You are on page 1of 6

Cau 1

Nhà nước, trong mọi trường hợp đều mong muốn tạo ra các thay đổi và phát triển bằng việc thiết
lập môi trường lành mạnh, trong đó, con người có thể ứng xử theo cách làm tăng sự chuyên môn
hóa, sự trao đổi, tăng năng suất lao động và dẫn đến tăng phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, làm thế nào
để tạo dựng được môi trường mà ở đó có những hành vi xử sự như nhà quản lý mong muốn?
Việc thay đổi thể chế và quá trình xây dựng thể chế có tác động đến sự phát triển của một đất
nước, hay của một địa phương như tỉnh, huyện, xã hay không?
Cũng như nhiều nước đang phát triển, Việt Nam hiện đang phải đương đầu với những vấn đề
như: người nông dân sản xuất lương thực không đủ ăn; nạn phá rừng triền miên; du canh du cư
tái diễn; các chất hoá học độc hại trong các thực phẩm hàng ngày khiến mọi người mắc bệnh ung
thư và nhiều loại bệnh hiểm nghèo; việc khai thác rừng bừa bãi làm cho đất đai bị xói mòn dẫn
đến lũ lụt triền miên và những cánh rừng bị biến mất hoặc xuống cấp nghiêm trọng; không khí,
nguồn nước bị ô nhiễm; môi trường sống bị de đọa nghiêm trọng; vấn đề giáo dục, y tế, quyền
lợi đối với các dân tộc thiểu số chưa được bảo đảm... Đó là những vấn đề đáng báo động mà việc
giải quyết chúng không chỉ thuộc trách nhiệm của chính quyền trung ương mà còn thuộc trách
nhiệm của chính quyền địa phương.
Chúng ta cũng biết rằng khi thể chế không tốt, không hiệu quả sẽ kéo theo hệ quả là kinh tế kém
phát triển, trật tự, an ninh xã hội khó bảo đảm. Trước tình trạng người dân phải sống trong nghèo
đói, bệnh tật với nhiều mối hiểm họa đe dọa, đời sống bấp bênh, phúc lợi xã hội kém… những
điều này không thể không liên quan đến trách nhiệm của người quản lý. Nếu Nhà nước không
tìm ra được các biện pháp làm thay đổi và củng cố đời sống nhân dân thì đồng nghĩa với việc
chính quyền đã quản lý kém.
Đối với các cơ quan trung ương, việc thiết lập môi trường lành mạnh để quản lý và phát triển đã
khó nhưng với địa phương, việc xây dựng thể chế để quản lý và phát triển còn khó khăn hơn
nhiều. Hiện nay, ở Việt Nam, nhiều địa phương đã cố gắng tự tìm cho mình “lối thoát” bằng
cách kêu gọi các dự án đầu tư, thay đổi các biện pháp quản lý, điều đó cũng có nghĩa là thay đổi
tư duy, phong cách làm việc của các cán bộ thực thi pháp luật. Chính quyền trung ương cũng
đang có những cải cách mạnh mẽ nhằm phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương các
cấp để mỗi địa phương có thể phát huy quyền chủ động, sáng tạo của mình theo hướng “trăm hoa
đua nở, trăm nhà đua tiếng”.
Trong bối cảnh ấy, Nhà nước có thể sử dụng pháp luật như thế nào để quản lý và quản lý tốt?
Quản lý tốt có nghĩa là xã hội phải phát triển. Do đó, pháp luật hay văn bản quy phạm pháp luật
của Nhà nước không đơn giản chỉ dừng ở việc điều chỉnh các quan hệ xã hội theo nghĩa “bảo
đảm trật tự an ninh xã hội" mà ở tầm vĩ mô, pháp luật còn phải phục vụ cho sự nghiệp phát triển
kinh tế – xã hội. Với tư cách là công cụ chính, quan trọng của các cơ quan quản lý nhà nước để
điều chỉnh các quan hệ xã hội, văn bản quy phạm pháp luật có vai trò quan trọng trong việc bảo
đảm sự ổn định và phát triển xã hội. Điều 12 Hiến pháp Việt Nam ghi nhận: “Nhà nước quản lý
xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Như vậy, văn bản
quy phạm pháp luật có vai trò vô cùng to lớn trong việc quản lý xã hội, ở các góc độ sau đây:
Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật có thể điều tiết những vấn đề thực tiễn. Xã hội ngày càng
phát triển đa dạng, đa chiều với những mối quan hệ phức tạp, nhiều vấn đề liên quan trực tiếp
đến sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đang đặt ra cho Nhà nước những vấn đề thực tiễn
cần phải giải quyết trong quá trình quản lý, điều hành.
Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật thể chế hóa và bảo đảm thực hiện các chính sách. Pháp
luật là biểu hiện hoạt động của các chính sách[1]. Pháp luật được ban hành có thể đưa ra các biện
pháp gián tiếp, thông qua việc tạo ra hành lang pháp lý mà trong phạm vi đó, từng cá nhân đóng
vai trò là động lực. Luật pháp có thể đem lại công bằng xã hội, giảm đói nghèo, tạo ra động lực
cho xã hội phát triển.Tuy nhiên, cần lưu ý là phát triển thôi chưa đủ mà còn cần phải phát triển
bền vững. Yêu cầu phát triển bền vững đặt ra cho các cơ quan ban hành văn bản của địa phương
phải có các biện pháp quản lý bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Điều đó có nghĩa là sẽ không
chỉ khai thác cạn kiệt các nguồn lực mà không tính các hệ quả tiếp theo và môi trường sau này.
Phát triển bền vững đòi hỏi khi đưa ra các biện pháp quản lý, nhà quản lý phải tính đến việc bảo
vệ môi trường. Thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, địa phương đưa ra các biện pháp để
quản lý tốt các trường học, bệnh viện, xây dựng và quản lý tốt hệ thống nước sạch, đường giao
thông… Bằng các văn bản quy phạm pháp luật, chính quyền địa phương đưa ra các biện pháp
thu hút đầu tư, khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp, các cơ chế thực thi hiệu quả.
Thứ ba, văn bản quy phạm pháp luật có thể tạo ra/phân bổ/phát huy các nguồn lực nhằm phát
triển kinh tế. Pháp luật có thể tạo điều kiện để tăng việc làm và tăng thu nhập.Pháp luật tạo điều
kiện cho các chủ sở hữu tiếp cận với các công nghệ thông tin và thị trường, với các kỹ năng về
tín dụng và quản lý, qua đó giúp họ tăng năng suất lao động và tăng thu nhập. Trong trường hợp
pháp luật thiếu hiệu quả dẫn đến việc đất nước hay từng vùng địa phương nghèo đói và kém phát
triển, người ta gọi đó là “thể chế có vấn đề”[2]. Đặc điểm ở các vùng nông thôn là người dân có
mức vốn thấp, hoạt động dựa vào các công nghệ có chi phí thấp và có sẵn ở địa phương (sản xuất
có thể gọi là manh mún, tiểu thủ công, phần nhiều là lao động tay chân), sử dụng các công cụ
làm bằng tay nhiều hơn là sử dụng máy móc hay thiết bị hiện đại (do thiếu vốn hoặc điều kiện
tiếp cận thông tin hạn chế); hơn nữa, nông thôn còn có nhiều người thất nghiệp. Các nhà soạn
thảo cần phải chú ý đưa ra các biện pháp pháp lý để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, thị
trường lao động… đồng thời phát huy được các nguồn lực.
Thứ tư, văn bản quy phạm pháp luật góp phần làm ổn định trật tự xã hội, tạo cơ hội quản lý tốt
và phát triển.  Cần phân biệt quy phạm pháp luật với các quy phạm xã hội khác. Trong khi các
quy phạm mang tính xã hội, dù được xã hội thừa nhận, nhưng vẫn không được bảo đảm bằng các
biện pháp cưỡng chế của nhà nước, thì trái lại, quy phạm pháp luật luôn luôn được bảo đảm bằng
sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.
Thứ năm, văn bản quy phạm pháp luật làm thay đổi các hành vi xử sự không mong muốn và thiết
lập các hành vi xử sự phù hợp.  Muốn tạo điều kiện cho phát triển, chúng ta cần phải sử dụng
pháp luật để làm thay đổi hành vi xử sự của phần lớn nhân dân, đặc biệt là của các cán bộ nhà
nước. Các cán bộ nhà nước là những người đầu tiên có trách nhiệm bảo đảm một xã hội công
bằng, văn minh, dân chủ và thay mặt cho những người mà họ đại diện, đó là nhân dân. Các cán
bộ địa phương một mặt thực hiện các nhiệm vụ mà pháp luật quy định nhưng mặt khác, đây cũng
là sự phó thác của nhân dân đối với đại diện trực tiếp (Hội đồng nhân dân) hay gián tiếp (Uỷ ban
nhân dân) của mình trong bộ máy chính quyền[3]. Nếu như những người đại diện cho dân chúng
không bảo đảm cho những người mà họ đại diện có cuộc sống ấm no, an bình nghĩa là họ thực
hiện trách nhiệm chưa đầy đủ. Để tránh việc văn bản pháp luật trao cho các cán bộ thực thi pháp
luật quyền tự định đoạt quá lớn, bên cạnh các cơ quan dân cử, vẫn cần phải có sự tham gia trực
tiếp của người dân vào quá trình ra quyết định của các cơ quan nhà nước. Để tránh sự lộng quyền
của cán bộ thực thi pháp luật, chỉ có sự quy định chặt chẽ của văn bản pháp luật mới bảo đảm
trách nhiệm của những cơ quan thực thi pháp luật, cán bộ thực thi pháp luật, từ đó bảo đảm lợi
ích của người dân. ''Thiếu sự quản lý bằng pháp luật, cơ chế trách nhiệm, tính minh bạch và sự
tham gia của người dân, các quyết định sẽ trở nên tùy tiện, cán bộ chính quyền sẽ sử dụng quyền
lực nhà nước không phải vì lợi ích của đa số nhân dân mà là cho riêng họ''[4].
Quy định của pháp luật sẽ định hướng cho hành vi xử sự của các cá nhân có liên quan, dù đó là
người dân cũng như cơ quan thực thi pháp luật. Ví dụ: Để bảo đảm an toàn giao thông trên
đường bộ, Điều 42 Luật giao thông đường bộ năm 2001 quy định về trách nhiệm của đơn vị thi
công công trình trên đường bộ đang khai thác: “Trong quá trình thi công, đơn vị thi công phải
bố trí báo hiệu, rào chắn tạm thời và thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông an toàn,
thông suốt”.
Tóm lại, văn bản quy phạm pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng: không chỉ quy định các giá
trị mà người quản lý coi đó là giá trị cơ bản của xã hội, không chỉ đưa ra các biện pháp khuyến
khích thực thi pháp luật, đem lại ổn định trật tự xã hội mà còn bảo đảm cho xã hội phát triển.
Chính trong ý nghĩa này mà người soạn thảo và cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của các cấp chính quyền địa phương cần chú ý đến vai trò quan trọng của văn bản quy phạm
pháp luật trong quản lý và phát triển. Ngày nay, người ta không nhấn mạnh đến yếu tố “cai trị”
của nhà nước mà nhấn mạnh đến trách nhiệm của nhà nước đối với công dân, trách nhiệm duy trì
và bảo đảm cuộc sống tốt đẹp cho từng người dân, bảo đảm các quyền và tự do cơ bản cho họ
trong một xã hội công bằng, văn minh, dân chủ. Từ trách nhiệm chung của nhà nước, của quốc
gia, mỗi cấp chính quyền địa phương có thể thấy được trọng trách của mình. Công cụ để các cấp
chính quyền địa phương thực hiện quản lý và bảo đảm phát triển chính là pháp luật.

Câu 2 :
CƠ QUAN…………. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CÔNG TY CỔ PHẦN……….. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: …………/QĐ-……. Hà nội, ngày … tháng … năm 200…

QUYẾT ĐỊNH

Về việc xử lý kỷ luật

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN……..

- Căn cứ quyết định số ……….v/v bổ nhiệm giám đốc điều hành, ngày………….;
- Căn cứ bản chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc điều hành số………..
- Căn cứ quy chế kỷ luật của công ty.
- Xét đề nghị của Trưởng phòng NS;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Thi hành kỷ luật

Ông (Bà)............................................................................................................................................................

Sinh ngày..........................................................................................................................................................

Quê quán...............................................trú quán..............................................................................................

Đơn vị công tác hiện nay:.....................

Nghề nghiệp..........................................bậc lương............................................................................................

Mức lương:........................................................................................................................................................

Phạm các khuyết điểm : Vi phạm chế độ trách nhiệm , chế độ kỷ luật của cán bộ công nhân viên

Điều 2. Quyết định này thi hành kể từ ngày......................tháng.........năm...........phổ biến đến

Điều 3. Các Ông Chánh Văn phòng (Trưởng phòng Nhân sự ) , trưởng phòng tổ chức, thủ trưởng
đơn vị......................và ông (bà).........................................có trách nhiệm thi hành quyết định
này.

GIÁM ĐỐC

You might also like