You are on page 1of 3

Chương I: Đại cương về kĩ thuật trồng trọt

1.Vai trò, nhiệm vụ của ngành trồng trọt.


-Vai trò:
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
+ Cung cấp nông sản để xuất khẩu.
-Nhiệm vụ: đảm bảo tiêu dung trong nước và xuất khẩu.
2. So sánh sự khác nhau giữa môi trường đất và môi trường nước.
* Giống nhau: đều cung cấp oxi, nước, dinh dưỡng cho cây.
* Khác nhau:
-Môi trường đất: giúp cây đứng vững.
- Môi trường nước: để cây đứng vững giá đỡ cho cây.
3. Khái niệm về đất trồng,vai trò và thành phần đất trồng.
-Khái niệm đất trồng:lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả
năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
-Vai trò đất trồng: môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và
giữ cho cây đứng vững.
-Thành phần đất trồng: phần khí, phần rắn, phần lỏng.
4. Khái niệm phân bón. Có mấy loại phân bón? Tác dụng của phân
bón.Cách sử dụng và bảo quản phân bón.Tại sao dùng ao bùn trát kín bên
ngoài.
-Khái niệm phân bón: là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng.
-Có 3 loại phân chính: phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh.
-Tác dụng của phân bón:
+Tăng độ phì nhiêu của đất.
+Tăng năng suất cây trồng.
+Tăng chất lượng nông sản.
-Cách sử dụng phân bón:
+Phân hữu cơ, phân lân: bón lót.
+Phân đạm, phân kali, phân hộn hợp: bón thúc.
-Cách bảo quản phân bón:
+Phân hóa học:
Đựng trong chum, vại sành đậy kín, bao ni-lon.
Để ở nơi khô ráo, thoáng mát.
+Phân chuồng:
Có thể bảo quản tại chuồng nuôi.
Ủ thành đống, dùng bùn ao trát kín bên ngoài.
-Dùng ao bùn trát kín bên ngoài để giữ nhiệt độ cao giúp phân chuồng mau hoai
mục.
5. Các phương pháp sản xuất giống cây trồng
-Sản xuất cây trồng bằng hạt.
-Sản xuất cây trồng bằng cách nhân giống vô tính: giâm cành, ghép cành, ghép
mắt, chiết cành, nuôi cấy mô.
6.Tác hại của sâu bệnh, Khái niệm về côn trùng và một số dấu hiệu khi cây
trồng bị bệnh
-Tác hại sâu bệnh: ảnh hưởng xấu đến sinh trửơng phát triển của cây trồng và làm
giảm năng suất, chất lương nông sản.
-Khái niệm về côn trùng: lớp động vật thuộc ngành chân khớp, cơ thể chia làm ba
phần: đầu, ngực, bụng. Ngực mang 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh, đầu có
đôi râu.
-Một số dấu hiệu nhận biết khi cây trồng bị bệnh:
+ Cấu tạo, hình thái: lá, qu ả biến dạng, gãy cành, thối củ, thân cây sần sùi.
+ Màu sắc: lá, quả biến màu .
+ Trạng thái của cây bị thay đổi :heo rũ.
7.Biện pháp sử dụng đất trồng
-Thêm canh tăng vụ.
-Không bỏ đất hoang.
-Chọn cây trồng phù hợp với đất.
-Vừa sử dụng đất vừa cải tạo.
8.Vì sao sử dụng đất trồng hợp lí?
-Vì dân số ngày càng gia tăng -> nhu cầu lương thực, thực phẩm cũng tăng theo.
Diện tích đất trồng có hạn dần bị thu hẹp
Chương II: Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt
1.Yêu cầu thu hoạch, cách chế biến, bảo quản nông sản
-Yêu cầu thu hoạch: đúng độ chính, nhanh gọn, cẩn thận.
-Cách chế biến nông sản: sấy khô, thành bột, muối chua, đóng hộp.
-C ách bảo quản nông sản: bảo quản thông thoáng, bảo quản kín.
2.Mục đích và các công việc làm đất
-Mục đích làm đất:
+Làm cho đất tơi xốp thoáng khí, tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng.
+Diệt trừ sâu hại và mầm mống sâu bệnh.
-Công việc làm đất: cày đất, bừa và đập đất, lên luống.
3.Tại sao phải thu hoạch đúng độ chín, nhanh gọn?
-Vì thu hoạch không đúng độ chín nhanh gọn sẽ làm giảm chất lượng và sản
lượng nông sản.
4.Qúa trình lên luống gồm mấy bước?
-Qúa trình lên luống gồm 4 bước:
+ Xác định hướng luống.
+Xác định kích thước luống.
+Đánh rãnh, kéo đất tạo luống.
+Làm phẳng mặt luống .
5.Vì sao có thể nói người dân chưa thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường sống
của cây khi sử dụng phân bón hóa học? ( Không biết câu trả lời )

You might also like