You are on page 1of 5

Câu 1 : Hãy làm rõ cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và

quan điểm lịch sử cụ thể.

1.1 Quan điểm toàn diện

- Quan điểm toàn diện là khi xem xét các sự vật hiện tượng, phải xem xét ở tất
cả các mặt, các yếu tố làm nên các sự vật, hiện tượng, kể cả khâu trung gian, gián
tiếp. Nghiên cứu cơ sở triết học của quan điểm toàn diện có một vai trò vô cùng
quan trọng giúp chúng ta đánh giá đúng vị trí, vai trò của sự vật, hiện tượng.

- Đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ
phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại
giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián
tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật. Chẳng hạn, muốn
nhận thức đúng và đầy đủ tri thức của khoa học triết học, chúng ta còn phải tìm ra
mối liên hệ của tri thức triết học với tri thức khoa học khác, với tri thức cuộc sống
và ngược lại, vì tri thức triết học được khái quát từ tri thức của các khoa học khác
và hoạt động của con người, nhất là tri thức chuyên môn được chúng ta lĩnh hội.

- Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các mối
liên hệ,phải biết chú ý đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên
hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên ... để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương
pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong sự phát triển của bản
thân. Đương nhiên, trong nhận thức và hành động, chúng ta cần lưu ý tới sự
chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều kiện xác định. Trong quan
hệ giữa con người với con người, chúng ta phải biết ứng xử sao cho phù hợp với
từng con người. Ngay cả quan hệ với một con người nhất định ở những không gian
khác nhau hoặc thời gian khác nhau, chúng ta cũng phải có cách giao tiếp, cách
quan hệ phù hợp như ông cha đã kết luận: “đối nhân xử thế”.

- Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, trong 20 năm đổi mới
Đảng ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải
chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác. Đồng thời chúng ta
phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động
nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Để thực hiện mục tiêu : “dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh”, một mặt chúng ta phải phát huy nội lực của đất
nước ta; mặt khác phải biết tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách do xu hướng quốc
tế hoá mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và toàn cầu hoá kinh tế đưa lại. - Quan
điểm toàn diện còn có ý nghĩa trong việc chống chủ nghĩa chiết trung mà đặc trưng
của nó là nhân danh quan điểm toàn diện để kết hợp một cách vô nguyên tắc những
mặt khác nhau mà thực chất là không thể kết hợp với nhau được. Trong mối liên hệ
qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác (kể cả trực tiếp và gián tiếp).

1.2 Quan điểm phát triển

-Triết học duy vật biện chứng cho rằng, phát triển là một phạm trù triết học
khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp lên cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn của sự vật. Nguồn gốc của sự phát triển là quá trình giải quyết mâu thuẫn
trong bản thân sự vật. Cách thức của sự phát triển là quá trình tích lũy về lượng,
thay đổi về chất trong sự vật. Khuynh hướng của sự phát triển là quá trình phủ định
của phủ định, cái mới ra đời thay thế cái cũ.
- Phát triển mang tính khách quan, tức là nguồn gốc của nó nằm trong chính
bản thân sự vật, hiện tượng chứ không phảo do tác động từ bên ngoài và đặc biệt
không phụ thuộc vào ý thức, ý muốn chủ quan của con người; mang tính phổ biến,
vì nó diễn ra ở khắp mọi nơi trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy, trong
mọi không gian và thời gian; mang tính đa dạng, phong phú, tức là tùy thuộc vào
hình thức tồn tại cụ thể của vật chất mà phát triển diễn ra nhiều hình thức khác
nhau, nó còn phụ thuộc vào không gian và thời gian, vào các yếu tố, điều kiện tác
động lên sự phát triển đó.
- Trong nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật theo một quá trình
không ngừng thay đổi về chất ở trình độ cao hơn qua sự biểu hiện của nó ở các giai
đoạn, các hình thái xác định, nhờ đó giúp cho chúng ta nhận thức được sự vật theo
một quá trình không ngừng phát triển của nó. Cũng từ đó có thể dự báo được giai
đoạn, hình thái phát triển trong tương lai của nó.
1.3 Quan điểm lịch sử - cụ thể
- Quan điểm này cho rằng mọi sự vật, hiện tượng của thế giới đều tồn tại, vận
động và phát triển trong những điều kiện thời gian và không gian cụ thể, xác định,
những điều kiện này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất, đặc điểm của sự vật.
Cùng một sự vật nhưng nếu tồn tại trong những điều kiện không gian và thời gian
cụ thể khác nhau thì tính chất, đặc điểm của nó sẽ khác nhau, thậm chí có thể làm
thay đổi hoàn toàn bản chất của sự vật.

- Trong nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật trong các mối quan hệ
và tình huống xác định, các giai đoạn vận động, phát triển xác định; cũng tức là:
khi nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải tránh quan niệm chung
chung trừu tượng, thiếu tính xác định lịch sử - cụ thể; tránh chiết trung, nguỵ biện.

- Đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý
điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra tồn
tại và phát triển. Một luận điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này
nhưng sẽ không phải là luận điểm khoa học trong điều kiện khác. Chẳng hạn,
thường thường trong các định luật của hoá học bao giờ cũng có hai điều kiện: nhiệt
độ và áp suất xác định. Nếu vượt khỏi những điều kiện đó định luật sẽ không còn
đúng nữa. Trong lịch sử triết học khi xem xét các hệ thống triết học bao giờ chúng
ta cũng xem xét hoàn cảnh ra đời và phát triển của các hệ thống đó .

- Từ nội dung trên ta có thể thấy rằng, quan điểm lịch sử - cụ thể có ý nghĩa
rất to lớn trong quá trình nghiên cứu và cải tạo tự nhiên, xã hội. Khi vận dụng quan
điểm này cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn
cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát
triển.
+ Khi nghiên cứu một lý luận khoa học nào đó cần phải phân tích hoàn cảnh
ra đời và phát triển của lý luận đó.

+ Khi vận dụng một lý luận nào đó vào thực tiễn cũng cần phải tính đến
những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nơi đó. Đồng thời cần phải có những bổ
sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Câu 2: Làm rõ cách thức của sự phát triển của sự vật từ đó nêu lên ý nghĩa phương
pháp luận
*Cách thức sự phát triển của sự vật
Phát triển là phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật theo
khuynh hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện
đến hoàn thiện hơn.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển có 03 tính chất
cơ bản: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phong phú
+ Tính khách quan của sự phát triển
Tất cả các sự vật, hiện tượng trong hiện thực luôn vận động, phát triển một cách
khách quan, độc lập với ý thức của con người. Nguồn gốc của sự phát triển nằm
ngày trong chính bản thân của sự vật, hiện tượng. Đó là sự thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập thuộc mỗi sự vật, hiện tượng.
Tính khách quan của sự phát triển theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng đã phủ nhận quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và quan điểm siêu hình về sự
phát triển. Khi quan điểm duy tâm cho rằng nguồn gốc của sự phát triển ở các lực
lượng siêu nhiên, phi vật chất. Còn ở quan điểm siêu hình cho rằng bản chất của sự
vật, hiện tượng là đứng im không phát triển.
+ Tính phổ biến của sự phát triển
Sự phát triển diễn ra ở tất cả mọi lĩnh vực, từ tự nhiên, xã hội và tư duy. Từ hiện
thực khách quan đến những khái niệm, những phạm trù phản ánh hiện thực ấy.
Trong hiện thực, không có sự vật, hiện tượng nào là đứng im, luôn luôn duy trì một
trạng thái cố định trong suốt quãng đời tồn tại của nó.
+ Tính đa dạng, phong phú của phát triển
Sự phát triển có muôn hình, muôn vẻ, biểu hiện ra bên ngoài theo vô vàn loại
hình khác nhau. Sự phong phú thể hiện ở các dạng vật chất và phương thức tồn tại
của chúng. Trong giới hữu cơ, sự phát triển biểu hiện ở khả năng thích nghi của cơ
thế trước sự biến đổi của môi trường. Đối với xã hội, sự phát triển thể hiện ở năng
lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội ngày càng lớn. Còn đối với tư duy, sự phát
triển là năng lực nhận thức ngày càng sâu sắc, toàn diện, đúng đắn hơn.
*Ý nghĩ của phương pháp luận
+ Khi xem xét sự vật, hiện tượng, ta phải đặt nó trong sự vận động và phát
triển.
Phải nắm được sự vật đang hiện hữu trước mắt và khuynh hướng phát triển
trong tương lai, khả năng chuyển hóa của nó. Bằng tư duy khoa học, cá nhân phải
làm sáng tỏ được xu hướng chủ đạo của tất cả những biến đổi khác nhau đó. Tuyệt
đối hóa một nhận thức nào đó về sự vật có được trong một hoàn cảnh lịch sử nhất
định, xem đó là nhận thức duy nhất đúng về toàn bộ sự vật trong quá trình phát
triển tiếp theo của nó sẽ đưa chúng ta đến sai lầm nghiêm trọng.
+ Không dao động trước những quanh co, phức tạp của sự phát triển trong
thực tiễn.
Các sự vật, hiện tượng phát triển theo một quá trình biện chứng đầy mâu thuẫn,
do đó cá nhân phải công nhận tính quanh co, phức tạp của quá trình phát triển như
một hiện tượng phổ biến, đương nhiên. Sự phát triển đòi hỏi phải có sự nhìn nhận,
đánh giá khách quan đối với mỗi bước của sự vật, hiện tượng.
+ Phải chủ động tìm ra phương pháp thúc đẩy sự phát triển của sự vật, hiện
tượng.
Cá nhân phải tích cực, chủ động nghiên cứu, tìm ra những mâu thuẫn trong mỗi
sự vật, hiện tượng để từ đó xác định biện pháp phù hợp để giải quyết mâu thuẫn,
thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển.
Trong sự phát triển có sự kế thừa nên phải chủ động phát hiện, cổ vũ cái mới
phù hợp và tìm cách thúc đẩy để cái mới đó chiếm vai trò chủ đạo.
+ Phải tích cực học hỏi, tích lũy kiến thức khoa học và kiến thức thực tiễn.
Sự phát triển được thực hiện bằng con đường tích lũy về lượng để tạo ra sự thay
đổi về chất, do đó cần phải luôn nỗ lực, chăm chỉ lao động để làm cho sự vật, hiện
tượng tích lũy đủ về lượng rôi dẫn đến sự thay đổi về chất.

TRÍCH NGUỒN:
- https://123docz.net/document/5914331-bai-tieu-luan-co-so-ly-luan-
cua-quan-diem-toan-dien-va-quan-diem-lich-su-cu-the.htm
- https://loigiaihay.com/the-nao-la-quan-diem-toan-dien-phat-trien-
va-lich-su-cu-the-cho-vi-du-cac-quan-diem-do-duoc-xac-lap-tren-co-
so-ly-luan-nao-c126a20397.html#ixzz7D1RL2ybF
- https://luathoangphi.vn/van-dung-nguyen-ly-ve-su-phat-trien-trong-
hoc-tap/
- https://luatduonggia.vn/phat-trien-la-gi-nguyen-ly-ve-su-phat-trien-
theo-triet-hoc-mac-lenin-duoc-hieu-nhu-the-nao/
- https://vi.wikipedia.org/wiki/Quan_%C4%91i%E1%BB%83m_to
%C3%A0n_di%E1%BB%87n

You might also like