You are on page 1of 10

[Type the document title]

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI – CƠ SỞ TỰ ĐỘNG


câu1./ Sơ đồ khối của một hệ thống tự động điều khiển, định nghĩa các khối cơ bản trong sơ đồ.

Đối tượng điều khiển: Là một thiết bị hay tổ hợp các thiết bị có một hay nhiều thông số cần được giữ không đổi hay
thay đổi theo qui luật mong muốn của con người , toàn bộ hoạt động của hệ thống nhằm thực hiện mục đích đó. kí hiệu
là y(t).
Phần tử cảm ứng: (Phần tử đo) Là phần tử đo trực tiếp hay gián tiếp một thông số nào đó của đối tượng điều khiển và
biến đổi nó thành tín hiệu cần thiết đầu tiên đảm bảo bộ điều khiển hoạt động thực hiện mục đích điều khiển. Phần tử đo
nhiễu loạn f : đối với hệ thống hở.
Phần tử cho trước: Là phần tử tạo ra tín hiệu đưa vào hệ thống làm giữ nguyên hoặc thay đổi giá trị cần thiết của đại
lượng được điều khiển theo ý muốn của con người.
Tín hiệu do phần tử này tạo ra gọi là tín hiệu cho trước x0
Phần tử so sánh: Là phần tử thực hiện so sánh tín hiệu cho trước xo với tín hiệu ra của phần tử cảm ứng (xrph) để tạo ra
độ lệch e. e = x0 + xrph x0 và xrph phải có cùng bản chất vật lý.
Phần tử khuyếch đại: Là phần tử làm tăng thêm năng lượng cho các tín hiệu, ví dụ
độ lệch e để tín hiệu này có đủ độ lớn thực hiện mục đích điều khiển. Phần tử thực hiện: là phần tử tạo ra tác động trực
tiếp lên đối tượng thông qua cơ cấu điều khiển để thực hiện mục đích điều khiển tác động này gọi là tác động điều khiển
kí hiệu là u(t).
Cơ cấu điều khiển: Là một chi tiết nằm trong đối tượng điều khiển nó có nhiệm vụ nhận tác động điều khiển u(t ) và làm
cho thông số được điều khiển y thay đổi theo ý muốn.
Phần tử phản hồi: (Hồi tiếp hay liên hệ ngược): Hệ thống tự động điều khiển có hai loại phản hồi đó là phản hồi chính
và phản hồi phụ, Phản hồi chính là phần tử khép kín hệ thống, tức là nó đưa tín hiệu ra của hệ thống (thông số điều
khiển) đến đầu vào của hệ thống (phần tử so sánh). Phần tử cảm ứng đóng vai trò như một phản hồi chính của hệ thống.

câu3. Khái niệm về mạch điều khiển hở, mạch điều khiển tự động có phản hồi / có liên hệ tới (feed forward-
bù trừ nhiễu); phản hồi chính, phản hồi phụ. Minh hoạ bằng sơ đồ khối.
Hệ thống tự động điều khiển có hai loại phản hồi đó là phản hồi chính và phản hồi phụ, Phản hồi chính là phần tử khép
kín hệ thống, tức là nó đưa tín hiệu ra của hệ thống (thông số điều khiển) đến đầu vào của hệ thống (phần tử so sánh).
Phần tử cảm ứng đóng vai trò như một phản hồi chính của hệ thống.
[Type the document title]

Phản hồi phụ là phần tử đưa tín hiệu ra của một phần tử nào đấy trở về đầu vào của một phần tử đứng trước nó hoặc đưa
về đầu vào của chính phần tử đo. Phần tử phản hồi có tác dụng nâng cao chất lượng điều khiển của hệ thống. Dựa vào
tính chất của tín hiệu phản hồi, người ta chia ra phản hồi âm và phản hồi dương.
 Phản hồi âm là phản hồi tạo ra tín hiệu ngược chiều với tín hiệu của phần tử mà nó hồi tiếp.
 Phản hồi dương là phản hồi tạo ra tín hiệu cùng chiều với tín hiệu của phần tử mà nó hồi tiếp.
Để phân biệt phản hồi âm và phản hồi dương trên sơ đồ chức năng hoặc sơ đồ cấu trúc, tín hiệu ra của phần tử phản hồi
được đánh dấu (+) nếu là phản hồi dương và dấu
(-) nếu là phản hồi âm. Ngoài ra, người ta còn dùng ký hiệu qui ước ở ngay trên bộ cộng tín hiệu.
Dựa vào tính chất hoạt động của phần tử phản hồi, người ta chia ra: Phản hồi cứng và phản hồi mềm.
Phản hồi cứng: Là phản hồi hoạt động ở cả chế độ tĩnh và chế độ động. Phương trình động của phần tử phản hồi cứng có
dạng:

Trong đó: x(t)r : tín hiệu ra của phần tử phản hồi; x(t)v : tín hiệu vào của phần tử phản hồi; Kp : hệ số truyền của phần tử
phản hồi.
Phản hồi mềm là phản hồi chỉ hoạt động ở chế độ động.Phương trình của phản hồi mềm có dạng:

Với t: thời gian


Khi ở chế độ tĩnh (giá trị của tín hiệu vào phản hồi không thay đổi theo thời gian) thì xr = 0 hay nói một cách khác, ở chế
độ tĩnh, phần tử phản hồi không cho tín hiệu ra.
câu4. Nêu hai nguyên lý điều chỉnh cơ bản: theo độ lệch, bù trừ nhiễu (feedback versa feedforward), ưu
nhược điểm của mỗi loại, loại nào được dùng độc lập.
Bù Trừ nhiêu Độ lệch
Khái niệm: Là nguyên tắc mà tác động điều khiển Khái niệm: Là nguyên tắc mà tác động điều khiển được
được thành lập trong hệ thống theo kết quả thiết lập trên cơ sở tín hiệu độ lệch
đo nhiễu loạn tác động vào ĐTĐK (thông thường đo của đại lượng được điều khiển so với trị số yêu cầu.
nhiễu loạn chính)
[Type the document title]

Ưu điểm: tác động điều khiển nhanh, hệ thống phản


ứng với nguyên nhân chứ không phải hậu quả. Nhược Ưu điểm: Thể hiện được những qui luật biến đổi khác nhau
điểm khả năng chọn lọc tác động nhiễu kém, không phải đối với đại lượng được điều khiển như: duy trì không đổi,
lúc nào cũng có thể đo đạc được tất cả các nhiễu loạn thay đổi theo chương trình, tùy động v.v... Là nguyên tắc vạn
tác động lên đối tượng điều khiển vì vậy làm cho hệ năng được áp dụng có kết quả vì nó cho phép điều khiển
thống kém tính chính xác và kém tính ổn định. được những đối tượng không ổn định, biến đổi đại lượng điều
Nhược điểm: chọn lọc tác động nhiễu kém không thể khiển theo qui luật mong muốn với độ lệch của đại lượng
lúc nào cũng có thể đo được tác động nhiễu loạn được điều khiển tương đối nhỏ và không kể đến nguyên nhân
gây ra độ lệch.
Nhược điểm: Thời gian điều khiển chậm, có khả năng xuất
hiện những dao động không tắt dần trong hệ thống điều
khiển, đôi khi cần cung cấp thêm cho hệ thống nguồn năng
lượng phụ trợ làm cho hệ thống phức tạp thêm.

câu8. Xây dựng hàm truyền của hệ thống kín (đối với tín hiệu vào cho trước và đối với nhiễu loạn).

Khái niệm: Sử dụng các hàm cơ bản và những định lí cơ sở về phép biến đổi laplast ta biến đổi phương trình tổng quát
sau:

Ta có điều kiện ban đầu x = 0 ta có và sử dụng bảng ảnh của 1 số hàm tiêu biểu.
x(o+) = x1(o+) = …..= xm(o+) = 0
y(o+) = y1(o+) = ……= yn(o+) = 0
với các kí hiệu L{x(t)} = X(S)
L{y(t)} = Y(S)
Trên cơ sở đó ta rút ra:
an Sn Y(S) + an-1 Sn-1 Y(S) +……+ ao
Y(S) = bmSm X(S) + ……..+ bo X(S)
Trong lý thuyết tự động G(S) được gọi là hàm truyền.

Vậy: Hàm truyền của 1 phần tử tự động hay 1 hệ thống chính là tỷ số giữa ảnh của tín hiệu ra đối với ảnh của tín hiệu
vào qua phép biến đổi laplast với điều kiện ban đầu bằng không.
Hoặc Y(S) = G(S).X(S) (3.8)
Ý nghĩa cơ bản của hàm truyền: đặc trưng cho khả năng truyền đạt tín hiệu của một phần tử hay hệ thống.Thông qua
hàm truyền biết được tính chất của các phần tử hay hệ thống cụ thể biểu thị phương trình động ở dạng phương trình đại
số bằng sơ đồ khối ta biểu thị hệ thống như sau:
[Type the document title]

9. Nêu thứ tự xây dựng một sơ đồ khối cho một hệ thống điều khiển tự động.

10. Hoạt động điều khiển hai vị trí (hay là đóng-mở), cho ví dụ minh hoạ
.
câu11. Hoạt động điều khiển tỷ lệ: phương trình biểu diễn, hàm truyền, sơ đồ khối, ứng dụng.

Định nghĩa.
Bộ điều khiển tỉ lệ P là bộ điều khiển có tín hiệu ra khỏi bộ điều khiển tác động
điều khiển u(t) tỉ lệ với tín hiệu đầu vào e(t) là tín hiệu tổng hợp tín hiệu đo được và tín
hiệu cho trước.

Hàm thời gian :


Ta có hàm truyền của bộ điều khiển tỉ lệ P như sau : G(s) = ks
Phân tích đặc điểm cấu tạo.
Bộ điều khiển mức nước kiểu tỉ lệ P có cấu tạo như hình 7.3 trong đó :
- Két chứa cao 25 mét : Đóng vai trò là đối tượng điều khiển.
- Mực nước θ : Tín hiệu điều khiển.
- Phao ( Float) : Phần tử cảm ứng.
- Van cấp nước : Đóng vai trò là phần tử thực hiện
- Độ mỡ van Φ : Tác động điều khiển.
- Thanh ngang pq : Đóng vai trò phần tử cộng tín hiệu.
- Gối đỡ di động P : Phần tử cho trước

Nguyên lý hoạt động.


Ban đầu hệ thống ở trạng thái cân bằng với các giá trị sau : Lượng
nước xả ra khỏi két chứa không đổi Qx0, Tương ứng vớilưu lượng
nước cấp Qnc0 ứng vớiđộ mở van Φ0, và chiều cao của két nước θ0.
Giả sử lượng nước xả khỏi két Qx tăng lên (Qx1 > Qx0) – phụ tải tăng lên
– làm cho mực nước θ của két giảm xuống, Khi đó phao cảm ứng sẽ đi xuống thanh ngang pq quay quanh gối đỡ P làm
cho độ mở của van cấp nước Φ tăng lên lượng nước cấp vào bể Qnc tăng lên làm cho lượng nước cấp vào bể Qnc > Qx
và làm cho thể tích nước chứa trong bể tăng lên. Khi mực nước bể tăng dần lên sẽ thông qua phao cảm ứng sẽ làm cho
van cấp nước đóng bớt lại, tuy nhiên do tác dụng của tính quán tính mực nước vẫn tiếp tục đi lên sẽ làm cho độ mở van
cấp nước đóng bớt lại lưu lượng nước cấp vào bể sẽ nhỏ hơn lượng nước xả, lúc đó sẽ làm cho thể tích nước giảm xuống
lại và quá trình này sẽ lặp đi lặp lại vài lẩn trước khi hệ thống xác định được trạng thái cân bằng mới.
Khi hệ thống xác lập được trạng thái cân bằng mới ta có: Lượng nước xả ra khỏi
két Qx = Qx1 > Qx0, Lượng nước cấp Qnc = Qnc1> Qnc0 ; Độ mỡ van Φ1 > Φ0 , mực nước trong két ở giá trị tương
ứng θ1 < θ0. Hệ thống tồn tại sai số tĩnh để khắc phục hiện tượng sai lệch mực nước θ của két người ta hiệu khiển vít
hiệu khiển.
Trong trường hợp ứng với lượng nước xả giảm, quá trình xảy ra nhưng theo chiều ngược lại.
Ứng dụng cho các đối tượng có yêu cầu điều khiển đơn giản với độ chính xác thấp.
- Chủ yếu xử dụng cho các ứng dụng dân dụng đơn giản như điều khiển mức nước
két chứa. điều khiển vòng quay động cơ bơm v.v

câu 12. Hoạt động điều khiển tích phân: phương trình biểu diễn, hàm truyền, sơ đồ khối, ứng dụng.
[Type the document title]

Định nghĩa.
Bộ điều khiển tích phân là bộ điều khiển thực hiện mối quan hệ tín hiệu ra tỷ lệ với tích phân của tín hiệu vào

Phương trình động của bộ điều khiển tích phân có dạng:

Trong đó:KI : hệ số tích phân; u(t):tín hiệu ra khỏi bộ điều khiển ; e(t):tín hiệu vào bộ điều khiển.
K
Ham truyền: G(s) =
s

Nguyên lý hoạt động. Khi ở trạng thái cân bằng tĩnh ứng với phụ tải Pco, nhiên liệu cấp vào chu trình ứng với
hành trình có ích của bơm cao áp h0, tốc độ của động cơ được duy trì ổn định với giá trị n0, ở thời điểm này lực
căng của lò xo cân bằng với lực li tâm
Van trượt điều khiển ở vị trí đóng kín cửa dầu vào piston trợ động.
Giả định rằng, phụ tải của động cơ tăng lên, số vòng quay n của động cơ sẽ giảm xuống; lực căng của lò xo 3 thắng
lực li tâm, đẩy van trượt dịch sang bên phải, mở đường dầu vào van bên phải của piston trợ động 6 dịch sang bên
trái kéo thanh răng nhiên liệu theo chiều tăng nhiên liệu, kết quả là số vòng quay n của động cơ tăng lên.
Lực li tâm F1t tăng lên đẩy van trượt điều khiển sang bên trái đóng kín cửa dầu vào piston trợ động. Piston trợ động
sẽ dừng lại ở một vị trí mới tương ứng với vị trí mới của thanh răng nhiên liệu.
Quá trình điều khiển cứ thế diễn ra cho đến khi hệ thống xác lập được một trạngm thái cân bằng mới ứng với phụ
tải Pe, lượng cấp nhiên liệu cho chu trình ứng với hành trình có ích h 1 (piston trợ động ở vị trí mới) và tốc độ của
động cơ được duy trì ở giá trị ban đầu
ứng dụng: Nó chỉ được trang bị cho những đối tượng điều khiển có tính tự khiển cao, thông số điều khiển ít bị thay
đổi và cần phải duy trì ở một giá trị ổn định cho trước.
Bộ điều khiển tích phân rất ít được sử dụng trên các động cơ diesel tầu thủy.
Câu13. Hoạt động điều khiển tỷ lệ-tích phân: phương trình biểu diễn, hàm truyền, sơ đồ khối, ứng dụng.
Định nghĩa.
Bộ điều khiển tỷ lệ tích phân (còn gọi là bộ điều khiển quân bằng) là bộ điều khiển thực hiện quan hệ tín hiệu ra tỷ
lệ và tỷ lệ tích phân với tín hiệu vào.
[Type the document title]

Cấu tạo bộ điều khiển tỉ lệ tích phân PI bao gồm:


1. Quả văng li tâm - phần tử cảm ứng vòng quay.
2. Ổ đỡ chặn - phần tử cộng tín hiện.
3. Lò xo tốc độ - phần tử cho trước.
4. Vành hiệu khiển – phần tử tạo ra tín hiệu cho trước.
5. Thanh truyền tín hiệu.
6. Van trượt điều khiển.
7. Pison trợ động – 6,7 đóng vai trò là phần tử khuyếch đại – là phần tử tích phân
I.
8. Piston giảm chấn.
9. Lò xo giảm chấn – 8,9 là phần tử vi phân đóng vai trò phản hồi phụ.
10. Thanh răng – phần tử thực hiện.
11. Động cơ – đóng vai trò là đối tượng điều khiển.
[Type the document title]

Nguyên lý hoạt động.


Giả định rằng, bộ điều khiển đang ở chế độ cân bằng tĩnh, tốc độ vòng quay của động cơ được duy trì ổn định ở giá
trị n0, ứng với phụ tải Pe1, mức cấp nhiên liệu trong chu trình là h1. Ơ trạng thái này, van trượt điều khiển ở vị trí
đóng kín cửa dầu có áp suất cao Pn vào piston trợ động. Lò xo quân bằng 2 ở trạng thái tự do.
Khi phụ tải của động cơ giảm, tốc độ vòng quay của động cơ tăng, lực li tâm của quả văng thắng lực căng của lò xo
tốc độ và đẩy điểm A sang bên trái, kéo theo van trượt điều khiển cũng dịch chuyển về phía bên trái mở thông
đường có áp suất cao vào koang bên trái của piston trợ động. Piston trợ động bị đẩy dịch sang phải, kéo thanh
răng bơm cao áp về phía giảm nhiên liệu, làm giảm tốc độ của động cơ. Đồng thời lúc bấy giờ, bộ giảm chấn cũng
bị kéo sang phải và thanh ABC quay quanh điểm A nên điểm B’ lại dịch chuyển về vị trí ban đầu, đóng kín cửa dầu
vào động cơ trợ động. Đó là giai đoạn 1 của quá trình điều khiển. Giai đoạn tiếp theo là lò xo 2 co lại, piston và xi
lanh giảm chấn có sự chuyển động tương đối với nhau, dầu ở khoang bên trái của piston trợ động sẽ bị dồn sang
khoang bên phải của van tiết lưu K. Tốc độ dịch chuyển giữa piston và xi lanh giảm chấn phụ thuộc vào độ mở van
này. Điểm C dịch sang bên trái, kéo theo điểm B cũng dịch sang bên trái (thanh ABC quay quanh điểm A) làm cho
van trượt điều khiển lại dịch sang trái mở thông đường dầu có áp suất cao vào khoang bên trái của piston trợ động,
đẩy thanh răng nhiên liệu về phía giảm nhiên liệu. Quá trình điều khiển lại diễn ra như ban đầu, nhưng với độ quá
điều khiển giảm dần cho đến khi bộ điều khiển xác lập một trạng thái cân bằng mới ứng với giá trị phụ tải mới P e2
và với lượng cấp nhiên liệu cho chu trình h2. Tốc độ quay của động cơ được duy trì ổn định với giá trị ban đầu.
Lúc bấy giờ giá trị của piston trợ động ở vị trí mới, vị trí tương đối giữa piston và xilanh giảm chấn cũng khác
trước. Lò xo 2 ở trạng thái tự do, thanh ABC ở vị trí ban đầu. Chính vì vậy mà bộ điều khiển không có sai số tĩnh.
ứng dụng Do tính chất và đặc điểm của bộ điều khiển tỉ lệ tích phân mà nó không được trang bị trên những động
cơ chân vịt (trừ trường hợp đặc biệt). Bộ điều khiển loại này thường được trang bị trên động cơ diesel lai máy phát
điện hoạt động độc lập. Nhưng khi hai động cơ diesel lai máy phát điện hoạt động song song trong một hệ thống thì
người ta không trang bị bộ điều khiển tỉ lệ tích phân, vì khả năng hòa đồng bộ rất khó khăn, không đảm bảo cho hai
động cơ hoạt động bình thường được.
câu14. Hoạt động điều khiển tỷ lệ-vi phân: phương trình biểu diễn, hàm truyền, sơ đồ khối, ứng dụng.

15. Hoạt động điều khiển tỷ lệ-tích phân-vi phân: phương trình biểu diễn, hàm truyền, sơ đồ khối, ứng dụng.
Định nghĩa.
Bộ điều khiển tỉ lệ vi phân tích phân là bộ điều khiển mà quan hệ giữa tín hiệu vào và tín hiệu ra của bộ điều khiển
là mối quan hệ tỉ lệ vi phân tích phân.
[Type the document title]

Cấu tạo của bộ điều khiển tỉ lệ vi phân tích phân PID.


Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ điều khiển tỉ lệ vi phân tích phân được biểu diễn trên hình 7.18
Trên thực tế bộ điều khiển tỉ lệ vi phân tích phân được xây dựng theo các nguyên lý sau:
- Phần tử tạo tín hiệu điều khiển là bộ khuyếch đại có liên hệ ngược mang tính chất mềm, có quán tính.
- Phần tử tạo tín hiệu điều khiển được cấu trúc bởi hệ thống mắc nối tiếp – song song ba phần tử tỉ lệ vi phân tích
phân.
- Phần tử tạo tín hiệu điều khiển được xây dựng bởi cách mắc nối tiếp hoặc song song các nhóm các phần tử PD và
PI.
Trong bộ điều khiển này:

- Thanh DEF là liên hệ ngược phụ cứng âm.


- Lò xo quân bằng 10, bộ giảm chấn 8 và thanh truyền tín hiệu ABC hợp thành liên
hệ ngược mềm.
Nguyên lý hoạt động.
Giả định rằng, bộ điều khiển đang ở một chế độ cân bằng tĩnh với tốc độ quay của động cơ được duy trì ổn định ở
giá trị n1 ứng với mức cấp nhiên liệu h1 và phụ tải Pe1. Lúc bấy giờ, van trượt điều khiển ở vị trí đóng kín cửa dầu
vào động cơ trợ động, lò xo quân bằng (10) ở trạng thái tự do. Các thanh ABC và EDF ở một vị trí nhất định.
Nếu phụ tải của động cơ giảm, tốc độ quay của động cơ tăng lên, lực li tâm của quả văng thắng lực căng của lò xo
tốc độ đẩy điểm A dịch lên phía trên, thanh ABC quay quanh C, điểm B cũng dịch chuyển lên làm cho van trượt
điều khiển mở thong cửa dầu có áp suất cao Pn vào khoang trên của piston trợ động xuống dưới, kéo thanh răng
nhiên liệu về phía giảm tốc độ quay của động cơ. Đồng thời bộ giảm chấn cũng bị kéo xuống, thanh EDF quay
quanh điểm F, điểm E dịch xuống và D cũng dịch chuyển xuống theo. Nhưng do cấu tạo của liên hệ ngược EDF, độ
dịch chuyển của E lớn hơn của D nên kết quả là lò xo (10) bị dãn ra. Khi điểm C đi xuống, thanh ABC quay quanh
nút điểm A cho nên điểm B có xu hướng trở lại vị trí ban đầu, đóng kín cửa dầu và piston trợ động sẽ dừng lại (bộ
điều khiển ở trạng thái cân bằng tạm thời). Lò xo (10) trước bị dãn, bây giờ co lại. điểm C dịch lên trên, piston và xi
lanh giảm chấn sẽ dịch chuyển tương đối với nhau. Dầu ở khoang trên của xi lanh giảm chấn dồn về khoang dưới
qua van tiết lưu K (tốc độ dịch chuyển này phụ thuộc vào độ mở của van K). Khi điểm C đi lên, thanh ABC quay
quanh điểm A, kéo theo điểm B lại dịch lên làm cho van trượt điều khiển lại mở thông đường dẫn dầu vào động cơ
trợ động, đẩy piston trợ động đi xuống để giảm nhiên liệu và giảm tốc độ quay. Quá trình điều khiển lại diễn lại
[Type the document title]

như ban đầu nhưng với độ quá điều khiển nhỏ dần cho đến khi bộ điều khiển xác lập một trạng thái cân bằng tĩnh
mới ứng với phụ tải Pe2 và mức cấp nhiên liệu cho chu trình h2 và số vòng quay được duy trì ổn định ở n2 khác
với n1.
ứng dụng: Bộ điều khiển này có thể trang bị cho tất cả các loại động cơ lớn nhỏ khác nhau, động cơ lai máy phát
điện, lai chân vịt bởi vì bộ điều khiển có liên hệ ngược tổng hợp có thể hiệu khiển được tính chất động học của nó
phù hợp với từng đối tượng điều khiển và có khả năng hiệu khiển được hệ số không đồng đều  với những mục
đích điều khiển khác nhau.
18. Xây dựng bộ điều khiển thủy lực có hoạt động điều khiển tỷ lệ-tích phân-vi phân.
?
21. Bộ giảm chấn thuỷ lực: sơ đồ nguyên lý, nguyên lý hoạt động, đặc tính, hàm truyền, sơ đồ khối, phạm vi
ứng dụng.?
23. Mạch thụ động phân chia điện áp: sơ đồ, biểu thức phân áp, ưu nhược điểm và vùng ứng dụng.?
24. Mạch cầu Wheatstone: sơ đồ, nguyên lý hoạt động, biểu thức thể hiện hoạt động, vùng ứng dụng, cho ví
dụ.?
25. Đặc tính của bộ khuếch đại thuật toán lý tưởng và bộ khuếch đại đảo lý tưởng, vẽ sơ đồ và các biểu thức
liên quan. Qui tắc phân tích các mạch kđ thuật toán?
26. Bộ khuếch đại đảo cộng dùng bộ khuếch đại thuật toán, vẽ sơ đồ và các biểu thức liên quan.?
27. Mạch tích phân dùng bộ khuếch đại thuật toán, vẽ sơ đồ và các biểu thức liên quan.?
28. Cảm biến nhiệt độ: Cấu tạo cơ bản, nguyên lý hoạt động, vùng ứng dụng của các nhiệt kế cơ khí.?
29. Cảm biến nhiệt độ: Cấu tạo cơ bản, nguyên lý hoạt động, vùng ứng dụng của các nhiệt kế điện.?
30. Cảm biến áp suất: Cấu tạo cơ bản, nguyên lý hoạt động, vùng ứng dụng của các áp kế đo áp suất dư).?
31. Cảm biến áp suất: Cấu tạo cơ bản, nguyên lý hoạt động, vùng ứng dụng của các chân không kế (đo áp
suất tuyệt đối pabs < áp suất khí quyển pa)./?
32. Cảm biến áp suất: Cấu tạo cơ bản, nguyên lý hoạt động, vùng ứng dụng của các thiết bị đo áp suất theo
kiểu đo các đại lượng điện (Tinh thể áp điện, Đo ứng suất)?
[Type the document title]

33. Cho một sơ đồ nguyên lý hoạt động của một bộ điều khiển cơ bản (bộ điều tốc cơ
khí, van tĩnh nhiệt cân bằng trong hoặc cân bằng ngoài, van điều nhiệt v.v.), yêu cầu vẽ
sơ đồ khối thể hiện chức năng hoạt động của hệ thống với các khối cơ bản đã được
định nghĩa; hoặc cho sơ đồ khối, có các hàm truyền trong khối, yêu cầu rút gọn hàm
truyền và vẽ đáp ứng của hệ với một tín hiệu vào cơ bản.

You might also like