hoặc những thứ liên quan đến bản thân. 
- Nhóm I - Người tạo ảnh hưởng: Nhiệt tình, cởi mở, vui vẻ, hòa nhã, lạc quan,
thích cái mới, sáng tạo, hướng tới con người. Người này có khả năng thuyết phục
cao, thích nói cười, hài hước, năng động, có tố chất sáng tạo, đi nhanh nhưng
không thẳng, hứng thú điều mới lạ, thích trải nghiệm điều mới.
- Nhóm S - Người kiên định: Điềm đạm, từ tốn, ổn định, chín chắn, kiên định, lắng
nghe có kế hoạch, đáng tin cậy, tận tâm, trách nhiệm, quan tâm tới con người.
Người này thường ít nói, nói nhỏ, hơi ngại rủi ro, sợ đám đông, thích lắng nghe,
thích tâm sự, hay quan tâm người khác.  
- Nhóm C - Người kỷ luật: Chính xác, bình tĩnh, cầu toàn, cẩn trọng, trật tự, đúng
đắn, tập trung, công bằng, rõ ràng, thận trọng, tư duy Logic, hướng tới kỹ thuật.
Người này ít nói, nói chậm, nhiều khi khó hiểu vì diễn đạt không tốt, không hay
dài dòng, chỉn chu, thích ngăn nắp, làm việc có sắp xếp, Logic.

Hình 1.2: Mô hình DISC

4
Cũng giống như nhiều công cụ dự đoán tính cách khác, DISC là một công cụ hữu
ích để cá nhân có thể hiểu rõ bản thân và những người xung quanh. Riêng với những
người làm nhân sự, DISC có thể giúp bạn nắm được điểm mạnh, điểm yếu của đối
phương để có phương án khai thác, sử dụng và điều chỉnh hợp lý. 

1.3.2 Cách xác định tính cách theo mô hình DISC

DISC sử dụng những cặp phạm trù đối lập về tính cách. Đó là:

Chủ động > < Bị động

Hướng về con người > < Hướng về công việc

Từ đây, việc xác định tính cách dựa trên DISC được quy trình hóa thành ba bước:

Bước 1: Xác định tiêu chí đầu tiên - Chủ động / Bị động

Hãy để ý xem đối tượng là người chủ động nói lên ý kiến của mình hay phải đợi ta
hỏi mới bắt đầu nói. Hoặc trong câu chuyện, liệu người đó chủ động dẫn dắt câu chuyện
hay chỉ trả lời ngắn gọn rồi thôi. Không chỉ việc nói chuyện, bạn có thể nên để ý tốc độ
và độ chủ động của những công việc khác mà đối tượng làm để từ đó phán đoán. 

Bước 2: Xác định tiêu chí thứ hai - Hướng về công việc / con người

Những người có kiến thức chuyên môn tốt, có khả năng phân tích dữ liệu cứng
nhắc một cách hợp lý là điển hình của người có thiên hướng về công việc.

Ngược lại, người có thiên hướng về con người lại thường có tính cách hài hòa,
trang nhã, rất dễ gần khi tiếp xúc. Họ không quá giỏi trong việc phân tích sổ sách hay đưa
ra những quyết định quan trọng nhưng bù lại rất quan tâm đến suy nghĩ người khác. 

5
Bạn hoàn toàn có thể đặt ra tình huống và xem liệu người này có bị cảm xúc chi
phối quá nhiều khi quyết định không.

Bước 3: Tổng hợp kết quả 2 bước trên 

Sau khi đã kiểm tra và có được kết quả, giờ là lúc bạn ghép chúng lại và đoán xem
người đối diện thuộc tính cách gì. Sau đây là 4 nhóm kết quả bạn sẽ nhận được sau khi
phân tích: 

- Nhóm 1: Chủ động + Hướng tới công việc: Đây là dấu hiệu chủ đạo của
nhóm D - Người thủ lĩnh. 
- Nhóm 2: Chủ động + Hướng tới con người: Đây là dấu hiệu chủ đạo của
nhóm I - Người tạo ảnh hưởng.
- Nhóm 3: Bị động + Hướng tới con người: Đây là dấu hiệu chủ đạo của nhóm
S - Người kiên định. 
- Nhóm 4: Bị động + Hướng tới công việc: Đây là dấu hiệu chủ đạo của nhóm
C - Người kỷ luật.

1.3.3 Tính cách theo DISC của từng thành viên trong nhóm
Áp dụng các bước xác định tính cách DISC cùng với việc quan sát quá trình làm
việc và tham khảo ý kiến các thành viên trong nhóm, chúng em đưa ra được đánh giá về
tính cách của từng thành viên dựa vào các tiêu chí trên. Sau đây là bảng đánh giá tính
cách của các thành viên trong nhóm:

Dominance Influence Steadiness Compliance

Người thủ lĩnh Người tạo ảnh Người kiên định Người kỉ luật

6
hưởng

Trần Trọng Dũng Trần Thị Duyên Ngô Quốc Dũng Nguyễn Bá Duy

Phạm Ngọc Dũng Nguyễn Vân Dương Nguyễn Tuấn Dũng Phạm Đức Duy

Nguyễn Sỹ Duy

Lê Phương Dung
Bảng 1.1: Tính cách theo DISC của từng thành viên trong nhóm

Nhóm DRIM chúng em, 10 con người, 10 màu sắc khác nhau. Chúng em cùng
nhau tạo nên một tập thể đoàn kết. Với thế mạnh đủ cả 4 loại tính cách, nhóm chúng em
có đủ điều kiện để hoàn thành tốt công việc được giao.

1.4 Mô hình 5P chiến lược nguồn nhân sự

Khi đã có những hiểu biết cơ bản về các nhóm tính cách của các thành viên
trong nhóm thì người nhóm trưởng cần phải biết cách quản trị nhân lực của nhóm.
Làm việc nhóm luôn cần phương pháp quản trị tốt, nhóm sinh ra để tỏa sáng đã quyết
định chọn ra phương pháp quản trị nguồn nhân lực của nhóm theo mô hình 5P.

Trước tiên, nhóm có tìm hiểu cơ bản về mô hình 5P như sau: 

- 5P là mô hình tương đối toàn diện về cấu trúc và các thành phần của một
chiến lược quản trị nguồn nhân lực do Schuler (1992) phát triển. 
- Mô hình 5P gồm 5 yếu tố: triết lý quản trị nguồn nhân lực (Philosophy),
chính sách nguồn nhân lực (Policies), chương trình (Programs), hoạt
động/thông lệ (Practices) và quy trình quản trị nguồn nhân lực (Process). 
- Áp dụng chiến lược quản trị nguồn nhân lực vào quản trị nhân lực của
nhóm, nhóm rút ra những kết luận sau: Đầu tiên nhóm cần xác định mục
tiêu chiến lược của nhóm và phân tích một cách có hệ thống về những tác
7
động của nó đối với triết lý, chính sách, chương trình, hoạt động/thông lệ
và các quy trình quản trị nguồn nhân lực. Vận dụng linh hoạt chiến lược
quản trị nguồn nhân lực của Schuler để làm nổi bật ý nghĩa giữa chiến lược
và hành động của nhóm.

Và chúng em áp dụng vào chính nhóm chúng em. Cụ thể là:

- Chúng em đưa ra chiến lược của nhóm chia làm hai giai đoạn là: Giai
đoạn chuẩn bị lên kế hoạch, chuẩn bị nội dung và phân chia nguồn nhân
lực cho video bài tập lớn giữa kỳ và giai đoạn hai là chuẩn bị ôn tập thi và
làm báo cáo cuối kỳ.
- Các hành động của nhóm:

 Triết lý nguồn nhân lực: “DRIM” được chọn là tên nhóm với ý nghĩa nhóm
5 muốn truyền tải là: D- là chữ cái đầu tiên của tất cả các thành viên; R- run
together các thành viên được gặp gỡ nhau là khởi đầu, đi cùng nhau là nỗ
lực, cùng phấn đấu vì một mục tiêu chung; I- imagine một yếu tố quan
trọng để sáng tạo, gắn kết suy  nghĩ của mọi người; M- magical với mục
tiêu hướng tới những điều bất ngờ, thú vị.
Khi đọc “DRIM” giống  với ước mơ trong tiếng anh, đó cũng là điều
chúng em muốn truyền đạt đến thông qua Slogan “Nếu bạn không tự xây
dựng ước mơ của mình, người khác sẽ thuê bạn xây dựng ước mơ của họ”.
 Các chính sách nguồn nhân lực: Việc quản trị một nhóm gồm nhiều thành
viên là rất khó khăn và cần phải linh hoạt. Chính sách của nhóm là khuyến
khích các thành viên đưa ra ý kiến và lắng nghe ý kiến, lấy biểu quyết theo
số đông nhưng cũng luôn chọn lọc những ý kiến hay và sáng tạo từ các cá
nhân.
 Các chương trình nguồn nhân lực: Nhóm có hoạt động tuyên dương và
khen ngợi những thành viên tích cực, bên cạnh đó phê bình những thành
viên chưa hoàn thành tốt công việc.

8
 Các hoạt động nguồn nhân lực: Bên cạnh việc học tập, nhóm thường tổ
chức các buổi ngoại khóa đi chơi, ăn uống để các thành viên gắn kết với
nhau, hiểu nhau hơn và đưa ra những ý tưởng sáng tạo cho bài tập trên lớp.
 Các quy trình nguồn nhân lực: Khi bắt đầu một dự án làm làm việc thì
nhóm luôn phân chia công việc một cách rõ ràng và bám sát tiến độ của
từng thành viên trong nhóm.

1.5 Các giai đoạn phát triển nhóm


1.5.1 Quá trình hình thành và phát triển nhóm

Quá trình xây dựng và phát triển một đội nhóm thường trải qua 4 giai đoạn. Thực
tế, khi tham gia vào một nhóm để thực hiện một dự án, chúng ta cũng đã từng trải qua
những giai đoạn này, một cách vô thức mà chúng ta không nhận ra. Có những lúc cảm
thấy căng thẳng, chống đối và bất hoà với các thành viên khác trong nhóm, hay cảm thấy
mù mờ về phương hướng mà bạn đang đi, đọc tiếp 4 giai đoạn phát triển nhóm dưới đây,
chúng ta sẽ hiểu đó là những điều hiển nhiên sẽ trải qua để hoàn thành mục tiêu chung.

- Giai đoạn hình thành

Các cá nhân rời rạc tham gia vào hình thành nhóm là việc. 

 Tập hợp các cá nhân trong giai đoạn này giống như khởi đầu quan hệ
tình cảm xã hội, các cá nhân có biểu hiện rụt rè, khép kín. 
 Các ý kiến xung đột tuy không diễn ra trực tiếp. 
 Đây là giai đoạn có xu hướng cản trở những người lãnh đạo. 

Lúc này, vai trò của người lãnh đạo nhóm/quản trị dự án sẽ cần:
 Giúp các thành viên nắm rõ mục đích của nhóm và xác lập các mục tiêu
cụ thể.
 Thống nhất các quy tắc chung đảm bảo hoạt động nhóm.

9
 Quan sát, đánh giá các thành viên và có sự phân công nhiệm vụ phù
hợp. Phân tích nhân sự, giao việc và xác định mức độ cân bằng.

- Giai đoạn xung đột nội bộ

Các bất đồng ở giai đoạn hình thành ngấm ngầm và bục phát, dẫn đến
xung đột nội bộ gây ra trong nhóm thể hiện: 

 Các thành viên ít có sự giao tiếp, thiếu cởi mở trong công việc. 
 Có các cuộc mỉa mai, kích bác lẫn nhau giữa các thành viên. 
 Các thành viên chưa biết lắng nghe nhau. 
 Các bè phái hình thành, bất đồng tính cách và va chạm.

Đây là giai đoạn rất nhiều nhóm dẫn đến tan rã nếu như không có các
giải quyết. Nhưng cũng có rất nhiều nhóm khi diễn ra xung đột, họ ngồi lại
với nhau, cùng tìm hướng giải quyết và mục tiêu chung. Từ đó các nhóm có
thể vượt qua được. 

Vai trò của người trưởng nhóm: Giúp nhóm vượt qua giai đoạn này
bằng cách đảm bảo mọi người lắng nghe nhau, hiểu quan điểm của nhau và
tôn trọng sự khác biệt của nhau. Tất cả đều mang lại một quan điểm độc
đáo cho dự án và tất cả sẽ có ý tưởng để chia sẻ. Tạo điều kiện cho các cuộc
trao đổi trong các cuộc họp nhóm để giữ cho nhóm đi đúng hướng.

- Giai đoạn ổn định

Giai đoạn ổn định bắt đầu khi tập thể hóa giải được những xung đột, đạt
được sự đồng nhất trong quan điểm. Đây là giai đoạn hình thành chuẩn mực
trên cơ sở tin tưởng và gia tăng sự hợp tác, gắn bó giữa các thành viên. Các
cuộc đối thoại, tranh luận sẽ cởi mở và hướng đến công việc nhiều hơn, tiến
tới sự tự ý thức của từng cá nhân về vai trò của mình trong đội. Đồng thời
nhóm thống nhất được những nguyên tắc và chuẩn mực chung trong cách

10
thức tổ chức đội, phương pháp và quy trình làm việc (thay vì chỉ định một
chiều từ trưởng nhóm).

Ở giai đoạn này, nhóm nhận thấy lợi ích của sự cộng tác, từ đó: 

 Quá trình làm việc nhóm đã bắt đầu giảm được xung đột. 
 Các thành viên cùng lắng nghe nhau, tạo phương pháp làm việc chung
cho nhóm. 
 Các thành viên nhóm cũng có sự hợp tác cởi mở chia sẻ với nhau trong
công việc. 

Các hành vi thường gặp trong Giai đoạn bình thường hóa:

 Chấp nhận tư cách thành viên trong đội


 Thân thiện, tin tưởng lẫn nhau, chia sẻ những chuyện riêng tư
 Có khả năng đưa ra những phê bình mang tính xây dựng
 Cố gắng đạt được sự hoà hợp trong đội bằng việc tránh những xung đột
 Hình thành và duy trì những quy tắc cơ bản cũng như những ranh giới
của đội
 Có cảm giác gắn kết, hoà mình, đồng thời có mục tiêu chung với đội
- Giai đoạn hoàn thiện
Đội ổn định thành một hệ thống có tổ chức, hoạt động hiệu quả trên cơ
sở trao đổi ý kiến một cách tự do và thẳng thắn. Các thành viên làm việc
nhiệt tình, chủ động và tích cực vì thành công chung của cả đội. Tinh thần
đồng đội mới được bộc lộ rõ nét và sâu sắc nhất: phối hợp với nhau nhịp
nhàng, mỗi thành viên biết mình phải làm gì và được người khác kỳ vọng
ra sao... Dự án được hoàn thành chất lượng, đúng thời gian cam kết.

Ở giai đoạn này, nhóm dần đi vào ổn định và hoạt động trôi chảy hơn: 

 Các thành viên có thể thoải mái trao đổi quan điểm, và dần được người
khác chấp nhận dù đó có là ý kiến trái chiều. 

11
 Cả nhóm dần có được tiếng nói chung, cùng nhau hợp tác, hỗ trợ trong
cả công việc chung và riêng. 
 Công việc của cả nhóm dẫn diễn ra trôi chảy. 

Người lãnh đạo lúc này có thể:

 Giao phó nhiều nhiệm vụ nhất cho các thành viên nhóm.
 Tập trung vào việc phát triển thành viên trong đội ngũ.

Nhận xét:

Khi một nhóm được thành lập với một nhiệm vụ hay mục đích nào đó, thông
thường thời gian đầu nhóm hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, nhưng trải qua thời gian có
những thay đổi và mọi người hài hòa với nhau hơn. Teamwork cũng trải qua những giai
đoạn cụ thể, việc nắm rõ từng giai đoạn giúp trưởng nhóm phát huy tối đa hiệu quả làm
việc nhóm, tối thiểu chi phí khi thực hiện.

1.5.2 Giai đoạn khi làm việc nhóm

Ngoài 4 quá trình hình thành nhóm, khi mỗi nhóm hoạt động, thì đều trải qua 5
giai đoạn (gần tương tự với giai đoạn hình thành nhóm). Đây là 5 giai đoạn chủ yếu, và
hầu như tồn tại qua mỗi quá trình làm việc: 

- Forming ( Thành lập )

Giai đoạn mới thành lập đối với mỗi thành viên đó là một trải nghiệm
lạ, khiến cho ai cũng cảm thấy háo hức. Ở giai đoạn này, công việc được
gán cho mỗi thành viên dựa trên khả năng mỗi người. Qua đó các bạn cũng
sẽ bước đầu phối hợp với nhau để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc.
Cũng trong giai đoạn này, mọi thành viên có khuynh hướng hỏi rất nhiều

12
câu hỏi và thường trong tình trạng nhiệt tình, sôi động khi thực hiện dự án.
Vai trò của nhóm trưởng trong giai đoạn này là: 

 Xác định đúng năng lực của từng thành viên, phân công nhiệm vụ hợp
lý. 
 Tổ chức các cuộc họp nhóm thường niên, qua đó lập kế hoạch cụ thể. 
 Hướng tư tưởng của các thành viên luôn trong trạng thái làm việc khẩn
trương, liên tục, tránh tình trạng ỉ lại, dựa dẫm vào người khác. 
 Tạo ra một bầu không khí làm việc thoải mái, hợp tác giữa các thành
viên trên tinh thần tự nguyện. 
 Nắm vững tâm lý của từng thành viên trong nhóm, hiểu được những
thuận lợi và khó khăn trong cuộc sống riêng tư của từng người. Qua đó
tạo ra điều kiện thuận lợi nhất về thời gian, kinh tế để các bạn đóng góp
được nhiều nhất cho nhóm. 

- Storming (Bão tố)

Giai đoạn này, mỗi thành viên thể hiện quan điểm và lập trường của
mình trong dự án. Từ đó rất dễ xảy ra xung đột và bất hòa giữa các thành
viên trong đội, đây cũng là nguyên nhân khiến hiệu quả công việc chung
của nhóm bị chậm lại. Giai đoạn này cũng khiến nhiều người vỡ mộng hay
thất vọng về dự án, về đồng đội của mình. Không sẵn sàng giải quyết
những nhiệm vụ mình đảm nhận. Giai đoạn này kéo dài lâu quá sẽ không
tốt. Vai trò của trưởng nhóm cần phải: 

 Giải quyết xung đột và làm rõ các mục tiêu, các việc cần làm trong dự
án. 
 Tập trung toàn bộ thành viên trong nhóm để định hướng lại nhiệm vụ
của từng người. 
 Lấy một vài việc cụ thể mà nhóm đã hoàn thành để làm động lực cho
các thành viên hoàn thành những hạng mục còn gặp khó khăn.

13
- Norming ( Chuẩn hóa )

Khi các thành viên có sự trao đổi thân thiện và thống nhất rõ ràng về
mục tiêu nhóm, chuẩn hóa mục tiêu nhóm. Lúc này các thành viên của
nhóm hiểu nhau và tin tưởng lẫn nhau hơn. Qua đó tạo sự đoàn kết trong
nội bộ nhóm. Mọi người tập trung vào việc giải quyết vấn đề hơn là đấu
tranh lẫn nhau. Thành viên cũng có thể đảm nhiệm các công việc chéo nhau
nếu có người vắng mặt. Đây là giai đoạn rất quan trọng, là cơ sở của việc
hoàn thành nhiệm vụ mà nhóm được giao. Trong giai đoạn này, nhóm
trưởng cần phải: 

 Thúc đẩy tối đa sự sáng tạo và phối hợp của các thành viên. 
 Kêu gọi các thành viên chia sẻ trách nhiệm. + Bám sát những mục tiêu
và thời gian biểu đề ra. 
 Chia sẻ nhiệm vụ lãnh đạo với các thành viên khác.

- Performing ( Thực thi )

Ở giai đoạn này, mỗi thành viên được gán công việc và tính theo ngày.
Công việc sẽ trở thành những nhiệm vụ nhỏ và dễ dàng. Những thành viên
sẽ có cảm giác gắn bó với nhóm trong thời gian này. Trong thời gian này,
các quyết định thường được diễn ra nhanh chóng, không mất thời gian như
giai đoạn chuẩn hóa. Khi đó, nhóm có thể đạt kết quả cao trong công việc.
Từ đó, nhóm đã làm việc ổn định trong một hệ thống, cho phép trao đổi
những quan điểm tự do thoải mái và có sự hỗ trợ cao của cả nhóm đối với
mỗi thành viên và với các quyết định của nhóm. Vai trò của nhóm trưởng: 

 Tăng cường các cuộc họp đều đặn. 


 Tham gia những dự án lớn hơn. 
 Tìm kiếm thêm những động lực mới cho nhóm.

- Closed ( Kết thúc ):

14
Giai đoạn này nhóm kết thúc dự án, có thể liên hoan sự thành công
hoặc giải tán nhóm. Có thể nhóm vẫn được duy trì hoạt động cho các dự án
tiếp theo.

Phần 2: Lập kế hoạch nhóm


2.1 Khái niệm lập kế hoạch nhóm
Cho đến nay thì có rất nhiều khái niệm về chức năng lập kế hoạch. Với mỗi quan
điểm, mỗi cách tiếp cận khác nhau đều có khái niệm riêng nhưng tất cả đều cố gắng biểu
hiện đúng bản chất của phạm trù quản lý này. Nếu đứng trên góc độ ra quyết định thì:
“Lập kế hoạch là một loại ra quyết định đặc thù để xác định một tương lai cụ thể mà các
nhà quản lý mong muốn cho tổ chức của họ “. Quản lý có bốn chức năng cơ bản là lập kế
hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Lập kế hoạch có thể ví như là bắt đầu từ rễ cái của
một cây sồi lớn , rồi từ đó mọc lên các “ nhánh” tổ chức , lãnh đạo và kiểm tra.

Tóm lại, lập kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối với mỗi nhà quản lý bởi vì
nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai, giúp
nhà quản lý xác định được các chức năng khác còn lại nhằm đảm bảo đạt được các mục
tiêu đề ra.

2.2 Vai trò của lập kế hoạch nhóm


- Khai thác tối ưu nguồn lực của các thành viên trong doanh nghiệp

 Lập kế hoạch cho biết mục tiêu, và cách thức đạt được mục tiêu của doanh
nghiệp. Khi tất cả nhân viên trong cùng một doanh nghiệp biết được doanh
nghiệp mình sẽ đi đâu và họ sẽ cần phải đóng góp gì để đạt được mục tiêu đó,
thì chắc chắn họ sẽ cùng nhau phối hợp, hợp tác và làm việc một cách có tổ
chức. Nếu thiếu kế hoạch thì quỹ đạo đi tới mục tiêu của doanh nghiệp sẽ là
“đường ziczăc” phi hiệu quả. 
 Khi lập kế hoạch thì những mục tiêu đã được xác định, những phương thức tốt
nhất để đạt mục tiêu đã được lựa chọn nên sẽ sử dụng nguồn lực một cách có
15
hiệu quả, cực tiểu hoá chi phí bởi vì nó chủ động vào các hoạt động hiệu quả
và phù hợp.

- Nâng cao tính ổn định của doanh nghiệp

Sự bất ổn định và thay đổi của môi trường làm cho công tác lập kế hoạch
trở thành tất yếu và rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi nhà quản lý. Lập
kế hoạch buộc những nhà quản lý phải nhìn về phía trước, dự đoán được những
thay đổi trong nội bộ doanh nghiệp cũng như môi trường bên ngoài và cân nhắc
các ảnh hưởng của chúng để đưa ra những giải pháp ứng phó thích hợp.

- Tạo điều kiện cho công tác kiểm tra đạt hiệu quả cao

Một doanh nghiệp hay tổ chức nếu không có kế hoạch thì giống như là một
khúc gỗ trôi nổi trên dòng sông thời gian. Một khi doanh nghiệp không xác định
được là mình phải đạt tới cái gì và đạt tới bằng cách nào, thì đương nhiên sẽ không
thể xác định được liệu mình có thực hiện được mục tiêu hay chưa, và cũng không
thể có được những biện pháp để điều chỉnh kịp thời khi có những lệch lạc xảy ra.
Do vậy, có thể nói nếu không có kế hoạch thì cũng không có cả kiểm tra.

2.3 Xác định nội dung công việc trong lập kế hoạch

Để công việc đạt được hiệu quả cao, ta cần xác định đầy đủ các yếu tố. Qua
phương pháp cô đã dạy, nhóm chúng em đã áp dụng một cách hiệu quả:

- Xác định được mục tiêu, yêu cầu công việc:

Mục tiêu quan trọng của nhóm là hoàn thành video và bản báo cáo cuối kì
đúng thời gian cô yêu cầu.

16
- Xác định nội dung công việc

STT NHIỆM VỤ NỘI DUNG

Chuẩn bị trước khi làm Nắm rõ chủ đề, lên kịch bản, bối cảnh, chọn
1
video nhân vật

Edit video theo nội dung kịch bản, lồng


2 Làm Video
tiếng, thêm các hiệu ứng sinh động

3 Viết báo cáo Hoàn thiện báo cáo sau khi hoàn thành video

Nhóm trình bày video và bảo vệ quan điểm


4 Bảo vệ bài tập lớn
chủ đề của nhóm

Bảng 2.1: Xác định nội dung công việc

- Xác định địa điểm, thời gian công việc

 Làm video hoạt hình được thực hiện trên máy tính và có thêm một vài cảnh
quay của các thành viên trong nhóm.
 Sau khi hoàn thành xong kịch bản, cả nhóm thảo luận phân chia công việc
lồng tiếng cho các nhân vật và thực hiện làm video. Đưa ra hạn hoàn thành
lồng tiếng ngày 22/5/2021 và làm xong video ngày 25/5/2021.

- Xác định phương pháp thực hiện

17
 Cả nhóm đã bàn bạc thảo luận trước khi làm video về kịch bản các lời thoại
nhân vật, sắp xếp lời thoại phân chia các lời thoại hợp lý phù hợp với từng
người.
 Tất cả các thành viên đều đọc và tìm hiểu kĩ kịch bản có thể tham gia và góp ý
trong quá trình làm video.
 Tất cả các thành viên nhóm đều được thực hiện trong quá trình làm video đóng
góp nội dung, làm kịch bản, lồng tiếng cho các nhân vật,… nhóm trưởng đã
phân công cho mọi người trong nhóm công việc phù hợp với khả năng từng
người.

2.4 Mô hình 5A trong lập kế hoạch

Kế hoạch làm việc là một bản tóm lược gồm các mục tiêu và công việc để một
nhóm đạt được các mục tiêu đặt ra, giúp người xem bản kế hoạch làm việc nắm được
toàn bộ nội dung của dự án. Việc lập kế hoạch làm việc sẽ giúp bạn có cách làm việc
khoa học dù làm việc với bất kỳ dự án nào. Kế hoạch làm việc giúp bạn chia công việc
thành những nhiệm vụ nhỏ dễ thực hiện và làm rõ mục tiêu của từng nhiệm vụ. Trong lập
kế hoạch, nhóm chúng em tuân thủ theo mô hình 5A.

- Aware (nhận biết): Nhận biết mục tiêu khi thành lập nhóm là cùng nhau hoàn
thành bài tập lớn với chủ đề được giao.

- Analyse (phân tích): Sau khi có mục tiêu rõ ràng nhóm trưởng sẽ phân chia công
việc cho từng thành viên trong nhóm.

- Assign (ưu tiên): Sau khi hiểu rõ nhiệm vụ của mình các thành viên trong nhóm
phải đánh giá mức độ quan trọng, cần thiết của nhiệm vụ để hoàn thành đúng hạn
nộp.

18
- Attack (tấn công): Tập trung vào nhiệm vụ để có hiệu suất hoạt động cao nhất và
hiệu quả được tối đa.

- Arrange (lập kế hoạch): Từ nhiệm vụ của mình mỗi cá nhân sẽ đưa ra kế hoạch
của riêng mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao, nhóm cũng lập ra 1 kế hoạch
để sắp xếp thời gian của cả nhóm thực hiện, hoàn thành trước thời hạn mà nhóm
đặt ra.

Theo mô hình đó, nhóm chúng em lập kế hoạch và theo dõi tiến trình kế hoạch.

Thời
Mục gian
Công việc Người thực hiện Sản phẩm Đánh giá
tiêu thực
hiện
Đúng thời hạn,
10/5 –
Kịch bản Cả nhóm Bản word kịch bản có
14/ 5
đầu tư cao

Ngô Quốc Dũng Đúng thời


Phạm Ngọc Dũng 14/5 – gian, lồng
Làm Lồng tiếng Bản ghi âm
Lê Phương Dung 17/5 tiếng diễn nhập
video
Trần Trọng Dũng vai

Đúng thời hạn,


18/5 – video rất sáng
Làm Video Trần Trọng Dũng Video
24/5 tạo và sinh
động
Làm Mô tả Lê Phương Dung 27/5 – Bản word Đúng thời hạn
báo nhóm Ngô Quốc Dũng 10/6
Nguyễn Bá Duy

19
Trần Thị Duyên
Nguyễn Tuấn Dũng

Lập kế Nguyễn Vân Dương


27/5 –
hoạch Nguyễn Sỹ Duy Bản word Đúng thời hạn
10/6
cáo nhóm Phạm Đức Duy

Thực hiện 27/5 –


Trần Trọng Dũng Bản word Đúng thời hạn
đề tài 10/6
Đánh giá 27/5 –
Phạm Ngọc Dũng Bản word Đúng thời hạn
hiệu quả 10/6

Bảng 2.2: Phân chia công việc

20
Phần 3: Thực hiện
3.1 Giới thiệu đề tài
Từ trước đến nay trong môn học kĩ năng mềm, đề tài bài tập lớn thường hay có sự
lặp lại các chủ đề như quản lý thời gian, trở ngại sinh viên năm nhất, tư duy tích cực…
các chủ đề này khá “an toàn” do đã được nhiều khoá thực hiện và cũng là các chủ đề đã
được tìm hiểu trong hệ thống bài giảng. Tuy nhiên nhóm em muốn chọn một đề tài khác,
một đề tài mới lạ hơn đột biến hơn, thậm chí còn có những luồng ý kiến trái chiều - một
điều mà cô hằng mong đợi ở các nhóm. Chính vì vậy, nhóm em đã chọn đề tài mang tên:
“Các môn đại cương có cần phải đặt ra tiêu chuẩn quá cao hay không và có ứng dụng gì
với sự nghiệp sau này”.

Đây là câu hỏi muôn thuở với các thế hệ sinh viên  nói chúng và sinh viên trường
Bách nói riêng, thật không khó để kiếm một lời chê trách thậm chí là bác bỏ về những
môn học đại cương từ một bạn sinh viên. Điểm qua một vài lí lẽ như: học đại cương thật
tẻ nhạt không có gì thú vị hết; đại cương như một ông sếp khó tính, đã khắt khe với nhân
viên lại còn trả lương thấp thậm chí… quỵt lương; hay là học đại cương chỉ phí tiền phí
phạm thanh xuân của chúng ta thôi… Nhưng ngược lại, cũng không ít những ý kiến cho
rằng đại cương vô cùng quan trọng, nó cung cấp kiến thức cơ bản, rèn luyện tư duy, củng
cố khả năng tự học… đại cương như một móng nhà vững chắc của những công trình đồ
sộ… Điểm qua một vài lý lẽ trên chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng có cảm giác, hình
như… cái nào cũng đúng. Thật vậy, chúng đều không hề sai, hoặc ít nhất cũng đúng ở
một khía cạnh nào đấy. Đây chính là điểm đặc biệt của chủ đề mà nhóm 5 muốn mang
vào bài tập lớn.

3.2 Thực hiện đề tài

Chính vì tính trái chiều của chủ đề nên ban đầu cả nhóm hướng tới một video tự
quay có nội dung là màn tranh biện giữa các học sinh về môn đại cương.Tuy nhiên người
tính không bằng trời tính, trời tính con người phải giãn cách để không dương tính. Cuốn

21
theo sự sắp đặt đó từng thành viên trong nhóm em đã tách biệt và không thể tương tác
trực tiếp với nhau, mọi đề xuất ban đầu bỗng dập tắt, mọi việc đổ bể, cả nhóm như dồn
đến Bước đường cùng - một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Nhưng
cũng từ đấy quá trình làm bài tập lớn của nhóm rẽ theo một hướng khác, một ý tưởng
khác loé lên, một hy vọng mới bắt đầu. ”Người không đóng được thì ta tạo ra nhân vật để
đóng”, đó là câu nói trong buổi họp trực tuyến của một thành viên trong nhóm, đó cũng
chính là cách mà nhóm em đã ứng phó với sự bất cập của dịch COVID. Nhóm em đã
thống nhất dựng một video hoạt hình, trong video có các nhân vật hoạt hình là các cuốn
sách có tri giác, tư duy đại diện cho từng môn học nói lên quan điểm chính kiến của
mình.

Đó là quá trình hình thành lên ý tưởng bài tập lớn của nhóm 5, cụ thể quá trình
thực hiện theo những giai đoạn sau.

3.2.1 Làm Video

- Giai đoạn 1: Lên ý tưởng, nhóm họp lại và bàn bạc để đưa ra ý tưởng khắc phục
tốt nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng bài tập lớn. Cuối cùng nhóm thống nhất và
đưa ra giải pháp: Dựng một đoạn phim ngắn hoạt hình, các nhân vật hoạt hình thay
thế cho con người.
- Giai đoạn 2: Phân công nhiệm vụ. Đây là phần việc quan trọng và khó khăn nhất
bởi việc phân công phải đảm bảo khối lượng công việc được dàn đều cho từng
thành viên vừa phải đảm bảo mỗi thành viên phát huy tối đa sở trường của mình
ứng với từng nhiệm vụ. Do tính chất đây là video có chủ đề mang tính tranh biện
cao nên con “Át chủ bài” nằm ở những lý lẽ, luận điểm của nhóm gửi gắm vào, vai
trò của người viết kịch bản rất quan trọng. Nhận thức được điều này nhóm đã phân
thành 2 đội một đội viết lý lẽ bảo vệ đại cương, một đội viết theo  chiều ngược lại
là bảo vệ chuyên ngành. Các công việc còn lại là lồng tiếng, duyệt kịch bản và
editor cũng rất quan trọng được phân công cho những bạn có sở trường tương ứng.

22
- Giai đoạn 3: Bắt tay vào làm việc. Sau khi đã được phân công thì mỗi người tự
giác và đôn thúc nhau làm việc để kịp deadline của nhóm trưởng. Trong quá trình
làm việc có những thành viên trong nhóm đã “lấn sân” sang nhiệm vụ của thành
viên khác như góp ý, chỉnh sửa,... với một mục tiêu là để sản phẩm nhóm được
hoàn thiện nhất.
- Giai đoạn 4: Duyệt sản phẩm. Đây là khâu cuối cùng sau khi editor đã hoàn thiện
sản phẩm demo và góp nhặt ý kiến từng thành viên để cho ra sản phẩm hoàn
chỉnh.

3.2.2 Làm báo cáo

Sau khi bảo vệ xong bài tập lớn, nhóm chúng em bắt đầu hoàn thành bản báo cáo
cuối kì. Nhóm trưởng chia những mục báo cáo cho từng thành viên rồi tổng hợp lại và
sau đó tổng kết quá trình hoạt động nhóm.

23
Phần 4: Đánh giá hiệu quả
4.1 Kết quả nhóm đã đạt được
Sau một thời gian, chúng em đã cùng nhau hoàn thành xuất sắc bài tập lớn của
mình và bảo vệ thành công trước lớp. Video chính là thành quả của chúng em là minh
chứng cho sự nỗ lực và mong muốn cải thiện kỹ năng mềm của chúng em.

Link Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=ItNgCILPXg0

4.2 Ý nghĩa của làm việc nhóm đối với hình thành và phát triển các kĩ năng
làm việc mỗi cá nhân
Làm việc nhóm là môi trường tuyệt vời để từng cá nhân có thể phát triển bản thân,
học hỏi lẫn nhau và cải thiện thái độ kỹ năng ứng xử của mình. Làm việc nhóm rèn luyện
cho chúng ta những kỹ năng cơ bản, giúp ta tự tin hơn về giao tiếp cũng đưa ra những ý
kiến của mình. Đây là những yếu tố giúp ta có thể thăng tiến trong công việc sau này

Thông qua làm việc nhóm, mỗi cá nhân đều được tạo điều kiện tối đa để phát triển
bản thân:

- Cải thiện kỹ năng giao tiếp, tự tin thẳng thắn đưa ra ý kiến được cả nhóm tích cực
nhìn nhận
- Cải thiện kỹ năng làm việc nhóm, cọ xát thông qua các đề tài hay hoạt động thực
tế ngoài đời sống.
- Trau dồi kỹ năng và rèn luyện tinh thần tự chủ trong học tập và làm việc.

24
4.3 Đánh giá từng thành viên của nhóm trưởng

STT Họ và tên MSSV ĐIỂM ĐÁNH GIÁ


Hăng hái, tích cực đóng góp ý
1 Lê Phương Dung 20196979 9.5 kiến. Từ kịch bản đến lồng
tiếng rất tuyệt vời.

Nhiệt tình, tích cực hoạt động


2 Ngô Quốc Dũng 20183896 9.5
nhóm. Lồng tiếng rất nhập tâm.

Hòa đồng, tích cực đóng góp ý


3 Nguyễn Tuấn Dũng 20181427 9.5 kiến. Hoàn thành tốt công việc
được giao

Có trách nhiệm, tổ chức nhóm


Phạm Ngọc Dũng
4 20194257 9.5 tốt. Hăng hái tham gia các hoạt
(Nhóm trưởng)
động trong nhóm

Tích cực đưa ra ý tưởng vô


cùng sáng tạo độc đáo. Vai trò
5 Trần Trọng Dũng 20181431 10
quan trọng làm nên thành công
của video

Tích cực đóng góp ý kiến, tham


6 Nguyễn Vân Dương 20192796 9.5
gia tốt hoạt động nhóm

Nhiệt tình, hăng hái đưa ra ý


7 Nguyễn Sỹ Duy 20184814 9.5 kiến và hoàn thành tốt công
việc được giao
Luôn tươi cười, thẳng thắng
8 Nguyễn Bá Duy 20194261 9.5 đưa ra ý kiến, quan điểm. Hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao.

Nhiệt tình đưa ra ý kiến. Hoàn


9 Phạm Đức Duy 20192803 9.5
thành tốt nhiệm vụ được giao
Vui tươi, nhí nhảnh. Tích cực
10 Trần Thị Duyên 20186168 9.5 hoạt động nhóm. Hoàn thành tốt
việc được giao.
Bảng 4.1: Đánh giá từng thành viên

25
4.4 Cảm nhận của mỗi thành viên sau quá trình học
4.4.1 Lê Phương Dung

Bách Khoa vốn nổi tiếng với khối kiến thức kĩ thuật khó nhằn. Kỹ năng mềm là
một sự lựa chọn giúp em giảm bớt áp lực giữa những môn học xoắn não của chương
trình. Một trải nghiệm mới, thú vị đối với bản thân em khi được thấy các bạn mạnh dạn
nói nên suy nghĩ của mình, dùng ngôn ngữ để thuyết phục mọi người. Làm việc nhóm đó
là một việc mà em luôn gặp khó khăn, nhưng trong khoảng thời gian này em đã rèn luyện
được nhiều kỹ năng để có thể trung hòa mình trong môi trường tập thể , biết tiết chế lại
cái tôi của bản thân, thấy được nhiều tài năng trong nhóm đáng ngưỡng mộ. Dù vẫn còn
nhiều tiếc nuối vì chưa được tiếp xúc nhiều với các anh chị và các bạn trong nhóm, chưa
có nhiều tiết học trực tiếp trên lớp cùng cô và các bạn nhưng em rất cảm ơn tất cả mọi
người đã đồng hành cùng em trong môn học này. Hi vọng chúng ta sẽ đặt được mục tiêu
của bản thân trong tương lai.

4.4.2 Ngô Quốc Dũng

Thật sự khi mới bắt đầu học môn học này em cảm thấy rất chán nản bởi em đã
từng nghĩ nó sẽ là một môn học nhẹ nhàng để giúp cải thiện điểm số của mình kì này
nhưng khi cô nhắc đến những bài tập nhóm và bài tập cá nhân cần hoàn thiện, em cảm
thấy quá choáng ngợp và thậm chí chán ghét môn học. Nhưng suy nghĩ đó đã thay đổi khi
lần đầu tiên đến lớp học trên giảng đường. Khi em được nghe những câu chuyện của các
bạn sinh viên trong lớp và được tiếp xúc với các thành viên nhóm mình mới là lúc em
cảm thấy mình thực sự nhận được nhiều hơn mong đợi từ môn học. Từ những câu
chuyện, những chia sẻ và cảm xúc của các bạn sinh viên trên lớp, em nhìn thấy mình
trong mỗi người và đồng cảm với những khó khăn của họ, nó đem lại một cảm giác ấm
áp mà trước đây em chưa từng nhận được trên ngôi trường này. Có thể bởi vì em quá tự
cao, quá ích kỷ không muốn chia sẻ dù chỉ một chút khó khăn của bản thân, không muốn
cho người khác biết mình yếu thế, luôn muốn thể hiện mình hơn người khác hoặc giả vờ

26
như bản thân không hề quan tâm đến những vấn đề xảy đến đối với mình. Một khi nghe
những sinh viên trải qua những khó khăn giống với mình hoặc thậm chí là còn tồi tệ hơn
mình nói cho em biết cách mà họ vượt qua nó hoặc chí ít chỉ cần nghe họ thú nhận rằng
mình cũng đang lạc lối khiến cho mặc cảm trong em dần thay đổi. Em đã nhận được
những cảm xúc thật dạt dào từ các bạn và cả chính cô, và dù cho hiện giờ em vẫn chưa
cảm thấy sẵn sàng để nói về mặc cảm của bản thân, em đang từng bước cải thiện lối sống
của mình để giao tiếp nhiều hơn, sẻ chia và cảm nhận nhiều hơn. Sau kỳ học này, có lẽ
môn học này là thứ em cần nhất để bước tiếp quãng đường tiếp theo và tự hào về những
gì mình đã làm được tại ngôi trường này.

4.4.3 Nguyễn Tuấn Dũng

Trước khi đăng ký học kỹ năng mềm, em thậm chí còn không nghĩ mình sẽ học
môn học này. Ba từ “Kỹ năng mềm” gợi cho em về những vị diễn giả dạy làm giàu hay
nói những thứ mơ hồ, không thực tế thậm chí là lừa đảo. Mọi người xung quanh hay nhắc
đến “Kỹ năng mềm” như là một điều kiện để thành công, các bạn học thì hay nói đi tham
gia ngoại khóa để cải thiện Kỹ năng mềm, sử dụng Kỹ năng mềm để tiến thân. Nhưng Kỹ
năng mềm là gì?, cải thiện thế nào?, làm thế nào để đánh giá sự cải thiện đó? Tất cả
những sự mô hồ đó làm em không thật sự hứng thú với môn học này và chỉ đăng ký vì để
có được điểm số cao. Ở một hai buổi học đầu tiên thậm chí em đã học môn học khác để
bản thân không thấy phí thời gian. Nhưng rồi, qua những câu truyện của cô, của các bạn,
em đã thấy rằng môn học này không như những gì em đã nghĩ và thực sự em có thể nhận
được giá trị từ môn học này. Câu chuyện về người anh đã từng bỏ học để đi làm rồi câu
chuyện về người bạn với sự hối hận khi làm sai với bố mẹ. Em nhận thấy họ cũng gặp
những vấn đề, những sai lầm thật giống với mình, thấy được họ chín chắn, tình cảm và
dũng cảm biết bao khi có thể chia sẻ cho mọi người. Và rồi dần dần em chăm chú vào các
buổi học, các hoạt động trên lớp hơn. Giờ đây em hoàn toàn hiểu rằng “Kỹ năng mềm”
không phải một thứ gì đó quá mơ hồ, xa lạ mà hoàn toàn cơ bản dễ hiểu để em có thể tìm
cách cải thiện mình. Em cảm ơn cô vì những buổi học nhiệt huyết, tận tâm và gần gũi với
27
chúng em. Cảm ơn nhóm 5 và cả lớp học Kỹ năng mềm vì một kỳ học với những bài học
đáng nhớ. Chúc cô và các bạn luôn thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Rất mong
được có một cơ hội trong tương lai được học tập và làm việc cùng mọi người.

4.4.4 Phạm Ngọc Dũng

Em rất bất ngờ khi nhìn thấy trong chương trình đào tạo của em có các môn kiến
thức bổ trợ. Và thứ em nhìn thấy đầu tiên là môn kỹ năng mềm. Em quyết định sẽ chọn
môn này là một trong số môn học của em với hy vọng đôi phần nào cải thiện kỹ năng của
em và hơn hết được trò chuyện, làm việc với mọi người.

Nhưng đời không như là mơ, kì 20202 này, em đã đăng kí môn và được xếp vào
nhóm hiện tại của em. Ấn tượng ban đầu em về nhóm hơi thất vọng xíu. Chính em cũng
hơi rụt rè nhưng rồi sau quãng thời gian làm việc với nhau cùng sự tận tình giúp đỡ của
cô Tú, nhóm chúng em dần cởi mở hơn và hiểu hơn ý nghĩa của môn này mang lại. Hơn
thế nữa, em không nghĩ mình sẽ là nhóm trưởng của nhóm. Nhờ vị trí này, em đã học hỏi
được bao điều, đôi khi gặp khó khăn lo lắng không biết mọi người có hoàn thiện đúng
deadline hay không, công việc mình giao có gì thiếu sót không,.. và rồi em cũng vượt qua
nó. Em thấy mình khá phù hợp với vị trí này.

Cảm ơn cô cùng các bạn nhóm 5 và toàn thể lớp đã cho em một môn học ý nghĩa
và đáng nhớ.

4.4.5 Trần Trọng Dũng

Ban đầu lý do thực sự để tôi đăng kí môn học này là nhờ lời khuyên từ các anh chị
các khoá trước. Đúng vậy và tôi tin cũng nhiều người có động cơ ban đầu như mình. Tuy
nhiên, đến bây giờ động cơ ấy không còn đơn thuần như lúc đầu nữa, đó là lý do tôi viết
những dòng này. Tôi đã mang về cho mình khá nhiều kiến thức, kĩ năng sau khi hoàn
28
thành môn học. Những nội dung ấy được truyền tải một cách rất tâm huyết từ cô Tú. Cô
đã dạy chúng tôi những kiến thức không chỉ bó hẹp trong phạm vi môn học mà còn len
lỏi tới nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. Kinh nghiệm, các bài học cuộc sống ấy như
một giá trị gia tăng mà chúng tôi có thể áp dụng không chỉ bây giờ mà cả sau này vẫn giữ
nguyên tính thời sự của nó. Ngoài ra tôi cũng có trải nghiệm rất thú vị giữa những thành
viên trong nhóm của tôi,họ rất tích cực, hăng hái làm việc sôi nổi với nhau trên tinh thần
mang lại kết quả tốt nhất cho nhóm. Một điều đáng buồn là kì học chúng tôi tham gia thì
chịu sự ảnh hưởng của dịch Covid nên cả lớp cùng cô chỉ được tương tác trực tiếp với
nhau một khoảng thời gian rất ngắn. Tuy nhiên cả nhóm tôi  vẫn hoàn thành tốt những
nhiệm vụ của cô và có những trải nghiệm thú vị với nhau. Tôi rất biết ơn đến cô Tú và
các bạn đã mang lại cho bản thân tôi những giá trị,kinh nghiệm và bài học đáng giá –
điều mà không phải ai cũng sẵn sàng chia sẻ cho bạn!

4.4.6 Nguyễn Vân Dương

Kỹ năng mềm – một cái tên hoàn toàn xa lạ đối với tôi, nếu có quen thì tôi cũng
chỉ được nghe trên báo, đài một vài lần. Và đây là lần đầu tiên tôi được tham gia vào lớp
học kỹ năng mềm, lớp này đã để lại trong tôi rất nhiều cảm xúc.

Đầu tiên là tôi thích cái không khí mà lớp học mang lại. Nó tràn đầy tiếng nói cười
và đôi khi nó có cả tiếng cãi nhau. Tham gia vào lớp kỹ năng mềm giúp cho tôi quen biết
thêm rất nhiều bạn mới từ nhiều khoa, nhiều ngành khác nhau. Giúp những con người từ
đủ mọi miền đất nước hòa vào một tập thể, hòa vào những trò chơi gắn kết với nhau để
bảo vệ nhau, bảo vệ những vấn đề mà nhóm đang thảo luận. Tất cả mọi người cùng hòa
đồng, năng động chính điều này làm cho lớp học càng sôi động hơn.

Lần đầu tiên học kỹ năng mềm, cũng là lần đầu tiên được tiếp xúc với cô giáo. Cô
vui tính và năng động từ đấy cũng truyền cho tôi và các các trong lớp một cảm xúc hăng
say trong học tập. Không những vậy, cô còn rất nhiệt tình với chúng tôi, vấn đề nào

29
không hiểu thì cô sẽ tận tình giải đáp mọi thắc mắc và có thể sẽ giảng lại vấn đề đó một
cách rất nhiệt tình. 

Qua môn học này tôi đã học được những bài học rất bổ ích. Tôi nhận ra được
nhiều khuyết điểm của mình. Từ bé đến giờ tôi luôn tự tin về việc đứng trước đám đông
và tài lãnh đạo của mình vì tôi đã và đang tham gia rất nhiều hoạt động đoàn, hội ở
trường. Nhưng khi tham gia vào lớp học thì tôi lại thấy mình còn rất nhiều điều cần phải
học hỏi, chính lớp học đã dạy cho tôi biết lắng nghe và cách làm việc nhóm. Như vậy
công việc của tôi trong tương lai chắc chắn sẽ thành công nhiều hơn. Tôi rất vui và hạnh
phúc khi được tham gia vào lớp học kỹ năng mềm này.

4.4.7 Nguyễn Sỹ Duy

Kỹ năng mềm là môn đầu tiên em đăng kí trong bộ các môn tự chọn của nhà
trường ban đầu cũng chỉ đăng ký theo bạn bè và lời khuyên của anh chị khóa trước, trong
đầu vẫn có những suy nghĩ môn Kỹ năng mềm cũng chỉ là những kiến thức lý thuyết khô
khan, không mấy thú vị. Nhưng khi bắt đầu học em thấy môn học hay và bổ ích, tạo cho
em nhiều điều thú vị và mới mẻ nhận thức được nhiều điều hơn về giao  tiếp ứng xử,
phân bố thời gian,… Đặc biệt là được làm việc cùng các bạn trong nhóm, mọi người đều
rất nhiệt tình trong công việc chung, qua quá trình học tập e đã học được rất nhiều điều từ
các bạn trong nhóm. Trong quá trình lên lớp em cũng đã hiểu thêm được rất nhiều điều
qua bài giảng của cô, bài tập lớn của các nhóm, những bài chia sẻ của các bạn đó thực sự
là những chia sẻ bổ ích đó thật sự là những kinh nghiệm những thứ thực sự sẽ giúp ích
cho em rất nhiều trong công việc cũng như cuộc sống sau này. Kết thúc môn học em cảm
ơn cô và các bạn đã cho em những trải nghiệm thú vị mới mẻ về môn học, mong được
đồng hành cùng cô và các bạn trong những môn học khác.

4.4.8 Nguyễn Bá Duy

30
Sau một kì học gắn bó với lớp và cô, em cảm thấy môn học kỹ năng mềm do cô
dạy rất hay và thú vị, môn học đem lại cho em những điều mới lạ, những kiến thức thực
tế vô cùng giá trị, môn học giúp em nhận thấy đuọc những điểm mạnh cũng như những
vấn đề em còn thiếu sót và cần phải cải thiện để phát triển bản thân. Ở trên lớp mặc dù
em chưa phát biểu và đóng góp ý kiến được do em còn chưa được tự tin cho lắm nhưng
được nghe các bạn phát biểu, được nhìn thấy cách mà các bạn tự tin đứng trên bục phát
biểu em rút ra được những điều mà bản thân còn thiếu sót và em cần phải cải thiện bản
thân để có thể tự tin được như các bạn đó. Về cô Tú, em cảm thấy coo là một người 
giảng viên vô cùng nhiệt tình và tận tâm với môn học cũng như chúng em, bên cạnh đó
cô cũng có cách giảng dạy khá là mới lạ đối với em nhưng em cảm thấy nó khá là hiệu
quả , nó khiến môn học bớt đi sự nhàm chán và gây được sự hứng thú cho sinh viên. Về
nhóm của em, nhóm “DRIM”, em cảm thấy nhóm em là một nhóm vô cùng tuyệt vời.
Các anh chị và các bạn rất hòa đồng, vui vẻ khiến cho nhóm dễ dàng gắn kết được với
nhau. Ngoài ra nhóm có được bạn nhóm trưởng là bạn Phạm Ngọc Dũng phân chia công
việc hợp lý và điều phối nhóm tốt cùng với các thành viên luôn hoàn thành các nhiệm vụ
được giao để nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ mà cô giao cho nhóm. Sau cùng em
xin cám ơn cô và các bạn đã đồng hành cùng với em một kỳ học ngắn ngủi nhưng đã đem
lại cho em những điều tuyệt vời. 

4.4.9 Phạm Đức Duy


Sau những tiết học kĩ năng mềm em đã có được một nền tảng vững chắc để tự tin
cho việc học tập và làm việc sau này. Thực sự , mới đầu em cảm thấy chán nản, chẳng
muốn học môn này do luôn có suy nghĩ đây chỉ là môn phụ, để kiếm điểm nhưng lại phải
làm rất nhiều việc như bài tập nhóm, bài tập cá nhân … Nhưng ngay sau đó em càng
ngày càng cảm thấy hào hứng hơn trước mỗi tiết học khi được nghe những chia sẻ, câu
chuyện rất hay , chân thành từ cô và các bạn. Và đặc biệt là khi được cùng các bạn trong
nhóm hoàn thành bài tập nhóm, từ đặt tên, thảo luận chủ đề, cùng nhau bàn về cách làm
về kịch bản. Làm việc nhóm chắc chắn là điều em thích nhất khi học môn này. Làm việc
nhóm không chỉ giúp chúng em gần lại với nhau mà còn giúp mỗi người tự tiến bộ và học

31
tập từ cái hay của người khác. Từ đây, sau này khi làm việc nhóm chắc chắn em sẽ cảm
thấy hào hứng, và tích cực hơn. Thực sự cảm ơn các bạn trong nhóm vì đã luôn nhiệt tình
trong mọi công việc của nhóm. Ngoài ra kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
quản lý thời gian… là những kiến thưc, kỹ năng vô cùng quan trọng trong cuộc sống mà
em đã được học. Môn học này là một trải nghiệm vô cùng đặc biệt đối với bản thân em,
đã cho em học được nền tảng của giao tiếp, giúp em vượt qua sự tự ti của bản thân để
đứng nơi đông người. Môn học này giống như lớp học vỡ lòng cho những sinh viên nhút
nhát giống như em. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô, người đã tạo cho em một môi
trường hoàn hảo để rèn luyện kỹ năng và đặc biệt là cảm ơn những thành viên nhóm 5 đã
cùng nhau tạo nên những câu chuyện tuyệt vời.

4.4.10 Trần Thị Duyên


Trong suốt học kỳ môn học “Kỹ năng mềm” tôi được học làm quen với các bạn và
có sự nhiệt tình giúp đỡ của cô giáo Nguyễn Thị Thanh Tú đã giúp tôi hoàn thành tốt
môn học.

Đây là một môn học đầy ắp khả năng ứng xử trong cuộc sống, lớp học kỹ năng
mềm giúp tôi hiểu những cách làm việc nhóm hiệu quả nhất, giúp quan hệ bạn bè thêm
gần gũi nhau hơn và giờ đây tôi sẽ viết vài dòng cảm nhận của mình sau một kỳ học môn
học này.

Tôi rất may mắn khi được học cô giáo Nguyễn Thị Thanh Tú rất trẻ và tràn đầy
nhiệt huyết, cô đã giúp chúng tôi phân nhóm ngay từ buổi học đầu tiên. Chính điều này
đã giúp tôi làm quen được rất nhiều bạn mới. Cùng nhau làm việc trong cả học kỳ, tôi
thực sự cảm ơn các bạn trong nhóm đã giúp đỡ mình rất nhiều. Và đặc biệt tôi muốn cảm
ơn tới bạn nhóm trưởng, tuy bạn là dưới khóa nhưng bạn đã rất xuất sắc điều hành nhóm
để có một kết quả tốt nhất.

Qua đây, tôi cũng đã rút ra rất nhiều bài học về cách làm việc nhóm và nhận thấy
lợi ích của phương pháp chủ động này. Kiến thức cá nhân là giới hạn nhưng kiến thức và

32
ý tưởng của một nhóm là mênh mông. Tuy nhiên đôi lúc các thành viên trong nhóm cũng
khó thống nhất quan điểm nhưng sau quá trình trao đổi, bàn bạc, thảo luận đã giúp các
thành viên sát lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, tăng sự đoàn kết của nhóm, giúp các cá
nhân trong nhóm bù đắp những yếu điểm, chỗ trống cho nhau. Nhờ đây cũng là một cơ
hội để tôi thể hiện bản thân, khả năng thuyết phục mọi người, khám phá những năng lực
mới mà bản thân chưa tìm ra. Khi làm việc nhóm cũng giúp tôi cải thiện kỹ năng lập kế
hoạch và có trách nhiệm với mục tiêu mà bản thân và tập thể đề ra.

Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid -19 nên tôi không được gặp trực tiếp
cô giáo và các bạn trên giảng đường, đó là điều đáng tiếc nhất của môn học. Tuy vậy, sau
kết thúc môn học tôi đã có được một nền tảng vững chắc để tự tin tiếp bước sau này. 

33
TỔNG KẾT
Chỉ còn một buổi học nữa là kết thúc môn học mà chúng ta chưa có nhiều thời
gian để ngồi trò chuyện với nhau. Vì lý do dịch bệnh nên thời gian học đa phần học
online. Giá như thời gian có thể dừng lại tại thời điểm đó tại buổi học đó để chúng ta có
cơ hội gần nhau hơn. Chúng ta kể cho nhau nghe những câu chuyện, những khó khăn của
chúng ta.

Cảm ơn cô Tú đã cho chúng em cơ hội để học tập để chia sẻ để hiểu nhau hơn, cô
đã cho chúng em những bài học quý giá, những lời khuyên ý nghĩa.

Cảm ơn nhóm 5 – DRIM những con người tuyệt vời một kỷ niệm đáng nhớ. Con
đường phía trước dù có ra sao, mọi người sẽ vượt qua và thành công thôi. Nhớ nhau nhé!

34
Tài liệu tham khảo

1. Bài giảng Kỹ năng mềm, <lms.hust.edu.vn>.


2. Ngô Quý Nhâm (2015), 5-P – mô hình chiến lược nguồn nhân lực, Doanh nhân
Sài Gòn online, truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021,
<https://doanhnhansaigon.vn/ky-nang/5-p-mo-hinh-chien-luoc-nguon-nhan-luc-
1064413.html – mô hình chiến lược nguồn nhân lực (doanhnhansaigon.vn) >.
3. Nhân việt Media & Education (2021), DISC là gì? Cách đọc biểu đồ DISC, truy

cập ngày 8 tháng 6 năm 2021, < https://www.nhanvietmedia.edu.vn/tin-tuc/disc-


la-gi-cach-doc-bieu-do-disc.htmlì? Cách đọc biểu đồ DISC và ứng dụng DISC
trong quản lý (nhanvietmedia.edu.vn)>.

35

You might also like