You are on page 1of 8

CHỦ ĐỀ NHÓM 3

Sự phát triển của thị trường chứng khoán và tác động của
nó tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam
 Khái niệm
Thị trường chứng khoán là một tập hợp bao gồm những
người mua và người bán cổ phiếu (hay chứng khoán), thứ đại
diện cho quyền sở hữu của họ đối với một doanh nghiệp;
chúng có thể bao gồm các cổ phiếu được niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán đại chúng, hoặc những cổ phiếu được
giao dịch một cách không công khai, ví dụ như cổ phần của
một công ty tư nhân được bán cho các nhà đầu tư thông qua
các nền tảng gọi vốn cộng đồng. Những khoản đầu tư trên thị
trường chứng khoán hầu hết được thực hiện thông qua môi
giới chứng khoán và nền tảng giao dịch điện tử.
1. Sự phát triển của thị trường chứng khoán
1.1 Đặc điểm
- Thị trường chứng khoán có đặc trưng nổi bật là nguồn tài
chính trực tiếp, chủ sở hữu ( bao gồm người cung cấp vốn và
người cần vốn) đều trực tiếp tham gia thị trường, không có
bên trung gian về tài chính
- Đặc tính hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu của thị trường
chứng khoán là khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán
trong thị trường chứng khoán phải minh bạch, rõ dàng, việc
kinh doanh tự do sẽ dựa trên nguồn cung và cầu
- Giao dịch tài chính của thị trường chứng khoán công khai,
minh bạch để tất cả mọi người tham gia nắm bắt được thông
tin giá cả đang giao dịch trên thị trường
- Hầu hết tất cả mọi người đều có thể tham gia vào thị
trường chứng khoán, truy cập vào thông tin để giao dịch tự do
và hiệu quả
- Các nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán có
thể chuyển đổi cổ phần của mình thành chứng khoán hoặc
tiền mặt
- Dựa trên quan hệ giữa người bán và người mua ( cung và
cầu) nên thị trường chứng khoán không áp đặt giá cả
- Hoạt động thị trường chứng khoán diễn ra liên tục, thị
trường sơ cấp phát hành chứng khoán và có thể được mua,
bán trên thị trường thứ cấp.
1.2 Lịch sử hình thành
( Trải qua 4 giai đoạn chính )
* Giai đoạn từ 1996 đến 2000
Mở đầu là sự kiện thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước Việt Nam, theo Nghị định số 75/CP của Chính
phủ, vào ngày 28/11/1996. Hai năm sau, vào ngày 11/7/1998,
dựa vào Nghị định số 48/CP của Chính phủ, thị trường chứng
khoán Việt Nam chính thức được khai sinh.
Lúc này, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí
Minh (tiền thân là Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh
– HOSE) được thành lập.
Đến ngày 28/7/2000 diễn ra phiên giao dịch đầu tiên của thị
trường chứng khoán Việt Nam. Hai mã cổ phiếu được giao
dịch là REE (thuộc Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh) và SAM
(thuộc Công ty Cổ phần SAM Holdings). Ở thời điểm đó, mỗi
tuần sẽ có 2 phiên giao dịch.
* Giai đoạn từ 2001 đến 2010
Năm 2005, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam
(VSD) được thành lập. Cùng với đó là sự ra đời của Trung
tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (tiền thân của Sở Giao
dịch Chứng khoán Hà Nội – HSX) vào ngày 8/3/2005.
Cho đến năm 2007, thời gian giao dịch chứng khoán được
điều chỉnh. Cụ thể, thời gian này mở rộng hơn, kéo dài từ
8h30 đến 11h, thay vì từ 9h đến 11h như trước. 
Tiếp đến, ngày 24/6/2009, sàn Upcom đi vào vận hành. Đây
trở thành nơi giao dịch cổ phiếu lớn, tuy nhiên vẫn chưa đạt
đủ tiêu chuẩn đi niêm yết trên 2 sàn giao dịch TP.HCM
(HOSE) và Hà Nội (HNX).
* Giai đoạn từ 2011 đến 2014
Ngày 6/2/2012, chỉ số VN30 lần đầu tiên ra mắt. VN30 là
nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn được giao dịch trên sàn
giao dịch HOSE. Kế tiếp, vào khoảng tháng 9/2012, một số sự
thay đổi trong cách thức giao dịch cũng tạo sự thu hút với nhà
đầu tư. 
Dẫn chứng như thời gian thanh toán rút ngắn từ T+4 xuống
còn T+3. Trong đó, T+ chính là chu kỳ thanh toán
trong chứng khoán. Còn T+3 được hiểu là sau 3 ngày nhà
đầu tư mới hoàn toàn sở hữu được chứng khoán đã mua.
Đồng thời, sau 3 ngày nhà đầu tư có thể nhận lại tiền bán
chứng khoán.
Dấu mốc trong lịch sử hình thành thị trường này đó là vào
ngày 22/7/2013 khi thời gian giao dịch chứng khoán trên
sàn HOSE được mở rộng. Cụ thể là kéo dài tới 15h00 hàng
ngày.
Chỉ sau đó khoảng 7 ngày, ngày 29/7/2013, thời gian giao
dịch trên HSX cũng được kéo dài tương tự. Thị trường chứng
khoán được bổ sung các loại lệnh giao dịch mới như: lệnh thị
trường, ATC…
* Giai đoạn từ 2015 đến nay
Ngày 1/7/2015, sàn Upcom chính thức đưa ra quyết định
điều chỉnh biên độ giao dịch từ +/- 10% thành +/- 15%. Sau
đó, từ 1/1/2016, chu kỳ thanh toán T+3 được rút ngắn xuống
còn T+2. Tháng 8/2017, hình thức chứng khoán mới là chứng
khoán phái sinh ra đời.
1.3 Quy mô các thị trường
Tổng vốn hóa thị trường của thị trường chứng khoán toàn
cầu đã tăng từ 2,5 nghìn tỷ USD vào năm 1980 lên 68,65
nghìn tỷ USD vào cuối năm 2018.[1] Tính đến ngày 31 tháng
12 năm 2019, tổng vốn hóa thị trường của toàn bộ số cổ phiếu
toàn cầu đã đạt mức xấp xỉ 70,75 nghìn tỷ đô la Mỹ.
Có 60 sàn giao dịch chứng khoán trên toàn thế giới. Trong
số đó, có 16 sàn giao dịch có vốn hóa thị trường đạt mức 1
nghìn tỷ USD trở lên, chiếm tỷ lệ 87% vốn hóa thị trường
toàn thế giới. Ngoài Sàn giao dịch chứng khoán Úc, 16 sàn
giao dịch này đều nằm tại Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á.
1.4 Tiềm năng
Nhìn về tương lai, tiềm năng tăng trưởng của thị trường
chứng khoán Việt Nam vẫn còn rất lớn do mấy yếu tố sau
đây:
Thứ nhất, tỷ lệ số tài khoản đầu tư chứng khoán tính trên
đầu người ở Việt Nam hiện nay mới là khoảng 3,2%. Nếu so
sánh với các thị trường phát triển đi trước như: Thái Lan là
6% - 7% dân số, Đài Loan là trên 40%, Mỹ là trên 50%… thì
tiềm năng thị trường vẫn còn rất rộng mở.
Thứ hai, xu hướng lãi suất tiết kiệm duy trì ở mức thấp sẽ
khiến cho dòng vốn chuyển dịch qua kênh chứng khoán nhiều
hơn.
Thứ ba, trong giai đoạn dân số vàng, tầng lớp trung lưu
tăng nhanh, kinh tế Việt Nam được dự báo duy trì tốc độ tăng
trưởng cao ít nhất trong 10 năm tới. Đó là cơ sở để lợi nhuận
của các doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, và khi
lợi nhuận của các doanh nghiệp liên tục tăng trưởng thì thị
trường chứng khoán cũng sẽ phát triển tương ứng.

2. Sự tác động của thị trường chứng khoán đến tăng


trưởng kinh tế Việt Nam
2.1 Lợi ích
* Đối với nhà đầu tư
- Nhà đầu tư có thể chuyển đổi từ cổ phần công ty sang tiền
mặt hoặc ngược lại, thị trường càng năng động và hiệu quả thì
tính thanh khoản của thị trường càng được nâng cao
- Thị trường chứng khoán cung cấp cho công chúng các sản
phẩm đầu tư phong phú, giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư và
giảm thiểu rủi ro cho phép nhà đầu tư lựa chọn được loại hàng
hóa phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình.
Ví dụ, nếu nhà đầu tư ưa thích rủi ro, kỳ vọng lãi suất sinh
lời cao thì có thể chọn mua cổ phiếu và ngược lại, với những
nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn, chấp nhận mức lãi suất thấp
sẽ thiên về lựa chọn trái phiếu Chính phủ, …)
Tham gia vào thị trường chứng khoán rất dễ dàng, thủ tục
đơn giản nên nhà đầu tư có tổ chức với nguồn vốn lớn. Đây
được coi là kênh đầu tư tối ưu giúp tạo ra được lợi nhuận cao
so với các kênh đầu tư án toàn khác.
* Đối với doanh nghiệp
- Đầu tiên, thị trường chứng khoán giúp các doanh nghiệp đa
dạng hoá các hình thức huy động vốn bằng việc phát hành cổ
phiếu hoặc trái phiếu, giúp doanh nghiệp tránh được các
khoản vay ngân hàng với lãi suất cao.
- Doanh nghiệp có chứng khoán được niêm yết trên thị
trường chứng khoán có uy tín đối với công chúng, và chứng
khoán cũng có tính thanh khoản hơn. Nhờ đó, doanh nghiệp
có thể huy động nguồn vốn rẻ hơn, sử dụng vốn tiết kiệm, linh
hoạt và có hiệu quả hơn.
- Giúp đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Các nhà quản
lý thị trường có thể đánh giá sự tăng trưởng ổn định hay suy
thoái bất ổn định của các công ty.
- Thị trường chứng khoán không những thu hút các nguồn
vốn trong nội địa mà còn giúp chính phủ và doanh nghiệp có
thể phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu công ty ra thị trường
vốn quốc tế để thu hút thêm ngoại tệ.
2.2 Rủi ro
Theo đánh giá gần đây nhất của Chứng khoán Bản Việt, các
gián đoạn kinh tế lớn hơn từ dịch Covid-19 dẫn đến tăng
trưởng GDP thấp hơn dự kiến và làm chậm đà phục hồi trong
các lĩnh vực bị ảnh hưởng trực tiếp như bán lẻ, khách sạn và
vận tải, lợi nhuận hộ gia đình và chất lượng tài sản của ngân
hàng. 
- Nguy cơ dòng tiền chạy khỏi chứng khoán quay về hoạt
động sản xuất kinh doanh
Trong trường hợp dịch bệnh được kiểm soát cũng mang
theo một dạng rủi ro cho thị trường chứng khoán. Dòng tiền
F0 là một trong những động lực chính đưa Vn-Index cán từng
mốc lịch sử 6 tháng đầu năm khi sản xuất kinh doanh đình trị,
dòng vốn cần tìm kiếm cơ hội đầu tư mới như chứng khoán.
Tuy nhiên, một khi nền kinh tế mở cửa hoàn toàn trở lại vào
cuối năm nay sẽ chuyểnhướng sự chú ý của các nhà đầu tư cá
nhân và dòng tiền quay lại mảng khác của nền kinh tế, chứng
khoán sẽ khó bứt phá 6 tháng cuối năm. 
- Lạm phát gia tăng
Rủi ro tiếp theo là lạm phát gia tăng. Mặc dù tỷ lệ lạm phát
ở Việt Nam vẫn được kiểm soát kỳ vọng ở mức dưới 4% vào
cuối năm nhưng những lo ngại lạm phát trên toàn cầu đang
gia tăng với tâm điểm là Fed.

- Tăng trưởng lợi nhuận co lại


Rủi ro thứ tư là biên lợi nhuận các doanh nghiệp, các nhóm
ngành bắt đầu co lại,  bởi chi phí đầu vào tăng trong khi giá cả
đầu ra chưa tăng tương ứng, điều này cuối cùng sẽ ảnh hưởng
đến giá chứng khoán. Hầu hết các công ty chứng khoán cùng
chung một nhận định rằng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận doanh
nghiệp sẽ chậm lại trong nửa cuối năm 2021. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Theo báo Investing.vn


2. Bài báo về chứng khoán Khánh Linh- Song Linh
3. FIINGROUPENLIGHTEN THE MARKET
4. Giáo trình TTCKTS. Bạch Đức Hiền chủ biên
5. https://tapchitaichinh.vn

6. Mạng lưới tài chính cá nhân Việt Nam- Khoa Tài chính
Ngân hàng- ĐH Kinh tế – ĐHQGHN
7. Tạp chí Chứng khoán số 273- TS Thanh Huệ
8. Theo báo GLOBAL VIETNAM LAWYERS
9. Theo báo Investing.vn
10. WIKIPEDIA - Bách khoa toàn thư mở

You might also like