You are on page 1of 9

UBND TỈNH KON TUM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


CỘNG ĐỒNG KON TUM
Số: 52/KH-CĐCĐ Kon Tum, ngày 22 tháng 5 năm 2020
KẾ HOẠCH
Triển khai thực hiện 3 lĩnh vực đột phá
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum

Căn cứ Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 09/01/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
về triển khai thực hiện các lĩnh vực đột phá trong năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 10/01/2019 của UBND tỉnh
Kon Tum ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện 3 lĩnh vực đột
phá phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 trên địa bàn tỉnh Kon Tum;
Căn cứ Quyết định số 630/QĐ-UBND ngày 24/6/2019 của UBND tỉnh
Kon Tum sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 1 Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày
10/01/2019 của Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình hành động triển
khai thực hiện 3 lĩnh vực đột phá phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 trên địa bàn
tỉnh Kon Tum.
Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum xây dựng Kế hoạch triển khai
thực hiện 3 lĩnh vực đột phá phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum với các
nội dung chủ yếu sau:
I. VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
CAO; BẢO TỒN, ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SÂM NGỌC LINH VÀ CÁC
DƯỢC LIỆU KHÁC
1. Mục tiêu
Xây dựng các mô hình canh tác nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phù
hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương nhằm chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thích nghi với biến đổi khí hậu và nhu
cầu thị trường; hình thành và phát triển nền sản xuất nông nghiệp hiện đại theo
hướng hữu cơ, nông nghiệp sạch, an toàn gắn với phát triển dịch vụ du lịch sinh
thái nông nghiệp để chuyển giao cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Từng bước hình thành cách thức tổ chức chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị
trong sản xuất nông nghiệp; tạo tiền đề cho việc thành lập Doanh nghiệp khoa học
và công nghệ của Trường trong thời gian đến.
Góp phần bảo tồn, phát triển Sâm Ngọc Linh và các loại cây dược liệu
khác nhằm phục vụ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh và đáp ứng nguồn dược liệu
cho thị trường; tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống
cho đồng bào các dân tộc tỉnh Kon Tum.
2. Nội dung, trách nhiệm và thời gian thực hiện
2
2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao; nghiên cứu phân bón và dinh dưỡng cây trồng; nghiên cứu ứng
dụng nuôi cấy mô tế bào thực vật trong nhân giống cây trồng, cụ thể:
a) Nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Tiếp tục trồng thực nghiệm các giống cây có năng suất cao, chất lượng
tốt như Nho Ninh Thuận, một số giống cà chua, dưa lưới, dâu tây, các giống
rau,... Nghiên cứu thử nghiệm phương pháp trồng hữu cơ trên đất một số loại
dưa và cây dược liệu.
- Tiếp tục thử nghiệm trồng khí canh (khí canh đứng, khí canh ngang) một
số loại cây có hiệu quả kinh tế cao (khoai tây, sâm dây, đương quy,…); nghiên
cứu thêm các công thức phân bón mới nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng
rau thủy canh (xà lách, cải, mồng tơi, dền, muống,…).
- Tiếp tục nghiên cứu, chuyển giao “Nhà vườn thông minh giá rẻ” cho
các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nông nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tổ chức sản
xuất các sản phẩm nông nghiệp rau, củ, quả, dược liệu… an toàn theo hướng sản
xuất hàng hóa.
- Triển khai ứng dụng các chế phẩm sinh học xử lý cây cỏ dại thành phân
bón hữu cơ vi sinh.
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thực nghiệm - Cung ứng dịch vụ chủ trì,
phối hợp với các đơn vị liên quan.
Thời gian thực hiện: Năm 2020 và các năm sau đó.
b) Nghiên cứu ứng dụng nuôi cấy mô tế bào thực vật trong nhân giống
cây trồng
- Tập trung nghiên cứu, nhân giống một số cây dược liệu có giá trị kinh
tế, cây chủ lực thế mạnh của tỉnh như cây dược liệu lan Kim tuyến, Sâm Ngọc
Linh, Đảng sâm, đinh lăng; các loài lan quý có nguy cơ tuyệt chủng,…
- Nghiên cứu các môi trường nuôi cấy cho một số cây dược liệu, các loài
hoa lan Giả hạc địa phương Kon Tum.
- Xây dựng quy trình nhân giống cho 6 loại cây trồng: Lan Kim tuyến,
Giả hạc Đăk Glei, Giả hạc Đăk Côi, Chuối tiêu ruột đỏ, hoa Chuông tình yêu,
hoa Dạ yến thảo.
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thực nghiệm - Cung ứng dịch vụ chủ trì,
phối hợp với các đơn vị liên quan.
Thời gian thực hiện: Năm 2020 và các năm sau đó.
c) Nghiên cứu phân bón và dinh dưỡng cây trồng
- Nghiên cứu sản xuất phân bón hữu cơ từ phụ phế phẩm trong nông
nghiệp bằng chế phẩm vi sinh; nghiên cứu một số loại thức uống bằng lên men
vi sinh.
3
- Triển khai nghiên cứu quy trình sản xuất phân hữu cơ cao cấp từ trùn
quế gắn với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trồng thực nghiệm, chăm sóc một số
cây dược liệu, hoa, cây cảnh có giá trị kinh tế.
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thực nghiệm - Cung ứng dịch vụ chủ trì,
phối hợp với các đơn vị liên quan.
Thời gian thực hiện: Năm 2020 và các năm sau đó.
2.2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, biên soạn chương trình,
giáo trình liên quan đến nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
a) Tiếp tục nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các máy, thiết bị ứng dụng trong
sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, trước mắt là thực hiện có chất lượng, hiệu
quả Dự án trồng sắn theo hướng ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Kon
Tum.
Đơn vị thực hiện: Các nhóm tác giả, Tổ chuyên môn liên quan
Thời gian thực hiện: Năm 2020 và các năm sau đó.
b) Nghiên cứu trồng thử nghiệm loài cây NEEM phục vụ sản xuất một số
chế phẩm sinh học trừ sâu trong nông nghiệp và làm trà túi lọc cho người bệnh
tiểu đường,... trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Đơn vị thực hiện: Khoa Kinh tế - Nông Lâm và nhóm tác giả.
Thời gian thực hiện: Năm 2021 - 2023
c) Nghiên cứu trồng thử nghiệm loài cây Đàn hương trắng Ấn Độ
(Santalum album L) phục vụ làm giàu rừng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa
bàn tỉnh Kon Tum.
Đơn vị thực hiện: Khoa Kinh tế - Nông Lâm và nhóm tác giả.
Thời gian thực hiện: Năm 2021 - 2023
d) Nghiên cứu sử dụng cây dược liệu trong điều trị bệnh cho gia súc, gia
cầm.
Đơn vị thực hiện: Khoa Kinh tế - Nông Lâm và nhóm tác giả.
Thời gian thực hiện: Năm 2021
e) Nghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi và quản lý bền vững rừng
phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Pô Kô tỉnh Kon Tum
Đơn vị thực hiện: Nhóm tác giả
Thời gian thực hiện: Năm 2021 - 2022
f) Nâng cao chất lượng đào tạo nghề (liên quan đến nông nghiệp có ứng
dụng công nghệ cao) cho học sinh, sinh viên (HSSV) vùng Tam giác phát triển
CLV trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2020-2024
Đơn vị thực hiện: Phòng Nghiên cứu khoa học - Hợp tác quốc tế và nhóm
tác giả
4
Thời gian thực hiện: Năm 2021 - 2023
g) Tiếp tục xây dựng, biên soạn, chỉnh sửa chương trình, giáo trình, mô
đun về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (trình độ sơ cấp, trung
cấp, cao đẳng); tham gia tập huấn, giảng dạy các lớp dạy nghề lao động nông
thôn ở các xã, phường trên địa bàn tỉnh.
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thực nghiệm - Cung ứng dịch vụ, khoa Kinh
tế - Nông Lâm chủ trì, phối hợp với phòng Đào tạo và các đơn vị, cá nhân liên
quan
Thời gian thực hiện: Năm 2020 và thực hiện thường xuyên
h) Gắn nghiên cứu với phục vụ công tác giảng dạy, hướng dẫn thực hành,
thực tập cho HSSV nhà trường.
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thực nghiệm - Cung ứng dịch vụ, khoa Kinh
tế - Nông Lâm chủ trì, phối hợp với các đơn vị và cá nhân liên quan
Thời gian thực hiện: Năm 2020 và các năm sau đó.
2.3. Đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mang thương hiệu nhà trường
a) Tăng cường hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, đăng kí sở hữu
trí tuệ, các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật ưu tiên trong các lĩnh vực nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trồng và chế biến dược liệu.
Đơn vị thực hiện: Phòng Nghiên cứu khoa học - Hợp tác quốc tế chủ trì,
phối hợp với các đơn vị liên quan
Thời gian thực hiện: Năm 2020 và các năm sau đó.
b) Hình thành cách thức tổ chức chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong sản
xuất nông nghiệp; tập trung nghiên cứu thị trường, xây dựng các mối quan hệ
với các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để quảng bá, chuyển giao
khoa học kỹ thuật, tìm đầu ra cho sản phẩm, phục vụ các đoàn tham quan, học
tập về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thực nghiệm - Cung ứng dịch vụ chủ trì,
phối hợp với Trung tâm Phát triển doanh nghiệp - Giới thiệu việc làm và các
đơn vị liên quan
Thời gian thực hiện: Năm 2020 và các năm sau đó.
2.4. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ công
tác nghiên cứu, thử nghiệm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Đơn vị thực hiện: Phòng Hành chính - Quản trị chủ trì, phối hợp với
Trung tâm Thực nghiệm - Cung ứng dịch vụ và các đơn vị liên quan
Thời gian thực hiện: Năm 2020 và các năm sau đó.
2.5. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách
phát triển dược liệu và việc sử dụng dược liệu, thuốc, các sản phẩm từ dược liệu,
5
y dược cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh; các chủ
trương, chính sách về phát triển dược liệu nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ,
giáo viên, nhân viên và HSSV nhà trường
Đơn vị thực hiện: Tổ Truyền thông và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc
Trường.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2.6. Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nhân lực chuyên ngành y dược
học cổ truyền
Đơn vị thực hiện: Khoa Y chủ trì, phối hợp với phòng Đào tạo và các đơn
vị liên quan
Thời gian thực hiện: Năm 2020 và các năm sau đó.
2.7. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực kiểm soát chất lượng
Sâm Ngọc Linh và các dược liệu khác
Đơn vị thực hiện: Khoa Y chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan
Thời gian thực hiện: Năm 2020 và các năm sau đó.
II. VỀ THỰC HIỆN CHỈNH TRANG, ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ
TẦNG NHÀ TRƯỜNG
1. Mục tiêu: Chỉnh trang, đầu tư phát triển hạ tầng nhà trường đảm bảo
mỹ quan, văn minh, an toàn nhằm đáp ứng nhu cầu làm việc, học tập, khám,
chữa bệnh của người dân trên địa bàn tỉnh.
2. Nội dung, trách nhiệm và thời gian thực hiện
2.1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc
nhà trường trong việc tuyên truyền, phổ biến về Chương trình hành động triển
khai thực hiện chỉnh trang, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, các khu đô
thị mới, các khu, cụm công nghiệp - đô thị - dịch vụ trên địa bàn tỉnh ban hành
kèm theo Quyết định số 31/QĐ-UBND, Quyết định 630/QĐ-UBND của UBND
tỉnh và Kế hoạch thực hiện của Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum nhằm
nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và HSSV để tạo sự đồng
thuận và quyết tâm cao trong tổ chức thực hiện.
Đơn vị thực hiện: Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Trường phối hợp với
Tổ Truyền thông.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2.2. Tập trung chỉnh trang hạ tầng nhà trường hiện có đáp ứng các nội
dung Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn, theo các tiêu chí cụ thể sau:
- Trường học “Xanh”: Có hệ thống cây xanh, cây bóng mát, thảm cỏ, bồn
hoa, cây cảnh hài hòa và phù hợp với quy hoạch của nhà trường, thường xuyên
được HSSV, cán bộ, giáo viên và nhân viên chăm sóc. Hàng năm có bổ sung cây
xanh theo kế hoạch (chọn, trồng các loại cây có tán, xanh quanh năm, không
trồng cây có nhiều sâu hoặc có vỏ, lá, hoa chứa chất độc hại, ảnh hưởng đến sức
6
khoẻ con người); có bố trí chậu hoa, cây cảnh tại các khu vực tiếp đón, phòng
chờ, hành lang. Hệ thống sân chơi, nhà tập thể thao, giao thông nội bộ phải đảm
bảo theo quy định. Quản lý, giáo dục HSSV biết bảo vệ môi trường, yêu quý,
tôn trọng thiên nhiên.
- Trường học “Sạch”: Các khối công trình phục vụ dạy học, làm việc, sinh
hoạt của cán bộ, giáo viên, nhân viên và HSSV đảm bảo luôn sạch sẽ, thông
thoáng. Tường của các công trình xây dựng, bàn ghế và các thiết bị được giữ
sạch sẽ; HSSV không tự ý viết, vẽ, khắc lên bề mặt của bàn ghế, các thiết bị. Có
nơi xử lý rác thải, có thùng đựng rác (loại phù hợp để phân loại rác) được đặt ở
vị trí hợp lý, đảm bảo mỹ quan, có nắp đậy;... Có đủ nước sạch phục vụ các hoạt
động dạy học, sinh hoạt, công trình vệ sinh; nhà vệ sinh luôn được vệ sinh sạch
sẽ, không có mùi hôi, không đọng nước, không trơn trượt, không rêu mốc, có đủ
giấy vệ sinh và thùng đựng chất thải; có chỗ rửa tay với nước sạch, xà phòng
hoặc dung dịch sát khuẩn khác; có biển chỉ dẫn đến nhà vệ sinh; có nhân viên
dọn khu vệ sinh thường xuyên;…
- Trường học “Đẹp”: Trong các phòng học, phòng chức năng, các thiết bị
được lắp đặt, bố trí khoa học, gọn gàng, thẩm mỹ. Hệ thống pa nô, khẩu hiệu
phải có nội dung, hình thức phù hợp, có ý nghĩa giáo dục; được treo ở các vị trí
phù hợp đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn. Trần nhà, tường nhà, cửa, cổng, hành
lang, cầu thang được định kỳ sơn hoặc quét vôi sạch đẹp; sắp xếp, bố trí hợp lý
khu vực để xe cho khách liên hệ công tác, cán bộ, giáo viên, nhân viên và người
học. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và HSSV phải có ý thức cao trong
việc giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp. Trang phục của cán bộ, giáo viên và
HSSV phải chỉnh tề, gọn gàng, sạch sẽ, phù hợp với các hoạt động trong môi
trường giáo dục.
- Trường học “An toàn”: Có cơ sở vật chất bảo đảm an toàn cho hoạt
động dạy học và các hoạt động giáo dục khác; thường xuyên rà soát đảm bảo
các điều kiện về phòng học, phòng chức năng, bàn ghế, bảng viết, hệ thống
chiếu sáng và thiết bị dạy học theo đúng tiêu chuẩn được quy định. Có kế hoạch,
tổ chức thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự trường học; phòng chống
tệ nạn xã hội; an toàn, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh; bảo đảm
an toàn thực phẩm, nước uống; không để xảy ra ngộ độc, mất an toàn thực phẩm
trong nhà trường. Chủ động các biện pháp phòng ngừa, đảm bảo an toàn phòng
chống tai nạn, thương tích, đuối nước, an toàn giao thông. Có biện pháp phòng
ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi xâm hại, bạo lực học đường; xây
dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường; có tổ tư vấn học tập và hỗ trợ
tâm lý cho HSSV; định kỳ tổ chức đối thoại giữa Hiệu trưởng với HSSV để nắm
bắt tâm tư, nguyện vọng của HSSV.
Đơn vị thực hiện: Các đơn vị trực thuộc Trường thực hiện theo chức
năng, nhiệm vụ.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2.3. Triển khai đầy đủ các nội dung theo “Quy định về đạo đức nhà giáo”
nhằm nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm
7
chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có tính tích cực học tập, không
ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sư phạm, có lối sống và
cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho người học noi theo.
Đơn vị thực hiện: Các đơn vị trực thuộc Trường.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2.4. Đầu tư xây mới, cải tạo, sửa chữa và nâng cấp các hạng mục:
- Xây dựng mới nhà làm việc để bố trí làm “Phòng Tư vấn và Tuyển sinh”
của nhà trường trước khu vực cổng Cơ sở 1; cổng trường Cơ sở 1; nhà che máy
CNC;...
- Cải tạo, sửa chữa phòng học lý thuyết (giảng đường B, C), phòng họp
đạt chuẩn, tường rào, vỉa hè trước cổng tại Cơ sở 1; Sân tập lái ô tô tại Cơ sở 4;
Hội trường lớn tại các cơ sở; phòng làm việc của các đơn vị tại các cơ sở.
- Nâng cấp đường trục chính vào khu hiệu bộ và trồng hai hàng cây cổ thụ
hai bên đường trục chính; nhà để xe của cán bộ, giáo viên, nhân viên; hệ thống
sân bãi, nhà tập luyện thể dục thể thao trong nhà trường.
Đơn vị thực hiện: Phòng Hành chính - Quản trị chủ trì, phối hợp với các
đơn vị liên quan.
Thời gian thực hiện: Năm 2020 - 2021.
2.5. Tăng cường quản lý, giám sát chất lượng công trình và quản lý khai
thác sử dụng sau đầu tư; thực hiện tốt việc duy tu, bảo dưỡng, bảo trì các công
trình xây dựng để phát huy tính năng sử dụng, duy trì độ bền vững và đảm bảo
kiến trúc, cảnh quan môi trường.
Đơn vị thực hiện: Phòng Hành chính - Quản trị chủ trì, phối hợp với các
đơn vị liên quan.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
III. VỀ ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
1. Mục tiêu
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp cải cách hành chính, nhất là
thủ tục hành chính, công chức viên chức, công vụ với phương châm hành động
“Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”. Rà soát, cắt
giảm các thủ tục hành chính rườm rà, cản trở thuộc thẩm quyền của Trường. Siết
chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, công vụ. Thường xuyên thanh tra, khắc phục
và xử lý nghiêm cán bộ, giáo viên, nhân viên gây phiền hà, nhũng nhiễu người
dân và doanh nghiệp.
2. Nội dung, trách nhiệm và thời gian thực hiện
2.1. Xây dựng kế hoạch công tác cải cách hành chính trong nhà trường
hằng năm, gồm những nội dung sau: Cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành
chính; cải cách tổ chức bộ máy; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ công
chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa hành chính; công tác chỉ
8
đạo, điều hành và tuyên truyền cải cách hành chính.
Đơn vị thực hiện: Phòng Hành chính - Quản trị chủ trì, phối hợp với các
đơn vị liên quan.
Thời gian thực hiện: Hoàn thành 6/2020, các năm sau đó hoàn thành trước
ngày 31/12.
2.2. Xin chủ trương kết nối hệ thống trực tuyến của nhà trường với hệ
thống trực tuyến của UBND tỉnh khi tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo,
tập huấn.... do UBND tỉnh chủ trì.
Đơn vị thực hiện: Phòng Hành chính - Quản trị chủ trì, phối hợp với
Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ - Thư viện/Tổ Truyền thông.
Thời gian thực hiện: Tháng 6/2020.
2.3. Triển khai có hiệu quả Hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT
iOffice trong nhà trường.
Đơn vị thực hiện: Các đơn vị trực thuộc Trường phối hợp với phòng Hành
chính - Quản trị.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 5/2020 và thường xuyên.
2.4. Tiếp tục triển khai Hệ thống quản lý của Trường Cao đẳng Cộng
đồng Kon Tum
Đơn vị thực hiện: Các đơn vị trực thuộc Trường phối hợp với Trung tâm
Tin học - Ngoại ngữ - Thư viện.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 5/2020 và thường xuyên.
2.5. Tiếp tục triển khai hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt tại nhà
trường.
Đơn vị thực hiện: Phòng Kế hoạch - Tài vụ chủ trì, phối hợp với các đơn
vị liên quan.
Thời gian thực hiện: Năm 2020 và thực hiện thường xuyên.
2.6. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, công vụ tại các đơn vị trực
thuộc nhà trường; thường xuyên kiểm tra, khắc phục và xử lý nghiêm cán bộ,
nhân viên có hành vi tham nhũng, gây phiền hà, nhũng nhiễu người dân và
doanh nghiệp.
Đơn vị thực hiện: Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Trường.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2.7. Thực hiện nghiêm quy định tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo
không giấy trong Trường.
Đơn vị thực hiện: Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Trường.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
9
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Trường được giao chủ trì thực hiện
những nhiệm vụ trong Kế hoạch này chủ động phối hợp với các đơn vị có liên
quan để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Các đơn vị tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về phòng
Hành chính - Quản trị: Định kỳ quý (trước ngày 15 tháng cuối quý), hàng năm
(trước ngày 15/12) để tổng hợp, tham mưu báo cáo UBND tỉnh.
3. Phòng Hành chính - Quản trị là đơn vị đầu mối theo dõi, đôn đốc và
đánh giá kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch; tổng hợp báo cáo kết quả thực
hiện để tham mưu Lãnh đạo nhà trường báo cáo UBND tỉnh trước ngày 25 tháng
cuối quý.
Đề nghị Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Trường nghiêm túc triển khai
thực hiện./.

Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG


- UBND tỉnh (b/c);
- Sở Nội vụ (p/h);
- Sở NN&PTNT (p/h);
- Sở Xây dựng (p/h);
- Sở KH&ĐT (p/h);
- Sở Tài chính (p/h);
- Sở LĐ-TB&XH (p/h);
- Sở GD&ĐT (p/h);
- UBND các huyện, thành phố (p/h);
- Lãnh đạo Trường (chỉ đạo);
- BCH CĐCS Trường (p/h);
- BCH Đoàn Trường (p/h); Lê Trí Khải
- Các đơn vị thuộc Trường (t/h);
- Đăng website của Trường;
- Lưu: VT, HCQT.

You might also like