You are on page 1of 2

Họ và tên: Trương Hữu Tài

MSSV: 1956110231
BÀI THI GIỮA KỲ MÔN LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
Đề: Anh chị hiểu như thế nào là văn minh, nền văn minh? Phương pháp tiếp cận
nghiên cứu nền văn minh, lịch sử văn minh?
Bài làm
Khái niệm văn minh, nềm văn minh
Văn minh hiểu theo phương Đông thì văn là dáng vẻ, diện mạo, hình thức bề ngoài
(đẹp); minh là sáng sủa. rõ ràng.
Văn minh hiểu theo phương Tây: văn minh là trạng thái đã được khai hóa.
Chữ văn minh trong tiếng Pháp civilisation, trong tiếng Anh là civilization, còn có
nghĩa là hoạt động khai hóa, làm thoát khỏi trạng thái nguyên thủy.
Tóm lại thì văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần của
xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa. Trái với văn minh là dã
man.
Ví dụ: văn minh phương Đông, văn minh Hy Lạp...
Samuel P. Huntington định nghĩa nền văn minh là "nhóm văn hóa cao nhất của
con người và mức độ bản sắc văn hóa rộng nhất mà con người thiếu là thứ phân biệt con
người với các loài khác".
Các nền văn minh như: nền văn minh Hy Lạp cổ đại, nền văn minh Harappa,…

Phương pháp tiếp cận, nghiên cứu văn minh, lịch sử văn minh:
- Khi tiến hành tiếp cận nghiên cứu văn minh, lịch sử văn minh thế giới
(LSVMTG) chúng ta phải lưu ý đến nền tảng ý thức hệ để nghiên cứu – đó chính là nền
tảng Mácxit – tức là chúng ta dựa vô triết học Mác Lênin để nghiên cứu. Dựa trên nền
tảng Mácxit đó hình thành nên 2 phương pháp nghiên cứu. Đó là phương pháp lịch sử và
phương pháp logic.
* Phương pháp lịch sử: là phương pháp cho phép chúng ta trình bày các vấn đề,
các sự kiện, các nội dung căn bản nhất
* Phương pháp logic: Dựa trên những tư liệu đã được trình bày, chúng ta bắt đầu
tiến hành hệ thống, phân tích, nhận xét,  đánh giá  vàkết luận để từ đó đưa ra các quy luật,
các nội dung căn bản nhất, các giá trị và bài học rút ra. Đó chính là phương pháp logic.
- Kết hợp cả phương pháp lịch sử và logic đó là cơ sở để nghiên cứu về mặt khoa học,
trong đó có nghiên cứu về LSVMTG. Và khi tiếp cận LSVMTG thì bắt buộc phải tiếp
cận các nền văn minh cụ thể mà khi tiếp cận các nền văn minh cụ thể thì đầu tiên phải bắt
đầu xuất phát từ nền tảng ý thức hệ là quan trọng nhất, đó chính là định hướng để nghiên
cứu, rồi xuất phát từ ý thức hệ đó mới có phương pháp để đi vào nghiên cứu một nền văn
minh. Và khi tiếp cận nền văn minh theo phương pháp Mácxit thì bắt buộc đi từ các cơ sở
hình thành văn minh cho đến các thành tựu. Cơ bản là có 5 cơ sở hình thành văn minh:
+ Tự nhiên: Cho chúng ta biết không gian xác định của một nền văn minh.
+ Dân cư: Cho chúng ta biết chủ nhân sang tạo của một nền văn minh.
+ Tiến trình lịch sử: Cho chúng ta biết thời gian để xuất hiện một nền văn minh
+ Kinh tế: Là tiền đề quan trọng thúc đẩy sự xuất hiện, phát triển của một nền văn
minh
+ Chính trị - xã hội: Tức là tìm hiểu về cấu trúc xã hội, ý thức hệ chính trị thúc đẩy
sự ra đời, định hướng sự phát triển của một nền văn minh cũng như sự suy tàn, sự suy
vong và sự phục hưng của một nền văn minh.
- Từ các cơ sở hình thành văn minh trên chúng ta đi sâu vào bản chất của một nền
văn minh thông qua các thành tựu căn bản như: chữ viết, văn học, nghệ thuật, kiến trúc,
điêu khắc, hội hoạ, khoa học tự nhiên, thiên văn, lịch pháp, y học, tôn giáo, tín ngưỡng,
… Tuy nhiên, không phải nền văn minh nào củng bao hàm hết các thành tựu trên và dù
không bao hàm hết các thành tựu như thế nhưng đối với một số nền văn minh điển hình
như Ai Cập với các thành tựu: chữ viết, văn học, khoa học tự nhiên thì nó cũng đủ để
thúc đẩy sự ra đời của một nền văn minh, biến nó thành một nền văn minh vĩ đại và tạo ra
sản phẩm đặc trưng của nền văn minh đó.

You might also like