You are on page 1of 4

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

——&––

BÀI THI CUỐI KÌ

PHÂN TÍCH CƠ SỞ HÌNH THÀNH


VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG

Môn học: Nhập môn Đông Phương học


Giảng viên: PGS TS Hoàng Văn Việt
Sinh viên thực hiện:
Phạm Minh Huy - MSSV: 1956110075

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2021


Phương Đông chính là cái nôi của các nền văn minh lớn (nền văn minh Trung Hoa,
văn minh Ấn Độ, Lưỡng Hà), vì vậy, dù có những lúc thăng trầm khác nhau, nền văn
minh phương Đông cũng đã để lại cho nhân loại những công trình văn hoá vật chất và
tinh thần vô cùng to lớn. Để hình thành và phát triển những nét văn hóa độc đáo như thế,
đó sự kết hợp của nhiều yếu tố, song có những yếu tố chính có thể phân tích như sau:

Đầu tiên là về yếu tố địa lý địa hình. Những nền văn hóa, văn minh phương Đông
đều hình thành và phát triển trên những lưu vực của các dòng sông lớn từ bờ biển phía
đông Địa Trung Hải đến bờ biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương (sông Nin ở Ai Cập,
lưu vực đồng bằng bắc Ấn Độ tạo bởi sông Ấn (Hindus) và sông Hằng (Gangga), …), với
những yếu tố tự nhiên như thuỷ lượng cao, khí hậu ấm áp, đất đai màu mỡ, dễ canh tác,
… các lưu vực sông tạo thành những đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu, rất phù hợp với sự
phát triển của nông nghiệp. Các lưu vực rộng lớn nói trên được chia cắt bởi những hệ
thống núi non trùng điệp và những sa mạc mênh mông: sa mạc Arập ở đông Ai Cập, dãy
núi Zagrôt ở phía đông Lưỡng Hà, dãy Himalaya và cao nguyên Pamir ở bắc và đông bắc
Ấn Độ và vùng sa mạc Nội Mông, Ngoại Mông ở bắc và tây bắc Trung Hoa. Chính địa
thế hiểm trở, địa hình cắt xẻ phức tạp cùng với những hạn chế về phương tiện giao thông
thời đó đã gây ra những cản trở to lớn trong việc giao lưu văn hóa giữa các khu vực,
không có tính cạnh tranh cũng như học hỏi lẫn nhau giữa các tộc người dẫn đến những
phát minh thời đó dù đã xuất hiện rất sớm nhưng vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Tuy
nhiên, cũng chính nhờ sự chia cắt đó mà mỗi nền văn hóa – văn mình phương Đông đều
mang một bản sắc riêng đầy độc đáo, tạo nên một thế giới phương Đông đầy màu sắc, đa
dạng.

Thứ hai là về yếu tố văn hóa tộc người. Vì đều hình thành và phát triển trên
những lưu vực sông lớn nên điều kiện địa lý tự nhiên của các xã hội phương Đông đều
thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, dẫn đến xã hội cổ đại phương Đông đã phát
triển được một nền nông nghiệp trù phú. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, văn hóa phương
Đông phát triển gắn liền với phát triển nông nghiệp thông qua việc nguồn thực phẩm
chính của nơi này chủ yếu là lúa gạo và các loại ngũ cốc, niềm tin tín ngưỡng của các tộc
người nơi đây cũng bị ảnh hưởng to lớn bởi nền sản xuất nông nghiệp, từ các sinh hoạt
văn hoá dân gian như biểu diễn âm nhạc, múa hát, … đến các lễ hội nông nghiệp như lễ
hội té nước, lễ hội cầu mưa, lễ hội đua thuyền, … gắn liền với tín ngưỡng sùng bái tự
nhiên. Trên cơ sở tính chất nông nghiệp – nông thôn, phương Đông đã hình thành một
mô hình xã hội đặc biệt với tình cộng đồng và tự trị cao: mô hình làng xã. Từ những cơ
sở trên, có thể nói văn hoá phương Đông mang đậm tính chất nông nghiệp – nông thôn.

Tư tưởng triết học và phương thức tư duy của phương Đông thiên về chủ toàn và
tổng hợp. Điều này có nghĩa là khi xem xét một sự vật, hiện tượng, người phương Đông
thường nhìn nó một cách tổng thể, xem nó như một hệ thống - cấu trúc hoàn chỉnh, ở đó
các yếu tố tạo nên chỉnh thể có quan hệ với nhau, ràng buộc và quy định lẫn nhau.

Một đặc trưng khác của văn hóa phương Đông là xem trọng tính cộng đồng và
thường có cách ứng xử tình cảm, linh hoạt. Người phương Đông đề cao tinh thần trách
nhiệm, vì tập thể họ có thể từ bỏ lợi ích cá nhân; họ cũng giải quyết vấn đề theo phương
thức chú trọng tình cảm, tình thân, sẵn sàng hỗ trợ nhau theo tinh thần “lá lành đùm lá
rách”.

Là một nền sản xuất nông nghiệp, không khó để hiểu thái độ “thuận theo tự nhiên”
của người phương Đông, đối với họ, thiên nhiên là đấng tối cao. Theo quan niệm của các
tôn giáo phương Đông và các tư tưởng triết học thì con người không đối lập với tự nhiên.

Chính thái độ “thuận theo tự nhiên”, đời sống nông nghiệp cần sự ổn định người
phương Đông dẫn đến sự sợ hãi của họ đối với những điều xảy ra bất thường, hình thành
cho họ lối sống hướng nội và khép kín. Biểu hiện rõ ràng nhất của lối sống này là phương
thức tự cung tự cấp, các sản phẩm chỉ trao đổi dưới hình thức “chợ làng” của người
phương Đông.

Tóm lại, văn hóa tộc người phương Đông gắn liền với đời sống nông nghiệp, dẫn
đến sự sùng bái tự nhiên để cầu mong mùa màng thuận lợi, hình thành lối tư duy vì cộng
đồng, tập thể, lối sống tình cảm và khép kín.
Thứ ba là yếu tố giao lưu văn hóa. Để hình thành nên một nền văn hóa phương
Đông đa dạng, đầy màu sắc, giao lưu văn hóa không chỉ giữa các tộc người phương Đông
mà còn các khu vực ngoài (nhất là phương Tây) là một điều tất yếu cần thiết. Thời trung
cổ, trên hai con đường chính là “con đường tơ lụa” và “con đường hương liệu”, các
thương nhân giao lưu buôn bán, tụ tập ca hát, chia sẻ về kiến thức, văn hóa của đất nước
mình, …lâu dần, đây đã trở thành cầu nối giữa các nền văn hóa. Phương Đông cũng nổi
tiếng với những cuộc chiến tranh chống xâm lược, khi chiến tranh qua đi thì những văn
hóa, kiến thức và thành tựu, … của những kẻ xâm lược ít nhiều vẫn còn được lưu giữ,
làm nền tảng cho sự giao lưu văn hóa. Ngoài ra, giao lưu văn hóa cũng được thực hiện
qua các con đường như truyền giáo và di dân; và hiện nay, khi mà công nghệ thông tin
ngày càng phát triển, việc giao lưu văn hóa vẫn tiếp diễn.

Tóm lại, giao lưu văn hóa là một yếu tố không thể thiếu để cấu thành nên nền văn
hóa phương Đông đa dạng. Chính sự giao lưu, học hỏi văn hóa lẫn nhau cả nội biên lẫn
ngoại biên đã làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của mỗi quốc gia, góp phần lan
truyền những văn hóa tốt đẹp, lưu giữ và truyền bá kiến thức, chia sẻ thành tựu khoa học
góp phần vào sự phát triển của mỗi quốc gia sau này.

Thông qua những phân tích trên, có thể nhận thấy rằng, điều kiện tự nhiên đã hình
thành cho phương Đông một nền sản xuất nông nghiệp trù phú, từ đó dẫn đến việc hình
thành tính cách, phong cách sống, tín ngưỡng và tư tưởng đặc trưng của người phương
Đông. Thêm vào đó, nhờ giao lưu văn hóa giữa các xã hội phương Đông và giữa người
phương Đông với các khu vực khác đã là phong phú thêm văn hóa phương Đông.

You might also like