You are on page 1of 5

CÂU HỎI THÊM

1. Điểm giống và khác nhau giữa hậu cần và chuỗi cung ứng?
 Điểm giống:
Cả hai đều tập trung vào hàng hóa, dịch vụ hoặc thông tin. Cả hai đều có mục đích
cuối cùng là hỗ trợ sự thành công của công ty và phân biệt nó với các đối thủ cạnh tranh.
Cả hai đều tìm cách tăng sự hài lòng của khách hàng.
 Điểm khác:
Chuỗi cung ứng thường dùng để chỉ một chuỗi các hoạt động có liên hệ nối tiếp
với nhau trong quá trình hình thành nên một sản phẩm và đưa sản phẩm ấy đến người
dùng. Trong khi hậu cần nhấn mạnh đến việc vận hành, tác động vào chuỗi hoạt động đó
để tạo nên hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
Ở một góc độ khác, chuỗi cung ứng nói lên sự quan tâm của bản thân doanh
nghiệp sản xuất - thương mại đối với quá trình vận động của hàng hóa trong nội bộ doanh
nghiệp của mình. Còn logistics được dùng để chỉ dịch vụ do các doanh nghiệp chuyên
nghiệp cung cấp. Với nghĩa này, hậu cần là một ngành dịch vụ hay ngành dùng để kinh
doanh. Có thể hình dung chuỗi cung ứng như một dây chuyền sản xuất bánh quy, còn hậu
cần là quá trình đưa nguyên liệu bột mì, đường, sữa, bơ vào nhào trộn, đổ ra khuôn, đưa
qua lò nướng và chuyển vào đóng gói.
2. Doanh nghiệp nên chuẩn bị hàng tồn kho như thế nào trong mùa cao điểm?
Mùa cao điểm đối với một doanh nghiệp được cho là thời điểm quan trọng nhất
trong năm. Đây là thời điểm doanh nghiệp kiếm được phần lớn doanh thu trong năm, vì
vậy nhà quản lý cần có các giải pháp quản trị hàng tồn kho phù hợp để thành công. Các
doanh nghiệp cần: Tiến hành đếm chu kỳ, đảm bảo mức tồn kho đều chính xác; Đảm bảo
rằng các vật tư vận chuyển được dự trữ đầy đủ và sẵn sàng; Thuê nhân viên thời vụ; Sử
dụng báo cáo lịch sử; Đảm bảo rằng tất cả hàng tồn kho ở đúng vị trí; Cuối cùng, hãy
triển khai phần mềm quản lý hàng tồn kho.
3. Theo bạn lợi ích của chuỗi Siêu thị Big C khi ứng dụng hệ thống ERP là gì?
- Tiếp cận thông tin quản trị đáng tin cậy.
- Cải tiến quản lý hàng tồn kho của Big C .
- Ngoài ra giúp Big C quản lý nhân sự hiệu quả hơn.
- Công tác kế toán chính xác hơn.
- Tích hợp thông tin đặt hàng của khách hàng.
- Chuẩn hóa và tăng hiệu suất sản xuất.
- Quy trình kinh doanh được xác định rõ ràng hơn
- Giảm chi phí đầu tư so với nhiều hệ thống rời rạc, một hệ thống thống nhất, dễ vận
hành, bảo trì.
- Hạn chế các lỗ hổng thông tin, đảm bảo an toàn bí mật kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Đáp ứng yêu cầu về thương mại điện tử: Hỗ trợ mua, bán hàng trực tuyến, nhắc nhở
giao hàng cho đơn hàng giao hàng sau.
Bên cạnh đó, tối ưu hóa quy trình hoạt động, lập quy trình tiêu chuẩn thích ứng
với các quy trình kinh doanh đặc thù để từ đó sẽ đưa đến việc tối ưu hóa chi phí, nâng cao
hiệu quả nguồn lực, tăng cường giám sát hoạt động.
4. Logistics cung ứng và logistics phân phối có quan hệ thế nào với nhau?
Từ góc độ một doanh nghiệp sản xuất, logistics có thể chia thành 3 công đoạn:
- Logistics cung ứng (procurement logistics)
- Logistics sản xuất (production logistics)
- Logistics phân phối (distribution logistics)
Logistics cung ứng là tất cả các công việc để tập hợp nguyên liệu, vật liệu, nhiên
liệu và các yếu tố đầu vào chuẩn bị cho hoạt động sản xuất.
Logistics sản xuất là các công việc nhằm đưa nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu vào
phục vụ sản xuất một cách tối ưu, đạt hiệu quả cao nhất.
Logistics phân phối là việc đưa các sản phẩm của doanh nghiệp đến tay khách
hàng.
Nếu sản phẩm của doanh nghiệp là một nguyên liệu, bán thành phẩm thì khách
hàng của doanh nghiệp là một doanh nghiệp khác, nếu sản phẩm là hàng tiêu dùng thì
khách hàng là người tiêu dùng. Như vậy logistics phân phối của một doanh nghiệp này
cũng có thể trùng với logistics cung ứng của doanh nghiệp khác.
Trong các công đoạn trên, logistics cung ứng và logistics phân phối là những khâu
thực hiện ở bên ngoài doanh nghiệp sản xuất, và doanh nghiệp sản xuất có thể thuê các
đơn vị dịch vụ logistics chuyên nghiệp thực hiện giúp mình. Với logistics sản xuất, doanh
nghiệp chỉ có thể thuê doanh nghiệp bên ngoài tư vấn giúp mình phương án, còn tự mình
phải tổ chức thực hiện mới mong đạt được kết quả mong muốn.
Với doanh nghiệp thương mại, công đoạn thứ hai hầu như không có, chỉ có
logistics cung ứng (đi cùng với hoạt động gom hàng) và logistics phân phối (bán hàng).
5. Mục tiêu của ngành logistics trong những năm sắp tới tại Việt Nam là như thế
nào?
Kế hoạch hành động về logistics đưa ra mục tiêu phát triển ngành logistics trong những
năm sắp tới như sau:
1. Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp vào GDP đạt 8%-10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ
đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm
xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ 50 trở
lên.
2. Tập trung thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistics, xây dựng các trung tâm
logistics cấp khu vực và quốc tế, nâng cao hiệu quả kết nối giữa Việt Nam với các nước.
Đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics của khu vực.
3. Hình thành các doanh nghiệp dịch vụ logistics đầu tàu, có đủ sức cạnh tranh trên thị
trường trong nước và quốc tế, đồng thời hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp dịch vụ
logistics theo phương châm hiện đại, chuyên nghiệp.
4. Doanh nghiệp sản xuất, thương mại quản lý tốt chuỗi cung ứng, tiết kiệm nguyên vật
liệu và chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian lưu chuyển hàng hóa.
5. Ứng dụng các công nghệ mới trong logistics, đào tạo nhân lực chuyên nghiệp, trình độ
cao về logistics, góp phần thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, tái cấu trúc hoạt động sản
xuất, thương mại của doanh nghiệp.
6. Hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước, bao gồm các chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ
logistics, pháp luật điều chỉnh ngành, bộ máy quản lý tương xứng với trình độ phát triển
của dịch vụ logistics của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
6. Việt Nam có những lợi thế gì để phát triển dịch vụ logistics?
Nằm ở trung tâm khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trên tuyến hàng hải quốc tế,
Việt Nam là quốc gia có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý rất thuận lợi để phát triển dịch
vụ logistics.
Đối với khu vực Đông Nam Á, Việt Nam cũng nằm ở vị trí trung tâm. Nếu lấy
Thành phố Hồ Chí Minh làm tâm, vẽ một vòng tròn thì gần như toàn bộ khu vực nằm
trọn trong vòng tròn ấy. Với bờ biển dài khoảng 3.260 km trải dài từ Bắc đến Nam, Việt
Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để đưa hàng hóa xuất nhập khẩu đến với thế giới.
Không chỉ hàng hóa của chính mình sản xuất, Việt Nam cũng là địa điểm lý tưởng đến
tiến hành các hoạt động trung chuyển như quá cảnh, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất.
Cùng với tiến trình mở cửa và hội nhập, lượng hàng hóa sản xuất, lưu thông trong
nước và xuất nhập khẩu những năm qua tăng trưởng mạnh mẽ, là tiền đề và cũng là động
lực thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics. Logistics đang trở thành ngành dịch vụ quan
trọng của hoạt động thương mại quốc tế và thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng
kinh tế.
Việt Nam đã, đang và sẽ ký kết nhiều hiệp định thương mại, những hiệp định này
buộc nền sản xuất phải tái cấu trúc, mở ra thêm những thị trường mới, tạo sức hút về
hàng hóa cho đất nước.Việt Nam đang ở trong giai đoạn vàng của cơ cấu dân số, khi số
dân trong độ tuổi lao động chiếm đến 51% tổng số dân. Lực lượng lao động trẻ, ham học
hỏi là những yếu tố rất thuận lợi để đào tạo nên một đội ngũ cán bộ, công nhân logistics
chuyên nghiệp, có trình độ hiểu biết và quản lý cao trong lĩnh vực logistics.
7. Đâu là những điểm yếu mà doanh nghiệp logistics Việt Nam cần khắc phục?
Doanh nghiệp logistics Việt Nam còn chưa đông, quy mô vốn nhỏ, địa bàn hoạt
động chủ yếu chỉ ở trong nước, các dịch vụ cung cấp còn đơn điệu, chất lượng dịch vụ
thấp, ít giá trị gia tăng, thiếu liên kết - đó là những điểm yếu nổi bật của doanh nghiệp
logistics Việt Nam.
Nói riêng về thiếu liên kết, trong thời gian qua, các doanh nghiệp logistics Việt
Nam chưa thực sự tìm được tiếng nói chung với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, do vậy
chưa có sự gắn bó, phối hợp nhịp nhàng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thiếu tin
tưởng và ít muốn bắt tay chia sẻ với doanh nghiệp logistics Việt Nam. Sự thiếu liên kết
còn thể hiện ngay giữa các doanh nghiệp dịch vụ logistics, do đó chưa hình thành được
logistics 4PL là có những nhà cung cấp dịch vụ logistics tích hợp, sử dụng dịch vụ của
các doanh nghiệp đơn lẻ để tạo nên một dịch vụ chung, khép kín hầu hết các khâu trong
chuỗi cung ứng.
Điều này dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước đang phải
chịu các loại phí cao, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Còn doanh nghiệp logistics thì tăng trưởng chậm, khó vươn xa ra thị trường quốc tế.
8. Việt Nam có kế hoạch phát triển logistics xanh trong 5 năm tới hay không?
Nếu có thì nên tập trung vào mục tiêu/lĩnh vực nào trước?
Logistics xanh là xu thế trong những năm tới. Việt Nam đang hướng tới việc phát triển
logistics xanh, tập trung vào một số lĩnh vực sau:
 Phát triển các loại hình vận tải theo hướng tiết kiệm nhiên liệu, giảm tác động tới
môi trường. Theo đó, khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học thay cho nhiên
liệu hóa thạch (sử dụng xăng E5), bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn khí thải cao (Euro 4
trở lên, thay cho Euro 2 hay 3).
 Quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng logistics thân thiện với môi trường, ví dụ
yêu cầu các sân bay, cảng biển, nhà ga, trung tâm logistics phải dành tỷ lệ thích
ứng cho cây xanh, mặt nước; khuyến khích các trung tâm logistics sử dụng năng
lượng mặt trời, năng lượng gió.
 Phát triển và sử dụng các công nghệ tiên tiến nhằm tối ưu hóa quá trình lưu
chuyển của hàng hóa để giảm bớt lượng nhiên liệu và khí thải.

You might also like