You are on page 1of 17

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƢƠNG
Lớp tín chỉ: D16QL11
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 - 2021

ĐỀ TÀI: Các giải pháp phòng, phát hiện và xử lý tham nhũng của Việt
Nam hiện nay và liên hệ một vụ việc tham nhũng đã bị xử lý.

Họ và tên sinh viên: VŨ VÂN ANH


Ngày sinh: 20/03/2002
Mã Sv: 1116010317
Lớp niên chế: D16QL05
Họ và tên giảng viên: TRẨN KIỀU TRANG

Hà Nội, năm 2021


MỤC LỤC
NỘI DUNG Trang 1
CHƢƠNG 1: CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ THAM
NHŨNG
1.1 Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng Trang 2
1.2 Pháp luận về giải pháp phát hiện tham nhũng Trang 6
1.3 Xử lý những ngƣời có hành vi tham nhũng Trang 7
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÁC GIẢI PHÁP, PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ
THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Thực trạng về các giải pháp, phát hiện tham nhũng của Việt Nam hiện nay Trang 9
2.2 Thực trạng về xử lý tham nhũng của Việt Nam hiện nay Trang 11
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG GIẢI PHÁP PHÒNG, PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ
THAM NHŨNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1 Phƣơng hƣớng giải pháp, phát hiện và xử lý tham nhũng Trang 13
3.2 Một số vụ việc tham nhũng đã bị xử lý Trang 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 16

1
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ THAM
NHŨNG.
1.1 Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng.
Phòng ngừa tham nhũng là một trong những nội dung lớn của Luật phòng, chống tham
nhũng. Kinh nghiệm chống tham nhũng của các nƣớc trên thế giới cho thấy, công tác phòng
ngừa đóng vai trò rất quan trọng. Công ƣớc của Liên hợp quốc về chống tham nhũng Yên cáo
các quốc gia thành viên lƣu ý trong việc xây dựng và duy trì một chiến lƣợc phòng ngừa tham
nhũng liên tục, toàn diện và có hiệu quả. Pháp luận Việt Nam hiện hành quy định khá đầy đủ
các biện pháp phòng ngừa đang đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới áp dụng hiện nay.
1.1.1 Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Đây là biện pháp quan trọng đầu tiên để ngăn ngừa tham nhũng.
Công khai, minh bạch sẽ tạo điều kiện để ngƣời dân cũng nhƣ toàn xã hội tham gia giám sát
hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc. Với việc công khai minh bạch trong hoạt động tại các cơ
quan nhà nƣớc, ngƣời dân sẽ dễ dàng nhận biết và chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của mình cũng nhƣ đòi hỏi cơ quan Nhà nƣớc và các cán bộ, công chức nhà nƣớc thực hiện các
quy định đó.
Công khai, minh bạch sẽ làm cho công chức nhà nƣớc có ý thức hơn trong việc thực hiện
chức trách, công vụ của mình theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định
bởi, mọi hành vi vi phạm, phiền hà, sách nhiễu hay lợi dụng chức trách để tƣ lợi đều có thể bị
phát hiện và xử lý. “Công khai và minh bạch là những chìa khoá then chốt nhằm bảo đảm đấu
tranh chống tham nhũng thành công.
Luật phòng, chống tham nhũng đƣa ra các nguyên tắc và những quy định cụ thể để bảo đảm
cho việc thực hiện công khai, minh bạch trong một số lĩnh vực hoạt động cụ thể, những lĩnh vực
dễ xảy ra tham nhũng.
Quy định về công khai minh bạch trong một số lĩnh vực cụ thể nhƣ:
- Công khai, minh bạch trong mua sắm công và xây dựng cơ bản;
- Công khai, minh bạch trong quản lý dự án đầu tƣ xây dựng;
- Công khai, minh bạch về tài chính và ngân sách nhà nƣớc;
- Công khai, minh bạch việc huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân;
- Công khai, minh bạch việc quản lý, sử dụng các khoản hỗ trợ, viện trợ;
- Công khai, minh bạch trong quản lý doanh nghiệp của nhà nƣớc;
- Công khai, minh bạch trong cổ phần hoá doanh nghiệp của Nhà nƣớc;
- Kiểm toán việc sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nƣớc;
- Công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng đất;
- Công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng nhà ở;
- Công khai, minh bạch trong lĩnh vực giáo dục;
- Công khai, minh bạch trong lĩnh vực y tế - Công khai, minh bạch trong lĩnh vực khoa học -
công nghệ;
- Công khai, minh bạch trong lĩnh vực thể dục, thể thao;

2
- Công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiểm toán nhà
nƣớc;
- Công khai, minh bạch trong hoạt động giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn
vị, cá nhân;
- Công khai, minh bạch trong lĩnh vực tƣ pháp - Công khai, minh bạch trong công tác tổ
chức - cán bộ Công khai báo cáo hằng năm về phòng, chống tham nhũng;
1.1.2 Xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn
Chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong các lĩnh vực quản lý luôn liên quan đến việc sử dụng tài
sản, vốn và ngân sách nhà nƣớc. Việc thực hiện một cách tuỳ tiện và trái phép các tiêu chuẩn,
chế độ, định mức đó sẽ dẫn đến việc tài sản của Nhà nƣớc bị thất thoát, tiền bạc hoặc những lợi
ích vật chất rơi vào một số ít ngƣời, thực chất đó là sự hƣởng lợi bất chính của những ngƣời có
chức vụ, quyền hạn hoặc những ngƣời có quan hệ thân quen với ngƣời có chức vụ, quyền hạn.
Đây chính là hành vi tham nhũng cần ngăn chặn.
Thông thƣờng có hai loại tiêu chuẩn, chế độ, định mức bị vi phạm liên quan đến tham nhũng:
- Một là, các chế độ, định mức, tiêu chuẩn về lợi ích, nhất là các chế độ đối với ngƣời có
chức vụ lãnh đạo, quản lý. Chẳng hạn: chế độ phục vụ, chế độ dòng xe công, tiêu chuẩn dùng
điện thoại... Vi phạm trong việc thực hiện chế độ, định mức tiêu chuẩn này thƣờng có hai dạng
nhƣ sau: đƣợc hƣởng hay sử dụng kinh phí hoặc loại tài sản vƣợt mức mà Nhà nƣớc quy định;
ngƣời không thuộc diện đƣợc hƣởng nhƣng đã đƣợc hƣởng, tức là tự ý mở rộng đối tƣợng đƣợc
hƣởng một tiêu chuẩn thuộc về lợi ích vật chất nào đó.
- Hai là, các chế độ, định mức, tiêu chuẩn có tính chất chuyên môn - kỹ thuật.Đó là những quy
định để bảo đảm chất lƣợng các công trình hoặc công việc nào đó, với những yêu cầu chính xác
cao về kỹ thuật, về quy trình thực hiện, về thời gian, về nguyên vật liệu. Tự ý thay đổi, hạ thấp
tiêu chuẩn này sẽ dẫn đến việc một số ngƣời đƣợc hƣởng lợi, thực chất là tham nhũng, biểu hiện
điển hình của loại vi phạm này chính là hiện tƣợng "rút ruột" công trình xây dựng, hạ thấp chi
phí thực tế thông qua việc hạ thấp tiêu chuẩn kỹ thuật để chia nhau hƣởng lợi. Đây là hành vi
hết sức nguy hiểm bởi vì không những Nhà nƣớc bị thiệt hại về tài sản mà hậu quả có thể hết
sức nghiêm trọng, việc khắc phục là rất khó khăn, tốn kém.
Luật phòng, chống tham nhũng đã đƣa ra các quy định nhằm bảo đảm cho việc ban hành,
chấp hành quy định từ việc xây dựng, thực hiện cũng nhƣ chế độ, trách nhiệm trong trƣờng hợp
để xảy ra vi phạm.
1.1.3 Quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp và việc chuyển đổi vị trí công tác của cán
bộ, công chức, viên chức.
Các nƣớc trên thế giới mặc dù có chế độ chính trị khác nhau nhƣng về cơ bản, việc thực hiện
quyền lực công đều phải thông qua hoạt động công vụ của đội ngũ công chức. Vì vậy, để chống
tham nhũng, không có cách gì tốt hơn là tăng cƣờng kiểm soát việc thực Lân quyền lực nhà
nƣớc, cụ thể là tác động vào đội ngũ cán bộ, công việc và quá trình thực hiện công vụ. Ngoài ra,
trong chừng mực nào cần kiểm soát cả những quan hệ xã hội của họ, những quan hệ có nguy cơ
bị lợi dụng và nảy sinh tham nhũng. Trên một quan niệm chung nhƣ vậy, Luật phòng, chống
tham nhũng đã đƣa ra nhiều giải pháp liên quan đến cán bộ, công chức nhƣ sau:
- Thứ nhất, về quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức
Điều 36, Luật phòng, chống tham nhũng quy định về quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức,
viên chức nhƣ sau:
3
(1) Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành
nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc phải làm hoặc không đƣợc
làm, phù hợp với đặc thù công việc của từng nhóm cán bộ, công chức, viên chức và từng lĩnh
vực hoạt động công vụ, nhằm bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm của cán bộ, công chức,
viên chức;
(2) Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức đƣợc công khai để nhân dân giám sát việc
chấp hành.
- Nội dung quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức bao gồm:
- Những điều cán bộ, công chức không đƣợc làm (thƣờng gọi là những điều cấm)
- Nghĩa vụ báo cáo và xử lý báo cáo về dấu hiệu tham nhũng xảy ra trong cơ quan, tổ chức, đơn
vị,….
- Quy định về tặng quà và nhận quà tặng của cán bộ, công chức, viên chức,…
- Thứ hai, về quy tắc đạo đức nghề nghiệp
Điều 42, Luật phòng, chống tham nhũng quy định về vấn đề đạo đức nghề nghiệp nhƣ sau:
Quy tắc đạo đức nghề nghiệp là chuẩn mực xử sự phù hợp với đặc thù của từng nghề bảo đảm
sự liêm chính, trung thực và trách nhiệm trong việc hành nghề; Tổ chức xã hội - nghề nghiệp
phối hợp với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với
hội viên của mình theo quy định của pháp luật.
Chiến lƣợc quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 đặt ra yêu cầu: Đẩy mạnh việc
xây dựng, công bố công khai các quy tắc ứng xử, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của
cán bộ, công chức và tăng cƣờng giám sát việc thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Thứ ba, vấn đề chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức
Khoản 1, Điều 43, Luật phòng, chống tham nhũng quy định: Cơ quan, tổ chức, đơn vị, theo
thẩm quyền quản lý có trách nhiệm thực hiện việc định kỳ chuyển đổi cán bộ, công chức, viên
chức làm việc tại một số vị trí liên quan đến việc quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nƣớc, trực
tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan tổ chức, đơn vị, cá nhân nhằm chủ động phòng
ngừa tham nhũng.
Cần lƣu ý, việc chuyển đổi vị trí công tác và luân chuyển cán bộ có sự khác biệt. Luân
chuyển cán bộ là chính sách của Đảng trong công tác cán bộ nhằm đào tạo, rèn luyện đội ngũ
cán bộ lãnh đạo để họ có điều kiện nâng cao trình độ hiểu biết và đủ năng lực thực tiễn đáp ứng
đƣợc yêu cầu của ngƣời lãnh đạo, quản lý. Chuyển đổi vị trí công tác là để tránh việc cán bộ,
công chức, viên chức do làm lâu ở một vị trí sẽ tìm ra đƣợc kẽ hở hay những khiếm khuyết của
cơ chế chính sách để tìm cách lợi dụng tham nhũng hoặc do làm lâu ở một vị trí nên tìm cách
móc nối với những ngƣời có liên quan để thực hiện những hành vi tham nhũng tinh vi, khó phát
hiện và ngăn chặn.
Cụ thể hóa nội dung này, Nghị định số 158/2007/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy
định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ,
công chức, viên chức. Điều 8 Nghị định này quy định phải định kỳ chuyển đổi 21 vị trí công tác
trong các lĩnh vực 44
1.1.4 Minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức
Luật phòng, chống tham nhũng đã quy định những nội dung cơ bản nhất của một hệ thống minh
bạch tài sản, bao gồm những vấn đề chính nhƣ sau:

4
(1) Cán bộ, công chức phải kê khai tài sản hàng năm để tránh che giấu, tẩu tán tài sản tham
nhũng; ngoài việc kê khai tài sản của bản thân, cán bộ, công chức còn phải kê khai tài sản của
vợ hoặc chồng và con chƣa thành niên.
(2) Việc xác minh tài sản đƣợc tiến hành trong một số trƣờng hợp nhất định.
(3) Bán kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản đƣợc công khai trong một số trƣờng hợp
nhất định theo yêu cầu và trên cơ sở quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
(4) Ngƣời có nghĩa vụ kê khai tài sản sẽ phải chịu trách nhiệm kỳ luật nếu kê khai không trung
thực, nếu là ngƣời ứng cử thì sẽ bị loại khỏi danh sách bầu cử, ngƣời đƣợc dự kiến bổ nhiệm,
phê chuẩn thì sẽ không đƣợc bổ nhiệm, phê chuẩn vào chức vụ dự kiến.
- Về đối tƣợng có nghĩa vụ phải kê khai: Là cán bộ có chức vụ từ phó trƣởng phòng của cấp
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên hoặc tƣơng đƣơng trong các cơ quan, tổ chức,
đơn vị và cán bộ, công chức làm tại một số vị trí nhất định 45 (sẽ do Chính phủ quy định).
- Quyền và nghĩa vụ của ngƣời kê khai tài sản: phải kê khai tài sản, mọi biến động về tài sản
thuộc sở hữu của mình và tài sản thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng và con chƣa thành niên.
Ngƣời có nghĩa vụ kê khai tài sản phải kê khai trung thực và chịu trách nhiệm về việc kê khai.
Khi kê khai, ngƣời có nghĩa vụ kê khai phải ghi rõ những thay đổi về tài sản so với lần kê khai
trƣớc. Cụ thể hoá nội dung về quyền và nghĩa vụ của ngƣời kê khai tài sản.
- Về tài sản phải kê khai, bao gồm: Nhà, quyền sử dụng đất; kim khí quý, đá quý, tiền, giấy
tờ có giá trị và các loại tài sản khác mà giá trị của mỗi loại từ năm mƣơi triệu đồng trở lên; tài
sản, tài khoản ở nƣớc ngoài; thu nhập phải chịu thuế theo quy định của pháp luật.
- Về xác minh tài sản thu nhập và xử lý vi phạm: Mục đích của việc xác minh tài sản là để
đánh giá về tính trung thực của việc kê khai, góp phần đánh giá cán bộ, công chức hoặc ngƣời
tham gia ứng cử vào các cơ quan quyền lực để bảo đảm bộ máy nhà nƣớc có một đội ngũ cán
bộ trung thực, liêm chính, không tham nhũng. Tuy nhiên, quyền sở hữu về tài sản là một trong
những quyền cơ bản của công dân cần đƣợc tôn trọng và bảo vệ. Vì vậy, Luật phòng, chống
tham nhũng quy định vấn đề này rất chặt chẽ, việc xác minh chỉ đƣợc tiến hành trong trƣờng
hợp có đủ hai điều kiện:
(1) Phải có quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý ngƣời có nghĩa vụ kê khai
tài sản;
(2) Chỉ đƣợc thực hiện trong các trƣờng hợp Luật định.
1.1.5 Chế độ trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham
nhũng
Đề cao trách nhiệm ngƣời đứng đầu là một yếu tố quan trọng trong quản lý nhà nƣớc và
chống tham nhũng nói riêng. Luật phòng, chống tham nhũng quy định một cách chi tiết về vấn
đề này, bao gồm những nội dung chính sau:
(1) Phân định trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức với cấp phó đƣợc giao phụ
trách các lĩnh vực; theo đó, ngƣời đứng đầu chịu trách nhiệm chung và chịu trách nhiệm trực
tiếp đối với lĩnh vực do mình quản lý, cấp phó chịu trách nhiệm trực tiếp đối với lĩnh vực đƣợc
giao phụ trách;
(2) Phân cấp trách nhiệm rõ ràng cho ngƣời đứng đầu đơn vị, phải chịu trách nhiệm trực tiếp
khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong đơn vị mình. Để tạo cơ sở xử lý trách nhiệm ngƣời
đứng đầu, trong kết luận thanh tra, kiểm toán, điều tra phải có kết luận về trách nhiệm của

5
ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi xảy ra tham nhũng là yếu kém trong quản lý,
buông lỏng quản lý hay bao che cho hành vi tham nhũng.
Mặc dù đề cao trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với việc để xảy
ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do họ phụ trách nhƣng do tính chất phức
tạp của tệ nạn tham nhũng nên Luật phòng, chống tham nhũng cũng quy định việc loại trừ trách
nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong những trƣờng hợp bất khả kháng,
những hành vi tham nhũng vƣợt ra ngoài khả năng kiểm soát của ngƣời lãnh đạo quản lý,
trƣờng hợp họ không thể biết đƣợc hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa,
ngăn chặn hành vi tham nhũng.
Ngoài ra, Luật này cũng quy định nguyên tắc về việc xử lý đối với ngƣời đứng đầu và cá
nhân có trách nhiệm trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng ngân sách nhà nƣớc để xảy ra hành vi tham nhũng.
1.1.6 Cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phƣơng thức thanh toán nhằm
phòng ngừa tham nhũng.
Luật phòng, chống tham nhũng có một số quy định về cải cách | hành chính để góp phần
phòng ngừa tham nhũng. Trong đó có nội dung: Nhà nƣớc thực hiện cải cách hành chính nhằm
tăng cƣờng tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị; đẩy mạnh việc
phân cấp quản lý nhà nƣớc giữa Trung ƣơng và địa phƣơng . các cấp chính quyền địa phƣơng;
phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan nhà nƣớc; công khai, đơn giản hoá và hoàn
thiện thủ tục hành chính; quy định cụ thể trách nhiệm của từng chức danh trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị.
Luật này cũng quy định có tính chất định hƣớng cho các cơ quan nhà nƣớc áp dụng khoa học
- công nghệ trong quản lý nhằm giảm bớt cơ hội và nguy cơ xảy ra tham nhũng, nhất là việc
tiếp xúc trực tiếp giữa ngƣời quản lý và ngƣời bị quản lý trong những trƣờng hợp không cần
thiết.
Một giải pháp phòng ngừa tham nhũng quan trọng nữa mà Luật này có quy định đó là vấn đề
đổi mới phƣơng thức thanh toán để kiểm soát chặt chẽ hơn các giao dịch, nhất là những khoản
chi có sử dụng ngân sách nhà nƣớc và các khoản chi liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức
để bảo đảm sự minh bạch trong các nguồn thu nhập của họ.
Vấn đề cải cách hành chính cũng đƣợc đề cập rất cụ thể trong Chiến lƣợc quốc gia phòng,
chống tham nhũng đến năm 2020, đặc biệt là trong nhóm giải pháp về tăng cƣờng tính công
khai, minh bạch trong hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật và giải pháp về
hoàn thiện chế độ công vụ, công chức, nâng cao chất lƣợng thực thi công vụ.
1.2 Pháp luật về giải pháp phát hiện tham nhũng
Phát hiện tham nhũng là việc tìm ra vụ việc tham nhũng và có biện pháp kịp thời để hạn chế
thiệt hại xảy ra, đồng thời xác định mức độ trách nhiệm của ngƣời có hành vi vi phạm, có hình
thức xử lý thích đáng và nghiêm minh. Việc phát hiện tham nhũng đòi hỏi sự nỗ lực của mọi cơ
quan, tổ chức, đặc biệt là các cơ quan có chức năng thanh tra, điều tra, giám sát, kiểm sát cũng
nhƣ sự tham gia tích cực của công dân. Luật phòng, chống tham nhũng quy định việc phát hiện
tham nhũng thông qua ba hoạt động chủ yếu là công tác kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà
nƣớc; hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán; tố cáo của công dân.
1.2.1 Phát hiện tham nhũng thông qua công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nƣớc

6
Điều 59, Luật phòng, chống tham nhũng quy định về công tác kiểm tra của cơ quan quản lý
nhà nƣớc nhƣ sau:
- Thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc có trách nhiệm thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra việc
chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình
nhằm kịp thời phát hiện hành vi tham nhũng.
- Khi phát hiện có hành vi tham nhũng, thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc phải kịp thời
xử lý theo thẩm quyền hoặc thông báo cho cơ quan thanh tra, điều tra hoặc viện kiểm sát có
thẩm quyền. - Ngoài ra, Luật này cũng quy định trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ
chức, đơn vị trong việc tự kiểm tra nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, kiểm tra việc thi hành
nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý để phát hiện tham
nhũng.
1.2.2 Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét
xử, giám sát.
Đây là những hoạt động chủ yếu trong việc phát hiện và xử lý tham nhũng. Các cơ quan
thanh tra, điều tra, kiểm toán, xét xử và giám sát có chức năng bảo vệ pháp luật và kịp thời phát
hiện, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm, trong đó có tham nhũng. Đây là lực lƣợng
chính trong cuộc đấu tranh chống vi phạm pháp luật.
Các hoạt động này đƣợc quy định rất chặt chẽ và đầy đủ trong các văn bản pháp luật cao
nhất của Nhà nƣớc. Một mặt, pháp luật trao cho các cơ quan này quyền hạn lớn để có thể đấu
tranh với những vi phạm pháp luật, mặt khác cũng quy định chặt chẽ để hoạt động của các cơ
quan này phải tuân thủ pháp luật, bảo đảm tính chính xác, khách quan trong khi đánh giá, kết
luận những vụ việc và ngƣời có hành vi vi, phạm để tránh oan sai.
1.2.3 Tố cáo và giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng
Tố cáo là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi
phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, các nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
lợi ích của Nhà nƣớc, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Tố cáo là một
kênh quan trọng trong phát hiện hành vi tham nhũng. Luật phòng, chống tham nhũng quy định
những nguyên tắc chung và nội dung cơ bản của tố cáo hành vi tham nhũng. Luật này cũng quy
định cơ chế bảo vệ ngƣời tố cáo, quyền và nghĩa vụ của ngƣời tố cáo và trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức, đơn vị trong tiếp nhận và xử lý tố cáo hành vi tham nhũng, khen thƣởng ngƣời tố
cáo v.v.. . Vấn đề tố cáo và giải quyết tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật nói chung đã đƣợc
quy định trong Luật khiếu nại 2011 và Luật tố cáo 2011 còn Luật phòng, chống tham nhũng
quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng với hai nhóm nội dung sau:
Thứ nhất, quyền của công dân trong việc tố cáo hành vi tham nhũng, trách nhiệm của công
dân khi thực hiện quyền tố cáo,....
Thứ hai, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và những ngƣời có thẩm quyền tiếp nhận và
giải quyết tố cáo của công dân đối với hành vi tham nhũng.
1.3 Xử lý ngƣời có hành vi tham nhũng, các hành vi vi phạm pháp luật khác và tài sản tham
nhũng
- Xử lý tham nhũng, trong đó có xử lý ngƣời có hành vi tham nhũng và xử lý tài sản tham
nhũng là vấn đề quan trọng, là khâu cuối cùng trong quá trình đấu tranh với một hành vi hay vụ
việc tham nhũng. Xử lý tham nhũng thể hiện rõ nét quan điểm và thái độ của Nhà nƣớc cũng
nhƣ phản ứng của xã hội đối với tham nhũng. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, về cơ bản, pháp
7
luật nƣớc ta đã có những Quy định khá đầy đủ, chặt chẽ về việc xử lý các hành vi vi phạm pháp
luật nói chung và tham nhũng nói riêng. Chính vì vậy, trong Luật phòng, chống tham nhũng
không nhắc lại những quy định đó mà chỉ bổ sung một số quy định mới thể hiện quan điểm và
thái độ đối với đấu tranh chống tham nhũng của nhà nƣớc ta.
1.3.1 Xử lý hành vi tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật khác
Luật phòng, chống tham nhũng không chỉ quy định đối tƣợng có hành vi tham nhũng bị xử lý
mà quy định cả các đối tƣợng khác có hành vi vi phạm liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ
hay trách nhiệm của mình mà pháp luật đã có quy định.
Điều 68 quy định đối tƣợng bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự bao gồm:
- Ngƣời có hành vi tham nhũng quy định tại Điều 3 của Luật này.
- Ngƣời không báo cáo, tố giác khi biết đƣợc hành vi tham nhũng.
- Ngƣời không xử lý báo cáo, tố giác, tố cáo, về hành vi tham nhũng.
- Ngƣời có hành vi đe doạ, trả thù, trù dập ngƣời phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo, cung cấp
thông tin về hành vi tham nhũng.
- Ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
- Ngƣời thực hiện hành vi khác vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật
có liên quan.
Đối tƣợng có thể bị xử lý liên quan đến việc thực hiện quy định của pháp luật về phòng,
chống tham nhũng rất đa dạng. Tuy nhiên, đối Với cán bộ, công chức, viên chức (là nhóm chủ
yếu trong số những ngƣời có chức vụ, quyền hạn) thì hình thức xử lý phổ biến đối với họ (nếu
chƣa đến mức xử lý hình sự) là việc áp dụng các hình thức kỷ luật bao gồm: Khiển trách; Cảnh
cáo; Hạ bậc lƣơng; Cách chức; Buộc thôi việc.
Nếu hành vi vi phạm đến mức độ nguy hiểm cao gây thiệt hại lớn về tiền và tài sản của Nhà
nƣớc thì họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại phần các Tội phạm về tham nhũng
(bao gồm bảy tội danh) hoặc bị truy cứu về tội danh khác mà thông thƣờng là Tội thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. (Điều 285 của Bộ luật hình sự năm 1999, đƣợc sửa đổi, bổ
sung năm 2009).
Luật phòng, chống tham nhũng đã có những quy định nghiêm khắc hơn về hậu quả pháp lý
đối với ngƣời có hành vi tham nhũng, cụ thể ở hai điểm sau đây:
Ngƣời có hành vi tham nhũng, tuỳ theo tính chất, trong trƣờng hợp bị kết án về hành vi tham
nhũng và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải bị buộc thôi việc; đối với đại biểu
Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân thì đƣơng nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu
Hội đồng nhân dân”. B - So với quy định hiện hành về kỷ luật cán bộ, công chức, Luật phòng,
chống tham nhũng rõ ràng đã có sự nghiêm khắc hơn. Theo quy định của Nghị định số
34/2011/NĐ-CP ngày 17-5-2011 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức (Điều 14): Hình thức buộc
thôi việc: áp dụng đối với cán bộ công chức phạm tội bị toà án phạt tù mà không đƣợc hƣởng án
treo... . Nhƣ vậy, cán bộ, công chức phạm tội không thuộc nhóm tội tham nhũng thì chỉ bị
đƣơng nhiên buộc thôi việc nếu bị toà án phạt tù giam, còn nếu bị các hình phạt khác nhẹ hơn
(cảnh cáo, cải tạo không giam giữ...) hoặc cũng bị phạt tù nhƣng cho hƣởng án treo thì vẫn có
thể không bị buộc thôi việc. Ngƣợc lại, nếu cán bộ, công chức phạm tội tham nhũng thì dù hình
phạt mà tòa án áp dụng nhƣ thế nào thì ngƣời đó cũng đƣơng nhiên bị buộc thôi việc.

8
Nếu đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân bị tòa án kết án về tội tham nhũng thì
đƣơng nhiên bị mất quyền đại biểu mà không cần phải qua các thủ tục về việc bãi nhiệm, miễn
nhiệm.
1.3.2 Xử lý tài sản tham nhũng
Tham nhũng về bản chất là một hành vi có tính chất vụ lợi và một trong những hậu quả mà
tham nhũng gây ra là tài sản công bị chiếm đoạt. Chính vì vậy, mục tiêu quan trọng của đấu
tranh chống tham nhũng là phải bảo vệ đƣợc lợi ích của Nhà nƣớc cũng nhƣ lợi ích của tập thể
và cá nhân. Chống tham nhũng cần quan tâm đến việc tịch thu, thu hồi tài sản tham nhũng,
tránh tình trạng chỉ quan tâm đến việc xử lý ngƣời vi phạm về kỷ luật hay hình sự mà chƣa quan
tâm hoặc có biện pháp hữu hiệu để thu hồi lại số tài sản mà kẻ tham nhũng đã chiếm đoạt và có
đƣợc từ việc thực hiện hành vi tham nhũng.
Trong phạm vi của Chƣơng 1, tác giả đã hệ thống hóa các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và
xử lý tham nhũng. Cụ thể đã nêu các khái niệm cơ bản nhƣ: Các giải pháp phòng ngừa tham
nhũng, Pháp luận về giải pháp phát hiện tham nhũng, Xử lý những ngƣời có hành vi tham
nhũng.Thông qua các luận cứ, làm sáng tỏ các quy định về phòng chống tham nhũng, công tác
phòng chống tham nhũng làm nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, cần phải có quyết tâm chính
trị của ngƣời đứng đầu, sự tham gia của toàn xã hội.
Tất cả những căn cứ trên làm nên hệ thống cơ sở lý luận để tiến hành nghiên cứu các giải pháp,
phát hiện và xử lý tham nhũng. Đồng thời làm tiền đề để phân tích, đánh giá thực trạng của
Chƣơng 2 cũng nhƣ đƣa ra đƣợc yêu cầu và đề xuất giải phát, kiến nghị trong Chƣơng 3 .
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÁC GIẢI PHÁP, PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ
THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
2.1 Thực trạng về các giải pháp, phát hiện tham nhũng của Việt Nam hiện nay
Tham nhũng và đấu tranh phòng, chống tham nhũng luôn nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt
của các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, tham nhũng đƣợc nhận diện là một quốc nạn, một
trong bốn nguy cơ làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nƣớc và chế độ xã hội
chủ nghĩa; công tác phòng, chống tham nhũng đƣợc xác định là cuộc đấu tranh lâu dài, khó
khăn và phức tạp.
2.1.1. Thực trạng công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
Theo số liệu do Tổ chức Minh bạch thế giới (TI) công bố, Chỉ số cảm nhận tham nhũng
(CPI) của Việt Nam trong những năm gần đây đã tăng lên, thể hiện một chỉ báo tích cực đối với
các nỗ lực của Đảng và Nhà nƣớc ta trong công tác phòng, chống tham nhũng. Cụ thể, năm
2018, Việt Nam đạt 33/100 điểm, xếp hạng 117/180 toàn cầu. Trong năm 2018, Đảng và Nhà
nƣớc đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, điển hình là việc nhanh
chóng, kiên quyết xử lý các vụ án tham nhũng lớn và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về phòng
chống tham nhũng. Tháng 11/2018, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa
đổi) gồm 10 chƣơng với 96 điều. Chính phủ đã chỉ đạo tăng cƣờng kiểm tra và tổ chức thực
hiện nghiêm các biện pháp phòng chống tham nhũng nhƣ: đề cao tính liêm chính trong khu vực
công, thực hiện hiệu quả công tác kê khai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công
chức... Vì vậy, chỉ số CPI của Việt Nam năm 2019 đạt 37/100 điểm, tăng 4 điểm so với năm
2018, đứng thứ 96/180 quốc gia, vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng toàn cầu, tăng 21 bậc so
với năm 2018. Đây là mức điểm cao nhất mà Tổ chức Minh bạch thế giới đánh giá đối với Việt

9
Nam và là năm có mức tăng điểm cao nhất từ trƣớc đến nay; cũng là sự khẳng định những kết
quả tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng ở Việt Nam.
Những kết quả nêu trên thể hiện quyết tâm chính trị cùng với những hành động quyết liệt,
thực hiện những giải pháp hiệu quả của Đảng và Nhà nƣớc, của cả hệ thống chính trị từ Trung
ƣơng tới địa phƣơng trong công tác phòng chống tham nhũng. Cụ thể, Ban Chỉ đạo Trung ƣơng
về phòng, chống tham nhũng đƣợc thành lập "với mong muốn đẩy mạnh công tác phòng,
chống tham nhũng thêm một bƣớc". Trong nhiệm kỳ Đại hội ĐBTQ lần thứ XI, có 56.572 đảng
viên bị xử lý kỷ luật, trong đó có 16.259 cấp ủy viên các cấp. Ủy ban Kiểm tra Trung ƣơng đã
tiến hành kiểm tra 13 tổ chức đảng và 33 đảng viên. Qua kiểm tra, kết luận các tổ chức đảng,
đảng viên đều có khuyết điểm, vi phạm, trong đó đề nghị thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển
trách 3 tổ chức đảng, thi hành kỷ luật 13 đảng viên (khiển trách 7, cảnh cáo 6). Ủy ban kiểm tra
các địa phƣơng, đơn vị đã kiểm tra 15.898 tổ chức đảng và 55.217 đảng viên, trong đó số tổ
chức đảng có vi phạm là 10.478, phải thi hành kỷ luật 791 tổ chức đảng; số đảng viên có vi
phạm là 42.757, trong đó phải thi hành kỷ luật 20.344 trƣờng hợp.
Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội ĐBTQ lần thứ XII của Đảng đến cuối năm 2018, Ban Chấp hành
Trung ƣơng, Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ đã ban hành 45 nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận về
công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phòng, chống tham nhũng; Quốc hội, Ủy ban Thƣờng vụ
Quốc hội đã thông qua, ban hành 45 luật, pháp lệnh, 46 nghị quyết; Chính phủ đã ban hành 511
nghị định, 413 nghị quyết, 160 quyết định nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc
trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng; đã thi hành
kỷ luật 53.306 đảng viên với hơn 60 cán bộ thuộc diện Trung ƣơng quản lý, trong đó có 16 Ủy
viên Trung ƣơng Đảng, nguyên Ủy viên Trung ƣơng Đảng, trong đó có cả Ủy viên Bộ Chính
trị.
Trong năm 2019, công tác PCTN đã có bƣớc tiến mạnh mẽ với nhiều chủ trƣơng, giải pháp
đột phá, đi vào chiều sâu, do đó tham nhũng đƣợc kiềm chế, từng bƣớc ngăn chặn và có chiều
hƣớng thuyên giảm, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội,
nâng cao uy tín và vị thế của nƣớc ta trên trƣờng quốc tế. Nổi bật là đẩy mạnh việc xây dựng,
hoàn thiện thể chế trên các lĩnh vực đời sống: "Cụ thể là Trung ƣơng, Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ
đã ban hành gần 30 văn bản về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và PCTN. Quốc hội đã thông
qua 18 luật, 20 nghị quyết; Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành 100 nghị định, 119
nghị quyết, 37 quyết định, 33 chỉ thị. Nhƣ vậy, tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội ĐBTQ lần thứ XII
đến nay, đã thi hành kỷ luật hơn 90 cán bộ thuộc diện Trung ƣơng quản lý, trong đó có 21 đồng
chí Ủy viên Trung ƣơng Đảng, nguyên Ủy viên Trung ƣơng Đảng (2 Ủy viên Bộ Chính trị), 22
sĩ quan cấp tƣớng trong lực lƣợng vũ trang". Những tháng đầu năm 2020, Ban Chỉ đạo Trung
ƣơng về phòng chống tham nhũng yêu cầu tập trung đƣa ra xét xử sơ thẩm 10 vụ án nghiêm
trọng, phức tạp đƣợc dƣ luận xã hội quan tâm.
Có thể khẳng định rằng, công tác phòng chỗng tham nhũng ở Việt Nam đã đạt đƣợc những
kết quả đáng ghi nhận; nạn tham nhũng đã bị ngăn chặn, đẩy lùi; niềm tin của nhân dân vào sự
lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nƣớc đƣợc nâng lên. Có thể khái quát một số đặc điểm
của công tác phòng chống tham nhũng ở Việt Nam nhƣ sau:
- Không có vùng cấm, không có đặc quyền, không có ngoại lệ, không chịu sự tác động không
đúng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào;
- Làm từng bƣớc, rõ đến đâu xử lý đến đó;
10
- Nhân dân và cả hệ thống chính trị vào cuộc;
- Nhân văn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;
- Lấy phòng ngừa là chính, cơ bản, phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách.
Bên cạnh kết quả đạt đƣợc, công tác phòng chống tham nhũng ở Việt Nam vẫn còn một số
hạn chế nhƣ: công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tham nhũng hiệu quả chƣa cao,
hiện tƣợng phải hối lộ, bôi trơn hoặc tác động bằng hình thức khác để đƣợc thuận lợi hơn trong
giải quyết công việc còn phổ biến; một số cơ chế, chính sách còn thiếu chặt chẽ, chƣa phù hợp
với thực tiễn; thực thi pháp luật có lúc, có nơi chƣa nghiêm. Công tác tổ chức, cán bộ, kiểm soát
tài sản, thu nhập còn nhiều hạn chế, vƣớng mắc; vấn đề phát hiện, xử lý tham nhũng chƣa đáp
ứng yêu cầu, nhất là tự phát hiện, xử lý tham nhũng trong nội bộ...
2.1.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam:
Để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng trong thời gian tới, cần triển khai
thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, giữ vững nền tảng tƣ tƣởng, thƣờng xuyên giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, nhiệm vụ
và yêu cầu đặt ra đối với cán bộ, đảng viên trong từng giai đoạn cách mạng.
Hai là, coi trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên.
Ba là, xác định tiêu chí và thực hiện có hiệu quả nội dung xây dựng Đảng về đạo đức, kết
hợp hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 4 (khóa XI) và Nghị quyết
Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 4 khóa XII của Đảng gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW
về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".
Bốn là, các cấp ủy, tổ chức đảng cần chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện
cam kết của cán bộ, đảng viên ở địa phƣơng, cơ quan, đơn vị.
Năm là, phát huy vai trò tích cực của báo chí, truyền thông, kiểm soát, quản lý tốt các hoạt
động báo chí, xuất bản, internet và mạng xã hội.
Sáu là, hoàn thiện chính sách tiền lƣơng và chế độ đãi ngộ để từng bƣớc nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần và lợi ích thiết thân của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
2.2 Thực trạng về xử lý tham nhũng của Việt Nam hiện nay
2.2.1 Quan niệm về xử lý tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham
nhũng
Việc xử lý hành vi vi phạm cần phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về thẩm
quyền, trình tự, thủ tục xử lý vi phạm. Hiện nay, pháp luật Việt Nam có hai hệ thống cơ quan
chủ yếu thực hiện việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đó là: Các cơ quan Tƣ pháp với các
thủ tục tƣ pháp; Các cơ quan hành chính nhà nƣớc với các thủ tục hành chính.
Với các vi phạm pháp luật đƣợc xử lý bởi các cơ quan Tƣ pháp với thủ tục tƣ pháp thì đây
là các hành vi vi phạm pháp luật với tính chất, mức độ nguy hiểm cao cho xã hội và phải xử lý
hình sự.
Với các vi phạm pháp luật đƣợc xử lý bởi các cơ quan hành chính nhà nƣớc theo thủ tục
hành chính là hành vi vi phạm các quy tắc quản lý của Nhà nƣớc nhƣng không phải là tội phạm.
Tuy nhiên, có những hành vi vi phạm về quy tắc quản lý nhà nƣớc nhƣng dẫn đến những hậu
quả nghiêm trọng thì vẫn phải đƣợc xử lý hình sự để đảm bảo tính răn đe.
Theo đó, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định ngƣời có hành vi tham
nhũng, ngƣời có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng thì tùy theo mức độ vi
11
phạm mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử lý kỷ luật, bị xử phạt vi phạm hành
chính, thậm chí nếu gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thƣờng.
Nhƣ vậy, có thể hiểu một cách đơn giản rằng xử lý tham nhũng và hành vi vi phạm pháp
luật về tham nhũng là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục pháp
luật quy định để xác định các hành vi vi phạm, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật
nhằm áp dụng các chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm đó.
2.2.2. Cơ sở xử lý tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Mọi hành vi vi phạm pháp luật phải đƣợc phát hiện và xử lý kịp thời, đây là một trong
những yêu cầu cơ bản của một hệ thống pháp luật hoàn thiện và có đƣợc đầy đủ sự tôn trọng,
thực hiện pháp luật một cách chính xác, thƣờng xuyên, thống nhất bởi nhà nƣớc và xã hội,
nhằm xây dựng một trật tự xã hội có kỷ cƣơng, đảm bảo cho hoạt động của toàn xã hội thống
nhất, đồng bộ, vì một xã hội công bằng văn minh. Do đó, có thể thấy rằng mọi hành vi tham
nhũng, hành vi vi phạm pháp luật về tham nhũng cần phải đƣợc phát hiện và xử lý. Do đó, để
xử lý tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng phải dựa trên các
căn cứ pháp lý nhƣ sau:
Thứ nhất, phải dựa trên các quy định của pháp luật phòng, chống tham nhũng.
Có thể thấy rằng, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 đã quy định cụ thể về các hành vi
tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, do đó căn cứ đầu tiên
phải xác định để xử lý các hành vi vi phạm đó là các quy định của pháp luật phòng, chống tham
nhũng.
Thứ hai, phải dựa trên các quy định của pháp luật về xử lý hình sự; xử lý kỷ luật đối với
cán bộ, công chức; xử phạt vi phạm hành chính.
Pháp luật về phòng, chống tham nhũng chỉ quy định các hành vi vi phạm và việc xử lý các hành
vi phạm pháp luật. Do đó, việc xử lý hình sự, xử lý kỷ luật hay xử phạt vi phạm hành chính cần
phải căn cứ vào các quy định của pháp luật chuyên ngành, qua đó đảm bảo mọi hành vi tham
nhũng, hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng phải đƣợc xử lý.
Thứ ba, phải dựa trên tính chất, mức độ của hành vi vi phạm
Mọi hành vi tham nhũng, hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng đều phải
đƣợc xử lý, tuy nhiên, việc xử lý các hành vi vi phạm này phải căn cứ vào tính chất, mức độ
nguy hiểm của hành vi vi phạm, nó gắn liền với các hậu quả xảy ra trong thực tiễn để cơ quan
có thẩm quyền có cơ sở để xác định hƣớng xử lý đối với các hành vi vi phạm này. Dựa trên tính
chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm, các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các hình thức
xử lý về hình sự, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hay phải thực hiện trách nhiệm bồi
thƣờng.
Có thể thấy rằng, chủ thể có hành vi vi tham nhũng, hành vi vi phạm pháp luật về phòng,
chống tham nhũng chủ yếu là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nƣớc, trong đó, có cả
những ngƣời giữ chức vụ, quyền hạn, do đó, việc xử lý vi phạm cần phải có quyết tâm chính trị
cao, tránh sự nể nang e dè trong việc xử lý cán bộ. Đồng thời, phải tăng cƣờng trách nhiệm của
ngƣời ngƣời đứng đầu trong việc chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kỷ cƣơng, kỷ luật hành chính
nói chung và việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng nói riêng, qua đó đảm bảo
kỷ cƣơng, kỷ luật hành chính, các hành vi vi phạm phải đƣợc xử lý nghiêm.
2.2.3. Kết quả xử lý tham nhũng và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham
nhũng trong thời gian qua
12
Kết quả xử lý tham nhũng:
Trong năm 2019 các cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện và xử lý nhiểu hành vi tham
nhũng, theo đó: Cơ quan điều tra trong Công an Nhân dân đã thụ lý điều tra 423 vụ án, 1.073 bị
can phạm tội về tham nhũng; Viện Kiểm sát các cấp đã truy tố 300 vụ/672 bị can; Cơ quan điều
tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao khởi tố mới 12 vụ/16 bị can về tội danh tham nhũng xảy ra
trong hoạt động tƣ pháp; Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 410 vụ/976 bị
cáo về các tội danh tham nhũng, đã xét xử sơ thẩm 279 vụ, 614 bị cáo. Tỷ lệ bị cáo đƣợc hƣởng
án treo, cải tạo không giam giữ là 23,2%. Có 10 bị cáo bị tuyên phạt mức án tử hình, tù chung
than.
Trong năm 2020, các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục phát hiện và xử lý thêm nhiều hành vi
tham nhũng, cụ thể: Các Cơ quan điều tra trong Công an Nhân dân đã thụ lý điều tra 531 vụ
án, 1.245 bị can phạm tội về tham nhũng; Cơ quan điều tra trong Quân đội Nhân dân đã khởi tố
điều tra: 04 vụ/04 bị can; Viện Kiểm sát Nhân dân các cấp thụ lý kiểm sát điều tra 845 vụ/1596
bị can. Đã giải quyết 390 vụ/827 bị can, tỷ lệ giải quyết đạt 46,1%. Đã thụ lý giải quyết là 350
vụ/962 bị can; đã giải quyết 246 vụ/692 bị can; Tòa án Nhân dân các cấp đã thụ lý theo thủ tục
sơ thẩm 436 vụ với 1.175 bị cáo; đã xét xử sơ thẩm 269 vụ, 645 bị cáo phạm các tội tham
nhũng, trong đó có 08 bị cáo bị tuyên phạt tù chung thân hoặc tử hình; xét xử phúc thẩm 158
vụ, 326 bị cáo.
Kết quả xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng:
Qua công tác thanh tra, kiểm tra của các ngành, các cấp cho thấy, các hành vi vi phạm pháp
luật về phòng, chống tham nhũng đƣợc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy
định của pháp luật, đảm bảo việc tuân thủ và thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng
và có tính răn đe cao.
Qua phân tích thực trạng các giải pháp, phát hiện và xử lý tham nhũng cho thấy: kết quả
phòng chống tham nhũng có nhiều chuyển biến tích cực, các giải pháp về phòng ngừa, phát
hiện và xử lý tham nhũng đều đƣợc triển khai thực hiện; đã ban hành một số văn bản quy phạm
pháp luật quy định chế độ, định mức, tiêu chuẩn; tài sản của cán bộ công chức đã đƣợc kê khai
hàng năm; một số vụ án tham nhũng đã đƣợc xử lý theo quy định của pháp luật...
Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân nhƣ: Hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi, khó phát
hiện; cấp có thẩm quyền chƣa quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện; còn nhiều bất cập so với thực
tế, vị trí, vai trò của cơ quan phòng chống tham nhũng chƣa tƣơng xứng với trách nhiệm đƣợc
giao; chƣa có quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong phòng chống tham nhũng; chƣa phát huy
tốt vai trò của nhân dân và các tổ chức xã hội trong đấu tranh phòng chống tham nhũng...
Để nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng cần phải có những định hƣớng và giải pháp
cụ thể, mang tính khả thi, phù hợp với thực tế. Nội dung này đƣợc trình bày ở Chƣơng 3.
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG GIẢI PHÁP PHÒNG, PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ
THAM NHŨNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.
3.1 Phƣơng hƣớng giải pháp, phát hiện và xử lý tham nhũng
Thứ nhất, tăng cƣờng, đẩy mạnh công tác, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, góp phần ngăn chặn, đầy lùi, kìm
hãm các hành vi tham nhũng, vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Thứ hai, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, hành vi vi phạm pháp luật về tham
nhũng để đảm bảo tính răn đe.
13
Thứ ba, hàng năm, cần tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
phòng, chống tham nhũng cho toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tăng cƣờng
các buổi thảo luận chuyên đề về phòng, chống tham nhũng trong các phiên họp chi bộ định
kỳ hàng tháng.
Thứ tƣ, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác phòng,
chống tham tham nhũng. Hiện nay, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của công tác phòng,
chống tham nhũng càng lớn, tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp, liên quan đến ngƣời có
chức vụ, quyền hạn, điều này đòi hỏi ngƣời cán bộ, công chức làm công tác này cần phải có
ý chí kiên định, lập trƣờng chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao để đáp
ứng yêu cầu thực tiễn.
Thứ năm, đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc
tham nhũng, kinh tế đã phát hiện, nhất các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, dƣ luận xã
hội quan tâm. Tăng cƣờng phối hợp, tập trung lực lƣợng để kết thúc điều tra, truy tố, xét xử
các vụ án, xử lý các vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp theo đúng Kế hoạch
của Ban Chỉ đạo Trung ƣơng về phòng, chống tham nhũng. Tổng kết, rà soát lại chức năng,
nhiệm vụ và đánh giá hiệu quả hoạt động của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng,
kinh tế, buôn lậu (thuộc Bộ Công an), Cục Phòng, chống tham nhũng (thuộc Thanh tra Chính
phủ) để điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.
3.2 Một số vụ việc tham nhũng đã bị xử lý
Vụ án Huỳnh Công Thiện và đồng phạm phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Vi
phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại Ngân hàng
Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Tây Sài Gòn.
Huỳnh Công Thiện (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Đầu tƣ thƣơng mại Giao dịch xuất nhập
khẩu Thiện Linh), Phan Mộng Hoàng (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Đầu tƣ Phi Long) và 5
chủ doanh nghiệp khác đã có hành vi phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Với thủ đoạn sử dụng pháp nhân nhiều công ty, “vẽ” dự án kinh doanh, lập khống hồ sơ vay
vốn, Thiện đã ký 7 hợp đồng với BIDV Tây Sài Gòn, vay gần 218 tỉ đồng và 1,162 triệu USD.
Những dự án kinh doanh Thiện mang đến ngân hàng thế chấp đều là dự án ảo (dự án trên giấy).
Nhóm Thiện dùng tiền vay từ hợp đồng sau thanh toán cho hợp đồng trƣớc. Tính đến cuối năm
2015, Thiện còn nợ BIDV Tây Sài Gòn 157,8 tỉ đồng cùng 421.322 USD (tiền gốc). Trong khi
tài sản thế chấp các khoản vay này chỉ đƣợc định giá là 84,5 tỉ đồng. 6 bị cáo khác là chủ doanh
nghiệp đồng phạm với Thiện khi ký nhiều giấy tờ, chứng từ hợp thức hóa hồ sơ vay tiền ngân
hàng.
Về phía nhân viên ngân hàng, bị cáo Hoàng Thái Hà tƣ vấn, hƣớng dẫn Thiện sử dụng doanh
nghiệp do ngƣời khác đứng tên làm thủ tục vay vốn. Khi thẩm định, Hà vẫn đánh giá những
công ty trên độc lập và đồng ý ký hợp đồng tín dụng; ký xác nhận vào biên bản kiểm tra sử
dụng vốn… Hoàng Thị Bích Hồng và Tạ Minh Nguyệt sai phạm trong quá trình thụ lý, đánh
giá, thẩm định hồ sơ vay vốn, hồ sơ giải ngân và kiểm tra sau giải ngân. Hành vi trên khiến
ngân hàng giải ngân cho Thiện gần 218 tỉ đồng và 1,162 triệu USD.
Tháng 10/2018, TAND TP HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án, HĐXX đã tuyên
phạt Huỳnh Công Thiện tù chung thân; Phan Thị Thu Huệ (nguyên giám đốc Công ty Huệ Phát)

14
12 năm tù cùng tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Năm đồng phạm khác của Thiện lãnh từ 3 đến
4 năm tù về tội danh này.
Bị cáo Hoàng Thái Hà (nguyên trƣởng Phòng Quan hệ khách hàng BIDV Tây Sài Gòn) bị phạt
8 năm tù; Hoàng Thị Bích Hồng và Tạ Minh Nguyệt (nguyên nhân viên BIDV Tây Sài Gòn)
cùng bị tuyên phạt 5 năm tù về tội “Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức
tín dụng”. Ngoài ra, hai bị cáo Huỳnh Công Thiện và Phan Thị Thu Huệ còn buộc phải bồi
thƣờng cho BIDV Tây Sài Gòn hơn 350 tỉ đồng.
Vụ án Phan Văn Anh Vũ và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nƣớc” và “Lạm
dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty Bắc Nam 79 và Ngân hàng
Thƣơng mại cổ phần Đông Á – DAB.
Tháng 07/2018, TAND Tp Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử đối với bị cáo Phan Văn Anh Vũ
(Tức Vũ “nhôm”) về tội “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nƣớc” theo Điều 263 BLHS. Vụ án còn có các
bị cáo Phan Hữu Tuấn, cựu Phó Tổng Cục trƣởng Tổng cục 5 và Nguyễn Hữu Bách, nguyên
cán bộ Bộ Công an. Để đảm bảo an ninh theo quy định, phiên tòa đƣợc xét xử kín và công khai
phần tuyên án. Trƣớc đó, ngày 21/12/2017, Cơ quan điều tra khám xét nhà riêng của Vũ ở Đà
Nẵng thì Vũ đã bỏ trốn sang Singapore. Chiều 4/1/2018, Bộ Công an đã tiếp nhận, bắt bị can
Vũ để điều tra, ngay khi đối tƣợng này bị phía Singapore trục xuất về nƣớc.
Căn cứ hành vi của các bị cáo và quy định của pháp luật, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị
cáo Phan Văn Anh Vũ 8 năm tù, Phan Hữu Tuấn 7 năm tù và Nguyễn Hữu Bách 6 năm tù về tội
“Cố ý làm lộ bí mật Nhà nƣớc”. Liên quan đến hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm
đoạt tài sản làm thất thoát 2000 tỷ đồng trong vụ án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng Đông Á, Vũ
nhôm còn bị Tòa Án Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt 17 năm tù vào tháng
12/2018; Tổng hợp hình phạt Phan Văn Anh Vũ phải chấp hành là 25 năm tù, phải liên đới chịu
trách nhiệm bồi thƣờng dân sự về số tiền thất thoát do bị cáo gây ra.
Ngoài ra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiếp tục khởi tố đối với Vũ “nhôm” về hành
vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” để điều tra làm rõ vi phạm pháp
luật của Vũ “nhôm” và các cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc mua, bán các nhà, đất công
sản tại địa bàn TP Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác.
Đấu tranh phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp cần phải có sự quyết
tâm của cả hệ thống chính trị, phải có sự tham gia của toàn xã hội trong việc phòng ngừa, phát
hiện và xử lý tham nhũng, trong đó các cơ quan, tổ chức, đơn vị chuyên trách đóng vai trò chủ
đạo, phối hợp để thực hiện trọng trách trên.
Tình hình tham nhũng trong thời gian tới diễn biến phức tạp do “tình trạng suy thoái về tƣ
tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chƣa bị đẩy lùi,
có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn”. Từ đó đã đƣa ra phƣơng hƣớng và giải
pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống tham nhũng. Các giải pháp để góp phần sửa
đổi, hoàn thiện pháp luật về phòng chống tham nhũng ; củng cố, kiện toàn, nâng cao vị thế, vai
trò của các cơ quan phòng chống tham nhũng ; công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động
của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; công khai minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ công nhân
viên chức; thu hút đông đảo nhân dân tham gia phòng chống tham nhũng ...

15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Pháp luật đại cƣơng của trƣờng Đại học Lao Động – Xã Hội, Khoa Luật, chủ biên
TS. Đào Xuân Hội, Hà Nội – 2019
2. Tài liệu giảng dạy về Phòng chống tham nhũng dùng cho các trƣờng đại học, cao đẳng không
chuyên luật của Bộ Giáo dục và đào tạo năm 2014
3. Văn phòng Ban Chỉ Đạo Trung ƣơng về phòng, chống tham nhũng – Thanh tra Chính phủ -
Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam, Thông cáo báo trí tại cuộc đối thoại về phòng chống tham
nhũng lần thứ ba, tháng 6 năm 2008
4. Luật phòng chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2007 & năm 2012.
5. http://tcnn.vn
6. http://xu-ly-tham-nhung-va-hanh-vi-vi-pham-phap-luat-ve-phong-chong-tham-nhung-tn.aspx
7. http://tapchitoaan.vn

16

You might also like