You are on page 1of 2

BÀI TẬP NGÀY 10/3/2020

Câu 1: Cho 38,55 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,725
mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 96,55 gam muối
sunfat trung hòa và 3,92 lít (đktc) khí Z gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ
khối của Z so với H2 là 9. Phần trăm số mol của Mg trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 25 B. 15 C. 40 D. 30
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 2,8 gam Fe và 1,6 gam Cu trong 500ml dung dịch hỗn hợp HNO 3
0,1M và HCl 0,4M, thu được khí NO (duy nhất) và dung dịch X. Cho X vào dung dịch AgNO 3 dư, thu được
m (g) chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N +5 trong các
phản ứng. Giá trị của m là
A. 29,24 B. 30,05 C. 28,7 D. 34,1
Câu 3: Hòa tan hết 16,58 gam hỗn hợp X gồm Al; Mg; Fe; FeCO3 trong dung dịch chứa 1,16 mol NaHSO4
và 0,24 mol HNO3, thu được dung dịch Z (chỉ chứa muối trung hòa) và 6,89 gam hỗn hợp khí Y gồm CO2;
N2; NO; H2 (trong Y có 0,035 mol H2 và tỉ lệ mol NO : N2 bằng 2 : 1). Dung dịch Z phản ứng được tối đa
với 1,46 mol NaOH, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,8 gam
chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe đơn chất trong X là:
A. 16,89%. B. 20,27%. C. 33,77%. D. 13,51%.
Câu 4: Lấy m gam hỗn hợp rắn gồm Mg, Zn, FeCO3, FeS2 (trong đó nguyên tố oxi chiếm 16,71% khối
lượng hỗn hợp) nung trong bình chứa 0,16 mol O2, sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn X
không chứa nguyên tố lưu huỳnh và hỗn hợp khí Y (có tỉ khối so với H2 là 27). Cho X vào dung dịch chứa
0,72 mol HCl và 0,03 mol NaNO3, sau phản ứng hoàn toàn thấy dung dịch thu được chỉ chứa muối clorua và
1,12 lít (đktc) hỗn hợp hai khí thoát ra có khối lượng là 0,66 gam (trong đó có một khí hóa nâu ngoài không
khí). Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 23. B. 22. C. 24. D. 25.
Câu 5. Hòa tan hoàn toàn 8,6 gam hỗn hợp Al, Mg, Fe, Zn vào 100 gam dung dịch gồm KNO3 1M và
H2SO4 2M, thu được dung dịch X chứa 43,25 gam muối trung hòa (không chứa Fe 3+) và hỗn hợp khí Y
(trong đó H2 chiếm 4% khối lượng Y). Cho một lượng KOH vào X, thu được dung dịch chỉ chứa một chất
tan và kết tủa Z (không có khí thoát ra). Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 12,6
gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của FeSO 4 trong X gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 7,00%. B. 7,50%. C. 7,25%. D. 7,75%.
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, FeCO3, Cu(NO3)2 vào dung dịch chứa H 2SO4
và 0,045 mol NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 62,605 gam muối trung hòa và 3,808 lít (đktc) hỗn
hợp Z (trong đó có 0,02 mol H 2). Tỉ khối của Z so với O2 bằng 19/17. Thêm dung dịch NaOH 1M vào Y
đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất là 31,72 gam thì vừa hết 865 ml. Mặt khác, cho Y tác dụng vừa
đủ với BaCl2, sau đó cho tiếp tục lượng dư AgNO 3 vào thu được 256,04 gam kết tủa. Phần trăm khối
lượng Mg trong X là
A. 9,41%. B. 37,06%. C. 15,44%. D. 19,8%.
Câu 7: Hỗn hợp X gồm Mg, Al, MgO, Al2O3, hòa tan m gam hỗn hợp X bằng dung dịch HCl vừa đủ thì thu
được dung dịch chứa (m + 70,295) gam muối. Cho 2m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc
nóng dư thu được 26,656 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Nếu cho 3m gam hỗn hợp X tác dụng với
dung dịch HNO3 loãng dư thu được 11,424 lít hỗn hợp khí NO và N2O (đktc) có tỉ khối so với hidro là
318/17, dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 486,45 gam muối khan. Giá trị m gần giá trị nào nhất
sau đây? A. 59. B. 29. C. 31. D. 61.
Câu 8: Hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al2O3 và MgCO3 (trong đó oxi chiếm 25,157% về khối lượng). Hòa tan
hết 19,08 gam X trong dung dịch chứa 1,32 mol NaHSO 4 và a mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được
dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 171,36 gam và hỗn hợp khí Z gồm CO2, N2O,
H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 7,5. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được 19,72 gam kết tủa. Giá
trị của a là
A. 0,10. B. 0,18. C. 0,16. D. 0,12.
Câu 9: Cho 28 gam hỗn hợp X gồm Fe; Fe3O4; CuO vào dung dịch HCl, thu được 3,2 gam một kim loại
không tan, dung dịch Y chỉ chứa muối và 1,12 lít H2 (đktc). Cho Y vào dung dịch AgNO3 dư, thu được
132,85 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Fe3O4 trong X là:
A. 5,8 gam. B. 14,5 gam. C. 17,4 gam. D. 11,6 gam.
Câu 10: Hòa tan hết 28,16 gam hỗn hợp chất rắn X gồm Mg, Fe3O4 và FeCO3 vào dung dịch chứa H2SO4 và
NaNO3, thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Y (gồm CO2, NO, N2, H2) có khối lượng 5,14 gam và dung
dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa. Dung dịch Z phản ứng tối đa với 1,285 mol NaOH, thu được 43,34 gam
kết tủa và 0,56 lít khí (đktc). Nếu cho Z tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thì thu được 166,595 gam kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Mg trong X là
A. 34,09%. B. 25,57%. C. 38,35%. D. 29,83%.
Câu 11 : Nung m gam hỗn hợp X gồm KHCO3 và CaCO3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu
được chất rắn Y. Cho Y vào nước dư, thu được 0,2m gam chất rắn Z và dung dịch E. Nhỏ từ từ dung dịch
HCl 1M vào E, khi khí bắt đầu thoát ra cần dùng V1 lít dung dịch HCl và đến khi khí thoát ra vừa hết thì thể
tích dung dịch HCl đã dùng là V2 lít. Tỉ lệ V1 : V2 tương ứng là
A. 1 : 3. B. 3 : 4. C. 5 : 6. D. 1 : 2.
Câu 12: Hòa tan hết 18,32 gam hỗn hợp X gồm Al, MgCO3, Fe, FeCO3 trong dung dịch chứa 1,22 mol
NaHSO4 và 0,25 mol HNO3, thu được dung dịch Z (chỉ chứa muối trung hòa) và 7,97 gam hỗn hợp khí Y
gồm CO2, N2, NO, H2 (trong Y có 0,025 mol H2 và tỉ lệ mol NO : N2 = 2 : 1). Dung dịch Z phản ứng được
tối đa với 1,54 mol NaOH, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được
8,8 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe đơn chất trong X là
A. 30,57%. B. 24,45%. C. 18,34%. D. 20,48%.
Câu 13: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và FeCO3 (tỉ lệ mol tương ứng là 6 : 1 : 2) phản ứng hoàn
toàn với dung dịch H2SO4 (đặc, nóng) thu được dung dịch Y chứa hai muối và 2,128 lít (đktc) hỗn hợp khí Z
gồm CO2 và SO2. Biết Y phản ứng tối đa với 0,2m gam Cu. Hấp thụ toàn bộ Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư,
thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 11,0. B. 11,2. C. 10,0. D. 9,6.
Câu 14: Hấp thụ hoàn toàn V lit CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 aM thì thu được m1 gam kết tủa. Nếu hấp thụ
(V+3,36) lit CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 trên thì thu được m2 gam kết tủa. Nếu thêm (V + V1) lit CO2 vào
dung dịch Ca(OH)2 đã cho thì thu được lượng kết tủa cực đại. Biết m1:m2 = 3: 2; m1 bằng 3/7 khối lượng
kết tủa cực đại; các khí đều ở đktc. Tính V, V1.
Câu 15:
1. Chất A là hợp chất có thành phần chỉ gồm nitơ và hiđro. Chất A được sử dụng làm nhiên liệu cho tên
lửa. Ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, một thể tích hơi của A có khối lượng bằng khối lượng của cùng
một thể tích khí oxi.
a) Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A và cho biết trạng thái lai hóa của nitơ trong A.
b) Dựa vào đặc điểm cấu tạo, hãy so sánh tính bazơ và tính khử của A với NH3. Giải thích.
2. Để xác định hàm lượng nitơ (N3-) có trong một thanh thép người ta tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Hòa tan 10 gam thép trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH
đặc dư vào X đun nóng, khí Y thoát ra sau phản ứng cho hấp thụ hoàn toàn bằng 20 ml dung dịch H2SO4
5.10-3M thu được dung dịch Z.
Thí nghiệm 2: Cho lượng dư KI và KIO3 vào trong dịch Z có dư H2SO4. Iot giải phóng ra được chuẩn độ
bằng dung dịch Na2S2O3 1,2.10-2M và đã dùng hết 10,28 ml.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra dưới dạng ion thu gọn.
b. Xác định hàm lượng nitơ có trong thép.
Câu 16: A là một hợp chất của nitơ và hiđro có tổng số điện tích hạt nhân bằng 10. B là một oxit của nitơ,
chứa 36,36% oxi về khối lượng.
a) Xác định các chất A, B, X, Y, Z, T và hoàn thành các phương trình phản ứng:
A + NaClO ⎯⎯ → X + NaCl + H2O
A + Na ⎯⎯⎯ 1:1
→ Y + H2
X + HNO2 ⎯⎯ → Z + H2 O
Y + B ⎯⎯ → T + H2O
Z + NaOH ⎯⎯ → T + H2O.
b) Viết công thức cấu tạo của Z. Nhận xét về tính oxi hóa - khử của Z.
c) Z có thể hòa tan Cu tương tự HNO3. Hỗn hợp Z và HCl hòa tan Au tương tự cường thủy. Viết phương
trình các phản ứng xảy ra.
--------------------------HẾT------------------------

You might also like