You are on page 1of 16

NHIỄM KHUẨN HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG

 TỔNG QUÁT:

- Nhiễm khuẩn lan theo đường máu hoặc lan trực tiếp do tiếp cận từ xương, mô mềm,
áp-xe, xoang.
- Tác nhân gây bệnh: virus, nấm, vi khuẩn.
- Vị trí nhiễm khuẩn: ( ở khoa ngoại tk thường gặp : VMN mủ , áp-xe , tụ mủ dưới màng
cứng ).
1. Vòm sọ;
2. Ngoài màng cứng;
3. Dưới màng cứng;
4. Màng não;
5. Não: - Áp xe não; - Viêm não.

I. VIÊM MÀNG NÃO ( Meningitis) ( VMN):


 VMN do vi khuẩn là nhiễm khuẩn màng não rất nặng.
 VMN do siêu vi khuẩn rất thường gặp nhưng thường tự giới hạn.
 Vi khuẩn gây bệnh có liên hệ đến tuổi và bệnh đang mắc phải.

Bảng I.1 cho thấy những nguyên nhân thường gặp nhất của VMN do vi khuẩn liên
hệ đến tuổi.
Bảng I.1: Các vi khuẩn thường gây VMN nguyên phát liên hệ đến tuổi

Tuổi Vi khuẩn
Trẻ sơ sinh ( 0- 4 tuần lễ) Group B streptococcus, Escherichia coli

Trẻ 4 -12 tuần lễ Group B streptococcus, Streptococcus pneumoniae,


Salmonella, *Haemophilus influenzae, Listeria monocytogenes

Haemophilus influenzae* , Streptococcus pneumoniae,


Trẻ 3 tháng – 5 tuổi Neisseria meningitides

Streptococcus pneumoniae, Neisseria meningitides


> 5 tuổi và người lớn
*
Ở những nước có miễn nhiễm thông thường với Haemophilus
influenzae thì vi khuẩn này hiếm khi là nguyên nhân gây viêm
màng não.

1
Vi khuẩn đến màng não và dịch não tủy (DNT) theo 3 đường chính:
1) Lan theo đường máu từ ổ nhiễm khuẩn ngoài sọ.
2) Lan từ ổ nhiễm khuẩn bên cạnh hệ thần kinh trung ương theo các tĩnh mạch, ví dụ
viêm xoang, viêm tai hoặc viêm xương chũm.
3) Lan trực tiếp vào khoang dưới nhện, ví dụ từ viêm xương-tủy xương (Osteomyelitis)
của xương sọ, nhiễm khuẩn từ các xoang cạnh mũi.

Triệu chứng lâm sàng:

Bệnh cấp tính, diễn tiến nhanh, nhiều trường hợp lúc đầu có các triệu chứng nhiễm
khuẩn đường hô hấp trên. Các triệu chứng chính:
- Sốt cao
- Phản ứng màng não (meningismus) gồm nhức đầu, cứng gáy, sợ ánh sáng, ói.
- Lúc đầu người bệnh tỉnh, khi bệnh nặng dần thì tri giác lơ mơ, lú lẩn. Nếu không
điều trị đúng cách ngay thì tình trạng tri giác xấu đi do nhiễm khuẩn ở não, nhiễm
khuẩn tắc các động mạch và tĩnh mạch não, hoặc do tràn dịch não thất
(Hydrocephalus).
- Có thể có dấu hiệu thần kinh khu trú do nhồi máu vỏ não thứ phát sau tắc mạch máu
não.
- Tìm các dấu vết ở da như ngoại ban với những đốm xuất huyết ở nhiễm khuẩn do
“ Neisseria meningitides”.
- Tìm nguồn nhiễm khuẩn: viêm xoang, viêm nội tâm mạc do vi khuẩn, viêm tai giữa,
viêm xương chũm, viêm họng, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
Ở trẻ em, trẻ sơ sinh, người cao tuổi và những người bị suy giảm miễn dịch, dấu
hiệu biểu hiện viêm màng não do vi khuẩn có thể thay đổi: Trẻ không thấy sốt, cứng
gáy nhưng rất vật vã, kích động. Người cao tuổi, AIDS thì lơ mơ, lú lẩn.

Chẩn đoán:
 Chẩn đoán nhờ vào xét nghiệm dịch não tủy (DNT). Nếu người bệnh lơ mơ, có dấu
hiệu tăng áp lực trong sọ hoặc dấu hiệu thần kinh khu trú thì cần làm CT não khẩn
trước để loại trừ khối choán chỗ trong sọ.
 DNT:
- DNT đục.
- Bạch cầu trong DNT tăng, thường > 500/ mm3, phần lớn là tế bào đa nhân trung
tính.
- Protein > 0,8 g/ l;
- Glucose < 2 mmol/ l; tỉ số glucose ở DNT: serum < 0,4 trong VMN do vi
khuẩn.
- Nhuộm Gram dương tính ở > 70% số người bệnh bị các vi khuẩn gây bệnh
thường gặp , và độ 50% số người bệnh bị trực trùng Gram (-).
- Các test khác có thể thực hiện ở DNT:
o Nhuộm mực tàu tìm nấm Cryptococcus neoformans.
o Tìm vi khuẩn lao ( nhuộm Ziehl-Neelsen tìm Mycobacterium tuberculosis) và
tìm amibe.
Chẩn đoán khó khăn ở VMN đã điều trị vì cấy DNT thường âm tính.
Các xét nghiệm khác:
- Cấy máu,
- X-quang ngực, CT-scan hoặc X-quang sọ ( để chẩn đoán viêm xoang).

Chẩn đoán phân biệt:


1)Các loại VMN khác: do siêu vi; do nấm (Cryptococcus neoformans), do
amibe; VMN lao; VMN do ung thư.
2)Tụ dưới màng cứng.
3)Xuất huyết dưới nhện.
4)Viêm não do siêu vi (đặc biệt là viêm não do herpes simplex).

Điều trị: không nói


Điều trị bằng kháng sinh (KS) liều cao bằng đường tĩnh mạch ngay, chọn lựa
kháng sinh tùy thuộc vào:
 Loại vi khuẩn, chú ý đến tuổi của người bệnh và nguồn nhiễm khuẩn.
 Chọn KS vào DNT tốt.
 Nếu không rõ nơi nhiễm khuẩn có thể bắt đầu điều trị như sau:
- Trẻ em < 3 tháng tuổi: cefotaxime hay ceftriaxone + benzyl penicillin
hoặc amoxy-/ ampicillin.
- Trẻ 3 tháng đến 15 tuổi: cefotaxime hoặc ceftriaxone.
- 15 tuổi đến người lớn: benzyl penicillin + cefotaxime/ ceftriaxone.
- Thêm vancomycin nếu thấy Gram(+) streptococci và nếu nghi ngờ
có Streptococcus pneumoniae kháng thuốc.
Bảng I.2: Kháng sinh vào DNT
Vào màng não bình Chỉ vào màng não viêm tốt Vào màng não
thường hoặc màng trung bình hoặc
não kém
viêm tốt
Chloramphenicol * Penicillins Cephalosporins thế
Metronidazole Penicillin hệ 1
Cephalosporins thế hệ Amoxycillin Aminoglycosides
3: Flucloxacillin Gentamycin
Ceftriazone Rifampicin Tobramycin
/ Cefotaxime Trimethoprim/
sulphamethoxazol
e Vancomycin
Carbapenems
Meropenem

*
Ít khi dùng

Điều trị KS đặc hiệu sau khi định được vi khuẩn:


 Pneumococcus hay meningococcus – benzyl penicillin trẻ em: 60 mg/kg cho đến
1.8 -2.4 g IV cách 4 giờ). Nếu người bệnh không chịu penicillin thì dùng cefotaxime
( trẻ em 15 mg/kg cách 6 giờ hoặc ceftriaxone 100 mg/kg/ ngày). Độ phân nửa số người
bệnh bị VMN do meningococcus có nổi bị đốm xuất huyết hay ban xuất huyết. Biểu hiện
lâm sàng của đông máu nội mạch lan tỏa thường kèm theo vi khuẩn meningococcus
trong
máu và có thể đưa đến nhồi máu xuất huyết của tuyến thượng thận , hoại tử phần vỏ thận,
huyết khối mạch máu phổi, shock và tử vong. Điều trị kháng sinh phải kèm theo hồi sức
nội khoa tích cực.
 H.influenzae - amoxy-/ampicillin nếu vi khuẩn còn nhạy cảm với thuốc này. Nếu
người bệnh bị dị ứng hay đề kháng thuốc này thì dùng cefotaxime hoặc ceftriaxone.
 Listeria – benzyl penicillin hoặc amoxy-/ampicillin + trimethoprim
và sulphamethoxazole.
 VMN do nhiễm trùng bệnh viện: vancomycin + cefotaxime,ceftriaxone
hoặc meropenem.
Biến chứng của VMN:
Biến chứng xảy ra nếu không điều trị VMN ngay. Các biến chứng chính:
 Phù não
 Động kinh
 Tràn dịch não thất loại thông (Communicating hydrocephalus), có thể xảy ra sớm
hay muộn.
 Tràn dịch dưới màng cứng, đặc biệt ở trẻ em.
 Tụ mủ dưới màng cứng.
 Áp xe não.
VMN sau các phẫu thuật Ngoại Thần kinh:
 Sau các phẫu thuật đặt chuyển lưu dịch não tủy(CSF shunt):
Phần lớn nhiễm khuẩn shunt gây bởi Staphylococcus epidermidis và diphtheroids, thường
có trong da bình thường.
Có thể gặp các loại vi khuẩn gây bệnh khác: Staph.aureus, pneumococcus và Haemophilus.

Bệnh cảnh lâm sàng bán cấp hay mạn tính: sốt nhẹ trước khi có biểu hiện các dấu hiệu
VMN. Thường có kèm theo viêm não thất.

Chẩn đoán: Xét nghiệm DNT lấy từ bầu chứa của shunt hoặc qua chọc dò cột sống thắt lưng.

Điều trị: dùng kháng sinh( ít nhất 3 tuần) và rút shunt

 Phần lớn các vi khuẩn sau các phẫu thuật thần kinh là Staph. Aureus,
Staph. Epidermidis và trực khuẩn Gram (-) ái khí.
 Bệnh cảnh VMN bị che lấp bởi bệnh về Ngoại Thần kinh và bởi phẫu thuật.
 Phải nghi ngờ VMN nếu sau mổ người bệnh bị sốt không giải thích được, rối loạn về tri
giác và cổ cứng.
 Khó định được vi khuẩn gây bệnh vì đã dùng kháng sinh phòng ngừa sau mổ.

II. ÁP XE NGOÀI MÀNG CỨNG (Tụ mủ ngoài màng cứng):( Epidural abscess )
Áp xe ngoài màng cứng sọ xảy ra sau:
 Chấn thương
 Phẫu thuật: mở sọ hoặc đặt móc vào sọ để kéo cột sống cổ
 Viêm xoang cạnh mũi hay viêm xương chũm

 Bệnh cảnh thường kèm theo viêm xương -tủy xương ở vòm sọ (Osteomyelitis): đau cấp
tính tại chỗ + sưng phù da đầu.
 Thường cũng có dấu hiệu nhiễm khuẩn toàn thân.
 Khi khối tụ mủ lớn thì người bệnh bắt đầu có triệu chứng tăng áp lực trong sọ và có dấu
hiệu thần kinh khi khối choán chỗ đủ lớn.
 Vi khuẩn gây bệnh thường gặp: Streptococcus hiếu khí và kỵ khí, Staphylococcus
aureus.
 Chẩn đoán nhờ CT hay MRI sọ não.
H.3 H.4
H.3: Viêm xoang trán lan ra tụ mủ ngoài màng cứng. Thùy trán bên dưới cũng bị
viêm. H.4: MRI có tiêm thuốc thuận từ cho thấy viêm xoang trán với biến chứng áp xe
ngoài màng cứng nhỏ
( mũi tên đen) và mô mềm trán sưng nề cùng với “ phlegmon “ dưới galea ( mũi tên trắng).

III. ÁP XE DƯỚI MÀNG CỨNG (Tụ mủ dưới màng cứng: Subdural abscess)
 Ít gặp nhưng rất nặng, nếu người bệnh sống sót cũng có những di chứng thần kinh
nặng.
 Sau nhiễm khuẩn xoang cạnh mũi, đặc biệt là viêm xoang trán, kế đến là nhiễm khuẩn
tế bào xương chũm. Nhiễm khuẩn dưới màng cứng là do lan rộng của viêm xoang qua
các tĩnh mạch nối và viêm tắc tĩnh mạch.
 Tụ mủ dưới màng cứng cũng có thể do vết thương sọ não hoặc sau phẫu thuật sọ não.
 Ở trẻ em, có thể xảy ra sau khi bị viêm màng não.

Vi khuẩn:
- Thường gặp nhất là Strep. milleri.
- Các loại vi khuẩn khác: các Streptococci hiếu khí và kỵ khí, Staph.aureus.
Triệu chứng lâm sàng:
- Bệnh nặng, yếu, sốt, có dấu hiệu kích thích màng não.
- Diễn tiến nhanh đến các dấu hiệu thần kinh: suy giảm tri giác, yếu nửa người, nói khó.
Hầu hết đều có các cơn động kinh.
- Thí dụ: Bệnh sử viêm xoang trán cấp tính, nhức đầu dữ dội, sốt cao, suy sụp về dấu hiệu
thần kinh rất nhanh và động kinh.
Chẩn đoán phân biệt:
- Viêm não do siêu vi (virus)
- Viêm màng não do vi khuẩn
- Áp xe não
- Viêm tắc nhiễm khuẩn xoang tĩnh mạch hang
H.5: MRI ( có tiêm thuốc thuận từ) cho thấy tụ mủ dưới màng cứng trán phải có tạo vách
và bắt thuốc

Xét nghiệm cận lâm sàng:


 X-quang sọ hay CT-scan sọ não cho thấy rõ viêm xoang. Các thông tin từ CT hay
MRI có thể mơ hồ vì áp xe thường đồng hoặc giảm đậm độ so với nhu mô não. Dịch ở
rãnh liên bán cầu cũng dễ bị bỏ sót. Nếu tiêm chất cản quang có thể thấy màng não bên
dưới bị sưng và não phù.
 Không nên chọc dò cột sống thắt lưng nếu lâm sàng nghi tụ mủ dưới màng cứng.
Điều trị:
Phẫu thuật cấp cứu :
 Dẫn lưu mủ. Tùy theo tình trạng BN, khoan sọ 1 hay nhiều lỗ hoặc gặm sọ để tháo mủ,
đặt ống dẫn lưu dưới màng cứng ► gởi cấy mủ để định vi khuẩn gây bệnh. Kháng sinh
liều cao.
 Dùng thuốc chống động kinh.

Áp xe dưới màng cứng có chỉ định mổ cấp cứu:


 Điều trị nguồn nhiễm khuẩn: thí dụ mổ viêm xoang
 Dẫn lưu áp xe
 Định vi khuẩn gây bệnh
 Điều trị với kháng sinh liều cao thích hợp.
Kỹ thuật mổ:
Dẫn lưu áp xe bằng khoan sọ nhiều lỗ, mở sọ hay mở nắp sọ.
- Lợi ích của khoan sọ nhiều lỗ: mủ lan tỏa, có khi ở cả 2 bên và người bệnh nặng. Tuy
vậy rất khó dẫn lưu mủ qua lỗ khoan sọ vì não phù, có thể làm bít lỗ khoan. Qua lỗ khoan
sọ, rất khó dẫn lưu mủ nằm giữa liềm não và mặt trong bán cầu não.
- Khoang dưới màng cứng phải được bơm rửa bằng dung dịch kháng sinh trong khi mổ,
đặt 1 catheter dưới màng cứng để dẫn lưu mủ và bơm kháng sinh sau mổ.
- Dùng kháng sinh liều cao ngay khi lấy mủ thử. Khi có kết quả mủ ta sẽ điều chỉnh
kháng sinh.
- Điều trị chống động kinh quan trọng vì nguy cơ bị động kinh rất cao.
IV. LAO ( Tuberculosis)
1. LAO MÀNG NÃO= Viêm màng não lao (Tuberculous meningitis):
 Thường là 1 bệnh bán cấp tính. Người bệnh nhức đầu, lú lẫn, có các triệu chứng VMN.
 Thường xảy ra ở trẻ em và có xuất hiện thứ phát các dấu hiệu:
- Viêm màng nhện nền sọ gây tràn dịch não thất ( Hydrocephalus ),
- Suy giảm về thị lực do viêm màng nhện quanh đường thị giác;
- Liệt nhiều dây thần kinh sọ do viêm màng nhện nền sọ;
- Viêm động mạch gây nhũn não.

 Xét nghiệm dịch não tủy (DNT):


Tăng tế bào lymphô (100-500 tế bào/mm3)
Protein tăng (>0,8 g/L)
Glucose giảm (< 2 mmol/L)
Chloride giảm (< 110 mmol/L).
Nhuộm Ziehl-Neelsen thấy trực khuẩn kháng acid trong 20% số ca.

Chẩn đoán (+) khi cấy (+) trên môi trường để tìm Mycobacterium tuberculosis,
thường cần đến 6 tuần lễ.

 Nếu nghi VMN lao cần điều trị với thuốc kháng lao ngay.
 Nếu bị biến chứng tràn dịch não thất ( Hydrocephalus)  cần mổ đặt chuyển lưu não
thất - ổ bụng (Ventriculo-peritoneal shunt) để điều trị tăng áp lực trong sọ (ALTS).
 Steroid đã được dùng để bớt nguy cơ bị viêm dính màng nhện và viêm động mạch
nhưng ít có kết quả. Tuy vậy, có thể dùng thuốc nầy điều trị ngắn hạn ở người bệnh bị
tăng ALTS.

2. U LAO TRONG SỌ (Intracranial tuberculoma): ( CỦ LAO )


 Lan theo đường máu từ tổn thương lao ở các nơi khác của cơ thể, đặc biệt ở phổi. Vị trí
thường gặp: hố sau, ở trẻ em và người trẻ. Tuy nhiên cũng có thể gặp ở bán cầu đại não.

 Triệu chứng lâm sàng giống như u não: Tăng ALTS, dấu hiệu thần kinh khu trú và
động kinh. Các triệu chứng toàn thân của lao như sốt, đổ mồ hôi nhiều, mệt mõi chỉ gặp
ở < 50% số trường hợp.

 CT não: u lao thường có hình ảnh 1 vùng giảm đậm độ có vỏ bắt cản quang, có phù não
xung quanh và có nhiều thương tổn, đôi khi có hóa vôi.
 Cần tìm các tổn thương lao ở các nơi khác trong cơ thể.
 Điều trị: mổ cắt bỏ u lao nếu ở vị trí mổ được + hóa trị liệu lao.
Hình 6,7 : Lao màng não ở sàn sọ và u lao

V. NẤM NÃO (Cerebral Cryptococcosis )


Thường gặp nhất là nấm Cryptococcus neoformans. Nấm này thường thấy ở loài gia cầm,
đặc biệt là chim bồ câu ( vỗ cánh nấm trong KK ). Người bị lây bệnh do hít phải
Cryptococcus trong không khí.

 Phân nửa số người bệnh bị nhiễm nấm ở hệ thần kinh có bị các bệnh khác như
Sarcoidosis, Lymphoma hoặc điều trị steroid quá lâu.
 Một số người bệnh bị nhiễm nấm Cryptococus ở phổi.
 Bệnh biểu hiện qua các thể :

- VMN bán cấp tính : nhức đầu kèm nôn ói, động kinh và rối loạn về tri giác, có thể có
liệt các dây thần kinh sọ. Phân nửa số người bệnh có phù gai thị.
- VMN- Viêm não (Meningo-encephalitis ) : do nhiễm trùng màng não lan tỏa.
- U hạt trong não (Intracerebral granuloma ): có thể kèm với VMN hoặc không.

- Xét nghiệm DNT:

 Áp lực tăng. Tế bào tăng, đa số là lympho. Protein tăng. Glucose giảm trong 50% số ca.
 Nhuộm mực tàu DNT thấy nấm.
 Làm “ Latex cryptococcal agglutination test” thấy có “ Cryptococcal capsular antigen”
trong DNT.

Điều trị:
- Thuốc: Amphotericin B, 5- fluorocytosine hoặc fluconazole.
- Với u hạt trong não: cần mổ cắt bỏ. Mở lồng ngực nếu có u hạt ( granuloma) ở phổi.
- Biến chứng thường gặp là tràn dịch não thất (Hydrocephalus). Có thể phải mổ đặt
chuyển lưu DNT từ não thất  ổ bụng (VP shunt: ventriculo-peritoneal shunt).
Hình 8: Cryptococcus ở nhân nền

VI. HỘI CHỨNG SUY GIẢM MIỄN DỊCH MẮC PHẢI


(AIDS: Acquired Immune Deficiency Syndrome ):
 Do T-cell lymphotrophic virus type III, được gọi là Human Immunodeficiency virus
( HIV) type I.
 Virus tấn công hệ thống miễn dịch của người bệnh làm người bệnh không chống được
nhiễm trùng cơ hội và các bệnh ác tính. Virus cũng có thể tấn công trực tiếp hệ thần
kinh. Độ 10% số người bệnh được chẩn đoán nhờ các triệu chứng về thần kinh và 70%
số người bệnh có triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương lúc chết.

Các biểu hiện tổn thương hệ thần kinh trung ương do:
Nhiễm khuẩn thứ phát:
- Thường nhất là do Toxoplasma gondii, tạo thành khối choán chỗ khó phân
biệt với u. Thương tổn đơn độc hoặc nhiều, trên CT và MRI có dạng bắt cản quang hình
vòng nhẫn.
- Kế đến là nhiễm Cryptococcus neoformans, lao, nấm Candida albicans, viêm não
do Herpes simplex, và bệnh chất trắng của não đa ổ tiệm tiến.
- Các bệnh ác tính của não: Lymphoma nguyên phát ở hệ thần kinh, lymphoma thứ
phát sau 1 bệnh hệ thống và bệnh sarcoma ( Kaposi).
- AIDS virus có thể xâm nhập trực tiếp hệ thần kinh, gây ra phức hợp lú lẫn do AIDS
trong hơn 90% số người bệnh, giống như các rối loạn về thay đổi hành vi, cư xử ở
người bị lú lẫn tuổi già.
Hình 9 Hình 10
Hình 9: Áp xe do Toxoplasma gondii ở 1 người bệnh HIV(+). Thường gặp ở hạch nến
sọ
Hình 10: MRI cho thấy thương tổn có bờ giảm đậm độ và phù não xung quanh, do áp
xe gây bởi Toxoplasma.

VII. BỆNH KÉN SÁN NÃO (Neurocysticercosis ): Bệnh ấu trùng sán dải heo
Tổng quát :
 Nang ấu trùng (Cysticercus cellulosae) : thường có nhiều ở bắp thịt, mô dưới da mà
không có triệu chứng gì cả. Bắp thịt chứa nang nầy có những chấm lớn bằng hạt gạo nên
gọi là “heo gạo”.
 Ở não ( Neurocysticercosis) : gồm những nang nhỏ nằm trong nhu mô não, ở khoang
dưới nhện hay trong não thất. Do ăn thịt heo có chứa nang ấu trùng chưa nấu chín
→ruột non→ mắt, não hoặc ở các cơ quan khác→ ký sinh trùng chết, gây phản ứng
viêm mạnh. Ấu trùng chết, khối nầy hóa vôi ( đơn độc hoặc nhiều ).
 Ở mắt : Nang ấu trùng nằm trong pha lê dịch, võng mô, tiền phòng, bệnh nhân có thể bị
mù.
 Ở tim : nang ấu trùng làm nhịp tim đập nhanh, tiếng động tim biến đổi, BN bị mệt, khó
thở, ngất xỉu, dễ đưa đến nhồi máu cơ tim.
H1: CT có cản quang: Thương tổn ở vùng trán. Thương tổn ở não thất không thấy rõ.
H2: MRI thấy thương tổn ở vùng trán và nang trong não thất có scolex.

Nang ấu trùng sán dải heo trong não


H.1 : MRI : rất nhiều nang, mỗi nang có 1 scolex.
H.2 : Nang có scolex màu trắng (thương tổn cắt ở 1 BN bị động kinh )

NEUROCYSTICERCOSIS
Triệu chứng :
 Nang hóa vôi thường không có triệu chứng hoặc chỉ gây động kinh (cơn khu trú hay cơn
toàn thể).
 Nhức đầu, dấu màng não nhiều trong thời gian nang ấu trùng chết gây phản ứng màng
não (ít khi kéo dài quá 2 tuần lễ ).
 Nếu có tràn dịch não thất do tắc DNT : BN nhức đầu, lơ mơ.
 Nang lớn có thể gây hiệu ứng choán chỗ.
Xét nghiệm cận lâm sàng :
Phản ứng huyết thanh ELISA tin cậy được.
Nếu có VMN : DNT có bạch cầu ái toan ( eosinophile); đường và protein bình thường.

Hình ảnh học : 4 giai đoạn :


+ Gđ nang ( vesicular)
+ Gđ nang keo : ấu trùng chết, nang bắt đầu thoái hóa;
+ Gđ nốt hạt: đầu sán hóa vôi;
+ Gđ nốt vôi : nang sán được hóa vôi toàn bộ.
- Nang hóa vôi chứa scolex , thấy được ở CT và MRI não.

∆: Hình ảnh học + tiền sử có đến thăm hoặc sống ở vùng có bệnh nầy lưu hành.
∆≠ :
- U não (đặc biệt là Oligodendroglioma);
- Các loại nhiễm khuẩn khác;
- Nang màng nhện.

Điều trị : Nang tự tiêu ở 2/3 số BN.


 Dùng thuốc chống động kinh, ít nhất những tháng đầu khi có động kinh triệu chứng và
trong thời gian điều trị diệt nang ấu trùng với albendazole: 400mg PO/ 12 giờ trong 10
ngày + corticosteroid để ngừa động kinh và làm bớt phản ứng màng não.
 Mổ giải ép ở BN có nang ấu trùng trong não thất to gây triệu chứng.

(Bệnh kén sán não thường gặp nhất trong số các bệnh do ký sinh trùng gây tổn thương ở
hệ thần kinh trung ương. Bệnh do ấu trùng sán lợn (sán dải heo) ( Cysticercus
cellulosae ) cư trú và gây tổn thương ở não. Bệnh thường xảy ra ở Phi châu, Đông Âu,
Indonesia, một phần châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc) và nhiều xứ ở châu Mỹ La Tinh , nhưng
cũng lưu hành ở các vùng khác trên thế giới. Tất cả các nghiên cứu về bệnh này đều ghi
nhận là bệnh thường xảy ra ở những nơi mà việc kiểm soát y tế các nguồn nước, hệ thống
nông nghiệp và thực phẩm chưa chặt chẽ, điều kiện vệ sinh môi trường còn kém, đồng thời
khí hậu nhiệt đới cũng làm ký sinh trùng phát triển dễ dàng.
Tại Việt Nam, bệnh không thành dịch nhưng cũng xảy ra ở nhiều nơi trong cả nước,
đặc biệt trong dân chúng vẫn còn thói quen dùng thức ăn có thịt lợn chưa nấu chín như
nem chua, tiết canh lợn, nên số người mắc bệnh nầy còn nhiều.
Người là ký chủ trung gian của sán lợn (Taenia solium). Bệnh do thức ăn nhiễm
trứng Taenia solium, có chứa 1 phôi thai hoạt động (oncosphère ). Phôi thai nầy được
phóng thích bởi dịch tiêu hóa, vào thành ruột non rồi vào mạch máu, từ đó nó được đưa
đi xa hơn đến nhiều nơi trong cơ thể (cơ, da, não, mắt) . Khi phôi thai vào não, nó qua
nhiều giai đoạn sinh lý khác nhau :
 Giai đoạn viêm não (Encephalitic stage ): gây ra 1 phản ứng viêm khu trú, phù não
khu trú làm người bệnh bị nhức đầu, có thể gây động kinh cục bộ.
 Giai đoạn nang (Cystic stage ): là giai đoạn hoạt động: nang (vesicular) được bao
bọc xung quanh bởi 1 màng mỏng chứa đầy dịch trong, không màu, có đầu sán nằm lệch ở
1 bên với các ống hút và các móc. Nếu ký sinh trùng không bị tiêu bởi phản ứng miễn dịch
thì nó sẽ lớn, phát triển thành ấu trùng (larvae) trong 60 -70 ngày, gọi là “ cysticerci”.
Thể nầy thường gặp nhất. Nang có thể sống trong mô một thời gian dài, thường nằm trong
não
và các bắp cơ. Ấu trùng có kích thước từ 5 mm – 5 cm. Ở não, ấu trùng nằm ở nhu mô
não (60%), khoang dưới nhện ( 40%), hệ thống não thất (10%), cột sống (1%).
 Giai đoạn nang keo (colloidal vesicular): ấu trùng đã chết, nang sán bắt đầu thoái
hóa, co nhỏ lại, vỏ nang dầy hơn do các mô sợi lien kết tăng sinh.
 Giai đoạn nốt hạt (granular nodular stage ): nang co nhỏ lại, vỏ nang dầy hơn, đầu
sán hóa vôi, hiện tượng phù nề tổ chức xung quanh giảm nhiều.
 Giai đoạn nốt vôi (Nodular calcified stage ): kén sán được hóa vôi toàn bộ, không
còn phù nề tổ chức xung quanh.

Kén sán lợn có thể gây viêm mạch máu não, nếu kén sán nằm trong hệ thống não thất thì
có thể làm nghẽn đường lưu thông dịch não tủy gây ra tràn dịch não thất. Vì vậy, bệnh
cảnh lâm sàng rất đa dạng, 30-92% số người bệnh có thể bị động kinh (động kinh cục bộ,
cơn Jackson hay cơn lớn toàn thể ).
Chẩn đoán: dựa vào bệnh sử, diễn tiến bệnh, hình ảnh học (CT,MRI)

ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA: Dùng 1 trong 2 loại thuốc: Praziquantel


( 50mg/kg/ngày, PO) trong 15-30 ngày; Albendazole (5mg/kg/ngày PO) trong 15-30
ngày, có thể kết hợp với steroid.)
HƯỚNG XỬ TRÍ TRƯỚC 1 TRƯỜNG HỢP KÉN SÁN NÃO:

1) Kén sán não hóa vôi, không có triệu chứng: không điều trị gì cả.
2) Kén sán não hóa vôi, có triệu chứng: điều trị chống động kinh.
3) Kén sán não gây tăng áp lực trong sọ: phẫu thuật đặt chuyển lưu DNT từ não thất ổ
bụng + mổ lấy nang, giải ép. Các chuyển lưu nầy (VP shunt) rất dễ tắc vì lượng protein
trong DNT thường cao.
Các nang lớn, đơn độc, gây triệu chứng thì nên mổ. Cần dùng vi phẫu tách nang ra khỏi
các tổ chức xung quanh, lấy toàn bộ nang. Thành nang mỏng, rất dễ vỡ lúc phẫu tích. Gặp
sự cố nầy ta cần dùng thêm steroid trong và sau mổ.
4) Nang > 2 cm ở vùng não chức năng: mổ lấy nang.
5) Nang giảm đậm độ nằm trong nhu mô não ( CT, MRI ), có hoặc không có đầu
sán ( scolex): dùng thuốc diệt ký sinh trùng ( Praziquantel, Albendazole).
6) Trường hợp phản ứng viêm mô não nặng hoặc viêm mạch máu: dùng steroid trong một
số trường hợp kết hợp với phẫu thuật giải áp và dùng thuốc như trên.
7) Kén sán nằm ở tủy sống: mổ cắt mảnh sống ( laminectomy) , lấy kén sán, giải ép.

Hình 11: Sơ đồ cho thấy các nang dưới màng Hình 12: CT não có cản quang cho
thấy 1 nang
nhện, trong não thất. Các nang ở vòm sọ có keo, có phù xung quanh. Đầu sán
nằm lệch sang
1 đầu sán ( scolex) và viêm xung quanh. một bên ( mũi tên → ).

You might also like