You are on page 1of 12

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa hai loại hình văn hóa phương Đông / phương
Tây và lý giải nguyên nhân của sự khác nhau đó.
 Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có nền văn hóa riêng của mình, đó là tiêu chí
quan trọng để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Tuy nhiên, các nền văn
hóa của mỗi dân tộc dù phong phú và đa dạng đến mấy cũng đều có nguốn gốc
xuất phát từ một trong hai loại hình văn hóa gốc là văn hóa gốc chăn nuôi du
mục và văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến
sự khác biệt giữa văn hoá phương Đông và phương Tây.
Phương Đông Phương Tây
Loại hình chăn nuôi du mục Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp
trồng trọt
Sống du cư, di chuyển, trọng động Sống định cư, ổn định, trầm tĩnh
Coi thường chinh phục, chế ngự thiênựĐề cao sùng bái hòa hợp với thiên nhiên
nhiên
Đề cao tính cá nhân Đề cao tính cộng đồng
Trọng võ, nam giới Trọng văn, phụ nữ
Trọng lí ứng xử theo nguyên tắc Trọng tình, ứng xử mềm dẻo, linh hoạt
Tư duy phân tích, trọng khoa học Tư duy hỗn hợp, trọng khoa học thực
nghiệm
thực nghiệm

2. Hãy chứng minh rằng văn hóa Việt Nam thuộc loại hình văn hóa gốc nông
nghiệp trồng trọt điển hình và chỉ ra sự tác động của văn hóa nông nghiệp
trồng trọt đến văn hóa ứng xử với pháp luật của người Việt xưa và nay.
 Do Việt Nam là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, với điều kiện
vị trí địa lí, tự nhiên thuận lợi, nằm ở góc tận cùng phía Đông – Nam Châu
Á, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, có nhiều con sông lớn như sông Hồng,
sông Mekong… nhiều vùng đồng bằng phù sa màu mỡ là điều kiện thuận
lợi để phát triển nông nghiệp lúa nước nên văn hóa Việt Nam thuộc loại
hình văn hóa nông nghiệp điển hình.
 Người Việt thích cuộc sống định cư, ổn định, không thích sự di chuyển,
thay đổi, tình cảm gắn bó với quê hương xứ sở, với làng, nước… nên hình
thành lối sống tự trị, kép kín, hướng nội.
 Do cư dân Việt Nam sống bằng nghề nông nghiệp nên rất sùng bái tự
nhiên, luôn mong muốn mưa thuận gió hòa để có cuộc sống no đủ “Lạy
trời, ơn trời…”, có nhiều tín ngưỡng, lễ hội sùng bái tự nhiên vì vậy phổ
biến ở các tộc người trên khắp mọi miền đất nước.
 Cuộc sống định cư tạo cho người Việt có tiinh1 gắn kết cộng đồng cao,
xem nhẹ vai trò cá nhân: “Bán anh em xa mua láng giềng gần, Một con
ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
 Lối sống trọng tình nghĩa, các quan hệ ứng xử thường đặt tình cao hơn lí,
ứng xử nhiều hóa, nhân ái, không thích sức mạnh, bạo lực.
 Cuộc sống định cư ổn định của nghề nông nghiệp trồng trọt cần đến vai
trò chăm lo thú vén của người phụ nữ, vai trò của người phụ nự được tôn
trọng và đề cao.
 Lối tư duy tổng hợp – biện chứng, nặng về kinh nghiệm chủ quan cảm
tính cũng thể hiện rõ trong văn hóa nhận thức, ứng xử của người Việt, coi
trọng kinh nghiệm chủ quan hơn là cơ sở khách quan và tri thức khoa học.
Kiểu tư duy thiên về chủ quan, cảm tính kêt hợp lối sống trọng tình đã tạo
nên thói quen tư duy, ứng xử tùy tiện.
 Lối tư duy tổng hợp – biện chứng cũng là nguyên nhân dẫn đến lối ứng
xử mềm dẻo, linh hoạt.

Như vậy, loại hình văn hóa Việt Nam được xem là loại hình văn hóa gốc
nông nghiệp trồng trọt điển hình, đều được thể hiện rõ nét trong cách tổ chức
đời sống phương thức tư duy, lối ứng xử của người Việt và được xem là nét
đặc trưng trong văn hóa Việt Nam.

Tác động
Mặt tích cực:
- nó tạo nên truyền thống ứng xử tốt đẹp của dân tộc ta, đó là tinh thần
đoàn kết, tương thân tương ái, là sự gắn bó, sẻ chia lúc khó khăn hoạn
nạn.
- củng cố tính cộng đồng và tinh thần đoàn kết, ít xảy ra các tranh chấp dân
sự, duy trì sự ổn định của xã hội. 
- phản ánh tâm lý, phong tục, tập quán, nếp sống đã ăn sâu vào tiềm thức
của mỗi cư dân
- là lợi thế cho sự thích nghi với mọi tình huống xã hội và ứng phó với tự
nhiên trong điều kiện của cuộc sống nông nghiệp khiến con người luôn
phải ở trong tình thế bị động. 
Mặt tiêu cực:
- phủ nhận, ức chế sự phát triển cá tính, kìm hãm vai trò cá nhân.
- Ý thức về quyền cá nhân không được phát triển, phụ thuộc, sự phục
tùng của cá nhân vào cộng đồng. -> Không dám đòi hỏi quyền lợi cho
mình,hình thành tâm lý và thói quen dựa dẫm, ỉ lại.
- hành xử thường nặng tính chủ quan, tùy tiện, thiếu tính nguyên tắc.
- tư tưởng chỉ vì lợi ích cục bộ của cái cộng đồng nhỏ mà không quan
tâm đến lợi ích của số đông, của quốc gia đại cục.
- lối sống tùy tiện, thiếu tính kỉ luật, vô nguyên tắc, từ đó dẫn tới tính tư
biện trong nhận thức và tuỳ tiện trong hành động. 
3. Trình bày sự hiểu biết của anh /chị về Phật giáo ở Việt Nam và chỉ ra sự tác
động của Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần và văn hóa ứng xử
với pháp luật của người Việt xưa và nay.-
Phật giáo là một trong ba luồng tư tưởng nổi bật của tư tưởng và tôn giáo thời
Đại Việt và cho đến ngày nay. Vào những thế kỉ đầu thời kì Đại Việt, phật giáo
phát triển rất nhanh và đạt tối cực thịnh vào thời Lý – Trần và được xem là
quốc giáo với những đặc điềm nổi bật như sau

- Tính nhập thế: Giáo lý của Phật giáo là cứu khổ cứu nạn, phổ độ chúng sinh,
luôn đồng hành với cuộc sống chúng sinh bằng những việc làm thiết thực, tham
gia các hoạt động XH: nhà chùa mở trường dạy học, tham gai đào tạo tri thức,
nhiều nhà sư đồng thời nhà sư đồng thời là thầy thuốc chữa bệnh cho dân. Giáo
lý Phật giáo được người Việt cụ thể hóa trong các mối liên hệ đời thường.
- Tính tổng hợp là một trong những đặc trưng của lối tư duy nông nghiệp, chi
phối đến thái độ ứng xử với Phật giáo làm nền sắc thái riêng của Phật giáo Việt
Nam:

 Dung hợp giữa Phật giáo với các tín ngưỡng và truyền thống văn hóa
bản địa: dung hợp với tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, với tín ngưỡng thờ
Mẫu giữa việc thờ Phật với thờ các vị thần, Thánh, Mẫu, Thành Hoàng,
Thổ địa…
 Dung hợp giữa các tong phái Phật giáo.
 Dung hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo khác như nho giáo, đạo giáo
và bổ sung cho nhau để cùng hướng về một mục đích vì cuộc sống tốt
đẹp cho con người,

Tác động

Tích cực:
 Điều chỉnh ý thức và hành vi của con người theo triết lý sống từ bi, nhẫn
nhịn vị tha.
Tiêu cực:
 Góp phần làm hạn chế, thui chột khả năng hành đô ̣ng và đấu tranh của con
người khi cần phải bảo vệ công lý, lẽ phải.
 Ảnh hưởng bởi thuyết luân hồi quả báo, không chủ động sử dụng pháp luật
là công cụ bảo vệ mình.
4. Trình bày sự hiểu biết của anh/chị về Nho giáo ở Việt Nam và chỉ ra sự tác động
của Nho giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần và văn hóa ứng xử với pháp luật
của người Việt xưa và nay.
Nếu Nho giáo Trung Hoa đặc biệt coi trọng tư tưởng trung quân, quyền lực của nhà
vua được đế cao tuyệt đối thì Nho giáo Việt Nam tuy vẫn đề cao tư tưởng này
nhưng không cực đoan đến mức phải hy sinh tính mạng vì vua, quan niệm trung
quan của người Việt gắn liền với ái quốc, trong nhiều trường hợp nước còn được đề
cao hơn vua. Người Việt đề cao tinh thần yêu nước, thương dân, lấy dân làm gốc.

Các khái niệm cơ bản của Nho giáo như nhân, nghĩa đã bị khúc xạ qua lăng kính
của người Việt, nó không chỉ là một khái niện hạn hẹp về đạo đứcmà nó còn trở
thành một lý tưởng xã hội cao đẹp vì cuộc sống hạnh phúc, bình yên của nhân dân
– “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” trong Cáo bình Ngô của Nuyễn Trãi.

Tư tưởng trọng nam khinh nữ của Nho giáo khi vào Việt Nam cũng nhẹ bớt đi bởi
truyền thống trọng phụ nữa có trong văn hóa bản địa.

Từ TK XVI-XVIII, Nho giáo VN đi vào giai đọa suy vong không thể cứu vãn.

Sự tác động của Nho giáo trong đời sống tư tưởng và văn hóa tinh thần của
người Việt:

-Là nền tảng tư tưởng chính trị để tổ chức bộ máy nhà nước, là cơ sở pháp lý để
quản lý, duy trì dự ổn định của xã hội dựa trên các mối quan hệ cộng đồng xã hội
và gia đình theo quan niệm tam cương, ngũ thường.

-Xây dựng nền tảng đạo đức, củng cố các mối quan hệ gia đình theo thứ bậc, kỹ
cương của giáo lý nho giáo, xác lập chuẩn mực đạo đức để xây dựng mô hình nhân
con người Việt Nam truyền thống với các tiêu chí: đạt đức, đạt đạo.

-Ngoài ra, nho giáo đã chi phối trực tiếp và toàn diện hệ thống giáo dục, thi cử
truyền thống, từ mục đích đến nội dung và phương pháp giáo dục.

 Tích cực: góp phần xây dưng xã hội ổn định, tôn ti, trật tự, kỉ cương. Đề cao
các giá trị đạo đức, nhân cách và các giá trị tinh thần xây dựng mô hình nhân
cách
 Tiêu cực: Bất bình đẳng về giới tính và tuổi tác_> Gia trưởng thiếu dân chủ
Ảnh hưởng đến pháp luật:

 Tôn ti, thứ bậc làm hạn chế tinh thần phản kháng của con người
 Đề cao Đức trị hơn Pháp trị, Nho giáo khuyến khích vô tụng
 Lồng ghép Đức trị và Pháp trị kiến cho sự phân cách giữa đạo lí và pháp lí là
một ranh giới mờ, nhập nhằng, khó phân định.

5. Hãy chỉ ra đặc điểm của gia đình VN truyền thống và lý giải nguyên nhân.
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa, những đặc điểm nào cần gìn giữ và
phát huy, những đặc điểm nào cần thay đổi?

 Đặc điểm

Văn hoá gia đình truyền thống Việt Nam là toàn bộ những giá trị, chuẩn mực
truyền thống của gia đình Việt Nam trong mối quan hệ giữa các thành viên trong
gia đình, mối quan hệ giữa gia đình với xã hội được hình thành và phát triển qua
lịch sử lâu dài của đời sống gia đình, gắn liền với những điều kiện phát triển kinh
tế, môi trường tự nhiên và xã hội. Đó là những giá trị được kết tinh của kiểu gia
đình truyền thống Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử gắn với nền văn hoá nông
nghiệp lúa nước và cốt lõi quan hệ văn hoá gia đình Nho giáo phương Đông. Được
thể hiện qua các đặc điểm sau:

1.Truyền thống gia đình


- Giá trị văn hoá gia đình truyền thống Việt Nam thể hiện ở “gia đạo”, “gia
phong” và “gia lễ” của gia đình. Trục quan hệ dọc Gia đình (Nhà) - Làng xã - Tổ
quốc, với gia đình là nền tảng luôn là một liên kết bền vững của văn hoá Việt Nam,
tạo nên sức mạnh tiềm tàng của dân tộc hơn bốn ngàn năm văn hiến. Việc gìn giữ
“gia đạo”, “gia phong”, “gia lễ” là động lực tinh thần to lớn trong lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
- Gia đình truyền thống được coi là đại gia đình mà các thành viên liên kết với nhau
bằng chuỗi quan hệ huyết thống, có thể cùng chung sống từ 3 thế hệ trở lên: ông
ba- cha mẹ- con cái hay còn được gọi là "tam, tứ, ngũ đại đồng đường", với nhiều
thế hệ cộng sinh trong một gia đình. Điều kiện khó khăn, việc “thoát ly” ra khỏi tổ
ấm dường như rất ít, con cái lớn lên, cưới vợ gả chồng rồi sinh con vẫn cố gắng để
ở bên, phụng dưỡng cha mẹ. Ngược lại, việc sống cùng người già giúp các cặp vợ
chồng trẻ giữ được nề nếp, thói quen, gia phong của gia đình, đồng thời biết kính
trên, nhường dưới. Đây là kiểu gia đình khá phổ biến và tập trung nhiều nhất ở
nông thôn, cơ sở phát sinh và tồn tại của nó xuất phát từ nền kinh tế tiểu nông.
2. Bữa cơm gia đình
Với các gia đình xưa, bữa cơm luôn được chú trọng. Tất cả các thành viên đều quây
quần và có mặt đông đủ bên mâm cơ gia đình, để chia sẻ và gặp mặt nhau sau một
ngày làm việc. Nhiều người lớn tuổi chưa quên được cảnh một gia đình thôn quê
khoảng nhá nhem tối, trải chiếu ra ngoài hiên, quây quần bên mâm cơm, trò chuyện
và tận hưởng không gian thoáng đãng cuối ngày.
3. Nề nếp sinh hoạt
Khi sống trong gia đình tứ đại đồng đường, mọi nề nếp, gia phong đều được người
già giữ gìn và duy trì. Các cụ luôn dùng những câu răn dạy của người xưa để giúp
con cháu giữ được nề nếp như “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, “kính trên,
nhường dưới”… Chính nhờ có các cụ mà con cháu biết nhìn nhau mà sống. Hơn
nữa, cuộc sống xưa đơn giản, chưa có sự can thiệp của các công nghệ hiện đại, con
người ít có sự lựa chọn.
4. Sự khác biệt giữa hai thế hệ

Giữa ông bà – cha mẹ - con cháu có sự khác biệt về tâm lý, suy nghĩ, tuổi tác, lối
sống, thói quen cũng đưa đến một hệ quả khó tránh khỏi là mâu thuẫn giữa các thế
hệ: giữa ông bà- các cháu; giữa mẹ chồng- nàng dâu... Bên cạnh việc duy trì được
tinh thần cộng đồng, gia đình truyền thống phần nào cũng hạn chế sự phát triển tự
do của mỗi cá nhân.Giữa một bên quyết giữ bằng được mọi giá trị truyền thống và
một bên ra sức phá bỏ, luôn luôn xảy ra những mâu thuẫn. Người già luôn đem
những câu chuyện ngày xa xưa ra làm chuẩn mực để dạy dỗ thế hệ trẻ, còn người
trẻ thì cho đó là lạc hậu, cổ lỗ sĩ, không biết tiếp nhận cái mới. Tiếng nói chung
giữa hai thế hệ ngày càng ít đi.
Gia đình, dù ở thế hệ nào, cũng đều hướng tới giá trị  hạnh phúc của mỗi con người
sống trong đó. Dù hiện đại hay truyền thống, thì bố mẹ cũng luôn hy sinh và làm
mọi thứ để con cái được hạnh phúc.

 Nguyên nhân: Do có bề dày lịch sử nên các giá trị văn hoá kết tinh đã trở
thành giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam.  

 Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa, những đặc điểm nào cần gìn giữ
và phát huy, những đặc điểm nào cần thay đổi?
Thứ nhất, cần giữ gìn, lưu giữ được các giá trị truyền thống văn hoá tốt đẹp
như tập tục, nghi lễ, phát huy tốt các gia phong, gia lễ, gia đạo. Các thành viên
trong gia đình có điều kiện giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần, chăm sóc người
già và giáo dưỡng thế hệ trẻ. Đó là những giá trị rất căn bản của văn hoá gia đình
mà chúng ta cần kế thừa và phát huy. Tuy nhiên cần hạn chế các phong tục lễ nghi
lạc hậu, mê tín dị đoan những cái không còn phù hợp với xã hội ngày nay.
Thứ hai, gia đình truyền thống sống gồm nhiều thế hệ kết nối nhau đã phần
nào hạn chế sự tự do, cá tính, suy nghĩ, tính cách của mỗi thành viên trong gia đình.
Do đó, lối sống gia đình hạt nhân độc lập đang dần thay thế gia đình truyền thống
để phù hợp với xã hội ngày nay, là kiểu gia đình gọn nhẹ, linh hoạt và có khả năng
thích ứng nhanh với các biến đổi xã hội, có sự độc lập về quan hệ kinh tế. Kiểu gia
đình này tạo cho mỗi thành viên khoảng không gian tự do tương đối lớn để phát
triển tự do cá nhân, vai trò cá nhân được đề cao.Ngoài ra, do gia đình hạt nhân ít
con, cháu nên điều kiện, thời gian chăm sóc được tốt nhất giúp những đứa trẻ có
đầy đủ điều kiện phát triển toàn diện.
Thứ ba, bửa cơm gia đình là một phần giá trị văn hóa cần được phát huy và
giữ gìn, bửa cơm là khoảng thời gian giúp các thành viên gắn kết tình cảm và cùng
chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống. Tuy nhiên trong xã hội ngày nay thì giá trị
truyền thống dần đã không còn do sự bận rộn và cách sống nhanh gọn đã làm cho
các thành viên không còn gắn kết như gia đình truyền thống. Bữa cơm thường được
ăn nhanh chóng để mỗi người một việc, chuẩn bị sẵn sàng cho ngày hôm sau,
khoảng thời gian tận hưởng và chia sẻ cùng nhau dường như rất ít.

6. Chỉ ra cơ sở hình thành tính cộng đồng, biểu hiện của tính cộng đồng trong
văn hóa văn hóa tổ chức xã hội Việt Nam truyền thống và tác động hai mặt của
tính cộng đồng đến lối sống và ứng xử của người Việt xưa và nay, đặc biệt là
văn hóa ứng xử với pháp luật.
Lối sống định cư của cư dân nông nghiệp trồng trọt đã hình thành nên tính cộng
đồng như là một đặc trưng tiên biểu của văn hóa làng. Tính cộng đồng là sự liên
kết, gắn bó chặt chẽ giữa các gia đình, gia tộc, giữa các thành viên trong làng với
nhau.

Cơ sở hình thành tính cộng đồng:

Tính cộng đồng của văn hóa làng Việt được hình thành trên nền tảng của hai mối
quan hệ: láng giềng và huyết thống.

-Quan niệm láng giềng: do phương thức sản xuất nông nghiệp lúa nước đòi hỏi
phải định cư, quần tụ thành làng, từ đó hình thành mối quan hệ láng giềng gắn bó.
+Bán anh em xa mua láng giềng gần.

-Quan hệ huyết thống: làng Việt được hình thành trên cơ sở của sự quần tụ các gia
đình có cùng huyết thống, gắn bó, cưu mang, đùm bọc nhau cà về vật chất lẫn tinh
thần.

+Sẩy cha có chú, sẩy mẹ bú dì.

+Chị ngã em nâng.

+Một người làm quan cả họ được nhờ.

Biểu hiện của tính cộng đồng:

Về kinh tế: gắn kết với nhau về kinh tế giữa các thành viên trong làng xã, luôn
tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, chống thiên tai, hạn hán, lũ lụt, khi
đói rét, mất mùa…

+Một miếng khi đói bằng một gói khi mua.

+Lá lành đùm lá rách.

Về tình cảm: luôn giúp đỡ nhau khi có khó khăn, hoạn nạn, khi vui, kkhi buồn.

+Một con ngựa đau cà tàu bỏ cỏ.

+Bầu ơi thương lấy bí cùng.

Về phong tục, tín ngưỡng: có chung phong tục, tập quán, tín ngưỡng, cùng thờ
chung một vị thần của làng (thành hoàng), cùng tham gia các hội hè, đình đám…
đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích ca nhân.

Về pháp luật: có qui ước. luât tục riêng của làng, mỗi thành viên trong cộng đồng
không được pháp luật công nhận với tư cách cá nhân, mà bị hòa tan trong cái chung
của cộng đồng, làng xã.

+Một người làm quan cả họ được nhờ.

+Phúc cùng hưởng, họa cùng chia.

Ý thức cộng đồng đã tạo nên một chất keo gắn bó các thành viên trong làng, khiến
cho làng trở thành một đơn vị cố kết chặt chẽ. Tính cộng đồng được hình thành trên
nền tảng của văn háo làng cũng chính là cơ sở để hình thành tinh thần đoàn kết dân
tộc như một giá trị tinh thần truyền thống quí báu của dân tộc ta.

Tác động hai mặt của tính cộng đồng đến lối sống, cách tư duy và ứng xử của
người Việt

+Tác động tích cực:Tạo nên nếp sống dân chủ bình đẳng, và tính tập thể hòa đồng
“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.

Tạo nên sự gắn bó, đoàn kết tương trợ, cưu mang đùm bọc lẫn nhau, là cơ sở tạo
nên lối sống trọng tình – một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt: “Chị
ngã em nâng”, “Lá lành đùm là rách”.

+Tác động tiêu cực:

Tạo nên tư tưởng bè phái.

Thói dựa dẫm, ỉ lại vào người khác -> tư tưởng cầu an, cả nể, sợ va chạm, sợ mất
lòng nhau.

Thói cào bằng, đố kị, thủ tiêu ý thức về con người cá nhân, tu tưởng bình quân chủ
nghĩa.

Trọng tình, cả nể là nguyên nhân tạo nên lối ứng xử đặt tình cao hơn lí.

Tách động đến văn hóa pháp luật:

Mặt tích cực: nó tạo nên truyền thống ứng xử tốt đẹp của dân tộc ta, đó là tinh thần
đoàn kết, tương thân tương ái, là sự gắn bó, sẻ chia lúc khó khăn hoạn nạn.
Tiêu cực: Trước hết là sự phủ nhận, ức chế sự phát triển cá tính, kìm hãm vai trò cá
nhân. Ý thức về quyền cá nhân vì vậy không được phát triển, thay vào đó là sự phụ
thuộc, sự phục tùng của cá nhân vào cộng đồng. -> Không dám đòi hỏi quyền lợi
cho mình,hình thành tâm lý và thói quen dựa dẫm, ỉ lại.
7. Chỉ ra cơ sở hình thành tính tự trị, biểu hiện của tính tự trị trong văn hóa
làng Việt truyền thống và sự tác động hai mặt của tính tự trị đến lối sống, tư duy
và ứng xử của ngTnời Việt xưa và nay, đặc biệt là văn hóa ứng xử với pháp luật.

Nếu tính cộng đồng là sự ứng xử trong mối quan hệ giữa các thành viên trong làng
với nhau thì tính tự trị lại là sự ứng xử trong mối quan hệ giữa làng này với làng
khác.

Do tính cố kết cộng đồng cao khiến cho mỗi làng là một đơn vị độc lập, khép kín,
co cụm lại trong không gian khá biệt lập của mỗi làng, tạo nên tính chất tự trị, khép
kín như một đặc trưng nổi bật của văn hóa làng.

 Cơ sở hình thành tính tự trị: Phương thức sản xuất nông nghiệp trồng trọt ở
định cư và nền kinh tế tiểu nông tự túc tự cấp là nguyên nhân tạo nên lối
sống khép kín, tự trị, hướng nội của văn hóa làng.

Biểu hiện của tính tự trị:

 Về không gian địa lý: cư dân mỗi làng sống quần tụ trong một không gian
khá biệt lập, bao quanh làng là lũy tre và cổng làng, mỗi làng như một vương
quốc nhỏ khép kín, làng nào làng ấy biết.
 Về kinh tế: mỗi làng tồn tại như một đơn vị kinh tế độc lập, có khả năng tự
túc tự cấp nên không có nhu cầu quan hệ giao thương với bên ngoài.
 Về mặt hành chính: mỗi làng có một đơn vị hành chính tự quản độc lập, có
vai trò và chức năng giải quyết mọi việc trong làng. Bộ máy hành chính của
mỗi làng gồm: Hội đồng kì mục (có chức năng như bộ phận lập pháp), lý
dịch (có chức năng như bộ phận hành pháp), lệ làng – hương ước là luật lệ
của làng.
 Về tình cảm: các thành viên trong làng đều có quan hệ họ hàng nên quan hệ
giao lưu tình cảm cũng tự đầy đủ, khép kín trong phạm vi làng.
 Về tín ngưỡng: mỗi làng đều có thành hoàng là vị thần bảo trợ cho dân làng,
có hội hè, đình đám riêng của mỗi làng.

Sự độc lập về không gian địa lí, về kinh tế, về bộ máy hành chính, về tình cảm,
phong tục, tín ngưỡng đã khiến cho mỗi làng tồn tại như một vương quốc nhỏ, khép
kín khá biệt lập với làng khác và cũng thể hiện chức năng tự quản trong quan hệ
với nhà nước.
Tác động tích cực:

 Tạo nên ý thức độc lập, tự chủ.


 Tinh thần tự lực, tự cường, đức tính cần cù, chịu khó, tiết kiệm.

Tác động tiêu cực:

 Tính tự trị làng xã là cơ sỡ hình thành tư tưởng tiểu nông tư hữu, ích kỉ.
 Tư tưởng bè phái, địa phương cục bộ, bảo thủ.
 Tính gia trưởng, tôn ti, lối sống kiểu gia đình chủ nghĩa.
 Tính tự trị của làng xã tạo nên lối tư duy hướng nội, bảo thủ, trí tuệ, tâm lí
không thích sự thay đổi.

Văn hóa ứng xử với PL:


Tích cực: trở thành qui tắc xử sự chung của mỗi làng, phản ánh tâm lý,
phong tục, tập quán, nếp sống đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cư dân trong
làng, tạo nên một áp lực tinh thần bất khả kháng của “lệ làng”, ràng buộc
mỗi thành viên trong làng vào một nề nếp, qui củ, tạo thành nếp sống chung
ổn định trong không gian khép kín của mỗi làng. 
Tiêu cực:   tư tưởng cục bộ địa phương, hiện tượng bè phái, cấu kết, bao
che để bênh vực, bảo vệ quyền lợi cho nhau; đó là tư tưởng chỉ vì lợi ích cục
bộ của cái cộng đồng nhỏ mà không quan tâm đến lợi ích của số đông, của
quốc gia đại cục.

8. Có ý kiến cho rằng: xây dựng nhà nước pháp quyền trên nền tảng văn hóa
truyền thống Việt Nam, chúng ta gặp nhiều khó khăn hơn là thuận lợi. Anh/ chị
hãy làm sáng tỏ ý kiến trên./.
Thuận lợi:
 Tinh thần đoàn kết cộng đồng
 Tinh thần tự lập cần cù sáng tạo trong lao động
 Tính tôn ti nề nếp , hòa hiếu
 Ứng xử mềm dẻo, linh hoạt
Khó khăn:
 Thói quen làm ăn sảnn xuất nhỏ, tự cấp, tự túc
 Tư tưởng gia đình chủ nghĩa xề xòa, đại khái, ỷ lại.
 Tư tưởng bình quan chủ nghĩa, thói đố kị, cào bằng.
 Ý thức pháp luật không cao
 Bệnh tùy tiện voo nguyên tắc tác phong đủng đỉnh.

You might also like