You are on page 1of 11

OSPF LSA Types Explained

OSPF sử dụng LSDB (Link state database) và bên trong nó là những LSAs (link-state advertisement). Thay vì
sử dụng 1 gói tin LSA, OSPF có rất nhiều kiểu LSAs khác nhau và trong bài này tôi sẽ show cho bạn tất cả các
LSAs. Hãy bắt đầu với phần tổng quan:

 LSA Type 1: Router LSA.


 LSA Type 2: Network LSA.
 LSA Type 3: Summary LSA.
 LSA Type 4: Summary ASBR LSA.
 LSA Type 5: Autonomous system external LSA.
 LSA Type 6: Multicast OSPF LSA.
 LSA Type 7: Not-so-stubby area LSA (NSSA).
 LSA Type 8: External attribute LSA for BGP (OSPFv2)/ Link Local LSA (OSPFv3).
 LSA Type 9: OSPF Link Scope Opaque (OSPFv2)/ Intra Area Prefix LSA (OSPFv3).
 LSA Type 10: OSPF Area Scope Opaque LSA.
 LSA Type 11: OSPF AS (Autonomous System) Scope Opaque LSA.

Đối với nhiều người, những mảnh ghép này giúp họ dễ hình dung mọi thứ để hiểu và nhớ
được. Tôi muốn hình dung các OSPF LSAs này như những mảnh ghép. Một mảnh ghép
thì không nói lên gì cả nhưng ghép tất cả chúng lại chúng ta sẽ có một bức tranh tổng thể
cho OSPF và đó là LSDB.

Đây là LSA Type đầu tiên:

Mỗi router trong cùng 1 area sẽ flood 1 LSA Type 1 (Type 1 – Router LSA) trong cùng 1 area. Trong LSA này
bạn sẽ tìm thấy danh sách của tất cả các link được kết nối trực tiếp đến Router này. Làm cách nào chúng ta có
thể nhận dạng 1 link?

 IP prefix trên interface.


 Link type. Có 4 link type khác nhau:

CCNP – Trương Trung Hiếu


Đừng lo lắng nhiều về các kiểu link này bây giờ, chúng ta sẽ xem xét chúng sau. Hãy nhớ rằng, Router LSA
luôn luôn nằm trong cùng 1 area.

LSA Type thứ 2 (network LSA) được tạo ra cho mạng multi-access:

CCNP – Trương Trung Hiếu


Network LSA hoặc Type 2 được tạo cho từng multi-access network. Bạn còn nhớ OSPF network types? The
broadcast và non-broadcast network types yêu cầu DR/BDR. Nếu đúng như vậy, bạn sẽ thấy các network LSA
này được tạo bởi DR. Trong LSA này bạn sẽ tìm thấy tất cả các routers được kết nối trực tiếp đến multi-access
network, DR và dĩ nhiên là các prefix và subnet mask.

Trong ví dụ ở trên chúng ta sẽ thấy R1, R2 và DR trong network LSA. Chúng ta cũng có thể thấy prefix
192.168.123.0/24 trong LSA này. Điều cuối cùng cần đề cập: Network LSA luôn luôn nằm trong 1 area.

Hãy xem LSA type số 3:

CCNP – Trương Trung Hiếu


Type 1 router LSAs luôn luôn nằm trong 1 area. Tuy nhiên OSPF làm việc với multiple areas và có lẻ bạn
muốn full connectivity trong tất cả các areas. R1 sẽ flooding 1 router LSA trong cùng 1 area như vậy R2 sẽ lưu
trữ chúng trong LSDB của nó. R3 và R4 cũng cần phải biết về các mạng này trong area 2.

R2 sẽ tạo ra 1 Type 3 summary LSA và flood chúng vào trong area 0. LSA này sẽ flood vào trong tất cả areas
khác trong OSPF network. Bằng cách này tất cả các routers trong areas đó sẽ biết về prefixes từ areas kia.

Cái tên “summary” LSA rất dễ gây hiểu nhầm. Bởi mặc định OSPF sẽ không summarize tất cả mọi thứ cho
bạn. tuy nhiên để làm điều này bạn cần 1 câu lệnh summarize inter-area routes. Hãy xem bài OSPF
summarization nếu bạn quan tâm. Nếu bạn xem vào bảng định tuyến của OSPF router và bạn sẽ thấy vào O IA
entries, bạn xem ở LSA type 3 summary LSAs. Tất cả chúng là inter-area prefixes!

LSA Type 4:

Trong ví dụ này, chúng ta có R1 được redistributing thông tin từ RIP router và trong OSPF. Điều này làm cho
R1 thành ASBR (Autonomous System Border Router). Điều gì sẽ xảy ra nếu R1 lật một chút trong router LSA
để định nghĩa chính nó là ASBR. Khi R2 là ABR nhận router LSA này, nó sẽ tạo ra type 4 summary ASBR
LSA và flood nó vào trong area 0. LSA này cũng được yêu cầu và flooded trong tất cả các area khác, như vậy
tất cả các OSPF routers khác sẽ biết nơi có thể tìm thấy ASBR.
CCNP – Trương Trung Hiếu
Còn LSA type 5 thì sao? Hãy kiểm tra nó:

Cùng mô hình nhưng tôi sẽ thêm 1 prefix (5.5.5.0/24) ở RIP Router. Prefix này sẽ được redistributed vào trong
OSPF. R1 (ASBR) sẽ take care nó và tạo ra 1 type 5 external LSA cho nó. Đừng quên là chúng ta vẫn cần type
4 summary ASBR LSA để xác định vị trí R1. Nếu bạn chưa bao giờ thử redistribution với OSPF, bạn có thể
thấy O E1 hoặc E2 entries. Đó là những external prefixes và type 5 LSAs của chúng ta.

Còn OSPF LSA type 6 thì sao? Type 6 multicast OSPF LSA Tôi sẽ có thể bỏ qua vì nó chưa được sử dụng.
Nó thậm chí không được hỗ trợ bởi Cisco. Chúng ta sử dụng PIM (Protocol Independent Multicast) cho cấu
hình multicast.

Nếu bạn đang học LSA types cho chương trình CCNA thì bạn cũng không cần quan tâm về LSA Type 7.
Chúng sẽ dụng 1 kiểu area đặt biệt được gọi là NSSA và chỉ được cover trong chương trình CCNP.

Hãy xem LSA type cuối cùng, đó là type 7:

LSA Type cuối cùng… NSSA area không cho phép type 5 external LSAs. Trong hình của tôi R1 vẫn là ASBR
redistributing thông tin từ RIP vào trong OSPF.

CCNP – Trương Trung Hiếu


Vì type 5 không được cho phép nên chúng ta phải nghĩ về thứ khác. Đó là lý do tại sao chúng ta phải có type 7
external LSA nó mang cùng một thông tin nhưng nó không bị blocked trong cùng NSSA Area. R2 sẽ chuyển
type 7 này thành type 5 và flood nó vào trong areas khác.

Để tôi tóm tắt các LSA Types lại cho bạn:

 Type 1 – Router LSA: Router LSA sẽ được tạo ra bởi các router cho từng area mà nó được đặt vào.
Trong link-state ID bạn sẽ tìm thấy gốc của Router ID.
 Type 2 – Network LSA: Network LSAs được tạo ra bởi DR. Link-state ID sẽ là router ID của DR.
 Type 3 – Summary LSA: Summary LSA được tạo bởi ABR và flooded trong các areas khác.
 Type 4 – Summary ASBR LSA: Routers khác cần biết về nơi sẽ tìm thấy ASBR. Đây là lý do tại sao
ABR sẽ tạo ra 1 summary ASBR LSA bao gồm router ID của ASBR trong trường link-state ID.
 Type 5 – External LSA: Cũng được biết như là autonomous system external LSA. External LSAs được
tạo ra bởi ASBR.
 Type 6 – Multicast LSA: Không được hỗ trợ và không sử dụng.
 Type 7 – External LSA: Cũng được biết như là not-so-stubby-area (NSSA) LSA: như bạn thấy area 1
là NSSA (not-so-stubby-area) không allow external LSAs (type 5). Để khắc phục vấn đề này, chúng ta
ra Type 7 LSAs thay thế.

Điều duy nhất còn lại cần làm là xem xét các LSAs này hoạt động như thế nào… đến lúc chúng ta phải cấu hình
vài router rồi!

Verification

Chúng ta có thể xem tất cả các OSPF types trong LSDB, để chứng minh điều này tôi sẽ sử dụng mô hình sau:

Nó rất dễ setup với 3 routers và 2 areas. Tôi đã thêm vài loopback như vậy chúng ta có prefixes để xem. Đây là
cấu hình:

CCNP – Trương Trung Hiếu


Hãy bắt đầu bằng cách nhìn vào LSDB của R1:

Bằng cách sử dụng câu lệnh show ip ospf database chúng ta có thể xem LSDB và chúng ta có thể thấy type 1
router LSAs, type 2 network LSAs và type 3 summary LSAs ở đây. Chúng ta có thể tìm thấy gì ở đây nữa?

 Link ID: Từng LSA được định danh là gì.


 ADV router: router quảng bá LSA này.
 Age: Maximum age counter trong mỗi giây. Maximum là 3600 giây hoặc 1 giờ.
 Seq#: Đây là nơi bạn thấy sequence number bắt đầu tại 0x80000001 và tăng lên 1 cho từng update.
 Checksum: đây là checksum cho từng LSA.
 Link count: Ở đây nó show tổng số links đang được kết nối trực tiếp chỉ được sử dụng cho router LSA.

CCNP – Trương Trung Hiếu


Đó là LSA Type 1, 2 và 3. Để show type 4 và 5 tôi phải thay đổi một số thứ:

Để hoàn thành việc này tôi sẽ redistribute một vài thứ trên R1 vào trong OSPF:

Tôi sẽ tạo thêm loopback interface và cấu hình địa chỉ IP. Sau đó tôi sẽ nói với OSPF là redistribute connnected
interface vào trong OSPF. Hãy xem LSDB của R2 và R3:

Ở đây bạn sẽ thấy type 5 external LSA trong LSDB của R2. Hãy xem R3:

CCNP – Trương Trung Hiếu


R3 trong area khác so với R1 như vậy nó cần phải biết nơi sẽ tìm thấy ASBR. Trong LSDB bạn có thể thấy
type 5 external LSA nhưng nó cũng có type 4 summary ASBR LSA với địa chỉ là R1. Bởi vì LSA này, R3 biết
cách truy cập đến ASBR. Type 4 LSA này tạo ra bởi R2 (ABR).

Có một LSA Type nữa mà tôi muốn show cho bạn là type số 7. Tôi phải sử dụng NSSA area type:

Area 1 có thể là NSSA và tôi đã thêm loopback trên R3. Đây là cấu hình:

CCNP – Trương Trung Hiếu


Bây giờ tôi sẽ tạo thêm loopback interface trên R3 và redistribute nó vào trong OSPF.

Hãy xem điều gì sẽ xảy ra với LSDB của chúng ta:

Bạn có thể thấy rằng R3 đã tạo ra type 7 external LSA cho prefix trên loopback interface.

R2 có type 7 external LSA trong LSDB của chúng nó vì nó có cùng area với R3. Nó cũng tạo ra type 5 external
LSA để flood vào trong area 0. Nó làm điều này bởi vì R2 là ABR.

CCNP – Trương Trung Hiếu


R1 chỉ có 1 type 5 external LSA trong LSDB cho prefix này. Điều này chứng tỏ type 7 external LSA của tồn tại
bên trong NSSA.

Thế thôi! Đó là tất cả LSA Types mà chúng ta có cho OSPF và chúng có những tính năng khác nhau. Hãy xem
kỹ LSDB trong khi bạn làm lab.

CCNP – Trương Trung Hiếu

You might also like