You are on page 1of 3

1.

2 Quan điểm toàn diện

- Quan điểm toàn diện là khi xem xét các sự vật hiện tượng, phải xem xét ở tất
cả các mặt, các yếu tố làm nên các sự vật, hiện tượng, kể cả khâu trung gian, gián
tiếp. Nghiên cứu cơ sở triết học của quan điểm toàn diện có một vai trò vô cùng
quan trọng giúp chúng ta đánh giá đúng vị trí, vai trò của sự vật, hiện tượng.

- Đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ
phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại
giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián
tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật. Chẳng hạn, muốn
nhận thức đúng và đầy đủ tri thức của khoa học triết học, chúng ta còn phải tìm ra
mối liên hệ của tri thức triết học với tri thức khoa học khác, với tri thức cuộc sống
và ngược lại, vì tri thức triết học được khái quát từ tri thức của các khoa học khác
và hoạt động của con người, nhất là tri thức chuyên môn được chúng ta lĩnh hội.

- Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các mối
liên hệ,phải biết chú ý đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên
hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên ... để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương
pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong sự phát triển của bản
thân. Đương nhiên, trong nhận thức và hành động, chúng ta cần lưu ý tới sự
chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều kiện xác định. Trong quan
hệ giữa con người với con người, chúng ta phải biết ứng xử sao cho phù hợp với
từng con người. Ngay cả quan hệ với một con người nhất định ở những không gian
khác nhau hoặc thời gian khác nhau, chúng ta cũng phải có cách giao tiếp, cách
quan hệ phù hợp như ông cha đã kết luận: “đối nhân xử thế”.

- Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, trong 20 năm đổi mới
Đảng ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải
chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác. Đồng thời chúng ta
phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động
nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Để thực hiện mục tiêu : “dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh”, một mặt chúng ta phải phát huy nội lực của đất
nước ta; mặt khác phải biết tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách do xu hướng quốc
tế hoá mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và toàn cầu hoá kinh tế đưa lại. - Quan
điểm toàn diện còn có ý nghĩa trong việc chống chủ nghĩa chiết trung mà đặc trưng
của nó là nhân danh quan điểm toàn diện để kết hợp một cách vô nguyên tắc những
mặt khác nhau mà thực chất là không thể kết hợp với nhau được. Trong mối liên hệ
qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác (kể cả trực tiếp và gián tiếp).

1.3 Quan điểm lịch sử - cụ thể

- Quan điểm này cho rằng mọi sự vật, hiện tượng của thế giới đều tồn tại, vận
động và phát triển trong những điều kiện thời gian và không gian cụ thể, xác định,
những điều kiện này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất, đặc điểm của sự vật.
Cùng một sự vật nhưng nếu tồn tại trong những điều kiện không gian và thời gian
cụ thể khác nhau thì tính chất, đặc điểm của nó sẽ khác nhau, thậm chí có thể làm
thay đổi hoàn toàn bản chất của sự vật.

- Trong nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật trong các mối quan hệ
và tình huống xác định, các giai đoạn vận động, phát triển xác định; cũng tức là:
khi nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải tránh quan niệm chung
chung trừu tượng, thiếu tính xác định lịch sử - cụ thể; tránh chiết trung, nguỵ biện.

- Đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý
điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra tồn
tại và phát triển. Một luận điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này
nhưng sẽ không phải là luận điểm khoa học trong điều kiện khác. Chẳng hạn,
thường thường trong các định luật của hoá học bao giờ cũng có hai điều kiện: nhiệt
độ và áp suất xác định. Nếu vượt khỏi những điều kiện đó định luật sẽ không còn
đúng nữa. Trong lịch sử triết học khi xem xét các hệ thống triết học bao giờ chúng
ta cũng xem xét hoàn cảnh ra đời và phát triển của các hệ thống đó .

- Từ nội dung trên ta có thể thấy rằng, quan điểm lịch sử - cụ thể có ý nghĩa
rất to lớn trong quá trình nghiên cứu và cải tạo tự nhiên, xã hội. Khi vận dụng quan
điểm này cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn
cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát
triển.
+ Khi nghiên cứu một lý luận khoa học nào đó cần phải phân tích hoàn cảnh
ra đời và phát triển của lý luận đó.
+ Khi vận dụng một lý luận nào đó vào thực tiễn cũng cần phải tính đến
những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nơi đó. Đồng thời cần phải có những bổ
sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn để đạt được hiệu quả tốt nhất.

You might also like