You are on page 1of 3

1.

Tên đề tài:

“Các yếu tố ảnh hưởng tới giờ đi làm thêm của sinh viên các trường đại học
ở Hà Nội” - sinh viên Phạm Ngọc Vân, Nguyễn Thị Minh Nguyệt

Yếu tố ảnh hưởng

 Số tiền bố mẹ cho hàng tuần: các bạn sinh viên được bố mẹ cho tiền
nhiều thì nhu cầu đi làm thêm rất ít
 Sinh viên đang học năm thứ mấy: các bạn sinh viên năm cuối thường có
nhu cầu đi làm thêm nhiều hơn các bạn mới vào trường để lấy kinh
nghiệm. Trong khi các bạn sinh viên năm nhất, do vẫn bỡ ngỡ chưa quen
với môi trường mới nên nhu cầu đi làm thêm chưa nhiều, thậm chí còn sợ
đi làm thêm
 Số giờ đi học trên lớp: nếu bạn nào có số giờ đi học trên lớp nhiều thì số
giờ đi làm thêm hạn chế
 Giới tính: các bạn nam khỏe hơn thường có nhu cầu đi làm thêm lớn hơn
các bạn nữ

Phương pháp nghiên cứu

Đưa ra mô hình ước lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến giờ đi làm thêm của
sinh viên, từ đó sử dụng lý thuyết kinh tế để phân tích

Link bài viết


https://khotrithucso.com/doc/p/cac-yeu-to-anh-huong-toi-gio-di-lam-them-
cua-sinh-vien-cac-641559

2. “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại
học An Giang” _ CHÂU THỊ NGỌC THÙY  (Khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh - Trường Đại học An Giang) ThS. HUỲNH LÊ THIÊN TRÚC (Khoa
Ngoại ngữ - Trường Đại học An Giang)
Yếu tố ảnh hưởng

 Sự tự tin
 Xu hướng chấp nhận rủi ro
 Nhận thức kiểm soát hành vi
 Môi trường khởi nghiệp
 Giáo dục khởi nghiệp ở trường đại học
 Chuẩn chủ quan
 Đặc điểm nhân khẩu học

Phương pháp nghiên cứu


 Phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm tập
trung với sự tham gia của 2 nhóm (1 nhóm gồm 6 giảng viên và 2 cán bộ
thuộc Trung tâm của Tỉnh; 1 nhóm gồm 20 sinh viên năm thứ tư thuộc các
khoa), nhằm thẩm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên và thang đo (nháp 1). Các yếu tố này do tác giả đề
xuất trên cơ sở tổng kết lý thuyết và các nghiên cứu trước.
 Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm đánh giá độ tin
cậy và giá trị (giá trị hội tụ và phân biệt) của các thang đo các yếu tố ảnh
hưởng đến đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường ĐHAG; kiểm định
mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu; kiểm định sự khác biệt
về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố theo các đặc điểm cá nhân của sinh
viên. Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu hệ thống kết hợp định
mức theo nhóm với kích thước n = 400. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được
xử lý và thực hiện thông qua việc phân tích Cronbach’s Alpha để kiểm tra
độ tin cậy và giá trị của thang đo và loại bỏ các biến quan sát không đạt độ
tin cậy; Phân tích hồi quy tuyến tính nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu,
các giả thuyết nghiên cứu và đo lường mức độ tác của các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định khởi nghiệp; Kiểm định sự khác biệt về ý định khởi
nghiệp theo đặc điểm cá nhân của sinh viên về giới tính, khoa đang theo
học bằng T-Tests và ANOVA.

Link bài viết:


http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/cac-yeu-to-anh-huong-den-y-dinh-
khoi-nghiep-cua-sinh-vien-truong-dai-hoc-an-giang-70579.htm

3. “Nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học Ngoại Ngữ - Đại học
Quốc gia Hà Nội” - Nguyễn Xuân Long, ĐHNN, ĐHQGHN

Các lý do làm thêm của sinh viên:

 Rèn luyện chuyên môn, dịch vụ


 Tăng thu nhập
 Thử sức với cuộc sống
 Tận dụng thời gian rảnh rỗi
 Muốn tự khẳng định mình
 Mở rộng giao tiếp
 Tìm cơ hội việc làm khi ra trường
 Do bạn bè lôi cuốn

Những việc sinh viên thường làm: Gia sư, đưa hàng, tin học, marketing, viết
báo, bồi bàn, kinh doanh, tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, phát tờ rơi,
thiết kế quảng cáo, ….

Các nguồn cung cấp thông tin việc làm thêm cho sinh viên:
 Qua trung tâm giới thiệu việc làm
 Qua bạn bè
 Qua gia đình
 Tự mình tìm kiếm
 Thông qua thông tin quảng cáo
 Qua các tổ chức đoàn thể

Link bài viết:


https://123docz.net/document/1245874-bao-cao-nhu-cau-lam-them-cua-sinh-
vien-truong-dai-hoc-ngoai-ngu-thuc-trang-va-giai-phap-nguyen-xuan-long-
pdf.htm

You might also like