You are on page 1of 4

CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THUẾ THU VÀO HÀNG HOÁ DỊCH VỤ


1. Khái niệm
 Thuế thu vào HH-DV: thuế gián thu, đối tượng chịu thuế là hàng hoá, dịch vụ đang
lưu thông hợp pháp trên thị trường
 Thuế thu vào HH-DV gồm: Thuế XK-NK, thuế TTĐB, thuế GTGT
2. Đặc điểm
 Là thuế gián thu
 Đối tượng chịu thuế là hàng hoá, dịch vụ
 Giá tính thuế đối với hàng hoá dịch vụ là giá chưa có thuế
3. Vai trò
 Điều tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và định hướng tiêu dùng
 Điều tiết giá cả hàng hoá, dịch vụ, góp phần kiểm soat lạm phát/thiểu phát
 Bảo vệ sản xuất trong nước
II. NỘI DUNG CƠ BẢN THUẾ THU VÀO HÀNG HOÁ DỊCH VỤ
1. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vài trò thuế xuất khẩu – nhập khẩu
a) Khái niệm: là thuế thu vào hành vi xuất khẩu – nhập khẩu các loại hàng hoá được
phép xuất khẩu – nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.
b) Đặc điểm
 Đối tượng chịu thuế: là hàng hoá được phép XK – NK qua biên giới Việt Nam
 Thu vào hành vi XK – NK hàng hoá
 Người nộp thuế: tổ chức, cá nhân có hành vi XK – NK hàng hoá qua biên giới.
c) Vai trò thuế XK – NK
 Bảo vệ và phát triển nên sản xuất trong nước
 Khuyến khích xuất khẩu hàng hoá và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
 Kiểm soát, điều tiết hoạt động XK – NK hàng hoá, đảm bảo sự ổn định của nền kinh
tế
 Công cụ thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước
1.2. Đối tượng chịu thuế XK – NK
 Điều 2 Luật Thuế XK – NK 2016:
• Hàng hoá XK – NK qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
• Hoàng hoá XK từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, NK từ khu phi
thuế quan vào thị trường trong nước.
• Hàng hoá XK – NK tại chỗ và hàng hoá XK – NK của doanh nghiệp thực hiện
quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
1.3. Những trường hợp không chịu thuế XK – NK
 Khoản 4 Điều 2 Luật Thuế XK – NK
• Hàng quá cảnh, chuyển khẩu, mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam
• Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
• Hàng từ khu phi thuế quan XK ra nước ngoài, NK từ nước ngoài vào khu
PTQ ( chỉ dùng trong khu PTQ), từ khu PTQ này sang khu PTQ khác
• Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu
1.4. Người nộp thuế
 Bao gồm:
• Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
• Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
• Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận
hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
• Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế,
• Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân
biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị
trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.
• Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế,
miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế
theo quy định của pháp luật.
• Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
• CSPL: Điều 3 Luật thuế XK-NK 2016
1.5. Căn cứ tính thuế
CSPL: Điều 5 Luật thuế XK-NK 2016
Căn cứ tính thuế trong trường hợp sử dụng thuế suất tỷ lệ
a) Số lượng hàng hoá
 Là số lượng từng mặt hàng thưc tế XK – NK ghi trong Tờ khai hải quan
 Tự kê khai
 Kiểm tra bằng phương pháp kiểm hàng
b) Giá tính thuế
CSPL: Điều VII GATT 1994, Hiệp định về Xác định trị giá tính thuế HQ, NĐ 08/2015
NĐ-CP
 Hàng XK: trị giá tính thuế là giá bán tại cửa khẩu xuất (FOB- Free on board, DAF -
Delivered At Frontier)
 Hàng NK: trị giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên (giá
CIF- Cost, Insurance, Freight).
c) Thuế suất
 Hàng XK: Bộ trưởng BTC ban hành, thông thường 0%.
 Hàng NK:
• Thuế suất ưu đãi đặc biệt
• Thuế suất ưu đãi
• Thuế suất thông thường: 150% TS ưu đãi
Căn cứ tính thuế trong trường hợp sử dụng thuế suất cố định tuyệt đối
a) SL từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan;
b) Mức thuế tuyệt đối / 01 đơn vị hàng hoá.
Thuế NK bổ sung
Bao gồm:
 Thuế chống trợ cấp
 Thuế chống bán phá giá
 Thuế tự vệ
CSPL: Luật thuế XK-NK 2016, Luật quản lý ngoại thương
1.6. Chế độ miễn, giảm thuế XK – NK
 Các trường hợp miễn thuế: (Điều 16 Luật thuế XK-NK 2016
 Giảm thuế (Điều 18 Luật thuế XK-NK 2016)
1.7. Chế độ đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế
 Đăng ký: ai đăng ký?
 Kê khai: ng. tắc? Lưu ý: thời điểm tính thuế?
 Nộp thuế: hàng XK? Hàng NK? Hàng là hàng tiêu dùng? Hàng được bảo lãnh?
 Quyết toán thuế: Các trường hợp nảy sinh khi quyết toán?
1.8. Chế độ hoàn thuế XK – NK
Các trường hợp được hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu: Điều 19 Luật thuế XK-NK 2016
+ Đã thực hiện nghĩa vụ nộp
+ Không phải nộp/chỉ phải nộp ít hơn số thuế đã nộp

You might also like