You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2021 - 2022

MÔN: HÓA HỌC - LỚP 8

I. PHẦN LÝ THUYẾT
CHỦ ĐỀ 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
- Thành phần cấu tạo nguyên tử.
- Đặc điểm về khối lượng, điện tích của các hạt proton, neutron, electron.
- Sự sắp xếp electron trong nguyên tử.
CHỦ ĐỀ 2: HÓA HỌC ĐỊNH LƯỢNG
- Khái niệm về mol, khối lượng mol.
- Hóa trị, quy tắc hóa trị.
- Cân bằng phương trình hóa học.
- Thể tích mol của chất khí, thể tích chất khí ở điều kiện thường, điều kiện tiêu
chuẩn.
- Nồng độ dung dịch: nồng độ mol (sử dụng đơn vị: mol/dm3).
- Tính toán theo phương trình hóa học.
CHỦ ĐỀ 3: SỰ THAY ĐỔI NĂNG LƯỢNG
- Khái niệm sự cháy, phản ứng tỏa nhiệt, phân biệt sự cháy và sự oxi hóa chậm.
- Trình bày được phản ứng kim loại với nước và axit là phản ứng tỏa nhiệt. Viết
phương trình chữ minh họa phản ứng của kim loại với nước, phản ứng của kim
loại với acid.
- Định nghĩa phản ứng thu nhiệt, quá trình thu nhiệt. So sánh phản ứng thu nhiệt và
quá trình thu nhiệt.
- Nhận diện được phản ứng là tỏa nhiệt hay thu nhiệt. Ứng dụng của phản ứng tỏa
nhiệt, quá trình/ phản ứng thu nhiệt trong đời sống.
- Kim loại và phản ứng của chúng với oxygen. Viết và cân bằng PTHH của phản
ứng giữa kim loại với oxygen.
II. BÀI TẬP THAM KHẢO
Câu 1: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi hạt

Trang 1/5
A. proton và electron. B. proton.
C. proton và nơtron. D. electron.
Câu 2: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử bằng 11, số khối bằng 23. Số hạt neutron và
proton có trong nguyên tử X lần lượt là
A. 11 và 12. B. 23 và 11.
C. 12 và 11. D. 34 và 12.
Câu 3: Khối lượng công thức tương đối của phân tử đồng hiđroxit (Cu(OH)2) là

A. 81. B. 18. C. 98. D. 89.


Câu 4: Số mol của 1,6 gam sắt (III) oxit (Fe2O3) là
A. 0,01 mol. B. 1 mol. C. 10 mol. D. 0,1 mol.
Câu 5. Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?
A. NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl
B. Mg + O2 → MgO
C. 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3
D. KOH + HCl → KCl + H2O

Câu 6. Cho phản ứng hóa học sau:


bari clorua + natri sunfat → bari sunfat + natri clorua
Biết khối lượng của natri sunfat là 14,2 gam, khối lượng của bari sunfat và natri clorua
lần lượt là 23,3 và 11,7 gam. Khối lượng của bari clorua đã tham gia phản ứng là:
A. 11,7 gam. B. 23,3 gam. C. 14,2 gam. D. 20,8 gam.
Câu 7. Hóa trị của nhôm (Al) và oxi (O) trong hợp chất Al2O3 lần lượt là
A. II; III. B. II; II.
C. III; II. D. III; III.
Câu 8: Để tạo được 5,1g nhôm oxit (aluminium oxide), lượng nhôm cần đem đốt cháy là
2,7 gam. Vậy trong hợp chất nhôm oxit, tỉ lệ phần trăm về khối lượng của nhôm là
A. 59,24%. B. 47,06%.
C. 46,07%. D. 52,94%.
Câu 9: Công thức hóa học nào sau đây là đúng?
(Biết hóa trị của K (I); Na(I); Ca (II); Al (III))
A. Al3O2 B. NaO
C. KO2 D. CaO
Câu 10. Hòa tan 15 gam muối vào 50 gam nước. Nồng độ phần trăm (C%) của dung dịch
thu được là

Trang 2/5
A. 23,08%. B. 28,03%.
C. 30%. D. 42,86%.
Câu 11. Người ta hòa tan 40 gam muối và nước được dung dịch có nồng độ 20%.
a) Khối lượng dung dịch muối thu được là
A. 100 gam. B. 200 gam.
C. 300 gam. D. 400 gam.
b) Khối lượng nước đã sử dụng là
A. 240 gam. B. 200 gam.
C. 50 gam. D. 160 gam.
Câu 12. Trong 500ml dung dịch CuSO4 có chứa 16 gam CuSO4. Nồng độ mol của dung
dịch này là
A. 2M. B. 0,2M.
C. 0,002M. D. 0,0002M.
Câu 13. Khối lượng H2SO4 có trong 100 ml dung dịch H2SO4 0,2M là
A. 1,69 gam. B. 1,96 gam.
C. 16,9 gam. D. 19,6 gam.
Câu 14. Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
B. 2 K + 2 H2O → 2 KOH + H2
C. C + O2 → CO2
D. Cu + 2 HCl → CuCl2 + H2O
Câu 15. Học sinh khối 8 đang làm nghiên cứu về nhiều loại phản ứng để xem đó là phản
ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt. Kết quả được biểu diễn ở biểu đồ cột dưới đây.

Trang 3/5
a) Trong các phản ứng trên, phản ứng nào tỏa nhiệt?
A. TN1; TN2. B. TN3; TN4. C. TN1, TN2, TN4 D. TN2, TN3, TN4.
b) Trong các phản ứng trên, phản ứng nào có sự thay đổi nhiệt độ lớn nhất?
A. TN1. B. TN2. C. TN3. D. TN4.
Câu 16. Cho những nhận định sau:
(1) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học mà năng lượng được tỏa ra.
(2) Phản ứng oxy hóa là phản ứng của oxi với một chất.
(3) Phản ứng cháy không phải là một phản ứng oxy hóa.
(4) Phản ứng tỏa nhiệt và thu nhiệt có thể được xác định bằng cách ghi lại nhiệt độ ban
đầu và nhiệt độ khi kết thúc phản ứng.
(5) Khi phản ứng hoặc quá trình thu nhiệt diễn ra, nhiệt độ giảm.
Số nhận định đúng là:
A) 1. B) 2. C) 3. D) 4.

II. PHẦN TỰ LUẬN


Bài 1.
a) Tính khối lượng của 0,2 mol sắt (Fe).
b) Tính số mol của 0,23 gam natri (Na).
c) Em hãy tính số nguyên tử bạc (Ag) có trong 0,02 mol bạc, biết giá trị của số
Avogađro là NA = 6,02.1023.
Bài 2.
a) Lập công thức hóa học của hợp chất A được tạo bởi P (III) và H (I).
Trang 4/5
b) Lập công thức hóa học của hợp chất B tạo bởi S (IV) và O (II).
Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam kim loại nhôm (Al) trong không khí, thu được nhôm
oxit (Al2O3).

Phản ứng xảy ra theo sơ đồ: 4Al + 3O2 ---> 2Al2O3


0,2 x y
0,2* 3=x*4x=0,15mol

a) Lập phương trình của phản ứng hoá học.


b) Tính số mol oxi tham gia phản ứng.
c) Tính khối lượng nhôm oxit (Al2O3) thu được sau phản ứng
d) nAl2O3= 0,2*2:4= 0,1mol Mal2O3= 27*2+16*3= 102 g/mol mAl2O3=
n.M=0,1*102=10,2g
e) Em hãy nêu ít nhất 2 tính chất và 2 ứng dụng của oxi trong thực tế.

Bài 4. Hòa tan hoàn toàn 0,23 gam kim loại natri tan hoàn toàn trong 200ml nước.
2Na + 2H2O  2NaOH + H2
0,01 0,01 X
0,01* 1=x*2 x= 0,005mol V…

nNa= 0,23:23=0,01mol

a) Viết PTHH của phản ứng.


b) Tính thể tích khí hidro sinh ra ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc).
c) Tính nồng độ mol của dung dịch natri hidroxit thu được. Cm= n/V= nNaOH/0,2=
0,01/0,2M

*Cho: khối lượng công thức tương đối của các nguyên tố:

MZn = 65 MCu MFe = 56 MCl = 35,5 MC = 12 MO MH = 1 MAg = 108


= 64 MMg = 24 MS = 32 =16 MN = 14 MNa = 23

Trang 5/5

You might also like