You are on page 1of 5

PHỤ ĐẠO ÔN KIẾN THỨC NỀN TẢNG

I. PHÁT BIỂU NÀO SAU ĐÂY SAI? GIẢI THÍCH.


1. Rễ cây hút nước và hút ion khoáng thông qua lông hút. Lông hút là loại tế bào tạo ra bề mặt tiếp xúc giữa rễ
cây và đất.
2. Lực thoát hơi nước ở lá tạo động lực phía trên để kéo nước từ mạch gỗ lên lá.
3. Lông hút là loại tế bào điều tiết quá trình thoát hơi nước.
4. Nước có thể được lông hút hút vào theo cơ chế khuếch tán hoặc thẫm thấu.
5. Nếu bón phân qua lá thì không được bón khi trời đang mưa, khi trời đang nắng gắt.
6. Trồng cây họ đậu sẽ làm tăng lượng nitơ cho đất; Bón vôi bột vào ruộng sẽ cải tạo được đất chua. Bón phân
chuồng, phân vi sinh thì sẽ cải tạo được đất cằn cỗi.
7. Tia sáng đỏ và tia sáng xanh tím là 2 loại tia sáng được cây hấp thụ mạnh nhất. Trong đó, tia đỏ kích thích
tổng hợp protein, tia xanh tím kích thích tổng hợp gluxit.
8. Việc xây dựng các nhà kính (nhà lưới) để trồng cây cho phép khắc phục được các điều kiện bất lợi của khí
hậu môi trường; Sử dụng nhà kính để sản xuất rau sạch; nhân giống và áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật.
9. Biện pháp tăng năng suất cây trồng thì phải: Bón phân, tưới nước hợp lí; Tạo điều kiện để cây hấp thụ năng
lượng mặt trời 1 cách hiệu quả; Sử dụng các giống cây có cường độ quang hợp cao; trồng các giống cây có sản
phẩm quang hợp tập trung vào rễ, lá.
10. Thí nghiệm ở hình bên mô tả về quá trình thí nghiệm hô hấp ở thực
vật. Tiến hành rót nước vào bình thí nghiệm để nhằm mục đích đẩy khí
CO2 vào ống nghiệm; Có thể thay nước vôi bằng dung dịch Ba(OH)2. Ở
trong ống nghiệm, CO2 sẽ phản ứng với Ca(OH)2 để tạo ra kết tủa CaCO3.
Thí nghiệm này nhằm chứng minh hô hấp thải khí CO2.
11. Thức ăn có chứa: tinh bột, protein, lipit; xenlulôzơ thì phải được biến
đổi thành các đơn phân (glucôzơ, axit amin, ..) mới được cơ thể hấp thụ và
sử dụng.
12. Huyết áp tăng lên khi cơ thể vận động mạnh hoặc khiêng vật nặng,
hoặc chơi thể thao, hoặc thường xuyên ăn mặn, hoặc thành mạch bị xơ cứng.
13. Khi sử dụng huyết áp kế (huyết áp điện tử hoặc huyết áp thông thường) để đo huyết áp, thì: Người bệnh
phải giữ nguyên tư thế bình thường; Không làm rung máy đo; Tránh xa các vùng từ trường mạnh; Khi đo xong
người 1 thì phải đợi từ 5 đến 8 phút sau mới tiến hành đo cho người thứ 2; Khi kim đồng hồ chỉ ở khoảng 160-
180mmHg thì dừng vặn nút xoay.
14. Trong hệ sinh thái, sinh vật sản xuất là mắt xích khởi đầu chuỗi thức ăn, luôn được xếp vào bậc dinh dưỡng
cấp 1; có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã.
15. Ánh sáng là nhân tố sinh thái vô sinh; nó giúp động vật định hướng khi di cư; giúp sinh vật phân tầng, phân
loại thực vật thành nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng.
16. Tuổi quần thể là tuổi bình quân của tất cả các cá thể trong quần thể sinh vật; Tuổi sinh thái là tuổi thọ thực
tế của 1 cá thể; Tuổi sinh lí là tuổi thọ có thể đạt được của 1 cá thể. Khi mối trường thay đổi thì tuổi sinh lí có
thể thay đổi.
17. Nếu mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao thì thường dẫn đến quần thể có mức sinh sản giảm; Sức
sống của các con non giảm; Mức xuất cư tăng; Mức tử vong tăng; Cạnh tranh cùng loài tăng.
18. Năng lượng được truyền theo một chiều từ mặt trời  SVSX  SVTT bậc 1  SVTT bậc 2  SVTT bậc
3 và cuối cùng trở về dạng nhiệt.
19. Qua mỗi bậc dinh dưỡng, năng lượng bị thất thoát tới 90%, chỉ khoảng 10% năng lượng được truyền lên
bậc dinh dưỡng cao hơn. Năng lượng bị thất thoát chiếm 90%, trong đó hô hấp (70%), bài tiết (10%), tiêu hóa
(10%).
20. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon đioxit (CO2) thông qua quang hợp; Khí CO2 thải vào môi trường
thông qua hô hấp của sinh vật, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, đốt nhiên liệu, núi lửa.
Tất cả lượng cacbon của quần xã đều được trao đổi theo vòng tuần hoàn.
21. Cánh dơi, tay người, chân trước của mèo là các cơ quan tương đồng với nhau; Ruột thừa ở người là tương
đồng với ruột tịt.
22. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng tiến hóa; là nhân tố tích lũy các alen quy định kiểu hình thích nghi;
Là nhân tố nào đóng vai trò sàng lọc và giữ lại các cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi trong quần
thể; Là nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình hình thành quần thể thích nghi.
23. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm thay đổi đột ngột tần số alen của quần thể. Với quần thể có kích thước
càng lớn thì yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen.
24. Trong lịch sử phát triển của sinh giới, ở đại Tân sinh phát sinh các nhóm linh trưởng, loài người. Đại Tân
sinh là thời kì phát triển ưu thế của chim, thú, côn trùng và thực vật có hoa. Ở đại Trung sinh phát sinh chim,
thú, thực vật có hoa. Đại Trung sinh là thời kì phát triển ưu thế của cây hạt trần, bì sát.
25. Cấu tạo của cơ quan sinh sản khác nhau thì được gọi là cách li cơ học; Sinh sản ở 2 thời điểm khác nhau thì
gọi là Cách li sinh thái; Có tập tính giao phối khác nhau thì gọi là Cách li tập tính; Có thụ tinh tạo ra đời con
nhưng cơ thể con không sinh sản được thì gọi là cách li sau hợp tử.

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Ở cây ngô, nước được cây hút vào chủ yếu qua bộ phận nào sau đây?
A. Lá. B. Rễ. C. Cành. D. Hoa.
Câu 2: Trong một thí nghiệm, người ta xác định được lượng nước thoát ra và lượng nước hút vào của mỗi cây
trong cùng một đơn vị thời gian như sau:
Cây A B C D
Lượng nước hút vào 27g 31g 32g 30g
Lượng nước thoát ra 29g 32g 30g 33g
Theo suy luận lí thuyết, cây nào không bị héo?
A. Cây A. B. Cây B. C. Cây C. D. Cây D.
2+ 2+
Câu 3: Nồng độ Mg trong cây là 0,2%; trong đất là 0,15 %. Cây sẽ nhận Mg bằng cách nào sau đây?
A. Hấp thụ bị động. B. Hấp thụ chủ động.
C. Khuyếch tán. D. Thẩm thấu.
Câu 4: Để tổng hợp 1 mol glucozơ thì phải sử dụng bao nhiêu mol khí CO2?
A. 1. B. 12. C. 6. D. 24.
Câu 5: Khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các loại tia sáng khác nhau sẽ tác động đến quang hợp với cường độ khác nhau.
II. Cùng một cường độ ánh sáng giống nhau thì tất cả các tia sáng đều có tác động đến quang hợp với cường độ
như nhau.
III. Khi cường độ ánh sáng vượt qua điểm bảo hòa thì tăng cường độ ánh sáng sẽ làm giảm cường độ quang
hợp.
IV. Các tia sáng xanh tím kích thích tổng hợp protein và axit amin.
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 6: Khi nói về tác động của ánh sáng đến quang hợp, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong các loại sắc tố quang hợp, chỉ có diệp lục a mới có khả năng chuyển hóa ánh sáng thành năng
lượng ATP.
B. Có nhiều loại tia sáng, nhưng quang hợp chủ yếu sử dụng 2 loại tia sáng là tia đỏ và tia xanh tím.
C. Tia xanh tím kích thích quá trình tổng hợp axit amin, protein; tia đỏ kích thích tổng hợp gluxit.
D. Dựa vào thích nghi của sinh vật với ánh sáng, người ta chia thực vật thành 2 loại là cây ưa ẩm và cây hạn
sinh.
Câu 7: Giả sử quá trình quang hợp tạo ra 30 phân tử glucôzơ thì đã quang phân li bao nhiêu phân tử H2O?
A. 30. B. 60. C. 360. D. 180.
Câu 8: Ở nhiều vùng nông thôn của nước ta, người nông dân đã xây dựng nhà lưới và chiếu ánh sáng nhân tạo.
Người nông dân không sử dụng việc trồng cây trong nhà lưới, dưới ánh sáng nhân tạo để thực hiện việc nào sau
đây?
A. Áp dụng để khắc phục được các điều kiện bất lợi của môi trường.
B. Áp dụng để nhân giống cây bằng nuôi cấy mô, tế bào.
C. Áp dụng để tạo cành dâm trước khi đưa ra trồng ở thực địa.
D. Áp dụng để làm thay đổi kiểu gen của giống.
Câu 9: Có bao nhiêu ví dụ sau đây thuộc loại đối kháng cùng loài?
I. Kí sinh cùng loài. II. Chó soi hỗ trợ nhau để bắt trâu rừng.
III. Cá mập ăn thịt đồng loại. IV. Các cây cùng loài cạnh tranh về nơi ở.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10: Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cấu trúc tuổi của quần thể có bị thay đổi khi có thay đổi của điều kiện môi trường.
II. Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ của các loại nhóm tuổi trong quần thể.
III. Dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được thành phần kiểu gen của quần thể.
IV. Cấu trúc tuổi của quần thể không phản ánh tỉ lệ đực : cái trong quần thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11: Nếu kích thước quần thể đạt đến giá trị tối đa thì quần thể sẽ điều chỉnh số lượng cá thể. Diễn biến nào
sau đây là không phù hợp với sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể khi quần thể đạt kích thước tối đa?
A. Các cá thể trong quần thể phát tán sang các quần thể khác.
B. Tỉ lệ sinh sản giảm, tỉ lệ tử vong tăng.
C. Tỉ lệ cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản tăng lên, tỉ lệ cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản giảm.
D. Dịch bệnh phát triển làm tăng tỉ lệ tử vong của quần thể.
Câu 12. Khi nói về sinh vật sản xuất của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Những sinh vật có khả năng quang hợp đều được xếp vào sinh vật sản xuất.
B. Sinh vật sản xuất có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
C. Sinh vật sản xuất có khả năng chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng có trong ATP.
D. Nếu quần xã có tổng sinh khối của sinh vật sản xuất bị giảm xuống thì tổng sinh khối của quần xã cũng bị
giảm.
Câu 13. Khi nói về nhân tố sinh thái ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tất cả các loại tia sáng đều kích thích quang hợp tổng hợp chất hữu cơ.
B. Dựa vào nhu cầu ánh sáng, người ta chia thực vật thành nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng.
C. Các loài chim dựa vào ánh sáng để định hướng bay khi di cư từ Bắc bán cầu xuống Nam bán cầu.
D. Sự phân tầng ở các quần xã chủ yếu là do tác động của nhân tố sinh thái ánh sáng.
Câu 14: Khi nói về cân bằng nội môi, phát biểu nào sau đây sai?
A. Khi nồng độ đường trong máu giảm thì cơ thể tiết ra nhiều hooc môn insulin để cân bằng đường huyết.
B. Thận tham gia điều hòa độ pH bằng cách thải H+ và hấp thu Na+.
C. Phổi tham gia điều hòa độ pH của máu bằng cách thải CO2.
D. Khi ăn mặn thì thận tăng cường tái hấp thu nước để giảm nồng độ muối ở trong máu.
Câu 15: Khi nói về sinh vật sản xuất của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Những sinh vật có khả năng quang hợp đều được xếp vào sinh vật sản xuất.
B. Sinh vật sản xuất có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
C. Sinh vật sản xuất có khả năng chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng có trong ATP.
D. Nếu quần xã có tổng sinh khối của sinh vật sản xuất bị giảm xuống thì tổng sinh khối của quần xã cũng bị
giảm.
Câu 16: Khi nói về các cơ chế cách li sinh sản, phát biểu nào sau đây sai?
A. Có giao phối tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển được thì gọi là cách li trước hợp tử.
B. Cải củ lai với cải bắp sinh ra cây lai; cây lai này không có khả năng sinh sản hữu tính thì đây là cách li
sau hợp tử.
C. Cấu tạo của cơ quan sinh sản không tương đồng, dẫn tới không giao phối được với nhau thì gọi là cách li
cơ học.
D. Do ra hoa ở hai thời kì khác nhau, cho nên chúng không giao phấn với nhau, đây là cách li sinh thái.
Câu 17: Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. Theo
quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu quần thể chịu tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn quần thể sẽ xuất hiện kiểu gen mới.
II. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và F1 có tỉ lệ kiểu gen là 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa thì
chứng tỏ quá trình chọn lọc đang chống lại alen lặn.
III. Nếu quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì có thể sẽ có tỉ lệ kiểu gen là 100%AA.
IV. Nếu có di – nhập gen thì có thể sẽ làm tăng tần số alen A của quần thể.
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 18: Trong quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí, từ loài A ở trong đất liền đã di cư sang các
đảo B, C, D và đã hình thành nên các loài mới kí hiệu là loài B, loài C, loài D. Theo suy luận lí thuyết, phát
biểu nào sau đây sai?
A. Nếu các cá thể loài B di cư từ đảo B sáng đảo C thì quần thể loài B ở đảo C có thể mang một số 1 alen
đặc trưng mà các cá thể của loài B ở đảo B không có.
B. Khoảng cách giữa các đảo là yếu tố duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể, góp phần ngăn
ngừa giao phối tự do giữa các quần thể, tạo tiền đề để hình thành loài mới.
C. Vốn gen của các quần thể của các loài ở các đảo B, C, D được biến đổi theo cùng một hướng giống nhau.
D. Điều kiện môi trường khác nhau giữa các đảo là nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi, quy định
chiều hướng tiến hóa.
Câu 19: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây về chọn lọc tự nhiên là đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót, khả năng sinh sản của các cá thể với các
kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
II. Chọn lọc tự nhiên không chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình
thích nghi mà còn tạo ra các kiểu gen thích nghi, tạo ra các kiểu hình thích nghi.
III. Khi chọn lọc tự nhiên chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn thì sẽ làm thay
đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chống lại cả thể thể đồng hợp trội và cả thể đồng hợp lặn.
IV. Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính
qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 20: Khi nói về hệ tuần hoàn của người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Huyết áp ở mao mạch lớn hơn huyết áp ở tĩnh mạch.
II. Máu trong tĩnh mạch phổi giàu oxi hơn máu trong động mạch phổi.
III. Trong hệ mạch máu, vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất.
IV. Lực co tim, nhịp và sự đàn hồi của mạch đều có thể làm thay đổi huyết áp.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

You might also like