You are on page 1of 3

UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN TUẦN TỪ 22/11 ĐẾN 27/11/2021


Môn : Hóa học 9
A. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ
- Học bài mới: BÀI 18: NHÔM và BÀI 19: SẮT
B. NỘI DUNG
Phần 1: KIẾN THỨC CẦN NHỚ
BÀI 18: NHÔM
BÀI 19: SẮT

Tính chất Nhôm (Al = 27) Sắt (Fe = 56)


- Là kim loại màu trắng bạc, có - Là kim loại màu trắng xám,
ánh kim, nhẹ. có ánh kim.
- Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. - Là kim loại nặng.
- Nhiệt độ nóng chảy 6600C. - Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
Tính chất vật lí
- Có tính dẻo: dễ cán mỏng, kéo (nhưng kém hơn Al).
sợi. - Nhiệt độ nóng chảy 15390C.
- Có tính dẻo nên dễ rèn.
- Có tính nhiễm từ.
1. Tác dụng với phi kim
2   2FeCl3
to
2Al + 3Cl2 → 2AlCl 3 2Fe + 3Cl
Có tính chất hóa 4Al + 3O2  to
 2Al2O3 3Fe + 2O2  to
 Fe3O4
học của kim loại 2. Tác dụng với dung dịch axit
Giống 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
nhau 3. Tác dụng với dung dịch muối
Tính
chất 2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
hóa
học Đều không tác dụng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.

Tác dụng với dd


2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2
kiềm (NaOH, Không PƯ
Khác + 3H2
…)
nhau
Trong các phản ứng: Al luôn có Trong các phản ứng: Fe có hai
hóa trị III. hóa trị: II hoặc III.

Sản xuất nhôm:


- Nguyên liệu: quặng bôxit (thành phần chủ yếu là Al2O3)
- Phương pháp: điện phân hỗn hợp nóng chảy của nhôm oxit và criolit.

Điện phân nóng chảy


2Al2O3 criolit 4Al + 3O2

Ứng dụng của nhôm:


- Nhôm và hợp kim nhôm được sử dụng rộng rãi trong đời sống như: đồ dùng gia đình, dây dẫn
điện, vật liệu xây dựng, …
- Đuyra (hợp kim của nhôm với đồng và một số nguyên tố khác như mangan, sắt, silic) nhẹ và
bền được dùng trong công nghiệp chế tạo máy bay, ô tô, tàu vũ trụ, ...
Phần 2: BÀI TẬP VỀ NHÀ
Tự luận
Làm bài 2, 4/SGK – trang 58và 2, 4, 5/SGK – trang 60.
Trắc nghiệm
Câu 1: Nhôm bền trong không khí ở điều kiện thường là do:
A. Nhôm nhẹ, có nhiệt độ nóng chảy cao. B. Nhôm không tác dụng với nước.
C. Nhôm không tác dụng với oxi. D. Có lớp oxit nhôm mỏng bảo vệ.
Câu 2: X là kim loại nhẹ, dẫn điện tốt, PƯ mạnh với dung dịch HCl, tan trong dung dịch kiềm và giải
phóng khí H2. X là:
A. Mg. B. Cu. C. Al. D. Fe.
Câu 3: Người ta có thể dát mỏng nhôm thành thìa, xoong, chậu, giấy gói bánh kẹo là do nhôm có tính:
A. Dẫn điện. B. Dẫn nhiệt. C. Ánh kim. D. Dẻo.
Câu 4: Nguyên liệu sản xuất nhôm là quặng:
A. Hematit. B. Manhetit. C. Bôxit. D. Pirit.
Câu 5: Trong các chất sau đây, chất nào chứa hàm lượng sắt nhiều nhất ?
A. FeS2. B. FeO. C. Fe2O3. D. Fe3O4.
Câu 6: Muối sắt (III) được tạo thành khi cho Fe tác dụng với dung dịch:
A. HNO3 loãng, dư. B. H2SO4 loãng. C. HCl. D. CuSO4.
Câu 7: Kim loại vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH là:
A. Fe. B. Al. C. Zn. D. Cu.
Câu 8: Hiện tượng xảy ra khi cho 1 thanh sắt vào dung dịch HNO3 đặc, nguội là:
A. Không có hiện tượng. B. Thanh sắt tan dần.
C. Khí không màu và không mùi thoát ra. D. Khí mùi hắc thoát ra.
Câu 9: Cho 1 lá sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy lá sắt ra, khối lượng dung dịch thay đổi
như thế nào ?
A. Tăng so với ban đầu. B. Giảm so với ban đầu.
C. Không tăng, không giảm so với ban đầu. D. Tăng gấp đôi so với ban đầu.
Câu 10: Nếu lấy cùng số mol hai kim loại nhôm và sắt lần lượt cho tác dụng với dung dịch axit HCl dư
thì thể tích H2 (đktc) thu được từ kim loại nào lớn hơn ?
A. Al. B. Không xác định. C. Fe D. Bằng nhau.
Câu 11: Điện phân nóng chảy hoàn toàn 102 gam Al2O3 thì khối lượng nhôm thu được là:
A. 54 gam. B. 27 gam. C. 48 gam. D. 56 gam.
Câu 12: Cho 0,054 gam nhôm vào 20 ml dung dịch HCl 0,4M. Khối lượng các chất trong dung dịch thu
được là:
A. mAlCl = 0,267 gam; mHCl d­ = 0,073 gam.
3
B. mAlCl = 0,267 gam; mHCl d­ = 0,2 gam.
3

C. mAlCl3 = 2 gam; mHCl d­ = 0,1 gam. . D. mAlCl3 = 1 gam; mHCl d­ = 0,073 gam.
Phần 3: DẶN DÒ
1. Học bài và làm bài tập theo hướng dẫn tự học.
2. Chuẩn bị: ”Bài 20: HỢP KIM SẮT: GANG, THÉP” và “Bài 21: SỰ ĂN MÒN KIM
LOẠI VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN”.

Phần 4: HƯỚNG DẪN PHẦN BÀI TẬP VỀ NHÀ TUẦN 15/11 - 20/11
Tự luận:
Bài 2/tr 51 – SGK
a) Mg + 2HCl  MgCl2 + H2 d) Cu + Cl2  t
 CuCl2
0

b) Cu + 2AgNO3  Cu(NO3)2 + 2Ag e) 2K + S  K2S


t 0

c) 2Zn + O2  2ZnO


0
t
Bài 3/tr 51 – SGK
a) Zn + H2SO4 loãng  ZnSO4 + H2 b) Zn + 2AgNO3  Zn(NO3)2 + 2Ag
c) 2Na + S  Na2S d) Ca + Cl2   CaCl2
0 0
t t

Bài 4/tr 51 – SGK


(1) Mg + Cl2  t0
 MgCl2 (4) Mg + Cu(NO3)2  Mg(NO3)2 + Cu
(5) Mg + S   MgS
0
t
(2) 2Mg + O2   2MgO
0
t

(3) Mg + H2SO4 loãng  MgSO4 + H2


Bài 2/tr 54 – SGK
Dùng kim loại Zn vì: Zn + CuSO4  ZnSO4 + Cu
Ta dùng Zn dư, khi đó dung dịch thu được gồm ZnSO4 và Cu, Zn dư.
Cu và Zn dư không tan tách ra ta thu được dung dịch ZnSO4 tinh khiết.
Bài 4/tr 54 – SGK
a) Có chất rắn màu đỏ bám vào bề mặt kẽm, màu xanh của dung dịch nhạt dần vì:
Zn + CuCl2  ZnCl2 + Cu
b) Có chất rắn màu xám bám vào bề mặt đồng, dung dịch ban đầu không màu chuyển dần
sang màu màu xanh vì:
Cu + 2AgNO3  Cu(NO3)2 + 2Ag
c) Không có hiện tượng và không xảy ra PƯHH.
d) Có chất rắn màu đỏ bám vào bề mặt nhôm, màu xanh của dung dịch nhạt dần vì:
2Al + 3CuCl2  2AlCl3 + 3Cu
Trắc nghiệm:
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10
B A A D C A B A A D

You might also like