You are on page 1of 5

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN THI HỌC PHẦN TRIẾT HỌC 4TC - SĐH

Bộ môn Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin

Phần I: Lịch sử triết học (nhóm câu hỏi 4đ)


Câu 1. Phân tích các cách tiếp cận khác nhau về triết học. Các chức năng của triết học. Việc
xác định rõ đối tượng nghiên cứu của triết học Mác – Lênin có ý nghĩa như thế nào?
Câu 2: So sánh đặc điểm của triết học phương Đông và triết học phương Tây? Cho một vài ví
dụ minh họa.
Câu 3: Phân tích và chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong triết học Ấn Độ và
Trung Hoa thời kỳ Cổ đại.
Câu 4. Mối quan hệ giã đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ - trung đại và những điều kiện ra đời
của nó.
Câu 5: Đánh giá nhận định: Triết học Ấn Độ mang tính “hướng nội” và “phát triển chậm”
Câu 6: Vấn đề thế giới quan và nhân sinh quan của triết học Phật giáo. Ảnh hưởng của
nó đến văn hóa và lối sống của người Việt Nam.
Câu 7: Vấn đề bản thể luận trong triết học Phật giáo. Ý nghĩa
Câu 8: Vấn đề bản thể luận trong Kinh dịch. Ý nghĩa.
Câu 9: Nhận xét triết học Trung Quốc cổ - trung đại là “Triết học chính trị xã hội” và
“Không triệt để”. Anh (Chị) phân tích và đánh giá nhận định trên.
Câu 10: Phân tích quan điểm của Nho giáo về thế giới quan; xã hội; con người; thuyết Nhân
– Lễ - Chính danh và giáo dục trong triết học Nho giáo? Ảnh hưởng của quan điểm đó đối
với xã hội Việt Nam.
Câu 11: Phân tích những tư tưởng cơ bản trong triết học Đạo gia. Giá trị của những tư tưởng
này ở Việt Nam hiện nay.
Câu 12: Phân tích những tư tưởng cơ bản trong triết học của trường phái Mặc gia. Giá trị của
những tư tưởng này ở Việt Nam hiện nay.
Câu 13: Phân tích nội dung chủ yếu trong triết học Pháp gia. Ý nghĩa của nó với việc xây
dựng nhà nước pháp quyền và quản lý xã hội Việt Nam hiện nay.
Câu 14. Nội dung và đặc điểm chủ yếu trong triết học phương Tây thời kỳ Cổ đại. Ý nghĩa
của nó đối với sự phát triển của lịch sử triết học.
Câu 15. Nội dung và đặc điểm chủ yếu trong triết học phương Tây thời kỳ Trung đại. Ý nghĩa
của nó đối với sự phát triển của lịch sử triết học.
Câu 16. Nội dung và đặc điểm chủ yếu trong triết học phương Tây thời kỳ Phục hưng. Ý
nghĩa của nó đối với sự phát triển của lịch sử triết học.
Câu 17. Nội dung và đặc điểm chủ yếu trong triết học phương Tây thời kỳ Cận đại. Ý nghĩa
của nó đối với sự phát triển của lịch sử triết học.
Câu 18: Nội dung chủ yếu trong triết học Descartes và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển
của triết học phương Tây và sự xuất hiện của khoa học tự nhiên
Câu 19: Nội dung và đặc điểm chủ yếu trong triết học Cổ điển Đức. Ý nghĩa của nó đối với
sự phát triển của lịch sử triết học nói chung và triết học Mác – Lênin nói riêng.
Câu 20: Nội dung chủ yếu trong triết học Kant và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của
triết học phương Tây.
Câu 21: Nội dung chủ yếu trong triết học Hêghen và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của
lịch sử triết học nói chung và triết học Mác – Lênin nói riêng.
Câu 22: Nội dung chủ yếu trong triết học Phoi-ơ-bắc và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển
của lịch sử triết học nói chung và triết học Mác – Lênin nói riêng.
Câu 23: So sánh quan điểm con người trong triết học Hêghen và Phoiơbắc từ đó chỉ ra giá trị
trong quan niệm con người của C.Mác.
Câu 24: So sánh cách tiếp cận con người trong triết học phương Đông và phương Tây về con
người và chỉ ra những giá trị và hạn chế của quan niệm đó.
Câu 25: Ý nghĩa của phép biện chứng trong nghiên cứu khoa học hiện đại.
Câu 26: Nội dung bản thể luận chủ yếu trong triết học phương Tây hiện đại. Ý nghĩa của nó
với việc định hướng tiếp nhận lối sống và văn hóa phương Tây cho thanh niên Việt Nam hiện
nay.
Câu 27: Phân tích những tư tưởng triết học cơ bản của Việt Nam trong lịch sử? Ý nghĩa của
nó đối với công cuộc dựng nước và giữ nước của ông cha ta
Phần II: Nhóm câu hỏi phần CNDVBC:
Câu 1: Vai trò của nhân tố khách quan và chủ quan. Ý nghĩa của vấn đề này đối với bản thân,
công việc, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Câu 2: Vận dụng các ngyên tắc tôn trọng hiện thực khách quan, phát huy tính năng động chủ
quan trong hoạt động kinh doanh và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Câu 3: Vai trò của ý thức và tư duy sáng tạo. Ý nghĩa thực tiễn của vấn đề này.
Câu 4: Đảng CS Việt Nam đã vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận của phép biện
chứng duy vật để giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế, chính trị và văn hóa - xã hội như
thế nào? Liên hệ với chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hiện nay.
Câu 5: Quan điểm của phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến và vận dụng để phân
tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế.
Câu 6: Vận dụng phép biện chứng duy vật về sự phát triển để đánh giá sự phát triển của nền
kinh tế - xã hội Việt Nam trước và sau đổi mới
Câu 7: Vận dụng phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến để phân tích mối liên hệ
giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay.
Câu 8: Phép biện chứng duy vật có vị trí như thế nào trong triết học Mác- Lênin và trong
nghiên cứu khoa học cũng như trong nhận thức giải quyết các vấn đề thực tiễn kinh tế- xã
hội?
Câu 9: Phân tích nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định. Biểu hiện của qui luật
phủ định của phủ định trong việc xây dựng hình thái kinh tế XHCN ở Việt Nam. Liên hệ với
những vấn đề thực tiễn đổi mới ở Việt Nam.
Câu 10: Sự tác động của qui luật luợng - chất với quá trình CNH- HĐH trong thời kì đổi mới
ở nuớc ta hiện nay?
Câu 11: Vận dụng quan điểm của phép biện chứng về phủ định để phân tích việc kế thừa và
phát triển sáng tạo các giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Câu 12: Biện chứng giữa cái chung và cái riêng và vận dụng vào việc xây dựng nền kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Câu 13: Trên cơ sở qui luật mâu thuẫn, Anh (Chị) hãy chỉ ra và phân tích những mâu thuẫn
cơ bản trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Nêu một số giải pháp để
khắc phục những mâu thuẫn trên.
Câu 14: Vận dụng qui luật mâu thuẫn để phân tích mâu thuẫn biện chứng giữa phát triển kinh
tế với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam hiện nay.
Câu 15: Vận dụng nguyên tắc toàn diện, phát triển và lịch sử cụ thể vào hoạt động kinh
doanh, quản lý nhà nước, chủ trương Đảng viên được làm kinh tế tư nhân, cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước, độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế.
Câu 16: Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào hoạt động kinh doanh
ở Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn của vấn đề với hoạt động kinh doanh, chủ trương cổ phần hóa
doanh nghiệp nhà nước; vấn đề đổi mới tư duy.
Câu 17: Phân tích khái niệm và để làm rõ đặc thù của nhận thức xã hội. Ý nghĩa phương pháp
luận rút ra khi nghiên cứu khoa học kinh tế.
Câu 18: Phân tích các nguyên tắc cơ bản của nhận thức khoa học xã hội và nhân văn. Anh
(chị) hãy chỉ ra nguyên nhân khiến cho khoa học xã hội ở nước ta bị tụt hậu.
Câu 19: Theo anh (chị), thế nào là cách hiểu duy vật trong nhận thức xã hội? Khi nghiên cứu
các hiện tượng xã hội phải dựa trên nguyên tắc nền tảng nào?
Câu 20: Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn. Vai trò của tư duy lý luận, của thực tiễn. Ý
nghĩa của vấn đề này ở Việt Nam.
Câu 21: Phân tích các nguyên tắc cơ bản đối với nhận thức khoa học xã hội và nhân văn. Ý
nghĩa của nó trong việc đảm bảo phát triển kinh tế thị trường với việc đảm bảo an sinh xã hội.
Phần III: Chủ nghĩa DVLS (3đ)
Câu 1: Khái niệm, kết cấu của LLSX. Vai trò của người lao động; tư liệu sản xuất, công cụ
lao động, khoa học công nghệ đối với sự phát triển của LLSX. Tính tất yếu phải phát triển
LLSX. Ý nghĩa của vấn đề này ở Việt Nam.
Câu 2: Khái niệm và kết cấu của QHSX. Vai trò của sở hữu TLSX. Ý nghĩa của vấn đề này ở
Việt Nam.
Câu 3: Vận dụng lý luận về CSHT và KTTT để phân tích quan hệ giữa kinh tế và chính trị
trong công cuộc đổi mới ở nước ta.
Câu 4: Anh (chị) hãy chỉ ra điểm xuất phát và các quan điểm cơ bản của C.Mác khi nghiên
cứu lịch sử và đời sống xã hội.
Câu 5: Khái niệm và kết cấu của hình thái kinh tế - xã hội. Vai trò của LLSX, QHSX, KTTT
trong kết cấu đó. Ý nghĩa của vấn đề phát triển LLSX, đổi mới QHSX và KTTT ở Việt Nam.
Câu 6: Anh (chị) hãy phân tích quan điểm của V.I.Lê Nin về thời kỳ quá độ, từ đó chứng
minh tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.Thực chất của sự “phát
triển rút ngắn” con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Câu 7: Từ qui luật: Quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội,
hãy chứng minh tính tất yếu của việc lựa chọn phát triển rút ngắn và kiên định lựa chọn con
đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Câu 8: Vai trò của Nhà nước trong hệ thống chính trị Xã hội chủ nghĩa. Ý nghĩa của việc đổi
mới hệ thống chính trị và sự cần thiết xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam.
Câu 9: Phân tích các quan niệm của triết học Mác -Lênin về nhà nước để chỉ ra sự khác biệt
của nhà nước chuyên chính vô sản với các kiểu nhà nước trong lịch sử.
Câu 10: Phân tích những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền. Ý nghĩa của việc xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Câu 11: Phân tích những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền. So sánh sự khác nhau
giữa nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Câu 12: Nêu những đặc điểm cơ bản và làm rõ cơ cấu tổ chức, cơ chế và nguyên tắc vận hành
của hệ thống chính trị ở Việt Nam.
Câu 13: Vận dụng lý luận về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội để khẳng định:
cải tạo tồn tại xã hội ở Việt Nam hiện là điều kiện quyết định thành công sự nghiệp xây dựng
CNXH.
Câu 14: Vận dụng mối quan hệ tồn tại xã hội ý thức xã hội để tìm hiểu một số đặc điểm chủ
yếu của triết học phương Đông và phương Tây. Vai trò quyết định của TTXH. Tác động của
YTXH.
Câu 15: Phân tích tính độc lập tương đối của YTXH. Anh (chị) hãy lý giải sự biến đổi của lối
sống tiểu nông trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vai trò của văn hóa vô sản.
Câu 16: Vận dụng quan điểm DVBC về mối quan hệ giữa TTXH và YTXH vào quá trình cải
tạo và xây dựng xã hội trong thời kỳ quá độ ở nước ta.
Câu 17: Quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực
con người Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay. Giá trị của lý luận đó
đối với việc xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện nay.
Câu 18: Trên cơ sở quan niệm của triết học Mác Lênin về tha hóa và giải phóng con người,
Anh (Chị) hãy luận giải để khẳng định tính đúng đắn của chủ trương chống sự tha hoá quyền
lực ở một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý nước ta hiện nay.
Câu 19: Từ vai trò con người trong triết học Mác – Lênin, Anh (Chị) hãy phân tích cơ sở lý
luận và thực tiễn của quan điểm: “Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát
triển” trong Nghị quyết của Đảng ta.
Câu 20: Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về quan hệ giữa giai cấp, dân tộc và nhân
loại. Ý nghĩa của vấn đề này với việc giải quyết tình hình chính trị thế giới.
Câu 21: Vai trò của nhà nước vô sản; nhà nước pháp quyền XHCN. Liên hệ Việt Nam.

You might also like