You are on page 1of 5

I.

GIAO TIẾP ỨNG XỬ


1. Khái niệm:
Giao tiếp là hoạt động giao lưu, tiếp xúc giữa con người với con người. Trong quá
trình đó, các bên tham gia tạo ra hoặc chia sẻ thông tin, cảm xúc với nhau nhằm đạt được
mục đích giao tiếp.
Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác
động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ,
hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa
con người với nhau.
Người ta hay nói “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Có thể thấy, “học nói” là một
trong 4 điều đầu tiên mà con người phải học từ thuở lọt lòng mẹ. Quá trình “học nói” đi theo
con người trong suốt quá trình tồn tại và phát triển. “Học nói” cần được “học nữa, học mãi”
để trở thành kỹ năng giao tiếp ứng xử.
Do đó, giao tiếp ứng xử là một tập hợp những quy tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối
đáp trong đời sống sinh hoạt và công việc để hoạt động giao tiếp ứng xử trở nên thành thạo
và thuần thục.
2. Đặc điểm:
Thứ nhất, giao tiếp ứng xử là sự truyền đạt thông tin và cảm xúc.
Chức năng cơ bản và cốt lõi nhất của giao tiếp ứng xử là để truyền đạt thông tin và
cảm xúc giữa người với người. Một trong những điểm khác biệt giữa con người với con vật
là khả năng sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Trải qua một quá trình lâu dài, con
người đã sử dụng kỹ năng nói trở thành phương tiện truyền đạt thông tin và cảm xúc trong
đời sống sinh hoạt và công việc. Cuộc sống xung quanh ta đang hằng ngày, hằng giờ diễn
ra hoạt động giao tiếp ứng xử với muôn vàn thông tin, cảm xúc.
Thứ hai, giao tiếp ứng xử là một nghệ thuật.
Có thể nói kỹ năng giao tiếp không còn đơn thuần là sự truyền đạt thông tin qua
ngôn ngữ nói mà nó đã được nâng lên thành nghệ thuật giao tiếp. Bởi lẽ, trong bộ kỹ năng
này có rất nhiều kỹ năng nhỏ khác như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng sử
dụng ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng sử dụng ngôn từ, âm điệu… Do đó, giao tiếp ứng xử cần
phải trải qua quá trình tích luỹ, rèn luyện và học hỏi lâu dài để trở thành một nghệ thuật.
Thứ ba, giao tiếp ứng xử là đặc trưng của mỗi người.
Mỗi chiếc lá trên một thân cây đều có sự khác biệt thì mỗi người đều có một màu
sắc “giao tiếp ứng xử” riêng biệt, không trộn lẫn. Từ sự khác biệt về quốc gia lãnh thổ, ngôn
ngữ, vùng miền và cá nhân đã tạo nên những nét riêng biệt cho hoạt động giao tiếp ứng xử.
II. GIAO TIẾP ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT
Thứ nhất, người Việt thích giao tiếp nhưng rất rụt rè.
Cũng như các quốc gia và vùng lãnh thổ ở phương Đông. Người Việt Nam đề cao
tính cộng đồng nên hạn chế được rất nhiều sự ích kỷ hiếu thắng và tranh chấp đối đầu.
Cộng thêm nền văn hoá nông nghiệp đã giúp con người Việt Nam gắn bó khăng khít và xích
lại gần nhau hơn.
Người Việt rất coi trọng văn hoá giao tiếp đặc biệt với hàng xóm láng giềng và khách
khứa bạn bè. Bởi lẻ mới có câu “Bà con xa không bằng láng giềng gần” hay “Khách đến nhà
không trà cũng bánh”. Dù thân quen hay xa lạ thì người Việt vẫn thể hiện tình cảm nồng
nhiệt, sâu sắc và chân thành. Gia chủ rất thích người khác đến thăm. Điều đó không chỉ
dừng lại ở giao tiếp ứng xử mà còn là truyền thống tốt đẹp lâu đời của cả một dân tộc.
Tuy nhiên, người Việt cũng rất rụt rè. Cởi mở nhưng rụt rè. Đây là hai mặt đối lập
cùng tồn tại trong một sự vật hiện tượng. Nguyên nhân của hai trạng thái đối lập trên cùng
xuất phát từ tính cộng đồng và tự trị. Người Việt họ thường ít thể hiện bản thân mình trước
đám đông nên giao tiếp cũng có phần rụt rè, kém tự tin.
Thứ hai, người Việt trọng tình trong giao tiếp ứng xử.
Giao tiếp ứng xử ngoài mục đích chung là truyền đạt thông tin thì mục đích riêng còn
để truyền đạt tình cảm. Người Việt sống có lý, có tình nhưng thường thì thiên về tình hơn lý.
Người Việt “thấu tình” rồi mới “đạt lý” nên ông bà ta mới nói: “Mười cái lý không bằng một
cái tình”.
Các quốc gia phương Đông thì thường trọng tình nên tư duy ứng xử cũng có phần
mềm dẻo linh hoạt hơn. “Trọng văn, phụ nữ” cũng là một điểm đặc biệt tạo nên đặc điểm
trên của con người Việt Nam. Vật chất là cái quyết định ý thức mà ý thức thì chính là tư
tưởng, tình cảm của một con người (tính trọng văn). Phụ nữ thì khác với đàn ông ở một
điểm đó là quá coi trọng tình cảm nên sự tồn tại của chế độ mẫu hệ trong một thời gian dài
đã ăn sâu vào giao tiếp ứng xử của dân tộc ta.
Thứ ba, người Việt trọng danh dự và tế nhị trong giao tiếp ứng xử.
Dân tộc Việt Nam luôn đề cao truyền thống “Đói cho sạch, rách cho thơm” nên việc
coi trọng danh dự cũng không có gì xa lạ. Trên thực tế, danh dự song hành với năng lực
giao tiếp. “Trâu chết để da, Người chết để tiếng” nên có thể nói giao tiếp ứng xử là thước đo
đánh giá một con người. Đến đây, giao tiếp ứng cử không chỉ đi cùng con người trong suốt
quá trình tồn tại và phát triển mà đến khi con người về cõi vĩnh hằng thì nó vẫn không thay
đổi.
Như đã phân tích người Việt Nam rất rụt rè và thiếu sự tự tin trong giao tiếp ứng xử.
Đó là một điểm trừ rất lớn nhưng bù lại đó là “sự tế nhị” trong lời ăn tiếng nói. Người Việt
“uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” nên đôi khi giao tiếp có sự “vòng vo tam quốc” nhưng mỗi lời
nói phát ra đều được suy nghĩ kỹ càng và quan tâm đến suy nghĩ của người đối thoại.
Không giống như phương Tây thường sử dụng cách mở bài trực tiếp để bắt đầu một câu
chuyện thì người dân ta lại gián tiếp đi đến một chủ đề nào đó. “Miếng trầu”, chén trà, điếu
thuốc lào, chun rượu… chính là sự “mở đầu câu chuyện”.
Nếu nói giao tiếp ứng xử của người Tây là “một đường thẳng” thì giao tiếp ứng xử
của người Việt là “một đường cong”. Tuỳ theo diễn biến của cuộc đối thoại mà người Việt
chỉnh sửa đường cong đó.
Thứ tư, ngôn ngữ dùng trong văn hoá giao tiếp của người Việt rất phong phú.
Trước hết, do sự phong phú của ngôn ngữ Việt Nam. “Phong ba bão táp không bằng
ngữ pháp Việt Nam” nên tạo ra chiều sâu về đại từ nhân xưng, cách sử dụng lời ăn tiếng nói
cho phù hợp với không gian và thời gian,...
- Đại từ nhân xưng nhiều: Cậu/Bạn/Thằng/Nó, Tôi/Tớ/Mình… và được sử
dụng tuỳ vào ngữ khác nhau.
- Câu hò, câu hát giao duyên, chơi chữ, sử dụng hình ảnh tự nhiên để ví von…
được sử dụng rất nhiều trong giao tiếp ứng xử nhằm tạo nên sự hóm hỉnh, vui tươi, giải toả
căng thẳng mệt mỏi.
“Đến đây mận mới hỏi đào
Vườn hồng sẵn lối ai vào hay chưa”
(Ca dao tục ngữ)
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”
(Việt Bắc, Tố Hữu)
- Tính cộng đồng hoá cao: gọi theo tên tuổi, địa vị, vai vế và theo thứ tự (cả,
hai, ba,...)
- Đặc điểm vùng miền: Cách phát âm của mỗi vùng miền tạo nên sự nét rất
riêng cho đất nước có hơn 54 dân tộc anh em. Trải suốt chiều dài hình chữ S, Bắc - Trung -
Nam đều mang một màu sắc khác nhau tạo nên một bức tranh hoàn mỹ trong giao tiếp ứng
xử.
Văn hoá nông nghiệp ổn định, sống chú trọng không gian nên người Việt mang
nhiều sắc thái tình cảm trong giao tiếp ứng xử. Đặc biệt, lời xin lỗi và cảm ơn có rất nhiều
ngôn từ để thay thế và đổi chỗ cho từng không gian khác nhau không chỉ làm phong phú
trong giao tiếp ứng xử mà còn thể hiện văn hoá của người Việt.
Thực trạng hiện nay, các ứng xử trong giao tiếp dần có tính chất toàn cầu hóa tuy
nhiên nét đặc trưng của phong cách giao tiếp ở từng quốc gia vẫn còn là một điều rất thú vị.
III. GIAO TIẾP ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ PHƯƠNG TÂY
Văn hóa giao tiếp của mỗi quốc gia thường được hình thành dựa trên nền tảng lịch
sử, phong tục, và những giá trị cộng đồng quốc gia đó tạo nên nét riêng biệt độc
đáo cụ thể. Việt Nam ảnh hưởng bản sắc văn hoá phương Đông như ổn định, suy
tôn tự nhiên, trọng văn, phụ nữ, trọng tình, tư duy ứng xử mềm dẻo, linh hoạt… nên có
những điểm tương đồng và khác biệt so với phương Tây. Điều đó, đã tạo nên một Việt Nam
nhiều màu sắc trong giao tiếp ứng xử. Một số yếu tố sau chi phối giao tiếp ứng xử ở nước
ta và tạo nên sự khác biệt rõ ràng so với các nước phương Tây.
Thứ nhất, chào hỏi và làm quen.
Ở Mỹ thì thường chào nhau bằng cái ôm hoặc hôn má.
Ở Việt Nam khá coi trọng thứ bậc giao tiếp trong xã hội nên cách chào hỏi sẽ phức
tạp hơn tùy vào mối quan hệ. Không những thế, tuỳ vào không gian mà câu chào có sự
khác biệt và được thể hiện ở dạng nghi vấn như “Cả nhà đang ăn cơm hả?”, “Bạn đang
uống cà phê đấy à?”...
Thứ hai, cách hiện ý kiến cá nhân và giải quyết vấn đề trong giao tiếp.
Người Mỹ luôn coi trọng sự thẳng thắn và chính trực trong giao tiếp và cả trong cuộc
sống, họ luôn đi thẳng vào vấn đề và họ thường chỉ quan tâm kết quả chứ không quan tâm
đến quá trình.
Người Việt thì đề cao sự khéo léo và mềm mỏng, cẩn thận trong quá trình giao tiếp,
coi trọng quá trình hơn người Mỹ trong giải quyết vấn đề, chấp nhận thỏa hiệp, tránh xung
đột.
Thứ ba, phong cách sống và giao tiếp.
Người Mỹ đề cao bản thân, cá tính riêng, cái “ tôi ” của bản thân là điều họ xem
trọng, bảo vệ và thể hiện sự tự tin của chính mình trong giao tiếp, phong cách sống
của họ bao gồm trong hai từ “tự do” và “độc lập”, không bầy đàn và theo đám đông.
Còn đối với người Việt trong phong cách sống thì tỏ ra tôn trọng cái “ta” những giá trị
thuộc về cộng đồng, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Người Việt thường khiêm tốn và khiêm
nhường, hạ thấp bản thân trong giao tiếp.
Thứ tư, thể hiện cảm xúc xin lỗi và cảm ơn.
Nói theo tục ngữ của người Việt thì người Mỹ thể hiện cảm xúc theo kiểu “ruột để
ngoài da’’ vui buồn đều thể hiện qua gương mặt và câu nói một cách rõ ràng. Trong giao
tiếp thường nhật thì việc nói xin lỗi và cảm ơn là một điều thường thấy trong xã hội Mỹ, họ
xin lỗi khi chạm phải người khác hay thậm chí là các va chạm giao thông… Ở Mỹ, quan
niệm xin lỗi và hành vi để tiến tới hòa giải một cách vui vẻ và là hành vi can đảm, điều này
khá khác biệt với đa số người Việt thường xem việc phải xin lỗi là hành động gây tự ái cho
bản thân.
Bên cạnh việc nói ‘’xin lỗi’’ thì ‘’cám ơn’’ cũng là một câu nói phổ thông trong xã hội
Mỹ, họ cảm ơn mọi lúc, mọi nơi với mọi hành động tác động tốt đến cuộc sống của họ dù là
nhỏ nhặt hay lớn lao để thể hiện sự hài hòa và vui vẻ thường trực, trong khi đó văn hóa
người Việt lại đậm chất bí ẩn của Á Đông thường ít bộc lộc cảm xúc ra bên ngoài khi giao
tiếp. Phần lớn người Việt thường giữ sự biết ơn lại và cất giấu ở trong lòng mà tiết kiệm hai
từ ‘’cảm ơn’’. Người Việt Nam cũng thế, lời cảm ơn và xin lỗi cũng được thể hiện một cách
tế nhị và kín đáo, ẩn sâu trong tâm tư tình cảm.
Thứ năm, cách ứng xử nơi công cộng.
Trong khi người Việt có thói quen thích sự náo nhiệt nên thường vô tâm trong việc
ứng xử nơi công cộng thì Người Mỹ rất ghét việc gây ồn ào ở những nơi không riêng tư
nhất là những nơi mang tính trang nghiêm như bảo tàng, đài tưởng niệm hay giáo đường,
ngay những nơi như nhà hàng hay quán ăn họ vẫn luôn tuân thủ việc ‘’ăn nhẹ nói khẽ’’ và
khi cần gọi nhân viên phục vụ họ vẫn thường thể hiện sự tinh tế và lịch sự trong giao tiếp khi
sử dụng những cử chỉ hoặc ánh mắt để tránh làm phiền những người xung quanh.
IV. VĂN HOÁ & NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP ỨNG XỬ
Giao tiếp ứng xử không còn mang ý nghĩa đơn thuần như thông tin, tình cảm mà
nâng cao lên thành văn hoá nghệ thuật. Có thể nói, “giao tiếp ứng xử” là thuật ngữ không
còn quá xa lạ nhưng biết và hiểu nghệ thuật và văn hoá giao tiếp ứng xử là một phạm trù rất
lớn. “Theo nghĩa gốc, văn hoá gắn liền với sự giáo dục, làm thay đổi cái bản chất tự nhiên
để con người có được phẩm chất tốt đẹp hơn”. Trong khi đó, “Nghệ thuật là một cái gì đó
kích thích tư duy, cảm xúc, niềm tin, hay ý tưởng của một người thông qua giác quan”. Sự
kết hợp của hai yếu tố trên một cá nhân không thể hình thành một sớm một chiều mà cần
phải trải qua một quá trình mài dũa dài lâu để hình thành.
Qua cách giao tiếp ứng xử mà ta phần nào biết được lối sống, tính cách thường
ngày của một người nào đó. Từ đó khai thác triệt để các ưu điểm vận dụng vào cuộc giao
tiếp. Văn hoá và nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong cộng đồng người Việt đang ngày càng
được cải thiện và nâng cao. Để giao tiếp thành công cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng
cơ bản như:
- Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ: Chúng ta có thể giao tiếp bằng ánh mắt,
bằng cử chỉ, bằng hành động,.. Đây là một kỹ năng hỗ trợ cho việc giao tiếp, kỹ năng này
giúp ta giải phóng hình thể, giải phóng bản thân không bị khuôn khổ, mất tự nhiên trong khi
giao tiếp. Bên cạnh đó việc giao tiếp ứng xử sẽ trở nên thoải mái hơn, hấp dẫn sự chú ý của
người khác hơn thay vì đứng yên một chỗ.
- Kỹ năng diễn đạt: Diễn đạt rõ ràng, chậm rãi, đúng vào trọng tâm và truyền
đạt đúng những điều mà bạn muốn nói.
- Kỹ năng lắng nghe: Lắng nghe để hiểu, để đặt câu hỏi, để tương tác giúp cho
cuộc giao tiếp trở nên sôi động hơn, đạt được hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, đây là cách ứng
xử thông minh và thể hiện được sự tôn trọng đối với mọi người trong khi giao tiếp.
Bên cạnh đó, những rào cản hạn chế việc vẫn luôn tác động trực tiếp đến giao tiếp
và ứng xử
- Rào cản về ngoại hình: Tuy nói đây chỉ là hình thức bên ngoài nhưng nó là
một yếu tố khá quan trọng. Việc chỉnh chu về ngoại hình khiến ta tự tin hơn trong giao tiếp,
và thể hiện sự tôn trọng đối với người khác trong giao tiếp.
- Rào cản về ngôn ngữ:Cử chỉ hành động chỉ là một phần hỗ trợ cho giao tiếp,
quan trọng nhất vẫn là ngôn ngữ. Bởi ngôn ngữ mới là phương thức chính để ta truyền tải
nội dung khi giao tiếp trong đời sống.
- Rào cản về cảm xúc khi giao tiếp trong đời sống: Không được để cảm xúc chi
phối bản thân trong khi giao tiếp và ứng xử. Cảm xúc là cái rất dễ thể hiện ra bên ngoài điều
này sẽ làm ảnh hưởng đến việc ta giao tiếp ứng xử với người khác.
Tóm lại, một khi đã nâng tầm kỹ năng giao tiếp ứng xử đạt đến trình độ văn hoá -
nghệ thuật thì sẽ góp phần tạo cảm tình tốt, tạo ấn tượng tốt đối với mọi người trong khi
giao tiếp. Gắn kết mọi người để tạo nên những mối quan hệ trong cuộc sống. Thông qua
giao tiếp mà đạt được mục đích đề ra. Giao tiếp là một kỹ năng rất cần thiết cho sự thành
công, nếu kỹ năng giao tiếp tốt làm vững chắc mối quan hệ giữa người với người.
V. PHƯƠNG PHÁP TỐT GIAO TIẾP TRONG ĐÁM ĐÔNG.
Nhất quan hệ – Nhì hậu duệ – Ba tiền tệ – Bốn trí tuệ”. Giao tiếp là chìa khóa để xác
lập và vận hành một mối quan hệ. Xã hội ngày nay, ai cũng muốn tạo lập cho bản thân
nhiều mối quan hệ để thuận tiện cho việc làm ăn. Nhưng giao tiếp là một trở ngại quá lớn
tạo ra khoảng cách để tiếp cận với mọi người.
Có không ít những thất bại do non yếu trong kỹ năng giao tiếp, nguyên nhân là do
những lầm tưởng trong lối nghĩ:
- Giao tiếp là bản năng nên không rèn luyện.
- Háo thắng trong các mối quan hệ, đề cao cái tôi cá nhân, không đặt mình vào
vị trí người nghe và thiếu đồng cảm với người đối diện.
- Trình bày quan điểm dựa trên ý kiến chủ quan, không có bằng chứng xác
thực rõ ràng.
- Xem nhẹ vai trò của ngôn ngữ và các hành vi phi ngôn ngữ trong thuyết phục
và thuyết trình.
- Băn khoăn trong việc tiếp cận người khác, tự ti bản thân, kiến thức không đủ
rộng để giao tiếp.
Các phương pháp giúp chúng ta cải thiện việc giao tiếp trước đám đông:
- Sự tự tin
- Quy tắc quan trọng nhất trong việc nói chuyện trước đám đông là bạn phải
biết mình nói gì.
- Thực hành kỹ năng giao tiếp thường xuyên.
- Thu hút mọi người qua ánh mắt.
- Nhìn với gương mặt thân thiện trước đám đông.
- Sinh hoạt cộng đồng giúp bạn tự tin hơn với “học phí” thấp.
- Khi nói, nói giọng nhiệt tình, quyết đoán
- Không nói vòng vo làm đối phương khó chịu ảnh hưởng đến mạch cảm xúc
đang diễn tả, làm mất tự tin
- Biết cách lắng nghe, tôn trọng ý kiến của đối phương
- Không nói ậm ừ
- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để diễn tả đúng ý
- Luôn bình tĩnh, không nóng nảy trong giao tiếp
- Không sử dụng những cử chỉ gây khó chịu

You might also like