You are on page 1of 8

1

BCH ĐOÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH


***
Số: 80 KH/TĐTN-BTG Quảng Ngãi, ngày 06 tháng 11 năm 2013

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG


Về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng
cho thanh, thiếu niên tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2013 – 2017
------------------
Căn cứ Nghị quyết số: 02 NQ/TWĐTN ngày 22/8/2013 của Ban Chấp hành
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về “Tăng cường giáo dục đạo đức, lối
sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2013 –
2017”;
Thực hiện Đề án “Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý
tưởng cách mạng cho thanh thiếu niên giai đoạn 2013 – 2020” của Ban Bí thư
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;
Nhằm cụ thể hóa các nội dung của Nghị Quyết, Đề án về Tăng cường giáo
dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh, thiếu niên; tăng
cường công tác tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ trong giai đoạn mới,
Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn xây dựng Kế hoạch hành động Tăng cường giáo
dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh, thiếu niên tỉnh
Quảng Ngãi giai đoạn 2013 – 2017, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ CHỈ TIÊU CƠ BẢN
1. Mục đích
- Giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh, thiếu
niên góp phần rèn luyện thế hệ trẻ vừa “hồng” vừa “chuyên” theo tư tưởng Hồ Chí
Minh. Qua đó, xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên với những tiêu chí, giá trị cốt
lõi, là mục tiêu để ĐVTN hướng đến và làm theo; góp phần xây dựng lớp thanh
niên giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có bản lĩnh chính trị, ý thức chấp
hành pháp luật, có đạo đức cách mạng và lối sống đẹp, có hoài bão đưa đất nước
vươn lên, có tri thức, sức khỏe, kỹ năng xã hội, năng lực chuyên môn, làm chủ
khoa học và công nghệ hiện đại.
- Tạo chuyển biến rõ nét về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đoàn viên, thanh
thiếu niên về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, học tập và lao động; nâng cao đạo đức
cách mạng; khắc phục từng bước và tiến tới đẩy lùi hiện tượng suy thoái về đạo
đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật trong một bộ phận thanh,
thiếu niên.
- Khuyến khích và tạo môi trường để thanh, thiếu niên thi đua học tập, rèn
2

luyện, lập thân, lập nghiệp; nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng xây dựng quê
hương Quảng Ngãi ngày càng giàu đẹp và văn minh.
2. Yêu cầu
- Nội dung giáo dục phải dựa theo nguyên lý của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; tăng cường giáo
dục truyền thống văn hóa, lịch sử; coi trọng giáo dục thanh thiếu niên thông qua
hoạt động thực tiễn trong các phong trào thi đua yêu nước và thông qua điển hình,
mẫu hình, người tốt, việc tốt.
- Phương thức giáo dục phải hấp dẫn, dễ tiếp thu, gần gũi với giới trẻ; đề cao
tính chủ động, “tự giáo dục”, “tự rèn luyện” của thanh, thiếu nhi đi đôi với sự định
hướng của tổ chức Đoàn, Hội, Đội; gắn giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý
tưởng cách mạng với bảo vệ, chăm lo, bồi dưỡng và phát huy vai trò của thanh,
thiếu nhi.
- Việc triển khai thực hiện Kế hoạch phải phù hợp với điều kiện thực tế của
địa phương, đơn vị. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung của Kế
hoạch phải được thực hiện thường xuyên, liên tục.
3. Một số chỉ tiêu đến năm 2017
- 100% cán bộ, ĐVTN đăng ký phấn đấu và 80% ĐVTN có hành động cụ
thể thực hiện các tiêu chí, chuẩn mực đạo đức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh.
- Kết nạp mới 60.000 đoàn viên; bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho
Đảng đạt 8.000 và được Đảng xem xét, kết nạp, đạt ít nhất 60%.
- 100% đoàn viên kết nạp mới được học tập 6 bài học lý luận chính trị, các
chuyên đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Hàng năm, mỗi xã Đoàn nhận giúp đỡ, cảm hóa ít nhất 01 thanh thiếu niên
chậm tiến bộ.
- Cấp tỉnh và 100% Đoàn cấp huyện xây dựng được đội ngũ báo cáo viên,
tuyên truyền viên, cộng tác viên để thực hiện tốt các nhiệm vụ tuyên truyền miệng
và nắm bắt tình hình tư tưởng, định hướng dư luận xã hội trong ĐVTN.
- 80% Đoàn xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp; 100% Đoàn
trường học, lực lượng vũ trang xây dựng được hệ thống truyền thông trực quan về
giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng trong thanh, thiếu niên.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Về giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên
- Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc: tinh thần yêu
nước, yêu quê hương, tự hào dân tộc; tinh thần cần cù, dũng cảm, say mê lao động,
3

trách nhiệm, sáng tạo; tinh thần hiếu học, lạc quan, đoàn kết, ý thức gắn kết cộng
đồng, trọng nghĩa tình…
- Giáo dục các tiêu chí, chuẩn mực về đạo đức theo tư tưởng, tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh.
- Giáo dục về chuẩn mực đạo đức làm người như: hiếu thảo, nhân ái, vị tha,
khoan dung, trung thực, lễ phép…
2. Về giáo dục lối sống cho thanh niên
- Giáo dục lối sống giản dị, nói đi đôi với làm.
- Giáo dục lối sống lành mạnh, thủy chung, khiêm tốn.
- Giáo dục lối sống vì cộng đồng; ý thức, trách nhiệm với bản thân, gia đình
và xã hội; thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật.
- Giáo dục lối sống có văn hóa, phù hợp thuần phong mỹ tục, truyền thống
của người Việt Nam.
3. Về bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên
3.1. Bồi dưỡng về nhận thức, thái độ, bản lĩnh chính trị
- Định hướng bồi dưỡng mục tiêu “Độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa
xã hội” - lý tưởng cách mạng cao cả, bao trùm, xuyên suốt của cả dân tộc Việt Nam
qua các thế hệ; khát vọng“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
mà cả dân tộc đang nỗ lực phấn đấu, thực hiện trong giai đoạn hiện nay; nhận thức
rõ tương lai, vận mệnh của dân tộc phụ thuộc vào nỗ lực rèn luyện, học tập, lao
động của thế hệ trẻ hôm nay.
- Biết quan tâm đến cộng đồng, các vấn đề chính trị - kinh tế - văn hóa – xã
hội của đất nước; lo lắng, bất bình và đấu tranh trước các hiện tượng tiêu cực, tệ
nạn xã hội, hành vi vi phạm pháp luật; đặt lợi ích xã hội lên trên lợi ích cá nhân.
- Tư tưởng vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng; tinh thần
nhạy bén, xung kích – sáng tạo – tình nguyện; ý chí, nghị lực, sự quyết tâm, dám
khẳng định mình; không cam chịu đói nghèo lạc hậu, nỗ lực cố gắng rèn luyện, học
tập, lao động, làm việc, vươn lên làm giàu chính đáng.
3.2. Bồi dưỡng truyền thống, niềm tin cách mạng
- Giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Đội TNTP Hồ
Chí Minh.
- Giáo dục tấm gương anh hùng dân tộc, những người cộng sản tiêu biểu,
thanh thiếu niên có thành tích vượt trội, nghĩa cử cao đẹp.
- Niềm tin vào con đường cách mạng, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.
4

- Niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
4. Về bồi dưỡng các kỹ năng cơ bản để thực hiện mục tiêu, lý tưởng
- Kỹ năng cụ thể hóa mục tiêu.
- Kỹ năng lập kế hoạch và phấn đấu thực hiên mục tiêu.
- Kỹ năng tự chủ; kỹ năng đề kháng trước các âm mưu phá hoại, chia rẽ, lôi
kéo của các thế lực thù địch.
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ Đoàn các cấp về tầm quan trọng của
công tác giáo dục; chủ động tham mưu cho cấp ủy đảng, phối hợp với chính
quyền tăng cường sự lãnh đạo và đầu tư nguồn lực cho công tác giáo dục
thanh, thiếu niên
- Tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung, giải pháp về
chính trị, tư tưởng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) của Đảng
“Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, nâng cao hiệu quả
việc phổ biến, quán triệt nghị quyết của Đảng, của Đoàn; thường xuyên tập huấn, bồi
dưỡng, cung cấp thông tin về tầm quan trọng của công tác giáo dục, nâng cao kiến
thức, kỹ năng làm công tác tuyên truyền, giáo dục cho đội ngũ cán bộ đoàn các cấp.
- Thường xuyên tham mưu cho các cấp ủy đảng gặp gỡ, đối thoại với thanh,
thiếu niên, kịp thời chỉ đạo giải quyết những vụ việc phức tạp, những vấn đề phát
sinh liên quan đến tư tưởng thanh, thiếu niên và những vấn đề xã hội thanh, thiếu
niên quan tâm; tăng cường chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc chấp
hành các chủ trương, đường lối của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên;
phát huy vai trò, nêu cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể xã hội tham
gia giáo dục thanh, thiếu niên.
- Chủ động phối hợp, kiến nghị, đề xuất các cấp chính quyền trong xây dựng
cơ chế chính sách, pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên; tăng cường nguồn
lực, đầu tư thiết chế văn hóa, các hoạt động văn hóa - nghệ thuật dành cho thanh,
thiếu niên; xây dựng môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh, đặc biệt là môi trường
giáo dục trong các nhà trường và địa bàn dân cư; đề cao trách nhiêm ̣ của mỗi gia
đình trong giáo dục, quản lý thanh, thiếu niên.
2. Tạo môi trường thực tiễn để giáo dục thanh, thiếu niên
- Tổ chức thực hiện tốt hai phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển
kinh tế, xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Đồng hành vối thanh niên lập thân, lập
nghiệp” cùng các chương trình, các cuộc vận động, các phong trào thi đua hành
động cách mạng; qua đó, tạo điều kiện để thanh niên rèn luyện, trưởng thành; đồng thời
phát huy vai trò của thế hệ trẻ trong tham gia xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.
5

- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong ĐV, TTN về lịch sử hào hùng của dân
tộc và Đảng Cộng sản Việt Nam; bồi dưỡng và nâng cao lòng tự hào về truyền
thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta; về những thành tựu
kinh tế - xã hội của tỉnh và của đất nước đã đạt được trong thời kỳ đổi mới và hội
nhập hiện nay thông qua các đợt sinh hoạt chính trị, cuộc vận động, phong trào thi
đua nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, của
tỉnh, của Đảng, Đoàn, Hội, Đội.
- Nâng cao chất lượng các nội dung, giải pháp đã thực hiện có hiệu quả trong
thời gian qua; tiếp tục đầu tư nghiên cứu, đa dạng hóa các phong trào, các hoạt động
phù hợp với tâm lý thanh niên, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ Đoàn, Hội, Đội trong việc mở rộng
mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên; thiết kế, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo
dục thông qua đổi mới hình thức sinh hoạt chi đoàn và nâng cao chất lượng Đoàn cơ
sở; chú trọng sinh hoạt đoàn theo các chuyên đề, nội dung tập trung vào các vấn đề
thiết thực tại cộng đồng đang được thanh niên quan tâm.
- Duy trì và phát triển mới các câu lạc bộ, đội, nhóm theo sở thích, ngành nghề;
chú trọng bồi dưỡng ĐVTN thông qua thử thách, rèn luyện từ môi trường thực tiễn.
3. Tăng cường nêu gương người tốt việc tốt, nhân rộng điển hình tiên tiến
gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phát động trong ĐVTN toàn tỉnh thực hiện
Cuộc vận động “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới”; thực
hiện tốt Chỉ thị số 01 CT/TWĐTN ngày 17/5/2013 của Ban Bí thư Trung ương
Đoàn về việc “Tăng cường rèn luyện tác phong, thực hiện lề lối công tác của cán
bộ Đoàn”; Kế hoạch 58 KH/ĐTN ngày 04/7/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn
về việc “Triển khai, thực hiện Cuộc vận động Xây dựng phong cách Cán bộ Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Ngãi năm 2013” trong cán bộ Đoàn toàn tỉnh.
- Tăng cường nhân rộng các mô hình, cách làm hay trong thời gian qua như:
Tủ sách “Tuổi trẻ học tập và làm theo lời Bác”; “Nhật ký làm theo lời Bác”; “Mỗi
tháng một câu chuyện về Bác”; “Quỹ tiết kiệm làm theo gương Bác”, mô hình
“Nuôi heo đất”, “Thùng tiết kiệm” “Vườn cây thanh niên”; “Bếp ăn tình thương”;
hoạt động “Hành trình thanh niên làm theo lời Bác”; “Nhà nhân ái”, , Chào cờ đầu
tháng gắn với câu chuyện dưới cờ, Viếng NTLS thường xuyên, Thắp nến tri ân,…
Kịp thời phát hiện, sáng tạo những mô hình mới, cách làm hiệu quả để giới thiệu
nhân rộng; kịp thời tuyên truyền, biểu dương, khen thưởng các điển hình cá nhân, tập
thể trong học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh.
- Định kỳ tổ chức tuyên dương “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” trong
các ĐVTN gắn với việc phát huy hiệu quả chương trình“Thắp sáng ước mơ tuổi
6

trẻ Việt Nam”, “Thắp sáng nghị lực Việt” trong ĐV, TTN; phong trào “Sinh viên 5
tốt”,“3 có - 3 không”,” Khi tôi 18” và phong trào “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực
hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”.
- Tiếp tục triển khai hiệu quả các công trình, phần việc thiết thực; cụ thể hóa các
nội dung trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;
trong các phong trào thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, vì an sinh xã
hội, hướng tới đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, các gia đình
chính sách, thanh niên, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn… Đẩy mạnh tuyên truyền, tổ
chức hoạt động “Thắp sáng ước mơ hoàn lương”, “Tiếp sức mùa thi”, “Tiếp sức
đến trường”, “Hiến máu nhân đạo”, chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè,
chương trình“Đoàn thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới”, cuộc vận động
“Nghĩa tình miền núi, hải đảo”…Qua đó, tạo môi trường lành mạnh giáo dục, rèn
luyện tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đoàn viên, thanh thiếu niên.
4. Tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luâ ̣t, phát triển các mô hình giáo
dục kỹ năng xã hô ̣i, cảm hóa thanh, thiếu niên chậm tiến
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần
nâng cao kiến thức, tạo chuyển biến thực sự về ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật
trong thanh, thiếu niên thông qua các hoạt động sinh hoạt tập thể.
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục, cảm hóa thanh, thiếu
niên chậm tiến, lầm lỡ; tăng cường giáo dục kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh
sản, phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, xây dựng môi trường học
đường thân thiện.
- Chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng thực hành xã
hội, giao tiếp, sinh hoạt tập thể, cộng đồng; thực hiện tốt công tác phối hợp, tạo
những sân chơi lành mạnh, những môi trường giáo dục hiệu quả cho thanh thiếu
nhi thông qua các hoạt động như: Học kỳ quân đội, Học làm người có ích…
- Đưa nội dung giáo dục, cảm hóa thanh, thiếu niên chậm tiến vào kế hoạch,
chương trình công tác năm; gắn với việc củng cố, đổi mới hoạt động tuyên truyền,
phổ biến pháp luật và công tác phòng chống tội phạm thông qua Câu lạc bộ "Thanh
niên với pháp luật”, Câu lạc bộ “Thanh niên với phòng, chống HIV/AIDS”, Đội
“Thanh niên xung kích phòng, chống mại dâm”, Đội thanh niên tình nguyện “Thắp
sáng niềm tin”, Chương trình “Thắp sáng ước mơ hoàn lương”,… Nhân rộng các
mô hình giáo dục pháp luật hoạt đô ̣ng hiêụ quả.
5. Tăng cường chuyển tải nội dung giáo dục thông qua tuyên truyền
miệng và các phương tiện truyền thông
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn chuyên trách, báo cáo viên, tuyên
truyền viên vững lý luận, giỏi kỹ năng vận động thuyết phục thanh, thiếu niên; chú
trọng nâng cao kỹ năng tuyên truyền, nói chuyện trước đám đông, tâm lý giáo dục, kỹ
năng xây dựng chương trình, phát biểu, thảo luận, làm việc nhóm…
7

- Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức cho đội
ngũ cán bộ Đoàn tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
hiện nay. Nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên
của các cấp bộ Đoàn; duy trì hoạt động của các Tổ nắm bắt tình hình tư tưởng tại các
địa phương; định hướng dư luận xã hội trong thanh thiếu nhi; khảo sát, nắm bắt tình
hình tác động, tầm ảnh hưởng của Internet, các trang mạng xã hội đối với thanh,
thiếu nhi toàn tỉnh. Qua đó, kịp thời theo dõi, đánh giá tình hình và có biện pháp xử
lý trong từng trường hợp, tình huống cụ thể.
- Tỉnh Đoàn phối hợp với các cơ quan truyền thông trong và ngoài tỉnh; sử
dụng hiệu quả trang thông tin điện tử của Tỉnh Đoàn (tinhdoanquangngai.gov.vn)
trong công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách
mạng cho thanh, thiếu niên; chú trọng khai thác những ứng dụng tích cực của mạng
xã hô ̣i để tâ ̣p hợp và tuyên truyền giáo dục thanh, thiếu niên; định hướng những giá
trị tốt đẹp, đấu tranh chống các luận điệu tuyên truyền phản động trên các trang
mạng và các phương tiện truyền thông hiện đại.
- Đoàn xã, phường, thị trấn phối hợp với ngành thông tin văn hóa duy trì
chương trình phát thanh, truyền thanh theo định kỳ trên hệ thống phát thanh, truyền
thanh của địa phương; Đoàn trường học, lực lượng vũ trang xây dựng hệ thống bản
tin đăng tải các bài viết tuyên truyền, giáo đục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý
tưởng cách mạng cho thanh thiếu niên.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao,
các cuộc vận động sáng tác các tác phẩm văn học - nghệ thuật, ca khúc, phim,
video clip, blog... có ý nghĩa giáo dục cao nhằm tạo sân chơi lành mạnh, nâng cao
sức khỏe thể chất và đời sống văn hóa tinh thần phù hợp với nhu cầu, tâm lý, thị
hiếu thẩm mỹ của thanh, thiếu niên tại địa phương.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tỉnh Đoàn
- Xây dựng Kế hoạch và triển khai đến 100% các huyện, thành Đoàn và
Đoàn trực thuộc. Tổ chức sơ kết vào tháng 12/2015 và tổng kết vào tháng 12/2017.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh tạo cơ chế, nguồn lực
để nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng
cách mạng cho thanh, thiếu niên của các cấp bộ Đoàn; kiểm tra, đánh giá các nghị
quyết liên tịch, chương trình phối hợp đã ký kết, đồng thời tiếp tục xây dựng
chương trình phối hợp mới với một số sở, ban, ngành liên quan.
- Chỉ đạo biên tập, phát hành các tài liệu tuyên truyền, giáo dục trên Website
Tỉnh Đoàn. Phối hợp với Báo Quảng Ngãi, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, hệ
thống báo chí của Đoàn tại các cơ sở tăng thời lượng, dung lượng các bài viết,
chuyên trang, chuyên mục về nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý
tưởng cách mạng cho thanh, thiếu niên.
8

- Giao Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn làm bộ phận thường trực, phối hợp với các
phòng ban chuyên môn Tỉnh Đoàn trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch; tham
mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn trong công tác theo dõi, chỉ đạo cơ sở. Hàng
năm, xây dựng báo cáo kết quả thực hiện về Ban Bí thư Trung ương Đoàn và Ban
Tuyên giáo Tỉnh ủy.
2. Các huyện, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc
- Báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương và triển khai thực hiện Kế hoạch
đạt hiệu quả; xác định phương thức, đối tượng và các chỉ tiêu cơ bản để tổ chức thực
hiện hiệu quả công tác giáo dục tại địa phương, đơn vị.
- Chỉ đạo các Đoàn cơ sở, chi Đoàn và các đơn vị trực thuộc xác định những
nội dung và giải pháp phù hợp để thực hiện có hiệu quả; cụ thể hóa các nội dung
công việc vào chương trình, kế hoạch công tác.
- Tổ chức sơ kết đánh giá các nội dung nhiệm vụ được phân công vào tháng
10/2015, tổng kết vào tháng 10/2017. Đề xuất khen thưởng những tập thể, cá nhân
hoàn thành tốt nhiệm vụ. Báo cáo kết quả thực hiện về Tỉnh Đoàn trước ngày 10/11
hằng năm (qua Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn; ĐT: 0553.826.205; Email:
ttvh.qngai@gmail.com)
Trên đây là Kế hoạch hành động về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống,
bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh, thiếu niên tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn
2013 – 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn. Đề nghị Ban Thường vụ các huyện,
thành Đoàn và Đoàn trực thuộc triển khai thực hiện. Nếu có vướng mắc cần trao
đổi, đề nghị phản ánh về Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn qua Ban Tuyên giáo Tỉnh
Đoàn (Địa chỉ: 159 Hùng Vương, Thành phố Quảng Ngãi)./.

TM. BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ĐOÀN


Nơi nhận:
- Ban Bí thư TW Đoàn; BÍ THƯ
- Đ/c Đặng Quốc Toàn- Bí thư TW Đoàn; Báo
- Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo TW Đoàn; cáo (Đã ký)
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực UBND tỉnh;
- Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Hà Thị Anh Thư
- Văn phòng Tỉnh ủy, UBND tỉnh;
- Thường trực Tỉnh Đoàn;
- Các ban, đơn vị trực thuộc Tỉnh Đoàn;
- Các huyện, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc;
- Lưu: VP, TG.

You might also like