You are on page 1of 3

 

Câu 2: So sánh (nêu ra những điểm giống và khác nhau) của Cương lĩnh Chính trị
đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam và Luận cương chính trị (tháng 10/1930) của
Đảng Cộng sản Đông Dương? Hãy giải thích tại sao lại có sự khác nhau ?
Bài làm:
Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là một tất yếu của lịch sử, là một bước ngoặt vĩ đại
của cách mạng Việt Nam. Để xác lập đường lối, chiến lược, sách lược cơ bản của cách
mạng Việt Nam và tôn chỉ mục đích, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản
Việt Nam, cương lĩnh chính trị đã được vạch ra. Tại hội nghị thành lập Đảng từ ngày
3/2/1930 đến ngày 7/2/1930 ở Hương Cảng – Trung Quốc, các đại biểu đã nhất trí thông
qua Chính cương vắn tắt, Sách lược văn tắt và Chương trình tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc
soạn thảo. Các văn kiện đó hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta-Cương
lĩnh Hồ Chí Minh. Tiếp theo đó, vào tháng 10.1930 cũng tại Hương Cảng-Trung Quốc
Ban chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ nhất đã thông qua Luận cương chính trị
do đồng chí Trần Phú soạn thảo.
Cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị là những văn kiện thể hiện đường lối
cách mạng của Đảng ta. Vậy giữa hai văn kiện này có những điểm gì giống và khác
nhau ?. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề này.
Hai văn kiện trên được xây dựng trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, xác định rõ
phương hướng chiến lược, nhiệm vụ cụ thể và cơ bản, lực lượng cách mạng, phương
pháp cách mạng, đoàn kết quốc tế và vai trò lãnh đạo của Đảng.
Trong mỗi khía cạnh trên đều thể hiện rõ sự giống và khác nhau giữa hai văn kiện.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (3/2/1930) và Luận cương chính trị(10/1930) có
những điểm giống nhau sau:
Điểm giống nhau giữa luận cương chính trị và cưỡng lĩnh của Đảng
Về phương hướng chiến lược của cách mạng, cả 2 văn kiện đều xác định được tích
chất của cách mạng Việt Nam là: Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, bỏ
qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản, đây là 2 nhiệm vụ cách mạng
nối tiếp nhau không có bức tường ngăn cách. Phương hướng chiến lược đã phản ánh xu
thế của thời đại và nguyện vọng đông đảo của nhân dân Việt Nam.
Về nhiệm vụ cách mạng, đều là chống đế quốc, phong kiến để lấy lại ruộng đất và
giành độc lập dân tộc.
Về lực lượng cách mạng, chủ yếu là công nhân và nông dân. Đây là hai lực lượng
nòng cốt và cơ bản đông đảo trong xã hội góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân
tộc nước ta.
Về phương pháp cách mạng, sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng Việt Nam cả
về chính trị và vũ trang nhằm đạt mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ đế
quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông.
Về vị trí quốc tế, cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít với cách mạng thế
giới đã thể hiện sự mở rộng quan hệ bên ngoài, tìm đồng minh cho mình.
Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản. “Đảng là đội
tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải
làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”. Như Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đảng
Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào
công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam”. Sự giống nhau trên là do cả hai văn kiện
đều thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng vô sản chiụ ảnh hưởng của cách
mạng tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917.
Bên cạnh những điểm giống nhau, hai cương lĩnh trên có một số điểm khác sau:
Cương lĩnh chính trị xây dựng đường lối của cách mạng Việt Nam còn Luận cương rộng
hơn (Đông Dương).
Điểm khác nhau giữa luận cương chính trị và cưỡng lĩnh của Đảng
Một là, xác định kẻ thù và nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng: Trong cương lĩnh chính
trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ giặc Pháp sau đó mới đánh đổ
phong kiến và tay sai phản cách mạng( nhiệm vụ dân tộc và dân chủ). Nhiệm vụ dân tộc
được coi là nhiệm vụ trọng đại của cách mạng, nhiệm vụ dân chủ cũng dựa vào vấn đề
dân tộc để giải quyết. Như vậy mục tiêu của cương lĩnh xác định: làm cho Việt Nam hoàn
toàn độc lập, nhân dân được tự do, dân chủ, bình đẳng, tịch thu ruộng đất của bọn đế
quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo, thành lập chính phủ công nông binh và tổ chức
cho quân đội công nông, thi hành chính sách tự do dân chủ bình đẳng phổ thông giáo dục
theo hướng công nông hóa. Trong Luận cương chính trị thì xác định phải “tranh đấu để
đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bản và để thực
hành thổ địa cách mạng cho triệt để” và “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông
Dương hoàn toàn độc lập”.
Hai nhiệm vụ chiến lược dân chủ và dân tộc được tiến hành cùng một lúc có quan hệ
khăng khít với nhau. Việc xác định nhiệm vụ như vậy của Luận cương đã đáp ứng những
yêu cầu khách quan đồng thời giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam lúc
đó là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đang ngày càng sâu sắc. Tuy nhiên, Luận
cương chưa xác định được kẻ thù, nhiệm vụ hàng đầu ở một nước thuộc địa nửa phong
kiến nên không nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đầu đó là nêu cao vấn đề đấu tranh giai
cấp, vấn đề cách mạng ruộng đất.
Hai là, về lực lượng cách mạng: Trong Cương lĩnh chính trị xác định lực lượng cách
mạng là giai cấp công nhân và nông dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên minh đoàn kết
với tiểu tư sản, lợi dụng hoặc trung lập phú nông, trung nông, tiểu địa chủ và tư bản Việt
Nam chưa rõ mặt phản cách mạng.
Như vậy, ngoài việc xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng là giai cấp công nhân
thì cương lĩnh cũng phát huy được sức mạnh của cả khối đoàn kết dân tộc, hướng vào
nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc. Với Luận cương thì xác định giai cấp vô sản và
nông dân là hai động lực chính của cách mạng mạng tư sản dân quyền, trong đó giai cấp
vô sản là đông lực chính và mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng, nông dân có số lượng
đông đảo nhất, là một động lực mạnh của cách mạng, còn những giai cấp và tầng lớp
khác ngoài công nông như tư sản thương nghiệp thì đứng về phía đế quốc chống cách
mạng, còn tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng phát
triển cao thì họ sẽ theo đế quốc. Điều đó cho thấy ta chưa phát huy được khối đoàn kết
dân tộc, chưa đánh giá đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng
chống đế quốc và phong kiến ở mức độ nhất định của tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo
một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và
tay sai.
Tóm lại, Luận cương đã thể hiện là một văn kiện tiếp thu được những quan điểm chủ
yếu của Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt, xác định được nhiệm vụ
nòng cốt của cách mạng.
Tuy nhiên, Luận cương cũng có những mặt hạn chế nhất định: Sử dụng một cách dập
khuôn máy móc chủ nghĩa Mác-Lênin vào cách mạng Việt Nam, còn quá nhấn mạnh đấu
tranh giai cấp. Còn Cương lĩnh chính trị tuy còn sơ lược vắn tắt nhưng nó đã vạch ra
phương hương cơ bản của cách mạng nước ta, phát triển từ cách mạng giải phóng dân tộc
tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cương lĩnh thể hiện sự vận dụng đúng đắn sáng tạo,
nhạy bén chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam kết hợp nhuần
nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản, giữa tư tưởng của chủ nghĩa
cộng sản và thực tiễn cách mạng Việt Nam, nó phù hợp với xu thế phát triển của thời đại
mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử .
Hai cương lĩnh trên cùng với sự thống nhất về tổ chức có ý nghĩa hết sức to lớn cùng
với sự ra đời của Đảng ta, là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho
những bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử của dân tộc ta. Chúng là nền tảng
cho những văn kiện nhằm xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận, tư tưởng.
Tại sao lại có sự giống và khác giữa Cương lĩnh và Luận cương?
+ Hai văn kiện có sự giống nhau vì:
Thấm nhuần tư tưởng của chủ nghĩa Mac – Lênin
Ảnh hưởng vĩ đại từ cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
+ Còn về sự khác nhau là do:
Sự nhận thức của người khởi thảo khác biệt
Yêu cầu về thực tiễn cũng có những thay đổi
Nhìn chung, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đúng đắn và hoàn thiện hơn so
với Luận cương. Nguyễn Ái Quốc có cái nhìn liền mạch hơn khi chỉ rõ được mâu thuẫn
cấp thiết nhất. Còn Trần Phú tuy khởi thảo chi tiết hơn nhưng chỉ tập trung vào vấn đề
giai cấp.
Cả hai văn kiện tuy có nhiều điểm khác biệt, song, đều đóng vai trò rất lớn. Đó là sự
chuẩn bị tất yếu. Đồng thời là nền tảng cho việc xây dựng lí luận, tư tưởng đến tận bây
giờ.

You might also like