You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHÓM


Đề tài: Nhập siêu trong thương mại Việt Nam – Trung Quốc

Môn: Kinh tế quốc tế


Nhóm: 07
Giảng viên hướng dẫn: Trần Hoàng Hà
Lớp chuyên ngành : KTTNTN 62

Hà Nội, tháng 11 năm 2021

Page 1 of 13
MỤC LỤC

MỤC LỤC.........................................................................................................2
I. Lời mở đầu....................................................................................................4
II. Lý thuyết về nhập siêu.................................................................................4
1. Khái niệm:...................................................................................................4
2. Các yếu tố cơ bản tác động đến nhập siêu..................................................4
3. Tác động......................................................................................................6
III. Thực trạng của vấn đề.................................................................................6
IV. Nguyên nhân............................................................................................10
1. Chênh lệch trong cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai quốc gia.........10
2. Lợi thế so sánh cao hơn của hàng hoá TQ vào VN.....................................10
3. Sự tham gia của các nhà thầu TQ trong các dự án quan trọng tại VN........10
4. Chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu chưa chặt chẽ, rõ ràng........10
5. Hoạt động thương mại biên giới Việt – Trung phát triển mạnh..................11
V. Giải pháp.....................................................................................................11
1. Cơ cấu lại hàng hoá xuất nhập khẩu và tăng cường cam kết hội nhập , đa
dạng hoá thị trường..........................................................................................11
2. Tăng cường xuất khẩu các nhóm mặt hàng có thế mạnh sang thị trường
Trung Quốc......................................................................................................12
3. Kiểm tra, rà soát việc thực hiện quy định pháp luật của nhà nước về nhà
thầu nước ngoài...............................................................................................12
4. Hoàn thiện cơ cấu, chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu..............12
5.Quản lý, tuyên truyền, xử lý nghiêm các hoạt động thương mại khu vực biên
giới trái phép....................................................................................................12
VI . Tài liệu tham khảo....................................................................................13

Page 2 of 13
STT Họ và tên Mã sinh Công việc
viên
1 Nguyễn Thị Trang 11208092 Làm nội dung phần: thực trạng của vấn đề
Phân công công việc cho các thành viên,
tổng hợp nội dung và chỉnh sửa, làm bản
word.
2 Phạm Quỳnh Anh 11204487 Thuyết trình, sửa bản word.

3 Nguyễn Minh Quang 11203295 Làm slide.


4 Trần Thị Ngọc Anh 11200400 Làm nội dung phần: nguyên nhân và giải
pháp, tìm ảnh phần giải pháp.
5 Phạm Ngọc Mỹ 11206214 Làm nội dung phần lý thuyết về nhập siêu
kèm theo ảnh, highlinght ý chính để làm
slide.
6 Đàm Hồng Dương 11200947 Phụ trách kĩ thuật.
Thành viên nhóm 7

Page 3 of 13
I. Lời mở đầu 
Nhập siêu (hay thâm hụt cán cân thương mại) vẫn thường được nhắc đến
như một dấu hiệu không tốt của một nền kinh tế. Nếu tình trạng này duy trì
trong dài hạn và vượt quá mức độ cho phép có thể ảnh hưởng tới cán cân tài
khoản vãng lai và gây nên những biến động bất lợi đối với nền kinh tế như gia
tăng tình trạng nợ quốc tế, hạn chế khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, tác
động tiêu cực đến thu nhập và việc làm và ở mức trầm trọng có thể gây nên
khủng hoảng tài chính tiền tệ. Đối với các nước đang phát triển trong thời kỳ
công nghiệp hóa và mở cửa hội nhập kinh tế, thâm hụt cán cân thương mại là
một hiện tượng khá phổ biến vì yêu cầu nhập khẩu rất lớn trong khi khả năng
cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế, do đó mức tăng trưởng xuất khẩu trong
ngắn hạn không thể bù đắp thâm hụt thương mại. Để cung cấp một cái nhìn toàn
diện về nhập siêu Việt Nam với Trung Quốc nhằm tìm ra giải pháp giải quyết
vấn đề này nhóm em đã quyết định chọn đề tài “Nhập siêu trong thương mại
Việt Nam-Trung Quốc”.

Bài nghiên cứu của chúng em được dựa trên sự hiểu biết và quan điểm cá
nhân của mỗi thành viên. Vì thế nó có thể chưa được hoàn thiện và còn những
sai sót. Chúng em mong cô có thể góp ý để chúng em có thể hoàn thiện bài hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn cô Trần Hoàng Hà đã tạo cho chúng em
cơ hội thực hiện bài tập nhóm này.
II. Lý thuyết về nhập siêu
1. Khái niệm:
- Nhập siêu là một khái niệm dùng để mô tả tình trạng cán cân thương mại
có giá trị nhỏ hơn 0 (zero), nói cách khác đó là trường hợp khi kim ngạch
nhập khẩu cao hơn xuất khẩu trong một thời gian nhất định.
- Đây là hiện tượng nhập siêu – là hiện tượng phổ biến ở những nước có
nền kinh tế thị trường phát triển theo hướng mở.
2. Các yếu tố cơ bản tác động đến nhập siêu
- Tác động từ các chính sách thương mại quốc tế; các Hiệp định, tổ
chức thương mại quốc tế
+ Chính sách thương mại quốc tế đóng vai trò đặc biệt quan trọng
trong sự phát triển chung trong nền kinh tế của một quốc gia. Phạm vi
của chính sách nói chung và chính sách thương mại quốc tế nói riêng
bao hàm rất nhiều công cụ, biện pháp để can thiệp vào hoạt động
thương mại quốc tế của một quốc gia. Trong đó, có một số công cụ,
biện pháp thường được sử dụng là thuế quan, phi thế quan, hạn ngạch
nhập khẩu, các thủ tục hành chính, dào cản tiêu chuẩn kỹ thuật,..

Page 4 of 13
- Tác động từ các chính sách đầu tư
+ Các chính sách liên quan đến đầu tư cũng có tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp đối với hoạt động kinh tế - thương mại trong một quốc gia
qua một số kênh cơ bản như: Các chính sách đầu tư trực tiếp nước
ngoài, các chính sách đầu tư trong nước, nguồn vốn vay…
+ Nhập khẩu và đầu tư có mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn
nhau. Ở một số nước đang phát triển thường không có hoặc không tự
sản xuất, chuẩn bị đủ các nguyên liệu đầu vào, các loại máy móc thiết
bị phục vụ cho sản xuất. Do vậy, cách thức mà các nước đang phát
triển thường dùng đó là nhập khẩu nguyên liệu và các máy móc thiết
bị còn thiếu ở quốc gia khác nhằm bù đắp sự thiếu hụt đó ở trong
nước.
+ Các nguồn vốn đầu tư gián tiếp, kiều hối, viện trợ nước ngoài cũng
ảnh hưởng đến tình trạng nhập siêu. Với việc gia tăng thu hút nguồn
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) có tác dụng bù đắp thâm hụt
cán cân tài khoản vãng lai. Tuy nhiên khi FDI tăng thì kéo theo nhập
khẩu cũng tăng. Do đó, nếu chính sách bảo hộ thiên lệch đối với xuất
khẩu sẽ khiến cho tình trạng nhập siêu nghiêm trọng hơn nữa.
- Tác động từ tỷ giá hối đoái
+ Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất
trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng
tiền ở một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ rẻ
hơn, nhưng giá hàng hóa xuất khẩu lại đắt hơn đối với nước ngoài dẫn
đến xuất khẩu ròng giảm.
- Tác động từ cơ cấu và chu kỳ kinh tế
+ Mục tiêu phấn đấu của tất cả quốc gia là phát triển kinh tế ổn định
và bền vững. Để thực hiện mục tiêu đó thì cần thiết phải xây dựng một
cơ cấu kinh tế hợp lý.
- Tác động từ sự mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư
+ Mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư với cán cân thương mại: Nếu
nguồn tiết kiệm không đáp ứng đủ cho nhu cầu của đầu tư thì cán cân
thương mại của nền kinh tế quốc gia đó sẽ bị thâm hụt và quốc gia đó
sẽ dựa vào nguồn vốn từ nước ngoài để tài trợ cho nhu cầu đầu tư của
nền kinh tế. Ngược lại, khi nhu cầu đầu tư nhỏ hơn tiết kiệm thì cán
cân thương mại sẽ mang giá trị dương và chuyển sang thặng dư.
+ Ở các nước đang phát triển hiện nay thường thấy phổ biến mô hình
tăng trưởng dựa vào đầu tư. Do đó, để đạt được mục tiêu tăng trưởng
thì đầu tư luôn ở mức cao trong thời gian dài, trong khi nguồn tiết
kiệm nội địa không tăng đủ để dáp ứng nhu cầu đầu tư.

Page 5 of 13
3. Tác động về nhập siêu trong thương mại Việt Nam- Trung Quốc
a) Tích cực:
- Đối với những nước mà điều kiện ngành sản xuất các nguyên liệu cao
cấp chưa phát triển thì khi nhập khẩu nguồn nguyên liệu làm cho
những nước đó có thể thực hiện tốt những chiến lược trong công
nghiệp hóa và hiện đại hóa theo hướng xuất khẩu.
- Nhập khẩu bằng nguồn vốn ODA từ những tổ chức tài chính quốc tế
cải thiện mau chóng các cơ sở hạ tầng từ đó tạo điều kiện phát triển
kinh tế.
- Nhập khẩu sản phẩm khoa học, hàng tiêu dùng, văn hóa giúp góp phần
để nâng cao về mức sống của con người và thúc đẩy phát triển nguồn
nhân lực.
- Ngoài ra, nhập khẩu bằng nguồn vốn từ đầu tư nước ngoài trực tiếp
vừa góp phần tạo ra thêm việc làm cho người lao động vừa góp phần
trong việc đẩy nhanh tốc độ của tăng trưởng kinh tế từ đó cải thiện đời
sống xã hội.
b) Tiêu cực
- Nhập siêu là một trong những nhân tố tạo nên hiện tượng sùng
ngoại của người dân. Khi mà lượng hàng hóa nhập khẩu nhiều hơn
xuất khẩu thì sẽ dẫn đến hàng hóa bị dư thừa, lãng phí vượt quá
tầm kiểm soát của chính phủ. Chắc chắn một điều là hàng nội địa
sẽ khó tiêu thụ hơn hàng hóa ngoại địa.
- Hiện tượng này cũng làm gia tăng hiện tượng thất nghiệp. Những
nước nhập siêu cao có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và ngược lại.
- Theo như một số nhà chuyên môn thì nhập siêu còn là một nhân tố
gây ra sự khủng hoảng. Ví dụ điển hình là cuộc khủng hoảng tài
chính tại khu vực Đông Á năm 1997 – 1998.
III. Thực trạng của vấn đề nhập siêu trong thương mại Việt Nam –
Trung Quốc:
1. Khái quát tình hình nhập siêu của Trung Quốc
- Kể từ khi bình thường hóa quan hệ từ 1991 đến nay, quan hệ về kinh tế
và thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc dần khôi phục và phát triển.
- Năm 1991, nếu như kim ngạch thương mại giữa 2 nước mới chỉ đạt 30
triệu USD thì đến năm 2020 đã lên đến 133,1 tỷ USD, trong đó Việt Nam
nhập khẩu từ Trung Quốc hàng hóa trị giá 84,18 tỷ USD, tăng 11,55%.
- Mặc dù quan hệ hợp tác giữa 2 quốc gia vẫn đang trên đà phát triển và
thu được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, trong thương mại song
Page 6 of 13
phương giữa 2 quốc gia, Việt Nam vẫn luôn trong tình trạng nhập siêu
với Trung Quốc.
- Nhiều năm nay, Việt Nam luôn muốn thu hẹp nhập siêu từ Trung Quốc
với mong muốn tiến tới cân bằng trong cán cân thương mại Việt Nam –
Trung Quốc. Thế nhưng, sau nhiều năm cố gắng, tỷ trọng nhập siêu từ
quốc gia láng giềng này không chỉ vẫn rất cao mà còn có xu hướng tăng
lên.
Giai đoạn 2000-2011

- Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO (năm 2001), Việt Nam liên tục
nhập siêu từ Trung Quốc với xu hướng ngày càng tăng. Cụ thể, nhập
siêu của Việt Nam từ Trung Quốc năm 2002 là 0,64 tỷ USD (gấp hơn
3 lần so với khoảng 0,19 tỷ USD của năm 2001), năm 2005 lên gần
2,7 tỉ USD (gấp 14 lần), năm 2010 lên 12,7 tỉ USD (gấp hơn 66 lần).
Điều đáng lo là, nhập siêu từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng quá lớn trong
tổng nhập siêu của Việt Nam đối với toàn thế giới.
- Xem xét tương quan giữa CCTM Việt - Trung với CCTM chung của
Việt Nam với toàn thế giới, có thể thấy, trong giai đoạn nghiên cứu, tỉ
trọng nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc trong tổng nhập siêu
chung của Việt Nam đã tăng đột biến từ 18% năm 2001 (0,19 tỷ USD
so với 1,1 tỷ USD), lên 64% năm 2007 (9,06 tỷ USD so với 14,1 tỷ
USD), 86% năm 2009 (11,04 tỷ USD so với 12,9 tỷ USD), hơn 100%
năm 2010 (12,71 tỷ USD so với 12,6 tỷ USD) và 136% năm 2011
(13,47 tỷ USD so với 9,9 tỷ USD).
Page 7 of 13
- Thực trạng thâm hụt nặng nề của Việt Nam với Trung Quốc và thặng
dư của Việt Nam với phần còn lại của thế giới như trên cho thấy, Việt
Nam đang phải dùng thặng dư thương mại với các quốc gia khác để bù
đắp cho thiếu hụt thương mại nặng nề với Trung Quốc, hay nói cách
khác, Việt Nam đang xuất khẩu hộ cho Trung Quốc. Tuy nhiên, đáng
tiếc là, khả năng bù đắp này cũng đang có chiều hướng giảm dần, do
nhập siêu từ Trung Quốc vẫn tăng nhanh trong khi xuất khẩu sang các
thị trường khác bị thu hẹp vì nhiều lý do.
Giai đoạn 2011-2019

- Kể từ năm 2011, nhập siêu từ Trung Quốc vẫn rất lớn, ngay cả khi cán
cân thương mại chung của Việt Nam đã thặng dư (dù ở mức thấp) thì
cán cân thương mại riêng với Trung Quốc vẫn thâm hụt nặng nề.
- Vào các năm 2012, 2013 và 2014, CCTM chung của Việt Nam riêng
với Trung Quốc vẫn thâm hụt nặng nề, tương ứng là 16,4 tỉ USD,
23,70 tỉ USD và 28,9 tỉ USD. Đặc biệt, năm 2015, nhập siêu từ Trung
Quốc đạt mức cao nhất, hơn 30 tỷ USD
- Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc của Việt Nam trong những
năm gần đây tăng, từ đó góp phần giảm nhập siêu từ Trung Quốc. Cụ
thể, năm 2017 còn 23 tỷ USD, năm 2018 còn khoảng 25 tỷ USD.

Page 8 of 13
Tình hình nhập siêu của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2021

Kim ngạch xuất nhập khẩu và nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc trong 4
tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ 2020 và 2019 (Đơn vị, tỷ USD)

- Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2021, kim
ngạch nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng mạnh,
đạt 33,9 tỷ USD, tăng hơn 11 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước và
hơn 20 tỷ USD so với năm 2019. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ đạt 16 tỷ USD.
- Theo đó, thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc 4 tháng
đầu năm 2021 lên mức cao kỷ lục 17,6 tỷ USD, tăng hơn 75% so với
cùng kỳ năm 2020 và hơn 665% so với cùng kỳ năm 2019.
- Tuy nhiên, nếu không có giải pháp hạn chế nhập siêu thì việc nhập
siêu lâu dài và nhất là nhập siêu hàng tiêu dùng sẽ phần nào gây ra
những tác động không tốt trong nền kinh tế. Việc nhập khẩu hàng tiêu
dùng nhiều, đặc biệt là hàng tiêu dùng xa xỉ phẩm, sẽ làm giảm sức
cạnh tranh của hàng nội địa, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất
trong nước.
IV. Nguyên nhân nhập siêu trong thương mại Việt Nam- Trung Quốc:

Page 9 of 13
1. Chênh lệch trong cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai quốc gia:
- Trong sản xuất hàng hoá, TQ nhanh chóng trở thành “công xưởng của thế
giới”. Với tính chất giá rẻ, mẫu mã bắt mắt và chủng loại phong phú, đa
dạng, hàng hoá của TQ khi nhập về VN được nhiều người tiêu dùng, đặc
biệt là người có thu nhập thấp chấp nhận.
- Quá trình đổi mới ở VN diễn ra chậm hơn, ngành công nghiệp phụ trợ
yếu kém, lạc hậu, nguồn vốn hạn chế. Việt Nam có 6 tỉnh biên giới đất
liền, trên biển tiếp giáp với các tỉnh miền Nam TQ => Nhập khẩu từ thị
trường này tăng.
- Trong khi VN xuất khẩu sang TQ hầu hết là tài nguyên khoáng sản, các
loại vật liệu (dầu thô, than đá, cao su, hoa quả, thuỷ sản…) trong khi đó
phần lớn NK của VN từ TQ là các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghiệp
chế tạo, chế biến (xăng dầu, máy móc thiết bị, phụ tùng, phân bón…)

2. Lợi thế so sánh cao hơn của hàng hoá TQ vào VN:
- Các mặt hàng chủ lực của VN (giày dép, dệt may, linh kiện điện tử…)
xuất sang các thị trường Hoa Kỳ, EU… mà không sang thị trường TQ vì
họ cũng có lợi thế so sánh về những mặt hàng này. Hơn nữa, sp TQ
thường phong phú hơn về mẫu mã, thay đổi thường xuyên với giá thành
rất thấp. Dù chất lượng một số sản phẩm TQ thấp hơn sp cùng loại ở VN
nhưng tính năng sử dụng trong ngắn hạn vẫn đáp ứng được, phù hợp khả
năng chi trả của người tiêu dùng.

3. Sự tham gia của các nhà thầu TQ trong các dự án quan trọng tại VN:
- Các nhà thầu TQ làm trọn gói từ khâu thiết kế, mua sắm thiết bị đến hoạt
động xây dựng, còn các chủ đầu tư trong nước làm công đoạn cuối cùng
laà vận hành và sử dụng. Điều này dẫn đến tình trạng tăng áp lực đối với
nhập siêu bởi các công trình này đều nhập thiết bị, đầu vào từ Trung
Quốc.

4. Chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu chưa chặt chẽ, rõ ràng:
- VN trong những ngày đầu Đổi mới hầu như chưa có hàng rào kỹ thuật
đối với nhập khẩu từ TQ, như yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, các tiêu
chuẩn kỹ thuật, thông số an toàn sử dụng đối với máy móc, thiết bị , hàng
tiêu dùng. => Hàng hoá TQ dễ dàng được nhập khẩu vào VN bất kể chất
lượng như thế nào, gây ảnh hường người tiêu dùng.
- VN xuất khẩu sang TQ buộc phải qua một số cửa khẩu do TQ kiểm soát
(cao su chủ được đi qua của khẩu Lục Lầm, Móng Cái; hải sản chỉ đi qua
Móng Cái; hoa quả tươi chỉ được đi qua Lào Cai…)

Page 10 of 13
5. Hoạt động thương mại biên giới Việt – Trung phát triển mạnh:
- VN có 7 tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu,
Lào Cai và Điện Biên tiếp giáp với hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam của
TQ. Do điều kiện đường xá (đường nhỏ, vòng vèo, ít trạm kiểm soát, lực
lượng tham gia kiểm tra an ninh biên giới còn mỏng) nên hiện tượng
buôn lậu khá phổ biến ở khu vực biên giới hai nước.
- Doanh nghiệp TQ tìm hiểu kỹ và nắm bắt thị trường và tâm lý tiêu dùng
đặc thù của VN. Tâm lý “sính ngoại” thích phô trương hình thức, thích sử
dụng những sản phẩm của hãng lớn, đắt tiền của người Việt đã tạo điều
kiện cho buôn lậu hàng giả, hàng nhái,hàng kém chất lượng từ TQ sang
VN. TQ đưa sang VN chủ yếu là hàng điện tử và hàng tiêu dùng chất
lượng thấp, giá rẻ. Còn hàng lậu từ VN sang TQ chủ yếu là động vật
hoang dã và gỗ.

V. Giải pháp:
1. Cơ cấu lại hàng hoá xuất nhập khẩu và tăng cường cam kết hội nhập , đa
dạng hoá thị trường:
Chuyển thị trường nhập khẩu (đặc biệt là công nghệ, máy móc) từ các thị trường
có công nghệ cao như Mỹ, EU, Nhật Bản… đa dạng hoá thị trường, tránh phụ
thuộc vào thị trường truyền thống-Trung Quốc; hạn chế nhập khẩu những mặt
hàng VN có thể sản xuất được và có chính sách đẩy mạnh sản xuất các mặt
hàng thay thế nhập khẩu từ Trung Quốc, đồng thời cơ cấu lại sản xuất cũng như
các ngành xuất khẩu chủ lực theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, gia
tăng giá trị xuất khẩu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng cường xuất khẩu
sang Trung Quốc để thu hẹp thâm hụt thương mại.
VN cần chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo hướng gia tăng tỷ trọng
hàng công nghiệp chế biến dựa vào lợi thế lao động, không ngừng mở rộng quy
mô, nhanh chóng phát triển ngành sản xuất xuất khẩu dựa vào vốn và kỹ thuật
cao để gia tăng giá trị thay vì dựa vào xuất khẩu các mặt hàng có tính gia công,
nguyên liệu thô sang TQ.
 Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ
- Xây dựng các giải pháp tạo dựng môi trường đầu tư, khuyến khích
phát triển sản xuất kinh doanh thông qua khuyến khích xây dựng các
khu công nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng, nguyên vật liệu phụ trợ
công nghệ cao… Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế, bãi bỏ thuế
đánh vào linh kiện nhập khẩu nhằm giảm giá thành sản phẩm lắp ráp,

Page 11 of 13
mở rộng thị trường để kích thích doanh nghiệp nước ngoài tham gia,
đầu tư.
- Nhà nước cần hệ thống hoá các giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng
để phát triển công nghiệp hỗ trợ. (Hoàn thiện CSHT giao thông, vận
tải…
- Doanh nghiệp VN không nên phân tán lực lượng sx, tập trung phát
triển ngành công nghiệp phụ trợ mũi nhọn (dệt may,giày dép, …)
 Tăng cường kích cầu nội địa, quảng bá thương hiệu Việt

2. Tăng cường xuất khẩu các nhóm mặt hàng có thế mạnh sang thị trường
Trung Quốc:
- Mời trực tiếp các doanh nghiệp, chuyên gia TQ sang giúp nông dân,
doanh nghiệp tổ chức sx hàng hoá theo quy chuẩn chất lượng.
- Mở rộng mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu hiện có thể mạnh, chủ
động liên kết doanh nghiệp TQ ký hợp đồng xuất nhập khẩu dài hạn,
kế hoạch ổn định.
- Phát triên hệ thống phân phối trên thị trường TQ.
- Tập trung củng cố, phát triển thương hiệu các nhóm mặt hàng có lợi
thế truyền thống( nông sản, dệt may, giày dép…) sang Trung Quốc và
thế giới.
3. Kiểm tra, rà soát việc thực hiện quy định pháp luật của nhà nước về nhà
thầu nước ngoài
4. Hoàn thiện cơ cấu, chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu:
- Thúc đẩy các chính sách tăng cường xuất khẩu
- Hoàn thiện các chính sách quản lý nhập khẩu
5. Quản lý, tuyên truyền, xử lý nghiêm các hoạt động thương mại khu vực
biên giới trái phép:
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu biên giới với Trung
Quốc
- Tăng cường kiểm tra các hoạt động thương mại biên giới Việt - Trung

Page 12 of 13
VI . Tài liệu tham khảo:
www.danviet.de/doc/muc9/b3164d.htm
https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?
ID=1720&Category=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch%20%C4%91%E1%BB
%8Bnh%20k%E1%BB%B3&Group=Ph
https://tuvannet.de/luu-tru-trong-nuoc/nhap-sieu-cuc-lon-tu-tq-gat-tien-khong-
tuong-chieu-moi-cua-pham-nhat-vuong-ty-phu-ban-le-chua-du-dieu-kien-bay-
toi-my-lua-gat-mua-bds-19052021.html

Page 13 of 13

You might also like