You are on page 1of 66

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

KHOA KINH TẾ CƠ SỞ

KINH TẾ VI MÔ
CÂU HỎI ÔN BÀI
Câu 1. Câu nào sau đây thuộc kinh tế vi mô?
A. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay ở
mức cao
B. Chính sách tài chính, tiền tệ là công cụ điều
tiết của chính phủ trong nền kinh tế
C. Lợi nhuận kinh tế là động lực thu hút các
doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành sản
xuất
D. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 1996 không
quá mức 2 con số
CÂU HỎI ÔN BÀI
Câu 2. Giả sử có một sự lựa chọn khác là đi
làm, chi phí cơ hội của việc học đại học là:
A. Tiền đóng học phí
B. Tiền đóng học phí và mua sách vở
C. Tiền lương bị bỏ qua do không kiếm được
D. Tiền đóng học phí, mua sách vở cộng với
tiền lương bị bỏ qua không kiếm được
CHƯƠNG 2
CUNG- CẦU HÀNG HÓA
CHƯƠNG 2
CUNG- CẦU HÀNG HÓA
2.1. • Cầu hàng hóa

2.2 • Cung hàng hóa

2.3. • Cân bằng cung cầu

2.4 • Thặng dư tiêu dùng,Thặng dư sản xuất

2.5. • Sự co giãn của cầu và cung

2.6. • Tác động của thuế và trợ cấp


Bài giảng 2
CUNG- CẦU HÀNG HÓA

Bài giảng tuần 2 tương


ứng với phần 2.1, 2.2
trong chương 2
MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Sau khi học xong bài học này, Sinh viên có thể

Phân biệt được khái niệm cầu- lượng


cầu, cung- lượng cung

Nắm bắt được 3 hình thức biểu hiện


cầu và cung
Phân biệt được sự vận động dọc và
sư dịch chuyển đường cầu, đường
cung cùng các nhân tố gây ra sự
thay đổi
Xây dựng được phương trình hàm
cầu,hàm cung
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1 2 3
Đọc Làm câu Nếu thắc
trước Bài hỏi trắc mắc trao đổi
giảng 2, nghiệm, trên LMS
các ví dụ, câu hỏi hoăc mail
bài tập đúng/sai,
mẫu bài tập
vận dụng
2.1.CẦU HÀNG HÓA
2.1.1. Khái niệm về cầu

2.1.2. Các hình thức biểu hiện cầu

2.1.3. Luật cầu

2.1.4. Sự vận động dọc theo đường cầu và sự


dịch chuyển của đường cầu

2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu


2.1.1. KHÁI NIỆM VỀ CẦU
- Cầu: là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà
người mua sẵn sàng và có khả năng mua ở
các mức giá khác nhau trong một khoảng thời
gian nhất định (các yếu tố khác không đổi).
- Lượng cầu: là một lượng hàng hóa hay dịch
vụ cụ thể mà người mua sẵn sàng và có khả
năng mua ở mức giá đã cho trong một thời
gian nhất định (các yếu tố khác không đổi)
CẦU CÓ HÌNH THÀNH?

25 .000

35 .000

60.000
???
2.1.1. KHÁI NIỆM VỀ CẦU
-Cầu cá nhân: Là số lượng hàng hóa hoặc dịch
vụ mà 1 cá nhân sẵn sàng và có khả năng
mua ở các mức giá khác nhau trong một thời
gian nhất định.
- Cầu thị trường: là tổng số lượng hàng hóa
hoặc dịch vụ mà các cá nhân sẵn sàng và có
khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong
khoảng thời gian đã cho.
Cầu thị trường là tổng của các cầu cá nhân.
2.1.1. KHÁI NIỆM VỀ CẦU
VD1: 1 lớp học có 100 sinh viên, 1 kỳ học 6
môn, mỗi môn 1 quyển vở, giá 1 quyển vở là
5000 đồng
→ cầu 1 cá nhân là 6 quyển/kỳ
cầu cả lớp là 100 x 6= 600 quyển/kỳ
2.1.2. CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CẦU
- Biểu cầu: Là biểu mô tả mối quan hệ giữa giá
cả hàng hóa và lượng cầu ở các mức giá
khác nhau trong một thời gian nhất định.
- Đường cầu: Là đường biểu diễn mối quan hệ
giữa giá cả hàng hóa và lượng cầu ở các
mức giá khác nhau trong một thời gian nhất
định.
2.1.2. CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CẦU
P
Biểu cầu về thịt lợn của (nghìnđ/kg)
lớp 100 sv trong năm
2019 16
Giá Lượng
15
(10.000đ/kg) cầu
(100kg) 14
12 38 13
13 36
12 D
14 34
15 32 0 30 32 34 36 38 Q
(100
16 30
kg)
Đồ thị 2.1.Đường cầu về thịt lợn
2.1.2. CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CẦU
 Hàm cầu: hàm số mô tả mối quan hệ giữa giá
cả hàng hóa và lượng cầu ở các mức giá
khác nhau trong khoảng tgian nhất định

QD = a – b.P
→P = a/b – (1/b)QD

Trong đó:
QD là lượng cầu
P là giá
a là hệ số cố định
b là hệ số góc (b > 0)
2.1.2. CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CẦU
Biểu cầu về thịt lợn của 1
Phương trình hàm cầu có
lớp 100 sv trong năm
2019 dạng QD = a – bP (b> 0)
Giá Lượng cầu Thay 2 số liệu trong biểu
(1000đ/kg) (100kg) vào ta có hệ:
12 38
13 36 38  a  b.12

14 34
36  a  b.13
15 32
16 30 Giải hệ: a = 62 , b = 2
→ QD = 62- 2P (đv: 100kg)
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 3. Có biểu cầu về thị trường sản phẩm X như sau
Giá (nghìn đồng/kg) Lượng cầu (tấn)
4,2 20

3,6 40
3,0 60
2,4 80
1,8 100
1,2 120
0,6 140

Viết phương trình hàm cầu?


2.1.3. LUẬT CẦU
-Nội dung : P
Giả định tất cả các yếu
tố khác không đổi, nếu
giá của HH, DV tăng A
P1
lên sẽ làm cho lượng
B
cầu về HH, DV đó giảm
P2
đi và ngược lại.
0 Q1 Q
Q2

Đồ thị 2.2.Đường cầu về HH,DV


2.1.4. SỰ VẬN ĐỘNG DỌC THEO
ĐƯỜNG CẦU VÀ SỰ DỊCH CHUYỂN
CỦA ĐƯỜNG CẦU
a. Sự vận động dọc P
theo đường cầu. C
P3
(hay còn gọi là sự di
A
chuyển trên P1
đường cầu) B
P2 D0
Sự thay đổi của
lượng cầu là sự vận Q3 Q1 Q2
0 Q
động dọc theo đường
Đồ thị 2.3.Sự vận động dọc theo
cầu
đường cầu
SỰ VẬN ĐỘNG DỌC THEO ĐƯỜNG
CẦU
 Khi giá HH giảm từ P
P1 xuống P2, lượng
C
cầu tăng từ Q1 đến P3
Q2 (đồ thị: A di A
P1
chuyển đến B) B
 Khi giá HH tăng từ P2 D0
P1 lên P3, lượng cầu
giảm từ Q1 về Q3 0 Q3 Q1 Q2 Q
(đồ thị: A di chuyển
Đồ thị 2.3.Sự vận động dọc theo
đến C) đường cầu
2.1.4. SỰ VẬN ĐỘNG DỌC THEO
ĐƯỜNG CẦU VÀ SỰ DỊCH CHUYỂN
CỦA ĐƯỜNG CẦU
b. Sự dịch chuyển
của đường cầu P
Sự thay đổi của cầu
là sự dịch chuyển
của toàn bộ đường D2
cầu sang bên trái D0
hoặc bên phải D1
0 Q

Đồ thị 2.4.Sự dịch chuyển của


đường cầu
SỰ DỊCH CHUYỂN CỦA ĐƯỜNG CẦU
 Cầu giảm: Lượng
cầu giảm đi tại mọi P
mức giá. Đường cầu
dịch chuyển sang trái
từ D0 đến D1 D2
 Cầu tăng: Lượng D0
cầu tăng lên tại mọi D1
mức giá. Đường cầu 0 Q
dịch chuyển sang
phải từ Do đến D2 Đồ thị 2.4.Sự dịch chuyển của
đường cầu
2.1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CẦU

Giá
HH đó
Các CS
Thu
kinh tế
Các nhập
của CP
nhân tố
ảnh
Thị hưởng
hiếu, đến cầu Giá hàng
kỳ hóa liên
vọng Số quan
lượng
NTD
2.1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CẦU
Ngoài ytố về giá còn có thêm
a.Thu nhập của người tiêu P
dùng (I)
Đối với đa số hàng hóa: D2
I tăng→ QD tăng (HH thông D0
thường) D1
0 Q
I tăng→ QD giảm (HH thứ cấp)
Đồ thị 2.5.Sự dịch chuyển
của đường cầu do thu
nhập
Hàng hóa thứ
cấp có phải là
hàng kém chất
lượng???
2.1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CẦU
b. Giá cả của các loại HH liên quan (Py)
Hàng hóa thay thế (Y):
Hàng hóa có thể sử dụng thay cho hàng hóa
khác (X).
PY tăng→ QDX tăng
2.1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CẦU
b. Giá cả của các loại HH liên quan (Py)
Hàng hóa bổ sung (Y):
Hàng hóa được sử dụng đồng thời với hàng
hóa khác (X).
PY tăng→ QDX giảm
PY
2.1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CẦU
c. Số lượng người tiêu dùng (Nd)
Số lượng NTD tỷ lệ thuận với cầu, số lượng
người tiêu dùng càng lớn thì cầu về hàng hóa
càng tăng và ngược lại
d. Thị hiếu: (T)
Thị hiếu là sở thích hay sự ưu tiên của NTD
đối với HH,DV
Thị hiếu phụ thuộc vào các nhân tố như: tập
quán tiêu dùng, tâm lý lứa tuổi, giới tính, tôn
giáo...
2.1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CẦU
e. Các chính sách kinh tế của Chính phủ

• Đánh thuế vào NTD→ người


mua trả phí cao hơn→cầu
CS thuế HH,DV giảm
• Đánh thuế vào NSX?

• Trợ cấp NTD cầu HH,DV


CS trợ tăng lên
cấp
• Trợ cấp NSX?
2.1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CẦU
f. Các kỳ vọng (E)
Cầu đối với HH,DV sẽ thay đổi phụ thuộc vào
kỳ vọng (sự mong đợi) của NTD

→ Hàm cầu tổng quát sau:


QDX = f (Px; PY; I; Nd; T; E )
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 4. Điều nào dưới đây không làm dịch
chuyển đường cầu đối với thịt bò:
A. Giá thịt bò giảm xuống
B. Giá hàng hoá thay thế cho thịt bò tăng lên
C. Thị hiếu đối với thịt bò thay đổi
D. Thu nhập của người tiêu dùng tăng lên
CÂU HỎI ĐÚNG/SAI, GIẢI THÍCH
 Câu 5. Cầu và lượng cầu là hai khái niệm
giống nhau
 Câu 6. Do nhiều người từ các tỉnh nhập cư
vào thành phố Hồ Chí Minh kết quả là đường
cầu mặt hàng gạo ở TP. Hồ Chí Minh dịch
chuyển sang trái.
CÂU HỎI ĐÚNG/SAI, GIẢI THÍCH
 Câu 7. Giá một kg thịt heo giảm từ 180.000
đồng xuống 140.000 đồng (các điều kiện khác
không đổi) nên đường cầu dịch chuyển sang
trái.
 Câu 8. Nếu giá hàng hoá A tăng lên gây ra sự
dịch chuyển của đường cầu đối với hàng hoá
B về phía bên phải thì A và B là hàng hoá bổ
sung trong tiêu dùng
CÂU HỎI ĐÚNG/SAI, GIẢI THÍCH
 Câu 9. Khi chính phủ đánh thuế vào người
tiêu dùng sẽ dịch chuyển đường cầu về hàng
hóa dịch vụ sang phải
 Câu 10. Giả sử thịt bò và thịt lợn là 2 hàng
hóa thay thế, khi giá thịt bò tăng lên, cầu đối
với thịt lợn giảm đi
CÂU HỎI ĐÚNG/SAI, GIẢI THÍCH
 Câu 11. Quy luật cầu chỉ ra rằng nếu các yếu
tố không đổi thì giữa số lượng hàng hóa và
giá cả hàng hóa có mối quan hệ ngược chiều
 Câu 12. Thu nhập tăng, lượng cầu hàng hóa
A giảm thì A là hàng hóa thông thường
2.2.CUNG HÀNG HÓA
2.1.1. Khái niệm về cung

2.1.2. Các hình thức biểu hiện cung

2.1.3. Luật cung

2.1.4. Sự vận động dọc theo đường cung và


sự dịch chuyển của đường cung

2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung


2.2.CUNG HÀNG HÓA
2.2.1. Một số khái niệm
- Cung: là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ
(HH,DV) mà người bán có khả năng và sẵn
sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một
tgian nhất định.(đk các yếu tố khác không đổi)
- Lượng cung: là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ
mà người bán sẵn sàng và có khả năng bán
ở mức giá xác định trong một thời gian nhất
định (giả định các yếu tố khác không đổi).
CUNG CÓ HÌNH THÀNH?
70.000

25.000
???

50.000
2.2.CUNG HÀNG HÓA
2.2.1. Một số khái niệm
- Cung cá nhân: Là số lượng HH, DV mà một
người bán sẵn sàng và có khả năng bán ở
các mức giá khác nhau trong một tgian nhất
định
- Cung thị trường: là tổng số lượng HH, DV
mà người bán sẵn sàng và có khả năng bán
ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời
gian nhất định.
- Cung thị trường là tổng của các cung cá
nhân.
2.2.CUNG HÀNG HÓA
2.2.2. Các hình thức biểu hiện cung:
- Biểu cung: Biểu cung là một biểu miêu tả số
lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán
sẵn sàng và có khả năng bán ở các mức giá
khác nhau trong một khoảng thời gian nhất
định
- Đường cung: Là đường biểu diễn mối quan
hệ giữa giá cả hàng hóa và lượng cung ở các
mức giá khác nhau trong một thời gian nhất
định
2.2.CUNG HÀNG HÓA
P (1000đ/cốc
Biểu cung và đường cung SA
cá nhân, đường cung thị STT
trường về bia
Giá Lượng cung Tổng 15
(1000 A B cung 12
đ/cốc)
8 5 0 5 10
10 10 10 20
8
12 15 15 30
15 20 15 35 0 5 10 15 20 30 Q
(cốc)
2.2.CUNG HÀNG HÓA
2.2.2. Các hình thức biểu hiện cung:
 Hàm cung: hàm số mô tả mqh giữa giá cả
HH và lượng cung ở các mức giá khác nhau
trong khoảng tgian nhất định
QS= c + dP
→P = (-c/d) + (1/d)QS
Trong đó:
Qs là lượng cung
P là giá
c là hệ số cố định
d là hệ số góc (d > 0)
2.2.2.CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN
CUNG

Biểu cung về bia Ptrình hàm cung có dạng


Qs = c + d.P (d> 0)
Giá Tổng cung Thay 2 số liệu trong biểu
(1000đ/cốc) (cốc) vào ta có hệ:
8 5
10 20 5  c  d .8

12 30 20  c  d .10
15 35 Giải hệ: c =-55 , d = 7,5
→ Qs = -55+7,5 P
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 13. Có biểu cung về thị trường sản phẩm X như sau
P (1000đ) Qs (Sản phẩm))
5 20

10 40
15 60
20 80
25 100
30 120

Viết phương trình hàm cung?


2.2.3.LUẬT CUNG
P
Nội dung :
Giả định tất cả các
yếu tố khác không S
P2
đổi, nếu giá HH,DV
tăng lên sẽ làm cho P1
lượng cung về HH,
DV đó tăng và
ngược lại
0
Q1 Q2 Q
Đồ thị 2.6. Đường cung về HH,DV
2.2.4. SỰ VẬN ĐỘNG DỌC THEO
ĐƯỜNG CUNG VÀ SỰ DỊCH CHUYỂN
CỦA ĐƯỜNG CUNG
a. Sự vận động dọc P
theo đường cung. B
P2
(hay còn gọi là sự di S
P1
chuyển trên A
đường cung) P3 C
Sự thay đổi của
lượng cung là sự vận 0
Q3 Q1 Q2 Q
động dọc theo đường
Đồ thị 2.7. Sự vận động dọc theo
cung
đường cung
SỰ VẬN ĐỘNG DỌC THEO ĐƯỜNG
CUNG
 Khi giá giảm từ P1 P
xuống P3, thì lượng B
cung giảm từ Q1 về P2
S
Q3, (đồ thị: A di P1
A
chuyển đến C)
P3 C
 Khi giá tăng từ P1
lên P2, thì lượng
cung tăng từ Q1 0
Q3 Q1 Q2 Q
sang Q2, (đồ thị: A
Đồ thị 2.7. Sự vận động dọc theo
di chuyển đến B) đường cung
2.2.4. SỰ VẬN ĐỘNG DỌC THEO
ĐƯỜNG CUNG VÀ SỰ DỊCH CHUYỂN
CỦA ĐƯỜNG CUNG
b.Sự dịch chuyển S2
của đường cung P S0
Sự thay đổi của
cung là sự dịch S1
chuyển của toàn bộ
đường cung sang
bên trái hoặc bên
phải 0
Q
Đồ thị 2.8.Sự dịch chuyển của
đường cung
SỰ DỊCH CHUYỂN CỦA ĐƯỜNG CUNG
 Cung tăng: Lượng S2
cung tăng lên tại mọi P S0
mức giá.Đường cung
dịch chuyển sang
S1
phải từ So đến S1
 Cung giảm: Lượng
cung giảm đi tại mọi
mức giá. Đường 0
cung dịch chuyển Q
sang trái từ So đến S2 Đồ thị 2.8.Sự dịch chuyển của
đường cung
2.2.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CUNG

Giá
HH đó
Kỳ Công
vọng Các nghệ
nhân tố
ảnh
hưởng
Số đến
lượng cung Giá yếu tố
người sản xuất
sx CS
thuế,
trợ cấp
2.2.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CUNG
a. Công nghệ (Te):
Sự cải tiến công P S0
nghệ làm cho
đường cung dịch S1
chuyển về phía phải
và ngược lại
(Đường cung dịch
chuyển sang phải 0
Q
từ So đến S1 )
Đồ thị 2.8.Sự dịch chuyển của
đường cung
2.2.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CUNG
b. Giá của các yếu
tố sản xuất (PI): S2
Giá các yếu tố sx P S0
tăng → giá thành sx
tăng và cơ hội kiếm
lợi nhuận sẽ giảm→
các nhà sx có xu
hướng sx ít đi.
(Đường cung dịch 0
chuyển sang trái từ Q
So sang S2 ) Đồ thị 2.8.Sự dịch chuyển của
đường cung
2.2.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CUNG
c. Chính sách thuế,
trợ cấp(Ta): P S0
Khi mức thuế thấp sẽ
khuyến khích các
S1
hãng mở rộng sản
xuất của mình, cung
hàng hóa tăng,
đường cung dịch
0
chuyển sang phải từ Q
So đến S1 và ngược
Đồ thị 2.8.Sự dịch chuyển của
lại đường cung
2.2.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CUNG
d. Số lượng người sản xuất (NS):
Số lượng người càng nhiều thì lượng cung càng
lớn và ngược lại
e. Các kỳ vọng (E):
Mọi mong đợi về sự thay đổi giá của hàng hóa,
giá của các yếu tố sản xuất, chính sách thuế…
đều có ảnh hưởng đến cung hàng hóa và dịch
vụ. Nếu sự mong đợi dự đoán có thuận lợi cho
sản xuất thì cung sẽ được mở rộng và ngược lại.

Ta có hàm cung tổng quát sau:


QSX = f (PX; PI; Ns; Ta; E)
CÂU HỎI ĐÚNG/SAI, GIẢI THÍCH
 Câu 14. Sự thay đổi giá bán của nho gây ra
sự dịch chuyển của đường cung về nho?
 Câu 15. Sự cải tiến công nghệ sản xuất
iphone làm dịch chuyển đường cung của
iphone sang trái?
 Câu 16. Khi giá cung về xăng giảm sẽ xảy ra
hiện tượng trượt dọc trên đường cung về
xăng.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 17. Nhân tố nào dưới đây không làm
dịch chuyển đường cung của Tivi :
A. Sự cải tiến công nghệ sản xuất Tivi
B. Sự tăng lên trong giá của Tivi
C. Nguyên liệu sản xuất Ti vi tăng
D. Chính phủ đánh thuế vào người sản xuất
TỔNG KẾT BÀI HỌC

Lượng cầu là một Cầu được thể hiện


lượng hàng hóa hay thông qua các lượng
dịch vụ cụ thể ở một cầu ở các mức giá
mức gía cụ thể khác nhau
TỔNG KẾT BÀI HỌC

Lượng cung là một Cung được thể hiện


lượng hàng hóa hay thông qua các lượng
dịch vụ cụ thể ở một cung ở các mức giá
mức gía cụ thể khác nhau
TỔNG KẾT BÀI HỌC
Giá Lượng cầu
Biểu cầu P1 Q1
P2 Q2
Các
hình P
thức
biểu Đường cầu D
hiện 0
Q
của
cầu
Hàm QD = a – b.P
cầu (b>0)
TỔNG KẾT BÀI HỌC
Giá Lượng cung
Biểu cung P1 Q1
P2 Q2
Các
hình
thức P S
biểu Đường cung
hiện 0
của Q
cung
Hàm Qs = c +d.P
cung (d>0)
TỔNG KẾT BÀI HỌC
Giá
HH đó
Các CS
Thu
kinh tế
Các nhập
của CP
nhân tố
ảnh
Thị hưởng
hiếu, đến cầu Giá HH
kỳ liên
vọng Số quan
lượng
NTD
TỔNG KẾT BÀI HỌC
Giá
HH đó
Kỳ Công
vọng Các nghệ
nhân tố
ảnh
hưởng
Số đến
lượng Giá
cung yếu tố
người
sx CS sx
thuế,
trợ cấp
CHUẨN BỊ BÀI SAU
 Hoàn thành câu hỏi trắc nghiệm,đúng/sai, BT
vận dụng trong phần Bài giảng 2 và phần BT
cuối chương 2 trong Giáo trình KT vi mô
 Đọc trước Bài giảng 3: Cân bằng cung- cầu
 Nếu có thắc mắc liên hệ qua email:
 Tham gia buổi học online tiếp theo đầy đủ,
đúng giờ.

Chúc các bạn


học tốt !

You might also like