You are on page 1of 6

Câu 1: Công của nguồn điện được xác định theo công thức:

A. A = EIt. B. A= UIt.

C. A = EI. D. A = UI.

Câu 2: Công suất của nguồn điện được xác định theo công thức:
A. P = EIt. B. P = UIt.

C. P = EI. D. P = UI.

Câu 3: Câu phát biểu nào sai?


A. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công
của nguồn điện.

B. Suất phản điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng chuyển hóa năng lượng của máy
thu.

C. Đặc tuyến vôn – ampe của một đoạn dây dẫn ở nhiệt độ không đổi là một đường
thẳng.

D. Đặc tuyến vôn – ampe của một sợi dây tóc bóng đèn là đường cong (không là đường
thẳng).

Câu4: Hai nguồn điện


có E1=3V,r1=0,5Ω;E1=3V,r1=0,5Ω;E2=1,5V,r2=1ΩE2=1,5V,r2=1Ω mắc nối tiếp thành
mạch kín. Hiệu điện thế giữa hai cực mỗi nguồn là:
A. 0 V. B. 2,0 V.

C. 1,5 V. D. 3 V.

Câu 5: Câu phát biểu nào sai khi nói về tính dẫn điện của chất điện phân?
A. Dòng điện trong chất điện phân tuân theo định luật Ôm.

B. Độ dẫn điện của chất điện phân tăng khi nhiệt độ tăng.

C. Điện trở của chất điện phân giảm khi nhiệt độ tăng.

D. Khi acquy được nạp điện, dòng điện qua acquy cũng là dòng điện trong chất điện
phân.

Câu 6: Một nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r được mắc với điện trở mạch
ngoài là một điện trở R. Hiệu suất của nguồn điện là H = 80%. Tỉ số giữa điện trở trong
của nguồn điện r và điện trở mạch ngoài R là:
A. 0,80. B. 0,20.

C. 0,40. D. 0,25.
Câu 7: Một động cơ điện một chiều có điện trở thuần của các cuộn dây là r = 4 Ω, mắc
nối tiếp với một điện trở R = 8 Ω. Tất cả được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế
không đổi và bằng 24 V. Động cơ khi đó hoạt động bình thường và cường độ dòng điện
chạy qua động cơ là 0,5 A. Công suất điện năng chuyển hóa thành cơ năng ở động cơ
là:
A. 3 W. B. 12 W.

C. 10 W. D. 9 W.

Câu 8: Để nạp điện cho một acquy có suất điện động E2 = 6 V, điện trở trong r2 = 0,4
Ω, người ta dùng nguồn điện một chiều có suất điện động E1 = 12 V, điện trở trong r1 =
0,2 Ω và một biến trở R mắc nối tiếp với acquy. Điều chỉnh để biến trở có giá trị tham gia
vào mạch điện là R = 11,4 Ω. Công suất điện năng tiêu thụ ở acquy là:
A. 9,9 W. B. 9,0 W.

C. 3,0 W. D. 3,1 W.

Câu 9: Hai nguồn điện có suất điện động và điện trở trong lần lượt là E1 = 4 V, r1 = 0,5
Ω và E2 = 2 V, r2 = 0,8 Ω. Hai nguồn điện được mắc song song thành bộ nguồn rồi mắc
với điện trở mạch ngoài R. Khi đó nguồn điện E2 trở thành máy thu và cường độ dòng
điện qua E2 bằng 0,5 A. Công suất tiêu thụ điện năng toàn mạch điện bằng:
A. 7,68 W. B. 12,8 W.

C. 3,0 W. D. 10,8 W.

Câu 10: Một nguồn điện có suất điện động E = 12 V, điện trở trong r = 3 Ω, được mắc
với điện trở mạch ngoài là biến trở R. Điều chỉnh R để công suất điện năng tiêu thụ ở
mạch ngoài đạt cực đại. Công suất cực đại đó bằng:
A. 144 W. B. 14,4 W.

C. 12,0 W. D. 24,0 W.

Câu 11: Có hai nguồn điện mắc nối tiếp thành một mạch kín (cực dương nguồn 1 mắc
với cực âm của nguồn 2 và ngược lại cực dương của nguồn 2 mắc với cực âm của nguồn
1). Suất điện động và điện trở trong tương ứng của các nguồn điện là E 1, E2, r1, r2. Để
hiệu điện thế giữa hai cực mỗi nguồn điện bằng 0 phải thỏa mãn điều kiện nào sau đây:
A. E1=E2;r1≠r2.E1=E2;r1≠r2.
B. E1≠E2;r1=r2.E1≠E2;r1=r2.
C. E1r1=E2r2.E1r1=E2r2.
D. E1r2=E2r1.E1r2=E2r1.
Câu 12: Chọn phát biểu đúng.
Nếu dịch chuyển hai bản của tụ điện phẳng không khí đã nối với hai cực một acquy lại
gần nhau thì trong khi dịch chuyển

A. không có dòng điện qua acquy.

B. có dòng điện từ cực âm qua acquy sang cực dương.

C. có dòng điện đi từ cực dương qua acquy sang cực âm.

D. lúc đầu dòng điện đi từ cực âm qua acquy sang cực dương, sau đó dòng điện có chiều
ngược lại.

Câu 13: Một bộ nguồn gồm nguồn điện E1 = 16 V, điện trở trong r1 = 2 Ω, được mắc
xung đối với nguồn điện E2 = 4 V, r2 = 1Ω rồi mắc với điện trở R thành mạch kín. Cường
độ dòng điện chạy qua R là I = 1,5 A. Điện trở R có giá trị:
A. 5 Ω. B. 9 Ω.

C. 10 Ω. D. 4,5 Ω.

Câu 14: Trong trương hợp nào sau đây thì hiệu điện thế mạch ngoài không bằng suất
điện động của nguồn điện?
A. Mạch ngoài để hở.

B. Mạch kín và điện trở trong của nguồn bằng không.

C. Cường độ dòng điện qua nguồn bằng không.

D. Mạch kín và điện trở trong của nguồn khác không.

Câu 15: Mắc một điện trở R vào hai cực của nguồn điện có suất điện động E điện trở
trong r. Thay đổi điện trở R sao cho cường độ dòng điện I qua điện trở R tăng dần, khi
đó hiệu điện thế U giữa hai đầu điện trở R sẽ
A. tăng tỉ lệ thuận với I.

B. tỉ lệ nghịch với I.

C. giảm theo bậc nhất của I.

D. tỉ lệ nghịch với bình phương của I.

Câu 16: Một bóng đèn dây tóc, điện trở của dây tóc phụ thuộc vào nhiệt độ của nó.
Đường đặc trưng vôn – ampe của bóng đèn dây tóc nói trên là một phần của đường
A. cong. B. thẳng.

C. tròn. D. elíp.
Câu 17: Mộ bộ nguồn gồm nguồn điện E1 = 16 V, điện trở trong r = 2Ω, được mắc xung
đối với nguồn điện E2 = 4 V, r2 = 3 Ω rồi mắc với điện trở R thành mạch kín. Cường độ
dòng điện chạy qua R là I = 1,5 A. Hiệu điện thế từ cực dương đến cực âm của nguồn
E2 là:
A. 0,5 V. B. 8,5 V.

C. -0,5 V. D. -8,5 V.

Câu 18: Một bộ nguồn gồm nguồn điện E1 = 16 V, điện trở trong r1 = 1 Ω, được mắc
xung đối với nguồn điện E2 = 4 V, r2 = 1 Ω rồi mắc với điện trở R thành mạch kín. Cường
độ dòng điện chạy qua R là I = 1,5 A. Công suất điện năng tiêu thụ toàn mạch là:
A. 18,0 W. B. 24,0 W.

C. 6,0 W. D. 21,75 W.

Câu 19: Một bộ nguồn gồm nguồn điện E1 = 16 V, điện trở trong r1 = 1 Ω, được mắc
xung đối với nguồn điện E2 = 4 V, r2 = 1 Ω rồi mắc với điện trở R thành mạch kín. Cường
độ dòng điện chạy qua R là I = 1,2 A. Hiệu điện thế trên hai đầu điện trở R có độ lớn là:
A. 12 V. B. 10 V.

C. 14,8 V. D. 9,6 V.

Câu 20: Một bộ nguồn gồm nguồn điện E1 = 12 V, điện trở trong r1 = 1 Ω, được mắc
xung đối với nguồn điện E2 = 4 V, r2 = 1 Ω rồi mắc với ampe kế có điện trở không đáng
kể thành mạch kín. Ampe kế chỉ:
A. 4 A. B. 6 A.

C. 8 A. D. 2 A.

21: Một nguồn gồm 30 pin mắc thành 3 nhóm nối tiếp, mỗi nhóm có 10 pin mắc
song song, mỗi pin có suất điện động 0,9 (V) và điện trở trong 0,6 (Ω). Bình điện
phân dung dịch CuSO4 có điện trở 205Ω mắc vào hai cực của bộ nguồn. Trong thời
gian 50 phút khối lượng đồng Cu bám vào catốt là:
A. 0,013 g B. 0,13 g C. 1,3 g
D. 13 g
22: Một bình điện phân đựng dung dịch bạc nitrat với anốt bằng bạc. Điện trở của
bình điện phân là R= 2 (Ω). Hiệu điện thế đặt vào hai cực là U= 10 (V). Cho A= 108
và n=1. Khối lượng bạc bám vào cực âm sau 2 giờ là:
A. 40,3g B. 40,3 kg C. 8,04 g D.
8,04.10-2 kg
23:Bản chất dòng điện trong chất khí là:
A. Dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các
iôn âm, electron ngược chiều điện trường.
B. Dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các
iôn âm ngược chiều điện trường.
C. Dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các
electron ngược chiều điện trường.
D. Dòng chuyển dời có hướng của các electron theo ngược chiều điện trường.
24: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hạt tải điện trong chất khí chỉ có các các iôn dương và ion âm.
B. Dòng điện trong chất khí tuân theo định luật Ôm.
C. Hạt tải điện cơ bản trong chất khí là electron, iôn dương và iôn âm.
D. Cường độ dòng điện trong chất khí ở áp suất bình thường tỉ lệ thuận với hiệu
điện thế.
25: Bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn là:
A. Dòng chuyển dời có hướng của các electron và lỗ trống ngược chiều điện
trường.
B. Dòng chuyển dời có hướng của các electron và lỗ trống cùng chiều điện trường.
C. Dòng chuyển dời có hướng của các electron theo chiều điện trường và các lỗ
trống ngược chiều điện trường.
D. Dòng chuyển dời có hướng của các lỗ trống theo chiều điện trường và các
electron ngược chiều điện trường.
26:Một thỏi đồng khối lượng 176g được kéo thành dây dẫn có tiết diện tròn, điện
trở dây dẫn bằng 32Ω. Tính chiều dài và đường kính tiết diện của dây dẫn. Biết
khối lượng riêng của đồng là 8,8.103 kg/m3 , điện trở suất của đồng là 1,6.10-
8Ωm:
A.l =100m; d = 0,72mm
B. l = 200m; d = 0,36mm
C. l = 200m; d = 0,18mm
D. l = 250m; d = 0,72mm
27:Dùng một cặp nhiệt điện sắt – Niken có hệ số nhiệt điện động là 32,4µV/K có
điện trở trong r = 1Ω làm nguồn điện nối với điện trở R = 19Ω thành mạch kín.
Nhúng một đầu vào nước đá đang tan, đầu kia vào hơi nước đang sôi. Cường độ
dòng điện qua điện trở R là:
A. 0,162A B. 0,324A C. 0,5A D.
0,081A
28:cặp nhiệt điện đồng – constantan có hệ số nhiệt điện động α = 41,8µV/K và
điện trở trong r = 0,5Ω. Nối cặp nhiệt điện này với điện kế có điện trở R = 30Ω rồi
đặt mối hàn thứ nhất ở không khí có nhiệt độ 200C, mối hàn thứ hai trong lò điện
có nhiệt độ 4000C. Cường độ dòng điện chạy qua điện kế là:
A. 0,52mA B. 0,52µA C. 1,04mA
D. 1,04µA
29: : Dòng điện qua một dây dẫn kim loại có cường độ 2A. Số electron dịch
chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn này trong 2s là:
A. 2,5.1018 B. 2,5.1019 C. 0,4. 1019
D. 4. 1019
30:

You might also like