You are on page 1of 2

Bài 20 – 21: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Diện tích: 14.806 km2 – 4.5% diện tích cả nước.


Dân số: … triệu người (2018) – …% dân số cả nước.

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ GIỚI HẠN LÃNH THỔ:


- Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm: đồng bằng châu thổ, dải đất rìa Trung
Du và vịnh Bắc Bộ.
- Giáp với: TDMNBB, BTB, biển Đông.
- Thuận lợi giao lưu kinh tế - xã hội với các vùng trong nước và các quốc gia trên
thế giới bằng đường biển.
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:
- Địa hình bằng phẳng, được phù sa sông Hồng bồi đắp. Điều kiện khí hậu
và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.
- Có mùa đông lạnh thuận lợi phát triển vụ đông.
- Tài nguyên khoáng sản có giá trị đáng kể: mỏ đá, sét cao lanh, than nâu,
khí tự nhiên…
- Giáp Vịnh Bắc Bộ  thuận lợi nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản, du lịch…
I. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ – XÃ HỘI:
- Mật độ dân số cao nhất cả nước (gấp khoảng 5 lần)
- Là vùng đông dân nhất cả nước nhưng có trình độ phát triển dân cư – xã hội
khá cao.
Thuận lợi Khó khăn
- Có nguồn LĐ dồi dào với trình độ thâm canh - Bình quân đất NN trên đầu người
cao, tỉ lệ LĐ được đào tạo tương đối cao, đội ở mức thấp so với cả nước.
ngũ tri thức, kĩ thuật và công nghệ đông… - Gây sức ép về việc làm và nâng
- Là thị trường tiêu thụ rộng lớn kích thích sản cao chất lượng cuộc sống.
xuất phát triển.
- Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước.
- Có một số đô thị hình thành từ lâu đời. kinh thành Thăng Long (năm 1010)
nay là thủ đô Hà Nội.
II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ:
1. Công nghiệp: chiếm 21% GDP CN của cả nước (2002)
- Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng: CN chế biến lương
thực - thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất VLXD, cơ khí…
- Đang có xu hướng tăng tỉ trọng (1995 – 2002: 26,6% - 36,0%)
- Phần lớn giá trị sản xuất CN tập trung chủ yếu ở Hà Nội và Hải Phòng.
2. Nông nghiệp:
- Phát triển theo hướng thâm canh, tăng vụ – có năng suất lúa đạt cao nhất cả
nước.
- Là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai sau đồng bằng sông Cửu Long.
- Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính.
- Ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đang phát triển. Đàn lợn chiếm
27.2% cả nước (2002).
3. Dịch vụ:
- GTVT (đường ôtô, đường sắt, đường biển), bưu chính viễn thông, du lịch (sinh
thái, nhân văn) đang phát triển mạnh.
III. CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ:
- Trung tâm kinh tế: Hà Nội, Hải Phòng
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc: gồm 7 tỉnh (Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên,
Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc)
 thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả 2 vùng ĐBSH và TDMNBB

You might also like