You are on page 1of 20

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ
CẠNH TRANH
NHÓM LỚP 03, 04

CHỦ ĐỀ:
PHÂN TÍCH HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG
LĨNH, ĐỘC QUYỀN CỦA GRAB TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG
NAM Á

Giảng viên: Phan Đăng Hải


Nhóm bài tập lớn: 06
1
Page
MỤC LỤC
I. Cơ sở lý luận, một số vấn đề liên quan------------------------------------------------------------------------ 3
1. Khái niệm lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền--------------------------------------------------------3
2. Đặc điểm của lạm dụng thống lĩnh, độc quyền-----------------------------------------------------------5
2.1. Đặc điểm của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường---------------------------------------5
2.2. Đặc điểm của hành vi lạm dụng vị trí độc quyền.---------------------------------------------------7
3. Một số hành vi được cho là lạm dụng thống lĩnh, độc quyền-------------------------------------------8
3.1. Một số hành vi được cho là lạm dụng thống lĩnh bị cấm-------------------------------------------8
3.2. Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm-----------------------------------------------------------9
II. Thực trạng vụ việc Grab lạm dụng hành vi thống lĩnh, độc quyền tại các nước Đông Nam Á-------9
1. Giới thiệu sơ bộ về hành vi, vụ việc---------------------------------------------------------------------- 10
2. Phân tích dựa trên khía cạnh pháp luật------------------------------------------------------------------- 10
2.1. Phân tích lí do tại sao hành vi đó được coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền--------10
2.2. Thực tiễn về việc xử lý hành vi lạm dụng trên tại các quốc gia Đông Nam Á-----------------13
2.3. Phân tích cách xử lý hành vi trên theo luật pháp Việt Nam--------------------------------------14
2.4. So sánh giữa cách xử lý của các quốc gia liên quan khác biệt gì so với luật của Việt Nam--16
3. Định hướng và giải pháp hoàn thiện----------------------------------------------------------------------16
3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền.-------------------------------------------------------------------16
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả kiểm soát hành vi lạm
dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền.------------------------------------------------------16
3.2.1. Về quy định pháp luật liên quan đến xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh.-------------------16
3.2.2 Xuất phát từ cơ chế đảm bảo thi hành pháp luật----------------------------------------------17
3.2.3. Về ý thức thực thi pháp luật---------------------------------------------------------------------18
III. Kết luận-------------------------------------------------------------------------------------------------------- 18
Tài liệu tham khảo:----------------------------------------------------------------------------------------------- 19
Biên bản làm việc nhóm 06-------------------------------------------------------------------------------------- 20 2
Page

I. Cơ sở lý luận, một số vấn đề liên quan


1. Khái niệm lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền

Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018, lạm dụng vị trí thống lĩnh
thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh
thị trường, vị trí độc quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế
cạnh tranh.

Bản chất của một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường là một doanh nghiệp có
khả năng cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh vượt trội hơn so với các doanh nghiệp khác.
Sự vượt trội này mang lại cho họ khả năng hành động một cách độc lập trong các hoạt
động về giá, các hoạt động nhằm thực hiện chiếc lược kinh doanh... so với các đối thủ
và so với khách hàng. Sự xuất hiện của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường là
hệ quả tất nhiên từ sự cạnh tranh trên thị trường nơi mà khả năng cạnh tranh của mỗi
doanh nghiệp là khác nhau. Tuy nhiên, xuất phát từ bản chất của thương nhân, khi một
doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp đó sẽ có xu
hướng sử dụng các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh của mình để thu được nhiều lợi
nhuận hơn và pháp luật sẽ có vai trò quan trọng để kiểm soát những hành vi này.

Điều 25 Luật cạnh tranh 2018: Doanh nghiệp có vị trí độc quyền

Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh
tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan .
Như vâ ̣y, khi chỉ tồn tại chỉ duy nhất mô ̣t doanh nghiê ̣p kinh doanh trên mô ̣t thị trường
hàng hóa, dịch vụ nhất định thì doanh nghiê ̣p đó có vị trí đô ̣c quyền. Vị trí đô ̣c quyền
này có thể là do không có doanh nghiê ̣p khác muốn tham gia thị trường hoă ̣c do doanh
nghiê ̣p này sử dụng những cách thức để mua bản quyền duy nhất trên thị trường đó.

Hành vi lạm dụng vị trí đô ̣c quyền là những hành vi của doanh nghiê ̣p có vị trí đô ̣c
quyền thực hiện nhằm củng cố vị trí độc quyền bằng cách loại bỏ doanh nghiệp khác
ra khỏi thị trường, ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác không cho gia nhập thị
trường, phát triển kinh doanh hoặc nhằm thu lợi nhuận độc quyền bằng cách bóc lột
khách hàng. Pháp luâ ̣t nghiêm cấm các doanh nghiê ̣p thực hiê ̣n hành vi này ngoại trừ
mô ̣t số ngành được chính phủ quy định về vị trí đô ̣c quyền, không tự thực hiê ̣n các
3

hành vi nhằm ngăn cản các doanh nghiê ̣p khác tham gia thị trường thì không phải là
Page
lạm dụng vị trí đô ̣c quyền. Vị trí độc quyền đem lại cho doanh nghiệp quyền lực thị
trường và khả năng chi phối các quan hệ trên thị trường.

Về bản chất, lạm dụng vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh là việc các doanh nghiệp
đã khai thác lợi thế mà quyền lực thị trường đem lại trong quan hệ với khách hàng để
áp đặt những điều kiện giao dịch bất lợi cho khách hàng như áp đặt giá cao, áp đặt giá
mua thấp, áp đặt các điều kiện mua bán bất hợp lý…Do đó, cạnh tranh đã không có cơ
hội phát huy tác dụng đối với thị trường nói chung và đối với khách hàng, đối với
người tiêu dùng nói riêng

2. Đặc điểm của lạm dụng thống lĩnh, độc quyền

2.1. Đặc điểm của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi là doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị
trí thống lĩnh thị trường. Vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp có thể được hình thành từ
quá trình cạnh tranh hoặc từ sự bảo hộ của nhà nước. Con đường hình thành do quá
trình cạnh tranh là doanh nghiệp có được vị trí thống lĩnh sau một thời gian dài tồn tại
trên thị trường, sản phẩm của họ đã thu hút, tạo được uy tín với khách hàng và doanh
nghiệp đã phát triển vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan
bằng chính các hoạt động kinh doanh sản xuất của mình. Còn đối với các doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh dựa vào sự bảo hộ của quyền lực nhà nước, chính sự ưu ái
của các cơ quan quản lý nhà nước thông qua những “ưu đãi đặc biệt” so với các doanh
nghiệp khác trên thị trường, những quyền lợi mà các doanh nghiệp này được hưởng
trong khi các doanh nghiệp khác thì không được hưởng do các DN này được ưu ái đạt
được vị trí thống lĩnh thị trường chứ không hoàn toàn do họ có năng lực cạnh tranh
hơn các đối thủ. Nhưng dù có hình thành bằng con đường nào, một khi đã có vị trí
thống lĩnh là doanh nghiệp đã có lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp và có khả
năng chủ động trong mối quan hệ với khách hàng. Những lợi thế này có thể là khả
năng kiểm soát các yếu tố của thị trường (nguyên liệu đầu vào, giá cả...) hoặc có sức
ảnh hưởng đến khách hàng, các doanh nghiệp khác trên thị trường. Đôi khi doanh
nghiệp đã lợi dụng những lợi thế này để áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng và
các doanh nghiệp khác nhằm củng cố vị trí thống lĩnh, tăng lợi nhuận. Nếu doanh
4
Page

nghiệp không có vị trí thống lĩnh thị trường thì sẽ không cấu thành hành vi lạm dụng
vị trí thống lĩnh, vì khi đó các chủ thể đều bình đẳng trên thị trường và họ có thành
công hay không phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh của họ được thể hiện qua chất
lượng sản phẩm, khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng...

Thứ hai, hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh đã hoặc đang thực hiện các
hành vi hạn chế cạnh tranh được quy định hoặc mô tả trong pháp luật cạnh tranh.
Các hành vi hạn chế cạnh tranh mà các doanh nghiệp thường thưc ̣ hiêṇ là các hành vi
bóc lột khách hàng, chèn ép đối thủ, ngăn cản sự gia nhập thị trường của các đối thủ
tiềm năng nhằm thu được nhiều lợi nhuận, giữ vị trí thống lĩnh trên thị trường. Đó là
những hành vi cản trở cạnh tranh lành mạnh, không để cho cạnh tranh phát huy vai trò
tích cực của nó trên thị trường. Những hành vi này dần dần sẽ có ảnh hưởng tiêu cực
đến khách hàng, các doanh nghiệp và xa hơn nữa là làm cho thị trường mất cân bằng,
mất cạnh tranh bình đẳng và không phát triển được.

Các hành vi lạm dụng quyền lực thị trường luôn được thực hiện trên một thị trường
liên quan và việc xác định thị trường liên quan là một trong những bước quan trọng
đầu tiên khi các cơ quan có thẩm quyền xác định vị trí thống lĩnh và hành vi lạm dụng
vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp. Các hành vi của doanh nghiệp do chính doanh
nghiệp thực hiện một cách độc lập, dù trong trường hợp hành vi lạm dụng do nhóm
doanh nghiệp thực hiện thì các doanh nghiệp trong nhóm cũng không có sự thỏa thuận
trước với nhau về việc cùng thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc áp dụng
các chính sách giống nhau đối với khách hàng.

Thứ ba, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể gây hậu quả nghiêm trọng
đối với các doanh nghiệp cạnh tranh và khách hàng của họ, có thể xa hơn nữa là gây
nguy hại đến sự cạnh tranh trên thị trường, ảnh hưởng đến lợi ích công cộng . Những
mối nguy hại này chính là nguyên nhân khiến Nhà nước cần can thiệp vào hành vi lạm
dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Khác với các vụ việc dân sự, kinh tế thông thường
luôn yêu cầu phải có một bên đưa ra thì các cơ quan đại diện Nhà nước mới can thiệp
vào mối quan hệ giữa các bên, vụ việc liên quan đến hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh
có thể được cơ quan nhà nước can thiệp bất kì lúc nào nếu phát hiện ra có dấu hiệu
của hành vi. Việc phát hiện này có thể xuất phát từ phản ánh của khách hàng, người
5
Page

dân, các doanh nghiệp khác, các phương tiện truyền thông, hoặc chính từ cơ quan
quản lý cạnh tranh. Tùy thuộc vào cách nhìn nhận, sự điều chỉnh và các chính sách đối
với nền kinh tế ở mỗi quốc gia, khu vực mà pháp luật cạnh tranh sẽ điều chỉnh hành vi
lạm dụng ở các mức độ khác nhau. Quốc gia khu vực nào xem trọng tính hiệu quả
kinh tế thì hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh sẽ được đánh giá bằng nguyên tắc hợp lý
tức hành vi lạm dụng của doanh nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn so với thiệt
hại mà nó gây ra thì cùng với việc xem xét lợi ích của khách hàng, của các doanh
nghiệp khác thì hành vi này có thể được xem xét chấp nhận. Ngược lại, những quốc
gia khu vực muốn đảm bảo tuyệt đối sự cạnh tranh lành mạnh cho nền kinh tế, đảm
bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, cá nhân thì họ có thể áp dụng các biện
pháp điều tra, xử lý đối với hành vi này ngay khi nó xuất hiện, dù nó có mang lại lợi
ích kinh tế lớn hơn thiệt hại mà nó gây ra cho các chủ thể khác trên thị trường.

2.2. Đặc điểm của hành vi lạm dụng vị trí độc quyền.

Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi là doanh nghiệp có vị trí độc quyền trên thị
trường liên quan. Vị trí độc quyền đem lại cho doanh nghiệp quyền lực thị trường và
khả năng chi phối các quan hệ trên thị trường. Quyền lực thị trường ở đây chính là lợi
thế về cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác: Nguồn nguyên liệu, giá cả, số lượng
sản phẩm đáp ứng cho người tiêu dùng, khả năng tài chính, thói quen tiêu dùng của
khách hàng…Đối với khách hàng, quyền lựa chọn của khách hàng đã bị hạn chế, nhu
cầu của khách hàng bị lệ thuộc vào khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp có cơ hội để bóc lột bằng cách đặt ra những điều kiện giao dịch không công
bằng.

Thứ hai, doanh nghiệp có vị trí độc quyền đã hoặc đang thực hiện hành vi hạn chế
cạnh tranh được quy định trong luật cạnh tranh.

Điều 27 luật cạnh tranh 2018 nghiêm cấm doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện
các hành vi sau:

- Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối
thiểu gây thiệt hại cho khách hàng Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ,
giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách
6

hàng
Page
- Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình
đẳng trong cạnh tranh

- Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch
vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp
đến đối tượng của hợp đồng

- Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới. Áp đặt các
điều kiện bất lợi cho khách hàng

- Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết
mà không có lý do chính đáng.

- Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác

Thứ ba, hậu quả của hành vi lạm dụng vị trí độc quyền là làm sai lệch, làm cản trở
hoặc giảm cạnh tranh trên thị trường liên quan. Đặc điểm này cho thấy tác hại của
hành vi lạm dụng vị trí độc quyền đối với thị trường. Doanh nghiệp thực hiện hành vi
lạm dụng nhằm duy trì, củng cố vị trí hiện có hoặc nhằm thu lợi ích độc quyền từ bóc
lột khách hàng. Do đó, việc thực hiện hành vi có thể gây ra những thiệt hại cho một số
đối tượng cụ thể, song nghiêm trọng hơn là làm suy giảm, cản trở tình trạng cạnh
tranh của thị trường. Khi điều tra vụ việc lạm dụng vị trí độc quyền, cơ quan có thẩm
quyền cần chứng minh các vấn đề như: doanh nghiệp bị điều tra có vị trí độc quyền,
doanh nghiệp bị điều tra đã hoặc đang thực hiện hành vi lạm dụng quy định tại điều 27
Luật canh tranh 2018.

3. Một số hành vi được cho là lạm dụng thống lĩnh, độc quyền

3.1. Một số hành vi được cho là lạm dụng thống lĩnh bị cấm

Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật cạnh tranh 2018, doanh nghiệp, nhóm doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi sau đây:

- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng
dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;

- Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối
7

thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
Page
- Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát
triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;

- Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc
có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc
loại bỏ doanh nghiệp khác;

- Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa,
dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không
liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến
ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp
khác;

- Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;

- Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.

3.2. Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm

Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật cạnh tranh 2018, doanh nghiệp có vị trí độc
quyền thực hiện hành vi sau đây:

- Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối
thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;

- Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát
triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;

 - Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc
có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc
loại bỏ doanh nghiệp khác;

 - Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa,
dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không
liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến
ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp
khác:
8
Page

- Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
- Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng;

- Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết
mà không có lý do chính đáng;

- Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.

II. Thực trạng vụ việc Grab lạm dụng hành vi thống lĩnh, độc
quyền tại các nước Đông Nam Á
1. Giới thiệu sơ bộ về hành vi, vụ việc

Chủ thể tham gia vụ việc: Công ty công nghệ Grab, có trụ sở tại Singapore, cung cấp
các dịch vụ vận chuyển và đi lại tại Singapore và các quốc gia Đông Nam Á khác như
Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Campuchia.

Nội dung vụ việc: đầu tháng 3/2018, Grab đã mua lại mảng kinh doanh với Uber. Sau
khi thực hiện mua lại Uber, Grab đã lợi dụng vị thế thống trị của họ trong thị trường
tại Malaysia với việc không cho tài xế quảng cáo cho các đối thủ cạnh tranh của ứng
dụng gọi xe này. Grab áp đặt các nghĩa vụ độc quyền đối với các công ty taxi, đối tác
cho thuê xe và một số người lái xe của Grab. Sự độc quyền của Grab cản trở khả năng
tiếp cận các tài xế và các phương tiện cần thiết của các đối thủ tiềm năng trong việc
mở rộng thị trường. Grab đã tăng giá sau khi loại được đối thủ cạnh tranh "đáng gờm"
nhất tại Singapore là Uber. Cước phí khách hàng phải trả cho mỗi chuyến, sau khi đã
trừ khuyến mại, tăng 10% – 15%.

2. Phân tích dựa trên khía cạnh pháp luật

2.1. Phân tích lí do tại sao hành vi đó được coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc
quyền

Thứ nhất, Grab- chủ thể thực hiện hành vi là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị
trường. Sau khi mua toàn bộ hoạt động kết nối di chuyển và giao nhận thức ăn của
Uber tại Đông Nam Á, Grab đã tiếp nhận toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại
Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt
Nam. Đây là thương vụ có quy mô lớn nhất được thực hiện bởi một công ty công nghệ
9
Page
Đông Nam Á từ trước tới nay. Ngay sau đó, thị phần của doanh nghiệp này đã chiếm
hơn 30% trên các thị trường liên quan.

80

70

60

50

40 Grab
Đối thủ
30

20

10

0
Singapore Indonesia Philippines Malaysia Vietnam Thailand

Figure 1- Thị phần của Grab trên thị trường đặt xe công nghệ năm 2018

Từ bảng thông tin trên, Grab hoàn toàn đủ điều kiện ( Khoản 1 Điều 24 Luật cạnh
tranh 2018) là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Đến nay, Grab đã thực sự
trở thành “ông vua ” mới nổi trên thị trường taxi công nghệ. Hiện Grab đang phục vụ
5 triệu khách hàng tại khu vực Đông Nam Á, được tải xuống trên 90 triệu thiết bị di
động, cho phép người tiếp cận vào mạng lưới giao thông đường bộ và đại lý lớn nhất
khu vực với hơn 5 triệu đối tác tài xế và đại lý.

Vị trí này sẽ được Grab củng cố hơn nữa khi mà doanh nghiệp này đang nhận được sự
hậu thuẫn từ hai công ty đặt xe công nghệ lớn nhất thế giới: Didi Chuxing và Uber,
bên cạnh nhà đầu tư hàng đầu thế giới SoftBank. Cả ba công ty này đều đang giữ cổ
phần trong Grab và đều cam kết sẽ tiếp tục đầu tư, hướng đến thành công tiếp theo tại
thị trường Đông Nam Á.

Thứ hai, Grab đã thực hiện những hành vi hạn chế cạnh tranh được quy định hoặc mô
tả trong pháp luật cạnh tranh. Cụ thể tại Malaysia, cơ quan Quản lý cạnh tranh nước
10

này cho rằng Grab đã sử dụng ảnh hưởng của mình tại Malaysia để ngăn chặn việc các
Page

tài xế taxi tham gia ứng dụng công nghệ công ty này, quảng cáo hoặc cung cấp dịch
vụ quảng cáo cho các đối thủ cạnh tranh. Những hạn chế này đã bóp méo sự cạnh
tranh trong thị trường liên quan vốn có sự tham gia của nhiều bên, bằng cách tạo rào
cản đối với việc gia nhập và mở rộng thị trường đối với các đối thủ cạnh tranh hiện tại
và tương lại của Grab.

Trước đó, Philippines và Singapore đã nhận ra hành vi cạnh tranh không lành mạnh
của Grab làm giảm mức độ canh tranh trên thị trường gọi xe tại hai nước giảm đi rõ
rệt. Ở Việt Nam, hiện tại Grab vẫn chưa có hành vi nào gây cản trở cho các tài xế
nước ta.

Thứ ba, hành vi lạm dụng vị trí chiếm lĩnh thị trường của Grab đã gây ra hậu quả
tương đối nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp cạnh tranh và khách hàng của họ.
Gây thiệt hại đến sự cạnh tranh trên thị trường, ảnh hướng đến lợi ích công cộng.

Về phía thị trường: hành vi của grab đã dẫn tới sự cạnh tranh ‘méo mó ’ trên trị trường
vốn được Malaysia xây dựng trên nền tảng đa diện thông qua việc ban hành các quy
định về điều kiện ra nhập và mở rộng hoạt động của các đối thủ cạnh tranh với hãng
này hiện tại và trong tương lai. Chỉ riêng trong năm 2017, số lượt tải ứng dụng đã tăng
gấp 2,5 lần; số lượng đối tác tài xế tăng gấp 4 lần; số thành phố mà Grab có mặt tăng
gấp 5 lần, áp đảo hoàn toàn thị phần của đối thủ cạnh tranh. Không đảm bảo cạnh
tranh lành mạnh, công bằng trong nền kinh tế.

Tại Việt Nam, đáng chú ý là tại TP.HCM, có 114 đơn vị vận tải tham gia ký kết hợp
đồng hoạt động thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết
nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng với Grab Việt Nam và số lượng xe
được Sở GTVT cấp phù hiệu xe hợp đồng và tham gia hoạt động là 18.110 xe. Trong
khi đó, Công ty CP Ánh Dương Việt Nam có 377 xe và Công ty cổ phần tập đoàn Mai
Linh có khoảng 100 xe. Tương tự, tại Hà Nội có 7 đơn vị được hoạt động gồm trong
đó lượng xe chủ yếu là Grab. Cụ thể, Công ty TNHH GrabTaxi cho hay hãng này có
11.474 xe chiếm 90,67%. Lượng xe của các đơn vị khác gần như không đáng kể.

Tại các quốc gia khác, số lượng xe của Grab cũng chiếm ¾ tổng lượng xe của khu
vực. Hậu quả trên là tín hiệu báo động, nhắc nhở các quốc gia Đông Nam Á nhanh
11

chóng giám sát, đưa ra các hình phạt thích đáng với Grab. Nhanh chóng ổn định thị
Page

trường xe công nghệ tại các khu vực.


Về phía tài xế và người tiêu dùng: từ trước đến nay, cạnh tranh giữa Uber và Grab đã
mang đến cho người tiêu dùng hàng loạt chương trình khuyến mại, thu hút giới tài xế
nhảy vào bằng các chương trình hỗ trợ giá trên mỗi cuốc xe. Ngay sau khi sức cạnh
tranh trên thị trường không còn, Grab đã cắt giảm các mã giảm giá, các ưu đãi khác
dành cho khách hàng đồng thời tăng lệ phí cho mỗi cuốc xe đối với khách hàng sử
dụng. Giới tài xế, Grab thay đổi điều kiện thưởng trở nên khó khăn hơn làm cho tài xế
phải chạy nhiều hơn để đủ số ngọc quy định. Khách hàng và tài xế mặc dù biết nhưng
vẫn phải sử dụng sản phẩm của Grab vì sự tiện lợi và nhanh chóng mà doanh nghiệp
này mạng lại.

Từ các lý do trên đã đủ chứng minh các hành vi của Grab là đủ yếu tố cấu thành hành
vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền.

2.2. Thực tiễn về việc xử lý hành vi lạm dụng trên tại các quốc gia Đông Nam Á

Cơ quan chức năng tại Singapore cho rằng Grab hiện nắm đến khoảng 80% thị phần
và có tác động mạnh, khiến các đối thủ cạnh tranh tiềm năng khó mở rộng quy mô,
đặc biệt là khi hãng yêu cầu nghĩa vụ độc quyền với các công ty taxi, đối tác cho thuê
xe và một số tài xế. Grab được yêu cầu phải bỏ đòi hỏi độc quyền với tài xế và các
hãng taxi; duy trì thuật toán định giá và hoa hồng cho tài xế như trước khi sáp nhập

Cơ quan quản lý cạnh tranh của Malaysia đã đề xuất mức phạt hơn 86 triệu ringgit
(20,5 triệu USD) đối với công ty thuê xe Grab vì vi phạm luật cạnh tranh bằng cách áp
dụng các điều khoản hạn chế đối với các tài xế. Grab đã lạm dụng vị trí thống lĩnh của
mình trên thị trường bằng cách ngăn các tài xế của mình quảng bá và cung cấp dịch vụ
quảng cáo cho các đối thủ cạnh tranh.

Cơ quan quản lý cạnh tranh Malaysia (MyCC) cũng áp dụng mức phạt hàng ngày là
15.000 ring git cho đến khi Grab giải quyết được các mối lo ngại này.

Theo Đạo luật Cạnh tranh của Malaysia, một công ty độc quyền hoặc thống trị thị
trường không phải là hành vi vi phạm pháp luật, trừ khi họ lạm dụng vị trí của mình
trên thị trường.
12
Page
Cơ quan chính phủ đã phạt công ty thuê xe có trụ sở tại Singapore Grab 23,45 triệu
peso (461.870 USD) vì vi phạm các cam kết về giá trong năm đầu tiên kể từ khi tiếp
quản hoạt động của đối thủ cạnh tranh chính là Uber.

Các khoản tiền phạt bao gồm hoàn lại trị giá 5,05 triệu peso (99.400 đô la Mỹ) cho
hành khách của mình vì phí quá cao, Ủy ban Cạnh tranh Philippines (PCC) cho biết.

MyCC cho biết sẽ giám sát Grab vì các hành vi phi cạnh tranh khả nghi sau khi Grab
mua lại mảng kinh doanh của đối thủ Uber ở Đông Nam Á vào tháng 3/2018.

Malaysia sẽ là nước thứ ba tại khu vực phạt Grab sau thương vụ với Uber. Năm 2018,
cả hai công ty đều bị cơ quan chức năng ở Singapore và Philippines phạt vì vụ mua
lại.

2.3. Phân tích cách xử lý hành vi trên theo luật pháp Việt Nam

- Grab tại thời điểm sáp nhập, đây là thỏa thuận thu mua lớn nhất của các bên tại Đông
Nam Á:

Thỏa thuận này và những điều kiện đi kèm về cổ phần đổi lại, về việc Uber rút lui và
đơn phương chấm dứt hợp đồng với đối tác, khách hàng... cho thấy rất có thể đây là
thỏa thuận của nhóm doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị có cùng hành động
nhằm gây hạn chế cạnh tranh, vì hai doanh nghiệp này có tổng thị phần từ 50% trở lên
trên thị trường liên quan như kết luận của Cục CT& BVNTD

Theo điều 24.2.a luật cạnh tranh 2018: “ Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí
thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh và có sức
mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc
có tổng thị phần thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan”.)

- Grab đã tăng giá sau khi loại bỏ được đối thủ cạnh tranh lớn nhất.

Theo luật Canh tranh VN 2018, hành vi trên thuộc hành vi thống lĩnh thị trường, vi
phạm vào điểm b, khoản 1, điều 27 LCT 2018 là: “Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa,
dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra
13

thiệt hại cho khách hàng”.


Page
- Grab áp đặt các nghĩa vụ độc quyền đối với các công ty taxi, đối tác cho thuê xe và
một số người lái xe của Grab. Sự độc quyền của Grab cản trở khả năng tiếp cận các tài
xế và các phương tiện cần thiết của các đối thủ tiềm năng trong việc mở rộng thị
trường.

Như vậy Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng bị cản trở bởi sự độc quyền và không thể
mở rộng để cạnh tranh hiệu quả với Grab.

Theo luật VN, hành vi trên thuộc hành vi thống lĩnh thị trường,vi phạm điểm e, khoản
1, điều 27 LCT 2018: “Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh
nghiệp khác”.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 75/2019/NĐ-CP, doanh nghiệp có vị trí
thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí
thống lĩnh thị trường sẽ bị phạt tiền 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên
quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm thuộc một một
trong các hành vi sau đây:

- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng
dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;

- Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối
thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;

- Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát
triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;

- Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc
có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc
loại bỏ doanh nghiệp khác;

- Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa,
dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không
liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến
ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp
14

khác;
Page

- Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
- Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.

Theo luật, mức phạt đối với các vi phạm nêu trên của Grab, nếu không chuyển qua xử
lý hình sự thì tối đa là 10% tổng doanh thu của Grab trong năm tài chính liền kề trước
đó.

2.4. So sánh giữa cách xử lý của các quốc gia liên quan khác biệt gì so với luật của
Việt Nam

- Luật Việt Nam: Doanh nghiệp có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc
từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường sẽ bị phạt
tiền 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề
trước năm thực hiện hành vi vi phạm.

- Luật Malaysia: Áp dụng mức phạt hàng ngày là 15.000 ring git bắt đầu cho đến khi
Grab giải quyết được các mối lo ngại này.

- Luật Singapore: Ngoài tiền phạt 13 triệu USD, Grab được yêu cầu phải bỏ đòi hỏi
độc quyền với tài xế và các hãng taxi; duy trì thuật toán định giá và hoa hồng cho tài
xế như trước khi sáp nhập.

⇒ Mức phạt của luật Việt Nam còn thấp so với tổng doanh thu. Việc đưa ra mức phạt
thấp và không có điều kiện ràng buộc thêm nên chưa có tính răn đe cao, dễ gây ra việc
tái phạm hành vi vi phạm của doanh nghiệp.

3. Định hướng và giải pháp hoàn thiện

3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả kiểm soát hành vi lạm
dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền.

- Hoàn thiện pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí
độc quyền phải phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế và hướng tới mục đích đảm bảo
duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh.

- Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền
phải phù hợp với thông lệ quốc tế.
15

- Đảm bảo đồng bộ các yếu tố xây dựng vị trí thống lĩnh, tổ chức bộ máy quản lý cạnh
Page

tranh, cơ chế thực thi pháp luật.


3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả kiểm soát
hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền.

3.2.1. Về quy định pháp luật liên quan đến xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh.

Thứ nhất, cần phải xây dựng một Nghị định hướng dẫn chi tiết phù hợp tạo hành lang
pháp lý cho mô hình hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia Việt Nam sắp tới,
đảm bảo tính độc lập, tự chủ và chỉ tuân theo pháp luật.    

Thứ hai, về chế tài xử lý, mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị trí thống lĩnh thống lĩnh thị trường, lạm
dụng vị trí độc quyền trong LCT 2018 phải thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất được quy
định trong Bộ luật Hình sự, bên cạnh đó quy định pháp luật về áp dụng mức xử phạt
này cần được quy định cụ thể hơn trong các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành.   

Thứ ba, quy định pháp luật về các biện pháp xử lý bằng hình sự và dân sự gần như
còn được bỏ ngỏ, chưa có quy định cụ thể trong pháp luật cạnh tranh. Điều này càng
tạo ra sự khó khăn trong quá trình xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh. Giải pháp tốt
nhất hiện nay, là cần tạo ra sự thống nhất trong các quy định của pháp luật cạnh tranh
và Bộ luật Hình sự. Theo đó, LCT với tư cách là luật chuyên ngành cần được ưu tiên
áp dụng so với luật chung. Do đó, cần sửa đổi các quy định của Bộ luật Hình sự 2015
về tội phạm vi phạm quy định về cạnh tranh sao cho phù hợp với các hành vi được
quy định trong LCT 2018.

3.2.2 Xuất phát từ cơ chế đảm bảo thi hành pháp luật

Thứ nhất, trong công tác thi hành LCT, đặc biệt là giải quyết các vụ việc hạn chế cạnh
tranh, đội ngũ cán bộ công chức nhìn chung chưa đủ về số lượng, thiếu kinh nghiệm
thực tiễn. Hiện nay, mới chỉ có các điều tra viên của Cục CT&BVNTD trực tiếp thực
hiện việc điều tra các vụ việc hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam. Các điều tra viên này rất
hạn chế về mặt số lượng, lại phải phụ trách điều tra trên phạm vi cả nước. Trong khi
đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, mặc dù đã được quan tâm nhưng
vẫn chưa theo kịp với tình hình mới, nên còn gặp nhiều khó khăn trong giải quyết các
vụ việc cạnh tranh. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa đội ngũ điều tra viên của Cục
16

CT&BVNTD cả về mặt số lượng và chất lượng.    


Page
Thứ hai, các chủ thể áp dụng chế tài đa dạng nhưng không có sự phân định thẩm
quyền và cơ chế phối hợp. Như đã phân tích ở trên, chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh
tranh rất đa dạng và được áp dụng bởi nhiều cơ quan có thẩm quyền khác nhau. Từ cơ
quan cạnh tranh cho tới các cơ quan tiến hành tố tụng và cả các cơ quan quản lý
chuyên ngành. Tuy nhiên, việc phân định thẩm quyền xử lý các vụ việc hạn chế cạnh
tranh hiện nay còn nhiều bất cập. Các nguyên tắc áp dụng chế tài xử lý hành vi hạn
chế cạnh tranh quy định trong LCT chưa rõ ràng và còn gây nhiều tranh cãi. Kết quả
rà soát cho thấy pháp luật chuyên ngành hầu như không dẫn chiếu đến pháp luật cạnh
tranh để điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh trong các lĩnh vực cụ thể.

Cần có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc điều tra xử lý vụ
việc hạn chế cạnh tranh. Ngoài nguyên tắc áp dụng luật chung, luật riêng, trong quá
trình rà soát sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan đến cạnh tranh, cần phải tham
vấn bắt buộc ý kiến của cơ quan cạnh tranh.

3.2.3. Về ý thức thực thi pháp luật

Trong giai đoạn sắp tới, chủ trương tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật cạnh
tranh vẫn là mục tiêu quan trọng hàng đầu của cơ quan thực thi Luật, để cộng đồng
các doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh trên thị trường và cả người tiêu dùng đều biết
tới LCT và sử dụng LCT như một công cụ hữu hiệu nhằm đảm bảo quyền lợi cho
mình.

III. Kết luận


Đối với vụ Grab lạm dụng thống lĩnh đối với các hãng taxi và các tài xế, mức án phạt
của Việt Nam còn khá nhẹ nhàng so với các nước khác mặc dù đã có sử thay đổi,
chỉnh sửa.

Nguyên nhân của sự khác biệt này là do sự khác nhau trong quy định về quản lý cạnh
tranh có sự khác nhau giữa các quốc gia. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra vấn đề là
liệu các quy định của pháp luật về cạnh tranh đã chặt chẽ hay chưa và có tương đồng
với các quy tắc cạnh tranh lành mạnh hiện đang được áp dụng bởi các quốc gia trên
17

thế giới hay không. 


Page
Tại Việt Nam, Luật Cạnh tranh 2004 đã được thay thế bởi Luật Cạnh tranh 2018 có
hiệu lực kể từ 1/07/2019. So với luật cũ, Luật Cạnh tranh 2018 đã thay đổi khái niệm
và một số hình thức xử phạt về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền.Thực ra,
Luật Cạnh tranh năm 2018 bổ sung thêm nhiều quy định mới có giá trị, đặc biệt là đã
mở ra cánh cửa sử dụng cơ chế kiểm soát hiệu quả.

Tài liệu tham khảo:


Luật cạnh tranh 2018.

Luật canh tranh 2004.

Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005.

Nghị định 75/2019/NĐ-CP.

https://vnexpress.net/kinh-doanh/grab-va-uber-bi-phat-9-5-trieu-usd-vi-vu-sap-nhap-
o-singapore-3814186.html

http://tuvanphapluatdanang.com/thuc-tien-giai-quyet-vu-viec-canh-tranh-hanh-vi-tap-
trung-kinh-te-mua-lai-doanh-nghiep/

http://www.hoidongcanhtranh.gov.vn/default.aspx?
page=news&do=detail&id=163&fbclid=IwAR0_8c4NgAdrMGhzj8cVveyNqm4zLhy
72BUoyrH3IHO-xnBhSvqMwtZ4SXs

https://news.zing.vn/malaysia-de-nghi-phat-grab-20-trieu-usd-vi-lam-dung-vi-the-thi-
truong-post997067.html?fbclid=IwAR2HA0DzaWHSmBXJ2kHLS7OZ-
7KPpDOF6PYduQVg1gT3gvDK6Al3fTV02mE 18
Page
Biên bản làm việc nhóm 06

Điểm của nhóm:

Thành viên Nhiệm vụ Hoàn Điểm

(12) thành

Nguyễn Thị Phương


(NT) – 19A4030388
Hoàng Thị Nhung
19A4030364
Phạm Thị Nhung

19A4030370
Nguyễn Minh Hậu

19A4030166
Chu Thị Thơm

19A4030472
Hoàng Cẩm Vân

19A4030538
19

Lại Thị Thúy Lê


Page
19A4030250
Nguyễn Thị Thanh
Nga – 19A4030328
Đỗ Phương Anh

19A4030010
Từ Thị Ngân Hoa

19A4030190
Nguyễn Đức Cường

19A4030076
Lương.T.Hồng Phúc

19A4030376

20
Page

You might also like