You are on page 1of 21

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C CÔ NG NGHIỆ P HÀ NỘ I

BÀ I TẬ P LỚ N MÔ N VI XỬ LÝ TRONG ĐO
LƯỜ NG VÀ ĐIỀ U KHIỂ N
ĐỀ TÀ I:THIẾ T KẾ HỆ THỐ NG ĐẾ M SẢ N PHẨ M
TRÊ N BĂ NG TẢ I
SINH VIÊN:NGUYỄN VĂN HÙNG

GIÁO VIÊN :PHẠM VĂN NAM

HÀ NỘI 2021
MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................................................................................................1

LỜI GIỚI THIỆU.......................................................................................................................................2

DANH MỤC HÌNH ẢNH...........................................................................................................................3

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ THIẾT KẾ...............................................................................................................4

1.1. Đặt vấn đề..............................................................................................................................4

1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài...............................................................................................4

1.3. Vấn đề cần giải quyết.............................................................................................................4

PHẦN II: SƠ LƯỢC VỀ BĂNG TẢI.............................................................................................................6

2.1. Các loại bang tải sử dụng hiện nay.........................................................................................6

2.1.1. Giới thiệu chung về băng tải...........................................................................................6

2.1.2. Cấu tạo chung của băng tải.............................................................................................6

2.2. Băng tải sử dụng trong báo cáo..............................................................................................7

PHẦN III: LÝ THUYẾT THIẾT KẾ...............................................................................................................8

3.1. Tổng quan về vi điều khiển 8051............................................................................................8

3.2. Cấu trúc của 8051/ Sơ đồ khối của 8051................................................................................9

PHẦN IV: THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG HỆ THỐNG TRÊN PHẦN MỀM PROTEUS........................................16

4.1. Sơ đồ khối................................................................................................................................16

4.2.Lưu đồ thuật toán......................................................................................................................17

PHẦN V: KẾT LUẬN...............................................................................................................................18

4.3. Video kết quả chạy mô phỏng trên phần mềm proteus và các chương trình............................19

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................................20

-1-
LỜI GIỚI THIỆU

-Ngày nay, khái niệm kỳ thuật số đã trở thành quen thuộc với nhiều người,
bởi vì sự phát triển của ngành kỹ thuật số này đã có ảnh hưởng rất lớn đến ngành
kinh tế toàn cầu. Có người đã nêu lên ý tưởng gọi nền kinh tế chúng ta là “nền
kinh tế kỹ thuật số”, “số hóa” đã gần như vượt khỏi ránh giới của m ột thuật ngữ
ký thuật. Nhờ có ưu điểm của xử lý số như độ tin cậy trong truyền dẫn, tính đa
thích nghi và kinh té của nhiều phần mềm khác nhau, tính tiện lợi tring điều
khiển và khai thác mạng.
-Hiện nay là thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, các nhà máy xí nghiệp
sản xuất sản phẩm của mình trên các băng chuyền hiện đại, sản phẩm xuất ra rất
nhanh và nhiều vì vậy việc đếm xem có bao nhiêu sản phẩm đã hoàn tất xuất ra
từ băng chuyền cuối cùng thì người công nhân khó có thể thực hiện chính xác
được. Vì vậy mạch đếm sản phẩm sẽ giúp ta kiểm soát được sản lượng cho ra tại
mỗi băng chuyền. Không chỉ vậy, hệ thống đếm sản phẩm còn giúp người lao
động bớt phần mệt nhọc chân tay mà cho phép tang hiệu suất lao động lên gấp
nhiều lần, đồng thời đảm bảo được độ chính xác cao.
-Với lý do đó đề tài “Thiết kế mạch đếm sản phẩm” do thầy Phạm Văn Nam hướng dẫn
được thực hiện
DHCNHN, tháng11 năm 2021
Sinh viên thực hiện

NGUYỄN VĂN HÙNG

-2-
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 BĂNG TẢI THÔNG THƯỜNG....................................................................................6


Hình 2 CẤU TẠO CHUNG CỦA BĂNG TẢI..........................................................................7
Hình 3 SƠ ĐỒ KHỐI CỦA 8051...............................................................................................9
Hình 4CÁC THÀNH VIÊN HỌ 8051........................................................................................9
Hình 5 SƠ ĐỒ CHÂN 8051.....................................................................................................10
Hình 6MẠCH TẠO DAO ĐỘNG CHO VDK.........................................................................11
Hình 7 CHỨC NĂNG CỦA THANH GHI CHỨC NĂNG ĐẶC BIỆT SFR..........................12
Hình 8 CÁC THANH GHI.......................................................................................................14
Hình 9 NGUỒN NGẮT............................................................................................................14
Hình 10 MÔ PHỎNG TRÊN PHẦN MỀM PROTEUS...........................................................17

-3-
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ THIẾT KẾ

1.1. Đặt vấn đề

Ngày nay việc nghiên cứu ứng dụng vi điều khiển vào các lĩnh vực cuộc sống
khá là phổ biến,điển hình là vi điểu khiển họ 8051.Ở trong công nghiệp cũng như
trong các lĩnh vực liên quan đếm sản phẩm đã phát huy được lợi thế khi sử dụng vi
điều khiển,việc đếm sản phẩm trở nên đơn giản,giảm bớt sức lao động và thời
gian.Phương pháp đếm sản phẩm dùng vi điều khiển không những có được những
ưu điểm của cả 2 phương pháp dùng IC rời và dùng vi xử lí mà còn có những ưu
điểm như : Trong mạch có thể sử dụng ngay bộ nhớ trong đối với những chương
trình có quy mô nhỏ,có thể giao tiếp nối tiếp với máy tính .Đề tài băng tải đếm sản phẩm
với ứng dụng của họ vi điều khiển 8051.Đề tài này không những thực tế và cần thiết mà
chị phí lại không cao.Đây cũng là một cơ hội tốt để em có thể tìm hiểu và ứng dụng
những kiến thức môn VI ĐIỀU KHIỂN vào thực tế.

1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài

Trong bản báo cáo này  em thực hiện mạch đếm sản phẩm bằng phương pháp
đếm xung. Như vậy mỗi sản phẩm đi qua trên băng chuyền phải có một thiết bị để cảm
nhận sản phẩm, thiết bị này gọi là cảm biến. Khi một sản phẩm đi qua cảm biến sẽ
nhận và tạo ra một xung điện đưa về khối xử lí để tăng dần số đếm,hiển thị kết quả
đếm được lên trên màn hình .Khi đủ số lượng sản phẩm thì sẽ tiến hành đóng gói và
quá trình đếm sản phẩm lại bắt đầu lại từ đầu . Có thể điều chỉnh được số lượng sản
phẩm trong một hộp thong qua hệ thống nút nhấn.
Yêu cầu mạch đếm sản phẩm phải chạy một cách chính xác,ổn định,gọn nhẹ,dễ
lắp đặt dễ sửa chữa và chi phí thấp.

1.3. Vấn đề cần giải quyết

+Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến các đề tài nghiên cứu,đưa ra các giải pháp tối
ưu cho việc thiết kế chế tạo sản phẩm thực tế.
+Thiết kế và chế tạo một board mạch gồm các khối: khối xử lí trung tâm dùng họ vi
điều khiển 8051,khối cảm biến,khối hiển thị.
+Tiến hành viết chương trình phần mềm phối hợp hoạt động các khối dưới sự điều
khiển của mạch dùng IC AT89c52.
Cuối cùng,mô hình sản phẩm có cấu tạo và nguyên lí làm việc như sau:
* Cấu tạo
- Gồm 1 băng chuyền để chuyển tải sản phẩm
- Sử dụng cảm biến thu phát ánh sáng để phát hiện vật
- Sử dụng bộ vi điều khiển AT89C52
-Có nút ấn để điều chỉnh số lượng sản phẩm trong hộp
* Nguyên lý làm việc
Khi cấp nguồn cho hệ thống thì động cơ điều khiển băng tải được cấp nguồn và

-4-
quay. Mỗi khi có vật đi qua cảm biến thì cảm biến sẽ tạo ra một xung và đưa về
khối vi điều khiển để tăng số đếm…

-5-
PHẦN II: SƠ LƯỢC VỀ BĂNG TẢI

2.1. Các loại bang tải sử dụng hiện nay

2.1.1. Giới thiệu chung về băng tải


Băng tải thường được dùng để di chuyển các vật liệu đơn giản và vật liệu rời
theo phương ngang và phương nghiêng.Trong các dây truyền sản xuất , các thiết bị
này được sử dụng rộng rãi như những phương tiện để vận chuyển các cơ cấu
nhẹ,trong các xưởng luyện kim dùng để vận chuyển quặng ,than đá,các loại xi lò
trên các trạm thủy điện thì dung vận chuyển nhiên liệu.
Trong một số ngành công nghiệp nhẹ,công nghiệp thực phẩm,hóa chất thì dùng
đẻ vận chuyển các sản phẩm đã hoàn thành và chưa hoàn thành giữa các công
đoạn,các phân xưởng ,đồng thời cũng dùng để loại bỏ các sản phẩm không dung
được. Hiện nay, như chúng ta đã biết hầu hết trong các nhà máy, xí nghiệp, các công ty
vừa và nhỏ cho đến những công ty lớn, thì dây chuyền sản xuất đang được sử dụng
phổ biến nhất đó là hệ thống băng tải, hệ thống băng tải ra đời không những làm giảm
được
chi phí vận chuyển mà còn tiết kiệm được thời gian và nhân lực.
-Ưu điểm của băng tải
+Cấu tạo đơn giản ,bền ,có khả năng vận chuyển rời và đơn chiếc theo các hướng
nằmngang,nằmnghiêng.
+ Được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các công ty, nhà máy, xí nghiệp...
+ Tiết kiệm được chi phí vận chuyển và nhân công lao động.
+Làm việc ở nhiều môi trường khác nhau
+ Hệ thống làm việc linh hoạt và tính ổn định cao.
+ Có thể tự động được,vận hành đơn giản,bảo dưỡng dễ dàng,làm việc tin cậy,năng
suất cao và tiêu hao năng lượng so với máy vận chuyển khác không lớn lắm.
- Nhược điểm: Giá thành cao, chi phí lắp đặt khá tốn kém.

Hình 1 BĂNG TẢI THÔNG THƯỜNG

2.1.2. Cấu tạo chung của băng tải


-Băng tải là thiết bị vận tải liên tục, chuyên trở hàng dạng hạt, cục theo phương ngang,
theo mặt phẳng nghiêng, theo đường gấp khúc kết cấu của một băng tải
được biểu diễn trên hình vẽ.
Hình 2 CẤU TẠO CHUNG CỦA BĂNG TẢI

1.Bộ phận kéo cùng các yếu tố làm việc trực tiếp mang vật
2. Trạm dẫn động,truyền chuyển động cho bộ phận kéo
3. Bộ phận căng ,tạo và giữ lực căng cần thiết cho bộ phận kéo
4. Hệ thống đỡ (con lăn,giá đỡ.....) làm phần trượt cho bộ phận kéo và các
yếu tố làm việc

Vật liệu làm băng tải có thể làm bằng những vật liệu sau:

- Lưới: Chịu được nhiệt, ít bị ăn mòn, ít chịu ảnh hưởng của môi trường, nhẹ
nhàng, bền.
- Dạng thảm: Bên trong phía tiếp xúc với trục truyền chuyển chiếm 3/4 bề dầy băng
tải là vật liệu làm bằng lớp nỉ được kết với nhau bên ngoài có phủ lớp silicol dầy
1/4 bề dầy băng tải, giá thành cao phải nhập ngoại được sử dụng trong máy móc đòi
hỏi độ chính xác cao và yêu cầu công nghệ cao.
- Ngoài ra còn làm bằng vật liệu khác như: Da, sợi kết thành, vải,...
- Kích thước băng tải: Bề dày từ (2 ÷ 15)mm, chiều rộng từ (1200 ÷ 2100)mm,
thông thường khi tháo lắp hoặc thay thế thì các máy móc, thiết bị thường đi kèm các
thiết bị gá lắp riêng.

2.2. Băng tải sử dụng trong báo cáo

-Thực hiện mô phỏng hệ thống băng tải, cảm biến giả lập tín hiệu đầu vào trên
phần mềm proteus
PHẦN III: LÝ THUYẾT THIẾT KẾ

3.1. Tổng quan về vi điều khiển 8051

Vào năm 1981. Hãng Intel giới thiệu một số bộ vi điều khiển được gọi là 8051. Bộ vi
điều khiển này có 128 byte RAM, 4K byte ROM trên chíp, hai bộ định thời, một cổng
nối tiếp và 4 cổng (đều rộng 8 bit) vào ra tất cả được đặt trên một chíp. Lúc ấy nó được
coi là một “hệ thống trên chíp”. 8051 là một bộ xử lý 8 bit có nghĩa là CPU chỉ có thể
làm việc với 8 bit dữ liệu tại một thời điểm. Dữ liệu lớn hơn 8 bit được chia ra thành
các dữ liệu 8 bit để cho xử lý. 8051 có tất cả 4 cổng vào - ra I/O mỗi cổng rộng 8 bit.
Mặc dù 8051 có thể có một ROM trên chíp cực đại là 64 K byte, nhưng các nhà sản
xuất lúc đó đã cho xuất xưởng chỉ với 4K byte ROM trên chíp. Điều này sẽ được bàn
chi tiết hơn sau này.
8051 đã trở nên phổ biến sau khi Intel cho phép các nhà sản xuất khác sản xuất
và bán bất kỳ dạng biến thế nào của 8051 mà họ thích với điều kiện họ phải để mã lại
tương thích với 8051. Điều này dẫn đến sự ra đời nhiều phiên bản của 8051 với các tốc
độ khác nhau và dung lượng ROM trên chíp khác nhau được bán bởi hơn nửa các nhà
sản xuất.  Điều này quan trọng là mặc dù có nhiều biến thể khác nhau của 8051 về tốc
độ và dung lương nhớ ROM trên chíp, nhưng tất cả chúng đều tương thích với 8051
ban đầu về các lệnh. Điều này có nghĩa là nếu ta viết chương trình của mình cho một
phiên bản nào đó thì nó cũng sẽ chạy với mọi phiên bản bất kỳ khác mà không phân
biệt nó từ hãng sản xuất nào.

Đặc tính Số lượng


ROM trên chíp 4K byte
RAM 128 byte
Bộ định thời 2
Các chân vào - ra 32
Cổng nối tiếp 1
Nguồn ngắt 6

Bảng 1: Các đặc tính cơ bản của 8051.


3.2. Cấu trúc của 8051/ Sơ đồ khối của 8051

Hình 3 SƠ ĐỒ KHỐI CỦA 8051

- OSC: Bộ phát xung nhịp đồng bộ cho hệ thống, max: 24Mhz -> quyết định tốc
độ xử lý của 8051 (liên quan đến thời gian/lệnh, Timer, Interrupt );
- ROM: Bộ nhớ chương trình 4K (lưu các mã lệnh của chương trình), ngày nay
lên tới 128K: AVR 128, 1M: STM32F4 -> không cần quá quan tâm).
- RAM: Bộ nhớ dữ liệu 128 byte(lưu trữ dữ liệu tạm thời, thanh ghi đặc biệt),
ngày nay lên tới 4K: AVR 128, 192K: STM32F4
- Timer/Counter: Bộ đếm thời gian/bộ đếm xung.
- Interrupt Control: khối điều khiển ngắt
- BUS Control: khối điều khiển các Bus địa chỉ (Address Bus), Bus dữ liệu
(Address Data), Bus điều khiển (Control Bus).
- I/O Port: Cổng vào/ra (P0, P1, P2, P3: 8 bit ~ 8 chân).
- Serial port: Cổng truyền thông nối tiếp

Hình 4CÁC THÀNH VIÊN HỌ 8051


*SƠ ĐỒ CHÂN CỦA 8051

Hình 5 SƠ ĐỒ CHÂN 8051

Là IC đóng vỏ dạng DIP có 40 chân, mỗi chân có một kí hiệu tên và có các chức
năng như sau:
 Chân 40: nối với nguồn nuôI +5V.
 Chân 20: nối với đất(Mass, GND).
 Chân 29 (PSEN)(program store enable) là tín hiệu điều khiển xuất ra của 8051,

cho phép chọn bộ nhớ ngoài và được nối chung với chân của OE (Outout Enable)
của
EPROM ngoài để cho phép đọc các byte của chương trình. Các xung tín hiệu
PSEN

hạ thấp trong suốt thời gian thi hành lệnh. Những mã nhị phân của chương trình
được đọc từ EPROM đi qua bus dữ liệu và được chốt vào thanh ghi lệnh của 8051 bởi

lệnh.(chú ý việc đọc ở đây là đọc các lệnh (khác với đọc dữ liệu), khi đó VXL chỉ
đọc
các bit opcode của lệnh và đưa chúng vào hàng đợi lệnh thông qua các Bus địa
chỉ và dữ liệu)
 Chân 30 (ALE : Adress Latch Enable) là tín hiệu điều khiển xuất ra của 8051, nó
cho phép phân kênh bus địa chỉ và bus dữ liệu của Port 0.
 Chân 31 (EA : Eternal Acess) được đưa xuống thấp cho phép chọn bộ nhớ mã
ngoài đối với 8051.
Đối với 8051 thì : EA = 5V : Chọn ROM nội. EA = 0V : Chọn ROM ngoại.
32 chân còn lại chia làm 4 cổng vào ra
 Vào ra tức là có thể dùng chân đó để đọc mức logic (0;1 tương ứng với 0V ;
5V)vào
hay xuất mức logic ra(0;1)
 P0 từ chân 39  - 32 tương ứng là các chân P0_0 - P0_7
 P1 từ chân 1  - 8 tương ứng là các chân P1_0  - P1_7
 P2 từ chân 21 - 28 tương ứng là các chân P2_0  - P2_7
 P3 từ chân 10 - 17 tương ứng là các chân P3_0  - P3_7
Riêng cổng 3 có 2 chức năng ở mỗi chân như trên hình vẽ:
 P3.0 – RxD : chân nhận dữ liệu nối tiếp khi giao tiếp RS232(Cổng COM ).
 P3.1 _ TxD : phân truyền dữ liệu nối tiếp khi giao tiếp RS232.
 P3.2 _ INTO : interrupt 0 , ngắt ngoài 0.
 P3.3 _ INT1: interrupt 1, ngắt ngoài 1.
 P3.4 _T0 : Timer0 , đầu vào timer0.
 P3.5_T1 : Timer1, đầu vào timer 1.
 P3.6_ WR: Write, điều khiển ghi dứ liệu.
 P3.7 _RD: Read , điều khiển đọc dữ liệu.

Chân 18, 19 nối với thạch anh tạo thành mạch tạo dao động cho VĐK

Tần số thạch anh thường dùng trong các ứng dụng là : 11.0592Mhz(giao tiếp với
cổng com máy tính) và 12Mhz Tần số tối đa 24Mhz. Tần số càng lớn VĐK xử lí càng
nhanh.  

Hình 6MẠCH TẠO DAO ĐỘNG CHO VDK

*Ram nội và các thanh ghi  


Hình 7 CHỨC NĂNG CỦA THANH GHI CHỨC NĂNG ĐẶC BIỆT SFR

SFR định địa chỉ từng bit( những thanh ghi cần nhớ đối khi lập trình cơ bản C)
Hình 8 CÁC THANH GHI

*Giới thiệu sơ qua các nguồn ngắt:  

Hình 9 NGUỒN NGẮT


Một chương trình chính không có ngắt thì chạy liên tục, còn chương trình có
ngắt thì cứ khi nào điều kiện ngắt được đảm bào thì con trỏ sẽ nhảy sang hàm ngắt
thực hiện xong hàm ngắt lại quay về đúng chỗ cũ và thực hiện tiếp chương trình. Ta có
1 ví dụ như sau: Bạn đang ăn cơm , có tiếng điện thoại , bạn đạt bát cơm ra nghe
điện thoại , nghe xong lại quay về bưng bát cơm lên ăn tiếp. Thì quá trình ăn cơm của
bạn là chương trình chính,có điện thoại gọi đến là điều kiện ngắt, bạn ra nghe điện
thoại là thực hiện chương trình ngắt(Interrupt Service Rountine),quay về ăn cơm tiếp
là tiếp tục thực hiện chương trình chính.
Ngắt đối với người mới học vi điều khiển là rất khó hiểu, vì đa số các tài liệu đều
không giải thích ngắt để làm gì. Có nhiều loại ngắt khác nhau nhưng tất cả đều có
chung 1 đặc điểm, ngắt dùng cho mục đích đa nhiệm. Đa tức là nhiều, nhiệm tức là
nhiệm vụ. Thực hiện nhiều nhiệm vụ .Các bạn nhìn vào tiền trình của hàm main với
chương trình có ngắt :
Chương trình chính đang chạy, ngắt xảy ra, thực hiện hàm ngắt rồi quay lại
chương trình chính. Chương trình trong vi điều khiển khác với ví dụ ăn cơm nghe điện
thoại của tôi ở chỗ , thời gian thực hiện hàm chính là rất lớn,thời gian thực hiện hàm
ngắt là rất nhỏ, cho nên thời gian thực thi hàm ngắt không ảnh hưởng nhiều lắm đên
chức năng hàm chính. Như vậy trong hàm ngắt các bạn làm 1 việc, trong hàm chính
các bạn làm 1 việcnhư vậy coi như các bạn làm được 2 việc(đa nhiệm) trong 1 quang
thời gian tương đối ngắn cõ ms, chứ thực ra tại 1 thời điểm vi điều khiển chỉ thực thi 1
lệnh.
Ví dụ : Bạn thử nghĩ xem làm thế nào để vừa điều chế xung PWM để điều chỉnh
tốc độ động cơ , vừa đọc các cảm biến đầu vào mà tốc độ động cơ phụ thuộc đầu vào
cảm biến.
PHẦN IV: THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG HỆ THỐNG TRÊN PHẦN MỀM
PROTEUS

4.1. Sơ đồ khối

KHỐI NGUỒN

KHỐI CẢM BIẾN PHÍM CHỨC NĂNG


NHẬN BIẾT SẢN
PHẨM

KHỐI XỬ LÝ
KHỐI NGUỒN
AT89C52

KHỐI HIỂN THỊ

Khối nguồn: nguồn cấp điện : - Nguồn cấp điện 5V cho AT89C52, khối nhận
biết sản phẩm, khối hiển thị, khối các phím chức năng
Phím chức năng: 2 nút nhấn tăng giảm để điều chỉnh số lượng sản phẩm trong 1
hộp
Khối xử lý:
- Gồm có IC AT89C52 và mạch dao động của nó.
- IC AT89C51 là một loại vi điều khiển trong họ 8051 với cấu trúc các thanh ghi, các
bộ đệm và các bít cờ hoàn toàn được điều khiển bằng chương trình.
-Chíp này có bộ nhớ RAM 2K rất thuận tiện cho các điều khiển cỡ lớn
- Chương trình viết cho IC này rất phong phú như C, C++, Asembly, thậm chí cả
những ngôn ngữ bậc cao như Visual C++, Java,… tuy nhiên để nạp vào bộ nhớ điều
khiển chúng ta phải chuyển chương trình viết từ các ngôn ngữ khác nhau sang file định
dạng kiểu Hexa, rồi dùng bộ nạp để nạp.
Khối nhận biết sản phẩm:
-Dùng cảm biến hồng ngoại để phát hiện sản phầm rồi phát tín hiệu về khối xử lý
-Thực hiện mô phỏng trên phần mềm proteus dung nút nhấn để giả lập tín hiệu từ cảm
biến
Khối hiển thị:
-Dùng LCD 16X2 để hiển thị giới hạn sản phẩm trong hộp và số sản phẩm đang đếm

Hình 10 MÔ PHỎNG TRÊN PHẦN MỀM PROTEUS

4.2.Lưu đồ thuật toán


Bắt đầu

Khai báo thư viện


Khởi tạo counter, ngắt
ngoài 0,ngắt ngoài1
,on,off
a=10;b=0

S
Ngắt on END
S
Đ
Đ
S Ngắt Dừng băng tải
ngoài0 Bật băng tải

Đ
Đ

a-1 a+1 off Đ S

b=a
S

Cảm biến
b+1

Đ
S
4.3. Video kết quả chạy mô phỏng trên phần mềm proteus và các chương trình

Link video chạy mô phỏng trên proteus và các chương trình


https://drive.google.com/drive/folders/1b-
XQaDx3lO0BzCYyDTXMUcQrgJpZ7Q8d?usp=sharing

btl - Proteus 8 Professional - Schematic Capture 2021-11-22 02-21-46.mp4

PHẦN V: KẾT LUẬN

Tìm hiểu khái quát được về băng tải và sơ lược về vi điều khiển 8051
Mạch mô phỏng trên phần mềm proteus đãđếm sản phẩm trên băng tải đã hoàn
thành được các yêu cầu của bài báo cáo đếm đúng số sản phẩm và thay đổi được số
sản phẩm trên một hộp
Hướng phát triển tiếp theo của đề tài là:
- Hoàn thiện nâng cao chất lượng mạch đo của thiết bị.
- Hoàn thiện thiết kế về giao diện thiết bị.
- Kiểm tra so sánh chất lượng của thiết bị với các sản phẩm trên thị trường.
- Nghiên cứu triển khai sản xuất hàng loạt.
Với những nghiên cứu đã thực hiện, rất mong nhận được sự ủng hộ của các
chuyên gia, tổ chức để giúp đỡ đề tài này trở thành một đề tài thực sự hữu ích cho tất
cả mọi người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Đỗ Duy Phú, Giáo trình vi xử lý, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2015

You might also like