You are on page 1of 18

Bài 15

PHẦN TỬ CHẤP HÀNH KHÍ NÉN VÀ


THỦY LỰC

Môn học: PTTĐ 1 1


1. Hệ thống truyền động khí nén

Giới thiệu chung:


- Truyền động khí nén được sử dụng rộng rãi trong cả lĩnh vực công
nghiệp và quân sự:
+ Công nghiệp: các dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử, các thiết bị y
tế, hệ thống phanh trong các thiết bị chuyển động…
+ Quân sự: truyền động tuyến lái của máy bay, tên lửa, tàu chiến, hệ
thống phóng đẩy của tên lửa…
- Hệ thống truyền động khí nén sử dụng không khí hoặc bất kỳ loại
khí nào được nén dưới áp suất cao;
- Việc điều khiển chuyển động được thực hiện bằng việc điều khiển lưu
lượng và áp suất luồng khí nén đưa vào cơ cấu chấp hành kiểu khí nén.

2
- Ưu điểm khi sử dụng truyền động khí nén:
+ Cấu trúc đơn giản;
+ Có độ tin cậy, an toàn cao, ít gây nguy hiểm khi làm việc trong các
môi trường dễ cháy nổ như hầm lò hoặc các nhà máy hóa chất;
+ Làm việc tốt trong môi trường có sự thay đổi nhiệt cao, không bị
ảnh hưởng của bụi và độ ẩm;
+ Có tính tác động nhanh cao (tốc độ quay của một số động cơ khí
nén đạt tới 100.000 vòng/phút);
+ Có khả năng truyền khí nén trên một khoảng cách lớn và phân phối
đến nhiều nơi tiêu thụ;
+ Không bị ảnh hưởng của bức xạ vô tuyến và nhiễu điện từ.

3
- Nhược điểm khi sử dụng truyền động khí nén:
+ Hiệu suất sử dụng năng lượng không cao (hệ số hiệu dụng của
động cơ khí nén chỉ đạt 20-30%, trong đó với động cơ điện và
động cơ thủy lực đạt tới 80-90 %);
+ Khối lượng và kích thước tương đối lớn với các động cơ sử dụng
khí nén có áp lực không cao;
+ Khó khăn trong việc đảm bảo ổn định tốc độ đầu ra trục động cơ
khi tải bên ngoài thay đổi;
+ Mức độ tiếng ồn lớn.

4
1.1. Cấu trúc
hệ thống truyền động khí nén với CCCH kiểu xi lanh
1,5. Bộ lọc khí;
2. Động cơ của máy
nén khí;
3. Máy nén khí;
4. Van một chiều ;
6. Van xả quá áp;
7. Bình chứa khí nén;
8. Đồng hồ áp suất;
9. Cơ cấu chấp hành
khí nén kiểu xi lanh ;
10. Van đảo chiều;
11. Van tiết lưu;
12,13. Van ON/OFF

Cấu trúc hệ thống truyền động khí nén


5
1.2. Nguyên tắc hoạt động

6
1.2. Nguyên tắc hoạt động (tt)
- Cơ cấu chấp hành khí nén được chia làm 2 nhóm chính:
+ cơ cấu chấp hành kiểu động cơ (cơ cấu chấp hành kiểu rôto)
+ cơ cấu chấp hành kiểu xilanh:

- Cấu tạo CCCH kiểu xi lanh:


1. Đầu vòi phun;
2. Ống dẫn khí thoát ra;
3. Cơ cấu hạn chế hành trình;
4. Thiết bị cản kiểu lòxo;
5. Ống vòi phun;
6. Cơ cấu đẩy vòi phun;
7,8. Ống dẫn khí vào khoang xi lanh;
9, 10. Khoang xi lanh khí nén
Cơ cấu vòi phun và cơ cấu chấp hành khí nén
7
1.2. Nguyên tắc hoạt động (tt)

Cơ cấu vòi phun và cơ cấu chấp hành khí nén

8
1.3. Hàm truyền của CCCH khí nén kiểu xi lanh

9
1.3. Hàm truyền của CCCH khí nén kiểu xi lanh (tt)

10
2. Hệ thống truyền động thủy lực
2.1. Giới thiệu chung
- Truyền động thủy lực được sử dụng rộng rãi trong cả lĩnh vực công
nghiệp và quân sự:
- Hệ thống truyền động khí nén sử dụng chất lỏng công tác (dầu thủy lực)
được nén dưới áp suất cao
- Việc điều khiển chuyển động của đối tượng được thực hiện bằng việc điều
khiển lưu lượng và áp suất dầu thủy lực đưa đến cơ cấu chấp hành thủy lực .

- Ưu điểm khi sử dụng truyền động thủy lực:


+ Điều khiển vô cấp tốc độ đối tượng điều khiển;
+ Công suất chấp hành lớn;
+ Dễ dàng thay đổi chiều quay hoặc hướng dịch chuyển của trục cơ cấu
chấp hành;
+ Có độ bền, độ tin cậy cao;
+ Không bị ảnh hưởng của bức xạ vô tuyến và nhiễu điện từ.

11
- Nhược điểm:
+ Có tính quán tính lớn;
+ Có sự thay đổi tính chất lý – hóa của chất lỏng công tác (dầu thủy
lực) với sự thay đổi nhiệt độ môi trường làm việc;
+ Có sự tiêu hao, rò rỉ dầu thủy lực trong việc truyền dẫn, phân phối
của hệ thống thủy lực, dẫn đến làm giảm hiệu suất và khó khăn ổn
định tốc độ ở tốc độ nhỏ;
+ Các chi tiết, bộ phận trong cơ cấu chấp hành thủy lực phải được chế
tạo với độ chính xác cao;
+ Dễ mất an toàn cháy nổ;
+ Không thể truyền dẫn năng lượng trên một khoảng cách lớn.

12
2.2 Cấu trúc
hệ thống truyền động thủy lực với CCCH kiểu xi lanh
1. Cơ cấu chấp hành kiểu xi lanh;
2,8. Khoang cấp dầu thủy lực vào cơ cấu
chấp hành;
3, 19. Khoang đưa dầu thủy lực về bình
chứa;
4. Cần gạt chế độ làm việc;
5, 9. Thiết bị phân phối;
10. Van tiết lưu;
11.Van một chiều;
6. Thanh trượt;
7. Khoang, nhận dầu thủy lực từ bơm nén;
14, 17, 18. Ống dẫn;
12. Van xả quá áp;
13. Bơm tăng áp;
15. Bình chứa;
16. Bộ lọc dầu 13
2.3. Nguyên tắc hoạt động

I – Vị trí cân bằng

II – Pittong đi lên

III – Pittong đi xuống


IV – Pittong được “thả
lỏng”, vị trí này được sử
dụng khi đưa cơ cấu chấp
hành vào vị trí làm việc
hoặc khi sửa chữa, bảo
dưỡng.

14
2.4. Hàm truyền cơ cấu chấp hành thủy lực kiểu xi lanh

15
2.4. Hàm truyền của CCCH thủy lực kiểu xi lanh (tt)

16
Ôn tập
Các nội dung đã học:
- Bài mở đầu: Một số khái niệm cơ bản
- Phần 1: Các phần tử đo lường
- Phần 2: Các phần tử khuếch đại
- Phần 3: Các phần tử chấp hành
Nội dung ôn thi: ôn tập theo ngân hàng đề thi
Yêu cầu làm bài thi:
- Có 3 câu hỏi
- Không được phép sử dụng tài liệu
17
Môn học: PTTĐ 18

You might also like