You are on page 1of 2

SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ

Bài 17 – 18: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ


Diện tích: 100.965 km2 – 30,7% diện tích cả nước.
Dân số: … triệu người (2018) – … % dân số cả nước.
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ GIỚI HẠN LÃNH THỔ:
- Là vùng lãnh thổ phía Bắc nước ta.
- Vị trí tiếp giáp: Phía Bắc giáp Trung Quốc. Phía Tây giáp Lào. Phía Nam giáp
vùng Bắc Trung Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng. Phía Đông Nam giáp biển (vịnh
Bắc Bộ).
 Có điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế - văn hóa với các quốc gia (Thượng Lào),
các vùng trong nước và phát triển kinh tế biển.
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:
- Địa hình: Trung du và miền núi Bắc Bộ chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa
hình. Gồm 2 tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc.
 Phía Tây Bắc: núi cao và bị chia cắt sâu.
 Phía Đông Bắc: núi thấp và núi trung bình với các dãy núi hình cánh cung.
 Vùng trung du Bắc Bộ: đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng
phẳng có giá trị kinh tế lớn.
- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm – có mùa đông lạnh  thích hợp cho cây công nghiệp
cận nhiệt và ôn đới phát triển, đa dạng hóa sinh học.
- Tài nguyên khoáng sản, thủy điện đa dạng, phong phú. Tuy nhiên trữ lượng
khoáng sản nhỏ, điều kiện khai thác phức tạp.
III. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ – XÃ HỘI:
- Mật độ dân cư thưa thớt. Là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít người:
Thái, Mường, Tày, Nùng, Dao, Mông…
- Trình độ phát triển dân cư – xã hội: còn thấp, có sự chênh lệch lớn giữa 2 tiểu
vùng.
- Nhờ thành tựu của công cuộc Đổi mới, đời sống các dân tộc đã được cải thiện.
IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ:
1. Công nghiệp:
- Tập trung phát triển công nghiệp khai thác (than, sắt…) và công nghiệp năng
lượng (thủy điện, nhiệt điện).
Dựa vào atlat địa lý Việt Nam: Kể tên các nhà máy thủy điện trên các con sông và các
nhà máy nhiệt điện chạy bằng than ở vùng TDVMNBB?
- Ngoài ra còn có các ngành công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm, sản xuất vật
liệu xây dựng… phát triển ở nhiều địa phương.
2. Nông nghiệp:
- Trồng trọt: trồng được các loại cây của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới
 Cây lương thực: lúa (Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái…), ngô…
 Cây công nghiệp là thế mạnh của vùng: chè có diện tích và sản lượng lớn
nhất cả nước, hồi… (do khí hậu lạnh và đất feralit)
 Cây ăn quả: vải thiều, lê, đào, mận
- Chăn nuôi:
 Trâu: 57,3% đàn trâu cả nước (2002) – chủ yếu ở Đông Bắc.
 Bò: chủ yếu ở Tây Bắc, bò sữa trên cao nguyên Mộc Châu.
 Lợn: 22% đàn lợn cả nước – chủ yếu ở vùng trung du.
- Nuôi trồng thủy, hải sản đang phát triển (Quảng Ninh).
- Nghề rừng phát triển mạnh theo hình thức nông – lâm kết hợp.
 Phát triển nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.
3. Dịch vụ:
- GTVT: đường ôtô, đường sắt, đường biển đang được hoàn thiện, hiện đại hóa.
Các cửa khẩu quốc tế quan trọng: Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai…
- Du lịch: là thế mạnh kinh tế của vùng, đang phát triển mạnh:
 DL sinh thái, an dưỡng: Vịnh Hạ Long, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Bể…
 DL nhân văn: Đền Hùng, Tân Trào, Điện Biên, Pắc Bó...
V. CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ:
Các thành phố có vị trí quan trọng: Thái Nguyên, Việt Trì, Lạng Sơn, Hạ Long.

You might also like