You are on page 1of 40

Nhóm 6: 1.

Nguyễn Thị Vân Trang - 20180573


2. Hoàng Minh Việt - 20180598

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam - VietGAP

Chương 1: Giới thiệu chung về VietGap


1. Giới thiệu chung

1.1. VietGAP là gì?

Ngày 28 tháng 1, năm 2008, bộ NN&PTNT đã ban hành quy trình thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn theo quyết định số 379-QĐ-BNN-KHCN.
VietGAP được hình thành dựa theo AseanGAP. Hệ thống phân tích nguy cơ và xác
định điểm kiểm soát trọng yếu (Hazard Analysis Critical Control Point - HACCP), các
hệ thống thực hành sản xuất nông nghiệp tốt quốc tế được công nhận như EurepGAP,
GlobalGAP (EU), Freshcare (Úc) và luật pháp Việt Nam về vệ sinh an toàn thực
phẩm. VietGap một mặt kế thừa các GAP đã có trước, mặt khác có tính đến tình hình
thực tế của Việt Nam, không dừng lại với các đối tượng đã nêu trong quyết định của
Bộ NN&PTNT mà đã có nhiều cơ quan, nhiều công ty, HTX tiến hành nghiên cứu
xây dựng sản phẩm của mình có thương hiệu theo tiêu chuẩn GlobalGap để hòa nhập
với thị trường Quốc tế.

VietGAP là viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices, có nghĩa là Thực
hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam. Tiêu chuẩn này do Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng
trọt và chăn nuôi.

VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất,
thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm,
đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo
vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất

1.2. Lợi ích của việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt - VietGAP

1.2.1. Đối với xã hội

Nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của
xã hội
Vì đây là căn cứ để khẳng định tên tuổi và chất lượng của các sản phẩm được sản xuất
ra dưới sự quản lý giám sát chặt chẽ. Do vậy, vượt qua được các rào cản kỹ thuật,
không vi phạm các quy định, yêu cầu về chất lượng của các đơn vị thu mua hoặc các
nước nhập khẩu.

Áp dụng VietGAP làm thay đổi tập quán sản xuất manh mún tự phát, nhỏ lẻ như hiện
nay và người tiêu dùng đưỡ sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, có thể truy
soát được nguồn gốc.

1.2.2. Đối với sản xuất

Giúp nhà sản xuất nắm thế chủ động trong sản xuất thông qua việc kiểm soát sản xuất
trong tất cả các khâu từ dưới cơ sở tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định.

Những cơ sở sản xuất áp dụng quy trình và được cấp chứng chỉ VietGAP sẽ mang lại
lòng tin cho đơn vị thu mua, người tiêu dùng và cơ quan quản lý.

Chứng chỉ VietGAP giúp người sản xuất xây dựng được thương hiệu sản phẩm và tạo
ra thị trường tiêu thụ ổn định tiến tới sản xuất theo chuỗi khép kín, nâng cao giá trị sản
phẩm cũng như chất lượng của thương hiệu.

1.2.3. Đối với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu

Các doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm soát đầu vào.
Giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu.

Do nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên sẽ đảm bảo đầu ra ổn định của sản
phẩm.

1.2.4. Đối với người tiêu dùng

Mục tiêu chính và lợi ích lớn nhất mà VietGAP mang lại là người tiêu dùng sẽ được
sử dụng những sản phẩm có chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và dễ dàng nhận
biết được sản phẩm đã đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường khi thấy có
chứng nhận hoặc dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP.

Khi người chăn nuôi áp dụng tiêu chuẩn VietGAP vào sản xuất nhằm tạo ra những sản
phẩm đạt chất lượng, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết
thực, lâu dài và bền vững cho người sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến,
phân phối sản phẩm. Nhất là lợi ích đối với người tiêu dùng vì được sử dụng những
sản phẩm có chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và truy suất nguồn gốc.
1.3. Các nội dung của tiêu chuẩn VietGAP

- Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất


- Giống và gốc ghép
- Quản lý đất và giá thể
- Phân bón và chất phụ gia
- Nước tưới cho cây trồng
- Hóa chất (gồm phân vô cơ và thuốc BVTV)
- Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
- Quản lý và xử lý chất thải
- An toàn lao động
- Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
- Kiểm tra nội bộ
- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

1.4. Các tiêu chí để đánh giá sản phẩm VietGAP theo tiêu chuẩn

- Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất: quy định cụ thể về kỹ thuật sản xuất từ khâu
chọn đất, giống, phân bón cho đến thu hoạch theo đúng quy định cụ thể cho
từng lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.
- An toàn thực phẩm: Gồm các biện pháp được dùng để đảm bảo thực phẩm
không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch, tuyệt đối an
toàn khi đến tay người tiêu dùng.
- Môi trường làm việc: đất canh tác tốt, đầy đủ nguồn nước đảm bảo đúng tiêu
chuẩn nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân.
- Truy tìm nguồn gốc sản phẩm: Tiêu chuẩn này cho phép người tiêu dùng dễ
dàng xác định được sản phẩm qua quá trình từ nguồn giống đến khi thành
phẩm và đưa ra thị trường. Đồng thời qua truy xuất nguồn gốc, người dùng sẽ
biết đầy đủ thông tin chính xác về doanh nghiệp sản xuất.

Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP là các sản phẩm chất lượng tốt, đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm, không sử dụng các hóa chất và các chất độc hại với cơ thể
con người cũng như môi trường. Các sản phẩm được sản xuất và thu hoạch đúng
quy trình, có nguồn thông tin truy xuất rõ ràng.

2. VietGAP trồng trọt

2.1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất

- Vùng sản xuất theo VietGAP phải phù hợp với quy hoạch sản xuất của địa
phương; được khảo sát, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, qui định
hiện hành của nhà nước về các mối nguy gây ô nhiễm hóa học, sinh học, vật lý.
Trường hợp vùng sản xuất không đáp ứng đầy đủ điều kiện thì phải có biện
pháp khắc phục các mối nguy tiềm ẩn; khi phân tích sản phẩm nếu mức độ ô
nhiễm trong giới hạn cho phép thì vùng sản xuất đó vẫn được lựa chọn.
- Vùng sản xuất lúa có mối nguy ô nhiễm cao và không thể khắc phục được sẽ
không được chọn làm vùng sản xuất.

2.2. Quản lý đất

- Hàng năm phải tiến hành đánh giá các mối nguy về hoá học, sinh học, vật lý
của vùng đất trồng; khi cần thiết phải tiến hành lấy mẫu, phân tích và đánh giá
sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, quy định hiện hành của nhà nước.
- Khi cần thiết phải xử lý các mối nguy tiềm ẩn từ đất, tổ chức và cá nhân sản
xuất phải được sự tư vấn của chuyên gia và phải ghi chép và lưu hồ sơ.
- Nên có các biện pháp chống thoái hoá đất; ghi chép và lưu hồ sơ nếu áp dụng.

STT Thông số Đất nông Đất lâm Đất dân Đất công Đất
nghiệp nghiệp sinh nghiệp thương
mại dịch
vụ
1 Asen (As) 15 20 15 25 20

2 Cadimi (Cd) 1,5 3 2 10 5


3 Chì (Pb) 70 100 70 300 200

4 Crom (Cr) 150 200 200 250 250


5 Đồng (Cu) 100 150 100 300 200

6 Kẽm (Zn) 200 200 200 300 300

Bảng: Giới hạn tối đa hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng trong tầng đất
mặt

Đơn vị tính: mg/kg đất khô


2.3. Giống

- Giống cây sử dụng phải có nguồn gốc rõ ràng, thuộc Danh mục giống cây trồng
được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
- Khi sử dụng giống phải ghi chép về tên giống, cấp giống, nơi sản xuất giống,
hoá chất xử lý hạt giống và mục đích xử lý (nếu có).
- Phải sử dụng giống cấp nguyên chủng hoặc xác nhận để sản xuất theo
VietGAP.

2.4. Phân bón

- Chỉ sử dụng các loại phân bón có trong Danh mục phân bón được phép sản
xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.
- Không sử dụng phân bón có nguy cơ ô nhiễm cao như: phân hữu cơ truyền
thống chưa qua xử lý (ủ hoai mục), rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp
chưa qua chế biến. Trong trường hợp phân hữu cơ được xử lý tại chỗ, phải ghi
lại thời gian, phương pháp xử lý và lưu hồ sơ
- Nơi chứa phân bón hay khu vực để dụng cụ phối trộn phân bón phải độc lập,
cách ly với khu bảo quản sản phẩm và nguồn nước tưới.
- Khi sử dụng phân bón phải ghi chép rõ thời gian bón, tên phân bón, địa điểm,
liều lượng, phương pháp bón phân và lưu hồ sơ

2.5. Nước tưới

- Hàng năm cần đánh giá mối nguy gây ô nhiễm hóa học, sinh học từ nguồn
nước sử dụng trong sản xuất lúa; khi cần thiết phải tiến hành lấy mẫu, phân tích
và đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật, quy định hiện hành của nhà nước và phải
được ghi chép, lưu hồ sơ.
- Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư
tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước phân
tươi, nước giải chưa qua xử lý trong sản xuất lúa theo VietGAP.
- Trường hợp nước của vùng sản xuất không đạt tiêu chuẩn, phải thay thế bằng
nguồn nước khác đạt tiêu chuẩn hoặc chỉ sử dụng nước sau khi xử lý và kiểm
tra đạt yêu cầu. Ghi chép phương pháp xử lý, kết quả kiểm tra và lưu hồ sơ.

STT Thông số Đơn Giá trị giới hạn


vị
A B

A1 A2 B1 B2
1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9
2 BOD5 (200C) mg/l 4 6 15 25
3 COD mg/l 10 15 30 50

4 Ôxy hòa tan (DO) mg/l ≥6 ≥5 ≥4 ≥2


5 Tổng chất rắn lơ mg/l 20 30 50 100
lửng (TSS)
6 Amoni (NH4 + mg/l 0.3 0.3 0.9 0.9
tính theo N)
7 Clorua (Cl- ) mg/l 250 350 350 -

8 Florua (F- ) mg/l 1 1.5 1.5 2


9 Nitrit (NO2 tính mg/l 0,05 0,05 0,05 0,05
theo N)
10 Nitrat (NO3 tính mg/l 2 5 10 15
theo N)
11 Phosphat (PO4 3- mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5
tính theo P)
12 Xyanua (CN- ) mg/l 0,05 0,05 0,05 0,05

13 Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1


14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,01

15 Chì (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05


16 Chất hoạt động bề mg/l 0,1 0,2 0,4 0,5
mặt
17 Coliform MPN 2500 5000 7500 10000
hoặc
CFU /
100
ml

18 E.coli 20 50 100 200

Bảng: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt
2.6. Thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất

- Cần áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng
tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Trường hợp
lựa chọn các loại thuốc bảo vệ thực vật (bao gồm chất kích thích sinh trưởng)
phù hợp, cần có ý kiến của người có chuyên môn về lĩnh vực bảo vệ thực vật.
- Phải mua thuốc bảo vệ thực vật từ các cửa hàng được phép kinh doanh thuốc
bảo vệ thực vật.
- Phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong “Danh mục thuốc bảo vệ thực vật
được phép sử dụng tại Việt Nam”.
- Phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì hoặc
hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
- Phải vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra dụng cụ sau mỗi lần
phun thuốc.
- Cần xử lý thuốc bảo vệ thực vật dùng không hết và nước thải từ rửa dụng cụ
phun thuốc để tránh làm ô nhiễm môi trường.
- Phải có khu vực chứa thuốc bảo vệ thực vật riêng, cách ly với khu vực sản
xuất, nơi chứa đựng sản phẩm; kho chứa thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo
thoáng mát, an toàn, khoá cẩn thận; không để thuốc bảo vệ thực vật dạng lỏng
trên giá phía trên các thuốc dạng bột.
- Phải giữ thuốc bảo vệ thực vật nguyên trong bao bì, thùng chứa chuyên dụng
với nhãn mác rõ ràng. Nếu đổi sang bao bì, thùng chứa khác, phải ghi rõ đầy đủ
tên hóa chất, hướng dẫn sử dụng như bao bì, thùng chứa hóa chất gốc.
- Phải ghi rõ các thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng hoặc đã bị cấm sử dụng
để theo dõi và lưu giữ tại nơi an toàn cho đến khi xử lý theo quy định của nhà
nước.
- Khi mua thuốc bảo vệ thực vật phải ghi chép tên thuốc, ngày/tháng/năm mua,
cơ sở sản xuất, người bán, người mua và lưu trong hồ sơ.
- Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải ghi chép tên dịch hại, tên thuốc,
ngày/tháng/năm sử dụng, liều lượng thuốc, lượng sử dụng, dụng cụ phun,
người phun thuốc và lưu trong hồ sơ.
- Không tái sử dụng các bao bì, thùng chứa thuốc bảo vệ thực vật. Những vỏ bao
bì, thùng chứa phải thu gom và cất giữ ở nơi an toàn cho đến khi xử lý theo quy
định của nhà nước.
- Khi thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan có thẩm
quyền phải kiểm tra dư lượng hóa chất trong cây trồng. Việc lấy mẫu do người
được đào tạo thực hiện, mẫu được phân tích tại phòng thí nghiệm được công
nhận hoặc chỉ định và lưu kết quả trong hồ sơ.
- Các loại nhiên liệu, xăng, dầu và hóa chất khác phải được lưu trữ riêng nhằm
đảm bảo an toàn và hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm lên cây.
2.7. Thu hoạch về xử lý sau thu hoạch

2.7.1. Phân tích và nhận diện mối nguy:

TT Mối nguy Nguồn gốc Cách thức gây Mức độ


ô nhiễm
1 Hóa học

1.1 Hoá chất bảo - Sử dụng hoá chất bảo quản Làm cho sản Cao
quản nông không hợp lý (ngoài danh mục phẩm bị ô đối với
sản và các hoá cho phép, dùng quá liều lượng) nhiễm hoá chất rau ăn
chất khác xử lý - Không đảm bảo thời gian do tồn dư sau xử lá,
sau thu hoạch cách ly lý, do tiếp xúc trung
- Sử dụng các dụng cụ chứa sản với các dụng cụ bình
phẩm bị ô nhiễm (do từng đựng đã ô nhiễm đối với
hoá chất, hoặc để gần nơi để hoá thuốc,... rau ăn
chất) quả và
- Bảo quản, vận chuyển, sử dụng rau ăn
không hợp lý làm thuốc bị đổ vỡ, củ
rò rỉ,....)
- Bẫy bả diệt gián, chuột đặt
không hợp lý, vật hại không có
biển cảnh báo.
1.2 Hàm lượng Sử dụng nước xử lý sau thu Gây nguy cơ ô Thấp,
nitơrat (NO3-) hoạch bị ô nhiễm chứa đạm nhiễm cho sản ít xảy
nitơrat phẩm rau ra.

1.3 Kim loại nặng - Sử dụng nguồn nước bị nhiễm


(Pb, Hg, As, bẩn do kim loại nặng để sơ chế, Gây hại lên Trun
Cd...) xử lý sản phẩm sau thu hoạch, sản g
rửa, làm sạch dụng cụ chứa phẩm bình
đựng...
- Sử dụng các thiết bị, dụng cụ
chứa đựng được làm từ các vật
liệu gây độc để chứa đựng sản
phẩm.
2 Sinh học

2.1 - Vi sinh vật - Sản phẩm rau , đặc biệt là các Gây nguy cơ ô Cao
gây bệnh vết cắt tiếp xúc trực tiếp với đất, nhiễm cho sản
(Salmonella sàn nhà trong quá trình thu phẩm
spp. hoạch, xử lý, đóng gói và bảo
Escherichia quản sản phẩm.
coli,...) - Sử dụng các thiết bị, dụng cụ,
-Vật ký sinh thùng chứa sản phẩm bị ô nhiễm
(Giun, sán, sinh vật.
động vật - Sử dụng nguồn nước bị nhiễm
nguyên bẩn để sơ chế và xử lý sản phẩm
sinh...) - Chăn thả gia súc, gia cầm, vật
- Vật hại nuôi đi lại tự do trong khu sơ
(chuột, gián, chế, đóng gói và bảo quản sản
kiến ...) phẩm.
- Vật hại (gián, chuột, chim...)
trong khu vực sơ chế, đóng gói
và bảo quản sản phẩm
- Từ người lao động
3 Vật lý

3.1 - Các vật lẫn - Lẫn vào sản phẩm khi thu Lẫn vào sản Trung
tạp từ môi hoạch và xử lý sau thu hoạch. phẩm sau đó ... bình
trường (đất, đá, - Dụng cụ thu hoạch, đóng gói, đến con người
,...). bảo quản, vận chuyển không Gây tổn thương
- Vật lẫn tạp lạ sạch. đường hô hấp,
từ các thiết bị, - Bóng đèn bị vỡ (trên thiết bị đường tiêu hoá
dụng cụ, nhà đóng gói mà sản phẩm rau không (thậm chí có thể
xưởng,... bị hư được che phủ,....) gây ngạt thở
hại (thuỷ tinh, - Các thiết bị, dụng cụ, nhà hoặc ung thư
gỗ, kim loại, xưởng bị hư hại mà không được
nhựa,...). vệ sinh kịp thời.
- Vật lẫn tạp từ - Người lao động
con người khi
thu hoạch sản
phẩm và xử lý
sau thu hoạch
(đồ trang sức,
kẹp tóc, bút, ...)
2.7.2. Các biện pháp loại trừ hoặc giảm thiểu mối nguy:

- Vật liệu và công cụ thu hoạch và xử lý sau thu hoạch:


+ Thiết bị, vật liệu, đồ chứa phải làm từ nguyên liệu không ô nhiễm, được
kiểm tra và đảm bảo sạch sẽ trước khi sử dụng và bảo dưỡng thường
xuyên, để cách ly với kho chứa hoá chất, phân bón.
+ Không sử dụng chung thùng đựng các chất thải với thùng đựng sản
phẩm rau.
+ Không để trực tiếp sản phẩm rau xuống đất hoặc nền nhà mà phải có lớp
cách ly sạch giấy báo, giấy nylon,...)
- Nhà xưởng xử lý sau thu hoạch:
+ Khu vực xử lý sau thu hoạch phải tách biệt với khu chứa xăng dầu, mỡ,
máy móc và vật tư nông nghiệp để tránh ô nhiễm sang sản phẩm rau.
+ Các bóng đèn khu vực xử lý sau thu hoạch phải có lớp bảo vệ, nếu vỡ
phải làm vệ sinh ngay và loại ngay sản phẩm đã bị mảnh vỡ rơi vào.
+ Nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ phải được thường xuyên vệ sinh bằng các
hoá chất thích hợp, không gây ô nhiễm sản phẩm và môi trường.
- Phòng chống dịch hại nơi xử lý sau thu hoạch:
+ Cách ly gia súc gia cầm khỏi nơi xử lý sau thu hoạch rau.
+ Phòng chống dịch hại tại khu vực xử lý sau thu hoạch một cách hiệu
quả: đặt bẫy bả đúng chỗ, bẫy bả phải an toàn với người lao động trong
khu vực xử lý và an toàn với sản phẩm.
- Vệ sinh cá nhân:
+ Người lao động phải được tập huấn và cung cấp đủ tài liệu về vệ sinh cá
nhân bao gồm: vệ sinh trong sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch, sử
dụng các thiết bị vệ sinh ....
+ Có nhà vệ sinh tự hoại và các thiết bị khác cần thiết cho người lao động,
nước thải vệ sinh được xử lý. Những yêu cầu cơ bản để rửa tay là dùng
nước sạch, xà phòng và cách làm khô tay, ví dụ dùng giấy 1 lần. Công
nhân phải được thông báo rằng họ có thể làm nhiễm bẩn sản phẩm và
yêu cầu thực hiện tốt vệ sinh cá nhân.
+ Có nội quy vệ sinh cá nhân cụ thể và ở nơi dễ nhận thấy. Nội dung phải
đơn giản, dễ hiểu, các bức ảnh minh họa đơn giản, hướng dẫn rõ ràng.
+ Người công nhân bị bệnh truyền nhiễm (viêm gan A, tiêu chảy,...)
không được cầm vào sản phẩm.
- Xử lý sản phẩm:
+ Nước dùng để xử lý sản phẩm phải đảm bảo chất lượng như nước sinh
hoạt. Không sử dụng hoá chất để xử lý rau.
+ Các chế phẩm tự nhiên khác (nếu có) để xử lý sản phẩm phải có trong
danh mục được phép sử dụng.
- Bảo quản và vận chuyển sản phẩm:
+ Phương tiện vận chuyển phải đảm bảo vệ sinh, không xếp chung sản
phẩm với các hàng hoá có nguy cơ gây ô nhiễm. Dụng cụ vận chuyển
phải thích hợp để tránh dập nát, đặc biệt với rau ăn lá.
+ Kho bảo quản phải sạch sẽ, phù hợp với bảo quản rau.
+ Thời gian bảo quản phù hợp (vd rau ăn lá: 1 ngày, rau ăn quả: 5-7 ngày,
rau ăn củ: 1-2 tháng).
+ Lưu giữ hồ sơ về phân loại sản phẩm, bao gói và tiêu thụ sản phẩm.

2.8. Quản lý và xử lý chất thải

2.8.1. Phân tích và nhận diện mối nguy:

TT Mối nguy Nguồn gốc Cách thức gây ô nhiễm Mức độ


1 Hóa học - Các loại hóa chất từ Các chất thải, rác thải là Cao, thường
vỏ bao bì thuốc nguồn gây ra ô nhiễm về xuyên
BVTV, phân bón, hóa học cho môi trường
thuốc BVTV phun còn canh tác (đất, nước,
thừa, nước rửa dụng cụ không khí) và từ đó góp
phun rải, bón phân, và phần làm ô nhiễm sản
các loại dụng cụ thiết phẩm rau (dư lượng hoá
bị máy móc khác trong chất trong sản phẩm cao)
quá trình sản xuất và
sau thu hoạch.
2 Sinh học - Tàn dư thực vật trong Tàn dư thực vật thường Cao, thường
quá trình sản xuất, sơ chứa nhiều vi sinh vât và xuyên
chế và bảo quản ký sinh gây bệnh, là
nguồn gây ra các mối
nguy về sinh học cho
sản phẩm và gây bệnh
cho con người.

3 Vật lý Nilong, bầu cây, khay Đây là những chất thải


nhựa hoặc các vật liệu, vô cơ không hoặc khó Cao,
phế thải khó phân hủy phân hủy gây ô nhiễm thườn
trong quá trình SX môi trường g
xuyên
2.8.2. Các biện pháp loại trừ hoặc giảm thiểu mối nguy

- Sử dụng vừa đủ nguyên vật liệu như phân bón vô cơ, thuốc BVTV, chất điều
tiết sinh trưởng... trong quá trình sản xuất và các chất xử lý sản phẩm trong quá
trình sau thu hoạch để hạn chế hoá chất thừa.
- Hệ thống nước thải, khu vực chứa rác thải phải được xây dựng để đảm bảo
không gây nhiễm bẩn cho vùng sản xuất và khu vực nhà xưởng sau thu hoạch.
- Các chất thải nguy hiểm (hoá chất quá hạn, vỏ bao bì hoá chất,...) cần phải thu
gom tập trung và gửi đi xử lý bởi các cơ quan chuyên trách. Không được vứt
vỏ bao thuốc BVTV một cách bừa bãi. Rửa bao bì 3 lần bằng nước rồi đổ vào
bình phun khi pha thuốc.
- Các chất thải hữu cơ cần được xử lý ủ an toàn làm nguồn phân hữu cơ bổ sung
cho đất.
- Các chất thải vô cơ không hoặc khó phân hủy cần thu gom để đưa đi tái chế
hoặc phối hợp với các công ty môi trường đô thị để có biện pháp xử lý. Tuyệt
đối không vứt bừa bãi hay chôn lấp những rác thải loại này.

2.9. Người lao động

2.9.1. An toàn lao động:

- Người được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng hoá chất phải có kiến thức và kỹ
năng về hóa chất và kỹ năng ghi chép.
- Tổ chức và cá nhân sản xuất phải cung cấp trang thiết bị và áp dụng các biện
pháp sơ cứu cần thiết và đưa đến bệnh viện gần nhất khi người lao động bị
nhiễm hóa chất.
- Người được giao nhiệm vụ xử lý và sử dụng hoá chất hoặc tiếp cận các vùng
mới phun thuốc phải được trang bị quần áo bảo hộ và thiết bị phun thuốc. Quần
áo bảo hộ lao động phải được giặt sạch và không được để chung với thuốc bảo
vệ thực vật.
- Phải có tài liệu hướng dẫn các bước sơ cứu và có bảng hướng dẫn cho nông
dân hoặc tại kho chứa hoá chất và những nơi dễ thấy. Phải có biển cảnh báo
vùng sản xuất rau, quả vừa mới được phun thuốc.

2.9.2. Điều kiện làm việc:

- Nhà làm việc thoáng mát, mật độ người làm việc hợp lý. Điều kiện làm việc
phải đảm bảo và phù hợp với sức khỏe người lao động. Người lao động phải
được cung cấp quần áo bảo hộ.
- Các phương tiện, trang thiết bị, công cụ (các thiết bị điện và cơ khí) phải
thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng nhằm tránh rủi ro gây tai nạn cho
người sử dụng.
- Phải có quy trình thao tác an toàn nhằm hạn chế tối đa rủi ro do di chuyển hoặc
nâng vác các vật nặng.

2.9.3. Phúc lợi xã hội:

- Tuổi lao động phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam.
- Khu nhà ở cho người lao động phải phù hợp với điều kiện sinh hoạt và có
những thiết bị, dịch vụ cơ bản. Lương, thù lao cho người lao động phải hợp lý,
phù hợp với “Luật Lao động của Việt Nam”.

2.9.4. Đào tạo:

- Trước khi làm việc, người lao động phải được thông báo về những nguy cơ liên
quan đến sức khoẻ và điều kiện an toàn.
- Người lao động phải được tập huấn công việc trong các lĩnh vực dưới đây:
+ Phương pháp sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ.
+ Các hướng dẫn sơ cứu tai nạn lao động.
+ Sử dụng an toàn các hoá chất, vệ sinh cá nhân.
- Người sản xuất phải lưu giữ toàn bộ những ghi chép về đào tạo công nhân, các
hoạt động khác trong trang trại

2.10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

2.10.1. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ:

- Những ghi chép bao gồm toàn bộ quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm là
cơ sở để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm sản phẩm (nếu có), xử lý khiếu nại
và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm sản phẩm về sau.
- Quá trình thực hành sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch theo đúng yêu
cầu VietGAP thông qua hồ sơ VietGAP đảm bảo có ý nghĩa quyết định đến sự
an toàn của sản phẩm rau.
- Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả theo VietGAP phải ghi chép và lưu giữ
đầy đủ nhật ký sản xuất, nhật ký về bảo vệ thực vật, phân bón, bán sản phẩm,
v.v. Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải tự kiểm tra hoặc thuê
kiểm tra viên kiểm tra nội bộ xem việc thực hiện sản xuất, ghi chép và lưu trữ
hồ sơ đã đạt yêu cầu chưa. Nếu chưa đạt yêu cầu thì phải có biện pháp khắc
phục và phải được lưu trong hồ sơ.
- Hồ sơ phải được thiết lập cho từng chi tiết trong các khâu thực hành VietGAP
và được lưu giữ tại cơ sở sản xuất. Hồ sơ phải được lưu trữ ít nhất hai năm
hoặc lâu hơn nếu có yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan quản lý. Sản phẩm
sản xuất theo VietGAP phải được ghi rõ vị trí và mã số của lô sản xuất.
2.10.2. Truy nguyên nguồn gốc:

- Vị trí và mã số của lô sản xuất phải được lập hồ sơ và lưu trữ. Bao bì, thùng
chứa sản phẩm cần có nhãn mác để giúp việc truy nguyên nguồn gốc được dễ
dàng.
- Mỗi khi xuất hàng, phải ghi chép rõ thời gian cung cấp, nơi nhận và lưu giữ hồ
sơ cho từng lô sản phẩm.

2.10.3. Thu hồi sản phẩm:

- Khi phát hiện sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm, phải cách ly lô
sản phẩm đó và ngừng phân phối. Nếu đã phân phối, phải thông báo ngay tới
người tiêu dùng. Điều tra nguyên nhân ô nhiễm và thực hiện các biện pháp
ngăn ngừa tái nhiễm, đồng thời có hồ sơ ghi lại nguy cơ và giải pháp xử lý.

2.11. Kiểm tra nội bộ

- Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi
năm một lần. Việc kiểm tra phải được thực hiện theo bảng kiểm tra đánh giá;
sau khi kiểm tra xong, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc kiểm tra viên có nhiệm
vụ ký vào bảng kiểm tra đánh giá. Bảng tự kiểm tra đánh giá, bảng kiểm tra
(đột xuất và định kỳ) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải được lưu trong
hồ sơ.
- Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải tổng kết và báo cáo kết quả
kiểm tra cho cơ quan quản lý chất lượng khi có yêu cầu. Ít nhất 1 năm nông dân
phải sử dụng bảng tự đánh giá VietGAP để tiến hành thanh tra nội bộ.

2.12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

- Trong trường hợp có khiếu nại, tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải
có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời lưu đơn khiếu
nại và kết quả giải quyết vào hồ sơ.
- Trình tự khiếu nại và giải quyết khiếu nại:
+ Bước 1: Đại diện nhà sản xuất tiếp nhận hồ sơ và hẹn thời gian trả lời
+ Bước 2: Căn cứ nội dung đơn khiếu nại để xác định nguyên nhân và xác
định người chịu trách nhiệm và tìm biện pháp khắc phục.
+ Bước 3: Trường hợp khiếu nại chưa được giải quyết thỏa đáng hai bên
cần phải thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền.
3. VietGap về chăn nuôi

3.1. Các yêu cầu về địa điểm đặt trang trại nuôi

- Khoảng cách từ trang trại đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường
xuyên tập trung đông người, đường gia thông chính, nguồn nước mặt tối thiểu
100m, nhà máy chế biến, giết mổ và chợ buôn bán gia súc tối thiểu 01km
- Có đủ nguồn nước sạch phục vụ chăn nuôi và xử lý chất thải môi trường

3.2. Các yêu cầu bố trí trong khu vực chăn nuôi

- Trang trại phải có sơ đồ thiết kế, đảm bảo thông thoáng, đảm bảo phòng chống
cháy nổ, dễ dàng vệ sinh, đảm bảo an toàn sinh học, bố trí riêng biệt các khu
chuồng, kho thức ăn, thuốc thú y, vật tư, công trình cấp nước và khu xử lý chất
thải
- Trang trại nuôi phải có tường hoặc hàng rào xung quanh để kiểm soát được
người, động vật và phương tiện ra vào
- Tại các cổng ra vào và các khu chuồng nuôi phải bố trí hố hoặc khu vực khử
trùng

3.3. Các yêu cầu về chuồng nuôi và trang thiết bị dùng trong chăn nuôi

- Chuồng lợn phải được thiết kế phù hợp với từng lứa tuổi và mục đích sử dụng
- Máng ăn, uống dùng phải được đảm bảo không gây độc và dễ vệ sinh, tẩy rửa
- Các thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quá trình chăn nuôi phải được đảm bảo an
toàn, vệ sinh và dễ tẩy rửa

3.4. Các yêu cầu về giống và quản lý nguồn gốc con giống, quy trình chăn nuôi

- Giống phải có nguồn gốc rõ ràng


- Con giống được đưa vào từ bên ngoài phải đảm bảo khỏe mạnh và được nuôi
đúng cách theo hướng dẫn của cơ quan thú y
- Phải có quy trình chăn nuôi cho từng đợt giống theo mục đích sử dụng và Thực
hiện đúng quy trình chăn nuôi
- Áp dụng đứng phương thức quản lý “cùng vào- cùng ra” theo thứ tự ưu tiên là:
cả khu => từng dãy => từng chuồng => từng ô.

3.5. Các yêu cầu về vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trong chăn nuôi

- Trang trại phải có đầy đủ trang thiết bị và quy trình vệ sinh, tiêu độc, khử
trùng, đảm bảo an toàn sinh học
- Tất cả mọi người vào trang trại phải mặc quần áo, giày dép bảo hộ phù hợp,
thực hiện đầy đủ các biện pháp khử trùng trong trang trại, khi di chuyển trong
trang trại theo thứ tự
- Các phương tiện ra vào trang trại phải thực hiện các biện pháp khử trùng
- Có lịch và định kì phun thuốc khử trùng: trong chuồng nuôi phun 1 tuần 1 lần,
ngòi chuồng nuôi phun 2 tuần 1 lần
- Có lịch và thực hiện phát quang bụi rậm xung quanh khu chuồng nuôi; định kỳ
vệ sinh hệ thống cống rãnh 1 lần/tháng.
- Sau mỗi đợt nuôi hoặc sau khi chuyển đàn phải rửa sạch và khử trùng chuồng,
thiết bị trong chuồng và để trống chuồng ít nhất 7 ngày.
- Thiết bị, dụng cụ và phương tiện phục vụ trong chăn nuôi phải được tiêu độc,
khử trùng thường xuyên.

3.6. Các yêu cầu về quản lý thức ăn và nước uống cho vật nuôi

3.6.1. Quản lý thức ăn

- Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng và bảo đảm sạch, an toàn.


- Không sử dụng thức ăn có hoặc cho vào thức ăn chăn nuôi các hóa chất, kháng
sinh trong Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh
doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam do Bộ
Nông nghiệp và PTNT ban hành.
- Thức ăn dự trữ phải được bảo quản trong kho bảo đảm khô ráo, thoáng, chống
được động vật và côn trùng gây hại; không để quá hạn sử dụng.
- Có ghi chép đầy đủ và lưu giữ các thông tin về xuất, nhập và sử dụng thức ăn,
các thông tin khi sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn.
- Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh khu vực sản xuất thức ăn, kho chứa thức ăn
và nguyên liệu thức ăn để tránh gây ô nhiễm.

3.6.2. Quản lý nước trong chăn nuôi

- Nguồn nước cho chăn nuôi phải bảo đảm an toàn, định kỳ kiểm tra E.coli và
Coliform.
- Có lịch và thực hiện kiểm tra thường xuyên hệ thống lọc, cấp nước cho trang
trại chăn nuôi

3.7. Quản lý vận chuyển/di chuyển đàn nuôi

- Vận chuyển lợn giữa các trại hoặc xuất bán phải có phương tiện vận chuyển
phù hợp.
- Trước và sau khi vận chuyển lợn, phương tiện vận chuyển phải được khử trùng.
3.8. Quản lý dịch bệnh đàn vật nuôi

- Lập kế hoạch phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc. Có quy trình phòng bệnh,
tẩy giun sán phù hợp cho các đối tượng và thực hiện đúng quy trình.
- Có hồ sơ theo dõi đàn lợn về dịch bệnh, nguyên nhân phát sinh, các loại thuốc
phòng và điều trị.
- Chỉ sử dụng các loại thuốc thú y có trong Danh mục quy định được phép sản
xuất, kinh doanh tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành
- Khi có vật nuôi ốm phải nhốt ra nuôi cách ly; khi phát hiện có dịch bệnh phải
báo cho cán bộ thú y để có biện pháp xử lý, phải ngừng xuất giống, sản phẩm
và vật tư sử dụng trong chăn nuôi ra ngoài trại.

3.9. Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường

- Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày, chuyển đến nơi tập trung và xử lý
theo quy định hiện hành, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.
- Vị trí tập trung chất thải để xử lý phải để cuối trại, xa khu chuồng nuôi, xa nơi
cấp nước, tránh tràn. Phải có quy trình xử lý chất thải trong trại CN.
- Chất thải lỏng phải được thu theo đường riêng vào khu xử lý chất thải và xử lý
theo quy định của Nhà nước bảo đảm an toàn trước khi thải ra môi trường

3.10. Kiểm soát động vật và côn trùng gây hại

- Trại phải có kế hoạch kiểm soát động vật, loài gặm nhấm và côn trùng gây hại.

3.11. Yêu cầu về nhân sự và quản lý nhân sự

- Trại cần có sơ đồ tổ chức, có quy trình xử lý khẩn cấp khi có sự cố và tai nạn
xảy ra.
- Chủ trang trại phải thực hiện theo Luật Lao động đối với người lao động trong
trại.
- Người lao động phải đủ sức khỏe, được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ và
được khám sức khỏe định kỳ.
- Người lao động phải được tập huấn về quy trình chăn nuôi – thú y, các quy
định về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động, bảo vệ môi trường.

3.12. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

Trang trại chăn nuôi phải lập sổ, ghi chép, theo dõi và lưu trữ các thông tin trong
quá trình chăn nuôi. Cụ thể như sau:

- Thông tin chung của trại chăn nuôi: Tên trại chăn nuôi/chủ trại; địa chỉ; diện
tích chuồng trại chăn nuôi; sơ đồ chuồng nuôi.
- Ghi chép nhận nguyên liệu hoặc thức ăn: Ngày, tháng, năm nhập; loại thức ăn;
số lượng; nguồn gốc; ngày và lô sản xuất; hạn sử dụng.
- Ghi chép xuất nguyên liệu, thức ăn: Ngày, tháng, năm xuất; loại thức ăn; số
lượng; nguồn gốc; ngày sản xuất; hạn sử dụng.
- Ghi chép trộn thức ăn: Ngày, tháng, năm trộn; loại khẩu phần; dùng thuốc/chất
bổ sung và liều lượng; khu trại, dãy chuồng hoặc ô chuồng sử dụng.
- Ghi chép mua/chuyển lợn: Ngày, tháng, năm mua/chuyển lợn; số lượng; nguồn
gốc; giống; lứa tuổi; tình trạng sức khỏe.
- Ghi chép kế hoạch phòng bệnh: Quy trình phòng bệnh của trại; ngày, tháng,
năm sử dụng vắc xin; tên vắc xin; nguồn gốc vắc xin; ngày và lô sản xuất; liều
lượng dùng cho các loại vật nuôi; cách dùng.
- Ghi chép điều trị bệnh cho các vật nuôi: Ngày, tháng, năm mắc bệnh; số
lượng/hoặc số ô chuồng nuôi mắc bệnh; triệu chứng; bệnh tích (nếu có); ngày,
tháng, năm điều trị; tên thuốc sử dụng; liều lượng, cách dùng; người điều trị;
thời gian ngưng thuốc; kết quả điều trị.
- Ghi chép xuất, bán: Ngày, tháng, năm xuất bán; loại; số lượng bán ra (con);
khối lượng; lý do; ngày tiêm phòng/trị bệnh lần cuối; loại vắc xin/thuốc thú y
đã sử dụng lần cuối.

Tất cả các sổ ghi chép trên được theo dõi thường xuyên và được lưu trữ tại trại ít
nhất 12 tháng.

3.13. Quy định về tự kiểm tra, đánh giá trong nội bộ trang trại/công ty

- Chủ trang trại phải tổ chức tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần.
- Việc kiểm tra phải được thực hiện bằng bảng kiểm tra đánh giá; sau khi kiểm
tra xong, tổ chức, cá nhân chăn nuôi hoặc kiểm tra viên có nhiệm vụ ky vào
bảng kiểm tra đánh giá. Bảng tự kiểm tra đánh giá, bảng kiểm tra (đột xuất,
định kỳ) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải được lưu trong hồ sơ.
- Chủ trang trại chăn nuôi phải tổng kết và báo cáo kết quả tự kiểm tra cho cơ
quan quản lý chất lượng khi có yêu cầu.

3.14. Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại

- Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải có mẫu đơn khiếu nại khi khách hàng yêu cầu.
- Trong trường hợp có khiếu nại, tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải có trách nhiệm
giải quyết theo quy định của pháp luật và lưu đơn thư khiếu nại cũng như kết
quả giải quyết vào trong hồ sơ.

4. VietGap về thủy sản

4.1. Địa điểm nuôi, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị


4.1.1. Địa điểm nuôi:

- Phải nằm ở những khu vực có nguy cơ ô nhiễm thấp nhất đối với thuốc trừ sâu,
thuốc diệt cỏ, phân hóa học và có thể kiểm soát các nguồn ô nhiễm.
- Nằm ngoài phạm vi các khu vực bảo tồn quốc gia hoặc quốc tế, RAMSAR theo
quy định hiện hành.

4.1.2. Cơ sở hạ tầng:

- Phải được thiết kế, xây dựng, vận hành, duy trì để phòng ngừa sự lây
nhiễm/giảm thiểu rủi ro do lây nhiễm các mối nguy (nước thải, nhà vệ sinh,
động vật nuôi, dầu máy/nhiên liệu, bếp ăn tập thể, khu chứa chất thải, các
phương tiện đường thủy) gây mất an toàn thực phẩm, an toàn bệnh dịch đến
sản phẩm thủy sản và không làm nhiễm mặn nguồn nước ngọt tự nhiên.
- Có khu làm việc, khu sinh hoạt đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người lao động
đối với trường hợp người lao động ở lại cơ sở nuôi.

4.1.3. Biển báo, biển cảnh báo, sơ đồ cơ sở nuôi:

- Có biển báo ở từng hạng mục công trình và sơ đồ chỉ dẫn phù hợp với biển báo
trên thực tế, bao gồm tọa độ địa lý của cơ sở nuôi.
- Có biển cảnh báo tại các vị trí có nguy cơ gây mất an toàn lao động (điện cao
thế, độ sâu ngập nước, thùng đựng hóa chất, nơi chứa chất thải nguy hại, nước
có chứa hóa chất xử lý v.v…); có nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm (khu vực
cách ly thủy sản nhiễm bệnh, khu vực không dành cho khách tham quan…).

4.1.4. Trang thiết bị, máy móc, dụng cụ phục vụ sản xuất:

- Phải thiết kế, vận hành, bảo dưỡng nhằm đảm bảo trang thiết bị, máy móc,
dụng cụ phục vụ sản xuất không là mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an
toàn lao động.
- Phải có thiết bị hoặc dụng cụ sơ cứu và hướng dẫn sơ cứu để xử lý trong trường
hợp cần thiết.
- Phải trang bị bảo hộ lao động cần thiết cho người lao động để giảm thiểu nguy
cơ gây mất an toàn lao động.
- Phái có sẵn dụng cụ, vật liệu xử lý trong trường hợp đổ, tràn hóa chất.
- Trường hợp trữ và sử dụng các loại nhiên liệu, xăng, dầu, hóa chất khác, phải
đảm bảo không gây ô nhiễm đến thủy sản nuôi, môi trường nước và đảm bảo
an toàn cho người lao động, phòng chống cháy nổ.

4.2. Điều kiện nuôi


Đáp ứng quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản tại Khoản 1 Điều 38 Luật Thủy
sản 2017 và Điều 34 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

4.3. Bảo vệ môi trường

4.3.1. Cam kết bảo vệ môi trường:

- Cơ sở nuôi phải có “Cam kết bảo vệ môi trường” hoặc “Báo cáo đánh giá tác
động môi trường” theo quy định hiện hành.
- Cơ sở nuôi phải thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường như đã cam kết hoặc đã
đề cập đến trong báo cáo.

4.3.2. Sử dụng nước:

- Cơ sở nuôi không được sử dụng nước sinh hoạt (nước máy) cho mục đích nuôi
trồng thủy sản.
- Cơ sở nuôi sử dụng nước ngầm để nuôi trồng thủy sản phải theo đúng quy định
hiện hành.

Ví dụ: Ở những vùng, khu vực khan hiếm nước sinh hoạt hoặc thường
xuyên bị hạn hán, thiếu nước, cơ sở nuôi phải hạn chế việc khai thác nước dưới
đất có chất lượng đáp ứng yêu cầu làm nguồn cấp cho sinh hoạt để nuôi trồng
thủy sản.

4.3.3 Bảo vệ nguồn nước ngọt tự nhiên:

- Cơ sở nuôi phải thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ nguồn nước mặt,
nước ngầm, hạn chế nhiễm mặn nguồn nước ngọt tự nhiên.
- Không được xả nước mặn vào nguồn nước ngọt tự nhiên.
- Phải thông báo cho các cơ quan quản lý môi trường và cộng đồng địa phương
khi phát hiện ra hiện tượng nhiễm mặn nguồn nước ngọt tự nhiên, nước ngầm.

4.4. Yêu cầu về nhân sự

- Người quản lý cơ sở nuôi phải có kiến thức về nuôi trồng thủy sản, được tập
huấn về VietGAP thủy sản hoặc có Giấy chứng nhận tham gia lớp tập huấn về
ATTP trong nuôi trồng thủy sản của cơ quan có thẩm quyền.
- Người lao động làm việc tại cơ sở nuôi phải được tập huấn (nội bộ hoặc bên
ngoài) về VietGAP thủy sản và áp dụng đúng các hướng dẫn về thực hành nuôi
trồng thủy sản tốt trong sản xuất; được tập huấn về an toàn lao động theo đúng
các vị trí làm việc.
- Trường hợp cơ sở nuôi áp dụng các công nghệ mới (tiêm vắc xin cho cá),
người lao động tham gia công đoạn nào, cần được tập huấn về công đoạn đó.
4.5. Tài liệu và lưu trữ hồ sơ

- Tài liệu áp dụng trong cơ sở nuôi phải được phê duyệt/ xem xét, cập nhật, phê
duyệt lại khi cần và kiểm soát bởi người có trách nhiệm của cơ sở nuôi và đảm
bảo việc sử dụng đúng tài liệu còn hiệu lực.
- Tài liệu cần sẵn có trước khi bắt đấu vụ nuôi. Danh mục tài liệu ít nhất bao
gồm nhưng không giới hạn những tài liệu theo quy định tại Phụ lục A.
- Cơ sở nuôi phải thực hiện ghi chép, duy trì và luôn sẵn có hồ sơ/bằng chứng
chứng minh về việc đã tuân thủ các quy định VieetGAP trong quá trình sản
xuất, bao gói, ghi nhãn; phải đảm bảo khả năng truy xuất khi có yêu cầu. Nội
dung ghi chép, hồ sơ trong quá trình sản xuất ít nhất bao gồm nhưng không
giới hạn theo quy định tại Phụ lục B. Hồ sơ liên quan đến quá trình sản xuất,
bao gói, ghi nhãn phải được lưu trữ ít nhất 24 tháng tính từ thời điểm thu
hoạch. Hồ sơ pháp lý, nhân sự, môi trường phải được lưu trữ cho đến khi có sự
thay đổi.

4.6. Kế hoạch sản xuất

- Cơ sở nuôi phải có quy trình sản xuất nội bộ và kế hoạch sản xuất phù hợp với
điều kiện sản xuất, các yêu cầu của VietGAP. Quy trình và kế hoạch này phải
được xem xét, điều chỉnh khi cần thiết.
- Nội dung cơ bản của quy trình sản xuất nội bộ bao gồm ít nhất nhưng không
giới hạn những nội dung sau:
+ Quy trình nuôi trồng và chăm sóc (bao gồm biện pháp phòng ngừa và
phác đồ điều trị, biện pháp xử lý khi phát hiện bệnh/dịch bệnh), thu
hoạch, vận chuyển;
+ Quy trình bao gói, dán nhãn.

5. Các chứng nhận

5.1. Điều kiện chung:

- Thứ nhất: về kỹ thuật sản xuất.


- Thứ hai: tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, bao gồm các biện pháp đảm bảo
không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.
- Thứ ba: tiêu chuẩn về môi trường làm việc, mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm
dụng sức lao động của nông dân.
- Thứ tư: truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tiêu chuẩn này cho phép xác định được
những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
5.2. Các chứng nhận và đơn vị

5.2.1. VietGAP trồng trọt

- Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, tỉnh Lâm Đồng
- Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert
- Trung tâm Phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội
- Trung tâm chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 2
- Trung tâm kiểm định chất lượng giống và vật tư hàng hóa nông nghiệp Thái
Nguyên
- Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT)
- Viện Nghiên cứu hạt nhân
- Trung tâm Chất lượng nông lâm thuỷ sản vùng 1
- Công ty cổ phần giám định cà phê và hàng hóa xuất khẩu (CAFECONTROL)
- Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ sinh học thuộc Sở Khoa học và Công nghệ
tỉnh Tiền Giang
- Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3)
- Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp HCM
- Trung tâm chất lượng Nông lâm thủy sản Vùng 3 (Khánh Hòa)
- Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản Vùng 6 (Cần Thơ)
- Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản Vùng 5 (Cà Mau)
- Trung tâm chất lượng Nông lâm thủy sản Vùng 4 (TP. Hồ Chí Minh)
- Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long Bình Thuận

5.2.2. VietGAP chăn nuôi:

- Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản Vùng 1 (Hải phòng)
- Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản Vùng 2 (Đà Nẵng)
- Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản Vùng 3 (Khánh Hòa)
- Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản Vùng 4 (TP. Hồ Chí Minh)
- Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản Vùng 6 (Cần Thơ)
- Trung tâm Phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội
- Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT)
- Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert

5.2.3. VietGAP thủy sản

- Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT)


- Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert
- Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản Vùng 2 (Đà Nẵng)
- Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản Vùng 4 (TP. Hồ Chí Minh)
- Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản Vùng 5 (Cà Mau)
- Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm, Kiểm định nuôi trồng thủy sản Hà Nội
- Trung tâm chuyển giao công nghệ và dịch vụ thủy sản Việt Nam (FITES)

6. Quy trình đánh giá và chứng nhận VietGAP

Quy trình chứng nhận VIETGAP chăn nuôi cần chú ý những nội dung sau:

6.1. Hồ sơ xin cấp chứng nhận VIETGAP chăn nuôi


Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đăng ký chứng nhận VietGAP. Trong trường hợp nhà sản xuất đăng ký
kiểm tra chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên thì cần gửi kèm
theo Danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất);
- Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết kế, bố
trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản;
- Kết quả kiểm tra đánh giá nội bộ theo quy định;

Ngay khi nhận được hồ sơ đăng ký. Tổ chức chứng nhận sẽ xem xét hồ sơ, hướng dẫn
bằng văn bản cho nhà sản xuất bổ sung hồ sơ còn thiếu hoặc chưa đúng quy định. Sau
khi nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ, Tổ chức chứng nhận VietGAP chăn
nuôi sẽ thỏa thuận để ký hợp đồng chứng nhận VietGAP với nhà sản xuất.

6.2. Kiểm tra chứng nhận VietGAP


- Trong thời hạn không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi ký Hợp đồng
Chứng nhận, Tổ chức Chứng nhận thành lập Đoàn kiểm tra và thực hiện kiểm
tra lần đầu tại địa điểm sản xuất của nhà sản xuất.
- Trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra,
Tổ chức Chứng nhận cấp Giấy chứng nhận VietGAP cho nhà sản xuất đủ điều
kiện.

6.3. Hiệu lực của Giấy chứng nhận VietGAP


- Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực tối đa 02 (hai) năm kể từ ngày cấp;
- Giấy chứng nhận VietGAP được gia hạn tối đa 03 (ba) tháng đối với trường
hợp cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận nhưng không tiếp tục đăng ký
cấp lại sau khi hết hạn;
- Công bố sản phẩm được sản xuất theo VietGAP.

6.4. Duy trì chứng nhận


- Đánh giá lần đầu: Được thực hiện sau khi cơ sở nuôi ký hợp đồng chứng nhận
VietGAP.
- Đánh giá hành động khắc phục: Thực hiện sau khi cơ sở nuôi được đánh giá
nhưng chưa đủ điều kiện được cấp
hoặc duy trì, mở rộng giấy chứng nhận VietGAP.
- Đánh giá lại: Được thực hiện khi cơ sở nuôi yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận
VietGAP đã hết hiệu lực.
- Đánh giá giám sát: Được thực hiện sau khi cơ sở nuôi được cấp chứng nhận
VietGAP. Đánh giá giám sát có thể được thực hiện định kỳ (báo trước) hoặc
đột xuất (không báo trước); số lần đánh giá giám sát do tổ chức chứng nhận
quyết định tùy trường hợp cụ thể.

Nhà sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAP gửi hồ sơ công bố sản phẩm được
sản xuất theo VietGAP đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi nhà sản xuất
đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Chương 2: Quy trình trồng cam sành theo tiêu chuẩn VietGap

1. Tìm hiểu chung về cam sành

1.1. Nguồn gốc

Cam sành là một giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh có quả gần như quả cam, có
nguồn gốc từ Việt Nam. Quả cam sành rất dễ nhận ra nhờ lớp vỏ dày, sần sùi giống bề
mặt mảnh sành, và thường có màu lục nhạt (khi chín có sắc cam), các múi thịt có màu
cam.

Cam sành được gắn nhiều tên khoa học khác nhau như Citrus nobilis, Citrus reticulata,
hay Citrus sinensis, trên thực tế nó là giống lai tự nhiên: C. reticulata x C. sinensis

Cam Sành phân bố rộng khắp Việt Nam từ Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Bắc
Giang tới Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ. Nhưng nhìn chung Cam Sành thích hợp
với vùng đất phù sa cổ màu mỡ, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Đồng Bằng Sông
Cửu Long.

Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long: một số vùng chuyên trồng Cam Sành như: Tam
Bình, Trà Ôn (Vĩnh Long); Cái Bè, Châu Thành, Chợ Gạo (Tiền Giang); Mỹ Khánh,
Ô Môn (Cần Thơ)…

Tại các tỉnh phía Bắc: Hà Giang – Tuyên Quang – Yên Bái là vùng cam chủ yếu. Tại
vùng này cho năng suất cao. Quả Cây Cam Sành được thu hoạch vào dịp Tết cũng
mang lại cơ hội bán được giá hơn. Tại tỉnh Tuyên Quang, nổi tiếng nhất là Cam Sành
Hàm Yên. Cam được trồng bạt ngàn tại xã Phù Lưu và một số xã lân cận. Đây là vùng
có năng suất trồng cam rất tốt, quả Cam thơm ngon.
Ngày nay, nhờ ứng dụng kỹ thuật trồng Cam Sành Ghép và kỹ thuật chăm sóc, bón
phân, tưới nước nên bà con nhà vườn có thể xử lý cho cây ra hoa theo ý muốn. Cam
Sành trồng theo phương pháp mới cho thu hoạch quanh năm, cứ mỗi tháng hai một
lần. Đặc biệt vào mùa nghịch (Cam trái vụ) cho lợi nhuận cao gấp 2, 3 lần mùa thuận
(mùa chính vụ), đem lại nguồn thu lớn.

1.2. Giá trị dinh dưỡng

Mỗi 100 gr quả cam sành có chứa

Nước 87.6 g

Carotene 1.104 microgram


Vitamin C 30 mg

Chất tinhbột 10,9 g


Kali (K) 93 mg

Canxi (Ca) 26 mg
Magnesium 9 mg

Chất xơ 0,3 g
Natri (Na) 4,5 mg

Chromium 7mg
Phốt Pho (P) 20 mg
Sắt 0,32 mg
Giá trị năng lượng 48 Kcal.

Giữ cho thận khỏe mạnh

Hãy giúp cho thận luôn khỏe mạnh bằng cách tiêu thụ mỗi ngày ít nhất một quả cam.
Đây là cách rất tốt để bổ sung citrate vào cơ thể. Từ đó sẽ làm chậm lại tiến trình tạo
ra sỏi thận đồng thời làm giảm nguy cơ mắc những bệnh liên quan tới thận.

Hỗ trợ tiêu hóa

Cam chứa lượng chất xơ dồi dào, do vậy hỗ trợ quá trình tiêu hóa rất hiệu quả. Cam
sành còn giúp ngăn ngừa tình trạng trào ngược axit và viêm loét dạ dày. Đặc biệt, tình
trạng táo bón mãn tính. Không những vậy, các thành phần chứa trong quả cam còn
giúp mọi người ngăn ngừa các vấn đề về dạ dày đấy nhé.
Tăng cường thể lực

Một cốc nước cam có thêm chút muối để hồi phục lại thể lực nhanh chóng nhất. Bởi
lượng đường fructoza cùng 85% lượng nước trong cam sành sẽ được cơ thể hấp thụ
nhanh chóng, có tác dụng bồi bổ thể lực và giải khát.

Chống ung thư

Có nhiều nhà khoa học đã từng chỉ ra rằng tác dụng của nước cam có thể phòng chống
ung thư. Cam sành chứa các hoạt chất thuộc nhóm flavonoid như naringinin và
hesperitin. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy kết quả rằng nước cam còn làm giảm các
căn bệnh bạch cầu ở trẻ em, chống lại ung thư gan, ung thư vú, ruột kết.

Nhanh lành vết thương

Bên cạnh đó, nước cam còn chứa thành phần folate, đây là một vitamin thuộc nhóm B
có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành các tế bào mới đồng thời thúc đẩy
sự làm lành của các vết thương.

Cho trái tim khỏe mạnh hơn

Trong cam rất nhiều kali, là một khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của hệ tim mạch.
Hàm lượng kali trong cơ thể thấp có thể khiến nhịp tim trở nên bất thường, đặc biệt
khi bạn bị bệnh tim. Tình trạng thiếu kali là vấn đề khá phổ biến hiện nay, nên đây là
lý do rất quan trọng mà bạn nên tiêu thụ những thực phẩm giàu chất kali. Và cam là
một trong số các thực phẩm đó.

Ngăn chặn virus xâm nhập

Việc tiêu thụ những thực phẩm giàu polyphenol sẽ giúp bạn tăng cường được hệ thống
miễn dịch, từ đó giúp bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi việc bị nhiễm virus. Cam sành chứa
rất nhiều polyphenol – một chất chống viêm, phòng chống virus, chống dị ứng, chống
tăng sinh và chống ung thư.

Tăng lượng chất xơ

Chắc hẳn không ít người đã biết đến công dụng này của trái cam đó là tăng cường chất
xơ. Một chất có vai trò cực kỳ quan trọng với sự kiểm soát mức cholesterol, từ đó
giảm nguy cơ mắc xơ vữa động mạch. Ngoài ra, chất xơ cũng còn giúp kiểm soát
được căn bệnh tiểu đường tuýp 2. Trong cam có nhiều chất xơ nên khi ăn loại quả này
thường xuyên sẽ giúp các bạn tăng chất xơ đồng thời cải thiện sức khỏe của bạn.

Chữa táo bón


Như đã nói đên ở trên, cam sành rất giàu chất xơ –gồm chất xơ hòa tan và chất xơ
không hòa tan, đây là điều cần thiết đối với sức khỏe tiêu hóa đồng thời duy trì việc đi
tiểu diễn ra đều đặn. Bổ sung một trái cam sành mỗi ngày có thể giúp chúng ta tránh
hội chứng ruột kích thích, táo bón. Uống một ly nước cam tươi mỗi ngày có thể giúp
bạn nhuận tràng.

1.3. Giá trị kinh tế

Cây cam sành là một trong những loại cây ăn quả được người tiêu dùng trong nước ưa
chuộng, giá cam sành loại tốt thường biến động trong khoảng từ 8.000 -12.000
đồng/kg, đã có những điển hình thu nhập cao nhờ trồng cam sành như năm thứ ba sau
trồng có thể thu được 40 triệu đồng/4000 m2, năm thứ tư 70 triệu đồng/4000 m2, năm
thứ năm 100 triệu đồng/ 4000m2…

1.4. Thực trạng trồng cam sành hiện nay

Chất lượng quả cam sành chưa đồng đều, năng suất không ổn định; diện tích trồng
cam theo hướng VietGAP còn ít; sự liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa
người dân và doanh nghiệp chỉ mới manh nha.

Bên cạnh đó, các hộ dân chưa thật sự quan tâm chất lượng cây giống, vẫn sử dụng cây
giống bằng phương pháp chiết cành, nhân giống tại vườn, khả năng chống chịu sâu
bệnh kém. Trong khi đó, công tác sản xuất giống chưa đáp ứng nhu cầu cho sản xuất.

Hơn nữa, phương pháp tập huấn cho người trồng cam còn đơn điệu, nặng về lý thuyết,
việc tập huấn tại hiện trường chưa được áp dụng rộng rãi; đường giao thông ở một số
xã còn trắc trở, ảnh hưởng việc vận chuyển, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm; việc thu
hoạch một số nơi chưa đúng quy trình kỹ thuật...

2. Quy trình sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn VietGap

2.1. Cây trống

Phải sử dụng giống cây trồng có nguồn gốc rõ ràng, được phép sản xuất, kinh doanh
tại Việt Nam hoặc giống địa phương đã được sản xuất, sử dụng lâu năm không gây
độc cho người. Trường hợp mua giống tại các cơ sở đã được công bố và được tiếp
công bố tiêu chuẩn cây giống xuất vườn ươm.

Cần lựa chọn giống có khả năng kháng sâu bệnh và sử dụng hạt giống, cây giống
khỏe, sạch sâu bệnh để giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
2.2. Thời vụ

Trồng cam sành thích hợp nhất là vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa sẽ giúp cây phát
triển khỏe mạnh nhanh bén rễ thích nghi nhanh với đất. Thích hợp trồng vào tháng 4
hoặc tháng 5 dương lịch, lúc đấy mùa mưa bắt đầu trồng sẽ giúp cây cho năng suất
cao.

2.3. Một số điều kiện tự nhiên khi trồng cây

Đất

Cam sành khá dễ trồng nên được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, và nhiều kiểu
khí hậu khác nhau. Từ Tây Nguyên cho đến trung du, vùng núi đều có thể trồng được.
Chỉ cần đất pha thịt, thuộc tầng canh tác từ 0.5 đến 1m. Độ pH dao động từ 5 đến 6.5
và lượng mưa phân bố chừng 1000 đến 2000mm/ năm và phân bố đều là được.

Nếu trồng cam ở vùng đất trũng thấp thì cần dào mương, làm luống. Còn trồng ở vùng
cao thì cần đánh bồn để tiện việc tưới nước vào mùa khô và cả việc giữ nước.

Vùng sản xuất rau áp dụng theo VietGAP phải phải cách xa các khu vực có thể gây ô
nhiễm về hóa học, sinh học và vật lý (khói, bụi, chất thải, hóa chất độc hại từ hoạt
động giao thông vận tải, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, sinh hoạt
khu dân cư, bệnh viện, khu chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung, nghĩa trang …). Trước
khi tiến hành sản xuất, người sản xuất phải tiến hành đánh giá các yếu tố trên. Bao
gồm hiện trạng sử dụng đất của vùng sản xuất và vùng lân cận và lịch sử trước đó của
vùng sản xuất.

+ Phải đánh giá nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm về hóa học và sinh học từ các hoạt
động trước đó và từ các khu vực xung quanh. Trường hợp xác định có mối nguy phải
có biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát hiệu quả hoặc không tiến hành sản xuất (ví dụ sử
dụng thuốc BVTV trước đó không đúng chủng loại, liều lượng, nồng độ, thuốc ngoài
danh mục..., hàm lượng kim loại nặng, bón phân cao....)

+ Đất trồng phải là đất cao, dễ thoát nước, phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát
triển của cây bơ.

+ Định kỳ hàng năm phải tiến hành lấy mẫu đất để phân tích, đánh giá các nguy cơ về
hóa học, sinh học, vật lý. Việc lấy mẫu phải do người lấy mẫu được cấp chứng chỉ của
Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp &PTNT cấp, mẫu phải được phân tích tại các phòng
thí nghiệm được chỉ định.

Nhiệt độ
Cam có thể trồng ở vùng có nhiệt độ từ 12 - 39 đô ̣ C, trong đó nhiệt độ thích hợp nhất
là từ 23 - 29 đô ̣ C. Nhiệt độ thấp hơn 12,5độ C và cao hơn 40độ C cây ngừng sinh
trưởng. Nhìn chung nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động
sống của cây cũng như năng suất, chất lượng quả.

Nhiệt độ tốt nhất cho sinh trưởng của các đợt lộc trong mùa xuân là từ 12 - 20oC,
trong mùa hè từ 25 - 30oC, còn cho hoạt động của bộ rễ từ 17 - 30oC. Nhiệt độ tăng
trong phạm vi từ 17 - 30oC thì sự hút nước và các chất dinh dưỡng tăng và ngược lại,
do liên quan đến bốc hơi nước và hô hấp của lá.

Độ ẩm

Cam là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng vì rễ của cam quýt thuộc loại rễ
nấm (hút dinh dưỡng qua một hệ nấm cộng sinh), do đó nếu ngập nước đất bị thiếu
oxy rễ sẽ hoạt động kém, ngập lâu sẽ bị thối chết làm rụng lá, quả non. Điều này giải
thích tại sao trồng cam quýt trên đất bằng cây có tuổi thọ không cao bằng trồng trên
đất dốc.

Các thời kỳ cần nước của cam là các thời kỳ: Bật mầm, phân hoá mầm hoa, ra hoa và
phát triển quả. Lượng nước cần hàng năm đối với 1 ha cam quýt từ 9.000 - 12.000 m3,
tương đương với lượng mưa 900 - 1.200 mm/năm. Với cam, lượng nước cần khoảng
10.000- 15.000 m3/ha/năm.

Ánh sáng

Cam không ưa ánh sáng mạnh, ưa ánh sáng tán xạ có cường độ 10.000 - 15.000 Lux,
ứng với 0,6 cal/ cm2 và tương ứng với ánh sáng lúc 8 giờ và 16 - 17 giờ những ngày
quang mây mùa hè. Sở dĩ như vậy là do cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến sự
đồng hoá CO2, cường độ ánh sáng mạnh làm giảm sự đồng hoá CO2 vì bức xạ tăng
trên mặt lá. Nhiệt độ tối thích trên bề mặt lá cho đồng hoá CO2 dao động từ 28 -
30oC. Nhiệt độ thấp hơn mức tối thích cũng làm giảm sự đồng hoá CO2. Kinh nghiệm
muốn có ánh sáng tán xạ cần bố trí mật độ cây dày hợp lý và thường xuyên cắt tỉa
đúng kỹ thuật.

Gió

Gió vừa phải có ảnh hưởng tốt tới việc lưu thông không khí, điều hoà độ ẩm, giảm hại
sâu bệnh, cây sinh trưởng tốt. Tuy nhiên tốc độ gió lớn ảnh hưởng đến khả năng đồng
hoá của cây đặc biệt những vùng hay bị gió bão sẽ làm cây gãy cành rụng quả ảnh
hưởng tới sinh trưởng và năng suất.

2.4. Kỹ thuật trồng cây

- Khoảng cách trồng: 6m x 5m, hoặc 5m x 4m


- Kích thước hố: 40cm x 40cm x 40cm, hoặc 60 x 60 x 60 cm.
- Bón phân vào hố: Bón lót: 30 – 40 kg phân chuồng hoai mục + 0,3 – 0,5 kg lân
+ 0,1-0,2 kg Kali + Vôi bột 0,5 – 1 kg; thuốc sâu bột (Basudin 10H…) 0,1kg).
Trộn đều lượng phân trên (không có vôi và thuốc) với lớp đất mặt và lớp đất
giữa (khi đào hố để riêng). Trải lớp đất dưới xuống hố, tiếp đó lấp phân và đất
đã trộn xuống hố, dùng cuốc phá thành hố sau đó rải vôi lên mặt hố và lấp đất
mỏng 2-3 cm. Tiếp đó bơm nước vào đầy hố, khoảng 10-15 ngày sau bón thuốc
sâu bột trên mặt hố, dùng cuốc đảo trộn đều khoảng 15 ngày sau là trồng được.

Nếu không có phân chuồng có thể sử dụng phân hữu cơ sinh học với lượng 10 – 15
kg/hố. Dùng phân xanh thì phải ủ trước 2 -3 tháng với vôi cho đến khi hoai mục

2.5. Phân bón cho cây

Khi vườn chưa cho quả

Bón 4 đợt/ năm, vào các tháng: 3,6,8,11

- Đợt bón tháng 3 (thúc lộc xuân): 40% Đạm + 40% Kali
- Đợt bón tháng 6 (thúc lộc hè): 20% Đạm + 20% Kali
- Đợt bón tháng 8 (thúc lộc thu): 20% Đạm + 20% Kali
- Đợt bón thnags 11 (chống đỡ qua đông): 100% phân chuồng + 20% Đạm +
20% Kali + 100% Lân + 100% Vôi

Bảng: Lượng bón với vườn chưa cho quả

Năm trồng Phân Đạm (gam) Lân (gam) Kali (gam) Vôi bột
chuồng (kg) (Kg)
Năm thứ 1 50 350 500 350 0,5

Năm thứ 2 50 550 800 550 0,5


Năm thứ 3 50 800 1000 800 0,5

Khi vườn đã cho quả

Khi vườn bước vào thời kì cho quả thì bón 4 đợt/ năm

- Đợt 1: bón thúc cành xuân và đón hoa (tháng 2): 20% Đạm + 20% Kali
- Đợt 2: bón thúc cành hè và nuôi quả (tháng 6): 40% Đạm + 25% Kali
- Đợt 3: bón thúc cành thu và tăng trọng lượng (tháng 8): 25% Đạm + 40% Kali
- Đợt 4: bón sau thu hoạch 15 ngày: 100% phân chuồng + 100% vôi + 100% Lân
+ 15% Đạm + 15% Kali
Bảng: Lượng phân bón với vườn đã cho quả (kg/cây)

Tuổi cây 4 5 6 7 8

Đạm 1,2 1,5 1,9 2 2


Lân 1,5 1,8 1,5 2 2

Kali 1,2 1,5 1,9 2 2


Phân 50-70 50-70 50-70 50-70 50-70
chuồng
Vôi bột 1 1 1 1 1

2.5.1. Triệu chứng thiếu hụt hoặc thừa yếu tố Đạm (N)

Thiếu Nitơ cây mất màu xanh, lá nhỏ, cành non chết khô, chồi ngắn, rụng quả non. Lá
già rụng vào đầu mùa, rìa lá mỏng, cành cây bị chết. Sự thiếu hụt Nitơ tồi tệ hơn khi
lượng phốt pho thấp.

Thừa Nitơ sẽ giảm chất lượng quả và rút ngắn thời gian cất trữ. Quả lớn nhanh, tăng
thời gian quả xanh, chín chậm, vỏ quả dày và thô, tép khô. Dư thừa nitơ thúc đẩy sự
tươi tốt của cây nhưng dễ mẫn cảm với dịch hại và điều kiện ngoại cảnh.

2.5.2. Triệu chứng thiếu hụt hoặc thừa yếu tố lân (P)

Triệu chứng thiếu Lân là lá nhỏ, có màu đồng (màu nâu đỏ), mất vẻ bóng đặc trưng,
thiếu lân nặng sẽ gây ra khô mép lá, rụng nhiều, cành nhỏ và khô, quả thô, sần sùi, vỏ
dày, chứa ít nước và nước rất chua

Thừa lân không gây ra bất kì tổn thất gì về năng suất, chất lượng trái cây, nhưng có
thể tác động làm thiếu kẽm trong cây và giảm hiệu quả sản xuất.

2.5.3. Triệu chứng thiếu hụt hoặc thừa yếu tố Kali (Ka)

Thiếu Kali, cây tăng trưởng chậm, lá nhỏ chuyển màu vàng hoặc đồng sau đó bị rụng.
Cành cây suy yếu, và giảm tỷ lệ nở hoa. Lá vàng loang lổ, sự biến vàng bắt đầu từ gần
nửa đỉnh của lá, sau đó trở nên sạm. Quả nhỏ, da mỏng và mịn, xu hướng chuyển màu
sớm, và chia tách một cách dễ dàng. Thiếu Kali ít không ảnh hưởng đến năng suất,
mặc dù quả có thể nhỏ hơn. Thiếu kali nghiêm trọng làm giảm năng suất do tăng tỷ lệ
rụng hoa quả
Thừa kali không ảnh hưởng đến chất lượng quả nhưng quá nhiều kali có thể làm tăng
sự thiếu hụt magie.

2.5.4. Triệu chứng thiếu hụt Magie (Mg)

Khi bị thiếu hụt Magie trầm trọng sẽ gây hiện tượng rụng lá sớm. Toàn bộ phiến lá có
thể bị chết, trừ gân lá chính và phần phiến lá dưới cuống vẫn còn màu xanh. Phần lá
còn màu xanh có hình chữ V ngược. Quả từ cây bị thiếu Magie nói chung bị nhỏ, có
hàm lượng đường và độ axit thấp.

2.5.5. Triệu chứng thiếu hụt Kẽm

Triệu chứng thiếu kẽm là lá vàng gân vẫn xanh. Đây là một trong những tổn hại lớn và
phổ biến về rối loạn dinh dưỡng của cây có múi, lá nhỏ dần và đóng lá dày, có khuynh
hướng mọc thẳng đứng, thân, cành không phát triển, cành non dễ chết, trái nhỏ, chất
lượng kém.

Ngay trong giai đoạn đầu tiên, thiếu kẽm sẽ làm giảm năng suất, giảm sinh lực cây và
làm cho trái nhỏ, chất lượng kém. Triệu chứng lá nhỏ, lá hẹp (ít lá) và màu trắng-vàng
khu vực giữa các tĩnh mạch (đốm lá).

2.5.6. Triệu chứng thiếu hụt Sắt

Sắt (Fe) được cây hấp thu dưới dạng Fe2+. Sắt là thành phần của vài enzyme hay của
nhiều protein tham gia chuyển vận điện tử trong quá trình quang hợp và hô hấp. Các
enzyme này bao gồm catalases, peroxidases và một số cytocrom. Cytocrom hoạt động
cơ chế hô hấp của các tế bào sống. Một số các enzyme đều tham gia phản ứng oxy hóa
khử trong quang hợp. Sắt không phải thành phần của diệp lục tố. Nhưng rất cần cho
sự sinh tổng hợp của diệp lục tố. Thiếu sắt nhẹ, gân lá có màu xanh tối, xuất hiện ở lá
non; khi thiếu trầm trọng, lá non dần dần chuyển sang màu vàng, các lá non về sau sẽ
bị trắng, cây có thể rụng lá, chết cành. Thiếu sắt thường xuất hiện ở đất có pH cao
hoặc đất bón nhiều vôi.

2.5.7. Triệu chứng thiếu hụt hoặc thừa yếu tố Bo

Thiếu Bo làm cho ống phấn ở hoa kém phát triển, dẫn đến không thụ phấn được, làm
cho cây đậu ít quả. Thiếu Bo khiến cho quả có hình dạng không bình thường và cứng
như đá. Những quả như thế rất ít nước

Khi bón nhiều Bo có thể gây ra hiện tượng ngộ độc cho cây. Triệu chứng ngộ độ
thường thấy trên lá già: sự táp là hoặc biến màu vàng nhạt của mép lá và đầu nhọn lá.
Có thể xuất hiện những đốm nâu nhỏ trên phiến lá. Lá ở trên cây ngộ độc nặng do Bo
có thể bị rụng hoặc héo đến khi cây chết
2.6. Tưới nước (Quản lý đất và độ ẩm)

Sau trồng tưới ướt đẫm đất, Sau trồng hai ngày tưới 1 lần, khi cây xanh tốt trở lại 5 – 7
ngày tưới 1 lần. thời kỳ khô hạn, ít mưa nên tưới 3 – 5 ngày 1 lần.
Tưới dặm nếu nắng gắt, thoát nước kịp thời khi bị úng. Tiến hành tủ gốc cam.

Quản lý ẩm độ (nước):

- Thực trạng sản xuất: Hàng năm hầu như lượng mưa phân phối không đều, vì vậy
nhiều thời điểm thiết yếu về nước của cây cam bị khô hạn. Người dân địa phương
phần lớn đều chưa thực hiện được các biện pháp tưới đảm bảo đủ ẩm cho cây vào các
giai đoạn thiết yếu đó. Hoặc có sử dụng một số phương thức tưới, nhưng chưa hợp lý
nên lượng nước cung cấp chưa đúng liều lượng cũng như chưa phù hợp với thời điểm
cần cung cấp. Vì vậy, ảnh hưởng xấu của việc quản lý độ ẩm (nước) đến sản phẩm
quả đối với cây cam sành tại địa phương còn rất lớn.

Nhu cầu về nước cho từng giai đoạn sinh trưởng của vườn cam được xác định như
sau:

+ Thời kỳ ra hoa, đậu quả và phát triển chồi mới: Thời kỳ này, yêu cầu độ ẩm của đất
đạt mức tối hảo, bất cứ một thiếu hụt nước nhỏ nào cũng làm cho lá chồi ngắn lại.
Thiếu nước nghiêm trọng đưa đến bộ lá kém phát triển, hoa không trổ hoàn toàn, quả
đậu ít và rụng quả nhiều. Nếu giai đoạn này, trời không mưa việc cung cấp nước và
duy trì độ ẩm đất tốt là cần thiết. Chỉ số đọc ở trường lực kế cần đạt từ 30 – 60 Cbar.

+ Thời kỳ phát triển quả (cuối giai đoạn rụng quả sinh lý): Sau khi rụng sinh lý quả
còn lại bắt đầu phát triển và lá của chồi mới mọc đầy đặn. Thời kỳ này kéo dài cho
đến cuối giai đoạn phát triển quả, cây cần rất nhiều nước (đặc biệt là khi nhiệt độ
ngoài trời cao). Thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến tiến trình quang tổng hợp, và lượng
nước cần cho quả cũng rất cao ở giai đoạn này. Chỉ số đọc ở trường lực kế cần đạt từ
60 - 90 Cbar.

+ Thời kỳ quả chín: Ở giai đoạn này, không chỉ số lượng mà chất lượng quả còn quan
trọng hơn. Một ẩm độ đất cao sẽ làm kích thích cây phát triển thân lá, gây ảnh hưởng
không tốt đến chất lượng quả và sự tượng hoa sơ khai vụ sau. Để hạn chế việc này và
để cải thiện tốt vụ mới, đất nên giữ vừa khô, không cần phải tưới nước.

+Thời kỳ sau thu hoạch: Sau khi quả được thu hoạch, cây cần một ít nước để duy trì
sự phát triển. Một lượng nhỏ nước sẽ giúp gia tăng tiến trình quang hợp trong lá, thúc
đẩy sự phân hóa hoa để tránh hiện tượng bị khủng hoảng thiếu nước và dinh dưỡng.
2.7. Kỹ thuật làm tăng khả năng ra hoa, đậu quả

Thực trạng sản xuất: Trong quá trình sản xuất thông thường vườn cây vẫn ra hoa, đậu
quả bình thường. Tuy nhiên, cây cam trong khu mô hình một số năm tỷ lệ ra hoa, đậu
quả rất thấp, dẫn đến suy giảm năng suất hoặc cũng có thể bị mất mùa. Nguyên nhân
được xác định là do: phân bón không cân đối, thời tiết thay đổi thất thường.

- Cơ sở khoa học và thực tiễn của kỹ thuật sẽ áp dụng:

Khi bón phân không cân đối sẽ làm dư thừa yếu tố nào đó dẫn đến giảm khả năng ra
hoa, đậu quả. Ví dụ như: sự mất cân đối giữa thừa đạm và thiếu lân, kali, cây sẽ sinh
trưởng lộc mạnh làm giảm số hoa trên cây, cũng như dễ hình thành tầng rời khi đậu
quả non làm rụng quả, giảm năng suất.

Đối với những năm thời tiết thay đổi thất thường: Mưa nhiều về cuối năm làm ảnh
hưởng đến sự phân hóa mầm hoa; Hay hạn nhiều vào giai đoạn chuẩn bị ra hoa, đậu
quả sẽ làm tăng khả năng bị thiếu Bo; Mưa nhiều vào giai đoạn nở hoa sẽ ảnh hưởng
đến quá trình thụ phấn, thụ tinh ... hoặc dễ hình thành tầng rời, làm tăng tỷ lệ rụng
quả, giảm năng suất.

- Kỹ thuật sử dụng:

Đối với những vườn do bón phân không cân đối, tiến hành quan trắc trực tiếp hoặc lấy
mẫu lá, đất phân tích nhanh xác định yếu tố thiếu hụt hoặc dư thừa rồi đưa ra biện
pháp điều chỉnh thích hợp.

Cùng với việc cắt tỉa tạo tán, sử dụng kỹ thuật khoanh cành sau cho quả nhằm tác
dụng tạo Stress cho cây, làm giảm sự sinh trưởng sinh dưỡng và kích thích khả năng
phân hóa mầm hoa, ra hoa, đậu quả và hạn chế sự rụng quả cho cây cam.

Đối với những năm gặp điều kiện bất thuận:

+ Nếu mưa nhiều về cuối năm: Để làm tăng khả năng phân hóa mầm hoa, tùy vào
từng điều kiện cụ thể có thể sử dụng các biện pháp gây tress cho cây như: khoanh
cành, chặn rễ, tăng cường bón phân chuồng, lân và kali, hoặc phun bổ sung các chất
điều tiết có tác dụng ức chế sinh trưởng.

+ Nếu hạn nhiều vào giai đoạn ra hoa, đậu quả: Ngoài việc bổ sung nước tưới kịp thời,
có thể sử dụng phân bón vi lượng bổ sung làm giảm nguy cơ thiếu Bo.

+ Nếu mưa nhiều vào giai đoạn nở hoa: Phun hoặc bón bổ sung Bo thuần để tăng sức
sống của hạt phấn, giúp tăng khả năng thụ tinh, giảm tỷ lệ rụng quả non. Bên cạnh đó
cũng có thể tiến hành khoanh cành sau đậu quả, cũng có tác dụng làm tăng tỷ lệ đậu
quả non. Hoặc sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng mang bản chất Gibberellin,
Cytokinin ...

2.8. Sâu bệnh hại

2.8.1. Sâu vẽ bùa

Sâu non đục vào lá gây nên những đường ngoằn ngoèo, thường đi chung với bệnh loét
gây nên, xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10.

Tỉa cành, bón phân hợp lý, điều khiển sự ra chồi sao cho đồng loạt để hạn chế sư lây
nhiễm liên tục trong năm. Phòng trừ bằng cách phun thuốc sớm ngay từ giai đoạn cây
ra lộc non . Sử dụng 1 trong các loại thuốc: Hoạt chất Cyromazine( Trigard
75WP,100SL…), hoạt chất Abamectin( Reasgant 3.6 EC, Bpdygan 5.4 EC…), hoạt
chất có dầu khoáng có hiệu qủa phòng trị tốt sâu vẽ bùa.

2.8.2. Sâu đục thân, cành:

Sâu đục rỗng thân cành gây chảy mủ, cành chết, gây hại vào tháng 5,6 trong năm. Sâu
đùn mạt cưa ra ngoài miệng hang. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ cành bị hại nặng, chích
thuốc trừ sâu vào lỗ đục (Dùng thuốc hoạt chất Cypermethrin…), có thể rải ít Basudin
10 H…

2.8.3. Nhện đỏ, nhện trắng:

Có thể sử dụng thuốc hoá học khi mật số Nhện đạt 3 con thành trùng /lá hoặc trái. Sử
dụng các loại thuốc đặc trị Nhện, các loại thuốc trừ Sâu gốc Cúc hoặc Lân hữu cơ kết
hợp với Dầu khoáng. Ðể ngăn chặn sự bộc phát tính kháng thuốc, khi sử dụng thuốc
hóa học cần luân phiên các loại thuốc có gốc hóa học khác nhau. Có thể sử dụng các
loại thuốc như Comite 73 EC( Propagite), Trebon 10 EC( etofenprox), Pegasus 500
SC( diafenthiuron), Bi 58( Dimethoat), Ortus 5SC( Fenxyroxymate), Selecron
500EC/ND, Fier 500SC( diafenthiuron), … (theo liều lượng khuyến cáo) và Dầu
khóang DC-Tron Plus (nồng độ 0,5%)…
2.8.4. Bệnh thán thư

– Trên cánh hoa vết bệnh có màu nâu cam, làm rụng hoa để lại cuống và đài hoa. Trên
trái, vết bệnh là những đóm nhỏ, tròn, vàng nhạt, sau lớn dần có màu nâu đậm, vết
bệnh hơi lõm vào và có thể bị nứt ra, trên vết bệnh có những vòng đồng tâm là những
bào tử có nấm màu đen.

– Tác nhân gây hại do nấm Colletotrichum acutatum hay Colletotrichugloeosprioides


hoặc cả 2 gây ra.

– Bệnh thường phát sinh khi cây bắt đầu có hoa, càng về cuối càng nhiều. Các lá phía
dưới bị trước, sau lan lên các lá phía trên. Nếu bệnh phát sinh muộn tác hại không
đáng kể. Đất thiếu canxi và magiê cây thường bị bệnh nặng.

– Phát triển ở vùng đất nghèo chất dinh dưỡng, những vùng đất quá úng hay khô hạn.
Bệnh phát sinh phát triển thích hợp trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ thấp.

– Tạo tán, tỉa cành: cần làm ngay từ khi cây còn nhỏ để cho cây lớn sau này có một bộ
cành lá thấp, gọn và phân bố đều các mặt để nhận được nhiều ánh sáng,

– Cắt bỏ các cành lá và quả bị bệnh tập trung tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh tồn tại
lan truyền. Nếu bị bệnh nặng trước khi phun thuốc cần vệ sinh vườn, góp phần nâng
cao hiệu quả của thuốc.

Chăm bón đầy đủ: Các biện pháp chăm bón chủ yếu là tưới tiêu nước và bón phân
giúp cây sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, tăng sức chống chịu bệnh. Trong mùa mưa
không để vườn cây quá ẩm thấp, có biện pháp thoát nước nhanh sau khi mưa lớn.

– Hiện có nhiều loại thuốc hiệu quả cao với nấm gây bệnh thán thư trên các cây ăn
quả. Trong đó có các loại thuốc tác động tiếp xúc, chủ yếu phòng bệnh và hạn chế
nguồn bệnh lây lan như các thuốc gốc đồng, Mancozel, Propinel… các thuốc có khả
năng hội hấp, hạn chế sự phát triển của nấm bệnh trong cây như các chất
Carbendazim, Difenocanazole, Tebuconazole… Thuốc trừ bệnh cây Carmanthai 80wp
hỗn hợp 2 hoạt chất mancozel và cacbendazim.

Để các thuốc trừ bệnh có hiệu quả cao cần phun đúng lúc khi bệnh mới phát sinh, cỏ
thể phải phun 2-3 lần cách nhau 7-10 ngày, đồng thời kết hợp các biện pháp khác.
2.9. Thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch
Khi quả có màu đỏ da cam và vàng lá cam 1/3 – ¼ diện tích vỏ quả thì thu hoạch, thu
hoạch và ngày nắng ráo, dùng kéo cắt hạn chế rụng lá gãy cành.

Trong quá trình vận chuyển cam sành, không được để chung với các sản phẩm hàng
hóa khác để tránh nguy cơ gây ô nhiễm; ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cam.

Bảo quản sau thu hoạch

- Nguyên liệu:
Quả cam được thu hái đủ độ chín kỹ thuật, thời điểm thu hái khoảng 195- 200 ngày
sau khi đậu quả. Quả cam nguyên liệu đưa vào bảo quản có chất lượng tốt nhất khi
quả màu vàng chiếm 1/3 đến 2/3 quả. Không thu hái khi quả đã quá chín, vỏ quả có
màu vàng đỏ đậm.

-Nên thu hái quả vào buổi sáng sớm (trước 8 giờ sáng). Tuyệt đối không thu hái ngay
sau khi trời mưa. Quả cam sau thu hái được xếp trong sọt tre hoặc sọt sắt được lót vật
liệu mềm để tránh hư hỏng do tác động cơ học.

- Sơ chế

Ngay sau khi thu hái, quả cam được tập kết vào nơi râm mát (nhà xưởng bao gói có
mái che) để phân loại, lựa chọn, loại bỏ những quả thối hỏng, quả không đủ tiêu chuẩn
bảo quản. Sau đó được làm sạch để loại bỏ đất, cát bụi bám trên bề mặt

- Xử lý bảo quản

Quả cam được xử lý nhằm hạn chế thối hỏng trong thời gian bảo quản bằng cách
ngâm trong dung dịch NaHCO3 nồng độ 2% trong 2 phút. Sau đó vớt ra, để ráo rồi
tiến hành bao gói

- Bao gói, bảo quản

Quả cam sau khi xử lý được đóng trong túi LDPE độ dày 0,2 – 0,3mm, đục lỗ 0,2%
diện tích, đường kính lỗ 2mm (khối lượng 2kg/túi). Bảo quản trong điều kiện lạnh.
Trong lúc xếp kho cần lưu ý tạo luồng khí với chiều quạt gió. Các rổ hoặc thùng chứa
phải xếp theo hàng lối quy định, tạo khe hở giữa các hàng để có độ thông thoáng.

- Tiêu thụ

Quả cam bảo quản theo quy trình trên duy trì được chất lượng dinh dưỡng, cảm quan,
đảm bảo an toàn thực phẩm và đủ tiêu chuẩn lưu thông trên thị trường sau 60 -90
ngày.

2.10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên liệu gốc và thu hồi sản phẩm

- Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả theo VietGAP phải ghi chép và lưu giữ đầy đủ
nhật ký sản xuất, nhật ký về bảo vệ thực vật, phân bón, bán sản phẩm, vv..
- Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải tự kiểm tra hoặc thuế kiểm tra viên
kiểm tra nội bộ xem việc thực hiện sản xuất, ghi chép và lưu trữ hồ sơ đã đạt yêu cầu
chưa. Nếu chưa đạt yêu cầu thì phải có biện pháp khắc phục và phải được lưu trong hồ
sơ.

- Hồ sơ phải được thiết lập cho từng chi tiết trong các khâu thực hành VietGAP và
được lưu giữ tại cơ sở sản xuất.

- Hồ sơ phải được lưu trữ ít nhất hai năm hoặc lâu hơn nếu có yêu cầu của khách hàng
hoặc cơ quan quản lý.

- Sản phẩm sản xuất theo VietGAP phải được ghi rõ vị trí và mã số của lô sản xuất. Vị
trí và mã số của lô sản xuất phải được lập hồ sơ và lưu trữ.

- Bao bì, thùng chứa sản phẩm cần có nhãn mác để giúp việc truy nguyên nguồn gốc
được dễ dàng.

- Mỗi khi xuất hàng, phải ghi chép rõ thời gian cung cấp, nơi nhận và lưu giữ hồ sơ
cho từng lộ sản phẩm.

- Khi phát hiện sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm, phải cách ly lộ sản
phẩm đó và ngừng phân phối. Nếu đã phân phối, phải thông báo ngay tới người tiêu
dùng.

- Điều tra nguyên nhân ô nhiễm và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm, đồng
thời có hồ sơ ghi lại nguy cơ và giải pháp xử lý.

Kiểm tra nội bộ

- Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm
một lần.

- Việc kiểm tra phải được thực hiện theo bảng kiểm tra đánh giá, sau khi kiểm tra
xong, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc kiểm tra viên có nhiệm vụ ký vào bảng kiểm tra
đánh giá. Bảng tự kiểm tra đánh giá, bảng kiểm tra (đội xuất và định kỳ) của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phải được lưu trong hồ sơ.

- Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải tổng kết và báo cáo kết quả kiểm tra
cho cơ quan quản lý chất lượng khi có yêu cầu.

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

- Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có sẵn mẫu đơn khiếu nại khi khách
hàng có yêu cầu.
- Trong trường hợp có khiếu nại, tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có
trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời lựu đơn khiếu nại và kết
quả giải quyết vào hồ sơ

You might also like