You are on page 1of 4

Trong quá trình hình thành nên thế giới quan của mình, người phương Đông

ít chịu ảnh hưởng bởi các khuynh hướng triết học cụ thể. Sự cạnh tranh của
các học thuyết triết học ở các nước phương Đông không gay gắt như ở các
nước phương Tây. Đồng thời, cũng do nền tảng phát triển của tri thức khoa
học, đặc biệt là các tri thức về khoa học tự nhiên qua các thời đại còn hạn
chế, nên trong thế giới quan của người phương Đông, các yếu tố duy tâm,
duy vật, biện chứng và siêu hình thường đan xen lẫn lộn. Điều này cũng có
ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành phương pháp luận trong văn hóa ứng
xử của người phương Đông, trong đó, những khía cạnh tích cực là tính linh
hoạt, mềm dẻo,…; còn những khía cạnh tiêu cực là: tính hữu khuynh, tính dễ
thỏa hiệp trong việc thừa nhận chân lý...

Hai là, sự khác biệt về phương thức tư duy và văn hóa ứng xử. Có lẽ đây là
một trong những điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất khi so sánh sự khác biệt
giữa văn hóa phương Đông với văn hóa phương Tây. Nghiên cứu lịch sử
hình thành và phát triển tư duy của nhân loại, người ta thấy có sự khác biệt,
thậm chí đối lập nhau, trong phương thức tư duy giữa phương Đông và
phương Tây. Đối với người phương Đông, do đặc điểm về điều kiện địa lý,
phương thức sản xuất và lịch sử phát triển xã hội nên họ thường chú trọng và
đề cao phương thức tư duy trực giác (duy cảm). Đặc điểm nổi bật của
phương thức tư duy trực giác (triết học) là “cách thức tư duy chú trọng đến sự
cảm nhận hay thể nghiệm”(1). (1). Về mặt đời thường, phương thức tư duy
trực giác thể hiện thành thói quen tư duy khi đứng trước đối tượng nhận thức
thường chỉ chú trọng tới yếu tố trực quan cảm tính, bề ngoài, mà ít đi sâu
nghiên cứu các chi tiết bên trong. Về phương diện văn hóa, do chịu ảnh
hưởng bởi phương thức tư duy trực giác nên trong cách suy nghĩ và ứng xử
của người phương Đông trong cuộc sống thường ngày thường mang tính
trực quan, cảm tính, đề cao nhận thức kinh nghiệm (chủ yếu là kinh nghiệm
đời thường của cư dân nông nghiêp), coi nhẹ vai trò của tri thức lý luận, tri
thức khoa học. Đặc biệt trong cách ứng xử, người phương Đông thường theo
lối “duy tình”. Lối tư duy này cũng có những điểm tích cực, như đề cao tính cố
kết cộng đồng; tính dễ thân thiện; coi trọng các quan hệ thân tộc. Nhưng lối tư
duy này tự nó cũng bộc lộ những hạn chế, như sự cả tin (dễ tin do vẻ bề
ngoài); sự nể nang (do tình thân, do quan hệ) mà làm mất đi lý trí, sự sáng
suốt trong đánh giá, nhận định; dễ tạo ra sự ồn ào, chạy theo vẻ bề ngoài; coi
trọng đạo đức hơn tài năng con người, coi trọng tình cảm hơn lý trí (một trăm
cái lý không bằng một tí cái tình).
Ngược lại với thói quen văn hóa dựa vào phương thức tư duy trực giác của
phương Đông, người phương Tây có thói quen văn hóa dựa vào phương
thức tư duy duy giác. Tư duy duy giác (hay tư duy duy lý) là phương thức tư
duy chỉ chú trọng đến giai đoạn nhận thức lý tính, là “lối tư duy độc lập chỉ
thiên về lý trí, chỉ tin vào lý trí”.

Về mặt văn hóa, lối tư duy duy lý của người phương Tây cũng có những điểm
tích cực trong nhận thức cũng như hành vi ứng xử, thường phân minh rõ
ràng, trắng ra trắng, đen ra đen và không chấp nhận sự lẫn lộn giữa đen và
trắng, tính thực tế trong nhận thức và hành động. Tuy nhiên, bản thân
phương thức tư duy đó cũng bộc lộ yếu tố hạn chế, như tính máy móc, khả
năng thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh bị hạn chế. Đặc biệt, người có
tư duy duy lý nếu chịu ảnh hưởng bởi mặt trái của chủ nghĩa thực dụng có
thể tạo ra thói quen ứng xử thực dụng một cách ích kỷ.

Ba là, sự khác biệt về chủ thể văn hóa. Chủ thể văn hóa ở đây được hiểu là
văn hóa cá nhân hay văn hóa tập thể. Do chịu ảnh hưởng bởi thói quen kinh
nghiệm về lao động sản xuất của cộng đồng cư dân nông nghiệp nên văn hóa
ứng xử của người phương Đông thường coi trọng tính tập thể. Một số lý
thuyết triết học phương Đông cũng góp phần tạo cơ sở cho văn hóa ứng xử
theo lối tập thể của người phương Đông, như thuyết “Trung dung” của Nho
giáo hay thuyết “Đại thừa” trong kinh Phật. Đặc điểm của văn hóa tập thể của
người phương Đông là lối nhận thức và ứng xử thường dựa vào số đông.
Trong văn hóa ứng xử tập thể thì vai trò của tập thể thường được đề cao thay
vì cá nhân; mỗi cá nhân muốn tồn tại trong cộng đồng phải tự biết khép mình,
hòa vào số đông thay vì muốn tách ra hoặc bộc lộ năng lực vượt trội của cá
nhân trước tập thể. Ưu điểm của dạng văn hóa này là có khả năng phát huy
sức mạnh của cộng đồng (một dạng dân chủ cơ sở mang tính sơ khai) nhưng
tự nó cũng có những nhược điểm hạn chế, như hạn chế sự phát triển của cá
nhân, thiếu địa chỉ cụ thể để quy trách nhiệm về các sai lầm, dễ bị cá nhân lợi
dụng để lũng đoạn quyền lực...

Nếu chủ thể văn hóa ở phương Đông là tập thể, cộng đồng thì chủ thể văn
hóa ở phương Tây lại là cá nhân. Về phương diện triết học, chủ nghĩa cá
nhân (individualism) là khuynh hướng triết học đề cao, thậm chí tuyệt đối hóa
vai trò vị trí và những lợi ích có liên quan đến cá nhân với tư cách là một trong
những bộ phận cấu thành nên cộng đồng hay xã hội. Những người theo chủ
nghĩa cá nhân chủ trương không hạn chế mục đích và ham muốn cá nhân.
Họ phản đối sự can thiệp từ bên ngoài lên sự lựa chọn của cá nhân - cho dù
sự can thiệp đó là của xã hội, nhà nước, hoặc bất kỳ một nhóm hay một thể
chế nào khác. Chủ nghĩa cá nhân do vậy đối lập với chủ nghĩa toàn luận (neo
full comment), chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cộng đồng, và chủ nghĩa công xã,
tức là đối lập với những chủ thuyết nhấn mạnh đến việc công xã, nhóm, xã
hội, chủng tộc, hoặc các mục đích quốc gia cần được đặt ưu tiên cao hơn các
mục đích của cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân cũng đối lập với quan điểm truyền
thống, tôn giáo, tức là đối lập với bất cứ quan niệm nào cho rằng cần sử dụng
các chuẩn mực đạo đức hay luân lý ở bên ngoài, khách thể, để hạn chế sự
lựa chọn hành động của cá nhân. Các khuynh hướng triết học đề cao chủ
nghĩa cá nhân xuất hiện từ khá sớm trong triết học phương Tây, nhưng chỉ
đến khi chủ nghĩa tư bản hình thành và phát triển ở các nước phương Tây
thời kỳ cận đại thì chủ nghĩa cá nhân mới chính thức được khẳng định cả về
mặt lý luận lẫn thực tiễn.

Về mặt văn hóa, chủ nghĩa cá nhân với tính cách là một chủ thể văn hóa
thường bộc lộ khả năng nhận thức và hành vi ứng xử mang tính cá nhân, như
nhấn mạnh đến sự độc lập của con người và tầm quan trọng của tự do và tự
lực của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, chủ nghĩa cá nhân trong văn hóa tự nó cũng
mang tính hạn chế, như việc đề cao vai trò của cá nhân thường dẫn tới
khuynh hướng cực đoan, tuyệt đối hóa vai trò của cá nhân đơn lẻ, dung
dưỡng cho tính ích kỷ của cá nhân, hạ thấp vai trò của cộng đồng, của xã hội.
Về mặt này, chủ nghĩa cá nhân gần với chủ nghĩa vị kỷ (egoism). Chủ nghĩa
cá nhân kết hợp với chủ nghĩa thực dụng làm cho văn hóa cá nhân ở các
nước phương Tây mang một màu sắc mới - văn hóa thực dụng, một hình
thức văn hóa khá điển hình trong văn hóa Mỹ hiện nay.

Bốn là, sự khác biệt về tôn giáo và đức tin. Về mặt lịch sử, các tôn giáo lớn
trên thế giới xuất hiện lần đầu tiên vào những năm đầu Công nguyên nhưng ý
thức tôn giáo của nhân loại thì đã xuất hiện trước đó hàng nghìn năm cả ở
phương Đông và phương Tây. Tuy nhiên, theo thời gian, việc lựa chọn đức
tin đối với các tôn giáo giữa người phương Đông và phương Tây có khác
nhau. Đa số các cộng đồng dân cư các quốc gia phương Tây đều theo Thiên
chúa giáo, nên trong ý thức về tôn giáo của họ đức tin đối với đạo Thiên chúa
có một vị trí và ý nghĩa rất lớn. Điều đó giải thích tại sao trong rất nhiều sinh
hoạt văn hóa và lễ hội của người phương Tây đều có liên quan đến đức tin
đối với đạo Thiên chúa và góp phần tạo ra bản sắc văn hóa riêng của họ.
Ngược lại, đức tin tôn giáo của cộng đồng dân cư phương Đông lại có vẻ
phức tạp hơn. Do điều kiện lịch sử, địa lý và chính trị khác nhau nên người
phương Đông thường có đức tin về các tôn giáo khác nhau. Ngoài đức tin về
một số tôn giáo phổ biến như Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Nho giáo hay
Đạo giáo, người phương Đông còn có đức tin tôn giáo vào các hiện tượng tín
ngưỡng và văn hóa tâm linh khác. Do đó, so với đức tin tôn giáo của người
phương Tây, sự hình thành đức tin và các sinh hoạt văn hóa liên quan đến
tôn giáo của người phương Đông cũng thường đa dạng và phức tạp hơn.
Chính vì thế, tại các quốc gia phương Đông không có ý thức tôn giáo thuần
nhất như ở phương Tây mà chỉ có các trung tâm sinh hoạt tôn giáo khác
nhau góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng cho từng vùng, miền trong khu
vực.

You might also like