You are on page 1of 16

PHẦN LÝ THUYẾT

Cách mở đầu:
Mình tên là ……
Và sau đây mình xin thuyết trình về mặt Lý Thuyết của Kỹ Năng
Lắng Nghe
Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu xem NGHE và LẮNG NGHE là
gì ?
 Nghe là hình thức tiếp nhận thông tin qua thính giác.

 Lắng nghe là tiếp nhận thông tin qua thính giác đi kèm với
trạng thái chú ý. Lắng nghe giúp con người hiểu được nội
dung thông tin và cả những trạng thái cảm xúc, tình cảm của
người nói.

Vậy thì chúng ta cũng có thể hiểu đơn giản Nghe sẽ là một
hành động về vật lý, còn Lắng Nghe lại là một quá trình liên
quan đến tâm lý, nếu như nghe đơn thuần là sử dụng đôi tai
của mình để tiếp nhận âm thanh thì Lắng Nghe là quá trình
chúng ta phải tư duy phải tìm hiểu, chúng ta phải đọc, chúng
ta phải quan sát những thông tin mà chúng ta tìm hiểu sau đó
sử dụng quá trình tâm lý này để phản hồi, cũng như đoán biết
ý của người khác như thế nào
Vậy thì chung quy lại :
Kỹ Năng Lắng Nghe là khả năng hiểu được nội dung lời
nói, nhận biết được tâm trạng, cảm xúc và nhu cầu của người
nói.
Tiếp theo chung ta sẽ đi đến Lợi ích của việc lắng nghe
Theo như ông Paul Tory Rankin ( Pao to ri răn kin ) , trong
giao tiếp bằng ngôn ngữ, con người dùng 42,1% tổng số thời
gian cho việc nghe, 31,9% cho việc nói, 15% cho việc đọc và
11% cho việc viết. Như vậy, trong giao tiếp bằng ngôn ngữ,
lắng nghe chiếm gần nửa số thời gian. Điều này cho thấy, kỹ
năng lắng nghe là hết sức quan trọng và việc lắng nghe sẽ
mang lại nhiều lợi ích cho cả người nói lẫn người nghe.
Đối với người nghe, việc lắng nghe có tác dụng:
-Thu thập được nhiều thông tin hơn. Khi lắng nghe, chúng
ta sẽ thu nhận được nhiều thông tin hơn từ phía người nói để có
nhiều căn cứ, cơ sở hơn khi quyết định một vấn đề gì đó. Hơn
nữa, theo tâm lý thông thường thì người ta chỉ muốn nói với
những ai biết lắng nghe nên khi được lắng nghe, người ta sẽ
chia sẻ nhiều hơn.
- Tạo nên bầu không khí lắng nghe trong giao tiếp và tạo ra
mối quan hệ tốt đẹp. Khi
người khác đang nói, chúng ta lắng nghe thì đến
lượt chúng ta nói, họ cũng sẽ chú ý lẳng
nghe. Làm được điều này, hai bên sẽ hiểu nhau nhiều hơn và tạo
nên sự hài lòng đối với nhau.
Đối với người nói, lắng nghe mang lại những lợi ích sau:
-Thoả mãn được nhu cầu của người nói. Khi nói, ai cũng
có nhu cầu được người khác quan tâm, lắng nghe nên khi bạn
lắng nghe tức là đã thoả mãn được nhu cầu của người nói. Điều
này cũng sẽ tạo nên những ấn tượng tốt đẹp trong lòng người
nói

- Khuyến khích người nói thể hiện quan điểm, ý tưởng của
mình. Khi được lắng nghe, người nói sẽ cảm thấy mình
được tôn trọng và có thể thoải mái để chia sẻ những suy
nghĩ, quan điểm, ý tưởng của mình.

Và tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về các kiểu lắng nghe

Chúng ta có 6 kiểu nghe, đầu tiên:


- Nghe giải trí: là nghe để thư giãn, thưởng thức, không nhằm
đánh giá hay phân tích.
Ví dụ: chúng ta nghe nhạc trên ô tô, trong phòng làm việc…
- Nghe giao tiếp xã hội: là nghe không nhằm mục tiêu trao đổi
thông tin chuyên biệt, chỉ để giao tiếp xã hội; độ xác thực và ý
nghĩa của thông tin không phải là mục tiêu quan trọng của giao
tiếp.
Ví dụ: chào hỏi xã giao, trò chuyện trong các buổi tiệc, gặp
mặt…
- Nghe để lĩnh hội thông tin, tri thức: là nghe để tiếp nhận
thông tin, tri thức khoa học, không phê phán.
Ví dụ: học sinh, sinh viên nghe giảng, nghe nói chuyện thời sự,
phổ biến kiến thức…
- Nghe có phân tích, đánh giá:
Ví dụ: nghe để phản biện trong các cuộc chia sẻ thông tin, bảo vệ
luận án, nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học...
- Nghe để ra quyết định: nghe để có cách xử lý tình huống thích
hợp trong quản lý, trong cuộc sống
- Nghe để đồng cảm: nghe để cảm nhận những biểu cảm của
người nói đằng sau thông điệp.

Tiếp theo sẽ là Các cấp độ lắng nghe


Như trên slide chúng ta có 5 cấp độ, đầu tiên:
-Không nghe, tức là không quan tâm, không chú ý, bỏ
ngoài tai tất cả những gì người nói đang nói. Biểu hiện của cấp
độ nghe này là nói chuyện riêng hay làm việc khác khi người
nói đang nói.
-Nghe giả vờ, là tỏ vẻ chú ý lắng nghe nhưng thực chất lại
đang suy nghĩ về một vấn đề khác hoặc không quan tâm và
không hiểu được thông tin của người nói. Việc gật đầu, chăm
chú nghe nhưng không nêu nội dung và thỉnh thoảng có những
hành vi, cử chỉ trái ngược với nội dung mà người nói muốn
truyền tải là những biểu hiện của nghe giả vờ.
-Nghe có chọn lọc, là người nghe chỉ nghe một phần thông
tin và nghe những gì mình quan tâm, ưa thích. Biểu hiện của
cấp độ nghe này là lâu lâu nói chuyện hay làm việc riêng.
-Nghe chăm chú, là tập trung chú ý vào lời người nói và cố
gắng để hiểu họ. Ở kiểu nghe này, người nghe tập trung vào
người đối thoại, không làm việc riêng nhưng không có các cử
chỉ thể hiện mình hiểu thông tin người nói đưa ra và khuyến
khích họ nói.
-Nghe thấu cảm, là kiểu nghe mà người nghe không chỉ
chăm chú lắng nghe mà còn đặt mình vào vị trí của người nói
để có thể hiểu họ một cách thấu đáo. Khi nghe thấu cảm, không
chỉ hiểu được những thông điệp người nói muốn chuyển tải mà
còn hiểu được tâm tư, tình cảm, nhu cầu của họ. Lúc này, việc
lắng nghe không chỉ bằng tai mà bằng cả trái tim và khối óc.
Sự chăm chú, các câu hỏi gợi mở, các hành vi đáp ứng và
khuyến khích người nói... là biểu hiện của hình thức lắng nghe
này.

Tiếp theo sẽ là những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của
lắng nghe
Theo D.Torrington (Tó rìn thần), 75% các thông báo miệng không được chú ý đến, bị
hiểu sai hoặc bị lãng quên nhanh chóng, còn khả năng nắm bắt được những ý nghĩ sâu sắc
trong lời nói của người khác thì càng hiếm hơn. Điều này chứng tỏ rằng, để lắng nghe có
hiệu quả không chỉ đơn giản là: muốn lắng nghe thì đừng nói mà còn có nhiều yếu tố khác
ảnh hưởng đến hiệu quả của việc lắng nghe.
a. Tốc độ tư duy
Thông thường, tốc độ nói của người trưởng thành là 125 từ/phút trong khi tốc độ suy
nghĩ của con người nhanh gấp 4 lần nên thời gian dùng để
suy nghĩ nhiều hơn là để lắng
nghe, nghĩa là chúng ta thường bị phân tán tư tưởng. Do vậy, khi nói về một vấn đề gì đó,
chúng ta nên nói ngắn gọn và cũng không nên nói quá chậm rãi sẽ dễ làm người nghe mất tập
trung.
b. Sở thích
Người ta thường chỉ nghe những gì mà mình thích. Khi gặp những vấn đề không phù
hợp với mình thì thường không muốn nghe và không nghe.
c. Sự phức tạp của vấn đề
Khi nghe một vấn đề phức tạp, nằm ngoài hiếu biết hay ít liên quan vì con người
thường có xu hướng bỏ ngoài tai, không lắng nghe nữa.
d. Thiếu kiên nhẫn
Lắng nghe đòi hỏi phải kiên nhẫn vì không phải lúc nào người nói cùng nói những gì ta
muốn được nghe. Chính vì vậy, trong thực tế thường xảy ra tình trạng cả hai người cùng
tranh nhau nói hay cùng nói. Khi nghe người khác nói, chúng ta thường có những ý kiến đáp
lại và ruon nói ngay những suy nghĩ đó. Nếu không biết kiềm chế và kiên nhẫn nghe người
khác nói thì việc lắng nghe không thể có hiệu quả.
e. Thiếu kỹ năng lẳng nghe
Cũng giống như những kỹ năng khác, muốn lắng nghe tốt thì phải thật sự tập luyện và
để tập luyện hiệu quả thì phải có những bài tập rất thể. Vì vậy, việc trang bị kỹ năng lắng
nghe trong giao tiếp là điều không đơn giản nếu như không muốn nói là cực kỳ quan trọng và
cần thiết
g. Thiếu quan sát khi nghe
Muốn lắng nghe hiệu quả, không chỉ cần đến thính giác mà cả các giác quan khác,
nhất là thị giác đế có thể nắm bắt hết thông điệp mà người nói muốn chuyển tải qua ngôn
ngữ và những yếu tố phi ngôn ngữ.
h. Những thành kiến, định kiến tiêu cực
Khi có thành kiến, định kiến với người đối thoại hoặc vấn đề mà người đối thoại đề
cập đến thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ và hiệu quả lắng nghe. Trong những trường
hợp đó, hiệu quả lắng nghe sẽ bị giảm sút một cách đáng kể.
i. Những thói quen xấu khỉ lẳng nghe
Trong khi nghe, không ít người thường mắc phải những thói quen xấu như: cắt ngang
lời người nói, đoán trước ý người nói, giả vờ chú ý... Những điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực
đến hiệu quả lắng nghe.
Những yếu tố cản trở việc lắng nghe
Về phần chủ quan
Rào cản về chủ quan là những rào cản xuất phát từ chính chủ thể
giáo tiếp. Rào cản chủ quan như là:
Thái độ nghe không thiện chí, không hợp tác, tự cao, tự đại, bảo
thủ
Yếu tố tâm lý: sợ, lo lắng, tự ti
Độ nhạy của thính giác và tốc suy nghĩ là 2 yếu tố liên quan phản
xạ, nếu không bị 2 yếu tố này làm ảnh hưởng quá nhiều đến mình
bản có thể rất phù hợp để trở thành một leader, trưởng phòng …
Không đủ trình độ để hiểu những người khác nói cũng là một nỗi
lo nghiêm trọng, chúng ta có thể tìm hiểu trước đối tượng giao
tiếp với chung ta, từ đó chúng ta có thể chuẩn bị cho mình trước
một số kiến thức vững chắc
Cách trình bày không thu hút: dài dòng khó hiểu, từ địa phương,
đơn điệu,…
Nội dung giao tiếp không phù hợp: quá nhiều, khó hiểu, không
háp dẫn
Ngoại hình không ưa nhìn: về trang phục, trang sức, trang điểm
không phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.

Về khách quan
Rào cản khách quan là những rào cản bên ngoài hoặc là do đối
tượng giao tiếp. Rào cản khách quan như là:
Môi trường không thuận lợi ( như là tiếng ồn, khói, bụi, nóng,
lạnh, mưa, nắng,…
Bất đồng về ngôn ngữ
Bất đồng văn hóa
Thái độ không hợp tác của đối tượng giao tiếp

Tiếp theo là về kỹ năng lắng nghe hiệu quả


Lắng nghe không chỉ là một kỹ thuật mà còn là một nghệ thuật. Để lắng nghe có hiệu quả, con
người phải có sự tập luyện thường xuyên Cần chú ý một số kỹ năng sau đây để có thể nâng cao
hiệu quả của việc lắng nghe:
a. Kỹ năng gợi mở
Trong giao tiếp, có những vấn đề, nội dung khó nói hoặc tế nhị người ta sẽ khó chia sẻ
một cách tự nhiên. Cũng có khi, do sự chi pl của yếu tố cảm xúc làm cho người ta thường e
ngại hoặc bối rối trư người khác. Đe cho người đối thoại tự nhiên và mạnh dạn chia sẻ, có
áp dụng một số thủ thuật như sau:
- Tỏ ra am hiểu vấn đề và đồng cảm về cảm xúc. Sử dụng những câu nói như “Tôi
hiểu”, “Tôi đã từng nghe về vấn đề này” hay “Tôi thể hiểu được lúc đó anh buồn như thế
nào...” cùng với những yếu giao tiếp phi ngôn ngừ như nét mặt, ánh mắt, nụ cười để người
nói c nhận được rằng mình đang quan tâm và hưởng ứng với những gì họ nói.
- Có sự phản hồi thích hợp với những nội dung mà người nói chia sẻ. Việc phản hồi này không
chỉ bằng lời nói mà cần bằng cả cử chỉ điệu bộ như sự gật gù, nhún vai, chau mày... sẽ làm cho hiệu
ứng tiếp gia tăng một cách đáng kể.
- Đặt câu hỏi để làm rõ hơn vấn đề và cũng để thể hiện sự quan đến nội dung đối thoại. Nên
sử dụng dạng câu hỏi mở và không nên quá nhiều. Tuỳ vào tình huống mà có thể sử dụng những câu
hỏi “Rồi sao nữa?”, “Lúc đó anh phản ứng như thế nào?”...
- Giữ sự im lặng đầy thiện chí. Trong quá trình giao tiếp, có những lúc câu chuyện sẽ bị ngắt
quãng và người nói sẽ tạm thời im lặng. Những lúc như vậy, nếu người nghe cũng biết giữ im lặng
nhưng vẫn thể hiện sự chờ đợi để tiếp tục lắng nghe thì người nói sẽ sớm nối lại cuộc đối thoại.
Tuy nhiên, nếu sự im lặng đó quá lâu thì bạn cần phải chủ động phá vỡ sự im lặng đó để sự tương
tác đích thực bắt đầu được hiện diện.
b. Kv năng bộc lộ sự quan tâm
- Khi lắng nghe, nên ngồi hướng về phía người đối thoại và thể hiện sự quan sát.
- Có sự tiếp xúc bằng mắt một cách hợp lý. Nên giữ khoảng thời gian giao tiếp bằng mắt từ 70
75% tổng thời gian cuộc đối thoại. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên tập trung ánh mắt vào một điểm
nào đó trên cơ thể mà phải nhìn tổng thể cả con người họ và tốt nhất nhìn từ phần bờ vai trở lên
phía ánh mắt.

- Có những cử chỉ, động tác đáp ứng lại người nói như: gật đầu, mim cười hay những động tác
của tay... cần tuyệt đối tránh những :ư thể cho thấy bạn đang thờ ơ hoặc không hứng thú với người
nói như: bẻ ngón tay, chống cằm, vặn mình hay mân mê một vật gì đó... Đây là những cử chỉ trong vô
thức có thể xuất hiện sẽ có nguy cơ làm cho mối quan hệ giao tiếp của bạn dễ dàng bị rạn nứt một
cách không thương tiếc...
c. Kỹ năng tạo lập không khi giao tiếp thoải mái, bình đẳng
Để tạo ra bầu không khí bình đẳng, thoải mái trong giao tiếp cần lưu ý:
- Giữ khoảng cách giao tiếp phù hợp. Tuỳ vào mức độ mối quan hệ mà cần giữ khoảng cách
gần hay xa cho tương ứng.
- Tư thế ngang tầm: khi một người đứng thì người kia cũng nên đứng và khi người kia ngồi thì
thì cũng nên ngồi trong quá trình tương tác của cuộc giao tiếp. Không nên một người đứng, một người
ngồi sẽ tạo nên sự chênh lệch về vị thế, cần lưu ý tránh một vài tư thế như khoanh tay hay bỏ tay
vào túi quần vì những cử chỉ này thể hiện sự không hào hứng hay khép kín trong giao tiếp.
d. Kỹ năng phản ánh lại
Việc phản ánh lại trong giao tiếp vừa giúp bạn xác định lại nhận thức của bản thân có
đúng với những gì người đối thoại muốn chuyên tải không, vừa thể hiện sự quan tâm của
bạn đối với người nói.
Phản ánh lại thực chất là việc người nghe diễn đạt lại ý của người nói theo cách hiểu
của mình. Những câu nói thường được sử dụng là “Theo tôi hiểu thì ý anh là..“Không biết có
phải ý của anh là..”hay “Hình như anh muốn nói
PHẦN TÌNH HUỐNG
Cách mở đầu:
Mình tên là ……
Và sau đây mình xin thuyết trình về phần Tình Huống của
Kỹ Năng lắng nghe

Tình huống 1:
*Các bạn đã bao giờ ngồi trong một cuộc trò truyện mà
mình ngồi im từ đầu đến cuối
và sau khi kết thúc cuộc trò truyện trong đầu của mình
không động lại bất cứ một điều gì chưa ?
- Đây là một trong những hiểu lầm khi mà chúng ta lắng
nghe
việc mà chúng ta ngồi im không nói, không đồng nghĩa
với việc chúng ta đang lắng nghe
Vậy:
+ làm sao biết được chúng ta đang lắng nghe ?
+ làm sao để biết được chúng ta nghe và hiểu được những
điều gì và cái hiểu của chúng ta có đúng hay không ?
Vậy thì cái mấu chốt ở đây là chúng ta cần phải tham gia
vào cuộc trò chuyện
bằng cách vẫn phải nói,chia sẽ những suy nghĩ quan điểm
và hỏi lại, nếu chúng ta không hiểu,
khi đó mới thật sự là mình đang tham gia hết mình vào
cuộc trò chuyện đó
Tình huống 2: Nghe để học hỏi
*Các bạn nghe một bài giảng trên giảng đường hay mình
là thực tập sinh mình đang tham gia vào một chương trình
training huấn luyện về php chẳng hạn và người dạy đang
dạy cho mình, khi đó các bạn phải nghe và học được
một bài học mới cho mình, để có thể lắng nghe và học hỏi
tốt hơn các bạn cần trao dồi 2 khả năng sau:
- Khả năng hệ thống
mình nghe và mình phải sắp xếp được hệ thống

ví dụ: à hôm này bài giảng này có ba phần 1 là ... 2 là ... 3


là ...
mình sắp xếp lại để mình nhìn thấy một bức tranh toàn
viện hơn về một thứ mà mình mới vừa học
chứ không phải là một số thông tin rời rạc

đó là khả năng số 1, khả năng số 2 là


- Khả năng đặt câu hỏi
Để thực sự biết là mình có hiểu hay chưa ?
mình nắm bắt đúng vấn đề hay chưa ?
các bạn phải có khả năng đặt ra những câu hỏi và có 2 câu
hỏi mà các bạn cần phải đặt ra được cho mình
1 là mình hiểu có đúng hay không ?
2 là mình sẽ áp dụng những điều này vào cuộc sống của
riêng mình như thế nào ?

và khi các bạn có 2 câu hỏi đó rồi mỗi thứ mà các bạn
nghe các bạn phải luôn dùng 2 câu hỏi đó để xác nhận lại
bằng cách là nếu mình đã hiểu như thế nào Hãy hỏi - Trao
đổi - Chia sẽ để biết là mình hiểu đúng
Nếu mình muốn áp dụng vào một điều gì đó cũng sẽ hỏi
trao đổi thảo luận để biết cách mà mình xài
cho phù hợp vào một tình huống trong cuộc sống của
mình và đó là lúc các bạn có khả năng tham gia vào trong
các bài giảng
khi đó mới gọi là thực sự lắng nghe để học hỏi chứ không
chỉ là ngồi nghe và ghi chép một cách bị động

Tình huống 3: Nghe để đồng cảm


Đây là lúc mà có một người bạn của mình, người thân của
mình một người nào đó đang có rất nhiều tâm sự
họ rất muốn chia sẻ mà Ước gì có một người thật sự lắng
nghe mình toàn tâm toàn ý, để họ có thể trút ra hết
tất cả những lo âu những cái suy nghĩ những cái cảm xúc
mà họ đang có và đó là lúc mà chúng ta cần Học cách
lắng nghe
để đồng cảm được với họ ( mấy bạn FA chú ý chỗ này
nha lỡ quen bạn nữ nào mà người ta chia sẽ mấy bạn ko
biết lắng nghe là tạch liền )

Lắng nghe để đồng cảm là lúc mà mình dành hầu hết thời
gian chỉ để lắng nghe thôi
các bạn lâu lâu có thể hỏi một vài câu hỏi để làm rõ thêm
nếu mà mình đang nghe mà mình không hiểu
cái mạch chuyện của người đó
Nhưng mà trong lúc này người đang chia sẻ họ có rất
nhiều cảm xúc, họ chỉ muốn xả ra
cho hết thôi, nên đôi khi việc của mình chỉ là ngồi im lắng
nghe trong hầu hết thời gian mà họ chia sẻ
và trong lúc các bạn đang lắng nghe như vậy, các bạn
đừng suy nghĩ gì quá nhiều, đừng phán xét đúng sai,
không nên đưa ra lời khuyên lúc này, nhiệm vụ lúc này
của mình là nghe để hiểu hết cảm xúc của người đó
Không chỉ nghe sự việc và câu chuyện, cái quan trọng
nhất lúc này là NGHE RA ĐƯỢC CẢM XÚC

Nên mình có một cái công thức để các bạn có thể đặt câu
hỏi vào những lúc phù hợp đó là:
à bạn đang cảm thấy . . . về . . .
ví dụ: Bạn đang cảm thấy mệt mỏi về việc có nhiều
deadline quá đúng hem ?
hỏi ở đây không chỉ nghe được sự việc, Hỏi ở dây là để
nghe được cảm xúc của họ
Và điều lưu ý cuối cùng là Hãy thật sự chân thành để tâm
đến câu chuyện
có đôi khi chúng ta sẽ hỏi những câu hỏi không hay lắm
có đôi khi chung ta không sự hiểu hết câu chuyện của họ
nhưng quan trong nhất là chúng ta THẬT SỰ ĐỂ TÂM
ĐẾN HỌ

Tình huống 4:
Tình huống cuối cùng là tình huống liên quan đến làm
việc team work, thảo luận đội nhóm, việc phản biện và
làm rõ vấn đề
---Nghe để đánh giá---
Đây là tính huống mà các bạn phải đánh giá 1 vấn đề là
nó đúng hay sai khi vừa nghe thông tin đó
các bạn vừa phải nghe để cảm nhận, vừa phải nghe để đưa
ra quan điểm của mình
nên để lắng nghe tốt trong trường hợp này các bạn cần:
nếu các bạn nghe và hiểu thấu vấn đề trong nhóm rồi
các bạn thấy ý tưởng đó rất hay, hãy chia sẻ quan điểm
của mình ra
ví dụ: à mình đồng ý với ý tưởng này
à mình thấy ý này rất là hay tại vì . . .
chia sẻ thêm lý do bạn thấy ý tưởng đó đúng
các bạn cũng có thể bổ sung thêm
ví dụ: à nếu mà đi theo hướng này tôi nghĩ nên làm như
thế này thêm

Nếu mà thấy ý tưởng đó sai, còn cái băng khoăng gì đó,


các bạn có thể hỏi
ví dụ: à tôi thấy ý này còn một chổ mà tôi thấy hơi băng
khoăng đó là . . .
các bạn có thể hỏi để làm rõ nếu bạn ko thật sự hiểu 100%
ý tưởng
ví dụ: cái chổ này là như thế nào, tôi có thể biết thêm chi
tiết ?
Hoặc là hỏi để phản biện lại vấn đề ( thì phần này là nội
dung thuộc nhóm thuyết trình số 5 nên mình giới thiệu
trước các bạn)

Đó là những khả năng các bạn có thể nghe được và đánh


giá trong thảo luận đội nhóm chung với nhau.

You might also like