You are on page 1of 5

Nguyen Tan Phat D19

Câu 1: : Làm rõ quá trình chuẩn bị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc về các
mặt tư tưởng, chính trị, tổ chức dẫn đến thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam. Ý nghĩa thành lập Đảng.

Ngày 5-6-1911, Nguyễn Ái Quốc đã ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Sau khi
đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, từ năm 1921 Người tiếp tục
học tập để bổ sung hoàn thiện tư tưởng cứu nước, đồng thời tích cực truyền bá chủ
nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam nhằm chuẩn bị tiền đề về tư tưởng, chính trị và tổ
chức cho sự ra đời chính đảng tiên phong ở Việt Nam.
Về tư tưởng:
Với tư cách là trưởng tiểu ban Đông Dương của Đảng Cộng sản Pháp, Người đã
viết nhiều bài đăng trên báo (Báo Người cùng khổ, Nhân Đạo, Đời sống công nhân,
Tập san thư tín quốc tế, Tạp chí Cộng sản...). Người đã góp phần quan trọng vào
việc tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp ở các thuộc địa, đồng thời tiến hành
tuyên truyền tư tưởng Mác - Lênin, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa những người
cộng sản và nhân dân lao động Pháp với các nước thuộc địa và phụ thuộc. Đây là
thời gian Người thu thập tư liệu cho tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp".
Đặc biệt, từ ngày 17-6 đến 18-7-1924, Người đã tham dự Đại hội lần thứ V của
Quốc tế cộng sản. Tại Đại hội này, Người đã trình bày bản báo cáo rất quan trọng
về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Bằng nhiều số liệu và tư liệu cụ thể, bản báo cáo đã
làm sáng rõ và phát triển một số luận điểm của Lênin về bản chất của chủ nghĩa
thực dân, về nhiệm vụ của các Đảng Cộng sản trên thế giới trong cuộc đấu tranh
chống áp bức bóc lột và giải phóng đấu tranh ở các thuộc địa.
Đây là sự chuẩn bị về tư tưởng, lý luận cho quá trình thành lập Đảng: "Không có
lý luận cách mệnh thì không có cách mệnh vận động... chỉ có theo lý luận cách
mệnh tiên phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiên
phong". "Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu,
ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người
không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam.

1
Nguyen Tan Phat D19

Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc
chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin".
Về chính trị:
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã hình thành một hệ thống luận điểm chính trị (sau
này phát triển thành những nội dung cơ bản trong cương lĩnh chính trị của Đảng).
1. Chỉ rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân, xác định chủ nghĩa thực dân là kẻ thù
chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên
thế giới.
2. Xác định cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản thế
giới. Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và cách mạng chính quốc
có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau, nhưng không phụ thuộc vào nhau.
Cách mạng giải phóng dân tộc có thể thành công trước cách mạng chính quốc, góp
phần thúc đẩy cách mạng chính quốc.
3. Trong nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân là lực lượng đông đảo nhất, bị đế
quốc phong kiến áp bức bóc lột nặng nề, vì vậy cần phải thu phục và lôi cuốn được
nông dân, cần phải xây dựng khối công nông làm động lực cách mạng, đồng thời
tập hợp được sự tham gia đông đảo các giai tầng khác.
4. Cách mạng muốn giành được thắng lợi, trước hết phải có Đảng cách mạng nắm
vai trò lãnh đạo. Đảng muốn vững phải được trang bị chủ nghĩa Mác - Lênin.
5. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, chứ không phải của một vài
người. "công nông là gốc của cách mệnh; còn học trò nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ...
là bầu bạn cách mệnh của công nông" [4]. Cách mạng "là việc chung của cả dân
chúng chứ không phải là việc của một hai người"[5]. Vì vậy, cần phải tập hợp, giác
ngộ và từng bước tổ chức quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao.
Những quan điểm đó được Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên truyền bá về
trong nước dưới nhiều hình thức, làm cho phong trào công nhân và các phong trào
yêu nước Việt Nam chuyển biến mạnh mẽ.
Về tổ chức:
Sau một năm rưỡi hoạt động ở Liên Xô, tháng 11-1924, Người về Quảng Châu
(Trung Quốc) - nơi có rất đông người Việt Nam yêu nước hoạt động - để xúc tiến

2
Nguyen Tan Phat D19

các công việc tổ chức thành lập chính đảng mác xít. Người lấy tên là Lý Thụy, công
tác trong phái đoàn cố vấn của Chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Tôn Dật
Tiên, do Bô-rô-đin làm trưởng đoàn. Tháng 2-1925 Người lựa chọn một số thanh
niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra nhóm Cộng sản đoàn.
Tháng 6-1925, thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên tại Quảng Châu
(Trung Quốc). Sau khi thành lập, từ năm 1925-1927 đã mở trên 10 lớp đào tạo, bồi
dưỡng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin cho những người trong tổ chức Hội Việt Nam
cách mạng Thanh niên. Hội còn xuất bản tờ báo Thanh niên in bằng chữ quốc ngữ,
số đầu tiên ra ngày 21-6-1925. Tháng 7-1925 Nguyễn Ái Quốc cùng với một số nhà
cách mạng Trung Quốc, Triều Tiên, Inđônêxia... tham gia sáng lập Hội Liên hiệp
các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ ở
Quảng Châu được tập hợp thành cuốn Đường cách mệnh và những hoạt động của
Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã có ảnh hưởng và thúc đẩy mạnh mẽ sự phát
triển của phong trào công nhân, phong trào yêu nước, đưa lý luận chủ nghĩa Mác -
Lênin và tôn chỉ, mục đích đấu tranh của Hội vào phong trào công nhân và phong
trào yêu nước Việt Nam.
Từ năm 1928, bằng phong trào "vô sản hoá" của Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên đã giác ngộ sâu sắc tinh thần yêu nước và cách mạng của giai cấp công
nhân Việt Nam, bước đầu kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân
và phong trào yêu nước Việt Nam. Nhờ vậy, phong trào công nhân và phong trào
yêu nước của các tầng lớp nhân dân ngày càng phát triển. Đến năm 1929 các hội
viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhận thấy sự cần thiết phải thành lập
một Đảng Cộng sản thay thế Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để lãnh đạo và
đưa cách mạng đi đến thắng lợi.
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chưa phải là chính đảng cộng sản, nhưng
chương trình hành động đã thể hiện quan điểm lập trường của giai cấp vô sản và là
tổ chức tiền thân dẫn tới ra đời tổ chức cộng sản ở VN.
Từ 6/1 đến 7/1/1930, Hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất là
Đảng Cộng sản VN

3
Nguyen Tan Phat D19

Như vậy, từ năm 1921 đến năm 1929 bằng nhiều hình thức hoạt động phong phú,
Nguyễn Ái Quốc đã tiến hành cuộc đấu tranh kiên trì, gian khổ nhằm truyền bá
những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và
phong trào yêu nước Việt Nam. Đặc biệt, Người tiếp tục đào tạo, huấn luyện đội
ngũ cán bộ từ việc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tháng 6-1925) -
tổ chức tiền thân của Đảng tại Quảng Châu, Trung Quốc. Đó là sự sáng tạo của
Nguyễn Ái Quốc trong quá trình chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức để dẫn
tới thành lập chính Đảng Cộng sản trong hoàn cảnh một nước thuộc địa, nửa phong
kiến.
 Ý nghĩa thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách
mạng Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong
trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong ba thập niên đầu của thế
kỉ XX.
- Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách
mạng…
- Chứng tỏ rằng giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh
đạo cách mạng…
- Đảng ra đời làm cho công nhân Việt Nam thực sự trở thành một bộ phận
khăng khít của cách mạng thế giới. Kể từ đây giai cấp công nhân và nhân dân lao
động Việt Nam tham gia vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người một cách
tự giác và có tổ chức.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời khẳng định quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai
cấp công nhân mà đội tiêu phong của nó là đảng Cộng sản Việt Nam, là sự
chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho những bước nhảy vọt vĩ đại và những thắng lợi
vang dội của công nhân Việt Nam về sau.

4
Nguyen Tan Phat D19

n 2

s=
√ ∑ ( xi −x )
i=1
n−1

You might also like