You are on page 1of 2

Nhóm 2:

Nguyễn Thị Anh


Đào Thị Trà My
Ngô Hải Yến
Nguyễn Thị Kim Hiền
Nguyễn Đăng Khoa
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1
Câu 1:
Nếu là vị giáo sư kinh tế thì nhóm em sẽ giải thích các nội dung sau đây:
Vì nơi mà ông đang làm việc là một trung tâm, 1 tổ chức xã hội, nó tập hợp những nguồn
lực chất lượng cao bao gồm tài lực (sự giúp đõ của các tổ chức nhân đạo quốc tế), vật lực
(các thiết bị y tế hiện đại), nhân lực (y bác sĩ được tu nghiệp tại nước ngoài)... và tổ chức
này cũng vận hành với mục đích là cung cấp dịch vụ y tế, khám chữa bệnh cho người dân.
Mặt khác, chính bản thân ông bác sĩ cũng là một trưởng khoa - một vị trí có vai trò đặc
biệt quan trọng, cần phải biết sử dụng, phân bổ những trang thiết bị như thế nào cho hợp
lý, phân chia những cán bộ, bác sĩ vào bộ phận nào để phát huy thế mạnh, năng lực, sở
trường của họ để trung tâm có thể cung cấp những dịch vụ y tế tốt nhất, cứu chữa được
nhiều người, nghiên cứu thêm nhiều các dự án y học. Việc phân bổ các nguồn lực một
cách có tổ chức, có hướng đích nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực đó để đạt
được mục đích chung chính là công việc của quản trị. Vì vậy quản trị là một công việc
quan trọng ở mọi tổ chức chứ không riêng ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.

Câu 2:
Việc là một vị giáo sư cũng có thể phát biểu như vậy và điều ấy có thể lý giải được nhưng
ở một khía cạnh nào đó việc này thể hiện vốn kiến thức, hiểu biết của vị này về quản trị
còn hạn chế. Bởi vì dù là một nhà khoa học lớn như vị giáo sư bác sĩ kia, nhưng cũng có
thể vì quá chuyên tâm vào việc nghiên cứu chuyên ngành của mình nên ông chưa thực sự
hiểu về quản trị, hoặc ông hiểu chưa chính xác những kiến thức về quản trị. Có thể cũng
giống như một số người, ông nghĩ rằng, quản trị chỉ hướng đến các mục tiêu tạo ra lợi
nhuận, nó chỉ tồn tại và quan trọng trong các tổ chức, doanh nghiệp về kinh tế như trong
các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất quốc doanh và tư nhân.

Câu 3:
Nếu quản trị thực sự quan trọng cho các tổ chức, thì lý do gì nó thường hay bị phủ nhận ở
các tổ chức phi lợi nhuận? Lãnh đạo thường bị xem nhẹ trong 3 thành tố thiết yếu cho
hoạt động của một tổ chức phi lợi nhuận (hai thành tố còn lại là chiến lược và vốn). Công
việc lãnh đạo thường không được thực hiện tốt trong lĩnh vực phi lợi nhuận. Bởi vì, thứ
nhất như đã trình bày ở câu 2, quản trị thường hay bị hiểu nhầm là chỉ áp dụng để đạt
được mục tiêu là lợi nhuận nên khi nói đến "phi lợi nhuận" thì người ta sẽ dễ phủ nhận vai
trò của nó. Thứ hai, tổ chức phi lợi nhuận sẽ không muốn tốn nhiều tiền để có thể tuyển
dụng và duy trì một đội ngũ lãnh đạo tốt. Thay vào đó, họ muốn dành số tiền đó để chi
tiêu cho các chương trình trợ giúp những người nghèo khó. Cảm nhận liên quan đến tài
chính này cũng phù hợp với niềm tin của nhóm tổ chức phi lợi nhuận rằng: chỉ cần có
đam mê, mọi trở ngại đều có thể vượt qua được.

You might also like