You are on page 1of 59

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC


——————–o0o——————–

NGUYỄN THỊ TRANG

TỌA ĐỘ TỶ CỰ VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG


HÌNH HỌC PHẲNG

THÁI NGUYÊN, 10/2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
——————–o0o——————–

NGUYỄN THỊ TRANG

TỌA ĐỘ TỶ CỰ VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG


HÌNH HỌC PHẲNG

CHUYÊN NGÀNH: PHƯƠNG PHÁP TOÁN SƠ CẤP


MÃ SỐ: 60 46 01 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

TS. NGUYỄN VĂN NGỌC

THÁI NGUYÊN, 10/2017


i

Mục lục

Danh sách hình vẽ ii

Mở đầu 1

Chương 1. Các khái niệm cơ bản 3


1.1 Khái niệm về tâm tỷ cự . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.1.1 Tọa độ tâm tỷ cự của hệ hai điểm . . . . . . . . . . . . . . 3
1.1.2 Tọa độ tâm tỷ cự của hệ ba điểm . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.1.3 Tọa độ tâm tỷ cự đối với hệ nhiều điểm . . . . . . . . . . . 6
1.2 Ví dụ về tâm tỷ cự . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7

Chương 2. Một số ứng dụng của tọa độ tỷ cự trong hình học phẳng 14
2.1 Chứng minh các hệ thức hình học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
2.2 Cực trị độ dài vectơ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
2.3 Cực trị độ dài bình phương của vô hướng . . . . . . . . . . . . . . 30
2.4 Phương tích . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
2.4.1 Khái niệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
2.4.2 Một số bài tập vận dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
2.5 Bất đẳng thức Klamkin và tọa độ tỷ tâm tỷ cự . . . . . . . . . . . 49
2.5.1 Bất đẳng thức Klamkin . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 49
2.5.2 Các hệ quả của bất đẳng thức Klamkin . . . . . . . . . . . 49
2.6 Bất đẳng thức Klamkin mở rộng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51
2.6.1 Khái niệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51
2.6.2 Kết quả chính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 52
2.6.3 Một vài ứng dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 52

Kết luận 54

Tài liệu tham khảo 55


ii

Danh sách hình vẽ

1.1 I là tâm tỷ cự của AB với bộ số (x, y) và (x0 , y 0 ). . . . . . . . . . . 4


1.2 I là tâm tỷ cự của ABC ứng với bộ số (a, b, c). . . . . . . . . . . . . 8
1.3 H là tâm tỷ cự của ABC ứng với bộ số (tan A, tan B, tan C). . . . . 9
1.4 Điểm I nằm trong tam giác ABC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
1.5 O(sin 2A, sin 2B, sin 2C) là tâm tỷ cự của ABC . . . . . . . . . . . . . 13

2.1 Điểm M cần tìm thỏa mãn AP M Q là hình bình hành . . . . . . . 15


2.2 Điểm M cần tìm là trung trực của GI . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
2.3 I là đỉnh thứ tư của hình bình hành ABEI . . . . . . . . . . . . . . 17
AB
2.4 Quỹ tích điểm M là đường tròn tâm I bán kính bằng . . . . . 19
2
2.5 Quỹ tích của M chính là đường trung trực của đoạn thẳng GF . . 19
2.6 Quỹ tích điểm M là đường trung trục của P Q. . . . . . . . . . . . 20
2.7 I(1, 3, −2) là tâm tỷ cự của ABC , D(3, −2) là tâm tỷ cự của BC . . 21
2.8 BCEI là hình bình hành. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
2.9 A, I, D thẳng hàng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
2.10 Quỹ tích điểm M là đường tròn tâm I bán kính AJ . . . . . . . . . 23
2.11 Phương tích của P với (O; R) là PP/(O) = OP 2 − R2 . . . . . . . . . 34
2.12 Phương tích của P với (O) là PP/(O) = P T 2 . . . . . . . . . . . . . . 35
2.13 Đường tròn chín điểm Euler (E) của ABC . . . . . . . . . . . . . . 47
1

Mở đầu

Các bài toán hình học nói chung và hình học phẳng nói riêng là chuyên mục
khó trong lĩnh vực toán phổ thông, nhưng lại có sức hấp dẫn kì lạ, bởi vì những
bài toán này không những trực giác về hình học mà còn đòi hỏi nhiều tư duy
sáng tạo.
Tọa độ tỷ cự trong hình học phẳng là đề tài lý thú, hấp dẫn nhiều chuyên
gia toán học, thầy cô dạy toán trong các trường cấp trung học phổ thông và học
sinh yêu toán. Tọa độ tâm tỷ cự thể hiện tọa độ của các điểm xác định nhờ một
hình cơ sở thông qua các đại lượng vectơ. Nó là cầu nối, thể hiện mối quan hệ
mật thiết giữa hình học và đại số. Nhờ có các công thức, các kết quả xây dựng
từ trước mà những tính toán và biến đổi hình học thông thường đã được mô
hình hóa thành một lớp các đại lượng và các quan hệ ràng buộc mang chất hình
học giữa chúng.
Ngoài một số dạng bài toán được nêu ra là tìm tọa độ tâm tỷ cự thỏa mãn
bộ số cho trước hoặc điều kiện nào đó, các bài tập về tâm tỷ cự liên quan đến
nhiều dạng bài toán của hình học như dựa vào tâm tỷ cự chứng minh các hệ
thức vectơ hình học, tìm cực trị độ dài vectơ, cực trị độ dài bình phương vô
hướng, tính phương tích với đường tròn. Bài toán về ứng dụng tâm tỷ cự cũng
xuất hiện nhiều trong bài toán khó trong đề thi học sinh giỏi, đề thi Olympic.
Các tài liệu về tọa độ tâm tỷ cự xuất hiện dưới nhiều tài liệu tổng hợp từ
các chuyên gia quốc tế, như của Z. Abel [5], M. Schindler and E. Chan [7], và
của V, Prasolov [6]. Ở trong nước, tạp trí Toán học Tuổi trẻ cũng dành các số
để đăng vấn đề toán học liên quan về tâm tỷ cự trong hình học phẳng [1]. Qua
đó, chúng ta có thể thấy sự thú vị và quan trọng của chủ đề này trong toán học
đối với giáo viên dạy phổ thông và học sinh phổ thông yêu thích hình học. Tìm
hiểu và học tập về tâm tỷ cự là cần thiết cho việc nâng cao kiến thức của giáo
viên trong công việc giảng dạy và bồi dưỡng cho học sinh ở các trường THPT.
Với mong muốn cung cấp thêm một tài liệu tổng hợp kiến thức về tâm tỷ cự,
2

giúp cung cấp thêm một phương pháp hay và rất bổ ích để rèn luyện hình học
phẳng, chúng tôi chọn chủ đề “Tọa độ tỷ cự và một số ứng dụng hình học
phẳng” để làm đề tài luận văn cao học.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 2 chương:
Chương 1. Các khái niệm cơ bản. Trong chương này, chúng tôi trình bày
mệnh đề về sự tồn tại duy nhất, khái niệm, ví dụ về tọa độ tâm tỷ cự của hệ
hai điểm, của hệ ba điểm, và hệ nhiều điểm. Sau đó chúng tôi trình bày một số
ví dụ chi tiết tìm tâm tỷ cự của các hệ điểm cùng các bài toán liên quan tâm tỷ
cự để hiểu rõ hơn và vận dụng khái niệm tâm tỷ cự cho các vấn đề ở Chương 2.
Chương 2. Một số ứng dụng của tọa độ tỷ cự trong hình học phẳng.
Chương 2 trình bày nhiều bài toán ứng dụng của tọa độ tỷ cự trong hình học
phẳng và hình không gian bao gồm các bài toán tìm tọa độ tâm tỷ cự thỏa mãn
bộ số cho trước hoặc điều kiện nào đó, dựa vào tâm tỷ cự chứng minh các hệ
thức vectơ hình học, tìm cực trị độ dài vectơ, tính phương tích với đường tròn,
cuối cùng một số bài toán liên quan bất đẳng thức Klamkin.
Luận văn được hoàn thành tại trường Đại học Khoa học, Đại học Thái
Nguyên. Lời đầu tiên tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
TS. Nguyễn Văn Ngọc. Thầy đã dành nhiều thời gian hướng dẫn cũng như giải
đáp các thắc mắc của tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới thầy.
Tác giả xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô trong Khoa Toán - Tin,
trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn, truyền
đạt kiến thức trong suốt thời gian theo học, thực hiện và hoàn thành luận văn.
Cảm ơn sự giúp đỡ của bạn bè, người thân và các đồng nghiệp trong thời gian
làm luận văn.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017
Người viết luận văn

Nguyễn Thị Trang


3

Chương 1

Các khái niệm cơ bản

Trong chương này, đầu tiên chúng tôi trình bày mệnh đề về sự tồn tại duy
nhất, khái niệm, ví dụ về tọa độ tâm tỷ cự của hệ hai điểm, của hệ ba điểm, và
hệ nhiều điểm. Sau đó chúng tôi trình bày nhiều ví dụ chi tiết tìm tâm tỷ cự
của các hệ điểm cùng các bài toán liên quan tâm tỷ cự. Nội dung của Chương
được tham khảo từ các tài liệu [1, 2, 3].

1.1 Khái niệm về tâm tỷ cự


1.1.1 Tọa độ tâm tỷ cự của hệ hai điểm
Mệnh đề 1.1.1 ([3]). Cho hai điểm A, B và hai số thực x, y không đồng thời
bằng 0. Khi đó, tồn tại duy nhất điểm I sao cho

→ −→ → −
xIA + y IB = 0 . (1.1)

→ −→ −
→ −→
Chứng minh. Vì xIA + y IB = (x + y)IA + y AB, nên:

→ −→ −→ →

1. Nếu x + y = 0 thì xIA + y IB = y AB 6= 0 do y = −x 6= 0. Vậy không tồn
−→ −→ → −
tại I sao cho xIA + y IB = 0 .
2. Nếu x + y 6= 0 thì

→ −→ → − −
→ −y −→ −y −→ − →
xIA + y IB = 0 ⇔ IA = IB = (AB + IA).
x x
Khi đó, ta có

→ −y −→ y − → −
→ −y −→
IA = AB − IA hay IA = AB. (1.2)
x x x+y

Vế phải của (1.2) là một vectơ hoàn toàn xác định, nên từ (1.2) suy ra tồn tại
duy nhất điểm I thỏa mãn (1.1). Mệnh đề được chứng minh.
4

Định nghĩa 1.1.2 ([3]). Các số x, y (x + y 6= 0) được gọi là tọa độ tỷ cự của


điểm I và viết I(x, y) đối với hệ hai điểm A, B (đối với đoạn thẳng AB ), nếu có
hệ thức (1.1).

→ −→ →
− −

Nhận xét 1.1.3. Khi x = y 6= 0 thì hệ thức xIA + y IB = 0 trở thành IA+
−→ →

IB = 0 hay I là trung điểm của đoạn thẳng AB . Khi x 6= 0 còn y = 0 thì hệ
−→ −→ → − −
→ → −
thức xIA + y IB = 0 trở thành xIA = 0 ⇔ I ≡ A.

Nhận xét 1.1.4. Nếu I(x, y) là tâm tỷ cự của đoạn thẳng AB thì với mọi điểm
M , ta có
−−→ −−→ −−→
xM A + y M B = (x + y)M I. (1.3)
Thật vậy,

→ −→ → − −−→ −−→ −−→ −−→ →

xIA + y IB = 0 ⇔ x(IM + M A) + y(IM + M B) = 0 .

Từ đây dễ dàng suy ra hệ thức (1.3).

Nhận xét 1.1.5. Khái niệm tâm tỷ cự I(x, y) được coi là mở rộng của khái
niệm trung điểm của một đoạn thẳng AB vì I(1, 1) chính là trung điểm của đoạn
thẳng AB. Trong trường hợp này công thức (1.3) trở thành
−−→ −−→ −−→
M A + M B = 2M I. (1.4)

là công thức trung điểm quen thuộc trong hình học.

Mệnh đề 1.1.6 ([3]). Giả sử (x, y) và (x0 , y 0 ) là các tọa độ tỷ cự của cùng điểm
I đối với đoạn thẳng AB. Khi đó,

x0 y0
= .
x y

Hình 1.1: I là tâm tỷ cự của AB với bộ số (x, y) và (x0 , y 0 ).


5

Chứng minh. Ta có

→ −→ → −
xIA + y IB = 0
−→ −→ − → →

⇔ −xAI + y(AB − AI) = 0

→ y −→
⇔ AI = AB.
x+y

→ −→ →

Như vậy I xác định duy nhất theo x, y. Giả sử x0 IA + y 0 IB = 0 . Tương tự, ta

→ y 0 −→
có AI = AB. Từ đây suy ra,
x0 + y 0
y x+y
0
= 0 .
y x + y0

Từ đó
x0 y + yy 0 = xy 0 + yy 0

hay
x0 y0
= .
x y

1.1.2 Tọa độ tâm tỷ cự của hệ ba điểm


Mệnh đề 1.1.7 ([3]). Cho ba điểm A, B, C và ba số thực x, y, z thỏa mãn điều
kiện x + y + z 6= 0. Khi đó, tồn tại duy nhất điểm I = I(x, y, z) sao cho

→ −→ −→ → −
xIA + y IB + z IC = 0 . (1.5)

Chứng minh. Thật vậy,



→ −→ −→ → − −
→ −→ − → −→ − → →

xIA + y IB + z IC = 0 ⇔ xIA + y(AB + IA) + z(AC + IA) = 0 .

Suy ra,

→ y −→ z −→
IA = − AB − AC. (1.6)
x+y+z x+y+z

Vế phải của (1.6) là một vectơ hoàn toàn xác định, nên từ (1.6) suy ra tồn tại
duy nhất điểm I = I(x, y, z) thỏa mãn (1.6), tức là thỏa mãn yêu cầu mệnh
đề.

Định nghĩa 1.1.8 ([3]). Các số x, y, z (x + y + z 6= 0) được gọi là tọa độ tỷ cự


của điểm I và viết I(x, y, z) đối với hệ ba điểm A, B, C (đối với tam giác ABC
nếu A, B, C không thẳng hàng), nếu có hệ thức (1.5).
6

Nhận xét 1.1.9. Nếu I(x, y, z) là tâm tỷ cự của hệ 3 điểm A, B, C thì với mọi
điểm M , ta có
−−→ −−→ −−→ −−→
xM A + y M B + z M C = (x + y + z)M I. (1.7)
Thật vậy,

→ −→ −→ → − −−→ −−→ −−→ −−→ −−→ −−→ →

xIA + y IB + z IC = 0 ⇔ x(IM + M A) + y(IM + M B) + z(IM + M C) = 0 .

Từ đây dễ dàng suy ra hệ thức (1.8).


Nhận xét 1.1.10. Khái niệm tâm tỷ cự I(x, y, z) được coi là mở rộng của khái
niệm trọng tâm của tam giác ABC vì I(1, 1, 1) chính là trọng tâm G của tam
giác ABC. Trong trường hợp này công thức (1.4) trở thành
−−→ −−→ −−→ −−→
M A + M B + M C = 3M G (1.8)

là công thức trọng tâm quen thuộc đối với tam giác.
Mệnh đề 1.1.11 ([3]). Giả sử (x, y, z) và (x0 , y 0 , z 0 ) là các tọa độ tỷ cự của cùng
điểm I đối với hệ ba điểm A, B, C. Khi đó,
x0 y0 z0
= = .
x y z
Chứng minh của mệnh đề này được tiến hành tương tự như đối với chứng
minh của Mệnh đề 1.1.6 và dựa trên hệ thức (1.6).

1.1.3 Tọa độ tâm tỷ cự đối với hệ nhiều điểm


Mệnh đề 1.1.12 ([3]). Cho n điểm A1 , A2 , . . . , An và n số thực k1 , k2 , . . . , kn
thỏa mãn điều kiện k1 + k2 + . . . + kn 6= 0. Khi đó, tồn tại duy nhất một điểm
I(k1 , k2 , . . . , kn ), sao cho
−−→ −−→ −−→ → −
k1 IA1 + k2 IA2 + . . . + kn IAn = 0 . (1.9)

Chứng minh. Thật vậy,


−−→ −−→ −−→ → −
k1 IA1 + k2 IA2 + . . . + kn IAn = 0
−−→ −−→ −−−→ −−→ −−−→ →

⇔ k1 IA1 + k2 (IA1 + A1 A2 ) + . . . + kn (IA1 + A1 An ) = 0 .
Từ đây suy ra
n
−−→ X ki −−−→
IA1 = − A1 Ai . (1.10)
k1 + k2 + . . . + kn
i=2

Hệ thức này cho thấy điểm I được xác định một cách duy nhất.
7

Định nghĩa 1.1.13 ([3]). Các số k1 , k2 , . . . , kn (k1 + k2 + . . . + kn 6= 0) được gọi


là tọa độ tỷ cự của điểm I và viết I(k1 , k2 , . . . , kn ) đối với hệ điểm A1 , A2 , . . . , An ,
nếu có hệ thức (1.9).

Nhận xét 1.1.14. Nếu I(k1 , k2 , . . . , kn ) là tâm tỷ cự của hệ n điểm A1 , A2 , . . . , An


thì với mọi điểm M , ta có
−−−→ −−−→ −−−→ −−→
k1 M A1 + k2 M A2 + . . . + kn .M An = (k1 + k2 + . . . + kn )M I. (1.11)

Thật vậy,
−−→ −−→ −−→ → −
k1 IA1 + k2 IA2 + . . . + kn .IAn = 0
−−→ −−−→ −−→ −−−→ −−→ −−−→ →

⇔ k1 (IM + M A1 ) + k2 (IM + M A2 ) + . . . + kn (IM + M An ) = 0 .

Từ đây dễ dàng suy ra hệ thức (1.11).

Nhận xét 1.1.15. Khái niệm tâm tỷ cự I(k1 , k2 , . . . , kn ) là mở rộng của khái
niệm trọng tâm của hệ điểm A1 , A2 , . . . , An vì I(1, 1, . . . , 1) chính là trọng tâm G
của đa giác A1 A2 . . . An . Trong trường hợp này công thức (1.11) trở thành
−−−→ −−−→ −−−→ −−→
M A1 + M A2 + . . . + M An = nM G. (1.12)

là công thức trọng tâm quen thuộc đối với đa giác lồi.

Mệnh đề 1.1.16 ([3]). Giả sử (k1 , k2 , . . . , kn ) và (k10 , k20 , . . . , kn0 ) là các tọa độ tỷ
cự của cùng điểm I đối với hệ điểm A1 , A2 , . . . , An . Khi đó,
k10 k20 kn0
= = ... = .
k1 k2 kn

Chứng minh của mệnh đề này được tiến hành tương tự như đối với chứng
minh của Mệnh đề 1.1.6 và dựa trên hệ thức (1.10).

1.2 Ví dụ về tâm tỷ cự
Ví dụ 1.2.1. Cho tam giác ABC có ba cạnh BC = a, CA = b, AB = c. Gọi I là
tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC . Chứng minh rằng I là tâm tỷ cự của hệ
ba điểm A, B, C ứng với bộ số a, b, c.
8

B0
B1
C1

C
B
A1

A0

Hình 1.2: I là tâm tỷ cự của ABC ứng với bộ số (a, b, c).


→ −→ −→ →

Chứng minh. Ta phải chứng minh aIA + bIB + cIC = 0 .
Ba đường phân giác AA1 , BB1 , CC1 cắt nhau tại I là tâm đường tròn nội tiếp
tam giác ABC . Vẽ hình bình hành IB 0 CA0 . Theo quy tắc hình bình hành, ta có
−→ −→0 −−→0
IC = IA + IB . Trong ∆BB 0 C ta có IA1 song song B 0 C . Theo định lý Talet, ta

IB 0 A1 C
= . (1)
IB A1 B
Vì AA1 là đường phân giác nên ta có
A1 C AC b
= = . (2)
A1 B AB c
Từ (1) và (2) ta suy ra
IB 0 A1 C AC b
= = = .
IB A1 B AB c
−→ −−→
Do IB và IB 0 đối nhau nên
−−→0
IB b
−→ = − c . (3)
IB
Tương tự, ta có
−→0
IA a
−→ = −c. (4)
IA
Từ (3) và (4) ta suy ra
−→0 −−→0 b −→ a −

IA + IB = − IB − IA
c c
9

−→ −→ −−→ b −→ a −

⇒ IC = IA0 + IB 0 = − IB − IA
c c

→ −→ −→ → −
⇔ aIA + bIB + cIC = 0 .

Rõ ràng a + b + c 6= 0 nên từ đẳng thức trên ta suy ra I là tâm tỷ cự của bộ ba


điểm A, B, C ứng với bộ ba số a, b, c.

Ví dụ 1.2.2. Cho ∆ABC không vuông. Chứng minh rằng trực tâm H của
∆ABC là tâm tỷ cự của bộ ba điểm A, B, C ứng với bộ số (tan A, tan B, tan C).

A B0

B1

C
B A1

A0

Hình 1.3: H là tâm tỷ cự của ABC ứng với bộ số (tan A, tan B, tan C).

Chứng minh. Ta phải chứng minh


−−→ −−→ −−→ →−
tan A HA + tan B HB + tan C HC = 0 .

Các đường cao của ∆ABC cắt nhau tại trực tâm H . Vẽ hình bình hành HB 0 CA0 .
Trong ∆BB 0 C ta có HA1 song song B 0 C . Suy ra,
HB 0 A1 C
= .
HB A1 B

Ta lại có

A1 C = AA1 cot C, A1 B = AA1 cot B.

Do đó
HB 0 A1 C AA1 cot C tan B
= = = .
HB A1 B AA1 cot B tan C
10

−−→ −−→
Vì HB và HB 0 đối nhau nên
−−→0 tan B −−→
HB = − HB. (1)
tan C
Hoàn toàn tương tự, ta có
−−→0 tan A −−→
HA = − HA. (2)
tan C
Từ (1) và (2), ta có
−−→0 −−→0 tan A −−→ tan B −−→
HA + HB = − HA − HB (3)
tan C tan C
−−→ −−→ −−→ tan A −−→ tan B −−→
⇔ HC = HA0 + HB 0 = − HA − HB
tan C tan C
−−→ −−→ −−→ →−
⇔ tan AHA + tan B HB + tan C HC = 0 .

Ta luôn có tan A + tan B + tan C 6= 0, do đó từ định nghĩa và đẳng thức (3) ta suy
ra H là tâm tỷ cự của hệ ba điểm A, B, C ứng với bộ ba số (tan A, tan B, tan C).
Trong trường hợp ∆ABC có một góc tù được chứng minh hoàn toàn tương
tự.

Ví dụ 1.2.3 ([2]). Cho tam giác ABC và một điểm M bất kì trong mặt phẳng
tam giác. Đặt m1 = SM BC , m2 = SM CA , m3 = SM AB , trong đó SM BC , SM CA , SM AB
lần lượt là diện tích các tam giác M BC, M CA và M AB . Chứng minh rằng
M (m1 , m2 , m3 ) là tâm tỷ cự đối với tam giác ABC, nghĩa là
−−→ −−→ −−→ → −
SM BC M A + SM CA M B + SM AB M C = 0 .

Chứng minh. Trong các đường thẳng M A, M B, M C phải có ít nhất một đường
thẳng không song song với BC, CA, AB theo thứ tự. Giả sử M A không song song
BC . Khi đó, M A cắt BC tại A0 . Ta có
−−→0 −−0→ −−→ −−→0 −−0→ −−→
M A + A B = M B, M A + A C = M C.

Suy ra, −−→


0
−−0→ −−→
A0 C M A + A B = A0 C · M B
−−→ −−→ −−→
A0 B M A0 + A0 C = A0 B · M C.
−−→
Chú ý rằng, A0 là tâm tỷ cự của BC ứng với bộ số (A0 C, −A0 B), nên A0 C · A0 B =
−−→
A0 B · A0 C , do đó
−−→0  −−→ −−→
0 0 0 0
MA A C − A B = A C · MB − A B · MC
11

−−→ A0 C −−→ A0 B −−→


⇔ M A0 = · MB − · M C.
BC BC

Mặt khác, ta có
A0 C SAA0 C S 0 SM CA
− = = MA C =
A0 B SABA0 SM BA0 SM AB
A0 C A0 C SM CA A0 B SM AB
⇒ = = ;− = .
BC A0 C − A0 B SM CA + SM AB BC SM CA + SM AB
Vì vậy,
−−→0 SM CA −−→ SM AB −−→
MA = MB + M C.
SM CA + SM AB SM CA + SM AB
Lại có,

M A0 SM CA0 S 0 SM CA0 + SM A0 B SM BC
= = MA B = =
MA SM CA SM AB SM CA + SM AB SM CA + SM AB
−−→ SM BC −−→
⇒ M A0 = − M A.
SM CA + SM AB
Vậy,
−−→ −−→ −−→
−SM BC M A = SM CA M B + SM AB M C
−−→ −−→ −−→ → −
⇒ SM BC M A + SM CA M B + SM AB M C = 0 .

Ví dụ 1.2.4 (Bài toán về tâm tỷ cự hệ ba điểm). Cho tam giác ABC và I là


tâm tỷ cự của A, B, C ứng với bộ số α, β, γ . Chứng minh rằng:

i) Nếu I nằm trong tam giác ABC thì α, β, γ luôn cùng dấu, hãy xét dấu của
α, β, γ trong các miền còn lại của mặt phẳng.
α β γ
ii) Khi I nằm trong tam giác hãy chứng minh rằng = = với Sa =
Sa Sb Sc
SIBC , Sb = SICA , Sc = SIAB lần lượt là diện tích các tam giác IBC, ICA và
IAB .

iii) Chứng minh tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là tâm tỷ cự O(sin 2A,
sin 2B, sin 2C).

Chứng minh. i) Gọi đường thẳng IA giao BC tại A0 bằng phép chiếu vectơ dễ
dàng suy ra A0 (β, γ) là tọa độ tỷ cự trên BC . Tương tự, gọi B 0 là giao của
IB với AC , C 0 là giao của IC với AB . Ta có B 0 (γ, α) là tọa độ tỷ cự trên CA,
12

B C

Hình 1.4: Điểm I nằm trong tam giác ABC.

C 0 (α, β) là tọa độ tỷ cự trên AB . Như vậy I ở trong tam giác ABC khi và chỉ
khi A0 ∈ [BC], C 0 ∈ [AB], B 0 ∈ [CA] hay α, β, γ cùng dấu.
ii) Khi I nằm trong tam giác thì như câu i) trên, đường thẳng IA giao BC
tại A0 thì A0 (β, γ) trên BC . Mặt khác dễ chứng minh A0 (A0 B, A0 C) trên BC mà
A0 B Sb
0
= . Theo Mệnh đề 1.1.6, suy ra
AC Sc
β Sb β γ
= ⇔ = .
γ Sc Sb Sc

Tương tự, ta có
γ α α β
= và = .
Sc Sa Sa Sb
Suy ra,
α β γ
= = .
Sa Sb Sc
iii) Ta cần xét tỷ lệ các bộ ba tỷ số đó theo các diện tích Sa , Sb , Sc tương ứng với
các điểm đặc biệt.
Dựa theo tính chất số đo góc nội tiếp bằng nửa số đo góc ở tâm chắn cung
đó, ta có các kết quả

BOC
[ = 2BAC,
[ COA
[ = 2CBA,
[ AOB
[ = 2ACB.
[

Theo công thức diện tích tam giác, ta có


1 [ = 1 OB 2 sin(2BAC)
[ = 1 OB 2 sin 2A.
SOBC = OB · OC sin BOC
2 2 2
Tương tự, ta có
1 1
SOCA = OC 2 sin 2B, SOAB = OA2 sin 2C.
2 2
13

Theo Ví dụ 1.2.3, O(m1 , m2 , m3 ) là tâm tỷ cự đối với tam giác ABC , trong đó
m1 = SOBC , m2 = SOCA , m3 = SOAB . Tức là,
−→ −−→ −→ → −
SOBC OA + SOCA OB + SOAB OC = 0

hay
1 −→ 1 −−→ 1 −→ → −
OB 2 sin 2AOA + OC 2 sin 2B OB + OA2 sin 2C OC = 0 .
2 2 2
Do O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC , ta có OA = OB = OC nên
rút gọn hệ thức trên ta được
−→ −−→ −→ → −
sin 2AOA + sin 2B OB + sin 2C OC = 0 .

Vậy tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là tâm tỷ cự O(sin 2A, sin 2B, sin 2C).

B C

Hình 1.5: O(sin 2A, sin 2B, sin 2C) là tâm tỷ cự của ABC.
14

Chương 2

Một số ứng dụng của tọa độ tỷ cự


trong hình học phẳng

Chương 2 nêu ra nhiều bài toán ứng dụng của tọa độ tỷ cự trong hình học
phẳng, ngoài ra có cả một số bài toán trong hình không gian. Một số dạng bài
toán được nêu ra là tìm tọa độ tâm tỷ cự thỏa mãn bộ số cho trước hoặc điều
kiện nào đó, chứng minh các hệ thức vectơ hình học, cực trị độ dài vectơ, cực
trị độ dài bình phương vô hướng, tính phương tích với đường tròn và một số bài
toán liên quan bất đẳng thức Klamkin. Nội dung của Chương 2 được tổng hợp
và tham khảo từ các tài liệu [1, 2, 4, 5, 6].

2.1 Chứng minh các hệ thức hình học


Bài toán 2.1.1. Cho tứ giác ABCD. Gọi G là trọng tâm của tam giác ABD.
Điểm I là điểm thuộc cạnh GC sao cho IC = 3IG. Chứng minh rằng với mọi M
ta luôn có hệ thức
−−→ −−→ −−→ −−→ −−→
M A + M B + M C + M D = 4M I.

Giải. Theo giả thiết G là trọng tâm của tam giác ABD nên G là tâm tỷ cự của
bộ ba điểm A, B, D ứng với bộ số (1, 1, 1). Nghĩa là

→ −→ −→ −→
IA + IB + ID = 3IG. (2.1)
−→ −→
Mặt khác IC = 3IG mà IC và IG là vectơ đối nhau nên
−→ −→
IC = −3IG.
−→ −→
Thế IC = −3.IG vào (2.1) ta được

→ −→ −→ −→ → −
IA + IB + IC + ID = 0 .
15

G I
C

Do đó với mọi điểm M ta luôn có



→ −→ −→ −→ → −
IA + IB + IC + ID = 0
−−→ −−→ −−→ −−→ −−→ −−→ −−→ −−→ → −
⇔ IM + M A + IM + M B + IM + M C + IM + M D = 0
−−→ −−→ −−→ −−→ −−→ → −
⇔ 4IM + M A + M B + M C + M D = 0
−−→ −−→ −−→ −−→ −−→
⇔ M A + M B + M C + M D = 4M I.


Bài toán 2.1.2. Cho tam giác ABC . Tìm điểm M sao cho
−−→ −−→ −−→ →

a) M A + 2M B + 3M C = 0 .
−−→ −−→ −−→ →

b) M A + 2M B − 3M C = 0 .
Giải. a) Cách 1: Theo tính chất về tâm tỷ cự của ba điểm thì với bộ ba số
−−→ −−→ −−→ → −
α = 1, β = 2, γ = 3, tồn tại duy nhất điểm M sao cho M A + 2M B + 3M C = 0 .
Với mỗi điểm O, ta có
−−→ −−→ −−→ → −
M A + 2M B + 3M C = 0

P
Q
I

M
B C

Hình 2.1: Điểm M cần tìm thỏa mãn AP M Q là hình bình hành
16

−−→ −→ −−→ −−→ −−→ −→ → −


⇔ M O + OA + 2M O + 2OB + 3M O + 3OC = 0
−−→ −→ −−→ −→ → −
⇔ 6M O + OA + 2OB + 3OC = 0
−−→ 1 −→ 1 −−→ 1 −→
⇔ OM = OA + OB + OC.
6 3 2
−−→ −→ −→
Chọn O ≡ A, ta có AM = 13 AB + 12 AC . Khi đó, M là đỉnh còn lại của hình bình
hành AP M Q trong đó
−→ 1 −→ −→ 1 −→
AP = AB, AQ = AC.
3 2
(Ta có thể chọn O là các điểm B, C .)
−→ −→ → −
Cách 2: Tồn tại I sao cho IA + 2IB = 0 . Khi đó,
−−→ −−→ −−→ → −
M A + 2 M B + 3M C = 0
−−→ − → −−→ −→ −−→ → −
⇔ M I + IA + 2(M I + IB) + 3M C = 0
−−→ −−→ → −
⇔ 3M I + 3M C = 0
−−→ −−→
⇔ M I = −M C.

Vậy M là trung điểm của đoạn IC .


b) Theo kết quả của Bài toán về tâm tỷ cự của ba điểm thì với bộ ba số
α + β + γ = 1 + 2 − 3 = 0 ta suy ra không có điểm M nào thỏa mãn điều kiện. 

Bài toán 2.1.3. Cho tam giác ABC . Tìm điểm M sao cho
−−→ −−→ −−→ −−→ −−→ −−→
2|M A + M B + M C| = |M A + 2M B + 3M C|.

G
I
C
B

Hình 2.2: Điểm M cần tìm là trung trực của GI.

Giải. Chọn G là trọng tâm tam giác ABC . Ta có


−−→ −−→ −−→ −−→
M A + M B + M C = 3M G. (2.2)
17


→ −→ −→ →

Gọi I là điểm sao cho IA + 2IB + 3IC = 0 . (I được xác định như trong Bài toán
2.1.2). Khi đó,
−−→ −−→ −−→ −−→ −−→ −−→
2|M A + M B + M C| = |M A + 2M B + 3M C|
−−→ −−→
⇔ 2|3M G| = |6M I|
⇔ M G = M I.

Suy ra, M thuộc trung trực của đoạn GI . 

Bài toán 2.1.4. Cho tam giác ABC .

1. Hãy dựng điểm I là tâm tỷ cự của ba điểm A, B, C ứng với bộ ba số (3, −2, 1).

2. Chứng minh rằng đường thẳng nối hai điểm M N được xác định được xác
−−→ −−→ −−→ −−→
định từ hệ thức M N = 3.M A − 2.M B + M C luôn đi qua một điểm cố định.
−−→ −−→ −−→ −−→ −−→
3. Tìm quỹ tích của M sao cho |3M A − 2M B + M C| = |M B − M A|.
−−→ −−→ −−→ −−→ −−→
4. Tìm quỹ tích của M sao cho 2|M A + M B + M C| = 3|M B + M C|.
−−→ −−→ −−→ −−→
5. Tìm quỹ tích của M sao cho |2M A + M B| = |4M B − M C|.

Giải. 1) Điểm I là tâm tỷ cự của bộ ba điểm A, B, C ứng với bộ số (3, −2, 1)


nên điểm I cần tìm thỏa mãn hệ thức sau

→ −→ −→ → −
3IA − 2IB + IC = 0

→ −→ −
→ −→
⇔ 2(IA − IB) + IA + IC
−→ −→ → −
⇔ 2BA + 2IE = 0 (với E là trung điểm của đoạn AC )
−→ −→
⇔ IE = AB.

G E

B C
F

Hình 2.3: I là đỉnh thứ tư của hình bình hành ABEI.


18

Suy ra, I là đỉnh thứ tư của hình bình hành ABEI (với E là trung điểm của
AC ).

2) Theo tính chất của tâm tỷ cự, ta có


−−→ −−→ −−→ −−→
3M A − 2M B + M C = (3 − 2 + 1)M I
−−→ −−→ −−→ −−→
⇔ 3M A − 2M B + M C = 2M I.

Suy ra,
−−→ −−→ −−→ −−→ −−→
M N = 3M A − 2M B + M C = 2M I.
−−→ −−→
Hay M N = 2M I . Do đó ba điểm M, N, I luôn thẳng hàng, hay mọi đường thẳng
nối hai điểm M, N đều đi qua một điểm cố định.
3) Theo tính chất của tâm tỷ cự ta suy ra
−−→ −−→ −−→ −−→
3M A − 2M B + M C = 2M I.

Do đó
−−→ −−→ −−→ −−→ −−→
|3M A − 2M B + M C| = |M B − M A|
−−→ −→
⇔ |2M I| = |AB|
⇔ 2M I = AB
AB
⇔ MI = .
2
AB
Vậy quỹ tích điểm M là đường tròn tâm I bán kính bằng .
2
4) Gọi G là trọng tâm của ∆ABC và F là trung điểm của cạnh BC . Ta có
−−→ −−→ −−→ −−→
M A + M B + M C = 3M G,
−−→ −−→ −−→
M B + M C = 2M F .

Do đó
−−→ −−→ −−→ −−→ −−→
2|M A + M B + M C| = 3|M B + M C|
−−→ −−→
⇔ 2|3M G| = 3|2M F |
⇔ 6M G = 6M F
⇔ M G = M F.

Suy ra, quỹ tích của M chính là đường trung trực của đoạn thẳng GF với G là
trọng tâm của ∆ABC và F là trung điểm của BC .
19

M I

E
G

B C
F

AB
Hình 2.4: Quỹ tích điểm M là đường tròn tâm I bán kính bằng .
2

E
G

B C
F

Hình 2.5: Quỹ tích của M chính là đường trung trực của đoạn thẳng GF .

5) Gọi P là tâm tỷ cự của hai điểm A, B ứng với bộ số (2, 1) và K là trung điểm
của cạnh AB . Khi đó, P thỏa mãn đẳng thức vectơ sau
−→ −−→ → − −→ −→ −−→ →
− −→ −−→ → −
2P A + P B = 0 ⇔ P A + (P A + P B) = 0 ⇔ P A + 2P K = 0 .

Tương tự gọi Q là tâm tỷ cự của hai điểm B, C ứng với bộ số (4, −1). Khi đó, Q
thỏa mãn đẳng thức vectơ sau
−−→ −→ → −
4QB − QC = 0
−−→ −−→ −→ →

⇔ 3QB + (QB − QC) = 0
−−→ −−→ → −
⇔ 3QB + CB = 0
20

−−→ 1 −−→
⇔ QB = BC.
3

d
M P

C
Q
B

Hình 2.6: Quỹ tích điểm M là đường trung trục của P Q.

Theo tính chất tâm tỷ cự, ta có


−−→ −−→ −−→ −−→
2M A + M B = (2 + 1)M P = 3M P ,
−−→ −−→ −−→ −−→
4M B − M C = (4 − 1)M Q = 3M Q.
−−→ −−→ −−→ −−→
Từ đẳng thức |2M A + M B| = |4M B − M C| ta suy ra
−−→ −−→
|3M P | = |3M Q| hay M P = M Q.

Do đó quỹ tích điểm M là đường trung trực của đoạn thẳng P Q. 

Bài toán 2.1.5. Cho tam giác ABC .

1. Xác định điểm I sao cho nó là tâm tỷ cự của ba điểm A, B, C ứng với bộ ba
số (1, 3, −2). Xác định điểm D sao cho nó là tâm tỷ cự của hai điểm B, C
ứng với bộ số (3, −2).

2. Chứng minh rằng A, I, D thẳng hàng.


−−→ −→
3. Gọi E là trung điểm đoạn AB và N là một điểm sao cho AN = k AC hãy
xác định k sao cho AD, EN, BC đồng quy.

4. Tìm quỹ tích điểm M sao cho


−−→ −−→ −−→ −−→ −−→ −−→
|M A + 3M B − 2M C| = |2M A − M B − M C|.
21

I E

D C

Hình 2.7: I(1, 3, −2) là tâm tỷ cự của ABC, D(3, −2) là tâm tỷ cự của BC.

Giải.
1) Giả sử I là tâm tỷ cự của ba điểm A, B, C ứng với bộ số (1, 3, −2), E là trung
điểm của AB . Khi đó, I thỏa mãn đẳng thức vectơ sau

→ −→ −→ → −
IA + 3IB − 2IC = 0
−→ −→ −→ −→ →

⇔ IA + IB + 2(IB − IC) = 0
−→ −−→ → −
⇔ 2IE + 2CB = 0
−→ −−→
⇔ IE = BC.

Vậy I là đỉnh thứ tư của hình bình hành BCEI .

I E

D C

Hình 2.8: BCEI là hình bình hành.

Gọi D là tâm tỷ cự của hai điểm B, C ứng với bộ số (3, −2). Khi đó, D thỏa
mãn đẳng thức sau
−−→ −−→ →−
3DB − 2DC = 0
22

−−→ −−→ −−→ →



⇔ DB + 2(DB − DC) = 0
−−→ −−→ →−
⇔ DB + 2CB = 0
−−→ −−→
⇔ DB = 2BC.

Vậy B, C, D cùng nằm trên một đường thẳng và B nằm giữa C, D và DB = 2BC .
2) Chứng minh A, I, D thẳng hàng.

N
I E
H

D C
B

Hình 2.9: A, I, D thẳng hàng.

E là trung điểm của AB suy ra


−→ − → −→
2IE = IA + IB.
−→ −−→ −−→
Thay 2IE = 2BC = DB vào đẳng thức trên ta được
−−→ −→ −→ −−→ −→ − → −→ − →
DB = IA + IB ⇒ DB − IB = IA ⇔ DI = IA.

Suy ra, A, I, D thẳng hàng.


3) Theo chứng minh trên, ta có AD và BC giao nhau tại D. Giả sử DE cắt AC
−−→ −→
tại N nên N thuộc AC . Theo giả thiết AN = k AC , do đó k > 0. Kẻ BH song
song với AC , H thuộc DN . Ta có

∆HEB = ∆N EA ⇒ BH = N A.

Theo định lý Talet, ta có


BH DB 2
= =
CN DC 3
2
BH = CN
3
2
AN = N C.
3
23

Vậy ta có
2 5
AC = AN + N C = N C + N C = N C
3 3
5 3 5
= · AN = AN
3 2 2
2
⇔ AN = AC.
5
−−→ 2 −→ 2 2
Suy ra, AN = AC ⇒ k = . Vậy với k = thì AD, BC, EN đồng quy tại D.
5 5 5
4) Theo tính chất tâm tỷ cự, ta có
−−→ −−→ −−→ −−→
M A + 3M B − 2M C = 2M I.

Mặt khác gọi J là trung điểm của BC , ta có


−−→ −−→ −−→ −−→ −−→ −−→ −−→
2M A − M B − M C = (M A − M B) + (M A − M C)
−→ −→
= BA + CA
−→ −→
= −(AB + AC)
−→
= −2AJ.

Do đó
−−→ −−→ −−→ −−→ −−→ −−→
|M A + 3M B − 2M C| = |2M A − M B − M C|
−−→ −→
⇔ 2|M I| = 2|AJ|
⇔ M I = AJ.

Vậy quỹ tích điểm M là đường tròn tâm I bán kính AJ . 


M

N
I E

D C
B
J

Hình 2.10: Quỹ tích điểm M là đường tròn tâm I bán kính AJ.
24

Mệnh đề 2.1.6. Cho đoạn thẳng AB và điểm I nằm trên đường thẳng AB . Khi
đó:

1. I(IB, −IA);
αβAB 2
2. Nếu I(α, β) thì với mọi P thì αP A2 + βP B 2 = (α + β)P I 2 + ;
α+β

3. Áp dụng chứng minh hệ thức Sterwartz trong tam giác ABC với mọi M
thuộc đoạn BC thì

M B.AC 2 + M C.AB 2 = BC.M A2 + M B.M C.BC.

M C
B

Giải. 1. Gọi →

e là vectơ chỉ phương trục AB . Ta dễ thấy

→ −→ →

IB IA − IAIB = IB.IA.→

e − IA.IB →

e = 0.

2. Ta có
−→ − → −→ −→
αP A2 + βP B 2 = α(P I + IA)2 + β(P I + IB)2
−→ − → −→
= (α + β)P I 2 + 2P I.(αIA + β IB) + αIA2 + βIB 2
= (α + β)P I 2 + αIA2 + βIB 2 . (2.3)

→ −→ →

Từ chú ý αIA + β IB = 0 . Bình phương vô hướng ta có

→ −→ −
→−→
(αIA + β IB)2 = 0 ⇔ α2 IA2 + β 2 IB 2 + 2αβ IAIB = 0
IA2 + IB 2 − AB 2
⇔ α2 IA2 + β 2 IB 2 + 2αβ =0
2
⇔ (α2 + αβ)IA2 + (β 2 + αβ)IB 2 = αβAB 2
⇔ (α + β)αIA2 + (α + β)βIB 2 = αβAB 2
αβ
⇔ αIA2 + βIB 2 = AB 2 .
α+β
25

Thay lại (2.3) ta được

αβAB 2
αP A2 + βP B 2 = (α + β)P I 2 + .
α+β

3. Áp dụng vào tam giác ABC ta dễ thấy với M nằm trên đường thẳng BC thì
M (M B, −M C). Do đó áp dụng hệ thức Jacobi phần (ii) ta dễ suy ra

M B.M C.BC 2
M B.AC 2 − M C.AB 2 = (M B − M C).AM 2 −
MB − MC
2 2 2
⇔ M B.AC − M C.AB = CB.AM + M B.M C.BC.
−−→
Khi M thuộc đoạn thẳng ta chọn vectơ chỉ phương trục cùng hướng BC để bỏ
dấu của độ dài đại số, suy ra

M B.AC 2 + M C.AB 2 = BC.M A2 + M B.M C.BC.

Đó là điều phải chứng minh. 

Nhận xét 2.1.7. Qua chứng minh ta còn thấy được công thức Sterwartz tổng
quát với độ dài đại số

M B.AC 2 − M C.AB 2 = CB.AM 2 + M B.M C.BC.

2.2 Cực trị độ dài vectơ


Bài toán 2.2.1 ([4]). Cho tam giác ABC và đường thẳng d. Tìm điểm M trên
đường thẳng d sao cho
−−→ −−→ −−→
|M A + M B + 3M C|

nhỏ nhất.

Giải. Chọn G là điểm sao cho


−→ −−→ −→ → −
GA + GB + 3GC = 0 . (2.4)

Khi đó,
−−→ −−→ −−→ −−→ −→ −−→ −−→ −−→ −→

|M A + M B + 3M C| = (M G + GA) + (M G + GB) + 3(M G + GC)
−−→ −→ −−→ −→

= 5M G + GA + GB + 3GC
−−→
= |5M G| = 5M G.
26

G
C
B
M

−−→ −−→ −−→


Suy ra, |M A + M B + 3M C| nhỏ nhất khi và chỉ khi M G nhỏ nhất, tức là M là
hình chiếu vuông góc của điểm G lên đường thẳng d.
Xác định điểm G: Với bộ số (1, 1, 3), ta có
−→ −−→ −→ −→
(2.4) ⇔ OA + OB + 3OC = 5OG.

Chọn O ≡ C , suy ra
−→ −−→ −→
CA + CB = 5CG
−→ 1 −→ 1 −−→
⇔ CG = CA + CB
5 5
−→ 1 −→ −−→ 2 −→
⇔ CG = (CA + CB) = CI (với I là trung điểm của AB).
5 5
−→2 −→
Vậy với điểm G sao cho CG = CI và M là hình chiếu vuông góc của G lên
−−→ −−→ 5−−→
đường thẳng d thì |M A + M B + 3M C| đạt giá trị nhỏ nhất. 

Bài toán 2.2.2 ([4]). Cho tam giác ABC và đường thẳng d. Tìm điểm M trên
−−→ −−→ −−→
đường thẳng d sao cho |M A + M B + 2M C| nhỏ nhất.

→ −→ −→ →

Giải. Chọn điểm I thỏa mãn IA + IB + 2IC = 0 , khi đó, điểm I là tâm tỷ cự
của A, B, C gắn với bộ số (1, 1, 2) nên điểm I xác định duy nhất.
Ta có
−−→ −−→ −−→ −−→ − → −−→ −→ −−→ −→
M A + M B + 2M C = (M I + IA) + (M I + IB) + 2(M I + IC)
−−→ − → −→ −→
= 4M I + IA + IB + 2IC
−−→ −→ −→ −→ → −
= 4M I (vì IA + IB + 2IC = 0 ).
−−→ −−→ −−→ −−→ −−→ −−→ −−→
Vậy |M A + M B + 2M C| = 4|M I|. Do đó |M A + M B + 2M C| nhỏ nhất khi và chỉ
khi M là hình chiếu vuông góc của I lên đường thẳng d. 
27

Bài toán 2.2.3 ([4]). Cho hệ n điểm A1 , A2 , . . . , An và n số k1 , k2 , . . . , kn thỏa


mãn điều kiện k1 + k2 + . . . + kn 6= 0 và đường thẳng d (hoặc mặt phẳng (P )).
Tìm điểm M trên đường thẳng d (hoặc mặt phẳng (P )) sao cho
−−−→ −−−→ −−−→
|k1 .M A1 + k2 .M A2 + · · · + kn .M An |

nhỏ nhất.

Giải. Gọi I là tâm tỷ cự của bộ điểm A1 , A2 , . . . , An ứng với bộ số (k1 , k2 , . . . , kn ).


Điểm I điểm thỏa mãn
−−→ −−→ −−→ → −
k1 IA1 + k2 IA2 + . . . + kn IAn = 0 .

Theo (1.11), với mọi M ta có


−−−→ −−−→ −−−→ −−→
k1 .M A1 + k2 .M A2 + . . . + kn .M An = (k1 + k2 + . . . + kn )M I.

Cho nên
−−−→ −−−→ −−−→ −−→ −−→
|k1 .M A1 + k2 .M A2 + . . . + kn .M An | = |(k1 + k2 + . . . + kn )M I| = k|M I|,
−−−→ −−−→ −−−→
với k = |(k1 + k2 + . . . + kn )|. Do đó |k1 .M A1 + k2 .M A2 + · · · + kn .M An | đạt độ dài
nhỏ nhất của vectơ đã cho xảy ra khi M I nhỏ nhất, tức là M là hình chiếu của
I lên đường thẳng d (hoặc mặt phẳng (P )). 

Bài toán 2.2.4. Cho hình vuông ABCD. Tìm điểm M thỏa mãn:
−−→ −−→ −−→ −−→ −−→
M A + 4M B + M C + 4M D = 5AD.

Giải.
Cách 1. Gọi G là tâm của hình vuông ABCD. Khi đó, ta có
−−→ −−→ −−→ −−→ −−→
M A + 4M B + M C + 4M D = 5AD
−−→ −−→ −−→ −−→ −−→
⇔ M A + M C + 4M B + 4M D = 5AD
−−→ −−→ −−→ −−→ 1 −−→
2M G + 8M G = 5AD ⇔ GM = − AD.
2
Cách 2. Gọi G là điểm sao cho
−→ −−→ −→ −−→ →−
GA + 4GB + GC + 4GD = 0 . (2.5)

Khi đó,
−−→ −−→ −−→ −−→ −−→
M A + 4M B + M C + 4M D = 5AD
28

−→ −−→ −−→ −−→ −→ −−→ −−→ −−→ −−→


⇔ (GA − GM ) + 4(GB − GM ) + (GC − GM ) = 4(GD − GM ) = 5AD
−−→ −−→ −−→ 1 −−→
⇔ −10GM = 5AD ⇔ GM = − AD.
2
Ta cần phải định G từ (2.5). Với mỗi O, ta có
−→ −→ −−→ −→ −→ −→ −−→ −→ →

(OA − OG) + 4(OB − OG) + (OC − OG) + 4(OD − OG) = 0
−→ 1 −→ 2 −−→ 1 −→ 2 −−→
OG = OA + OB + OC + OD.
10 5 10 5
Chọn O ≡ A, ta thu được
−→ 2 −→ 1 −→ 2 −−→
AG = AB + AC + AD.
5 10 5
−→ −−→ −→ −→ 1 −→
Mặt khác, AB + AD = AC . Suy ra, AG = AC . 
2
Ví dụ sau minh họa cho cách dùng tâm tỷ cự giải bài toán cực trị trong mặt
phẳng tọa độ Oxy .

Bài toán 2.2.5 ([4]). Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho tam giác ABC có
A(−1; 0), B(2; 3), C(3; −6) và đường thẳng ∆ : x − 2y − 3 = 0. Tìm điểm M trên
−−→ −−→ −−→
∆ sao cho |M A + M B + M C| nhỏ nhất.
−→ −−→ −→ →

Giải. Gọi G là trọng tâm tam giác ABC , ta có GA + GB + GC = 0 và trọng
tâm G có tọa độ
 −1 + 2 + 3 0 + 3 − 6   4 
G= ; = ; −1 .
3 3 3
−−→ −−→ −−→ −−→ −→ −−→ −→ −−→
Ta có M A + M B + M C = 3M G + GA + GB + GC = 3M G.
−−→ −−→ −−→ −−→ −−→ −−→ −−→
Nên |M A + M B + M C| = 3|M G|. Vậy |M A + M B + M C| nhỏ nhất khi và chỉ khi
−−→
|M G| nhỏ nhất, do đó M là hình chiếu vuông góc của G lên đường thẳng ∆.
4 
Gọi d là đường thẳng qua G ; −1 và vuông góc với đường thẳng ∆ : x −
3
2y − 3 = 0. Đường thẳng d có vectơ pháp tuyến −
→(2; 1). Phương trình tổng quát
n d
của đường thẳng d
4
2(x − ) + (y + 1) = 0
3
5
⇔ 2x + y − = 0.
3
Tọa độ điểm M cần tìm là nghiệm của phương trình
x = 19
( 
x − 2y − 3 = 0
5 ⇔ 15
2x + y − =0 y = − 13 .
3 15
29

19 13  −−→ −−→ −−→


Vậy M ;− là điểm cần tìm để |M A + M B + M C| nhỏ nhất. 
15 15
Với việc nắm tốt cách giải trên, sau này lên lớp 12 học sinh cũng có thể làm
tốt các bài toán cực trị tương tự trong không gian Oxyz như sau

Bài toán 2.2.6 ([4]). Trong không gian Oxyz cho 2 điểm A(3; 1; 1) và B(7; 3; 9)
và mặt phẳng (α) : x + y + z + 3 = 0. Tìm điểm M trên mặt phẳng (α) để
−−→ −−→
|M A + M B| đạt giá trị nhỏ nhất.

→ −→ →

Giải. Chọn I(x, y, z) là điểm thỏa mãn IA + IB = 0 , suy ra I là trung điểm
của AB nên I có tọa độ I(5; 2; 5). Ta có
−−→ −−→ −−→ −
→ −→ −−→
M A + M B = 2M I + (IA + IB) = 2M I.

Vậy
−−→ −−→ −−→
|M A + M B| = 2|M I|.
−−→ −−→ −−→
Do đó |M A + M B| nhỏ nhất khi và chỉ khi |M I| nhỏ nhất, do đó M là hình chiếu
vuông góc của I lên mặt phẳng (α).
Đường thẳng M I có phương trình tham số

x = 5 + t
y =2+t
z = 5 + t.

Nên M có tọa độ M (5 + t; 2 + t; 5 + t). Tọa độ của M thỏa mãn phương trình mặt
phẳng (α). Do đó

5 + t + 2 + t + 5 + t + 3 = 0 ⇔ 3t = −15 ⇔ t = −5.
−−→ −−→
Vậy M (0; −3; 0) thì |M A + M B| đạt giá trị nhỏ nhất. 

Bài toán 2.2.7 ([4]). Trong không gian Oxyz cho hình tứ diện ABCD có các
đỉnh A(3; 4; −1), B(−5; 3; −2), C(3; −1; 2), D(1; 1; 4). Tìm điểm M trong không gian
−−→ −−→ −−→ −−→
để |M A + M B + M C + M D| đạt giá trị nhỏ nhất.
−→ −−→ −→ −−→ →

Giải. Gọi G(x, y, z) là điểm thỏa mãn GA + GB + GC + GD = 0 , khi đó G là
trọng tâm của tứ diện ABCD nên G có tọa độ
 3 − 5 + 3 + 1 4 + 3 − 1 + 1 −1 − 2 + 2 + 4   1 7 3 
G= ; ; = ; ; .
4 4 4 2 4 4

Áp dụng quy tắc 3 điểm, ta có


−−→ −−→ −−→ −−→ −−→ −→ −−→ −−→ −−→ −→ −−→ −−→
M A + M B + M C + M D = M G + GA + M G + GB + M G + GC + M G + GD
30

−−→ −→ −−→ −→ −−→


= 4M G + GA + GB + GC + GD
−−→
= 4M G.
−−→ −−→ −−→ −−→ −−→
Vậy |M A + M B + M C + M D| đạt giá trị nhỏ nhất khi và chỉ khi |4M G| nhỏ nhất,
1 7 3
do đó M ≡ G hay M ; ; . 
2 4 4

2.3 Cực trị độ dài bình phương của vô hướng


Bài toán 2.3.1 ([4]). Cho đa giác A1 A2 . . . An và n số thực k1 , k2 , . . . , kn mà
k1 + k2 + . . . + kn = k > 0. Tìm điểm M thuộc mặt phẳng (thuộc đường thẳng)
sao cho tổng
S = k1 M A21 + k2 M A22 + . . . + kn M A2n
đạt giá trị nhỏ nhất.
−−→ −−→ −−→ →

Giải. Gọi I là điểm thỏa mãn k1 IA1 + k2 IA2 + . . . + kn IAn = 0 , khi đó điểm
I là tâm tỷ cự của A1 , A2 , . . . , An gắn với bộ n số k1 , k2 , . . . , kn mà k1 + k2 + . . .
+kn = k > 0. Vì I là tâm tỷ cự nên điểm I xác định duy nhất.
Áp dụng quy tắc 3 điểm biến đổi dẫn tới
−−−→ −−→ −−→ −−→−−→
M A21 = M A1 2 = (M I + IA1 ) = M I 2 + 2M I IA1 + IA21 .

Tương tự,
−−→−−→
M A22 = M I 2 + 2M I IA2 + IA22
............
−−→−−→
M A2n = M I 2 + 2M I IAn + IA2n .

Do đó
S = k1 M A21 + k2 M A22 + . . . + kn M A2n
= (k1 + k2 + . . . + kn )M I 2 + (k1 IA21 + k2 IA22 + . . . + kn IA2n )
−−→ −−→ −−→ −−→
+ 2M I(k1 IA1 + k2 IA2 + . . . + kn IAn )
= k.M I 2 + (k1 IA21 + k2 IA22 + . . . + kn IA2n )
−−→ −−→ −−→ →

vì (k1 IA1 + k2 IA2 + . . . + kn IAn ) = 0 .
Do I xác định duy nhất và cố định nên tổng k1 IA21 + k2 IA22 + . . . + kn IA2n cố
định. Vậy để S = k1 M A21 + k2 M A22 + . . . + kn M A2n đạt giá trị nhỏ nhất thì ta xác
định vị trí M sao cho M I nhỏ nhất. Do đó M là hình chiếu vuông góc của I lên
mặt phẳng (đường thẳng). 
31

Chú ý 2.3.2. Bài toán cho đa giác A1 A2 . . . An và n số thực k1 , k2 , . . . , kn mà


k1 + k2 + . . . + kn = k < 0. Tìm điểm M thuộc mặt phẳng (thuộc đường thẳng)
sao cho tổng
S = k1 M A21 + k2 M A22 + . . . + kn M A2n

đạt giá trị lớn nhất có cách giải tương tự như trên.

Bài toán 2.3.3 ([4]). Tìm điểm M trên mặt phẳng chứa tam giác ABC sao cho
tổng M A2 + 2M B 2 + 3M C 2 nhỏ nhất.

→ −→ −→ →

Giải. Gọi I là điểm thỏa mãn IA + 2IB + 3IC = 0 , khi đó điểm I là tâm tỷ cự
của A, B, C nên điểm I xác định duy nhất. Với mọi M , ta có
−−→ − → −−→ −→ −−→ −→
M A2 + 2M B 2 + 3M C 2 = (M I + IA)2 + 2(M I + IB)2 + 3(M I + IC)2
−−→ −→ −→ −→
= 6M I 2 + (IA2 + 2IB 2 + 3IC 2 ) + 2M I(IA + 2IB + 3IC)
−→ −→ −→ → −
= 6M I 2 + (IA2 + 2IB 2 + 3IC 2 ) (vì IA + 2IB + 3IC = 0 ).

Do đó M A2 + 2M B 2 + 3M C 2 nhỏ nhất khi và chỉ khi M ≡ I . 

Bài toán 2.3.4 ([4]). Tìm điểm M nằm trên mặt phẳng chứa tam giác ABC
sao cho tổng M A2 + 2M B 2 − 6M C 2 đạt giá trị lớn nhất.

→ −→ −→ →

Giải. Gọi I là điểm thỏa mãn IA + 2IB − 6IC = 0 , khi đó điểm I là tâm tỷ cự
của A, B, C nên điểm I xác định duy nhất. Với mọi điểm M , ta có
−−→ − → −−→ −→ −−→ −→
M A2 + 2M B 2 − 6M C 2 = (M I + IA)2 + 2(M I + IB)2 − 6(M I + IC)2
−−→ −→ −→ −→
= −3M I 2 + (IA2 + 2IB 2 − 6IC 2 ) + 2M I(IA + 2IB − 6IC)
−→ −→ −→ → −
= −3M I 2 + (IA2 + 2IB 2 − 6IC 2 ) (vì IA + 2IB − 6IC = 0 ).

Vậy M A2 + 2M B 2 − 6M C 2 đạt giá trị lớn nhất khi và chỉ khi M ≡ I . 

Bài toán 2.3.5 ([4]). Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng ∆ : x + y + 2 = 0
và các điểm A(2; 1), B(−1; −3); C(1; 3). Tìm điểm M thuộc đường thẳng ∆ sao
cho M A2 + M B 2 − M C 2 nhỏ nhất.

Giải.
Cách 1: Giải theo phương pháp đại số. Gọi M (x; y) thuộc đường thẳng ∆ :
x + y + 2 = 0 là điểm cần tìm, ta có

x = −y − 2
M A2 = (x − 2)2 + (y − 1)2
32

M B 2 = (x + 1)2 + (y + 3)2
M C 2 = (x − 1)2 + (y − 3)2 .

Vậy

M A2 + M B 2 − M C 2 = x2 + y 2 + 10y + 5
= (−y − 2)2 + y 2 + 10y + 5
= 2y 2 + 14y + 9.

Xét hàm số f (y) = 2y 2 + 14y + 9 có đồ thị là Parabol, bề lõm quay lên trên nên
7 3 3 7

2
f (y) = 2y + 14y + 9 đạt giá trị nhỏ nhất khi y = − suy ra x = nên M ; − .
2 2 2 2
3 7
Vậy M A2 + M B 2 − M C 2 nhỏ nhất khi M ; − .
2 2
Cách 2: Giải theo phương pháp tâm tỷ cự. Gọi I(x; y) là điểm thỏa mãn

→ −→ −→ → −
IA + IB − IC = 0 .

Khi đó,
−→
IA = (2 − x; 1 − y)
−→
IB = (−1 − x; −3 − y)
−→
IC = (1 − x; 3 − y).

Vậy 

→ −→ −→ → − −x = 0
IA + IB − IC = 0 ⇔ ⇔ I(0; −5).
−5 − y = 0
Ta có
−−→ − → −−→ −→ −−→ −→
M A2 + M B 2 − M C 2 = (M I + IA)2 + (M I + IB)2 − (M I + IC)2
−−→ −→ −→ −→
= M I 2 + (IA2 + IB 2 − IC 2 ) + 2M I(IA + IB − IC)

→ −→ −→ → −
= M I 2 + (IA2 + IB 2 − IC 2 ) (vì IA + IB − IC = 0 ).

Do các điểm I, A, B, C xác định nên để M A2 + M B 2 − M C 2 nhỏ nhất khi và chỉ


khi M I nhỏ nhất, do đó M I vuông góc với ∆ hay M hình chiếu vuông góc của
I lên đường thẳng ∆. Đường thẳng ∆ nhận − n→
∆ (1; 1) làm vectơ pháp tuyến nên


đường thẳng M I có vectơ pháp tuyến n (1; −1). Phương trình tổng quát của
đường thẳng M I qua điểm I(0; −5) và có vectơ pháp tuyến → −
n (1; −1) là

1(x − 0) − 1(y + 5) = 0
33

⇔ x − y − 5 = 0.

Tọa độ điểm M cần tìm là nghiệm của hệ phương trình


  3 −7 
x+y+2=0
⇔M ; .
x−y−5=0 2 2

So sánh hai cách giải thì cách giải thứ hai là cách giải hình học thuần túy, đối
với cách giải thứ nhất thì học sinh cần phải nắm vững cả kiến thức đại số về
hàm bậc hai có đồ thị là parabol. 
Ví dụ sau đây chỉ ra rằng phương pháp tâm tỷ cự không chỉ là phương pháp
hữu hiệu để giải bài toán cực trị trong mặt phẳng Oxy đã nói ở trên mà cả giải
bài toán cực trị trong không gian Oxyz .
Bài toán 2.3.6 ([4]). Trong không gian Oxyz cho mặt phẳng (P ) : x − y + 2z = 0
và các điểm A(1; 2; −1), B(3; 1; −2), C(1; −2; 1). Tìm điểm M thuộc mặt phẳng (P )
sao cho M A2 − M B 2 − M C 2 lớn nhất.

→ −→ −→ →

Giải. Gọi I(x; y; z) là điểm thỏa mãn IA − IB − IC = 0 . Ta có
−→
IA = (1 − x; 2 − y; −1 − z)
−→
IB = (3 − x; 1 − y; −2 − z)
−→
IC = (1 − x; −2 − y; 1 − z).

Vậy 
−3 + x = 0

→ −→ −→ → −
IA − IB − IC = 0 ⇔ 3+y =0 ⇔ I(3; −3; 0).
z=0

Ta có
−−→ − → −−→ −→ −−→ −→
M A2 − M B 2 − M C 2 = (M I + IA)2 − (M I + IB)2 − (M I + IC)2
−−→ −→ −→ −→
= −M I 2 + (IA2 − IB 2 − IC 2 ) + 2M I(IA − IB − IC)
−→ −→ −→ → −
= −M I 2 + (IA2 − IB 2 − IC 2 ) (vì IA − IB − IC = 0 ).

Do các điểm I, A, B, C xác định nên M A2 − M B 2 − M C 2 lớn nhất khi và chỉ khi
M I nhỏ nhất hay M là hình chiếu vuông góc của I lên mặt phẳng (P ).
Ta tìm tọa độ M . Đường thẳng M I đi qua điểm I(3; −3; 0) và có vectơ chỉ
phương là −
→(1; −1; 2). Phương trình đường thẳng M I
n p

x = 3 + t
y = −3 − t
z = 2t.

34

Vậy M có tọa độ M (3 + t; −3 − t; 2t). Vì M thuộc mặt phẳng (P ) nên ta có

3 + t − (−3 − t) + 2.2t = 0 ⇔ 6t + 6 = 0 ⇔ t = −1.

Vậy M (2; −2; −2) là điểm cần tìm. 

2.4 Phương tích


2.4.1 Khái niệm
Phương tích trong chương trình Hình học 10 thường được gắn liền với việc
khai triển nó theo cát tuyến. Tuy nhiên ta sẽ định nghĩa phương tích một cách
độc lập và nhìn lại việc khai triển nó theo cát tuyến cũng như một hệ quả của
hệ thức Leibnitz cho hai điểm.

Định nghĩa 2.4.1. Cho đường tròn (O; R) và điểm P bất kì, ta gọi số thực
OP 2 − R2 là phương tích của điểm P đối với đường tròn (O), phương tích được
kí hiệu là PP/(O) .

Như vậy từ định nghĩa ta dễ thấy dấu của phương tích xác định tùy theo vị
trí của điểm đối với đường tròn.
B

A
O

R
P

Hình 2.11: Phương tích của P với (O; R) là PP/(O) = OP 2 − R2 .

Định lý 2.4.2 (Khai triển phương tích theo tiếp tuyến). Cho đường tròn O và
điểm P bất kì ở ngoài (O). P T là tiếp tuyến của (O). Khi đó, PP/(O) = P T 2 .

Chứng minh. Định lý là hệ quả trực tiếp từ định nghĩa phương tích thông qua
định lý Pythagoras. Ta có P T vuông góc với OT nên P T 2 + OT 2 = OP 2 . Từ đó
PP/(O) = OP 2 − R2 = OP 2 − OT 2 = P T 2 .
35

P O

T0

Hình 2.12: Phương tích của P với (O) là PP/(O) = P T 2 .

Định lý 2.4.3 (Khai triển phương tích theo cát tuyến). Cho đường tròn O và
P bất kì. Một cát tuyến qua P cắt đường tròn tại hai điểm A, B thì tích P A.P B
luôn không đổi với mọi cát tuyến qua P và chính bằng phương tích tại điểm P
đối với (O) tức PP/(O) = P A.P B .

Chứng minh. Chúng ta sẽ chứng minh chi tiết định lý này trong phần bài tập.

Sau đây chúng ta sẽ đi đến một số bài toán vận dụng kết hợp cả hai kiến
thức về tâm tỷ cự và phương tích để giải toán. Để nắm rõ các bài tập và ví dụ
này yêu cầu cần có kiến thức cơ bản nhất về vectơ và độ dài đại số của vectơ.

2.4.2 Một số bài tập vận dụng


Bài tập đầu tiên chúng ta xây dựng chi tiết hơn bài toán tâm tỷ cự của hai
điểm, nói cách khác là ta chỉ ra một bộ số cụ thể.

Bài toán 2.4.4 (Công thức khai triển phương tích theo hai điểm và đường
tròn). Cho đường tròn (O) và đoạn thẳng AB bất kỳ, I là tâm tỷ cự của A, B
theo bộ số α, β , chứng minh rằng
αβ
αPA/(O) + β PB/(O) = (α + β)PI/(O) + AB 2 .
α+β
36

A O R

Giải. Gọi bán kính của (O) là R, từ hệ thức phần ii) Bài toán 2.1.6 trừ hai vế
cho (α + β)R2 ta được
αβ
α(OA2 − R2 ) + β(OB 2 − R2 ) = (α + β)(OI 2 − R2 ) + AB 2 .
α+β

Theo định nghĩa phương tích, hệ thức này cho ta


αβ
αPA/(O) + β PB/(O) = (α + β)PI/(O) + AB 2 .
α+β


Bây giờ ta quay lại chứng minh định lý về khai triển phương tích theo cát
tuyến như sau

Định lý 2.4.5 (Khai triển phương tích theo cát tuyến). Cho đường tròn (O) và
điểm P bất kỳ, một cát tuyến qua P cắt đường tròn tại hai điểm A, B thì tích
P A.P B luôn không đổi với mọi cát tuyến qua P và chính bằng phương tích điểm
P đối với (O) tức PP/(O) = P A.P B .

Chứng minh. Ta giả sử P là tâm tỷ cự của A, B theo bộ số α, β , khi cho A, B ∈ (O)


thì PA/(O) = PB/(O) = 0 từ đó suy ra

αβ αβ
0 = (α + β)PP/(O) + AB 2 hay PP/(O) = − 2
AB 2
α+β (α + β)

α β PA
Tuy nhiên theo i) Bài toán 2.1.6 ta chú ý =− do đó β = −α . Cho
PB PA PB
nên
αβ PA · PB
2
=− .
(α + β) (P B − P A)2
37

Kết hợp hệ thức trên ta suy ra


PA · PB
PP/(O) = 2
AB 2 = P A · P B.
(P B − P A)

Nhận xét 2.4.6. Cách làm này tuy dài nhưng có rất nhiều ưu điểm. Thứ nhất
chúng ta xây dựng định nghĩa phương tích một cách độc lập và chúng ta khai
triển phương tích theo cát tuyến hoặc tiếp tuyến như những hệ quả của định lý
Leibnitz. Thứ hai trong quá trình chứng minh, thực chất chúng ta đã đưa ra bài
toán tổng quát rất quan trọng đó là ta có thể tính phương tích của một điểm
I bất kỳ trên một đoạn thẳng đối với một đường tròn thông qua phương tích
của hai mút đoạn thẳng đó. Công thức này có ý nghĩa lớn trong thực hành giải
toán.

Công thức tính phương tích của điểm trên đoạn thẳng theo phương tích của
hai đầu mút còn có thể viết dưới dạng sau

Bài toán 2.4.7. Cho đường tròn (O) và ba điểm A, B, C thẳng hàng, chứng
minh rằng

PA/(O) .BC + PB/(O) .CA + PC/(O) .AB + BC.CA.AB = 0.


C

A O

Giải. Chúng ta chỉ cần để ý rằng vai trò của A, B, I trong Bài toán 2.4.4 là như
nhau như vậy bản chất bài toán này là Bài toán 2.4.4 nhưng viết theo cách khác
mà thôi. Thật vậy, không mất tính tổng quát giả sử B nằm giữa A và C . Khi
đó, B là tâm tỷ cự của A và C theo bộ số (BC, −BA). Theo Bài toán 2.4.4, ta

αβ
αPA/(O) + β PC/(O) = (α + β)PB/(O) + AC 2
α+β
38

BC.BA
⇔ BC PA/(O) − BAPC/(O) − (BC − BA)PB/(O) = − AC 2
BC − BA
BC.BA
⇔ BC PA/(O) + AB PC/(O) − (BC + AB)PB/(O) + AC 2 = 0
BC − BA
BC.BA
⇔ BC PA/(O) + AB PC/(O) − AC PB/(O) + AC 2 = 0
AC
⇔ PA/(O) .BC + PB/(O) .CA + PC/(O) .AB + BC.CA.AB = 0.


Với tâm tỷ cự cho hai điểm chúng ta đã ứng dụng và xây dựng lại được định
lý khai triển phương tích theo cát tuyến đồng thời đã tổng quát hơn định lý này
ở Bài toán 2.4.4 và 2.4.7, câu hỏi đặt ra là với tâm tỷ cự hệ ba điểm ta sẽ thu
được điều gì.
Sau đây chúng ta sẽ ứng dụng đồng nhất thức Jacobi-Lagrange vào xây dựng
cách tính phương tích của tâm tỷ cự hệ 3 điểm.
Bài toán 2.4.8 (Khai triển phương tích theo bộ ba điểm). Cho đường tròn (O)
và tam giác ABC bất kì. I là tâm tỷ cự của A, B, C ứng với các bộ số α, β, γ ,
chứng minh rằng
αPA/(O) + β PB/(O) + γ PC/(O) βγa2 + γαb2 + αβc2
PI/(O) = − .
α+β+γ (α + β + γ)2
A

I
C

Giải. Từ đồng nhất thức Jacobi-Lagrange


βγa2 + γαb2 + αβc2
αP A2 + βP B 2 + γP C 2 = (α + β + γ)P I 2 +
α+β+γ
với mọi P , thay P bằng O và trừ hai vế cho (α + β + γ)R2 và theo định nghĩa
phương tích ta thu được

α(OA2 − R2 ) + β(OB 2 − R2 ) + γ(OC 2 − R2 )


39

βγa2 + γαb2 + αβc2


= (α + β + γ)(OI 2 − R2 ) +
α+β+γ
βγa2 + γαb2 + αβc2
⇔ αPA/(O) + β PB/(O) + γ PC/(O) = (α + β + γ)PI/(O) +
α+β+γ
αPA/(O) + β PB/(O) + γ PC/(O) βγa + γαb + αβc2
2 2
⇔ PI/(O) = − .
α+β+γ (α + β + γ)2

Bài toán trên có vô cùng nhiều ứng dụng trong thực hành giải toán. Chúng
ta hãy lần lượt ứng dụng nó để giải bài toán sau.

Bài toán 2.4.9 (Tính phương tích của tâm tỷ cự đối với đường tròn ngoại tiếp).
Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) với mọi P (α, β, γ) trên mặt phẳng.
Chứng minh rằng phương tích điểm P với (O) cho bởi hệ thức
βγa2 + γαb2 + αβc2
PP/(O) = − .
(α + β + γ)2

B
C

Giải. Ta chú ý A, B, C đều nằm trên đường tròn (O) nên PA/(O) = PB/(O) =
PC/(O) = 0. Áp dụng Bài 2.4.8 ta suy ra

βγa2 + γαb2 + αβc2


PP/(O) = − .
(α + β + γ)2


Chú ý 2.4.10. Từ công thức tính phương tích ta thấy P (α, β, γ) thuộc đường
tròn ngoại tiếp khi và chỉ khi
βγa2 + γαb2 + αβc2
PP/(ABC) = 0 ⇔ − =0
(α + β + γ)2
⇔ βγa2 + γαb2 + αβc2 = 0.
40

Đây chính là phương trình biểu diễn đường tròn ngoại tiếp trong hệ tọa độ tỷ
cự. Dùng hệ tọa độ tỷ cự để nghiên cứu hình học tam giác là một hướng đi rất
hay và cho nhiều kết quả rất phong phú.

Bài toán 2.4.11 (Hệ thức Euler). Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O; R)
và ngoại tiếp (I; r). Chứng minh rằng

OI 2 = R2 − 2Rr.

I
O

B
C

Giải. Trước tiên, theo định nghĩa của phương tích (Định nghĩa 2.4.1), ta có

PI/(O) = OI 2 − R2 . (2.6)

Mặt khác, ta có tâm đường tròn nội tiếp I là tâm tỷ cự của tam giác ABC theo
bộ số (a, b, c). Áp dụng công thức Bài 2.4.9 cho I(a; b; c) và biến đổi lượng giác
ta thu được
βγa2 + γαb2 + αβc2
PI/(O) = −
(α + β + γ)2
a2 bc + ab2 c + abc2
=−
(a + b + c)2
abc(a + b + c) abc
=− = − .
(a + b + c)2 a+b+c

Theo hệ thức lượng trong tam giác, ta có các công thức tính diện tích tam giác
abc a+b+c
S= = pr = r.
4R 2
Từ đó
abc
PI/(O) = − = −2Rr.
a+b+c
Thay vào (2.6), ta thu được điều phải chứng minh. 
41

Chú ý 2.4.12. Từ bài toán trên do OI 2 ≥ 0 ta suy ra bất đẳng thức nổi tiếng
R ≥ 2r hay còn gọi là bất đẳng thức của hình học sơ cấp, nó cùng với cách chứng
minh của nó là cơ sở nền tảng của hầu hết các bất đẳng thức hình học nổi tiếng
khác.

Bài toán 2.4.13 (Hệ thức tương tự cho các tâm bàng tiếp). Cho tam giác ABC
nội tiếp (O, R) và ba đường tròn bàng tiếp (Ia , ra ), (Ib , rb ), (Ic , rc ). Chứng minh
rằng
OIa2 = R2 + 2Rra , OIb2 = R2 + 2Rrb , OIc2 = R2 + 2Rrc .

Giải. Do Ia là tâm đường tròn bàng tiếp của tam giác ABC , Ia là tâm tỷ cự
của ba điểm A, B, C ứng với bộ số (−a, b, c). Theo Bài 2.4.9, phương tích của Ia
với đường tròn (O) ngoài tiếp tam giác ABC là
βγa2 + γαb2 + αβc2
PIa /(O) = −
(α + β + γ)2
bca2 − cab2 − abc2 abc(a − b − c)
=− 2
=−
(b + c − a) (a − b − c)2
abc abc
=− = .
a−b−c b+c−a

Do (Ia , ra ) là đường tròn bàng tiếp của tam giác ABC ứng với góc A, ta có
2S 2abc 1 abc
ra = = = .
b+c−a 4R(b + c − a) 2R b + c − a

abc
Hay 2Rra = . Thay vào phương tích của Ia ta được
b+c−a
abc
PIa /(O) = = 2Rra .
b+c−a

Mặt khác, ta lại có


PIa /(O) = OIa2 − R2 = 2Rra .
Vậy OIa2 = R2 + 2Rra . Tương tự, ta có

OIb2 = R2 + 2Rrb , OIc2 = R2 + 2Rrc .

Bài toán 2.4.14. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O, R), trọng tâm G.
a2 + b 2 + c 2
a) Chứng minh rằng OG2 = R2 − .
9
42

b) Chứng minh rằng PH/(O) = −8R2 cos A cos B cos C .

c) Chứng minh hệ thức lượng giác cơ bản

cos2 A + cos2 B + cos2 C + 2 cos A cos B cos C = 1.

Giải. a) Với G là trọng tâm tam giác ABC , ta có G là tâm tỷ cự ứng với bộ số
(1, 1, 1). Do đó áp dụng Bài 2.4.9 và định nghĩa phương tích của đường tròn (O),
ta được hai cách tính phương tích của điểm G là
a2 + b 2 + c 2 a2 + b 2 + c 2
PG/(O) = − = −
32 9
PG/(O) 2
= OG − R . 2

Từ đó
2 a2 + b 2 + c 2
2
OG = R − .
9
b) Cho H là trực tâm của tam giác ABC . Nếu ABC là tam giác vuông thì H
trùng với một trong các đỉnh. Khi đó, H nằm trên đường tròn (O) nên

PH/(O) = 0 = −8R2 cos A cos B cos C.

Nếu ABC không là tam giác vuông, khi đó H là tâm tỷ cự của tam giác ABC
ứng với bộ số (tan A, tan B, tan C). Do đó áp dụng Bài 2.4.9 ta được tính phương
tích của điểm H đối với đường tròn (O) là
tan B tan Ca2 + tan C tan Ab2 + tan A tan Bc2
PH/(O) = −
(tan A + tan B + tan C)2
tan B tan Ca2 + tan C tan Ab2 + tan A tan Bc2
=−
(tan A tan B tan C)2
a2 b2 c2
 
=− + + .
tan2 A tan B tan C tan2 B tan A tan C tan2 C tan A tan B

Áp dụng công thức tính bán kính đường tròn ngoại tiếp
a b c
R= = =
2 sin A 2 sin B 2 sin C
vào công thức tích phương tích ta được
2A 2B 2C
 
cos cos cos
PH/(O) = −4R2 + +
tan B tan C tan A tan C tan A tan B
 
2 cos A cos B cos C
= −4R cos A cos B cos C + +
sin B sin C sin A sin C sin A sin B
43

sin A cos A + sin B cos B + sin C cos C


= −4R2 cos A cos B cos C
sin A sin B sin C
cos A cos B cos C 1
= −4R2 (sin 2A + sin 2B + sin 2C)
sin A sin B sin C 2
cos A cos B cos C 1
= −4R2 · 4 sin A sin B sin C
sin A sin B sin C 2
= −8R2 cos A cos B cos C.

c) Từ PH/(O) = OH 2 − R2 , suy ra OH 2 = R2 + PH/(O) = R2 − 8R2 cos A cos B cos C.


Mặt khác, chú ý rằng OH = 3OG nên ta được hệ thức

R2 − 8R2 cos A cos B cos C = 9R2 − (a2 + b2 + c2 )


⇔ 8R2 − (a2 + b2 + c2 ) = −8R2 cos A cos B cos C
⇔ 8R2 − 4R2 (sin2 A + sin2 B + sin2 C) = −8R2 cos A cos B cos C
⇔ 2 − (sin2 A + sin2 B + sin2 C) = −2 cos A cos B cos C
⇔ 2 cos A cos B cos C − (sin2 A + sin2 B + sin2 C) = −2
⇔ 2 cos A cos B cos C − (1 − cos2 A + 1 − cos2 B + 1 − cos2 C) = −2
⇔ cos2 A + cos2 B + cos2 C + 2 cos A cos B cos C − 3 = −2
⇔ cos2 A + cos2 B + cos2 C + 2 cos A cos B cos C = 1

Nhận xét 2.4.15. Cách làm của ta nếu hiểu theo một cách nào đó thì hơi dài
xong cái lợi của cách làm này đó là đặt các bài toán quen thuộc của chúng ta
trong một cái nhìn thống nhất hơn khi xem chúng đều là hệ quả của công thức
phương tích Bài 2.4.9. Một điểm quan trọng khác là ta thấy được ý nghĩa hình
học của đồng nhất thức lượng giác cơ bản trên bắt nguồn từ đường thẳng Euler
và các bài toán phương tích. Đồng nhất thức lượng giác cơ bản trên có ý nghĩa
đặc biệt đối với những người yêu thích bất đẳng thức hình học, bất đẳng thức
đại số và nó là chiếc cầu nối quan trọng giữa hai lĩnh vực này.

Sau đây ta trình bày một bài toán có ý nghĩa đặc biệt trong hình học phẳng
với phép chứng minh sử dụng công cụ vừa xây dựng.

Bài toán 2.4.16 (Đẳng thức Ptolemy dạng chi tiết). Cho tam giác ABC nội
tiếp (O) và P nằm trên (O). Trong ba số aP A, bP B, cP C có một số bằng tổng
hai số kia, cụ thể là khi

1. P nằm trên cung nhỏ BC thì aP A = bP B + cP C .


44

2. P nằm trên cung nhỏ CA thì bP B = cP C + aP A.

3. P nằm trên cung nhỏ AB thì cP C = aP A + bP B .

Giải. 1. Khi P thuộc cung nhỏ BC thì P là tâm tỷ cự của A, B, C ứng với bộ số
a b c 
P − , , . Do P nằm trên đường tròn (O) ta có PP/(O) = 0. Áp dụng
PA PB PC
công thức phương tích Bài 2.4.9 cho điểm P ta suy ra

βγa2 + γαb2 + αβc2 = 0


bc · a2 ac · b2 ab · c2
⇔ − − =0
PB · PC PA · PC PA · PB
abc
⇔ (aP A − bP B − cP C) = 0
PA · PB · PC
⇔ aP A = bP B + cP C.

2. và 3. được chứng minh tương tự. 

Bài toán 2.4.17 (Phương tích tâm tỷ cự đối với đường tròn nội tiếp). Cho tam
giác ABC ngoại tiếp đường tròn (I) với P (α, β, γ) là tâm tỷ cự của ABC . Chứng
minh rằng phương tích của P đối với (I) cho bởi hệ thức

α(p − a)2 + β(p − b)2 + γ(p − c)2 βγa2 + γαb2 + αβc2


PP/(I) = −
α+β+γ (α + β + γ)2
α(p − a)2 + β(p − b)2 + γ(p − c)2
= + PP/(O) .
α+β+γ
A

F
I

B C
D

Giải. Gọi đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc BC, CA, AB tại D, E, F . Theo công
thức phương tích và tiếp tuyến ta có

PA/(I) = AE 2 = AF 2 = (p − a)2 ,
PB/(I) = BD2 = BF 2 = (p − b)2 ,
PC/(I) = CE 2 = CD2 = (p − c)2 .
45

Áp dụng công thức Bài 2.4.8 ta có


αPA/(I) + β PB/(I) + γ PC/(I) βγa2 + γαb2 + αβc2
PP/(I) = −
α+β+γ (α + β + γ)2
α(p − a)2 + β(p − b)2 + γ(p − c)2 βγa2 + γαb2 + αβc2
= −
α+β+γ (α + β + γ)2
α(p − a)2 + β(p − b)2 + γ(p − c)2
= + PP/(O) .
α+β+γ

Mệnh đề 2.4.18. Trong tam giác ta có một số đẳng thức cơ bản của hệ thức
lượng trong tam giác sau

1. ab + bc + ac = p2 + 4Rr + r2 ,

2. a2 + b2 + c2 = 2p2 − 2r(4R + r),

3. (p − a)2 + (p − b)2 + (p − c)2 = p2 − 2r(4R + r).


abc p
Giải. 1. Sử dụng S = = pr = p(p − a)(p − b)(p − c) ta dễ suy ra
4R
abc
4Rr =
p
(p − a)(p − b)(p − c)
r2 =
p
abc (p − a)(p − b)(p − c)
p2 + 4Rr + r2 = p2 + +
p p
3 2
p − p (a + b + c) + p(ab + bc + ca)
= p2 +
p
2 2 2
= p + p − 2p + ab + bc + ca
= ab + bc + ca.

2. Từ đẳng thức (a + b + c)2 = a2 + b2 + c2 + 2(ab + bc + ac) ta suy ra

a2 + b2 + c2 = (a + b + c)2 − 2(ab + bc + ac)


= 4p2 − 2(p2 + 4Rr + r2 )
= 2p2 − 2r(4R + r).

3. Ta có

(p − a)2 + (p − b)2 + (p − c)2 = 3p2 + a2 + b2 + c2 − 2p(a + b + c)


46

= 3p2 + 2p2 − 2r(4R + r) − 4p2


= p2 − 2r(4R + r).

Bài toán 2.4.19. Cho tam giác ABC ngoại tiếp (I) và trọng tâm G. Chứng
minh rằng công thức của phương tích G đối với đường tròn nội tiếp tam giác
ABC cho bởi
p2 − 4r(4R + r)
PG/(I) = .
9

Giải. Áp dụng công thức tính phương tích đối với đường tròn nội tiếp cho
G(1; 1; 1) ta có

(p − a)2 + (p − b)2 + (p − c)2 a2 + b2 + c2


PG/(I) = − .
3 9

Thay các đẳng thức ii) và iii) ở Bài 2.4.18 vào đẳng thức trên ta được

p2 − 2r(4R + r) 2p2 − 2r(4R + r)


PG/(I) = −
3 9
2
p − 4r(4R + r)
= .
9


Chú ý 2.4.20. Từ công thức trên ta dễ dàng chỉ ra được 0 ≤ IG2 = PG/(I) +r2 =
p2 − 16Rr + 5r2
, từ đây suy ra bất đẳng thức cơ bản p2 ≥ 16Rr − 5r2 gọi là bất
9
đẳng thức Gerretsen thứ nhất.

Bài toán 2.4.21. Cho tam giác ABC nội tiếp (O; R), bán kính nội tiếp r, trực
tâm H . Chứng minh rằng công thức của phương tích H đối với đường tròn nội
tiếp tam giác ABC cho bởi

PH/(I) = 4R2 + 4Rr + 2r2 − p2 .

Giải. Theo Chú ý 2.4.20, Bài toán 2.4.11 và Bài toán 2.4.14, ta đã lần lượt tính
được
p2 − 16Rr + 5r2
GI 2 = , OI 2 = R2 − 2Rr
9

9R2 − (a2 + b2 + c2 ) 9R2 − 2p2 + 2r2 + 8Rr
OG2 = = .
9 9
47

−−→ −−→ −−→ −−→ →



Chú ý từ kết quả đường thẳng Euler, ta có 3HG = 2HO hay 3HG − 2HO = 0 ,
áp dụng hệ thức Jacobi ta suy ra 3IG2 − 2IO2 = IH 2 − 6OG2 , hay HI 2 =
3GI 2 + 6OG2 − 2OI 2 . Suy ra, phương tích của H với (I, r) là

PH/(I) = HI 2 − r2 = 3GI 2 + 6OG2 − 2OI 2 − r2


p2 − 16Rr + 5r2 2
= + (9R2 − 2p2 + 2r2 + 8Rr) − 2R2 + 4Rr − r2
3 3
= 4R + 4Rr + 2r − p2
2 2

Chú ý 2.4.22. Từ công thức phương tích trên ta dễ chỉ ra 0 ≥ IH 2 = 4R2 +


4Rr + 3r2 − p2 từ đó ta suy ra bất đẳng thức cơ bản p2 ≤ 4R2 + 4Rr + 3r2 gọi là
bất đẳng thức Gerretsen thứ hai.

Bất đẳng thức Gerretsen 4R2 + 4Rr + 3r2 ≥ p2 ≥ 16Rr − 5r2 là các bất đẳng
thức khó và cơ bản của các bất đẳng thức hình học phẳng nó thường được dùng
làm bổ đề để chứng minh một số bài toán bất đẳng thức đại số và hình học
khác, qua đây ta thấy được ý nghĩa hình học đẹp về mặt phương tích của chúng.
Ta tiếp tục xây dựng công thức phương tích đối với đường tròn chín điểm
Euler.

Bài toán 2.4.23 (Công thức phương tích với đường tròn chín điểm Euler).
Cho tam giác ABC đường tròn chín điểm Euler (E), với mọi P (α, β, γ) trên mặt
phẳng, chứng minh rằng phương tích điểm P với (E) cho bởi hệ thức
αbc cos A + βca cos B + γab cos C βγa2 + γαb2 + αβc2
PP/(E) = − .
2(α + β + γ) (α + β + γ)2

A
P

J
C0 B0

B C
H A0

Hình 2.13: Đường tròn chín điểm Euler (E) của ABC.
48

Chứng minh. Gọi A0 , B 0 , C 0 lần lượt là trung điểm BC, CA, AB và H, K, J lần lượt
là chân đường cao từ A, B, C . Ta chú ý rằng đường tròn (E) đi qua A0 , B 0 , C 0 , H, K, J .
Khi đó, theo công thức khai triển phương tích theo cát tuyến
−−→ −−→ bc cos A
PA/(E) = AK.AB 0 = .
2

Tương tự, ta có
ca cos B ab cos C
PB/(E) = , PC/(E) = .
2 2
Do đó áp dụng Bài 2.4.9 ta được
αbc cos A + βca cos B + γab cos C βγa2 + γαb2 + αβc2
PP/(E) = − .
2(α + β + γ) (α + β + γ)2

Đó là điều phải chứng minh.

Nhận xét 2.4.24. Cũng giống như công thức phương tích với đường tròn nội
tiếp và ngoại tiếp, công thức phương tích với đường tròn chín điểm Euler cũng
có rất nhiều ứng dụng phong phú khác nữa.

Bài toán 2.4.25. Cho tam giác ABC , nếu điểm P không nằm trên cạnh, không
nằm trên đường tròn ngoại tiếp tam giác và thỏa mãn hệ thức

PA/(P BC) = PB/(P CA) = PC/(P AB) .

Chứng minh rằng P là trọng tâm tam giác ABC .

Chứng minh. Ta giả sử P có tọa độ tỷ cự P (α, β, γ). Áp dụng bài toán phương
tích trên ta luôn có

αPA/(P BC) = β PB/(P CA) = γ PC/(P AB) .

Như vậy

PA/(P BC) = PB/(P CA) = PC/(P AB) .


⇔ (α, β, γ) = (1; 1; 1)
⇔P ∼
= G(1; 1; 1)

là trọng tâm tam giác ABC .


49

2.5 Bất đẳng thức Klamkin và tọa độ tỷ tâm tỷ cự


2.5.1 Bất đẳng thức Klamkin
Vào năm 1975, M.S.Klamkin đã thiết lập định lý sau đây

Định lý 2.5.1. (Định lý Klamkin). Cho ABC là một tam giác tùy ý với độ dài
các cạnh lần lượt là a, b, c và P là điểm bất kỳ trong mặt phẳng Π chứa tam giác
ABC . Với các số thực x, y, z ta có

(x + y + z)(xP A2 + yP B 2 + zP C 2 ) ≥ yza2 + zxb2 + xyc2 . (2.7)

Chứng minh. Ta có
−→ −−→ −→
xP A + y P B + z P C ≥ 0
−→ −−→ −−→ −→ −→ −→
⇔ (x2 P A2 + y 2 P B 2 + z 2 P C 2 ) + (2xy P A.P B + 2yz P B.P C + 2zxP C.P A) ≥ 0.

Theo Định lý hàm số Cosine, ta có


−→−−→ −→−−→
2P AP B = 2P A.P B cos(P AP B) = P A2 + P B 2 − c2
−−→−→ −−→−→
2P B P C = 2P B.P C cos(P B P C) = P B 2 + P C 2 − a2
−→−→ −→−→
2P C P A = 2P C.P A cos(P C P A) = P C 2 + P A2 − b2 .

Thay các đẳng thức trên vào (2.7) ta thu được bất đẳng thức

(x + y + z)(xP A2 + yP B 2 + zP C 2 ) ≥ yza2 + zxb2 + xyc2 .


−→ −−→ −→ →

Đẳng thức trong (2.7) xảy ra khi và chỉ khi xP A + y P B + z P C = 0 tức là P là
tâm tỷ cự của hệ điểm {A, B, C}.

2.5.2 Các hệ quả của bất đẳng thức Klamkin


Mệnh đề 2.5.2. Trong tam giác ABC với G là trọng tâm, ta có các bất đẳng
thức sau
a2 + b 2 + c 2
P A2 + P B 2 + P C 2 ≥ , (2.8)
3
4
P A2 + P B 2 + P C 2 ≥ (m2a + m2b + m2c ), (2.9)
9
P A2 + P B 2 + P C 2 ≥ GA2 + GB 2 + GC 2 . (2.10)
50

Chứng minh. Khi x = y = z , bất đẳng thức (2.7) trở thành

3(P A2 + P B 2 + P C 2 ) ≥ a2 + b2 + c2 .

Suy ra, bất đẳng thức (2.8). Tiếp theo ta biến đổi bất đẳng thức (2.8) như sau

2(b2 + c2 ) − a2 2(c2 + a2 ) − b2 2(b2 + a2 ) − c2


P A2 + P B 2 + P C 2 ≥ + .
9 9 9

Từ đây suy ra các bất đẳng thức (2.9) và (2.10).

Mệnh đề 2.5.3. Trong tam giác ABC , ta có các bất đẳng thức sau
P A2 P B 2 P C 2 a4 + b 4 + c 4
+ + ≥ ≥ 1, (2.11)
a2 b2 c2 a2 b2 + b2 c2 + c2 a2
P A2 P B 2 P C 2
+ 2 + 2 ≥ 1, (2.12)
b2 c a
PA PB PC
+ 2 + 2 ≥ 1. (2.13)
c2 a b
1 1 1
Chứng minh. Áp dụng bất đẳng thức Klamkin với x = 2
, y = 2 , z = 2 ta thu
a b c
1 1 1
được bất đẳng thức (2.11). Nếu cho x = 2
, y = 2 , z = 2 thì ta có bất đẳng thức
b c a
1 1 1
(2.12), và còn nếu cho x = 2 , y = 2 , z = 2 ta sẽ có bất đẳng thức (2.13).
c a b
Mệnh đề 2.5.4. Trong tam giác ABC , ta có các bất đẳng thức sau

m2a m2b m2c 9


+ + ≥ , (2.14)
a2 b2 c2 4
ma mb mb mc mc ma 9
+ + ≥ . (2.15)
ab bc ca 4
1 1 1
Chứng minh. Áp dụng bất đẳng thức Klamkin với P ≡ G, x = 2
,y = 2,z = 2
a b c
(G là trọng tâm của tam giác), ta thu được bất đẳng thức (2.14). Nếu cho
a b c
P ≡ G, x = ,y = ,z = ta sẽ có bất đẳng thức (2.15).
ma mb mc

Hệ quả 2.5.5. Trong tam giác ABC , ta có các bất đẳng thức sau
cos2 A cos2 B cos2 C
+ + ≥ 1, (2.16)
sin B sin C sin C sin A sin B sin A
a3 + b3 + c3 + abc
4R2 ≥ , (2.17)
a+b+c
2R − r a3 + b 3 + c 3
≥ . (2.18)
r abc
51

Chứng minh. Áp dụng bất đẳng thức Klamkin với x = a, y = b, z = c, P ≡ H (H


là trực tâm của tam giác). Để ý rằng HA = |2R cos A|, HB = |2R cos B|, HC =
|2R cos C| và sử dụng định lí hàm số sin ta nhận được bất đẳng thức (2.16).
Sử dụng các biến đổi HA2 = 4R2 cos2 A = 4R2 (1 − sin2 A) = 4R2 − a2 , HB =
4R2 − b2 , HC 2 = 4R2 − c2 , sau một số biến đổi ta nhận được bất đẳng thức (2.17).
Sử dụng công thức abc = 4Rrp ta biến đổi bất đẳng thức (2.17) về bất đẳng thức
(2.18).

2.6 Bất đẳng thức Klamkin mở rộng


2.6.1 Khái niệm
Định nghĩa 2.6.1. Với các ký hiệu như trong Định lý Klamkin ta gọi bộ ba
(x, y, z) là tọa độ tỷ cự (barycentric coordinates) của điểm N ∈ Π đối với điểm
P nếu có đồng nhất thức

(x + y + z)(xP A2 + yP B 2 + zP C 2 ) − (yza2 + zxb2 + xyc2 )


P N2 = . (2.19)
(x + y + z)2

Định nghĩa 2.6.2. Giả sử có các tập M ⊂ Π và M ⊂ R3 . Ta nói M là tập của


các tọa độ tỷ cự của các điểm từ M, nếu ta có:
1) Nếu N ∈ M, thì tồn tại bộ (x, y, z) ∈ M là độ tỷ cự của điểm N .
2) Nếu (x, y, x) ∈ M, thì tồn tại N ∈ M, sao cho bộ (x, y, z) là tọa độ tỷ cự của
N.

Nhận xét 2.6.3. Các tập sau đây là những tập tọa độ tỷ cự đủ rộng M

M+ = {(x, y, z) : x > 0, y > 0, z > 0},


M− = {(x, y, z) : x < 0, y < 0, z < 0}.

M± tương ứng với các điểm trong Int(ABC) và các điểm bên ngoài tam giác
ABC .

Định nghĩa 2.6.4. Giả sử ABC là một tam giác và P là một điểm thuộc mặt
phẳng Π. Khoảng cách d(P, M) giữa điểm P và tập M ⊂ Π được cho bởi công
thức
d(P, M) = inf |P Q|,
Q∈M

trong đó |P Q| là khoảng cách Euclid giữa các điểm P và Q.


52

2.6.2 Kết quả chính


Định lý 2.6.5. (Định lý Klamkin mở rộng). Nếu RA , RB , RC là khoảng cách từ
điểm P đến các đỉnh A, B, C của tam giác ABC , thì

(x+y +z)(xP A2 +yP B 2 +zP C 2 ) ≥ yza2 +zxb2 +xyc2 +d2 (x+y +z)2 , (x, y, z) ∈ M,
(2.20)
trong đó d = d(P, M) và M là tập các tọa độ tỷ cự của các điểm thuộc M.

Chứng minh. Dễ dàng thấy rằng |P N | ≥ d đối với mọi N ∈ M. Bằng cách sử
dụng công thức (2.19) chúng ta có điều cần phải chứng minh.

Nhận xét 2.6.6. Đẳng thức trong (2.20) xảy ra khi và chỉ khi P ∈ M và (x, y, z)
là tọa độ tỷ cự của P .

Nhận xét 2.6.7. Nếu trong Định lý 2.6.5 chúng ta xét số D > d, thì tồn tại bộ
ba (x, y, z) ∈ M, sao cho

(x + y + z)(xP A2 + yP B 2 + zP C 2 ) < yza2 + zxb2 + xyc2 + D2 (x + y + z)2 .

Định lý 2.6.8. (Bất đẳng thức Kooi suy rộng). Nếu R là bán kính của vòng
tròn tâm O ngoại tiếp tam giác ABC, thì

R2 (x + y + z)2 ≥ yza2 + zxb2 + xtz 2 + d2 (x + y + z)2 , (x, y, z) ∈ M, (2.21)

trong đó d = d(O, M) và M là tập các tọa độ tỷ cự. Đẳng thức trong (2.21) xảy
ra khi và chỉ khi tâm vòng tròn ngoại tiếp tam giác ABC là điểm thuộc M và
(x, y, z) là tọa độ tỷ cự của tâm vòng tròn ngoại tiếp.

Nhận xét 2.6.9. Ta có bất đẳng thức Kooi kinh điển khi M = Π. Bất đẳng
thức này có dạng

R2 (x + y + z)2 ≥ yza2 + zxb2 + xyc2 , ∀(x, y, z) ∈ R3 , x + y + z 6= 0. (2.22)

2.6.3 Một vài ứng dụng


Trong mục này xét một số trường hợp đặc biệt của bất đẳng thức (2.20) ứng
với các trường hợp riêng của các tập M, Π và điểm P .
1. P = A và M = Π. Trong trường hợp này P A = 0, P B = c, P C = b, nên ta có
bất đẳng thức
(y + z)(yc2 + zb2 ) ≥ yza2 , ∀y, z ∈ R. (2.23)
53

Đẳng thức xảy ra khi và hỉ khi y = z = 0.


2. M là tập trong của tam giác: M = Int(ABC). Khi đó, tập

M+ = {(x, y, z) ∈ R3 | x > 0, y > 0, z > 0}

là tập tọa độ tỷ cự của các điểm từ Int(ABC).


• Giả sử tam giác ABC nhọn và P là tâm vòng tròn ngoại tiếp tam giác ABC .
Khi đó có bất đẳng thức Kooi

R2 (x + y + z)2 ≥ yza2 + xzb2 + xyc2 , ∀x, y, z > 0. (2.24)

Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi x, y, z là tọa độ tỷ cự của tâm vòng tròn ngoại
tiếp, tức là có dạng

x = αa2 (b2 + c2 − a2 ), y = αb2 (c2 + a2 − b2 ), z = αc2 (a2 + b2 − c2 ), α > 0.

• Nếu tam giác ABC tù (không nhọn): Giả sử góc A tù. Khi đó, bất đẳng thức
dạng Kooi sẽ là
a2
(x + y + z)2 > yza2 + xzb2 + xyc2 , ∀x, y, z > 0.
4
• Nếu điểm P là trực tâm của tam giác nhọn ABC . Khi đó,

P A = 2R cos A, P B = 2R cos B, P C = 2R cos C

và ta có bất đẳng thức

4R2 (x + y + z)(x cos2 A + y cos2 B + z cos2 C) ≥ yza2 + xzb2 + xyc2 , ∀x, y, z > 0.

Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi x, y, z là tọa độ tỷ cự của trực tâm. Bất
đẳng thức trên tương đương với

4R2 (x + y + z)2 ≥ (x + y + x)(xa2 + yb2 + zc2 ) + yza2 + zxb2 + xyc2 , ∀x, y, z > 0.

• Nếu điểm P là trực tâm của tam giác không nhọn ABC với a2 ≥ b2 + c2 . Khi
đó có bất đẳng thức

4R2 (x+y+z)[y(cos2 B−cos2 A)+z(cos2 C −cos2 A)] > yza2 +xzb2 +xyc2 , ∀x, y, z > 0.

Bất đẳng thức trên tương đương với

(x + y + z)[y(a2 − b2 ) + z(a2 − c2 )] > yza2 + xzb2 + xyc2 , ∀x, y, z > 0.


54

Kết luận

Luận văn trình bày khái niệm tọa độ tỷ cự và một số ứng dụng trong hình
học phẳng. Các kết quả được trình bày trong luận văn bao gồm:
Chương 1 trình bày mệnh đề về sự tồn tại duy nhất, khái niệm, ví dụ về tọa
độ tâm tỷ cự của hệ hai điểm, của hệ ba điểm, và hệ nhiều điểm. Sau đó chúng
tôi trình bày nhiều ví dụ chi tiết tìm tâm tỷ cự của các hệ điểm cùng các bài
toán liên quan tâm tỷ cự để hiểu rõ hơn và vận dụng khái niệm tâm tỷ cự cho
các vấn đề ở Chương 2.
Chương 2 nêu ra nhiều bài toán ứng dụng của tọa độ tỷ cự trong hình học
phẳng, ngoài ra có cả một số bài toán trong hình không gian. Một số dạng bài
toán được nêu ra là tìm tọa độ tâm tỷ cự thỏa mãn bộ số cho trước hoặc điều
kiện nào đó, dựa vào tâm tỷ cự chứng minh các hệ thức vectơ hình học, tìm
cực trị độ dài vectơ, cực trị độ dài bình phương vô hướng, tính phương tích với
đường tròn, cuối cùng một số bài toán liên quan bất đẳng thức Klamkin và mở
rộng.
Nội dung đã làm được của tác giả là tìm và dịch tài liệu, tổng hợp lý thuyết,
đưa ví dụ và bài tập, vẽ hình minh họa. Phần chứng minh và bài giải trong các
tài liệu tham khảo thường chỉ làm tắt các bước. Tác giả đã làm các chi tiết và
cẩn thận các chứng minh và các lời giải này.
55

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt
[1] Nguyễn Minh Hà (2013), Các thuật toán biến đổi tâm tỷ cự trong hình học
phẳng, THTT, N403, tháng 1/2013.

[2] Phan Đức Minh (2011), Phương pháp tọa độ tỷ cự và các ứng dụng trong
hình học phẳng, https://diendantoanhoc.net

[3] Đoàn Quỳnh (chủ biên) (2010), Hình Học 10, NXB Giáo dục.

[4] https://diendantoanhoc.net/index.php?app=core&module=attach&sec
tion=attach&attach_id=20625

Tiếng Anh

[5] Abel Z. (2007), Barycentric coordinates,


http://zacharyabel.com/papers/BarycentricA07.pdf

[6] Prasolov V. (2001), Problems in plane and solid geomery,


http://www.pdfdrive.net/problems-in-plane-and-solid-geometry-v1-plane-
geometry-e276219.html

[7] Schindler M. and Chen E. (2012), Barycentric coordinates in Olympiad


Geometry, https://vi.scribd.com/document/272144451/Baycentric-
Coordinates-in-Olympiad-Geometry

[8] Yiu P. (2000), The uses of homogeneous barycentric coordinates in plane


euclidean geometry, Int. J. Math. Educ. Sci. Technol., 31, 569 – 578.

You might also like