You are on page 1of 5

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2021 – 2022


MÔN: VẬT LÝ - LỚP 8 HỆ CHUẨN

I. GIỚI HẠN KIẾN THỨC THI


Chủ đề 1: Khối lượng riêng
- Khái niệm, ý nghĩa, công thức, đơn vị khối lượng riêng.
- Đo khối lượng riêng.
- Tính khối lượng riêng.
Chủ đề 2: Áp suất
- Khái niệm, công thức, đơn vị áp suất.
- Điều kiện sinh ra áp suất cao, áp suất thấp.
- Tính áp suất.
- Áp suất chất lỏng, áp suất chất khí.
Chủ đề 3: Momen lực
- Khái niệm, công thức, đơn vị momen lực.
- Điều kiện một lực gây ra tác dụng làm quay.
- Quy tắc momen.
- Tính momen.
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1. Thả một hòn bi sắt vào một bình chia độ đang chứa 600 cm3 nước thì thấy nước
dâng lên đến vạch 800 cm3. Tìm khối lượng riêng của hòn bi.
Câu 2. Ở cách đặt nào thì áp suất, áp lực của viên gạch ở hình dưới là nhỏ nhất, lớn nhất?

Câu 3. Một học sinh có khối lượng 50 kg, diện tích của một bàn chân ép lên nền nhà nằm
ngang là 125 cm3. Tính áp suất học sinh gây ra trong hai trường hợp:
a. Khi học sinh đó đứng co một chân trên sàn.
b. Khi học sinh đó đứng hai chân trên sàn.
Câu 4. Một bể cá lớn chứa đầy nước. Áp suất lên đáy bể cá là 4000 N/m2. Đáy bể là một
hình chữ nhật có kích thước 2,0 m x 4,5 m.
a. Tính diện tích đáy bể.
b. Tính lực tác dụng lên đáy bể gây ra bởi áp suất của cột nước.
Câu 5. Bây giờ, hãy tưởng tượng em là một hạt khí trong phòng. Em chuyển động tự do
khắp phòng, va đập vào tường, trần và sàn.
a. Nếu nhiệt độ tăng, điều gì sẽ xảy ra với tốc độ của em? Em sẽ chuyển động nhanh lên
hay chậm lại?
b. Trong một đơn vị thời gian, số lần em va đập vào tường nhiều hơn hay ít đi?
c. Em sẽ tác dụng một lực lớn hơn hay nhỏ hơn lên tường?
d. Áp suất bức tường phải chịu sẽ tăng hay giảm?

Trang 1/4
Câu 6. Bức tranh cho thấy một cậu bé đang ngồi trên bập bênh. Momen trọng lượng của
cậu bé được cân bằng bởi momen lực đẩy của một người đàn ông.

a. Cậu bé ngồi cách trục quay 0,4 m. Hãy tính momen trọng lượng của cậu bé đối với trục
quay.

b. Người đàn ông đẩy cái bập bênh xuống. Hãy tính khoảng cách từ điểm anh ta phải đẩy
đến trục quay.

Câu 7. Hình vẽ sau mô tả một loại cân thường được sử dụng ở các cửa hàng mậu dịch.

Tại vị trí nào (a, b hay c), một vật khối lượng 1 kg phải được đặt để làm thanh cân bằng?
Hãy lý giải bằng tính toán của em.
III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của áp suất?
A. kg/m3. B. N/m2. C. Pa. D. mmHg.
Câu 2. Trường hợp nào sau đây không phải là ứng dụng của việc tăng độ lớn áp suất:
A. Mũi đinh nhọn. B. Lắp xích vào bánh xe tăng.
C. Lưỡi dao mỏng, sắc. D. Mũi kim khâu nhỏ, nhọn.

Câu 3. Một lực có độ lớn 600 N gây ra một áp suất 3000 N/m2 lên một diện tích. Độ lớn
diện tích bị ép là:
A. 18 m2. B. 5 m2. C. 0,5 m2. D. 0,2 m2.
Câu 4. Trong các cách tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào là không đúng?
A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.
B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.
C. Muốn giảm áp suất thì giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.
D. Muốn giảm áp suất thì phải giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép.
Câu 5. Công thức tính momen là:
A. M = F.d B. M = F/d C. M = d/F D. M = F2.d
Câu 6. Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau:
“Càng lên cao, áp suất khí quyển càng giảm.....Áp suất khí quyển lớn nhất ở
……………..”
Câu 7. Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau:
“Càng lặn sâu, áp suất chất lỏng càng lớn.......”
Câu 8. Nhận định nào sau đây sai khi nói về áp suất chất lỏng? (câu hỏi nhiều đáp án
đúng)
A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.
C. Áp suất chất lỏng tại một điểm phụ thuộc vào độ sâu của điểm đó so với mặt thoáng
chất lỏng.
D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau.
Câu 9. Chọn câu đúng?
A. Momen lực là đại lượng không đổi.
B. Momen lực được đo bằng thương của lực với cánh tay đòn của lực đó.
C. Momen lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.
D. Momen lực là khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt lực.

Câu 10. Nhận định sau đây là đúng hay sai?


“Lưỡi dao, lưỡi kéo phải mài thật sắc để tăng áp suất giúp việc cắt, thái được dễ dàng.”
Đúng
Câu 11. Một lực có độ lớn 20N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định,
biết khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là 30cm. Mômen của lực tác dụng lên vật
có giá trị là
A. 6 N.m B. 1,5 N/m C. 600 N.m D. 20 N/m
Câu 12. Một người gánh một thúng lúa và một thúng gạo, thúng lúa nặng 10kg, thúng
gạo nặng 15kg. Đòn gánh dài 1m, hai thúng đặt ở hai đầu mút của đòn gánh. Vị trí đòn
gánh đặt trên vai để hai thúng cân bằng là
A. cách đầu gánh thúng gạo một đoạn 60cm.
B. cách đầu gánh thúng lúa một đoạn 50cm.
C. cách đầu gánh thúng gạo một đoạn 30cm.
D. cách đầu gánh thúng lúa một đoạn 60cm.
Câu 13. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn
bằng lực nào?
A. Lực ma sát giữa tàu và đường ray. B. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.
C. Trọng lực của tàu. D. Cả 3 lực trên.
Câu 14. Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị
bẹp lại là vì?
A. Khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi.
B. Áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng.
C. Áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khi quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp.
D. Việc hút mạnh đã làm bẹp hộp do khối lượng riêng của hộp giảm đi.
Câu 15. Một lực có tác dụng làm quay khi nó khiến cho một vật:
A. chuyển động. C. bị uốn cong.
B. quay quanh một vật. D. quay quanh một trục.
Câu 16. Cánh tay đòn của lực bằng
A. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
B. khoảng cách từ trục quay đến trọng tâm của vật.
C. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
D. khoảng cách từ trọng tâm của vật đến giá của trục quay.
Câu 17. Có đòn bẩy như hình vẽ. Đầu A của đòn bẩy treo một vật có trọng lượng 50 N.
Chiều dài đòn bẩy dài 60 cm. Khoảng cách từ đầu A đến trục quay O là 20 cm. Tính
Momen vật nặng tác dụng lên đầu A.

A. 50 N. B. 25 N. C. 100 N. D. 60 N.
Câu 18. Khi đun nước trong một bình thuỷ tinh thì khối lượng riêng của nước:
A. không thay đổi. C. giảm.
B. tăng. D. lúc đầu giảm sau đó mới tăng.
Câu 19. Để đo khối lượng riêng của một vật bất kì cần sử dụng những vật dụng nào?
A. Bình chia độ và cân. C. Cân và bút.
B. Cân và thước kẻ. D. Bút và thước kẻ.
Câu 20. Một vật rắn chịu tác dụng của lực F quay quanh một trục, khoảng cách từ giá
của lực đến trục quay là d. Khi tăng lực tác dụng lên 6 lần và giảm d đi 2 lần thì momen
của lực F tác dụng lên vật.
A. Không đổi. C. Tăng ba lần.
B. Tăng hai lần. D. Giảm ba lần.

HẾT

You might also like