You are on page 1of 4

HỌ VÀ TÊN: Võ Trần Kiều My

LỚP: FT002

CHUYỆN THỜI BAO CẤP

1. Vì sao người mẹ trong câu chuyện phải xếp hàng cả buổi để đi mua lương thực?
Thời bao cấp là một thời kỳ lịch sử trong giai đoạn những năm 1976 – 1986 diễn ra ở Việt
Nam. “Thời bao cấp” là khái niệm dùng của người Việt đặt cho một thời kì lịch sử từng diễn
ra sau chiến tranh thống nhất đất nước. Sau cuộc chiến tranh dai dẳng và khốc liệt của nhân
dân ta với thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và nhiều quân đội của các nước đồng minh khác. Khi
thông nhất đất nước, toàn thể nhân dân ta bước vào giai đoạn hòa bình, xây dựng đất nước.
Thời kì đó gọi là thời kì bao cấp, nước ta xây dựng theo mô hình chủ nghĩa xã hội giống như
Liên Xô (cũ).
Vào thời kỳ này, hàng hóa khan hiếm, không đủ phục vụ đầy đủ nhu cầu của mọi người dân.
Việc phân phối hàng hóa, nhu yếu phẩm hàng ngày cho người dân được thực hiện qua chế độ
tem phiếu. Tem phiếu dành cho các cán bố công nhân viên làm việc trong cơ quan, xí nghiệp
quốc doanh. Hàng hóa thông qua chế độ tem phiếu thường có giá thấp hơn rất nhiều so với
giá bên ngoài thị trường (chợ đen).

Tem phiếu bao gồm các loại mặt hàng, số lượng mà một gia đình được phép mua, dựa trên
quy chuẩn như cấp bậc và niên hạn. Do đó, có gia đình được ưu đãi mua, được ưu tiên mua
hàng, có gia đình thì không. Tem phiếu mua nhu yếu phẩm hàng ngày sẽ có chế độ riêng tùy
vào vị trí công việc, nghề nghiệp mà cán bộ công chức nhà nước và người dân lao động được
phát khác nhau. Theo đó, tem phiếu được phân chia cho những cán bộ viên chức cấp cao như
sau:

- Tiêu chuẩn đặc biệt A1 dành cho cán bộ cao cấp


- Phiếu A dành cho bộ trưởng
- Phiếu B dành cho thứ trưởng
- Phiếu C là trưởng các vụ, cục, viện (nguồn: http://redsvn.net/)

Thời bao cấp còn có thói quen xếp hàng, người dân kiên trì xếp hàng, nhẫn nại xếp hàng, bền
bỉ xếp hàng diễn ra mờ mịt suốt ngày dài tới đêm sâu. Chỉ những người thuộc gia đình thương
binh, liệt sĩ, có công với cách mạng là có thẻ ưu tiên (còn gọi vui là “thẻ chen ngang”) được
vào mua trước, không phải xếp hàng. Nhưng người có thẻ thương binh, liệt sĩ khá nhiều nên
họ cũng phải xếp hàng. Chỉ có những gia đình cán bộ cấp trên có sổ mua ưu tiên ở các cửa
hàng cung cấp đặc biệt là ít khi phải xếp hàng. (nguồn: https://kinhtedothi.vn/)
Chính vì những đặc điểm của thời bao cấp như tem phiếu, hàng hóa khan hiếm, không có khái
niệm về chợ và văn hóa xếp hàng thời bao cấp nêu trên nên người mẹ trong câu chuyện đã
phải xếp hàng cả buổi mới có thể mua được lương thực.

2. Vì sao việc mất tem phiếu thì cả nhà nhịn ăn, nhịn mặc cả tháng?

Ở thời bao cấp, tem phiếu và sổ gạo là của cải quý giá nhất mà mọi gia đình phải giữ gìn, nếu
mất thì kết cục của cả gia đình sẽ rất bi thảm (như gia đình trong câu chuyện phải nhịn ăn,
nhịn mặc cả tháng). Vì thủ tục xin cấp sổ lại rất rườm rà và phức tạp, việc đi vay mượn lương
thực là không thể tránh khỏi. Do đó, cũng ở thời bao cấp này mà câu nói “Mặt như mất sổ gạo”
chỉ những người có gương mặt nhăn nhó, khổ sở và pha lẫn những buồn bã, lo âu vì mất cái
ăn cái mặc. Tem phiếu có sức mạnh như đồng tiền thời bây giờ. Thay vì “mua - bán - trả tiền”
thì thời này là “tem phiếu - đổi hàng”. Để đổi được hàng thì phải có tem phiếu, nhưng khi có
rồi thì cũng chưa chắc sẽ đổi được. Bởi trước khi gặp được các “mậu dịch viên” - những người
chuyên phân phát sản phẩm lương thực ngày trước, người dân sẽ phải đứng xếp hàng rất lâu.
Nếu không may đến lượt mà hết hàng thì đành phải ngậm ngùi quay về và ngày hôm sau lại
tiếp tục quay lại xếp hàng. Thế mới thấy, tem phiếu hay sổ gạo trong thời này đóng vai trò
hết sức quan trọng đối với người dân.

Về một số hạn chế thời bao cấp:

- Đối với kinh tế: Nó làm thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học – công nghệ,
triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, không kích thích tính năng động,
sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Chính điều này đã làm cho nền kinh tế
rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.
- Đối với xã hội: Sản xuất công – nông nghiệp đình đốn. Lưu thông, phân phối ách tắc.
Lạm phát ở mức ba con số. Đời sống của các tầng lớp nhân dân sa sút chưa từng thấy.
Ở thành thị, lương tháng của công nhân, viên chức chỉ đủ 10 – 15 ngày. Ở nông thôn,
có tới hàng triệu gia đình nông dân thiếu ăn. Tệ nạn xã hội lan rộng. Lòng dân không
yên. (nguồn: http://luathoangphi.vn/)

3. Để khắc phục tình trạng trên, Đảng đã có những bước tìm tòi, khảo nghiệm
đường lối đổi mới kinh tế như thế nào qua 2 nhiệm kỳ Đại hội IV (1976) ,V (1982)?

Từ những hạn chế thời kỳ bao cấp kể trên và lý do tổng quan trong tình hình kinh tế, Đảng
đã quyết định thay đổi trong đường lối kinh tế qua 2 nhiệm kỳ Đại hội IV và V

Trong Đại hội IV (1976), trên cơ sở đường lối chung, báo cáo vạch ra đường lối kinh tế:

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa XHCN, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH, đưa
nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN.
- Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp
và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một
cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp.
- Vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế
trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất.
- Kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới.
- Kết hợp kinh tế với quốc phòng; tăng cường quan hệ phân công, hợp tác, tương trợ
với các nước xã hội chủ nghĩa anh em trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa.
- Đồng thời phát triển quan hệ kinh tế với các nước khác trên cơ sở giữ vững độc lập,
chủ quyền và các bên cùng có lợi; làm cho nước Việt Nam trở thành một nước xã hội
chủ nghĩa có kinh tế công - nông nghiệp hiện đại, văn hóa và khoa học, kỹ thuật tiên
tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh, hạnh phúc”

Đại hội V (1982), Đại hội đã đề ra một số chủ trương về điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu
tư, để phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền
Nam, thể hiện cụ thể trong kế hoạch 5 năm 1981-1985, nhằm cơ bản ổn định tình hình kinh
tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Đồng thời thể hiện sự chú ý hơn tới việc thúc đẩy tăng
tưởng kinh tế đi đôi với việc phát triển văn hoá, xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của đất
nước.

Công tác tuyên truyền quán triệt Nghị quyết Đại hội V đã góp phần làm rõ hơn cục diện cách
mạng nước ta, nhìn nhận đúng đắn hơn thành tựu và khuyết điểm, động viên toàn Đảng, toàn
dân tập trung cao hơn vào mặt trận nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, phấn
đấu thực hiện toàn diện các chỉ tiêu, biện pháp của kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 1981-
1985. Phân tích, khắc phục các biểu hiện tư tưởng bi quan, hoài nghi, dao động về đường lối,
thái độ bàng quan, thiếu trách nhiệm, nói nhiều làm ít, chỉ kêu ca mà không gương mẫu hành
động góp phần khắc phục khó khăn, đẩy lùi tiêu cực. (nguồn: https://dangcongsan.vn/)

4. Tại sao đến năm 1986, đổi mới toàn diện đất nước là yêu cầu bức thiết, sống còn
của Việt Nam “đổi mới hay là chết”?

Cuối những năm 70, đất nước đã thực sự lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội. Nền kinh tế
vận hành thiếu năng động, kém hiệu quả. Nhu cầu thiết yếu của cuộc sống người dân về ăn,
mặc, ở không được giải quyết đầy đủ. Lòng tin của quần chúng nhân dân đối với lãnh đạo của
Đảng bị giảm sút. Tình hình đó đã khiến cho đổi mới trở thành một nhu cầu hết sức bức bách,
là đòi hỏi bức thiết của cuộc sống.

“Đổi mới hay là chết”. Đó là khẩu hiệu đặt ra trước đổi mới vòng một (cởi trói). Đất nước
đang đứng trước một loạt nan đề như những quả bom nổ chậm chờ phát nổ. Phải đổi mới thể
chế trước khi quá muộn. Không còn lối thoát nào khác.
Dậm chân tại chỗ là coi như đi thụt lùi trong dòng chảy luôn cuồn cuộn tiến về phía trước.
Chỉ có sự đổi mới liên tục mới duy trì được vị trí của người dẫn đầu. Còn một khi đã đánh mất
vị trí dẫn đầu này rồi thì có đổi mới cũng e rằng không đủ, mà phải đổi mới hoàn toàn, đổi
mới toàn diện. Phải thay da đổi thịt.

Ngọn gió đổi mới của Đảng đến từ Đại hội VI đã bắt kịp thời cơ, phù hợp với thực tiễn phát
triển và hợp lòng dân. Từ một nước phải nhập khẩu gạo, chỉ ít năm sau đổi mới, Việt Nam trở
thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn của thế giới.

Năm 1986, Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Với cuộc cải cách này, Việt Nam đã đưa
GDP tăng trưởng liên tục từ năm 1986 đến 1996 với mức tăng trưởng bình quân 6,6%/năm.
Lạm phát từ 3 con số được đưa về 12,7% năm 1995 và 4,5% năm 1996. Một thành tựu vẫn
luôn được nhắc đến khi nói về giai đoạn này là Việt Nam từ một nước thiếu ăn đã có dư gạo
để xuất khẩu.

Thành tựu lớn nhất thu được từ đổi mới đó là chuyển từ nền kinh tế tập trung, kế hoạch, bao
cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cái quá trình đó rất khó
khăn, lâu dài và đau khổ. (nguồn: facebook Adam Banhmi)

You might also like