You are on page 1of 10

MỤC LỤC

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG……………………………………………………1

1. Lịch sư hình thành……………………………………………………………...1


2. Tầm nhìn sứ mệnh……………………………………………………………...2
3. Giá trị cốt lõi…………………………………………………………………...2

PHẦN 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH………………………….3

1. Môi trường vĩ mô…………………………………………………………..


1.1. Môi trường kinh tế………………………………………………………..
1.2. Môi trường chính trị - pháp luật…………………………………………..
1.3. Môi trường văn hóa – xã hội……………………………………………..
1.4. Môi trường tự nhiên……………………………………………………
1.5. Môi trường công nghệ…………………………………………………….

2. Môi trường ngành………………………………………………………


2.1. Khách hàng………………………………………………………………..
2.2. Đối thủ cạnh tranh……………………………………………………..
2.3. Nhà cung cấp………………………………………………………..
2.4. Sản phẩm thay thế………………………………………………….
I. GIỚI THIỆU CHUNG:

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Dược DANAPHA


Văn phòng và Nhà máy 1: 253 Dũng Sĩ Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Nhà máy 2: Đường số 7 - Khu Công nghiệp Hòa Khánh, Tp Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3757676 / Fax: 0511. 3760127
Email: info@danapha.com
Website:

Logo của công ty


1. Lịch sử hình thành:

- Danapha được thành lập từ năm 1965, với tiền thân là xưởng Dược Trung
Trung Bộ phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Qua hơn 50 năm phấn đấu
bền bỉ, lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên đã đưa Danapha trở thành một trong
những công ty dược phẩm hàng đầu tại Việt Nam. Hiện nay, Danapha đã sẵn sàng
vững bước trên con đường hội nhập quốc tế…
- Từ một Xí nghiệp Dược phẩm có công suất nhỏ, Danapha hiện đã phát triển
thành một nhà máy quy mô với những dây chuyền sản xuất dược phẩm đạt chứng
nhận GMP - WHO đầu tiên tại Việt Nam. Danapha còn tạo hướng đi riêng cho mình
trong việc đầu tư Trung tâm nghiên cứu phát triển quy mô, hiện đại và 1 nhà máy
chuyên sản xuất thuốc đông dược hoàn toàn tự động, khép kín và có quy mô hoàn
hiện vào loại bậc nhất Việt Nam được công nhận CMP-WHO từ năm 2010.
- Không dừng lại ở những thành tựu đã đạt được, DANAPHA vẫn luôn đẩy
mạnh nghiên cứu học hỏi, liên kết với các trường Đại học, Viện nghiên cứu, đối tác
nước ngoài, chuyển giao công nghệ và sản xuất những dược phẩm mới nhất theo đúng
các tiêu chuẩn quốc tế.
- Danapha còn tập trung hiện đại hóa máy móc sản xuất, thiết bị phục vụ công
tác nghiên cứu, kiểm tra chất lượng. Liên tục trong nhiều năm liền, công ty đã đạt
được mức tăng trưởng cao và ổn định.

1
2. Lĩnh vực hoạt động:

- Danapha đang sở hữu Nhà máy GMP-WHO Đông dược tại KCN Hòa Khánh,
Đà Nẵng với vốn đầu tư trên 60 tỷ đồng, có quy trình sản xuất tự động khép kín, kết
nối mọi công đoạn từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm sau cùng, đảm
bảo yêu cầu chất lượng sản phẩm nghiêm ngặt; đặc biệt với hệ thống chiết xuất cô cao
dược liệu tuần hoàn khép kín công suất lớn, đây là nhà máy Đông dược có qui mô
hoàn thiện nhất tại VN hiện nay
- Danapha đầu tư chuyên sâu vào hoạt động nghiên cứu – phát triển, là một
trong số các công ty tiên phong về phát triển các dòng đông dược mới, được giới
chuyên môn đánh giá cao qua các thế mạnh như: ít tác dụng phụ, liều dùng đơn giản,
cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Đây cũng là dòng thuốc chủ lực làm
nên uy tín thương hiệu của Danapha đối với giới chuyên môn và người bệnh khắp cả
nước
- Công ty xuất khẩu sang các thị trường như: Liên bang Nga, các nước Đông
Âu, Đông Nam Á. các sản phẩm xuất khẩu nhiều như thuốc đông dược, thuốc tâm
thần, thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc nước, thuốc nhỏ mắt, mũi, thuốc tiêu hoá,
vitamin,… Sản phẩm nhập khẩu: Dược phẩm, hoá chất

3. Tầm nhìn sứ mệnh:

Sứ mệnh: vì sức khỏe cộng đồng

“Nỗ lực cống hiến vì sức khỏe cộng đồng


với những giá trị nhân văn cao đẹp”
Tầm nhìn:

Là một trong top 10 nhà sản xuất dược phẩm uy tín tại Việt Nam

4. Giá trị cốt lõi:

a) TÔN TRỌNG:
Con người là yếu tố trọng tâm quyết định thành công của Danapha. CBNV luôn cố
gắng không chỉ để hiểu mà còn hợp quan điểm, cởi mở và góp ý xây dựng lẫn nhau.
b) CHẤT LƯỢNG:
Chất lượng là yếu tố quan trọng trong công việc của mọi đồng nghiệp và tất cả các giá
trị của Danapha. Triết lý kinh doanh của Danapha đưọc xây dựng nhằm đạt được
những kết quả chất lượng cao vượt ngoài mong đợi của khách hàng.
c) CHÚ TRỌNG KHÁCH HÀNG:
Cam kết sâu sắc trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng và luôn tập trung vào
việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
d) TINH THẦN TẬP THỂ:

2
Chúng ta dều biết rằng để một công ty thành công tất cả moi người phải đoàn kết và
thể hiện một tinh thần đồng đội cao nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng.
e) CHUYÊN NGHIỆP:
Thương hiệu Danapha sẽ được khách hàng, đối tác đánh giá nhìn nhận thông qua hình
ảnh đẹp của Danapha, tinh thần chính xác, hiệu quả trong công việc cùng với một thái
độ đúng đắn với đồng nghiệp, đối tác và khách hàng.

II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH:


1. Môi trường vĩ mô:
1.1. Môi trường kinh tế:

- Các lĩnh vực thuộc lĩnh vực kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hoạt động
của các ngành kinh tế nói chung và đối với công ty nói riêng. Đối với ngành Dược,
yếu tố kinh tế có những tác động chủ yếu sau:

 Tăng trưởng kinh tế:

- Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nửa đầu năm nay, GDP Việt Nam ước
tăng 5,64%. Được đánh giá đây là con số ấn tượng ngay cả khi đất nước đang trải qua
đợt bùng phát đại dịch tồi tệ nhất mới đây.

- Tăng trưởng kinh tế đạt mức tích cực nhưng chưa đạt tốc độ tăng của cùng kỳ
các năm trước khi xảy ra dịch Covid-19 nhưng các doanh nghiệp ngành dược Việt
Nam vẫn ngược dòng thị trường, ghi nhận được những kết quả sản xuất - kinh doanh
tích cực, được đánh giá là nhóm nhỏ các ngành được hưởng lợi do dịch bệnh – ít nhất
trong ngắn hạn, nhờ nhu cầu gia tăng các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe và các thiết bị y
tế.

- Về kết quả kinh doanh, năm 2020, Công ty Cổ phần Dược Danapha ghi nhận
doanh thu thuần đạt 390,7 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 501,8 tỷ đồng năm 2019.
Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế đạt 31,4 tỷ đồng, cao hơn mức 29,4 tỷ năm 2019

3
 Tỷ giá hối đoái:

- Tỷ giá hối đoái cũng là một trong những ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh
nghiệp sản xuất khinh doanh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất
nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái tác động đến cả cung cầu về tiền và từ đó tác động đến giá
cả hàng hóa. Tỷ giá cao sẽ khuyến khích xuất khẩu và ngược lại, tỷ giá hối đoái thấp
sẽ khuyến khích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu.

- Với đặc điểm hoạt động sản xuất khinh doanh của Công ty Cổ phần Dược
Phẩm Danapha là vừa thực hiện hoạt động xuất khẩu vừa có hoạt động nhập khẩu thì
càng có tác động mạnh mẽ hơn. Với bất kỳ một tỷ giá nào biến động bất lợi trong thời
gian công ty xuất hàng hoặc nhập hàng cũng đều ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu
của công ty

 Tỷ lên lạm phát:

- Tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, lợi nhuận của công ty, của
cán bộ công nhân viên và đến toàn xã hội. Tỷ lệ lạm phát tăng sẽ làm cho giá trị của
một đồng thu nhập giảm xuống và như vậy sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu cho gia đình.
Khi giá trị thu nhập thấp, sẽ chú ý đến các yếu tố tác động trực tiếp đến cuộc sống của
họ như vấn đề về ăn uống, ăn mặc, chỗ ở,…mà sẽ ít chú trọng đến bảo vệ sức khỏe
của bản thân.

 Đối với ngành dược sẽ gặp nhiều khó khăn.

- Tuy nhiên trong những năm gần đây, rủi ro lạm phát của nước ta không quá
lớn. Theo Tổng cục Thống kê, GDP 6 tháng đầu năm tăng 5,64%. Chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) cũng cho thấy tín hiệu là cho thấy tín hiệu lạm phát được kiềm chế. Theo đó, chỉ
số này tăng 1,62% so với tháng 12/2020 và tăng 2,41% so với tháng 6/2020. Đây là
mức tăng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.

- Mức sống của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện
thuận lợi phát triển ngành dược. Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng có mức sống
nâng cao, tình trạng sức khỏe ngày càng được quan tâm vì vậy có nhu cầu thuốc cao
để đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra, dân số Việt Nam đang già hóa nhanh và thu nhập bình
quân đầu người tăng mạnh tiếp tục hỗ trợ đà tăng trưởng dài hạn của thị trường chăm
sóc sức khỏe.

- Dân số đang bước vào giai đoạn “già hóa”. Tỷ lệ dân số vàng của Việt Nam
hiện đang nằm ở mức đỉnh và đang bắt đầu bước vào thời kỳ già hóa dân số với tốc độ
nhanh. Kể từ năm 2011, Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa khi số người trên 60
tuổi chiếm 9.9%. Đến năm 2019, con số này đã lên thành 11.95%. Theo Tổng Cục dân
số, Việt Nam sẽ trở thành nước có dân số già vào năm 2038 với tỷ lệ người từ 60 tuổi

4
trở lên đạt trên 20%. Thậm chí, đến năm 2049, tỷ lệ người cao tuổi sẽ chiếm khoảng
25% dân số.

- Mức chi tiêu tiền thuốc bình quân của Việt Nam vào khoảng 75 USD, thấp
hơn khá nhiều so với mặt bằng chung của thế giới. Với dân số lớn và nền kinh tế còn
nhiều tiềm năng tăng trưởng, thì thị trường dược phẩm Việt Nam được đánh giá là còn
nhiều dư địa để phát triển trong tương lai.

Tăng trưởng CPI 6 tháng đầu năm 2021 thấp nhất trong năm 5 năm qua

 Tỷ lệ lạm phát này không gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho nên kinh
tế và đây là một cơ hội cho ngành dược tiếp tục tăng trưởng và phát triển.

5
1.2 Môi trường Chính Trị - Pháp Luật:
- Nhân tố chính trị, pháp luật thể hiện các tác động của Nhà nước đến môi
trường kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước điều tiết nền kinh tế thị trường thông
qua các công cụ vĩ mô trong đó có các chính sách kinh tế và pháp luật.
- Trong những năm qua và đến nay tình hình chính trị của nước ta khá ổn định,
quan điểm của Đảng ta về đối nội là xây dựng một đất nước “Dân giàu nước mạnh, xã
hội công bằng và văn minh”, về đối ngoại là hợp tác với tất cả các quốc gia trên thế
giới, trên cơ sở hòa bình, hợp tác, đôi bên cùng có lợi
 Điều kiện tình hình chính trị ổn định sẽ tạo ra một môi trường tốt cho các doanh
nghiệp an tâm hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Theo cam kết cụ thể khi Việt Nam gia nhập WTO, mức thuế áp dụng chung
cho dược phẩm sẽ chỉ còn 0%-5% so với mức 0%-10% như trước đây.
- Đối với ngành Dược là một trong những ngành chịu sự tác động mạnh bởi sự
quản lý của nhà nước. Chính phủ ban hành nhiều văn bản pháp lý để quản lý ngành
dược, quản lý của nhà nước về giá thuốc, điều kiện kinh doanh thuốc, quản lý thuốc
thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt, tiêu chuẩn chất lượng thuốc, cơ sở kiểm
nghiệm thuốc,… nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động, đây cũng là cơ
hội tốt cho Công ty Cổ phần Dược Danapha nắm bắt và tận dụng để phát triển.
1.2. Môi trường Văn hóa – Xã hội:

1.3. Môi trường tự nhiên

- Nước ta nằm trong vành đai xích đạo với nhiệt độ cao và độ ẩm lớn thuận lợi
cho thực vật phát triển đa dạng về chủng loại, cung cấp một nguồn dược liệu tương
đối ổn định cho ngành Dược.

- Sự phát triển kinh tế đi kèm với việc gia tăng dân số đang khiến rác thải sinh
hoạt và rác thải y tế tại những thành phố lớn ở Việt Nam tăng nhanh hơn cả các nước
khác trên thế giới.

- Hiện tại, mỗi ngày, Việt Nam phát sinh thêm 12 triệu tấn rác từ các hoạt động
y tế, sinh hoạt. Dự kiến đến năm 2022 Lượng thải thải sẽ tăng lên 20 triệu tấn/ngày.
Đa phần lượng rác phát sinh tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Hải
Phòng… Việc quản lý và xử lý ở nước ta còn rất lỏng lẻo chủ yếu là chôn lấp. Hà nội
đang có lượng rác trung bình tăng 15% một năm, khối lượng rác thải ra môi trường
lên tới 5000 tấn/ngày. TP.HCM có trên 7000 tấn mỗi ngày, ngân sách tiêu hủy rác mỗi
năm lên đến 235 tỷ đồng. Về rác thải y tế, khoảng 50% số bệnh viện tại Việt Nam vẫn

6
chưa thể đem quy trình xử lý rác đạt chuẩn vào áp dụng. Hàng ngày, ngành y tế thải
độc hại.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng nghiêm trọng. Tổ chức Y tế
thế giới (WHO – World Health Organization) đã có nhiều nghiên cứu và cảnh báo
quan trọng về tác hại của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người. Các loại
bệnh về đường hô hấp, hệ tuần hoàn, ung thư… đang ngày càng xuất hiện thường
xuyên hơn. Đồng thời, sự xuất hiện của dịch Covid-19 cũng khiến hàng ngàn người tử
vong và con số đang không ngừng tăng lên mỗi ngày. Chính vì vậy, mà nhu cầu cũng
như ý thức về việc chăm sóc sức khỏe của dân chúng sẽ tăng lên nhanh chóng.

 Điều đó là cơ sở để phát triển ngành dược trong tương lai.

1.4. Môi trường công nghệ:

- Trong những năm vừa qua ngành khoa học và công nghệ nước ta đã có nhiều
chuyển biến đáng kể cùng với việc thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ,
với mục đích là hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai ứng dụng nghiên cứu, các kết quả
nghiên cứu có triển vọng thành sản phẩm có tiềm năng thương mại, thúc đẩy ứng
dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ…. Đây là cơ hội tốt cho
ngành dược trong việc vận dụng và đổi mới công nghệ trong sản xuất.

- Hiện nay, Danapha đang sở hữu nhà máy sản xuất thuốc đông dược hiện đại,
hoàn toàn độc lập, khép kín và đạt chuẩn GMP-WHO đầu tiên của Việt Nam. Có thể
đây là bước chuyển mình cho các dnghiep nói chung và Danapha nói riêng vì có thể
tiếp cận được công nghệ sản xuất thuốc tiên tiến trên thế giới.

- Danapha không chỉ thành công với nhóm thuốc Đông Dược kết hợp giữa tinh
hoa thiên nhiên và công nghệ hiện đại mà còn tạo được tiếng vang bởi các dòng thuốc
tân dược, thuốc cai nghiện. Không chỉ thế, các sản phẩm ứng dụng công nghệ nano,
công nghệ phytosome cũng đang được triển khai, bắt kịp nhịp phát triển của ngành
dược quốc tế.

2. Môi trường ngành kinh doanh:


2.1. Khách hàng

- Khách hàng của công ty là bất cứ ai có nhu cầu về dược phẩm, hóa chất, thực
phẩm chức năng hay mỹ phẩm, trang thiết bị y tế và các chế phẩm diệt khuẩn
trong lĩnh vực gia dụng, y tế

7
2.2. Đối thủ cạnh tranh
1.
2.
2.3. Nhà cung cấp

Những nguồn cung cấp chính của công ty gồm các đối tác trong và ngoài
nước.

Đối với các đối tác ngoài nước thách thức lớn nhất đối với hoạt động sản
xuất - kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp bấy giờ là nhu cầu cho
nguyên liệu sản xuất dược phẩm ở Việt Nam phụ thuộc từ 80 - 90% vào
nguồn nhập khẩu.

Năm 2020 cũng là năm xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp nguyên
liệu dược phẩm chính (API) từ Trung Quốc/Ấn Độ khiến chi phí sản xuất
thuốc tăng cao. Nguồn API sản xuất ở Trung Quốc & Ấn Độ chiếm 55%
API toàn cầu và gần 70% tổng số API được sử dụng trong sản xuất thuốc
của Việt Nam. Dịch Covid-19 bùng phát đã gây ra tình trạng thiếu hụt API
nghiêm trọng do việc sản xuất API ở cả Trung Quốc và Ấn Độ đều bị gián
đoạn trong thời gian phong tỏa và giãn cách xã hội. Trong khi đó, nhu cầu
của các API quan trọng cho dòng thuốc như kháng sinh, trợ hô hấp và hạ
sốt tăng mạnh tại nhiều quốc gia bùng phát dịch bệnh, khiến chi phí sản
xuất toàn ngành tăng lên đáng kể.
Bên cạnh đó, nguồn cung thuốc mới trong nước bị gián đoạn do các nhà
máy dược phẩm mới bị chậm tiến độ. Theo số liệu của Bộ Y tế, thuốc sản
xuất trong nước duy trì tốc độ tăng trưởng kép hàng năm tương đối cao ở
mức 13,8% với sự hỗ trợ của các chính sách của Chính phủ cùng với nhà
máy được đầu tư mới.
Về phía các nhà cung cấp máy móc, thiết bị sản xuất trong những năm gần
đây số lượng nhà cung cấp trong và ngoài nước ngày càng gia tăng, công ty
có thể lựa chọn bất kỳ một nhà cung cấp nào mà công ty thấy phù hợp nhất.

2.4. Sản phẩm thay thế

Nhìn chung sản phẩm ngành Dược có đặc điểm là không thể dùng sản phẩm
của ngành khác để thay thế trong quá trình sử dụng mà chỉ có thể sử dụng
loại thuốc này thay cho loại thuốc kia khi chúng có cùng công dụng. Đối
với một công ty sản xuất kinh doanh như Công ty Cổ phần Dược Danapha
họ sẽ trang bị hầu hết các mặt hàng, đảm bảo thay thế các mặt hàng nếu
khách hàng yêu cầu.

8
9

You might also like