You are on page 1of 40

Hướng dẫn quản trị SCv bằng phần mềm Enterprise Manager

1. Một số khái niệm cơ bản


- Dell Compellent: Thiết bị lưu trữ dữ liệu
- SCv : Một model của thiết bị lưu trữ Dell Compellent
- SCOS : Hệ điều hành thiết bị lưu trữ Dell Compellent
- StorageCenter (SC) : Giao diện quản trị dạng web dành cho thiết bị lưu trữ Dell Compellent
- Enterprise Manager (EM): Phần mềm quản trị tập trung cho thiết bị lưu trữ Dell Compellent
- Enterprise Manager (EM client): Phần mềm dùng truy cập vào EM/SC để quản trị thiết bị lưu
trữ Dell Compellent
- Volume : vùng lưu trữ trên SCv – cũng coi là khái niệm LUN ở các thiết bị lưu trữ khác. -
Server : Định nghĩa 1 máy chủ
- Cluster / Server Cluster : Định nghĩa 1 cụm máy chủ
- Write : Dữ liệu mới ghi, truy cập
- Replay : ảnh chụp tức thời dữ liệu (snapshot)
- Tier : Phân loại tốc độ của vùng lưu trữ. Tốc độ giảm dần từ Tier 1 (nhanh nhất) đến Tier 3
(chậm nhất).
- Data Progression : SCOS sẽ chuyển dữ liệu giữa các Tier (các loại đĩa cứng) và giữa các loại
RAID trong cùng 1 Tier.

2. Truy cập vào phần mềm quản trị Enterprise Manager client
Chạy phần mềm Dell Enterprise Manager Client. Chọn “Log in to a Storage Center or Data Collector”.
Nhập vào thông tin tài khoản và mật khẩu quản trị (xem bảng thông số cài đặt)
Giao diện quản trị sau khi đăng nhập.
Một số tác vụ quản lý:
Kết nối 1 Volume trên SAN vào server (máy chủ) hoặc cluster (cụm máy chủ), cần thực hiện các việc sau
(tham khảo các mục từ 2 - 11 phía dưới):
- Tạo Volume
- Tạo Server
- Kết nối Volume vào Server / Cluster
- Trên máy chủ, thực hiện nhận dạng Volume. Sau đó định dạng (format) và sử dụng.

3. Tạo Volume
Chú ý: Volume được tạo ra luôn là Thin provisioning (cấp phát theo dung lượng sử dụng thực tế). Vì vậy
có thể cấp phát nhiều hơn dung lượng của toàn hệ thống. Tuy nhiên cần phải giám sát việc tăng trưởng dữ
liệu để tránh tình trạng toàn bộ dung lượng bị sử dụng hết dẫn tới dừng hệ thống.
Bấm phải chuột vào mục “Volumes” hoặc một thư mục (ví dụ “Vmware ESXi6.0” và chọn “Create
Volume”.
Đặt tên cho Volume rồi bấm “Next”
Chọn kích thước cho Volume rồi bấm “Next”
Chọn kiểu RAID và bấm “Next”
Chú ý : Có 3 kiểu RAID như hình bên dưới
Balanced (RAID 10 Active – Parity RAID Replay) : Cân bằng giữa tộc độ truy cập và dung lượng ổ
cứng hữu dụng. Ghi vào RAID 10, Replay (snapshot) RAID 5/6
Maximize Performance (RAID 10) : Tốc độ truy cập cao, tốn dung lượng ổ cứng hữu dụng. Ghi vào
RAID 10, Replay (snapshot) RAID 10.
Maximize Efficiency (Parity RAID) : Tối đa dung lượng ổ cứng hữu dụng. Ghi vào RAID 5/6, Replay
(snapshot) RAID 5/6.
Chọn loại Replay (hay Snapshot) rồi bấm “Next”
Chọn máy chủ sẽ kết nối tới Volume và bấm “Next”
Xác nhận thông tin và bấm “Finish”
Kết quả như hình dưới đây.

4. Xóa Volume
Bấm phải chuột vào Volume cần xóa và chọn “Delete”.
Xác nhận Volume cần xóa, có thể chọn bỏ qua “Recycle bin” (thùng rác) rồi bấm “OK”
Kết quả như hình dưới.

Để xóa vĩnh viễn Volume trong “Recycle Bin”, bấm phải chuột vào biểu tượng của Volume cần xóa rồi
“Delete”.
Bấm “OK” để xác nhận.

Kết quả như hình dưới.


5. Tăng dung lượng (mở rộng) Volume
Chọn Volume cần tăng dung lượng, bấm phải chuột rồi chọn “Expand Volume”.
Nhập vào dung lượng mong muốn rồi bấm “OK”.
Kết quả như hình dưới.

Chú ý : Sau đó phải vào OS (trên máy chủ đang kết nối vào Volume) để tiến hành tăng dung lượng của
phân vùng ổ cứng trong OS.
6. Tạo máy chủ
Bấm phải chuột vào biểu tượng “Servers” và chọn “Create Server”

Đặt tên cho máy chủ, chọn Hệ điều hành và bấm “OK”.
Máy chủ sẽ được tạo ra.
7. Xóa máy chủ
Bấm phải chuột vào biểu tượng máy chủ cần xóa và chọn “Delete”

Bấm “OK” để xác nhận.


8. Tạo cụm máy chủ
Bấm phải chuột vào biểu tượng “Servers” và chọn “Create Server Cluster”.

Đặt tên cho cụm máy chủ, loại Hệ điều hành và bấm “OK”.
9. Thêm máy chủ vào Cụm máy chủ
Bấm phải chuột vào máy chủ cần thêm (vào cụm máy chủ) và chọn “Add Server to Cluster”.
Chọn Cluster rồi bấm “OK”
10. Kết nối Volume vào Server hoặc Cluster
Chọn Volume cần kết nối vào Server, bấm phải chuột chọn “Map Volume to Server”.
Chọn Server hoặc Cluster rồi bấm “Next”.
Bấm “Finish”
11. Tạo Replay profile
Chọn thiết bị lưu trữ cần tạo thêm Replay profile, chuyển sang mục “Storage – Storage”. Bấm phải chuột
vào “Replay Profile” và chọn “Create Replay Profile”.

Nhập thông tin vào các mục


- “Name”: Tên của Replay profile
- “Notes”: Ghi chú
Chọn “Add Rule” và nhập vào các thông tin cần thiết (tần suất tạo Replay, thời gian Expire) rồi bấm
“OK”.
Kiểm tra lại thông tin đã đưa vào rồi bấm “OK” để khởi tạo Replay profile.

Replay profile sẽ được tạo ra

12. Khác
a. Theo dõi tình trạng ổ cứng
- Ổ cứng có biểu tượng “S” là ổ Hot-spare.
- Ổ cứng có biểu tượng gạch chéo là ổ hỏng.
b. Theo dõi phân bổ RAID
c. Theo dõi dung lượng sử dụng của các Volume.
d. Theo dõi kết nối FC
e. Tắt (Shut Down) hoặc khởi động lại (Restart) thiết bị
Bấm phải chuột vào biểu tượng “Storage Center xxx” rồi chọn “Actions – System – Shut Down/Restart”.

Chọn tắt (Shut Down) hoặc khởi động lại (Restart) rồi bấm ”OK”
Thiết bị sẽ tắt sau khi bấm “OK”.

Tắt vật lý (nguồn điện cung cấp).


Lưu ý: Khi bật thiết bị bắt buộc phải theo trình tự sau
- Bật nguồn cho khay đĩa, đợi cho tới lúc toàn bộ các đĩa cứng đã được khởi động xong (khoảng
10’ – 15’)
- Bật nguồn đồng thời cả 2 controller.

You might also like