You are on page 1of 30

ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG THỦY KHÍ GVHD: TS.

NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN


……. 000 ……

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

TP HCM.Ngày……tháng…...năm 2012
Chữ kí GVHD:

-MÔ HÌNH MÁY CẮT PHÔI TỰ ĐỘNG - -1-


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG THỦY KHÍ GVHD: TS.NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH

Lời Nói Đầu

Ngày nay, nghành công nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi
quytrình làm việc nhanh và hiệu quả, trong các nhà máy không còn các
cơ cấu làm việc thô sơ hay kém hiệu quả nữa ,trong việc cắt phôi cũng
vậy ,đòi hỏi phải có những máy cắt phôi tự động nhằm giảm chi phí
thuê nhân công và nâng cao năng suất .

Quy trình công nghệ cắt phôi tự dộng mà tôi thực hiện dưới
đây chỉ là một phần rất nhỏ trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại
hóa ngày nay. Có nhiều cách để thiết kế một mô hình cắt phôi khác
nhau, ở đây tôi thiết kế mô hình cắt phôi tự động điều khiển bằng hệ
thống thuần khí nén.

Trong quá trình thực hiên đồ án mặc dù tôi đã cố gắng hết sức
nhưng chắc chắn sẽ không thiếu những sai sót. Vì vậy, tôi rất mong
những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn.

Nhân đây xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Trường
Thịnh đã giúp tôi hoàn thành đồ án này

Xin chân thành cảm ơn!

-MÔ HÌNH MÁY CẮT PHÔI TỰ ĐỘNG - -2-


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG THỦY KHÍ GVHD: TS.NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH

CHƢƠNG I

GIỚI THIỆU
1. Vài nét về sự phát triển của công nghệ thủy lực - khí nén:

Không khí xung quanh ta nhiều vô kể và nó là một nguồn năng


lượng rất lớn mà con người đã biết sử dụng chúng từ trước Công nguyên.
Tuy nhiên sự phát triển và ứng dụng khí nén lúc đó còn rất hạn chế do
chưa có sự phối hợp giữa các ngành vật lý, cơ học v.v..
Mãi cho đến thế kỷ17, nhà kĩ sư chế tạo người Đức Otto von
Guerike, nhà toán học và triết học người Pháp Blaise Pascal, cũng như
nhà vật lý người Pháp Denis Papin đã xây dựng nên nền tảng cơ bản ứng
dụng khí nén.

Trong thế kỉ 19, các máy móc thiết bị sử dụng năng lượng khí nén
lần lượt được phát minh như: thư vận chuyển trong ống bằng khí nén
(1835) của Josef Ritter, phanh bằng khí nén (1880), búa tán đinh bằng khí
nén (1861)…Với sự phát triển mạnh mẽ của năng lượng điện, vai trò sử
dụng năng lượng bằng khí nén bị giảm dần. Tuy nhiên việc sử dụng năng
lượng bằng khí nén vẫn đóng một vai trò cốt yếu trong nhiều lĩnh vực, mà
khi sử dụng năng lượng điện sẽ nguy hiểm; sử dụng năng lượng khí nén ở
những dụng cụ nhỏ, nhưng truyền động với vận tốc lớn; sử dụng năng
lượng khí nén ở những thiết bị như búa hơi, dụng cụ dập, phun sơn, giá
kẹp chi tiết… và nhất là các dụng cụ, đồ gá kẹp chặt trong các máy.

Cùng với sự phát triển không ngừng của lĩnh vực tự động hóa, ngày nay
các thiết bị truyền dẫn, điều khiển bằng thủy lực – khí nén sử dụng trong
máy móc trở nên rộng rãi ở hầu hết các lĩnh vực công nghiệp như máy
công cụ CNC, phương tiện vận chuyển, máy dập, máy uốn, máy ép phun,
dây chuyền chế biến thực phẩm,… do những thiết bị này làm việc linh
hoạt, điều khiển tối ưu, đảm bảo chính xác cao, công suất lớn với kích
thước nhỏ gọn và lắp đặt dễ dàng ở những không gian chật hẹp so với các
thiết bị truyền động và điều khiển bằng cơ khí hay điện.

 Ƣu – nhƣợc điểm của khí nén:


-MÔ HÌNH MÁY CẮT PHÔI TỰ ĐỘNG - -3-
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG THỦY KHÍ GVHD: TS.NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH

 Ưu điểm:
 Do khả năng chịu nén (đàn hồi) lớn của không khí, cho nên có thể trích
chứa khí nén một cách thuận lợi. Như vậy có khả năng ứng dụng để thành
lập các trạm trích chứa khí nén.
 Có khả năng truyền tải năng lượng xa, bởi vì độ nhớt động học của khí
nén nhỏ và tổn thất áp xuất trên đường dẫn ít.
 Không gay ô nhiễm môi trường.
 Chi phí thấp để thiết lập một hệ thống truyền động bằng khí nén, bởi vì
phần lớn trong các xí nghiệp hệ thống đường dẫn khí nén đã có sẵn.
 Hệ thống phòng ngừa quá áp suất giới hạn được đảm bảo.
 Nhược điểm:
 Lực truyền tải trọng thấp.
 Khi tải trọng trong hệ thống thay đổi, thì vận tốc truyền cũng thay đổi, bởi
vì khả năng đàn hồi của khí nén lớn, cho nên không thể thực hiện những
chuyển động thẳng hoặc quay đều.
 Dòng khí thoát ra ở đường dẫn ra gây nên tiếng ồn.
 Hiện nay, trong lĩnh vực điều khiển, người ta thường kết hợp hệ thống
điều khiển bằng khí nén với cơ, hoặc với điện, điện tử. Cho nên rất khó
xác định một cách chính xác, rõ ràng ưu, nhược điểm của từng hệ thống
điều khiển.
2. Yêu cầu của đề tài
 Yêu cầu :
Tính toán và thiết kế hệ thống truyền động ,cũng như kích thước
của các xy lanh theo đúng các tiêu chuẩn ,các bản vẽ chi tiết cũng như các
cách ghi kích thước phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn kỹ thuật đã học .

CHƢƠNG II

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
A. NGUỒN KHÍ NÉN

1. Máy nén khí:


Khái niệm:
Máy nén khí là thiết bị tạo ra áp suất khí, ở đó năng lượng cơ
học của động cơ điện hoặc động cơ đốt trong được chuyển đổi
thành năng lượng khí nén và nhiệt năng.
Phân loại:
a. Theo áp suất:
 Máy nén khí áp suất thấp: p  15 bar
-MÔ HÌNH MÁY CẮT PHÔI TỰ ĐỘNG - -4-
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG THỦY KHÍ GVHD: TS.NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH

 Máy nén khí áp suất cao: p  15 bar


 Máy nén khí áp suất rất cao: p  300bar
b. Theo nguyên lý hoạt động:
 Máy nén khí theo nguyên lý thay đổi thể tích: máy nén khí kiểu
pittông, máy nén khí kiểu cách gạt, máy nén khí kiểu root, máy
nén khí kiểu trục vít.
 Máy nén khí tuabin: máy nén khí ly tâm và máy nén khí theo
chiều trục.

2. Bình trích chứa khí nén:


Khí nén sau khi ra khỏi máy nén khí và được xử lý thì cần phải có một
bộ phận lưu trữ để sử dụng. Bình trích chứa khí nén có nhiệm vụ cân bằng
áp suất khí nén từ máy nén khí chuyển đến trích chứa, ngưng tụ và tách
nước.
Kích thước bình trích chứa phụ thuộc vào công suất của máy nén khí
và công suất tiêu thụ của các thiết bị sử dụng, ngoài ra kích thước này còn
phụ thuộc vào phương pháp sử dụng: ví dụ sử dụng liên tục hay gián đoạn.

Ký hiệu :

B. CÁC PHẦN TỬ TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN

 Một số khái niệm:


Một hệ thống điều khiển bao gồm ít nhất là một mạch điều khiển vòng
hở (Open – loop Control System) với các phần tử sau:
 Phần tử đưa tín hiệu : nhận những giá trị của đại lượng vật lý như đại
lượng vào, là phần tử đầu tiên của mạch điều khiển. Ví dụ: van đảo
chiều, rơle áp suất.
 Phần tử xử lý tín hiệu: Xử lý tín hiệu nhận vào theo một quy tắc logic
nhất định, làm thay đổi trạng thái của phần tử điều khiển. Ví dụ: van
đảo chiều, van tiết lưu, van logic OR hoặc AND.

-MÔ HÌNH MÁY CẮT PHÔI TỰ ĐỘNG - -5-


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG THỦY KHÍ GVHD: TS.NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH

 Cơ cấu chấp hành: thay đổi trạng thái của đối tượng điều khiển, là đại
lương ra của mạch điều khiển. Ví dụ: xilanh, động cơ khí nén.

1. Van đảo chiều


Van đảo chiều có nhiệm vụ điều khiển dòng năng lượng bằng cách đóng, mở
hay chuyển đổi vị trí, để thay đổi hướng của dòng năng lượng.

Nguyên lý hoạt động:

a) Van đảo chiều 3/2:


Khi chưa có tín hiệu điện tác động vào cửa (12), thì cửa (1) bị chặn và cửa (2)
nối với cửa (3). Khi có tín hiệu điện tác động vào cửa (12), nòng van sẽ dịch
chuyển về phía bên phải, cửa (1) nối với cửa (2) và cửa (3) bị chặn. Trường hợp tín
hiệu tác động vào cửa (12) mất đi, dưới tác động của lò xo, nòng van trở về vị trí
ban đầu.

Ký hiệu:

Một số van đảo chiều 3/2


b) van đảo chiều 5/2

-MÔ HÌNH MÁY CẮT PHÔI TỰ ĐỘNG - -6-


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG THỦY KHÍ GVHD: TS.NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH

Khi chưa có tín hiệu điện tác động vào cửa (14), thì cửa (3) bị chặn, cửa
(1) nối với cửa (2) và cửa (4) nối với cửa (5). Khi có tín hiệu điện tác động vào cửa
(14) thì nòng van sẽ dịch chuyển sang phải, cửa (2) nối với cửa (3) và cửa (1) nối
với cửa (4) còn cửa (5) bị chặn. Khi tín hiệu tác động vào cửa (14) mất đi thì dưới
tác động của lò xo nòng van trở về vị trí ban đầu.

Ký hiệu:

Một số van đảo chiều 5/2

2. Van tiết lƣu:


Van tiết lưu có nhiệm vụ điều chỉnh lưu lượng dòng chảy, tức là điều chỉnh
vận tốc hoặc thời gian chạy của cơ cấu chấp hành. Ngoài ra van tiết lưu cũng có
nhiệm vụ điều chỉn thời gian chuyển đổi vị trí của van đảo chiều. Nguyên lý làm
việc của van tiết lưu là lưu lượng dòng chảy qua van phụ thuộc vào sự thay dổi tiết
diện.

Van tiết lưu một chiều điều chỉnh bằng tay.

Nguyên lý hoạt động:

Tiết diện chảy Ax thay đổi bằng điều chỉnh vít điều chỉnh bằng tay. Khi dong
khí nén từ A qua B, lò xo đẩy màng chắ xuống và dòng khí nén chỉ đi qua tiết diện

-MÔ HÌNH MÁY CẮT PHÔI TỰ ĐỘNG - -7-


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG THỦY KHÍ GVHD: TS.NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH

Ax. Khi dòng khí nén đi từ B sang A, áp suất khí nén thắng lực lò xo đẩy màng
chắn lên và như vậy dong khí nén sẽ đi qua khoảng hở giữa mành chắn và mặt tựa
màng chắn, lưu lượng không được điều chỉnh

Ký hiệu:

Van tiết lƣu một chiều

3. Công tắc hành trình

Các công tắc hành trình hay công tắc giới hạn ( limit switch) tác động bằng cơ
khí ( Machanically actuated).
Theo yêu cầu công nghệ điều khiển hệ thống bằng khí nén, người ta thường sử
dụng
hai loại công tắc hành trình, phân biệt theo chiều tác động: công tắc hành trình tác
động cả hai chiều và công tắc hành trình chỉ tác động một chiều hoặc từ trái sang
phải hoặc từ phải sang trái.
Nguyên lý hoạt động : khi mà xy lanh đi ra chạm vào công tắc hành trình
thì lúc đó xy lanh sẽ bị tác động .
ký hiệu :

-MÔ HÌNH MÁY CẮT PHÔI TỰ ĐỘNG - -8-


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG THỦY KHÍ GVHD: TS.NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH

Công tắc hành trình 2 chiều

Công tắc hành trình 1 chiều

4. Xy lanh khí nén


Sau đây là cấu tạo của một số xylanh khí nén thông dụng

1 Miếng đệm đầu trục .

2 Nam châm .

3 Đệm ống ngoài .

4 Vỏ ngoài .

5 Ống dân thanh .

6 Miếng đệm .

7 Vỏ bọc mặt trước .

8 Mặt dẩn khí .

9 Công tắc từ .

-MÔ HÌNH MÁY CẮT PHÔI TỰ ĐỘNG - -9-


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG THỦY KHÍ GVHD: TS.NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH

10 Cần pittong .

11 Vòng chống mòn .

12 Đệm pittong .

Một vài lọai xy lanh thông dụng :

 Xy lanh tác dụng đơn bằng lò xo :

 Xylanh tác dụng hai chiều, không có bộ phận giảm chấn :

 Xylanh tác dụng hai chiều, có có bộ phận giảm chấn ở cuối khoang chạy .

 Xylanh tác dụng hai chiều, dùng công tắc từ .

Ký hiệu
 Xilanh kép có cần piston hai phía ( gọi là xilanh đồng bộ) ( hình ), vì diện
tích hai mặt piston bằng nhau nên lực tác dụng sinh ra cũng bằng nhau .

-MÔ HÌNH MÁY CẮT PHÔI TỰ ĐỘNG - -10-


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG THỦY KHÍ GVHD: TS.NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH

 Xy lanh quay điều khiển bằng van 4/2; 5/2 hay 5/3

Hình vẽ và ký hiệu .

CHƢƠNG III
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG
A. Phần Cơ Khí :
1.Mô hình thiết kế :

2.Các cơ cấu trong mô hình:

-MÔ HÌNH MÁY CẮT PHÔI TỰ ĐỘNG - -11-


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG THỦY KHÍ GVHD: TS.NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH

 Cơ cấu kẹp phôi gồm có 2 cơ cấu:


o Pitton A – bàn trượt: kẹp giữ kéo phôi vào để thực hiện quá trình cắt
o Pitton C: kẹp giữ phôi lúc đang cưa và khi pitton B kéo bàn trượt đi
về.
 Cơ cấu đẩy phôi: là pitton B mang theo bàn trượt – pitton A
 Cơ cấu nâng cưa: pitton D và giá đỡ cưa
3. Tính toán cơ cấu để chọn xylanh và máy nén khí:
 Thông số của phoi cắt : Dài : L=3500mm=3.5m.
Rộng: a=25mm=0.025m.
Cao :b=2mm=2×10-3 m.
Chất liệu phôi là nhựa PVC có :d=1380 (kg/m3).
Ta có: mphôi = a ×b× L ×d=2×10-3 × 3.5×1380=0.2415(kg)
 Ta đi tìm đƣờng kính xy lanh B :
Ta có: phản lực tác dụng lên bàn trượt là:
Nbàn trượt = P bàn trượt
Ta có : mphôi =0.2415(kg)
mcơ cấu = 8 kg , m bàn trượt = 20kg .

 P bàn trượt =( mphôi + mcơ cấu + m bàn trượt ) × 10

 P bàn trượt = (20 + 8 + 0.2415) = 282.415 (N )

-MÔ HÌNH MÁY CẮT PHÔI TỰ ĐỘNG - -12-


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG THỦY KHÍ GVHD: TS.NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH

Ta có : Fma sát = k × Nbàn trượt ,ta chọn k=0.3 là hệ số ma sát của bàn trượt

Điều kiên để piton B có thể đẩy được bàn trượt là


FB ≥ Nbàn trượt × k = 0.3 × 282.415 = 84.7245 (N) .
Mà FB = P × S B .
Ta chọn máy nén khí có áp suất là 10bar =10 × 10 5 (N/m2 ) .
FB 84.7245
Ta có : S B = P = 10 × 10 5 = 8.4725 × 10 -5 (m2 ) .

π× dB2 2 4× S B
Mà ta có : S B = 4 =>> dB ≥ π = 0.104m =10.4 (mm).
Ta chọn Pit tông B có dB = 16(mm).
 Ta đi tìm đƣờng kính xi lanh A:
Ta có : lực ma sát giữa phô và bàn trượt là Fms = k ×N .
Phản lực tác dụng lên bàn trượt là : N= Pphôi + Fép .
 Fms phôi = k × (Pphôi + Fép ).

Để phôi nằm trên bàn trượt thì khi pit tông B đảy bàn trượt thì phôi cũng
đi theo bàn trượt thì ta phải có :

Fms ≥ F đẩy ,mà : F đẩy = FB =84.725 (N)  k × (Pphôi + Fép ) ≥ 84.725


(N)

 Fép ≥ - Pphôi = – 2.415 = 167.035 (N)

Fép 167.035
Ta có : Fép = SA × P  SA = P = 10×105 = 1.67035 × 10 -4

π×dA2 2 4 × SA
Ta có : SA = 4  dA ≥ π = 14.59 (mm)
Ta chọn dA = 16 (mm).
Tương tự ta có để cho xy lanh C kẹp chặt được chi tiết thì đường kính xy
lanh cũng là 16mm ( bằng với đường lính xy lanh A ) .
 Ta đi tìm đƣờng kính xy lanh D :
Ở đây xy lanh D chứa lưỡi cắt vuông góc với phoi cắt
Ta có công thức tính lực cắt như sau :
(Ở đây ta dùng lưỡi cắt có 2 lưỡi dao song song vơi nhau ).
Fcắt = k × B × S× τC (N).

-MÔ HÌNH MÁY CẮT PHÔI TỰ ĐỘNG - -13-


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG THỦY KHÍ GVHD: TS.NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH

Trong đó
 K là hệ số ảnh hưởng của dao mềm ,vật liệu khó cắt ,khe hở lớn ,thường
thì k=1.1÷ 1.3 .
 B là chiều rộng của tấm phôi .
 S là chiều dày của tấm phôi .
 τC là giới hạn bền của tấm phôi (τC = 0.8 ÷ 0.9 ) σb (N/mm2 )
(Sách công nghệ kim loại trường ĐHSPKT trang 177 với phôi cắt ở đây
thì ta có (nhựa PVC ) ).
Ta có : k=1.2 ,B=25 ,S=2 , τC =50 ÷ 80 MPa = 50 ÷ 80 (N/mm2 ) .
Chọn τC =55 (N/mm2 )
Ta có : Fcắt = 1.1 × 25 × 55 × 2 = 3025 (N).
Fcắt 3025
Ta có : Fcắt = 3025 (N) , mà Fcắt = SD × P  SD= P =100×105 =
3,025×10-4(m2)
( Ở đây thì ta chọn máy nén khí cho xy lanh D có áp suất là 100bar )
2 4×s
-4
Ta có:SD =3,025×10 (m ) dD =2
π =19,6(mmm),ta chọn dD =
20(mm).
 Phần tính toán sức bền cho các dầm gá xy lanh như sau :
Vì phần dầm gá cho xy lanh A có lự lẹp chặt nhỏ không đáng kể nên ta không
tính dầm gá của nó
 Ta đi tính toán sức bền cho 4 cột của dầm gá 2 xy lanh C và xy lanh D
Ta chọn dcột = 8 mm

Vật liệu :thép C45.

Giả sử có tải tác dụng đều lên các cột, ứng suất tác dụng lên các cột sẽ là:

= + Mu/(0.1.d2) ≤

trong đó:

F: tiết diện cắt ngang của cột.

d:đường kính cột.

-MÔ HÌNH MÁY CẮT PHÔI TỰ ĐỘNG - -14-


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG THỦY KHÍ GVHD: TS.NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH

N: lực tác dụng lên các cột


é ắ
N =( (1+ )

e: độ lệch tâm của cột, chọn e = 0.5(mm)

l = π.d3/32.

Mu: momen uốn tác dụng vào các cột.

Mu =

Chọn H = 50(mm), yH = 25(mm) h la chieu cao cua cot

=>y+k = 1.

Từ trên ta tính được:

N= (π.0.0083/32 + ) = 15.96(N)

F = π.0.0042 = 5.024.10-5(m2).

Ta có : = 317675 (N/m2)

Ta có : Mu = =49.876 (N).

 Ta có : = + Mu/(0.1 d2) = 317675 + 7793125 = 8110800< =


320(MPa)

( là ứng suất cho phép của thép CT45).

Các cột cô định với các xà băng các đai ốc và ren.

Các đai ốc có dạng hình trụ được chế tạo từ thép dúc với b = 450 MPa

Ren của đai ốc được tính để chịu áp suất tới 80Mpa,ứng suất chịu cắt vòng ren
tới 55 Mpa, ứng suất chịu uốn vòng ren tới 80 Mpa.

 Ta có hành trình của các xy lanh như sau :


 Hành trình của xy lanh A là : 50mm

-MÔ HÌNH MÁY CẮT PHÔI TỰ ĐỘNG - -15-


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG THỦY KHÍ GVHD: TS.NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH

 Hành trình của xy lanh B là : 200mm


 Hành trình của xy lanh C là : 50mm
 Hành trình của xy lanh D là : 50mm

CHƢƠNG IV
THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN KHÍ NÉN DÙNG PLC
I. TỔNG QUAN VỀ PLC S7-200 CPU 214 (SIEMENS)

Đây là công cụ điều khiển hiệu quả nhất, được ưa chuộng cũng như ứng dụng
rộng rãi nhất trong thực tế. Nó điều khiển chính xác, đơn giản, dễ thay đổi chu
trình làm việc bằng cách thay đổi phần mềm. Hệ thống điều khiển bằng PLC tuy
khá tốn kém nhưng tính ổn định khá cao.

PLC (programmable logic control): chương trình điều khiển logic. PLC là
loại thiết bị cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển số thông qua
một ngôn ngữ lập trình, thay cho việc thể hiện thuật toán đó bằng mạch số.

-MÔ HÌNH MÁY CẮT PHÔI TỰ ĐỘNG - -16-


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG THỦY KHÍ GVHD: TS.NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH

 Ưu điểm của PLC:


- Lập trình với PLC có thể thay đổi thuật toán một cách dễ dàng, chương trình
viết với PLC thì điều kiển được dễ dàng, chương trình được lưu trong bộ nhớ
dưới dạng các khối và thực hiện lệnh theo chu kỳ vòng quét.

- Lượng I/o lớn,tốc độ hoạt động nhanh.

- Kích thước nhỏ gọn lắp đặt đơn giản.

- Độ ổn định tin cậy cao.

- Có khả năng nối mạng PLC-PLC,PC-PLC điều khiển,giám sát hệ thống.

 Nhược điểm:
o Giá thành cao.
o Đối với hệ thống phức tạp đòi hỏi phải có chuyên gia của hãng.
 Ứng Dụng:
o Công nghiệp:điều khiển thiết bị máy móc,các quá trình sản xuất:giấy,xi
măng,linh kiện điện tử,xe hơi….
o Giám sát hệ thống điều khiển quá trình.
o Chiếu sáng giao thông công cộng….
1 .Giới thiệu chung về PLC S7 – 200 (Siemens)

-MÔ HÌNH MÁY CẮT PHÔI TỰ ĐỘNG - -17-


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG THỦY KHÍ GVHD: TS.NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH

- Có nhiều loại PLC của các hãng khác nhau nhưng ta xét ở đây là PLC
S7-200 của hãng Simens.

- Gồm một số loại như:CPU214.CPU215,CPU216,CPU212,CPU221...

- Hệ thống điều khiển với PLC gồm có:

 Bộ nguồn để cung cấp cho PLC có các dạng sau:


• ACV power supply, 24VDC input, 24VDC output

• Digital input/output : 4x DC 24VDC input, 4x Relay output

• Analog input/output: 3 analog input, 1 analog output 12bits

 Khối constact LSW 16


 Khối relay
 Khối đèn
 Khối DC 24V
 Máy tính , Các dây nối với các mối nối hai đầu .

-MÔ HÌNH MÁY CẮT PHÔI TỰ ĐỘNG - -18-


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG THỦY KHÍ GVHD: TS.NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH

a) Các tính năng:

 Hệ thống điều khiển kiểu Moudle nhỏ gọn cho các ứng dụng trong phạm vi
hẹp
 Có nhiều loại CPU
 Có nhiều loại Moudle mở rộng
 Có thể mở rộng tới 7 Moudle
 Bus nối tích hợp trong Moudle ở mặt sau
 Có thể nối mạng với cổng giao tiếp RS 485 hay Profius
 Máy tính trung tâm có thể truy cập đến các Moudle
 Không qui định rãnh cắm
 Phần mềm điều khiển riêng
 Tích hợp CPU, I/O nguồn cung cấp vào một Moudle
 Micro PLC với nhiều chức năng tích hợp
b) Các Moudle mở rộng:

• Moudle ngõ vào Digital: 24VDC, 120/230VAC

• Moudle ngõ ra Digital: 24VDC, ngắt điện từ

• Moudle ngõ vào Analog: áp, dòng, điện trở, cặp nhiệt

• Moudle ngõ ra Analog: áp, dòng

c) Cấu trúc bộ nhớ:

Bộ nhớ của S7-200 được chia làm 4 vùng:

- Vùng chương trình

- Vùng tham số

-MÔ HÌNH MÁY CẮT PHÔI TỰ ĐỘNG - -19-


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG THỦY KHÍ GVHD: TS.NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH

- Vùng dữ liệu

- Vùng đối tượng

Trong đó hai vùng nhớ dữ liệu và đối tượng có vai trò quan trọng trong việc
thực hiện một chương trình.

 Vùng dữ liệu:
 V - Variable memory : Vùng nhớ biến.
 I - Input image register : Vùng đệm ngõ vào.
 Q - Output image register : Vùng đệm ngõ ra.
 M – Internal memory bits : Vùng nhớ trong.
 SM – Special memory bits : Vùng nhớ đặc biệt.
Các vùng nhớ này đều có thể truy cập được theo bit, byte, word hay double
word:

+ Truy suất theo bit: Một lần một bit.

Cú pháp: Tên vùng nhớ (+) địa chỉ byte (+) . (+) địa chỉ bit.

Ví dụ: I0.0: chỉ bit 0 của byte 0 của vùng I.

+ Truy suất theo byte: mỗi lần 1 byte.

Cú pháp: Tên vùng nhớ (+) B (+) địa chỉ byte.

Ví dụ: VB1: chỉ byte 1 của vùng V.

+ Truy suất theo word:

Cú pháp: tên vùng nhớ (+) W (+) địa chỉ byte cao.

Ví dụ:VW100:chỉ word 100 gồm 2 byte 100 và 101 thuộc vùng V.

-MÔ HÌNH MÁY CẮT PHÔI TỰ ĐỘNG - -20-


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG THỦY KHÍ GVHD: TS.NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH

+ Truy suất theo Double word:

Cú pháp: Tên vùng nhớ (+) D (+) địa chỉ byte cao.

Ví dụ: VD150: chỉ double word gồm 4 byte: 150, 151, 152, 153.

 Vùng đối tượng:


Được phân chia như sau:
 Timer: từ T0 đến T127.
 Bộ đếm: từ C0 đến C127.
 Bộ đệm cổng vào tương tự: từ AW0 đến AW30.
 Bộ đệm cổng ra tương tự: từ AQW0 đến AQW30.
 Thanh ghi Acumulator: từ AC0 đến AC3, trong đó thanh ghi AC) không có
khả năng làm con trỏ.
 Bộ đếm tốc độ: từ HSC0 đến HSC2
d) Cách thực hiện một chương trình:

 PLC làm việc theo nguyên tắc thực hiện các vòng lặp. Mỗi vòng lặp
đƣợc gọi là một vòng quét. Mỗi vòng quét hoàn chỉnh gồm các bƣớc nhƣ
sau 4. Chuyển dữ 1. Nhập dữ liệu
liệu từ bộ đệm từ ngoại vi vào
ảo ra ngoại vi. bộ đệm ảo.

3. Truyền thông và 2. Thực hiện


tự kiểm tra lỗi. chương trình.

 Bước 1: Nhập dữ liệu từ thiết bị ngoại vi vào bộ đệm.


 Bước 2: Thực hiện chương trình.
 Bước 3: Truyền thông và tự kiểm tra lỗi.
 Bước 4: Chuyển dữ liệu từ bộ đệm ảo ra ngoài.
e) Tập lệnh của S7 – 200 được biểu diễn dưới 2 dạng:

-MÔ HÌNH MÁY CẮT PHÔI TỰ ĐỘNG - -21-


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG THỦY KHÍ GVHD: TS.NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH

 LAD – Ladder logic – Gọi là phương pháp hình thang: là một ngôn ngữ
viết dưới dạng đồ họa, dễ quan sát, dễ kiểm tra. Ở đy chng ta dng tập lệnh ny.
 STL – Statement list – Phương pháp liệt kê: Ngôn ngữ thể hiện dưới dạng
những câu lệnh.
Phần lớn những câu lệnh dưới dạng LAD đều có thể chuyển sang STL và
ngược lại.

2. Mô tả PLC S7 - 200 CPU 214:

 Kích thước: 197x80x62mm


 Dung lượng bộ nhớ chương trình:2kword(4kbyte).
 Dung lượng bộ nhớ dữ liệu: 2kword(4kbyte).
 Loại bộ nhớ : EEFROM.
 Có 14 ngõ vào: từ I0.0 đến I0.7 và từ I1.0 đến I1.5.
 Có 10 ngõ ra : từ Q0.0 đến Q0.7 và từ Q1.0 đến Q1.1.
 Có 14 led báo trạng thái các ngõ vào, 10 led báo trạng thái các ngõ ra.
 Có 03 led báo trạng thái của CPU:
 Led SF : Báo trạng thái CPU còn tốt hay bị hỏng.
 Led RUN: Báo trạng thái CPU đang hoạt động.
 Led STOP: Báo trạng thái CPU đang ngưng hoạt động.
Các ngõ vào, ra đều có mức điện áp tác động là 24VDC.

 Tính năng của CPU-214 DC/DC/DC:


 Nguồn nuôi: 24VDC.
 Mức logic ngõ vào : 24VDC = [1]. 0 VDC = [0].
 Mức logic ngõ ra : 24VDC = [1], 0 VDC = [0].
Tải ngõ ra phải làm việc ở 24VDC và dòng tối đa là 50mA.

 Có thể mở rộng thêm 7 Module


-MÔ HÌNH MÁY CẮT PHÔI TỰ ĐỘNG - -22-
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG THỦY KHÍ GVHD: TS.NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH

 Tốc độ xử lý một lệnh logic:0.8us/lệnh.


 Có 3 bộ đếm tốc độ cao :2Khz và 7Khz.
 Có 2 bộ phát xung tốc độ cao.
 Có 2 bộ điều chỉnh Analog.
 Đồng hồ thời gian thực.
 Chương trình được bảo vệ bằng pasword.
 Toàn bộ dung lượng nhớ không bị mất dữ liệu 190 giờ khi PLC mất điên.
 Có 128 timer, tùy theo độ phân giải mà chia làm 3 loại:
+ 04 timer 01ms.

+ 16 timer 10ms.

+ 108 timer 100ms.

 Có 128 bộ đếm – Counter, tùy vào cách đếm mà chia làm 2 loại:
+ Đếm lên : Count up.

+ Đếm lên xuống : Count up-down.

II.THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN - KHÍ NÉN DÙNG PLC:

1.Sơ đồ hành trình bước :

-MÔ HÌNH MÁY CẮT PHÔI TỰ ĐỘNG - -23-


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG THỦY KHÍ GVHD: TS.NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH

2.sơ đồ mạch :

3.Sơ đồ mạch điện khí nén dùng PLC :

-MÔ HÌNH MÁY CẮT PHÔI TỰ ĐỘNG - -24-


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG THỦY KHÍ GVHD: TS.NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH

4 .Chương trình PLC :

5.Code chương trình theo tập lệnh LAD:

-MÔ HÌNH MÁY CẮT PHÔI TỰ ĐỘNG - -25-


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG THỦY KHÍ GVHD: TS.NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH

6 . Quy Trình Và Chế Độ Làm Việc :

-MÔ HÌNH MÁY CẮT PHÔI TỰ ĐỘNG - -26-


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG THỦY KHÍ GVHD: TS.NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH

a.Quy trình thực hiện:

 Hệ thống gồm 4 xylanh được bố trí theo 2 phương. Phôi dạng thanh được
nạp tự động nhờ xylanh A,B. Xylanh C kẹp phôi và xylanh D đi xuốnglàm
nhiệm vụ cắt.

 Trình tự cắt được thực hiện như sau :

o Xylanh A đi xuống kẹp phôi.


o Xylanh B đi ra đẩy cơ cấu mang xylanh A đã kẹp phôi, đưa phôi vào
vị trí cắt.
o Xylanh C đi xuống kẹp phôi.
o Xylanh A rút về đồng thời xylanh D đi xuống để cưa cắt phôi và tự
động rút về khi cắt xong.
o Sau khi xylanh D rút về, xylanh B đi về mang theo xy lanh A trong
khi xylanh C vẫn kẹp giữ phôi.
o Sau cùng xylanh C đi về kết thúc việc kẹp phôi.
o Xylanh A đi xuống kẹp phôi và xylanh B tới nạp phôi chuẩn bị cho
lần cắt kế tiếp.
b. Chế độ làm việc :

 Trước khi hoạt động hệ thống tự Reset về trạng thái ban đầu, hoặc trong quá
trình hoạt động có thể Reset hệ thống bằng cách nhấn nút Reset trên bảng
điều khiển.Nhấn nút Start hệ thống bắt đầu hoạt động và lặp lại chu kỳ hoạt
động.

7 Mô Hình Bản Vẽ 3D:

-MÔ HÌNH MÁY CẮT PHÔI TỰ ĐỘNG - -27-


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG THỦY KHÍ GVHD: TS.NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH

CHƢƠNG V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
I KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Sau quá trình thực hiện với nhiều cố gắng và nỗ lực của bản thân cùng với sự
tận tình hướng dẫn của thầy Nguyễn Trường Thịnh , tập đồ án này đã được hoàn
thành đúng thời gian quy định theo yêu cầu đặt ra là Thiết kế mô hình cắt phôi tự
động.

Để thực hiện được yêu cầu trên chúng em đã nghiên cứu, tìm hiểu những vấn
đề về:

 Thiết kế mạch điều khiển bằng điện – khí nén.


 Mô phỏng mạch điều khiển bằng điện – khí nén bằng phần mềm
chuyên dụng Festo Fluidsim.
 Mô phỏng đồ họa bằng Autocad.

-MÔ HÌNH MÁY CẮT PHÔI TỰ ĐỘNG - -28-


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG THỦY KHÍ GVHD: TS.NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH

 Lập trình ứng dụng PLC.


 Tính toán lực, tải trọng cũng như chọn lựa thiết bị phù hợp cho cơ
cấu.
 Và các vấn đề khác có liên quan đến đề tài.
II HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
Do giới hạn của thời gian thực hiện đồ án cũng như điều kiện thiết bị không
cho phép nên chưa thể phát triển đồ án của mình lên mức cao hơn. Một số hạn
chế và hướng phát triển đề tài:
 Hoàn thiện hệ cắt phôi tự động và có thể làm ra sản phẩm thực tế .
 Do chỉ trên mô hình nên các tính toán và thiết kế còn có nhiều sai
sót không thể kiểm chứng được .
 Các chi tiết để cắt phôi chỉ mang tính mô phỏng do đó chưa được
thực tế hóa.
 Mở rộng khả năng cắt có thể điều chỉnh kích thước cắt của phôi một
cách linh hoạt hơn.

--------------------------- MỤC LỤC-------------------------------


NỘI DUNG TRANG
Chƣơng I : GIỚI THIỆU ------------------------------------------------------------ 3

Chƣơng II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT -------------------------------------------------- 4

Chƣơng III : THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG ------------------------------------------ 11

Chƣơng IV: THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN KHÍ NÉN DÙNG PLC---------------16

Chƣơng V : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ------------------------------------------ 28

-MÔ HÌNH MÁY CẮT PHÔI TỰ ĐỘNG - -29-


ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG THỦY KHÍ GVHD: TS.NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH

-MÔ HÌNH MÁY CẮT PHÔI TỰ ĐỘNG - -30-

You might also like