You are on page 1of 8

Chương I.

Khái quát về văn hoá Việt Nam


Câu 1. Phân tích sự khác nhau giữa loại hình văn hoá gốc chăn nuôi du mục và văn
hoá gốc nông nghiệp trồng trọt. Lý giải nguyên nhân của sự khác nhau đó.
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có nền văn hóa riêng của mình, đó là tiêu chí quan
trọng để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Tuy nhiên, các nền văn hóa của mỗi dân
tộc dù phong phú và đa dạng đến mấy cũng đều có nguốn gốc xuất phát từ một trong hai
loại hình văn hoá gốc là văn hóa gốc chăn nuôi du mục và văn hóa gốc nông nghiệp trồng
trọt.
Giữa hai loại hình văn háo gốc này có sự khác nhau như sau:
+ Về điều kiện tự nhiên và môi trường:
Loại hình văn hoá gốc chăn nuôi du mục là loại hình văn hóa gốc hình thành ở
phương Tây, bao gồm toàn bộ châu Âu, do điều kiện khí hậu lạnh khô, địa hình chủ yếu
là thảo nguyên, xứ sở của những đồng cỏ, thích hợp chăn nuôi vì vậy nghề truyền thống
của cư dân phương Tây cổ xưa là chăn nuôi. Trong khi loại hình văn hoá gốc nông
nghiệp trồng trọt là nói đến văn hóa phương Đông gồm Châu Á và Châu Phi, điều kiện
khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, có những con sông lớn, những vùng đồng bằng trù phú, phì
nhiêu thích hợp cho nghề trồng trọt phát triển.
+ Về đặc điểm:
Loại hình văn hóa phương Tây do loại hình chăn nuôi gia súc đòi hỏi phải sống du
cư, nay đây mai đó lối sống thích di chuyển, trọng động, hướng ngoại. Còn loại hình văn
hoá phương Đông, do nghề trồng trọt buộc con người phải sống định cư, phải lo tạo dựng
cuộc sống lâu dài, không thích di chuyển, thích ổn định, trọng tĩnh, hướng nội.
Loại hình văn hóa phương Tây vì luôn di chuyển nên cuộc sống của dân du mục
không phụ thuộc vào thiên nhiên, nảy sinh tâm lý coi thường thiên nhiên và có tham vọng
chinh phục, chế ngự tự nhiên. Trong khi loại hình văn háo phương Đông, do nghề trồng
trọt phụ thuộc vào thiên nhiên nên cư dân rất tôn trọng và sùng bái thiên nhiên, với mong
muốn sống hòa hợp với thiên nhiên.
Vì sống du cư nên tính gắn kết cộng đồng của dân du mục không cao, đề cao tính
cá nhân dẫn đến tâm lý ganh đua, cạnh tranh, hiếu thắng, lối sống độc tôn, độc đoán trong
tiếp nhận, cứng rắn trong đối phó. Trong khi loại hình văn hóa phương Đông lại đề cao
tính cộng đồng do cuộc sống nông nghiệp, phụ thuộc vào tự nhiên, buộc cư dân phải sống
định cư, tính cộng đồng gắn kết, liên kết sức mạnh.
Do cuộc sống du cư nên cần đến sức mạnh để bảo vệ dân cư trong bộ tộc chống lại
sự xâm chiếm của các bộ tộc khác nên người đàn ông có vai trò quan trọng, tư tưởng
trọng sức mạnh, trọng nam giới của loại hình văn hóa phương Tây khác với loại hình văn
hóa phương Đông lại trọng tình nghĩa, trọng văn, trọng phụ nữ, vai trò của người phụ nữ
được đề cao. Người phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong gia đình, chăm lo vun vén cho
gia đình và làm các công việc đồng án.
Loại hình văn hóa phương Tây thiên về tư duy phân tích, coi trọng vai trò của các
yếu tố khách quan, nghề chăn nuôi du mục đòi hỏi sự khẳng định vai trò cá nhân, đối
tượng tếp xúc hàng ngày là đàn gia súc. Còn loại hình văn hóa phương Đông thì thiên về
tư duy tổng hợp – biện chứng, coi trọng các mối quan hệ, thiên về kinh nghiệm chủ quan
cảm tính hơn là coi trọng khách quan và khoa học thực nghiệm do trồng trọt của cư dân
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trời, đất, nắng, mưa…
Loại hình văn hóa phương Tây có lối sống trọng lí, ứng xử theo nguyên tắc, thói
quen tôn trọng pháp luật khác với loại hình văn hóa phương Đông do cuộc sống cộng
đồng, gắn kết với nhau nên sống trọng tình, thái độ ứng xử mềm dẻo, linh hoạt.
Trên đây là sự khác biệt đặc trưng của hai loại hình văn hóa gốc, mỗi loại hình văn
hóa đều có những điểm mạnh và điểm yếu của nó.

Câu 2. Hãy chứng minh rằng văn hoá Việt Nam thuộc loại hình văn hoá gốc nông
nghiệp trồng trọt điển hình.
Do Việt Nam là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, với điều kiện vị trí địa
lí, tự nhiên thuận lợi, nằm ở góc tận cùng phía Đông – Nam Châu Á, khí hậu nóng ẩm,
mưa nhiều, có nhiều con sông lớn như sông Hồng, sông Mekong… nhiều vùng đồng
bằng phù sa màu mỡ là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp lúa nước nên văn
hóa Việt Nam thuộc loại hình văn hóa nông nghiệp điển hình.
Người Việt thích cuộc sống định cư, ổn định, không thích sự di chuyển, thay đổi,
tình cảm gắn bó với quê hương xứ sở, với làng, nước… nên hình thành lối sống tự trị,
kép kín, hướng nội.
Do cư dân Việt Nam sống bằng nghề nông nghiệp nên rất sùng bái tự nhiên, luôn
mong muốn mưa thuận gió hòa để có cuộc sống no đủ “Lạy trời, ơn trời…”, có nhiều tín
ngưỡng, lễ hội sùng bái tự nhiên vì vậy phổ biến ở các tộc người trên khắp mọi miền đất
nước.
Cuộc sống định cư tạo cho người Việt có tiinh1 gắn kết cộng đồng cao, xem nhẹ vai
trò cá nhân: “Bán anh em xa mua láng giềng gần, Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
Lối sống trọng tình nghĩa, các quan hệ ứng xử thường đặt tình cao hơn lí, ứng xử
nhiều hóa, nhân ái, không thích sức mạnh, bạo lực.
Cuộc sống định cư ổn định của nghề nông nghiệp trồng trọt cần đến vai trò chăm lo
thú vén của người phụ nữ, vai trò của người phụ nự được tôn trọng và đề cao.
Lối tư duy tổng hợp – biện chứng, nặng về kinh nghiệm chủ quan cảm tính cũng thể
hiện rõ trong văn hóa nhận thức, ứng xử của người Việt, coi trọng kinh nghiệm chủ quan
hơn là cơ sở khách quan và tri thức khoa học. Kiểu tư duy thiên về chủ quan, cảm tính kêt
hợp lối sống trọng tình đã tạo nên thói quen tư duy, ứng xử tùy tiện.
Lối tư duy tổng hợp – biện chứng cũng là nguyên nhân dẫn đến lối ứng xử mềm
dẻo, linh hoạt.
Như vậy, loại hình văn hóa Việt Nam được xem là loại hình văn hóa gốc nông
nghiệp trồng trọt điển hình, đều được thể hiện rõ nét trong cách tổ chức đời sống phương
thức tư duy, lối ứng xử của người Việt và được xem là nét đặc trưng trong văn hóa Việt
Nam.
Lưu
1
Share

Câu 3. Hãy nêu khái quát đặc điểm chính của các giai đoạn văn hoá và vai trò của mỗi
giai đoạn trong tiến trình văn hoá Việt Nam.

Chương II. Đặc trưng văn hoá truyền thống Việt Nam
Câu 4. Hãy chỉ ra sự tận dụng, thích nghi và ứng phó với môi trường tự nhiên của
người Việt thể hiện ở lĩnh vực văn hoá vật chất.
Khả năng của người Việt trong việc tận dụng và ứng phó với môi trường tự nhiên
thể hiện ở lĩnh vực văn hóa vật chất là :
Văn hóa sản xuất vật chất đó là quá trình cải tạo và chinh phục tự nhiên, chinh
phục đầm lầy, lấn biển đắp đê chống lũ tạo thành những vùng đồng bằng chân thổ chuyên
canh lúa nước một cách ổn định.
Văn hóa ẩm thực thể hiện trong cơ cấu bữa ăn của người Việt thường có 3 thành
phần chính: cơm, rau, cá, văn hóa ẩm thực của người Việt mang tính tổng hợp, tính cộng
đồng và tính mực thước ngoài ra còn thể hiện tính linh hoạt trong ăn uống theo mùa, theo
vùng miền biểu hiện của lối ứng xử thích nghi của nền kinh tế tiểu nông tự túc tực cấp.
Văn hóa trang phục vừa là cách ứng phó với tự nhiên vừa là cách làm đẹp, chú
trọng tính bền chắc, kín đáo, ưa màu sắc âm tính.
Văn hóa ở và đi lại thể hiện trong việc ứng phó với tự nhiên biểu hiện ở chỗ: chọn
vật liệu làm nhà, kiến trúc nhà, không gian ngôi nhà, chọn đất chọn hướng nhà.
Văn hóa đi lại: chú trọng đường thủy và kém phát triển về đường bộ do sông ngòi
chằng chịt nền kinh tế tự cung tự cấp và lối sống nông nghiệp định cư.

Câu 5. Hãy phân tích sự ứng xử văn hoá của người Việt với môi trường xã hội thể
hiện ở lĩnh vực văn hoá vật chất.
Đó là việc coi trọng nông nghiệp, chính sách khuyến nông tích cực, khuyến khích
khai hoang, mở rộng diện tích canh tác, bảo vệ sức kéo trong văn hóa sản xuất vật chất.
Trong văn hóa ẩm thực thể hiện ở tính cộng đồng và tính mực thước, bữa ăn của
người Việt là ăn chung nên người Việt rất thích trò chuyện nên qua đó cũng thể hiện thái
độ ứng xử ý tứ mực thước chừng mực trong ăn uống. Ngoài ra trong văn hóa ẩm thực còn
thể hiện tínhb linh hoạt theo mùa, theo vùng miền, cách chế biến và lựa chọn món ăn và
trong dụng cụ ăn đó là đôi đũa.
Trong sự ứng xử với môi trường xã hội, trang phục của người Việt luôn thể hiện vẻ
kín đáo, tế nhị.
Kiến trúc nhà ở mang tính cộng đồng, giao thông đi lại chủ yếu bằng đường thủy
nên văn hóa cũng gắn liền với những phương tiện đi lại, coi đó như là nền tảng cho thái
độ ứng xử văn hóa với môi trường xã hội.

Câu 6. Hãy chỉ ra mối liên hệ giữa thuyết Âm dương - Ngũ hành với sự hình thành
các triết lý sống của người Việt.
Từ thuyết Âm dương – Ngũ hành, người Việt đã hình thành nên những triết lí
sống:
+Triết lý về sự cân xứng, cặp đôi, người Việt quan niệm âm dương luôn tồn tại
trong sự cặp đôi tương xứng, cân bằng âm dương thì sự vật mới hoàn thiện, trọn vẹn,
vững bền hợp qui luật.
+Triết lý sống quân bình, hài hòa âm dương, quan niệm trạng thái tồn tại tối ưu
của mọi sự vật từ tự nhiên đến xã hội là sự cân bằng, hài hòa âm dương, từ đó người Việt
sống theo triết lý quân bình, cố gắng duy trì trạng thái âm dương bù trừ nhau trong cuộc
sống. Ngoài ra người Việt thường tự bằng lòng, an phận với những gì mình đang có,
không hiếu thắng.
+Triết lý sống lạc quan: vận dụng qui luật âm dương vào trong cuộc sống, người
Việt thường có cái nhìn bình tĩnh, lạc quan trước mọi sự biến. Tuy nhiên, nếu lạc quan
thái quá sẽ dẫn đến thái độ tiêu cực, phó mặc cho số phận, không nỗ lực cố gắng hết
mình.

Câu 7. Trình bày những hiểu biết của anh/chị về Phật giáo ở Việt Nam và vai trò của
Phật giáo đối với đời sống văn hoá tinh thần của người Việt xưa và nay (ảnh hưởng
đến Pháp luật).
Phật giáo VN có hơn 2000 năm lịch sử, từ khi du nhập Phật giáo đã được người Việt bản
địa hóa, khiến nó nhanh chóng cộng sinh để hòa mình trong dòng chảy văn hóa dân tộc
tạo nên sắc thái riêng của Phật giáo VN. Biểu hiện:
+ Khuynh hướng nhập thế: giáo lý của Phật giáo là cứu khổ cứu nạn, phổ độ chúng sinh,
luôn đồng hành với cuộc sống chúng sinh bằng những việc làm thiết thực, tham gia các
hoạt động XH.
+ Tính tổng hợp: là 1 trong những đặc tính của tư duy nông nghiệp thể hiện ở sự dung
hợp Phật giáo với các tín ngưỡng và truyền thống văn hóa bản địa. Tổng hợp giữa các
tong phái của Phật giáo, dung hợp Phật giáo với các tôn giáo khác.
Đối với người dân Việt, Phật giáo có sự ảnh hưởng sâu rộng, ngôi chùa là nơi giáo dục
đạo đức và lòng hướng thiện, nơi an cư của tâm hồn, là trung tâm sinh hoạt cộng đồng và
cũng là nơi ẩn chứa các giá trị văn hóa truyền thống đã có lịch sử lâu đời.
Câu 8. Trình bày những hiểu biết của anh/chị về Nho giáo ở Việt Nam và vai trò của
Nho giáo đối với đời sống văn hoá tinh thần của người Việt xưa và nay (ảnh hưởng
đến Pháp luật ).
Nho giáo được dùng để xây dựng hệ tư tưởng, đạo đức, pháp luật, giáo dục, qua đó
xây dựng nhân cách của con người. Người Việt coi trọng tư tưởng trung quân phải gắn
liền với ái quốc, các khái niệm nhân nghĩa cũng bị khúc xạ qua lăng kình người Việt, làm
nhẹ tư tưởng trọng nam khinh nữ.
Trong quá trình tồn tại, nho giáo đã trở thành nền tảng tư tưởng chi phối đến mọi
hoạt động của đời sống xã hội Việt Nam biểu hiện trên các lĩnh vực: cách tổ chức thể chế
nhà nước, hệ thống giáo dục, thi cử, xây dựng mô hình nhân cách của con người theo
chuẩn mực đạo đức nho giáo.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Nho giáo du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc và đến thế kỉ XV, Nho giáo được
xem là đạt đến cực thịnh khi nhà Lê tuyên bố lấy Nho giáo làm quốc giáo. Các triều đại
phong kiến Đại Việt lấy Nho giáo làm nền tảng để xây dựng hệ tư tưởng, đạo đức, giáo
dục, pháp luật, qua đó để xây dựng mô hình nhân cách con người. Tuy nhiên do sự phân
phối của văn hóa bản địa nên Nho giáo Trung Hoa đã được người Việt tiếp nhận và vận
dụng một cách sáng tạo và linh hoạt:
Nếu Nho giáo Trung Hoa đặc biệt coi trọng tư tưởng trung quân, quyền lực của nhà
vua được đế cao tuyệt đối thì Nho giáo Việt Nam tuy vẫn đề cao tư tưởng này nhưng
không cực đoan đến mức phải hy sinh tính mạng vì vua, quan niệm trung quan của người
Việt gắn liền với ái quốc, trong nhiều trường hợp nước còn được đề cao hơn vua. Người
Việt đề cao tinh thần yêu nước, thương dân, lấy dân làm gốc.
Các khái niệm cơ bản của Nho giáo như nhân, nghĩa đã bị khúc xạ qua lăng kính
của người Việt, nó không chỉ là một khái niện hạn hẹp về đạo đứcmà nó còn trở thành
một lý tưởng xã hội cao đẹp vì cuộc sống hạnh phúc, bình yên của nhân dân – “Việc nhân
nghĩa cốt ở yên dân” trong Cáo bình Ngô của Nuyễn Trãi.
Tư tưởng trọng nam khinh nữ của Nho giáo khi vào Việt Nam cũng nhẹ bớt đi bởi
truyền thống trọng phụ nữa có trong văn hóa bản địa.
Mặc dù, không thể phủ nhận một thực tế rằng trong gần 10 thế kỉ xây dựng và củng
cố nhà nước phong kiến nho giáo đã trở thành nền tảng tư tưởng chi phối về mọi mặt của
đời sống xã hội Việt Nam, thấy được vai trò của Nho giáo trong đời sống tư tưởng và văn
hóa tinh thần của người Việt:
- Là nền tảng tư tưởng chính trị để tổ chức bộ máy nhà nước, là cơ sở pháp lý để
quản lý, duy trì dự ổn định của xã hội dựa trên các mối quan hệ cộng đồng xã hội và gia
đình theo quan niệm tam cương, ngũ thường.
- Xây dựng nền tảng đạo đức, củng cố các mối quan hệ gia đình theo thứ bậc, kỹ
cương của giáo lý nho giáo, xác lập chuẩn mực đạo đức để xây dựng mô hình nhân con
người Việt Nam truyền thống với các tiêu chí: đạt đức, đạt đạo.
- Ngoài ra, nho giáo đã chi phối trực tiếp và toàn diện hệ thống giáo dục, thi cử
truyền thống, từ mục đích đến nội dung và phương pháp giáo duc.

Câu 9. Hãy chỉ ra dấu ấn của văn hoá nông nghiệp ảnh hưởng đến văn hoá giáo tiếp
ứng xử của người Việt, theo các bạn những đặc điểm giao tiếp ứng xử nào cần được
giữ gìn và phát huy.
Câu 10. Hãy trình bày đặc điểm của gia đình Việt Nam truyền thống, qua đó chỉ ra vai
trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách cá nhân.
Câu 11. Hãy trình bày đặc trưng của văn hoá làng và ảnh hưởng của nó đến thói
quen, lối sống, cách tư duy, ứng xử của người Việt (ảnh hưởng đến Pháp luật), Sưu
tầm những câu thành ngữ, tục ngữ nói về văn hoá làng của người Việt.
+ Đặc trưng của văn hóa làng :
 Tính cộng đồng: là sự liên kết, gắn bó chặc chẽ, giữa các gia đình, gia tộc, giữa
các thành viên trong làng với nhau, là ứng xử trong mối quan hệ giữa các thành
viên trong làng với nhau.
 Tính tự trị: là sự ứng xử trong mối quan hệ giữa làng này với làng khác, do tính cố
kết cộng đồng cao khiến cho mỗi làng trở thành 1 đơn vị độc lập, khép kín, co cụm
lại, trong không gian khá biệt lập của mỗi làng tạo nên tính chất tự trị của làng.
+ Tác động của nó:
Tạo nên lối sống khép kín, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn, hoạn nạn, cả làng
có chung tập tục văn hóa, giữa các thành viên trong làng tạo nên tính cố kết chặc chẽ, bên
cạnh những mặt tốt thì nó còn để lại nhiều điều tiêu cực như tạo nên tư tưởng bè phái,
dựa dẫm, ỷ lại, cào bằng, đố kị, thủ tiêu ý thức về người cá nhân. Tư tưởng tiểu nông tư
hữu, ích kỉ, bề phái, địa phương cục bộ….

Chương III, Văn hoá truyền thống đến hiện đại


Câu 12. Hãy phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự chuyển đổi cấu trúc văn hoá
Việt Nam từ truyền thống sang hiện đại.
Câu 13. Anh/chị, hãy phân tích văn hoá Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá và ảnh
hưởng của nó đến ứng xử của giới trẻ Việt Nam hiện nay,

You might also like