You are on page 1of 7

TÌM HIỂU HỆ THỐNG VHF

1. Vùng phủ (chưa có phần tính toán, thiếu FIR Hà nội)


- Trong ngành quản lí bay, tất cả các cơ quan kiểm soát không lưu đều trang bị hệ
thống đất đối không sóng cực ngắn VHF. Tại các sân bay tân Sơn Nhất, trên vùng núi
Vũng Chua (Quy Nhơn), núi Sơn Trà (Đà Nẵng), núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) được lắp
đặt thiết VHF đường dài với vùng phủ sóng trên 400km ở độ cao 10km.

1.1. Mạng thông tin VHF trong vùng FIR HCM

Hình 1.1. Mạng VHF trong FIR HCM


- Các trạm VHF tầm xa: Gồm trạm Cà Mau, trạm TSN, trạm VŨng Chua và trạm
Sơn Trà. Dự kiến trong tương lai có thêm hai trạm Cam ranh và Côn Sơn để phủ sóng
toàn bộ FIR HCM.
- Vùng FIR Hồ Chí Minh được chia làm 5 sector, từng sector làm việc trân các tần số
Chính/phụ khác nhau.
- Cấu hình các thiết bị: phụ lục 1
- Tầm phủ sóng: phủ sóng các Sector thuộc vùng FIR HCM
- Tổ chức thông tin không – địa tại FIR HCM và khu vực miền Nam. (phụ lục 1)
-Các trạm VHF tại khu vực Kiểm soát tiếp cận (APP)
Được đặt tại vị trí phù hợp
Làm việc trân các tần số Chính/Phụ
Tầm phủ sóng: 70km
- Các trạm VHF tại các Đài chỉ huy sân bay (TWR)
Được đặt tại đài chỉ huy sân bay
Làm việc trên các tần số Chính/phụ.
Cấu hình thiết bị: Chính /phụ
Tầm phủ sóng: 10km

Phụ lục 1: Thông tin không địa tại khu vực miền Nam
Phụ lục 2: Thông tin không địa tại khu vực miền Bắc

Phụ lục 3: Thông tin không địa tại khu vực miền Trung
2. Chỉ tiêu kĩ thuật
-Hệ thống thông tin thoại giữa máy bay và mặt đất trên sóng VHF bao gồm:
 Hệ thống thông tin không/đất (tại sân bay và các trung tâm kiểm soát xa)
 Hệ thống thông tin tại sân tự động
 Hệ thống thông tin dịch vụ đường dài
 Hệ thống thông tin dùng cho công tác cứu nguy
- Hệ thống thông tin không/đất: Dùng cho liên lạc thoại giữa KSVKL với các máy
bay tại tháp điều khiển, tại sân và các liên lạc thoại giữa các điều phái viên hàng
không tại ACC với phi công khi máy bay thuộc vùng thông báo bay ACC quản lí.
Chỉ tiêu kĩ thuật:
Tần số VHF: 118 đến 136MHz
Khoảng cách: 50kHz, 25KHz và 125 KHz.
Công suất cực đại: 200W dùng cho đường dài, 30W, 50W dùng cho tại sân bay.
- Hệ thống thông tin dịch vụ tại sân tự động: Cung cấp cho máy bay các thông tin
thời tiết, trạng thái hoạt động của các hệ thống an toàn hàng không. Hệ thống có các
chỉ tiêu kĩ thuật sau:
Tần số VHF: 118 đến 136MHz
Công suấ cực đại: 50W
- Hệ thống thông tin dịch vụ đường dài: Cung cấp kịp thời các thông tin mang tính
chất cập nhật về điều kiện và các phi cảng thời tiết, các tình trạng hoạt động của các
phương tiện dẫn đường… Để cung cấp cho nguwoif lái. Hệ thống có các chỉ tiêu kĩ
thhuaatj sau:
Tần số VHF: 118 đến 136 MHz.
Công suất cực đại: 50W
- Hệ thống thông tin dùng cho công tác tìm kiếm cứu nguy: DÙng cho liên lạc giữa
các đội tìm kiếm mặt đất với máy bay gặp nạn trên không bằng tần số VHF 121.5MHz
3. Nguyên lí hoạt động
- có ba loại máy thu phát VHF đang được sử dụng: 10W, 50W, và 200W
Theo từng hãng sản xuấ có kết cấu kỹ thuâtj chi tiết khác nhau

a. Máy phát:
Sơ đồ khối tổng quát của máy phát VHF-AM, gồm các khối cơ bản sau:

- Khối tiền khuếch đại âm tần: dùng để khuếch đại tín hiệu vào đến nức đủ lớn để
đưa vào tầng khuếch đại công suất âm tần.Vì với máy phát AM thì biên độ điện áp âm
tần yêu cầu phải đủ lớn để có M% lớn (tầng này thường là khuếch đại Micro và
khuếch đại mức cao).
- Khuếch đại công suất âm tần: Có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu âm tần đủ lớn để
thực hiện điều chế tín hiệu cao tần
- Bộ dao động tín hiệu cao tần: tự dao động tạo ra tín hiệu cao tần đúng bằng tần số
làm việc của máy phát VHF, có biên độ và tần số ổn định, có dải tần hoạt động theo
yêu cầu, thông thường sử dụng bộ tạo dao động bằng thạch anh hay bộ tổng hợp tần
số.
- Tiền khuếch đại cao tần: dùng để khuếch đại tín hiệu cao tần có công suất đủ lớn để
thực hiện điều chế, nó còn làm nhiệm vụ tầng đệm để làm giảm ảnh hưởng của tầng
sau đến độ ổn định của tần số bộ dao động tạo tín hiệu cao tần.
- Khuếch đại công suất cao tần: thực hiện điều chế AM và tạo ra công suất cần thiết
cho máy phát.
- Mạch lọc: để phối hợp trở kháng giữa khuếch đại công suất cao tần và ăng ten để
có công suất phát ra tối ưu.
- Thiết bị an toàn và làm mát: là thành phần bảo đảm cho thiết bị hoạt động ổn định,
an toàn đặc biệt là trong các hệ thống máy phát công suất lớn.
- Nguồn cung cấp: Tùy thuộc vào công nghệ chế tạo máy phát mà nguồn cung cấp có
các tiêu chuẩn khác nhau nhưng đòi hỏi phải ổn định và đủ công suất.

b. Máy thu:
Sơ đồ khối tổng quát cyar máy thu VHF-AM gồm các khối cơ bản sau:

- Bộ khuếch đại cao tần (KĐCT): Dùng để khuếch đại tín hiệu cao tần thu được từ ăn
ten nhằm mục đích làm tăng tỉ số S/N và cung cấp tín hiệu đến bộ trộn tần.
- Bộ tạo dao động ngoại sai: Tự dao động tạo ra tín hiệu trung tần cung cấp cho bộ
trộn tần để thực hiện điều chế.
- Bộ trộn tần: thực hiện điều chế hai tín hiệu âm tần từ đầu ra bộ KĐCT và tín hiệu
dao động trung tần từ đầu ra của bộ dao động tạo tín hiệu trung tần để tạo tín hiệu
trung tần được điều chế biên độ, cung cấp đến bộ KĐTT.
- Bộ khuếch đại trung tần (KĐTT): dùng để khuếch đại tín hiệu trung tần tạo ra độ
khuếch đại theo yêu cầu của máy thu và độ ổn định cao.
- Bộ tách sóng: để tách lấy tín hiệu âm tần ra khỏi tín hiệu trung tần và đưa đến bộ
khuếch đại âm tần.
- Bộ khuếch đại âm tần: dùng để khuếch đại tín hiệu âm tần có công suất đủ lớn theo
yêu cầu để thực hiện việc phát ra loa.
- Mạch AGC: để tạo ra mức tín hiệu ở đầu ra không bị thay đổi do hiện tượng pha
đinh và các nguyên nhân khác.

c. Sơ đồ khối máy thu phát VHF-AM:

Nhận xét: Chưa có phần nhận xét tính đảm bảo an toàn vùng FIR.

You might also like