You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA VẬT LÝ
----------------

BÀI TIỂU LUẬN


Type equation here.

Lớp: K65- Kĩ Thuật Điện Tử và Tin học


Sinh viên thực hiện: Hồ Hải Phong
Mã sinh viên: 20002149

Hà Nội - 2021
LỜI MỞ ĐẦU
Thay mặt sinh viên K65- Kĩ Thuật Điện Tử và Tin học, em xin chân
thành cảm ơn giảng viên bộ môn đã đồng hành cùng bọn em trong năm học
vừa qua, cảm ơn sự tận tình, tâm huyết của giảng viên dành cho sinh viên
chúng em. Chúc thầy cô sức khỏe và thành công!

1
Câu 1: Phân tích tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị
trường? Các tác động này đang biểu hiện như thế nào trong nền kinh
tế thị trường ở Việt Nam hiện nay? Minh hoạ bằng ví dụ cụ thể?

Như chúng ta đã biết, cạnh tranh là sự ganh đua giữa những chủ thể
kinh tế với nhau nhằm có được những ưu thế về sản xuất cũng như tiêu
thụ thông qua đó mà thu được lợi ích tối đa. Không những thế cạnh tranh
còn là một quy luật của nền kinh tế hay chúng ta biết đến dưới cái tên quy
luật cạnh tranh. Quy luật này chỉ rõ, khi đã tham gia thị trường, các chủ
thể sản xuất kinh doanh, bên cạnh sự hợp tác, luôn phải chấp nhận sự
cạnh tranh. Không nằm ngoài quy luật này, trên con đường chuyển đổi từ
nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam dưới sự tác động của
quy luật này đã và đang dành được những thành tựu tiêu biểu song cũng
đứng trước những thách thức to lớn cần phải giải quyết.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải biết được rằng kinh tế thị trường là
gì ? Nó mang lại cho chúng ta những gì ? Và rủi ro khi chúng ta gia nhập
nền kinh tế thị trường là gì ? Đó là một mô hình kinh tế mà trong đó
người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị
để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Nền
kinh tế thị trường luôn tạo ra động lực cho sự sáng tạo của chủ thể kinh tế.
Thứ hai, nền kinh tế thị trường luôn phát huy tốt nhất tiềm năng của chủ
thể, các vùng miền cũng như quốc gia. Cuối cùng, nền kinh tế thị trường
luôn tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa như cầu của con người, từ
đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội. Song song với những cơ hội mà nền
kinh tế thị trường mang lại là những rủi ro mà chúng ta buộc phải đối đầu.
Thứ nhất, trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng
hoảng. Hai là, nền kinh tế thị trường không thể khắc phục được xu thể
cạn kiệt nguồn tài nguyên không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự

2
nhiên, môi trường xã hội. Và cuối cùng, nền kinh tế này không thể tự
khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội.

Vậy cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường-một nền kinh tế mà lợi
nhuận luôn song hành cùng rủi ro đã tác động đến Việt Nam như thế nào ?
Trước hết, ta làm rõ tác động của cạnh tranh theo chiều hướng tích cực.
Thứ nhất, tác động của cạnh tranh đã thúc đẩy sự phát triển của lực
lượng sản xuất.

Trong nền kinh tế thị trường, để nâng cao năng lực cạnh tranh, các
chủ thể sản xuất kinh doanh không ngừng tìm kiếm và ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất từ đó kéo theo sự đổi mới
về trình độ tay nghề, tri thức của người lao động. Bằng chứng cho điều đó
là việc đất nước ta đã chuyển đổi từ một đất nước phụ thuộc vào nền
nông nghiệp với những ngành nghề thủ công sang một đất nước phát triển
theo hướng công nghiệp, dịch vụ, ứng dụng máy móc tiên tiến vào để sản
xuất, khắc phục những hạn chế về chất lượng cũng như về số lượng. Dưới
đây là biểu đồ cho thấy sự tang trưởng kinh tế bền vững, được thúc đẩy
bởi ngành dịch vụ và hoạt động công nghiệp mạnh mẽ theo National
authorities and IMF staff calculations:

3
Thứ hai, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường.
Mọi hành vi của chủ thể kinh tế đều hoạt động trong môi trường
cạnh tranh.

Hơn nữa, mọi hoạt động của chủ thể kinh tế trong kinh tế thị trường
đều nhằm mục địch thu về lợi ích tối đa, muốn vậy ngoài việc hợp tác,
Việt Nam cũng phải cạnh tranh với nhiều nước để có thể có được những
điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doan để thu được lợi ích cao
nhất. Thông qua đó, nền kinh tế thị trường không ngừng hoàn thiện. Bằng
chứng cho điều đó, là Việt Nam đã lọt top 4 trên 11 nước Đông Nam Á
về tăng trưởng GDP năm 2020 với 340,6 tỷ USD xếp trên những
Singapore(337,4 tỷ USD), Malaysia(336,3 tỷ USD) và xếp sau những
Philippines(367,4 tỷ USD), Thái Lan(509,2 tỷ USD), Indonesia(1088,8 tỷ
USD) theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra vào cuối tháng 10/2020
đánh giá về mức độ GDP trong “Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới”.
Không dừng lại ở đó, Việt Nam còn cho thấy tiềm lực đầu tư và hợp tác
từ các nguồn vốn bên ngoài nước, tính đến ngày 20/04/2020, tổng số vốn

4
đăng ký mới, vốn bổ sung, vốn góp và quyền mua cổ phần của nhà đầu tư
nước ngoài đạt 12,33 tỷ USD, tương đương 84,5% cùng kỳ năm
2019.( Số liệu về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (FDI) |
Kiểm Toán Crowe Vietnam)

Thứ ba, cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bố các
nguồn lực.
Nền kinh tế thị trường đòi hỏi việc tiếp cận các nguồn lực phải dựa trên
nguyên tắc cạnh tranh để phân bổ vào chủ thể có thể sử dụng hiệu quả hơn
cả. Theo đó, các chủ thể sản xuất kinh doanh phải thực hiện cạnh tranh để
có được cơ hội sử dụng các nguồn lực để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Để hiểu được điều này, chúng ta cần nhìn vào lượng phân bố nguồn vốn
vào các tỉnh thành, những tỉnh thành có tiềm lực phát triển kinh tế sẽ được
phân bố vốn vào nhiều hơn so với các tỉnh thành khác nhằm thu về lợi
nhuận lên mức cao nhất. Theo Số liệu về đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Việt Nam (FDI) | Kiểm Toán Crowe Vietnam đầu tư trực tiếp nước
ngoài đã có mặt ở 63 tỉnh và thành phố trên cả nước. Số liệu tháng
04/2020 đã chỉ ra 5 khu vực được đầu tư nhiều nhất là Thành phố Hồ Chí

5
Minh, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai.

Thứ tư, cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã
hội.

Trong nền kinh tế thị trường, mục đích của các chủ thể kinh tế là lợi
nhuận tối đa. Chỉ có những sản phầm hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu
dùng lựa chọn thì mới bán được và do đó người sản xuất mới có lợi
nhuận. Vì vậy, những người sản xuất phải tìm mọi cách tạo ra khối lượng
sản phẩm đa dạng, dồi dào, phong phú, chất lượng tốt, giá thành hợp lý,
làm cho nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội được đáp ứng. Hay nói
một cách ngắn gọn, sản phẩm là thứ đem lại lợi nhuận cho chủ thể và để
gia tăng lợi nhuận thì chủ thể phải làm mọi cách để đáp ứng được nhu cầu
cần thiết của xã hội. Để hình dung rõ nhất về vấn đề này, hãy lấy Apple
với hệ sinh thái của mình đã bỏ xa hai đối thủ cạnh tranh là Samsung và
Oppol về thị phần điện thoại di động tại Việt Nam với tỷ lệ 38,1% tính

6
đến tháng 10/2019 theo báo cáo của StatCounter. Điều đó cho thấy,
Apple đã làm rất tốt trong việc thu hút và tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu
cầu của người dùng tại Việt Nam.

Tuy nhiên, chính vì nền kinh tế thị trường đem lại cơ hội để
sinh ra lợi nhuận quá lớn đã dẫn đến rất nhiều những tiêu cực
khi cạnh tranh. Những canh tranh không lành mạnh đó, trước
hết đã gây tổn hại môi trường kinh doanh.

Khi các chủ thể kinh doanh không lành mạnh, việc tìm mọi cách
để gia tăng lợi nhuận sẽ bị biến tướng thành tìm mọi thủ đoạn để trục
lợi gây ra xói mòn môi trường kinh doanh, thậm chí xói mòn giá trị
đạo đức xã hội. Do đó, các biện pháp, thủ đoạn cạnh tranh thiếu lành
mạnh cần phải loại trừ. Có thể kể đến một số vụ việc cạnh tranh
không lành mạnh do cục quản lý cạnh tranh xử lý như vụ việc Công
ty CP Liên kết tri thức in tờ rơi có nội dung sai lệch về sản phẩm bán

7
hàng đa cấp bị xử phạt 85 triệu đồng hay cũng với lỗi tương tự bị xử
phạt 60 triệu đồng đối với Công ty Kiệt Vinh Lục Cốc trích theo
thegioiluat.vn.

Thứ hai, cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực
xã hội.

Để dành ưu thế trong cạnh tranh, có thể có chủ thể chiếm giữ các
nguồn lực mà không phát huy vai trò của nguồn lực đó trong sản xuất
kinh doanh, không đưa vào sản xuất để tạo ra hàng hóa, dịch vụ cho
xã hội. Để chứng minh cho điều đó, trích theo nguồn Tổ chức Minh
Bạch Quốc tế đã chỉ ra Việt Nam lọt top 4 quốc gia tồn tại nhiều vấn
đề tham nhũng nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được thực
hiện từ tháng 7/2015 đến tháng 1/2017:

Cuối cùng, cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại phúc lợi xã
hội.

Thay vì sử dụng có hiệu quả nguồn lực để đóng góp lợi nhuận cho đất
nước, phát triển xã hội thì nhiều chủ thể đã chọn cách tham nhũng, hối lộ
gây tổn hại cho phúc lợi xã hội dẫn đến nhu cầu của xã hội không được
thỏa mãn, suy giảm nền kinh tế nước nhà. Bằng chứng cho điều đó là
hàng loạt vụ việc tham nhũng gây thất thoát nền kinh tế nước nhà hàng

8
nghìn tỷ đồng trải dài qua các năm trên mọi miền Tổ quốc. Có thể kể đến
vụ tham nhũng của Công ty EPCO-Minh Phụng ở Tp.Hồ Chí Minh thập
niên 90 gây thất thoát 6000 tỷ đồng, hay vụ PVC-Trịnh Xuân Thanh giai
đoạn 2007-2013 gây thiệt hại 3300 tỷ đồng cho nhà nước. Những con số
khổng lồ không cánh mà bay khỏi kho bạc nhà nước khiến cho Việt Nam
vẫn còn trì trệ trong việc xử lý nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam có xu
hướng tăng từ cuối năm 2007 và trở nên trầm trọng hơn từ cuối năm 2011.
Theo báo cáo của các Tổ Chức Tín Dụng(TCTD), đến 31/5/2012, nợ
xấu của hệ thống là 117.723 tỷ đồng, chiếm 4,47%. Tuy nhiên, theo số
liệu Ngân Hàng Nhà Nước(NHNN) đã mạnh dạn công bố tỷ lệ nợ xấu
tới 8,82% (2012), vượt xa số liệu các Ngân Hàng Thương mại(NHTM)
công bố. Ngoài ra, theo số liệu của Fitch Ratings(một trong ba ông lớn
về xếp hạng tín dụng được thành lập 1913 tại Mỹ), tỷ lệ nợ xấu Việt
Nam năm 2012 là 13% trên tổng dư nợ. Thậm chí, tới thời điểm tháng
5/2015, khi đánh giá lại toàn diện các nguồn nợ xấu, NHNN đưa ra một
tỷ lệ nợ xấu gấp đôi tới 17,21% tại thời điểm 30/9/2012 tương đương
465.000 tỷ đồng cho vay không có khả năng thu hồi. Tỷ lệ này gần với
các đánh giá của Fitch là 15% (9/2012) và tỷ lệ tới 20% theo đánh giá
của Barclay(một công ty chuyên điều hành dichh vụ tài chính trên
toàn thế giới có trụ sở tại Anh).

Qua đó, chúng ta có thể thấy được tác động của cạnh tranh đối Việt
Nam trong nền kinh tế thị trường. Chúng vừa đem lại cho nền kinh tế
nước nhà những sự tích cực và đổi mới cũng vừa đặt ra cho chúng ta
những thử thách to lớn cần phải khắc phục. Tuy nhiên, với sự sáng suốt
và đường lối lãnh đạo của Đảng và nhà nước chúng ta hoàn toàn có thể hi
vọng vào một tương lai phát triển theo hướng tích cực mà cạnh tranh đem
lại và có thể giảm những rủi ro, khắc phục những thách thức, tiêu cực mà

9
cạnh tranh còn tồn đọng đến mức tối thiểu. Đem lại cuộc sống ấm no,
hạnh phúc cho nhân dân và sự thịnh vượng cho đất nước.

Câu 2: Phân tích các điều kiện cần tạo lập để chuyển đổi từ nền sản
xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam?

Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận.
Từ năm 1986 cho đến nay, Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo
nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Từ 2002
đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019,
với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70%
xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Đại bộ phận
người nghèo còn lại ở Việt Nam là dân tộc thiểu số, chiếm 86% theo The
World Bank đưa ra vào thasng4/2021. Để có được những con số đáng
ghi nhận như trên, Việt Nam đã tiến hành thay đổi nền kinh tế để nắm bắt
và gia nhập xu hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa trên toàn thế giới.

Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được quá trình công nghiệp hóa –
hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản từ, toàn diện các hoạt động
sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế-xã hội, từ sử dụng lao
động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với
công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát
triển của công nghệ và tiến bộ khoa học công nghệ nhằm tạo ra năng suất
lao động xã hội cao. Và như GS.Klaus Schwab đã nói: “ Chúng ta đang
tiến tới một cuộc cách mạng công nghệ, công nghiệp làm thay đổi cơ bản
lối sống, phong cách làm việc và cách thức giao tiếp. Xét về phạm vi,
mức độ và tính phức tạp, sự dịch chuyển này không giống với bất kỳ điều
gì mà con người từng trải qua.”

10
Trước khi tiến hành cuộc cách mạng làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt
của đất nước, lịch sử đã để lại cho chúng ta một nền sản xuất xã hội
nghèo nàn và lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề cũng như trình độ
của lực lượng sản xuất vô cùng thấp kém đã đặt ra cho bộ máy lãnh đạo
của đất nước một thách thức lớn cần phải giải quyết. Bởi vậy, nhà nước
đã xác định ra năm điều kiện cần tạo lập để có thể chuyển đổi nền sản
xuất lạc hậu sang nền sản xuất tiến bộ.

Thứ nhất, Đảng ta phải hướng đến việc tạo vốn cho công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.

Nguồn vốn đó phải đến từ cả trong và ngoài nước. Trong đó, cần phải
xác định được nguồn vốn trong nước là quyết định và nguồn vốn ngoài
nước là quan trọng. Nguồn vốn đó là tiền đề nhằm thúc đẩy phát triển lực
lượng sản xuất, xây dựng được cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng ngày một
hiện đại. Vậy cần phải làm gì để tạo ra được nguồn vốn trong nước? Đó
là tích lũy vốn từ nội bộ nền kinh tế được thực hiện trên cơ sở hiệu quả
sản xuất, nguồn của nó là giá trị lao động thặng dư của người lao động
thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Sau khi có được nguồn vốn tích lũy
trong nước, Đảng ta hướng đến việc gia tăng nguồn vốn hiện có bằng
cách gọi vốn từ các nguồn bên ngoài nước dưới nhiều hình thức khác
nhau: vốn viện trợ của các nước, của các tổ chức kinh tế-xã hội, vốn vay
ngắn hạn, dài hạn với các mức lãi suất khác nhau của các nước và tổ chức
kinh tế,……Và để có được điều đó, ta phải đẩy mạnh mở rộng các hình
thức hợp tác quốc tế, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà sản
xuất kinh doanh nước ngoài, tranh thủ mọi sự giúp đỡ của các tổ chức
quốc tế, vay vốn ở các nước. Hãy nhìn những con số sau để thấy rõ rằng
Việt Nam đang cho thấy tiềm năng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài rót
vốn vào nước ta, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch như hiện tại.

11
Nguồn:Kinh tế và Đô thị

Tiếp theo, chúng ta phải hướng đến việc đào tạo nguồn nhân lực
cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bất kì cuộc cách mạng công nghiệp hóa hiện đại hóa nào cũng cần
đến nguồn lực lao động dồi dào với trình độ tay nghề cao, đi cùng với đó
cần có bộ máy điều hướng đến từ những cán bộ khoa học công nghệ,
khoa học quản lý. Cần xác định được rằng con người là trung tâm của sự
phát triển kinh tế và để thực sự phát tiển chúng ta phải coi việc đầu tư vào
giáo dục và đào tạo là cấp thiết, là quan trọng, là quốc sách. Để nói về
điều đó hãy dựa vào biểu đồ thống kê về trình độ chuyên môn kỹ thuật
của lực lượng lao động Q2/2012 đến quý 2/2017 để thấy rõ nhất sự phát
triển về chuyên môn của nguồn lực tiềm năng ở nước ta.

12
Nguồn: Điều tra lao động việc làm, TCTK

Thứ ba, hướng tới cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đảng
và nhà nước cần phải xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ để
đáp ứng được nhu cầu của thời đại.

Đây là một công việc dài và gian nan nhưng trước mắt chúng ta cần
phải giải quyết những vấn đề sau: “ Vận dụng và sáng tạo phát tiển chủ
nghĩa Mác-Lennin, tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng cơ sở khoa học
cho việc hoạch định và triển khai công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách
nhanh chóng. Đẩy mạnh các công tác nghiên cứu và công tác đào tạo, sử
dụng cán bộ khoa học. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học
và công nghệ. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động khoa học công
nghệ bao gồm phát triển khoa học xã hội; khoa học tự nhiên và khoa học
công nghệ; đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ.”

13
Nguồn:Tzmindia

Mục tiêu tiếp theo của nước ta cần hướng đến là mở rộng quan hệ
kinh tế đối ngoại.

Ngày nay cuộc cách mạng khoa học và công nghệ với xu hướng toàn
cầu hóa kinh tế đang tạo ra mối liên hệ phụ thuộc giữa các nước với nhau.
Việc mở rộng quan hệ kinh tế với các nước giúp cho cuộc cách mạng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra một cách nhanh chóng và thuận lợi
hơn.

14
Nguồn:vietstamps

Cuối cùng và cũng là quan trọng nhất trong những tiền đề trước
mắt, đó là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà
nước.

Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ trung
tâm trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở đất nước ta nên nó là
cuộc đấu tranh vô cùng gian khổ. Và để đi trên con đường trường kì và
gian nan như vậy cần phải có sự lãnh đạo sáng suốt và dày dặn kinh
nghiệm của Đảng và nhà nước. Liên tục đổi mới, liên tục trau dồi và liên
tục áp dụng những gì đã có kết hợp cùng với những điều đã tiếp thu được
sẽ giúp cho con đường hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra
một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Tóm lại, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều tất yếu để phát triển
nền kinh tế của nước nhà cũng như thay đổi bộ mặt của đất nước. Trải
qua hơn 30 năm cho đến nay, đó được coi là một chẳng đường chuyển
mình và thay đổi của nước nhà từ một đất nước thiệt hại nặng nề bởi
chiến tranh, bởi những dấu tích lịch sử với nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu

15
đã và đang phát triển để trở thành một đất nước với nền sản xuất tiến bộ,
hiệu quả. Cuộc cách mạng công nghiệp đã tác động tích cực tới nền kinh
tế nước nhà song cũng đặt ra cho chúng ta một thách thức lớn, đó là phải
làm sao để có thể duy trì mối quan hệ hòa hiệp giữa các nước cũng như
phải tiếp tục gia tang nguồn vốn tích lũy trong nước để tiếp tục hướng tới
những mục tiêu cao hơn. Tuy nhiên, với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng
và nhà nước trong nhiều năm qua, chúng ta hoàn toàn có thể tự tin về một
tương lai tốt đẹp và hoàn tất quá trình chuyển hóa trở thành một nước
phát triển sánh vai với các cường quốc kinh tế trên thế giới.

16
Phụ lục
Danh mục tài liệu tham khảo
1.Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lenin PSG.TS.Ngô Tuấn Nghĩa
2.Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lenin TS.Ngô Văn Lương

3.National authorities and IMF staff calculations

4.Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF)

5.Số liệu về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (FDI) | Kiểm
Toán Crowe Vietnam

6. StatCounter

17
18

You might also like